Đặt vấn đề a Tóm tắt báo cáo tự đánh giá Báo cáo tự đánh giá TĐG chương trình đào tạo CTĐT ngành Ngôn ngữ Anh NNA giai đoạn 2017-2021 bậc đại học gồm 04 phần: Phần I: Khái quát, nêu tóm
KHÁI QUÁT
Đặt vấn đề
a) Tóm tắt báo cáo tự đánh giá
Báo cáo tự đánh giá (TĐG) chương trình đào tạo (CTĐT) ngành Ngôn ngữ Anh (NNA) giai đoạn 2017-2021 bậc đại học gồm 04 phần:
Phần I: Khái quát, nêu tóm tắt về Trường, về Khoa, về Báo cáo tự đánh giá CTĐT; Phần II: Tự đánh giá theo các tiêu chuẩn, tiêu chí vời các nội dung (1) mô tả hiện trang, (2) điểm mạnh, (3) điểm tồn tại, (4) kế hoạch hành động, (5) tự đánh giá; Phần III: Kết luận, tóm tắt những điểm mạnh cần phát huy, những điểm tồn tại, kế hoạch cải tiến chất lượng CTĐT và tổng hợp kết quả tự đánh giá CTĐT; Phần IV: Phụ lục
Các nội dung về mục tiêu, chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT, về bản mô tả, cấu trúc nội dung chương trình dạy học, các phương pháp tiếp cận trong dạy và học, đánh giá kết quả của người học, về đội ngũ giảng viên, nhân viên, người học và các hoạt động hỗ trợ, về cơ sở vật chất và việc nâng cao chất lượng đào tạo của Báo cáo tự đánh giá CTĐT dựa theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ban hành bao gồm 11 tiêu chuẩn với 50 tiêu chí được khái quát như sau:
Về mục tiêu, CĐR của CTĐT: CTĐT ngành NNA có mục tiêu được xác định rõ ràng, theo sứ mạng và tầm nhìn của Trường Đại học Ngân hàng TP HCM phù hợp với mục tiêu giáo dục đại học (GDĐH) quy định tại Luật GDĐH CĐR của CTĐT được xác định rõ ràng, đáp ứng yêu cầu chung và chuyên biệt mà người học cần đạt được sau khi hoàn thành CTĐT CTĐT cũng phản ánh được yêu cầu của các bên liên quan, được định kỳ cập nhật, rà soát, điều chỉnh và công bố công khai
Nội dung bản mô tả chương trình đào tạo (CTĐT) ngành Ngôn ngữ Nhật (NNA) trình độ đại học tuân thủ các quy định về mô tả CTĐT trong Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT Bản mô tả CTĐT ngành NNA dựa trên chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ban hành năm 2012 và được điều chỉnh theo quy định của Bộ GD-ĐT vào năm 2018, 2021, phù hợp với mục tiêu và chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT Bản mô tả CTĐT và đề cương học phần được xây dựng dựa trên nhu cầu về nguồn nhân lực của người học và xã hội, được công bố để các bên liên quan dễ dàng tiếp cận Bản mô tả CTĐT ngành NNA cung cấp các thông tin về cơ sở đào tạo, tên CTĐT, mã ngành đào tạo, mục tiêu đào tạo và CĐR, đối tượng tuyển sinh, quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp, vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp, nội dung chương trình và kế hoạch giảng dạy.
Về cấu trúc và nội dung chương trình dạy học: chương trình GDĐH ngành NNA đào tạo cử nhân có kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, có đạo đức, tác phong nghề nghiệp, phẩm chất chính trị để hoạt động có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng tiếng Anh đáp ứng nhu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế
Chương trình dạy học ngành NNA tuân thủ theo các văn bản quy định của Bộ, của Trường trong xây dựng chương trình dạy học, được cấu trúc hợp lý, có hệ thống đáp ứng được yêu cầu công việc Các phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra đánh giá được áp dụng hợp lý cho từng học phần, môn học nhằm đảm bảo sinh viên đạt các CĐR của từng học phần cũng như của toàn bộ CTDH
CTDH ngành NNA trang bị cho người học kiến thức khoa học, xã hội, kinh tế cần thiết đối với một sinh viên ngành NNA Sinh viên được đào tạo có khả năng sử dụng thành thạo các kỹ năng ngôn ngữ giao tiếp bằng tiếng Anh (Nghe, Nói, Đọc, Viết) và các kỹ năng dịch thuật cơ bản trong môi trường kinh tế, kinh doanh, quản lý Ngoài ra, sinh viên có khả năng lập luận, tư duy và giải quyết các vấn đề, có khả năng nghiên cứu và khám phá tìm tòi điểm mới Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đủ trình độ, năng lực học tập ở bậc cao hơn
Về phương pháp tiếp cận trong dạy và học: với phương pháp tiếp cận lấy người học làm trung tâm, và có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, giảng viên luôn tạo ra sự sôi nổi đa dạng trong mô hình dạy và học Ngoài các giờ học trên lớp, sinh viên còn tham gia các câu lạc bộ của Trường, các chương trình của Đoàn- Hội tổ chức và các cuộc thi học thuật
Quy định đánh giá được công khai trong đề cương môn học ngay từ đầu; người học được thông tin đầy đủ về kế hoạch, hình thức, thời gian và tiêu chí đánh giá Phương pháp kiểm tra đa dạng, gồm trắc nghiệm, tự luận, vấn đáp, đảm bảo giá trị, tin cậy và công bằng Kết quả đánh giá được phản hồi kịp thời; người học dễ dàng khiếu nại và được phản hồi nhanh chóng để điều chỉnh hoặc cải thiện việc học.
Về đội ngũ giảng viên: công tác chuẩn hóa nâng cao chất lượng, trình độ giảng viên luôn được đặc biệt chú trọng Đội ngũ giảng viên khoa Ngoại ngữ gồm 29 người cơ hữu và 09 thỉnh giảng trực tiếp tham gia giảng dạy Ban lãnh đạo khoa căn cứ trên kinh nghiệm, kỹ năng, điểm mạnh của giảng viên để phân công giảng dạy và nghiên cứu khoa học Giảng viên cũng tham gia khóa học ngắn hạn, tham dự các hội thảo, hội nghị, tọa đàm, … để cập nhật và nâng cao kỹ năng giảng dạy Để đánh giá chất lượng giảng viên, Trường và Khoa tổ chức dự giờ góp ý, đánh giá, tổ chức khảo sát ý kiến người học đối với chất lượng giảng dạy, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên theo quy định của Trường b) Mục đích, quy trình, mã hóa minh chứng và phương pháp tự đánh giá
Mục đích tự đánh giá: Trường và Khoa tự rà soát, xem xét, đánh giá thực trạng của
CTĐT; xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo Việc tự đánh giá cũng thể hiện tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Trường và Khoa trong toàn bộ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học
Quy trình tự đánh giá: Bước 1: Thành lập Hội đồng TĐG CTĐT ngành NNA; Bước
2: Lập kế hoạch TĐG; Bước 3: Họp Hội đồng TĐG, Ban thư ký, nhóm viết báo cáo để triển khai và phân công nhiệm vụ; Bước 4: Triển khai viết Báo cáo TĐG và thu thập số liệu minh chứng; Bước 5: Họp Hội đồng thông qua Báo cáo TĐG và công bố toàn trường
Phương pháp tự đánh giá: mô tả, phân tích thực trạng, đánh giá điểm mạnh, điểm tồn tại Từ đó, đưa ra kế hoạch hành động phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm tồn tại
Công cụ đánh giá: sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá CTĐT các trình độ GDĐH của
Văn bản hướng dẫn về thi tốt nghiệp quy định tại Thông tư 04/2016 ngày 14/3/2016 của Bộ GDĐT và các công văn hướng dẫn của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, bao gồm công văn 2085/QLCL-KĐCLGD ngày 31/12/2020 và công văn 774/QLCL-KĐCLGD ngày 10/6/2020 của Cục Quản lý chất lượng.
Nhà trường ban hành kế hoạch số 828/QĐ-ĐHNH ngày 16/9/2021 về Tự đánh giá chương trình đào tạo Ngành Ngôn ngữ Anh
Khoa Ngoại ngữ đã huy động giảng viên tham gia vào ban viết báo cáo tự đánh giá và ban thư ký Toàn bộ các giảng viên của khoa được thông báo về việc tự đánh giá CTĐT và tham gia vào việc cung cấp các minh chứng cho ban thư ký và ban viết báo cáo
Tổng quan chung
a) Khái quát về Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
Ngày 16/12/1976, Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ngân hàng Trung ương) ban hành Quyết định số 1229/NH-TCCB thành lập Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng - Cơ sở II TP Hồ Chí Minh với nhiệm vụ đào tạo hệ đại học chuyên tu và tại chức cho ngành Ngày 03/05/1980, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg cho phép đào tạo đại học hệ chính qui tập trung chuyên ngành ngân hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 29/11/1986, Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định 169/NH-QĐ quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy và đổi tên Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng - Cơ sở II Thành phố Hồ Chí Minh thành Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng - Thành phố Hồ Chí Minh, với nhiệm vụ tiếp tục đào tạo hệ đại học chuyên tu, tại chức và đại học chính quy cho ngành khu vực phía Nam
Ngày 23/03/1993, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 112/QĐ-TTg thành lập Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với mục tiên đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Trường Trung học Ngân hàng III Trung ương sáp nhập với Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh và đổi tên thành Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng - Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh
Trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Học viện Ngân hàng được thành lập theo Quyết định số 30/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vào ngày 09/02/1998 Trước đó, cơ sở nòng cốt của Học viện là Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh được đổi tên thành Học viện Ngân hàng - Phân viện Tp Hồ Chí Minh, chuyên đào tạo các bậc cao đẳng, đại học tại chức, đại học chính quy tập trung và sau đại học chuyên ngành Ngân hàng cho khu vực phía Nam.
Ngày 20/08/2003, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 174/2003/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh, với nhiệm vụ đào tạo đại học và sau đại học (chuyển Học viện Ngân hàng - Phân viện TP Hồ Chí Minh thành Trường Đại học Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh)
Với 3 cơ sở đào tạo rộng rãi tại TP.HCM, tổng diện tích lên tới 110.000 m2 và diện tích sàn đã xây dựng đạt 46.412 m2, Trường hiện cung cấp hệ thống cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho các hoạt động học tập và nghiên cứu Nhà trường đào tạo đa dạng các chương trình từ cử nhân đến tiến sĩ với 7 ngành cử nhân, 3 ngành thạc sĩ và 2 ngành tiến sĩ chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế, tài chính và pháp luật Ngoài ra, Trường còn triển khai các khóa bồi dưỡng kiến thức và cấp chứng chỉ nghiệp vụ trong nhiều lĩnh vực, đồng thời hợp tác quốc tế với các trường đại học uy tín trên thế giới như Đại học Bolton (Anh), Đại học Toulon (Pháp) và Đại học Griffith (Úc).
Trong hơn 45 năm phát triển, Trường đã không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và mở rộng hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp, đối tác quốc tế, từng bước khẳng định vị thế là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh quốc tế, quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng cho khu vực phía Nam
Sứ mạng, Tầm nhìn, Giá trị cốt lõi và Triết lý giáo dục
Sứ mạng: Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh cung cấp cho xã hội và ngành ngân hàng nguồn nhân lực chất lượng cao, các nghiên cứu có tầm ảnh hưởng, cùng với dịch vụ tư vấn và hoạt động phục vụ cộng đồng Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh kiến tạo hệ sinh thái giáo dục, mang đến cơ hội và kỹ năng học tập suốt đời; phát triển con người toàn diện, sáng tạo, với tinh thần phụng sự
Tầm nhìn: Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh định hướng trở thành đại học đa ngành và liên ngành nằm trong nhóm các đại học có uy tín ở khu vực Đông Nam Á Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh tiên phong ứng dụng công nghệ số trong đào tạo, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề liên ngành
Giá trị cốt lõi: “Chính trực – Đoàn kết – Tiên phong”
Chính trực: Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh đề cao tính chính trực và trung thực trong mọi hành động; luôn nhất quán giữa tư duy – lời nói – hành động Đoàn kết: Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh lấy phương châm đoàn kết để có sức mạnh tổng hợp; đảm bảo sự hài hòa lợi ích giữa các bên có liên quan để cùng phát triển
Tiên phong: Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh tiên phong trong ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, quản lý, điều hành; sáng tạo và dẫn dắt xu hướng
Triết lý giáo dục: “Khai phóng – Liên ngành – Trải nghiệm”
Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh xây dựng môi trường giáo dục khai phóng, giúp sinh viên phát huy tiềm năng, nắm vững kiến thức chuyên ngành trên nền tảng kiến thức tổng quát toàn diện Trường chú trọng phát triển năng lực tư duy, kỹ năng cá nhân và định hình giá trị sống tích cực, hướng đến mục tiêu đào tạo con người tự chủ, sáng tạo và có trách nhiệm với xã hội.
Liên ngành: Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh hướng đến đào tạo người học có hiểu biết liên ngành nhằm tránh được những thiên kiến trong việc ra quyết định, tăng khả năng kết nối các chuyên gia, mở rộng cơ hội việc làm
Trải nghiệm: Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh triển khai mô hình đào tạo “trưởng thành qua trải nghiệm” Qua trải nghiệm, người học sẽ hiểu biết sâu sắc hơn về lý thuyết, hình thành tư duy thực tiễn, năng lực thực thi, từ đó thích nghi và cải tạo với môi trường
Hình 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh b) Giới thiệu về Khoa Ngoại ngữ:
Khoa Ngoại ngữ được thành lập theo quyết định số 37/2005/QĐ-ĐHNH ngày 21 tháng 3 năm 2005
Sứ mạng của khoa Ngoại ngữ: cung cấp cho xã hội các nguồn lực lạo động sử dụng tiếng Anh trong môi trường kinh tế, kinh doanh, quản lý góp phần vào sự phát triển và phồn thịnh của quốc gia Chương trình giảng dạy của khoa cung cấp cho sinh viên kiến
Phòng Tư vấn tuyển sinh và Phát triển thương hiệu
Trung tâm Kinh tế Tài chính – Ngân hàng
Viện Đào tạo quốc tế
Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học
Viện Nghiên cứu khoa học và công nghệ ngân hàng
Công đoàn Đoàn Thanh niên
Khoa Ngân hàng Khoa Tài chính
Khoa Quản trị kinh doanh
Khoa Hệ thống thông tin quản lý Khoa Ngoại ngữ
Khoa Kinh tế quốc tế Khoa Luật kinh tế
Khoa Lý luận chính trị
Bộ môn Toán kinh tế
Bộ môn Giáo dục thể chất
Các Phòng chức năng và tương đương
Phòng Tổ chức cán bộ
Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng
Phòng Công tác sinh viên
Phòng Quản lý công nghệ thông tin
Phòng Tài chính – Kế toán
Phòng Quản trị tài sản
HỘI ĐỒNG TRƯỜNG ĐẢNG UỶ
Các đoàn thể và tổ chức xã hội
Các Khoa và Bộ môn thức nền tảng về ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp tiếng Anh để có thể làm việc trong môi trường quốc tế
TỰ ĐÁNH GIÁ THEO CÁC TIÊU CHUẨN VÀ TIÊU CHÍ
Tiêu chuẩn 1 Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
Trong giáo dục đại học, việc định hướng cho một quá trình học tập rất cần thiết và quan trọng Ngoài ra, việc xác định chuẩn đầu ra (CĐR) [theo kỳ vọng] cũng không kém phần quan trọng khi chuẩn đầu ra (kỳ vọng) này giúp người dạy và nhà quản lý biết được thực tế giảng dạy có thể phản ánh được mức độ ít nhiều so với chuẩn đầu ra (kỳ vọng) để từ đó có những điều chỉnh, cải thiện kịp thời việc học theo hướng tích cực hay điều chỉnh lại chuẩn đầu ra (kỳ vọng) này để quá trình dạy và học “thực chất” hơn
Vì thế, mục tiêu và chuẩn đầu ra của Chương trình đào tạo (CTĐT) sẽ được khảo sát theo 3 tiêu chí sau: a/ Mục tiêu của CTĐT được xác định rõ ràng, phù hợp với sứ mạng và tầm nhìn của Cơ sở giáo dục (CSGD) đại học, phù hợp với mục tiêu của giáo dục đại học quy định tại Luật giáo dục đại học; b/ CĐR của CTĐT được xác định rõ ràng, bao quát được cả các yêu cầu chung và yêu cầu chuyên biệt mà người học (NH) cần đạt được sau khi hoàn thành CTĐT; c/ CĐR của CTĐT phản ánh được yêu cầu của các bên liên quan, được định kỳ rà soát, điều chỉnh và được công bố công khai
Mục tiêu đào tạo cần được xác định rõ ràng, phù hợp với sứ mệnh, tầm nhìn của cơ sở giáo dục đại học và mục tiêu giáo dục đại học theo Luật Giáo dục đại học Điều này đảm bảo chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội và định hướng phát triển của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Sứ mạng và tầm nhìn của Trường Đại Học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh (Trường), về cơ bản, mang tính liên tục trong các giai đoạn 2011-2016 [H1.01.01.01], 2016-2020 và tầm nhìn 2030 (chỉ có một số thay đổi nhỏ) [H1.01.01.02] Chính vì vậy, các CTĐT của Trường cũng được xây dựng “để người học phát huy tiềm năng, tính sáng tạo và năng lực tư duy”, trở thành “nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội” [H1.01.01.01] [H1.01.01.02] Trong giai đoạn 2016-2021, Khoa Ngoại Ngữ (Khoa) cũng thực hiện công tác đào tạo qua qua ba CTĐT năm 2014, 2018, và 2021 [H1.01.01.03], trong đó CTĐT năm 2018 chỉ là sự chỉnh sửa CTĐT 2014 – theo quy định về rà soát định kỳ – với việc chỉ điều chỉnh thời lượng, nội dung một số học phần để phù hợp với nhu cầu thực tế của các bên liên quan (người dạy, người học và nhà tuyển dụng [H1.01.01.06]) mà không ảnh hưởng đến bản chất và tính toàn cục cũng như đến mục tiêu và chuẩn đầu ra của CTĐT
Mục tiêu của CTĐT năm 2014 và 2018 được xác định rõ ràng: “Sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh nắm vững kiến thức nền tảng về ngôn ngữ Anh, và có năng lực sử dụng các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh một cách hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng ngôn ngữ này, đặc biệt là trong các lĩnh vực liên quan đến lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng” [H1.01.01.03] So sánh với sứ mạng, tầm nhìn của Trường Đại Học Ngân Hàng TP HCM (trích dẫn trong đoạn trên), mục tiêu CTĐT năm 2014 và 2018 này cũng đã phần lớn thể hiện sự tương thích
Với mục đích xây dựng một chương trình đào tạo đúng quy trình của trường và của
Chương trình đào tạo (CTĐT) được Bộ Giáo Dục xây dựng dựa trên nhu cầu người học và xã hội, công bố rộng rãi để thuận tiện cho các bên liên quan tiếp cận thông tin Nội dung này phải đáp ứng Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT về chuẩn chương trình đào tạo Các mục tiêu giáo dục của CTĐT 2014 và 2018 được giữ nguyên và phát triển đầy đủ hơn trong CTĐT 2021.
“có đủ kiến thức nền tảng về ngôn ngữ Anh, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp để làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tài chính, thương mại trong và ngoài nước đáp ứng yêu cầu của xã hội Sinh viên cũng có năng lực tự học và tự nghiên cứu ở bậc cao hơn”, và sau đó CTĐT 2021 được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng [H1.01.03.10], [H1.01.03.13] Mục tiêu chung này đã được cụ thể hóa thành các mục tiêu cụ thể được thể hiện qua 8 chuẩn đầu ra chương trình đào tạo (PLO) trong CTĐT năm 2021 [H1.01.01.03] [H1.01.01.04] Các mục tiêu cụ thể này, trong CTĐT năm 2021, cũng có thể dễ dàng quan sát được ở cấp độ các môn học trong CTĐT qua ma trận tích hợp chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra các môn học [H1.01.01.03] [H1.01.01.04] Các PLO này tiếp tục được thể hiện rõ ràng trong các Đề Cương Môn Học [H1.01.01.08]
So sánh với sứ mạng, tầm nhìn của Trường Đại Học Ngân Hàng TP HCM (trích dẫn trong đoạn trên), mục tiêu CTĐT năm 2021 này hoàn toàn thể hiện sự tương thích
Sứ mạng, tầm nhìn của Trường Đại Học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh và mục tiêu của CTĐT năm 2014, 2018 và 2021 (đã nêu ở trên) cũng phù hợp với mục tiêu giáo dục cụ thể nêu trong khoản 2b, điều 5 của Luật Giáo Dục Đại Học số 08/2012/QH13: “để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo” (Luật Giáo Dục Đại Học sửa đổi năm 2018 không ảnh hưởng đến khoản 2b, điều 5 của Luật GDĐH 2012.) [H1.01.01.05]
Tóm lại, mục tiêu giáo dục chung do nhà nước (Luật Giáo Dục Đại Học) đề ra được thể hiện thành sứ mạng, tầm nhìn của Trường Đại Học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh và cuối cùng được cụ thể hóa đầy đủ thành mục tiêu đào tạo của CTĐT (2021) khi đối sánh với Mục tiêu giáo dục của Bộ Giáo dục và Mục tiêu đào tạo của Trường [H1.01.01.10] Hơn nữa, mục tiêu đào tạo chung của CTĐT 2021 ngoài việc cập nhật theo Thông
Tư 17/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo Dục [H1.01.01.07] cũng được xây dựng hoàn thiện hơn và bám sát hơn (theo khoản 2b, điều 5 của Luật Giáo Dục Đại Học số 08/2012/QH13 [H1.01.01.05]) khi đối sánh với mục tiêu đào tạo CTĐT 2014 [H1.01.01.11]
Khi đối sánh, mục tiêu đào tạo trong CTĐT 2021 của Trường đã đại đồng tiểu dị so với các CSGD khác, minh chứng rõ ràng sự phù hợp của MTĐT của CTĐT với mục tiêu giáo dục đại học quy định tại Luật giáo dục đại học [H1.01.01.12]
Trường Đại Học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh luôn thể hiện một cách minh bạch sự nhất quán, liên tục về chiến lược đào tạo cụ thể thông qua sứ mạng và tầm nhìn của đơn vị trong các giai đoạn 2011-2016, 2016-2020 và tầm nhìn 2030 Tinh thần này, như đã thảo luận, phù hợp với mục tiêu của giáo dục đại học quy định tại Luật giáo dục đại học [H1.01.01.05] Khi triển khai ở cấp Khoa, khi xây dựng CTĐT, Khoa Ngoại Ngữ cũng thể hiện tinh thần này một cách rõ ràng, cụ thể thông qua : a/ sự chỉnh sửa CTĐT năm
2018 với việc điều chỉnh thời lượng, nội dung một số học phần (để phù hợp với nhu cầu thực tế của sinh viên cũng như nhà tuyển dụng); b/ kịp thời xây dựng CTĐT năm 2021 (dựa trên nhu cầu của người học và nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực [H1.01.01.06] [H1.01.01.09] cũng như phù hợp với quy định hiện hành – cụ thể là Thông Tư 17/2021/TT-BGDĐT [H1.01.01.07], được công bố công khai giúp các bên liên quan dễ tiếp cận) với 8 chuẩn đầu ra chương trình đào tạo (PLO) cụ thể và nhất quán với Luật Giáo Dục Đại Học và sứ mạng của Trường Đại Học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh
Mục tiêu đào tạo chung của CTĐT 2021 vừa cập nhật theo Thông Tư 17/2021/TT- BGDĐT [H1.01.01.07] vừa hoàn thiện hơn và bám sát hơn so với CTĐT 2014 [H1.01.01.11]
CTĐT 2014 không bắt kịp Luật Giáo dục Đại học 08/2012/QH13 và thiếu phù hợp với sứ mạng, tầm nhìn của cơ sở giáo dục, mục tiêu giáo dục CTĐT 2021 lần đầu thực hiện theo Thông tư 17/2021/TT-BGĐĐT nên có thể chưa hoàn thiện, cần tiếp tục chỉnh sửa mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.
STT Mục tiêu Nội dung Đơn vị, người thực hiện
Thời gian thực hiện – hoàn thành