Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Nghiên cứu xây dựng nội dung báo cáo tự đánh giá cơ sở vật chất và trang thiết bị, chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích phục vụ kiểm định chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội

170 1 0
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Nghiên cứu xây dựng nội dung báo cáo tự đánh giá cơ sở vật chất và trang thiết bị, chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích phục vụ kiểm định chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG (Đề tài ứng dụng)

NGHIÊN CỨU XÂY DUNG NỘI DUNG BAO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ VẬT CHÁT VÀ TRANG THIẾT BỊ,

CHAT LUONG CÁC DỊCH VU HO TRỢ VA TIEN ICH

Chủ nhiệm đề tài: ThS Lê Thị Hanh

Thư ký đề tài: Đỗ Quốc Tuấn

HÀ NỘI, 2021

Trang 2

NGHIEN CUU XAY DUNG TIEU CHi 9.1, 9.3, 9.5 CUA BAO CAO TU DANH GIA CHUONG TRINH DAO TAO

Nghiên cứu xây dung Tiêu chí 9.1 của báo cáo tự đánh giá chươngtrình đào tạo đại học

Phân tích nội hàm của tiêu chí, thu thập thông tin và minh chứng

Xây dựng Phiếu đánh giá tiêu chí Viết báo cáo tự đánh giá

Nghiên cứu xây dựng Tiêu chí 9.3 của báo cáo tự đánh giá chươngtrình đào tạo đại học

Phân tích nội hàm của tiêu chí, thu thập thông tin và minh chứng

Xây dựng Phiếu đánh giá tiêu chí Viết báo cáo tự đánh giá

Nghiên cứu xây dựng Tiêu chí 9.5 của báo cáo tự đánh giá chương

trình đào tạo đại học

Phân tích nội hàm của tiêu chí, thu thập thông tin và minh chứng

Xây dựng Phiếu đánh giá tiêu chí Viết báo cáo tự đánh giá

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIEU CHÍ 9.2, 10.5 CUA CUA BAO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Nghiên cứu xây dựng Tiêu chí 9.1 của báo cáo tự đánh giá chươngtrình đào tạo đại học

Phân tích nội hàm của tiêu chí, thu thập thông tin và minh chứng

Xây dựng Phiếu đánh giá tiêu chí Viết báo cáo tự đánh giá

Nghiên cứu xây dựng Tiêu chí 10.5 của báo cáo tự đánh giá chươngtrình đào tạo đại học

Phân tích nội hàm của tiêu chí, thu thập thông tin và minh chứng

Xây dựng Phiếu đánh giá tiêu chí Viết báo cáo tự đánh giá

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIỂU CHÍ 9.4 CUA CUA BAO CAO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Phân tích nội hàm của tiêu chí, thu thập thông tin và minh chứng

Xây dựng Phiếu đánh giá tiêu chí Viết báo cáo tự đánh giá

Trang 3

Phần 3 HỆ CHUYEN DE

Chuyén dé 1: Nghiên cứu xây dựng Tiêu chí 9.1, 9.3, 9.5 của bao cáo

tự đánh giá chương trình dao tạo đại học

Chuyên đề 2: Nghiên cứu xây dựng Tiêu chí 9.2, 10.5 của báo cáo tự

đánh giá chương trình đào tạo đại học

Chuyên đề 3: Nghiên cứu xây dựng Tiêu chí 9.4 của báo cáo tự đánh

giá chương trình đào tạo đại học

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

165

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIET TAT

CTĐT Chương trình đào tạo

TITV Thông tin Thư viện

NCKH Nghiên cứu khoa học

CSDL Co sở dữ liệu

Trang 5

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA DE TÀI

STT Họ và tên Đơn vị Tư cách tham gia | Ghi chú

1 | Lê Thị Hạnh Trung tâm TTTV | Chủ nhiệm dé tài 2 | Đỗ Quốc Tuân Phòng Quản trị Thư ký khoa học 3 | Nguyễn Thị Thu Hường | Phòng TC-KT Thành viên chính

4 | Phạm Văn Hạnh Trung tâm CNTT | Thành viên chính

Trang 6

MỞ DAU 1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Tự đánh giá chương trình đào tạo là yêu cầu bắt buộc và là khâu quan trọng nhấtcủa quy trình kiêm định chương trình đào tạo Theo quy định tại Điều 4, Thông tư số 38/2013/TT-BGDĐTT ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Bộ Giáo dục va Dao tạo Ban hành quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng chương trình đào tạo của các trường đại học, cao đắng và trung cấp chuyên nghiệp, quy trình kiểm định chất lượng đào tạo gồm 04 bước: Tự đánh giá —> Đánh giá ngoài, đánh giá lại (nếu có) > Thâm định kết quả đánh giá > Công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

Thực hiện việc tự đánh giá chương trình đào tạo, Trường Đại học Luật Hà Nội

ban hành Kế hoạch số 166/KH-ĐHLHN ngày 03 thang 2 năm 2020 về tự đánh giá các chương trình đào tạo đại học Hội đồng tự đánh giá các chương trình dao tạo đại học được thành lập theo Quyết định số 2014/QD-DHLHN ngày 19 thang 8 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội gồm 28 thành viên Theo đó, Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Trần Quang Huy đã phân công

nhiệm vụ cho các thành viên của hội đồng, gồm 05 nhóm Nhiệm vụ của các nhóm là thực hiện việc tự đánh giá, xây dựng báo cáo tự đánh giá các chương trình đào tạo theo

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo, ban hành kèm theo Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 3 năm 2016 về việc Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá cất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học và các tài liệu hướng dẫn Nhóm 5 được phân công nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng báo cáo tự đánh giá Tiêu chuẩn 9 Cơ sở vật chất và trang thiết bị; Tiêu chí 5 của Tiêu chuẩn

10 Nâng cao chất lượng.

Tiêu chuẩn 9: Cơ sở vật chất và trang thiết bị

1 Có hệ thống phòng làm việc, phòng học và các phòng chức năng với các trang thiết bị phù hợp dé hỗ trợ các hoạt động dao tạo và nghiên cứu.

2 Thư viện và các nguồn học liệu phù hợp và được cập nhật để hỗ trợ các hoạt

động đảo tạo và nghiên cứu.

3 Phòng thí nghiệm, thực hành và trang thiết bị phù hợp và được cập nhật dé hỗ

trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

Trang 7

4 Hệ thống công nghệ thông tin (bao gồm cả hạ tầng cho học tập trực tuyến) phù hợp và được cập nhật dé hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

5 Các tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe, an toàn được xác định và triển khai có lưu ý đến nhu cầu đặc thù của người khuyết tật.

Tiêu chuẩn 10: Nâng cao chất lượng

5 Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích (tại thư viện, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác) được đánh giá và cải tiến.

Việc đánh giá các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị theo bộ tiêu chí thống nhất sẽ giúp Trường Đại học Luật Hà Nội có bức tranh tổng thể về thực trạng cơ sở vật

chất, trang thiết bị phục vụ các chương trình đào tạo, nhận diện những ưu điểm, hạn

chế tồn tại trong lĩnh vực công tác này, từ đó đề ra các biện pháp hữu hiệu nhằm cải

tiến, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học, không

ngừng cải tiễn chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích, góp phần tích cực nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường.

Dé xây dựng các báo báo tự đánh giá đảm bảo tính khách quan, phản ánh trung thực thực trạng các điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ các chương trình đào tạo của Trường, cần có sự nghiên cứu, khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng các yêu tố này, đối chiếu, so sánh với các tiêu chí trong Bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành dé đánh giá mức độ đáp ứng của từng tiêu chí Trong quá trình này, cần có luận giải, sở cứ và minh chứng cho các

lập luận, đánh giá Vì vậy, việc nghiên cứu phương pháp, cách thức thực hiện việc xây

dựng báo cáo tự đánh giá các tiêu chí của Tiêu chuẩn 9 Cơ sở vật chất và trang thiết bị và Tiêu chí 5 của Tiêu chuân 10 Nâng cao chất lượng là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho

nhóm nghiên cứu.

2 Tình hình nghiên cứu2.1 Trong nước

Ở Việt Nam, hiện đang áp dụng các bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình khác nhau, gồm: Bộ tiêu chuẩn của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam A — Đảm bảo chất lượng (ASEAN University Network — Quality Assurance — AUN-QA năm 2004, Bộ Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục Đào tạo (Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Dao tạo) Tính đến năm 2019, có 03 cơ sở đào tạo đại học

Trang 8

là thành viên của mạng lưới các trường đại học Đông Nam A (AUN — ASEAN University Network), gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội, Dai học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Cần Thơ được kiểm định chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA Cụ thể, Đại học Quốc gia Hà Nội có 32 chương trình được kiểm dinhl, Đại hoc Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh có 53 chương trình2, Đại học Cần Thơ có 05 chương trình Theo thống kê của Cục quản lý chất lượng đào tạo - Bộ Giáo dục Đảo tạo, tính đến ngày 31/10/2019, cả nước có 106 chương trình đào tạo đã hoàn

thành báo cáo tự đánh giá, 79 chương trình được đánh giá ngoài, 51 chương trình được

công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng của 31 cơ sở đào tạo đại học3.

Đối với lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu chủ yếu sau:

1 Nguyễn Đức Chính (chủ biên) cùng nhóm các tác giả gồm: TS Nguyễn Phương Nga, PGS.TS Lê Đức Ngọc, ThS Trần Hữu Hoan va GS John J.McDonald (2002), Kiểm định Chat lượng trong Giáo dục Đại học, NXB Đại học Quốc gia Hà

2 Lê Vinh Danh (2006), Mot số van dé ly luận vé dam bao chat lượng dao tao trong giáo duc đại hoc, Ky yêu hội thao “Đảm bảo chất lượng trong đôi mới giáo dục

đại học”, ĐHQG TP HCM.

3 Nguyễn Kim Dung (2003), Đánh giá chương trình hoc và một vài dé nghị cho việc chuẩn bị kiểm định chương trình ở các trường đại học Việt Nam, KỶ yếu Hội

thảo “Xây dựng chương trình đào tạo đại học”, Viện nghiên cứu giáo dục — TrườngĐH Sư phạm TP HCM.

4 Trần Thị Bích Liễu (2009), Đánh giá chương trình đào tạo: khái niệm, nguyên tắc, quy trình, loại hình, phương pháp, Kỷ yêu Hội thảo “Xây dựng tiêu chuân

1 Website Dai học Quốc gia Hà Nội:

https://vnu.edu.vn/ttsk/2C1654/N25163/Them-4-chuong-trinh-dao-tao-cua-dHQGHN-duoc-danh-gia-ngoai-theo-tieu-chuan-AUN-QA-.htm, truy cập ngày16/4/2020.

2 Website Đại học Quoc gia thành phố Hồ Chí Minh:

https://vnuhcm.edu.vn/dao-tao_33376864/danh-sach-cac-chuong-trinh-cua-dhqg-hcm-dat-chuan-kiem-dinh-quoc-te/32303 1376864.html, truy cậpngày 16/4/2020.

3 Website Bộ Giáo duc Dao tao: https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/khao-thi-va-kiem-dinh-chat-luong-giao-duc/Pages/tin-tuc.aspx?ItemID=6342, truy cập ngày 16/4/2020.

Trang 9

chất lượng cho các trường Sư phạm Việt Nam”, Viện nghiên cứu giáo đục — Trường

ĐH Sư phạm TP HCM.

5 Trần Thị Bích Liễu và Nguyễn Tùng Lâm (2008), Đôi nét về các tổ chức kiểm định nghề nghiệp ở Mỹ và vì sao phải có các tổ chức kiểm định độc lập, Kỷ yêu Hội thảo khoa học “Vai trò của các tổ chức kiểm định độc lập trong kiểm định chất

lượng giáo dục đại học Việt Nam”, Viện nghiên cứu giáo dục — Trường DH Sư phạmTp HCM.

6 Nguyễn Phương Nga (2010), Giáo trình “Kiểm định chất lượng giáo dục ở Việt Nam — Hệ thống các chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

7 Nguyễn Phương Nga (2010), Kinh nghiệm thực hiện chương trình giáo đục theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của mạng lưới các trường hàng dau Đông Nam A (AUN), Hội nghị Sơ kết công tác kiểm định chất lượng giáo dục đối với các trường

đại học.

8 Lê Đức Ngọc va Tran Thị Hoài (2005), Bàn về chương trình đào tạo và chương trình giảng day, Cuỗn sách “Giáo dục đại học — Chất lượng và đánh giá”, Trung tâm dam bao chất lượng dao tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục - ĐHQG Hà Nội.

Có thé thấy các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung khía cạnh kiểm định

chất lượng nói chung và kiểm định chất lượng của một sỐ trường đại học hàng đầu.

Hiện chưa có công trình nghiên cứu cụ thé về van đề đánh giá các chương trình dao tạo của các cơ cở đào tạo luật Mặc dù vậy, các công trình đã nghiên cứu có thê là nguồn tài liệu quý báu cho việc nghiên cứu tự đánh giá kiêm định chương trình đào tao

của Trường Đại học Luật Hà Nội.2.2 Ngoài nước

Đối với các cơ sở đào tạo nước ngoài thì công tác kiểm định chất lượng đã trở thành văn hóa chất lượng, và đã từ lâu trở thành thước đo về uy tín và chất lượng giáo dục đại học của các nước trên thế giới Kết quả kiểm định chất lượng của các chương trình đào tạo nước ngoài cũng là tiêu chí để Cục Quản lý chất lượng xem xét cấp công

nhận cho các sinh viên theo học tại các cơ sở đào tạo đại học nước ngoài Về van dé

nghiên cứu của dé tài hiện nay có một số công trình nghiên cứu chủ yếu sau:

1 Rosana Grace B.Belo, Dam bảo chất lượng trong các trường Đại học và Cao đăng nhà nước ở Philippine: Chiến lược, thành tựu, thách thức và định hướng tương

Trang 10

lai (2008), Bài viết được dịch sang tiếng Việt trong Kỷ yếu Hội thảo “Vai trò của các tô chức kiểm định độc lập trong kiểm định chất lượng giáo dục đại học Việt Nam”

Viện nghiên cứu giáo dục — Trường DH Sư phạm TP HCM.

2 David L Feinstein và Herber E Longenecker (2008), Tiéu chí và quy tình

kiểm định chất lượng ngành Khoa học ứng dung, Tin học, Kỹ thuật và công nghệ Hoa Kỳ, Bài viết được dịch sang tiếng Việt trong Kỷ yếu Hội thảo “Vai trò của các tổ chức kiểm định độc lập trong kiểm định chất lượng giáo dục dai học Việt Nam” Viện

nghiên cứu giáo dục — Trường ĐH Sư phạm TP HCM.

3 Raul F Muyong, Kiểm định chất lượng giáo dục: Khung kiểm định của tổ chức kiểm định chất lượng giáo duc các trường Đại học và Cao đăng Philippine (2008), Bài viết được dịch sang tiếng Việt trong Kỷ yêu Hội thảo “Vai trò của các tổ chức kiểm định độc lập trong kiểm định chất lượng giáo dục đại học Việt Nam” Viện

nghiên cứu giáo dục — Trường ĐH Sư phạm TP HCM.

4 Jon Wiles va Joseph Bondi (2002), Xây dựng chương trình học — Hướng dan thực hành (xuất bản lan thứ 6), NXB Giáo duc, TS Nguyễn Kim Dung dich.

5 Peter F.Oliva (2005), Xáy dung chương trình học (xuất ban lan thứ 4), NXB Giáo dục, TS Nguyễn Kim Dung dịch.

Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài về van đề kiểm định chương trình đào tạo chủ yếu cũng là những công trình có cách tiếp cận khái quát từ góc độ đào tạo đại học nói chung hoặc của một nhóm trường nhất định Các nghiên cứu chuyên sâu về đánh giá, tự đánh giá chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo luật hầu như chưa có Song, các công trình hiện tại có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích từ góc độ kinh nghiệm, thực tiễn quốc tế.

3 Mục đích của việc nghiên cứu đề tài

Mục dich của việc nghiên cứu dé tài là tạo ra sản pham ứng dung là các báo cáo tự đánh giá phan Tiêu chuẩn 9 và Tiêu chí 10.5 phục vụ kiểm định chương trình dao tạo đại học, gồm 06 báo cáo cùng các minh chứng của của từng tiêu chí Các báo cáo này, sau khi được nghiệm thu sẽ được tích hợp với các báo cáo của các tiêu chuẩn khác để xây dựng báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo đại học của Trường Đại

học Luật Hà Nội.

Trang 11

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp, cách thức xây dựng báo cáo tự đánh giá các tiêu chí của Tiêu chuẩn 9 Co sở vật chất và trang thiết bi và Tiêu chí 5 của Tiêu chuẩn 10 Nâng cao chất lượng

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian: Các hoạt động liên quan đến đối tượng nghiên cứu, gồm: thư viện và nguồn học liệu; hệ thong CNTT; cơ sở vật chat, trang thiết bị phục vụ dạy và học;

yếu tố môi trường, sức khỏe và an toàn; việc đánh giá, cải tiến nâng cao chất lượng các

dịch vụ hỗ trợ và tiện ích phục vụ hoạt động nghiên cứu và đào tạo của các chương

trình dao tạo tại Trường Đại học Luật Hà Nội.

+ Thời gian: Các số liệu thống kê, thông tin, minh chứng về thư viện về nguồn học liệu; cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống CNTT, các dịch vụ hỗ trợ người học, hoạt động đoàn thể, phong trào trong chu kỳ đánh giá (2016-2020).

5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

- Cách tiếp cận: Nhóm tác giả tiếp cận đối tượng nghiên cứu của đề tài nghiên cứu ứng dụng theo hướng nghiên cứu lý luận kết hợp với nghiên cứu thực tiễn Nghiên cứu các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học; phân tích, đánh giá hiện trạng cơ sở vật chất, trang thiết bi của Trường: đối chiếu, so sánh với các mốc chuẩn của từng tiêu chí để đánh giá mức độ đạt được của các tiêu chí thuộc Tiêu chuẩn 9, Tiêu chí 10.5 của Tiêu chuẩn 10.

- Công cụ sử dụng cho việc nghiên cứu đề tài là các quy định của pháp luật về đánh giá chương trình đào tạo đại học, gồm:

+ Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 3 năm 2016 của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo

các trình độ của giáo dục đại học.

+ Công văn số 1074/KTKDCLGD-KDDH ngày 26/6/2016 của Cục Quản ly chat lượng về việc hướng dẫn chung về sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTTĐT

các trình độ của GDDH.

+ Công văn số 1075/KTKDCLGD-KDDH ngày 26/6/2016 của Cục Quản ly chất lượng về việc hướng dẫn tự đánh giá CTĐT.

+ Công văn số 769/QLCL-KĐCLGD ngày 20/4/2018 của Cục Quản lý chất lượng về việc hướng dẫn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của giáo dục đại học.

Trang 12

+ Công văn số 1669/QLCL-KĐCLGD ngày 31/12/2019 của Cục Quản lý chất lượng thay thế Tài liệu hướng dẫn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của GDĐH kèm theo Công văn số 769/QLCL-KĐCLGD ngày 20/4/2018 của của Cục Quản lý chất lượng.

- Phương pháp nghiên cứu: Với cách tiếp cận trên đây, đề tài sử dụng các phương

pháp nghiên cứu sau:

+ Phương pháp phân tích, tổng hợp; + Phương pháp thống kê;

+ Phương pháp đối chiếu, so sánh 6 Cau trúc báo cáo tổng hợp

Ngoài phan mở dau, kết luận, phục lục, báo cáo tổng hợp gồm những nội dung

chính sau:

- Nghiên cứu xây dựng Tiêu chí 9.1, 9.3, 9.5 của Báo cáo tự đánh giá chươngtrinhdao tạo.

- Nghiên cứu xây dựng Tiêu chí 9.2, 10.5 của Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo.

- Nghiên cứu xây dựng Tiêu chí 9.4 của Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo.

- Danh mục minh chứng của các tiêu chí thuộc Tiêu chuẩn 9, Tiêu chí 10.5 NOI DUNG CHÍNH

1 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIỂU CHÍ 9.1, 9.3, 9.5 CUA BAO CAO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1.1.Nghiên cứu xây dựng Tiêu chí 9.1 của báo cáo tự đánh giá chương trìnhđào tạo đại học

Tiêu chi 9.1 Có hệ thống phòng làm việc, phòng học và các phòng chức năng với các trang thiết bị phù hợp để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu

1.1.1 Phân tích nội hàm của tiêu chi, thu thập thông tin và minh chứng1.1.1.1 Phân tích nội hàm của tiêu chí

Tiêu chí 9.1 có 2 yêu câu:

Trang 13

- Yêu cầu 1: Có hệ thống phòng làm việc, phòng học và các phòng chức năng với các trang thiết bị phù hợp để hỗ trợ các hoạt động đào tạo.

Từ khóa: Hệ thống phòng học, phòng làm việc, phòng chức năng, trang thiết bị, phù hợp, hỗ trợ hoạt động dao tạo.

Yêu cầu 2: Có hệ thống phòng làm việc, phòng học và các phòng chức năng với các trang thiết bị phù hợp đề hỗ trợ việc nghiên cứu.

Từ khóa: Hệ thống phòng học, phòng làm việc, phòng chức năng, trang thiết bị, phù hợp, hé trợ hoạt động nghiên cứu.

* Moc chuan dé đánh giá tiêu chí đạt mức 4:

1 Có đủ hệ thống phòng làm việc, phòng học và các phòng chức năng phù hợp và đảm bảo tỉ lệ diện tích/người học theo quy định để hỗ trợ các hoạt động đào tạo

phục vụ CTDT theo quy định hiện hành.

2 Hệ thống phòng làm việc, phòng học và các phòng chức năng có đầy đủ trang thiết bi (bao gồm cả hệ thống chiếu sáng, thông gió, an toan, ) phù hợp dé hỗ trợ các

hoạt động dao tạo và nghiên cứu phục vụ CTDT.

1.1.1.2 Các câu hồi cần trả lời, thông tin, minh chứng cần thu thập - Các câu hỏi cần trả lời

+ Trường có đủ hệ thống phòng học, phòng làm việc và các phòng chức năng có phù hợp và đảm bảo tỉ lệ diện tich/NH theo quy định dé hỗ trợ các hoạt động đào tạo

phục vụ CTDT theo qui định hiện hành không?

+ Thực trạng hệ thống phòng làm việc, phòng học và các phòng chức năng hỗ trợ hoạt động đào tạo như thế nào?

+ Thực trạng hệ thống phòng làm việc, phòng học và các phòng chức năng hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu như thế nào?

+ Các phòng làm việc, phòng học và các phòng chức năng có các trang thiết bị phù hợp hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu không?

+ Thực trạng các trang thiết bị tại các phòng làm việc, phòng học và các phòng chứcnăng như thế nào?

+ Trang thiết bị tại các phòng làm việc, phòng học và các phòng chức năng có đáp ứng yêu cầu của hoạt động đào tạo và nghiên cứu không?

+ Công tác quản lý và phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường được thực hiện như thế nào?

Trang 14

+ Trường có kế hoạch thay thế, mua sắm mới trang thiết bị cho phòng học,

phòngthực hành, các phòng thí nghiệm không?

+ Việc mua sắm, sửa chữa, thay thế trang thiết bị phục vụ dạy-học được thực hiện như thế nào?

+ Trường có thực hiện việc thu thập ý kiến của cán bộ, giảng viên và người học về mức độ đáp ứng của phòng học, phòng làm việc, phòng chức năng và trang thiết bị dé hỗ trợ các hoạt động dao tao và nghiên cứu không? Kết quả như thé nào?

- Thông tin, minh chứng can thu thập

+ Sơ đồ hệ thống phòng làm việc, phòng học và các phòng chức năng.

+ Thống kê phòng làm việc, phòng học và các phòng chức năng, xác định tỉ lệ

diện tich/NH của CSGD/CTDT.

+ Danh mục trang thiết bị phục vụ đào tạo (tại các giảng đường, phòng học) + Số theo dõi tài sản.

+ Báo cáo kiểm kê tài sản hàng năm.

+ Kế hoạch mua sắm và nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị hàng năm.

+ Thống kê kinh phí dành cho đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị (2016-2020).

+ Thống kê trang thiết bị phục vụ đào tạo mua sam từ 2016-2020 + Thống kê trang thiết bị phục vụ nghiên cứu mua sắm từ 2016-2020 1.1.2 Xây dựng Phiếu đánh giá tiêu chí

1.1.2.1 Mô tả và phân tích các hoạt động của Trường liên quan đến tiêu chí, so sánh đối chiếu yêu cầu của tiêu chí (mặt bằng chung), với chính Nhà trường

trong các năm trước, với các quy định của Nhà nước.

* Có hệ thong phòng làm việc, phòng học và các phòng chức năng phù hợp dé hỗ

trợ các hoạt động đào tạo

- Tổng diện tích của Trường là 111.709,8 m, bao gồm cơ sở chính tại Hà Nội 14.009,8 m2 Phân hiệu tại Dak Lik 97.700 m?/Giáy chứng nhận quyên sử dụng đất tại trụ sở chính 87, Nguyễn Chí Thanh, Giấy chứng nhận quyên sử dụng đất tại Phân

- Trường có đủ hệ thống phòng học, phòng làm việc và các phòng chức năng phù hợp dé hỗ trợ các hoạt động đào tạo phục vụ CTDT theo quy định hiện hành /Bản vẽ

Trang 15

mặt bằng tại trụ sở chính 87, Nguyễn Chí Thanh, Bản vẽ mặt bằng tại Phân hiệu, Thống kê phòng học, phòng làm việc, phòng chức năng].

Tỉ lệ diện tích/người học đạt 4,7 m2/sinh viên; Tỉ lệ diện tich/giang viên đạt 14,1

m2/người So sánh với tiêu chuẩn qui định tại Thông tư số 03/2020TT-BGDĐT Trường đạt yêu cầu về đảm bảo tỉ lệ diện tích phục vụ đảo tạo và nghiên cứu.

* Hệ thống phòng học, phòng làm việc và các phòng chức năng có đầy đủ trang thiết bị (bao gồm cả hệ thông chiếu sáng, thông gió, an toàn, ) phù hợp dé hỗ trợ các

hoạt động dao tạo và nghiên cứu phục vụ CTDT.

- Trang thiết bị tại các phòng học, gồm:

+ Phòng học tiêu chuẩn: Máy chiếu, âm thanh, bàn ghé, điều hoà, quạt trần, ánh sáng.

+ Phòng học tin học có: Máy chiếu, âm thanh, bàn chế, điều hoà, quạt trần, ánh sáng, máy chủ và các máy trạm.

+ Phòng thảo luận: Máy chiếu, âm thanh, bàn ghế theo kiểu bàn họp ngồi thảo luận, điều hoà, quạt trần, ánh sáng, tủ để tài liệu [Danh mục trang thiết bị phục vụ tại

phòng học]

- Hệ thống phòng làm việc và các phòng chức năng hỗ trợ giảng dạy, nghiên cứu, gồm: Phòng làm việc của các Khoa chuyên môn được bố trí riêng biệt theo các tổ chuyên môn, có đầy đủ trang thiết bị như: Bàn ghế, máy tinh, máy in, máy photocopy; phòng họp/hội thảo, hội trường lớn được trang bị hệ thống màn hình led, âm thanh hiện đại (Danh mục trang thiết bị tại phòng làm việc, phòng họp, hội trường].

- Các trang thiết bị tại các phòng học, phòng làm việc được theo dõi, quản lý, duy tu, sửa chữa thường xuyên, luôn trong trạng thái hoạt động tốt để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu Hệ thông máy chiếu, máy tính được bảo dưỡng định kỳ thường xuyên; hệ thống bảng, âm thanh được tô hội trường kiểm tra trước khi đóng

Trang 16

mở hội trường Việc quản lý hệ thống phòng học do Tổ đóng mở hội trường (nhân

viên kỹ thuật) đảm nhiệm công tác đóng, mở và trực kỹ thuật tại các giảng đường,

phòng học tại nha A, B, C, E từ 6h30 sáng đến 22h00 hàng ngày theo thời khóa biểu của Trường /, Sổ theo dõi tài sản, Báo cáo kiểm kê tài sản hàng năm, Hà sơ bảo hành, bảo trì trang thiết bil.

Dé đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo và nghiên cứu, Trường luôn chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vu dạy và hoc Từ năm 2016 - 2020, Trường đã đầu tư >21 ty đồng dé mua sắm, bổ sung, thay thé trang thiết bị [Thong kê kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học, Danh mục tài sản mua sam 2016-2020] Kê hoạch mua sắm tài sản, trang thiết bị tại phòng học, phòng làm việc được xây dựng trên cơ sở đề xuất của các khoa, phòng chức năng và đề xuất của Phòng Quản trị Việc mua săm được thực hiện theo quy trình mua sắm tài sản Việc sửa chữa xây dựng theo qui định của pháp luật như Luật tài sản công, Luật đấu thầu.

1.1.2.2 Điểm mạnh và những vấn đề cần phát huy

- Trường có đủ phòng học, phòng làm việc, phòng chức năng đáp ứng nhu cầu

của dao tao và nghiên cứu của các CTDT.

- Hệ thống phòng học, phòng làm việc được trang bị đầy đủ trang thiết bị phù hợp, được duy tu, sửa chữa, cập nhật thường xuyên dé hỗ trợ các hoạt động đào tạo và

nghiên cứu.

- Trang thiết bị tại các phòng học, phòng làm việc, phòng chức năng được nâng cấp, sửa chữa, cập nhật trang thiết bị cho phòng học, phòng làm việc đảm bảo đáp ứng yêu cầu của các CTĐT.

- Hệ thống phòng học, phòng làm việc và các thiết bị được quản lý, sử dụng hiệu quả Mua sắm, sửa chữa, thay thế trang thiết bị phục vụ dạy-học được thực hiện theo quy định của pháp luật và quy chế quản lý tài sản của Trường.

1.1.2.3 Những tôn tại, giải thích nguyên nhân

- Chất lượng hạ tang con chua đồng bộ, một số phòng học chưa được trang bị điều hoà.

- Việc lẫy ý kiến phản hồi của giảng viên và người học về mức độ đáp ứng của hệ thống phòng học, phòng làm việc, trang thiết phục vụ dạy-học chưa thường xuyên.

1.1.2.4 Kế hoạch hành động

Trang 17

- Khắc phục tôn tại:

+ Nâng cấp trang thiết bị đồng bộ, hiện đại đáp ứng nhu cầu đảo tạo và nghiên cứu khoa học của cơ sở đào tạo Luật hàng đầu ở Việt Nam.

+ Thực hiện lay ý kiến phản hồi của giảng viên và người học về mức độ đáp ứng của hệ thống phòng học, phòng làm việc, trang thiết bị phục vụ dạy-học 1 lần/năm dé làm cơ sở cho việc cải tiến, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu và

đào tạo.

+ Trường được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tong thé phát trién Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật Theo đó, Trường đã được cấp 278.900 m? đất tại Từ Sơn, Bắc Ninh dé xây dựng cơ sở 2, đến nay dự án đã hoàn thành giai đoạn 1, dự kiến

năm 2022 Trường sẽ bồ trí sinh viên học tập tại cơ sở 2 Theo đó, Trường sẽ khắc phục

được các tồn tại về điện tích khuôn viên theo qui định - Phát huy điểm mạnh:

+ Sử dụng, khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có.

+ Tiếp tục thực hiện dự án xây dựng cơ sở 2 tại Từ Sơn, Bắc Ninh 1.1.2.5 Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí mức 5/7

1.1.3 Viết báo cáo tự đánh giá

1.1.3.1 Mô tả

Trường có đủ hệ thống phòng học, phòng làm việc và các phòng chức năng phù hợp để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu phục vụ CTĐT theo quy định Trường có 2 cơ so, gồm: Trụ sở chính tai 87 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội có diện tích 14.009,8 m? [H9.09.01.01], H9.09.01.02]; Phân hiệu của Trường tại Dak Lắk có diện tích 97.700 m2, được thiết kế day đủ công năng phục vụ giảng dạy và nghiên

cứu, như giảng đường, hội trường, thư viện, ký túc xá, sân vận động, phòng tập đanăng [H9.09.01.03], [H9.09.01.04] Tỉ lệ diện tích/người học đạt 4,7 m2/sinh viên; Ti

lệ diện tich/giang viên đạt 14,1 m2/người, đạt tiêu chuẩn qui định tại Thông tư số 03/2020TT-BGDDT về tỉ lệ diện tích phục vụ đảo tạo và nghiên cứu.

Hệ thống các phòng làm việc, gồm: Phòng làm việc của các Khoa chuyên môn được bồ trí riêng biệt theo các tô chuyên môn, phòng làm việc của Chủ tịch Hội đồng

Trường, Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng và các phòng chức năng đáp ứng tiêu

chuẩn quy định của Nhà nước về diện tích phục vụ hoạt động quản lý, đào tạo và

Trang 18

nghiên cứu của Trường Tổng số phòng làm việc của cả hai cơ sở là 113 phòng (bao gồm cả phòng họp), gồm nhiều diện tích khác nhau được bố trí phù hop dé thực hiện

các chức năng, nhiệm vụ của bộ phận [H9.09.01.05].

Hệ thống phòng học với tổng số 106 phòng, gồm các giảng đường, hội trường,

nhà thực hành pháp luật phục vụ hoạt động dạy và học Các phòng học, giảng đường

có diện tích lớn, nhỏ khác nhau được bố trí phù hợp với quy mô lớp học khác nhau, như giảng lý thuyết, thảo luận, thuyết trình Với đặc thù là trường đào tạo đơn ngành

lĩnh vực khoa học xã hội nên Trường Đại học Luật Hà Nội không có các phòng thínghiệm Nhà thực hành pháp luật với diện tích 365 m2 phục vụ việc giảng dạy và thực

hành các môn học kỹ năng nghề luật [H9.09.01.06] Ký túc xá của Trường tại trụ sở chính và Phân hiệu gồm 270 phòng, với sức chứa 1.620 sinh viên [H9.09.01.07].

Hệ thống phòng học, phòng làm việc và các phòng chức năng có đầy đủ trang thiết bị phù hợp dé hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu phục vụ CTĐT Các phòng học được trang bị đầy đủ trang thiết bị phù hợp với công năng sử dụng, gồm:

máy chiếu, âm thanh, bàn ghế, điều hoà, quạt trần, ánh sáng , có 40/106 phòng học,

hội trường được trang bị điều hòa Các phòng làm việc được trang bị máy tính, máy in, máy photocopy, điện thoại bàn, bàn ghế, điều hòa phù hợp phục vụ hoạt quản lý và

dao tạo [H9 09.01.08].

Trang thiết bị tại các phòng học, phòng làm việc được theo dõi, quản lý, duy tu, sửa chữa thường xuyên, luôn trong trạng thái hoạt động tốt dé hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu Việc quản lý hệ thống phòng học do Tổ đóng mở hội trường

(nhân viên kỹ thuật) đảm nhiệm công tác đóng, mở và trực kỹ thuật tại các giảng

đường, phòng học tại nhà A, B, C, E từ 6h30 sáng đến 22h00 hàng ngày theo thời khóa biểu của Trường Hệ thống máy chiếu, máy tính được bảo dưỡng định kỳ thường xuyên; hệ thống bảng, âm thanh được tô hội trường kiểm tra trước khi đóng mở hội

trường [H9.09.01.09], [H9.09.01.10], [H9.09.01.11].

Đề dam bảo các điều kiện cơ sở vật chat, trang thiết bị phục vụ đào tạo và nghiên cứu, Trường luôn chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và hoc Từ năm 2016 - 2020, Trường đã đầu tư >21 tỷ đồng dé mua sắm, bô sung, thay thế trang thiết bị [H9.09.01.12] Hàng năm, Trường xây dựng kế hoạch mua sắm tài sản, trang thiết bị tại phòng học, phòng làm việc được xây dựng trên cơ sở đề xuất của các khoa, phòng chức năng và đề xuất của Phòng Quản trị Việc mua sắm tài sản, sữa

Trang 19

chữa, thay thế trang thiết bị được thực hiện theo qui định của pháp luật và quy trình mua sắm tài sản của Trường [H9.09.01.13], [H9.09.01.14], [H9.09.01.15].

Trường tô chức đối thoại giữa Hiệu trưởng Nhà trường với người học, Hội nghị viên chức định kỳ hàng năm để thu thập ý kiến phản hồi của giảng viên và người học về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học, từ đó có kế hoạch khắc phục, sửa chữa, thay thé tài sản, thiết bị kịp thời [H9.09.01.16], [H9.09.01.17] Theo kết qua khảo sát online năm 2018 đối với giảng viên để đánh giá mức độ thực hiện và chất lượng của đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên, tỷ lệ hài lòng của giảng viên đối với hoạt động của bộ phận phục vụ hội trường là 69.34%, hoạt động cung cấp, sửa chữa vật tư, trang thiết bị là 64,84% [H9.09.01.18].

1.1.3.2 Điểm mạnh

- Trường có đủ phòng học, phòng làm việc, phòng chức năng đáp ứng nhu cầu

của đào tạo và nghiên cứu của các CTBT.

- Hệ thống phòng học, phòng làm việc được trang bị đầy đủ trang thiết bị phù hợp, được duy tu, sửa chữa, cập nhật thường xuyên để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và

nghiên cứu.

- Trường luôn chú trọng đầu tư kinh phí để nâng cấp, sửa chữa, cập nhật trang thiết bị cho phòng học, phòng làm việc đảm bảo đáp ứng yêu cầu của các CTĐT.

- Hệ thống phòng học, phòng làm việc và các thiết bị được quản lý, sử dụng hiệu quả Mua sắm, sửa chữa, thay thế trang thiết bị phục vụ dạy-học được thực hiện theo quy định của pháp luật và quy chế quản lý tài sản của Trường.

1.1.3.3 Điểm tồn tại

- Chất lượng hạ tầng còn chưa đồng bộ, một số phòng học chưa được trang bị điều hoà.

- Việc lẫy ý kiến phản hồi của giảng viên và người học về mức độ đáp ứng của hệ thống phòng học, phòng làm việc, trang thiết phục vụ dạy-học chưa thường xuyên.

1.1.3.4 Kế hoạch hành động

- Nâng cấp trang thiết bị đồng bộ, hiện đại đáp ứng nhu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học của cơ sở đào tạo Luật hàng đầu ở Việt Nam.

- Day nhanh tién d6 xây dựng cơ sở 2 tại Từ Son, Bắc Ninh.

- Thực hiện lay ý kiến phản hồi của giảng viên và người học về mức độ đáp ứng của hệ thong phòng học, phòng làm việc, trang thiết bị phục vụ day-hoc 1 lần/năm dé

Trang 20

làm cơ sở cho việc cải tiễn, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu và

đào tạo.

1.1.3.5 Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí mức 5/7

1.2 Nghiên cứu xây dựng Tiêu chí 9.3 của báo cáo tự đánh giá chương trìnhdaotao đại học

Tiêu chí 9.3 Phòng thí nghiệm, thực hành và trang thiết bị phù hợp và được cập nhật để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

1.2.1 Phân tích nội ham của tiêu chí, thu thập thông tin và minh chứng* Phan tích nội hàm của tiêu chi

Tiêu chí 9.3 có 2 yêu cầu:

- Yêu cau 1 Phòng thí nghiệm, thực hành và các trang thiết bị phù hợp dé hỗ trợ

các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

Từ khóa: Phòng thí nghiệm, phòng thực hành, trang thiết bị phù hợp, hỗ trợ hoạt

động đảo tạo và nghiên cứu.

- Yêu cầu 2 Phòng thí nghiệm, thực hành và các trang thiết bị được cập nhật dé hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

Từ khóa: Phòng thí nghiệm, phòng thực hành, trang thiết bị được cập nhật, hỗ trợ

hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

* Mốc chuẩn đề đánh giá tiêu chí đạt mức 4:

1 Đảm bảo đủ phòng thí nghiệm, thực hành và trang thiết bị để phục vụ đào tạo và nghiên cứu Phòng thí nghiệm, thực hành được trang bị đầy đủ các thiết bị phù hợp dé hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

2 Các trang thiết bị trong phòng thí nghiệm, phòng thực hành được duy tu, bảo dưỡng và cập nhật/nâng cấp dé đáp ứng nhu cầu về đào tạo và nghiên cứu.

3 Có người phụ trách phòng thí nghiệm, thực hành, có hồ sơ theo dõi, quản lý và đánh giá hiệu quả việc sử dụng các trang thiết bị.

* Các câu hỏi can trả lời, thông tin, minh chứng can thu thập - Các câu hỏi cần trả lời

+ Trường có đủ phòng thí nghiệm, thực hành để phục vụ đào tạo và nghiên cứu

+ Thực trạng phòng thí nghiệm, thực hành của Trường như thế nào?

Trang 21

+ Phong thí nghiệm, thực hành có được trang bị đầy đủ các thiết bi phù hợp dé hỗ

trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu không?

+ Thực trạng trang thiết bị tại phòng thí nghiệm, thực hành như thế nào?

+ Các trang thiết bị trong phòng thí nghiệm, phòng thực hành được duy tu, bảo dưỡng và cập nhật/nâng cấp thường xuyên không?

+ Việc duy tu, bảo dưỡng và cập nhật/nâng cấp trang thiết bị cho phòng thí nghiệm, phòng thực hành được thực hiện như thế nào?

+ Có người phụ trách phòng thí nghiệm, thực hành không? có hồ sơ theo dõi, quản lý và đánh giá hiệu quả việc sử dụng các trang thiết bị không?

+ Trường có thực hiện việc thu thập ý kiến phản hồi của giảng viên và người hoc về mức độ đáp ứng của phòng thí nghiệm, thực hành và các trang thiết bị không? Kết quả như thế nào?

- Thông tin, minh chứng cần thu thập

+ Sơ đồ phòng thí nghiệm, phòng thực hành.

+ Danh mục trang thiết bị của phòng thí nghiệm, thực hành của Trường + Tài liệu hướng dẫn, quy định của phòng thí nghiệm, thực hành.

+ Nhật ký sử dụng trang thiết bị.

+ Báo cáo tong hợp về việc sử dụng trang thiết bi (tần suất sử dung, thời gian hoạt động, số giờ vận hanh ).

+ Tổng hợp kinh phí đã đầu tư mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị cho

phòng thực hành, thí nghiệm trong năm 2016-2020.

+ Ý kiến phản hồi của NH và các bên liên quan về phòng thí nghiệm, thực hành và các trang thiết bị.

1.2.2 Xây dựng Phiếu đánh giá tiêu chí

1.2.2.1 Mô tả và phân tích các hoạt động của Trường liên quan đến tiêu chí, so sánh đối chiếu yêu cầu của tiêu chí (mặt bằng chung), với chính Nhà trường

trong các năm trước, với các quy định của Nhà nước

* Đảm bảo đủ phòng thí nghiệm, thực hành và trang thiết bị để phục vụ đào tạo và nghiên cứu Phòng thí nghiệm, thực hành được trang bị đây đủ các thiết bị phù hợp đề hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

Trường Đại học Luật Hà Nội là trường đào tạo đại học đơn ngành - NgànhLuật Với đặc thù của trường đại học đơn ngành, Trường không có các phòng thí

Trang 22

nghiệm như các cơ sở giáo đào tạo về lĩnh vực khoa học kỹ thuật khác Họat động thực hành nghề Luật được tổ chức dưới hai hình thức là tổ chức các phiên tòa giả định,

phiên tòa lưu động và thực hành pháp luật.

Phòng thực hành gồm:

- Nhà thực hành pháp luật tại Nhà F /Sơ đồ bó trí nhà F, Danh mục trangthiét

bicua Nhà thực hành pháp luật].

- Phòng diễn án/Phòng xử án lưu động: Sử dụng Hội trường D có sức chứa 400 chỗ ngôi dé tổ chức các phiên tòa giả định và phiên tòa lưu động [Sơ đồ bố tri hội trường DJ Phòng xử án lưu động trang bị đầy đủ các trang thiết bị Các trang thiết bị này được thiết kế linh hoạt, có thé di chuyển khi cần thiết./Danh mục trang thiết bị của phiên tòa lưu động.J Dé phục vụ hoạt động diễn án, tổ chức các phiên tòa giả định, Trường đã cải tạo, sửa chữa khu vực tang 1 Nhà B dé xây dựng phòng diễn án cố

định, chính thức đưa vào sử dụng từ năm học 2021-2022.

- Phòng học ngoại ngữ, thực hành tin học: Trường có 02 phòng học ngoại ngữ,

02 phòng thực hành tin học Các phòng học này được trang bị máy chủ, máy tính, phần mềm học ngoại ngữ, máy chiếu, âm thanh, điều hòa và các thiết bị khác phù hợp cho việc dạy-học ngoại ngữ, tin học (Danh mục trang thiết bị tại phòng học ngoại ngữ,

phòng thực hành tin học].

* Các trang thiết bị trong phòng thí nghiệm, phòng thực hành được duy tu, bảo dưỡng và cập nhật/nâng cấp dé đáp ứng nhu cầu về đào tạo và nghiên cứu.

- Hàng năm, Trường thực hiện rà soát trang thiết bị, cơ sở vật chất dé có kế hoạch duy tu, nâng cấp, bảo dưỡng dé đáp ứng yêu cầu sử dụng May tính, máy in, máy chiếu được bảo dưỡng định kỳ, bàn ghế được mua mới, thay thế thường xuyên /Báo cáo đánh giá tình trạng thiết bị, Thống kê kinh phí mua sắm trang thiết bị cho phòng thực hành hàng năm, Danh mục trang thiết bị mua sắm cho phòng thực hành 2016-2020].

* Có người phụ trách phòng thí nghiệm, thực hành, có hồ sơ theo doi, quản lý và đánh giá hiệu quả việc sử dụng các trang thiết bị.

Việc quản lý, sử dụng trang thiết bị tại Nhà thực hành pháp luật, phiên tòa lưu

động, phòng học ngoại ngữ, phòng thực hành tin học được theo dõi, quản lý, hiện chưa

có đánh giá hiệu quả việc sử dụng các trang thiết bị.

1.2.2.2 Điểm mạnh và những vấn đề cần phát huy

- Trường có phòng thực hành đề hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

Trang 23

- Phòng thực hành được trang bi đầy đủ các thiết bị phù hợp dé hỗ trợ các hoạt

động đảo tạo và nghiên cứu.

- Các trang thiết bị trong phòng thực hành được duy tu, bảo dưỡng, cập nhật và nâng cấp dé đáp ứng nhu cầu về đào tao và nghiên cứu.

1.2.2.3 Những tồn tại, giải thích nguyên nhân

- Chưa thực hiện việc đánh giá hiệu quả việc sử dụng các trang thiết bị của phòng

thực hành ngoại ngữ, tin học.

- Chưa thực hiện việc lay ý kiến phản hồi giảng vién/NH và các bên liên quan về mức độ đáp ứng của các trang thiết bị và phòng thực hành dé hỗ trợ hoạt động đào tạo

và nghiên cứu.

1.2.2.4 Kế hoạch hành động

- Thực hiện việc đánh giá hiệu quả sử dụng các trang thiết bị tại phòng học ngoại ngữ dé có kế hoạch nâng cấp, sửa chữa, thay thế phù hợp.

- Thực hiện việc lay ý kiến phản hồi giảng viên/NH và các bên liên quan về mức độ đáp ứng của các trang thiết bị và phòng thực hành để hỗ trợ hoạt động đào tạo và

nghiên cứu.

1.2.2.5 Tự đánh giá: Đạt mức đánh giá 4/7

1.2.3 Viết báo cáo tự đánh giá

1.2.3.1 Mô tả

Trường có phòng thí nghiệm, thực hành và trang thiết bị để phục vụ dao tạo và nghiên cứu Phòng thí nghiệm, thực hành được trang bị đầy đủ các thiết bị phù hợp dé hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

Trường Đại học Luật Hà Nội là trường đào tạo đại học đơn ngành - Ngành Luật.

Với đặc thù của trường đại học đơn ngành, Trường không có phòng thí nghiệm như

các cơ sở giáo đào tạo về lĩnh vực khoa học kỹ thuật khác Hoạt động thực hành nghề Luật được thực hiện dưới hai hình thức là tổ chức các phiên tòa giả định/diễn án và thực hành pháp luật Các phòng thực hành của Trường gồm:

Nhà thực hành pháp luật: Trường bồ trí 01 tòa nhà 03 tầng làm nơi thực hành pháp luật do Trung tâm tư vấn pháp luật trực tiếp quản lý Sinh viên thực hành kỹ năng nghề luật thông qua các lớp học kỹ năng do Trung tâm Tư vấn pháp luật tô chức Thực hành nghề luật, sinh viên được tiếp cận với các hé sơ tình huống, thực hành kỹ năng tư

Trang 24

vấn, giải quyết vụ việc qua thực tiễn của hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý tại Trung

tâm tư van pháp luật [H9.09.03.1], [H9.09.03.2].

Phòng diễn án/Phòng xử án lưu động: Trường bố trí Hội trường D có sức chứa 400 chỗ ngồi dé tổ chức các phiên tòa giả định và phiên tòa lưu động [H9.09.03.3] Phòng xử án lưu động được trang bị đầy đủ các trang thiết bị như bàn ghế của hội đồng xét xử, thư ký, luật sư, bục của bị báo, chỗ ngôi cho các nhân chứng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan Các trang thiết bị của phòng diễn án được thiết kế linh hoạt, có thé di chuyên khi cần thiết Dé tổ chức các phiên tòa lưu động, Trường đã phối hợp Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa các vụ án thuộc các lĩnh vực khác nhau về hình sự, dân sự, kinh tế để xét xử lưu động tại Trường giúp sinh viên được tiếp cận với thực tiễn [H9.09.03.4] Dé phục vụ hoạt động diễn án, Trường đã cải tạo, sửa chữa khu vực tang 1 Nhà B để xây dựng phòng diễn án cố định, chính thức đưa

vào sử dụng từ năm học 2021-2022.

Phòng học ngoại ngữ, phòng thực hành tin học: Trường có 02 phòng học ngoạingữ, 02 phòng thực hành tin học Các phòng học này được trang bị máy chủ, máy tính,

phần mềm học ngoại ngữ, máy chiếu, âm thanh, điều hòa và các thiết bị khác phù hợp

cho việc dạy-học ngoại ngữ, tin học [H9.09.03.5], [H9.09.03.6].

Các trang thiết bị tại Nhà thực hành pháp luật, phòng học ngoại ngữ, phòng thực hành tin học được bảo dưỡng và cập nhật/nâng cấp dé hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu Hàng năm, Trường thực hiện rà soát dé có kế hoạch duy tu, bảo đưỡng, bổ sung, thay thé trang thiết bị tại các phòng thực hành dé đáp ứng yêu cầu sử dụng Máy tính, máy 1n, máy chiếu được bảo dưỡng định ky, ban chế được mua mới, thay thế

thường xuyên [H9.09.03.7], [H9.09.03.8], [H9.09.03.09].

Việc theo dõi, quản lý trang thiết bi tai Nhà thực hành pháp luật, phòng học ngoại

ngữ được giao cho Phòng Quản tri và Trung tam CNTT phụ trách thực hiện Hiện

chưa có hồ sơ theo dõi, quan lý riêng ma nằm trong hồ sơ theo dõi tài sản chung của Trường: chưa có đánh giá hiệu quả việc sử dụng các trang thiết bị.

Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật [H9.09.03.10] Theo đó, Trường đã được UBND tỉnh Bắc Ninh giao 278.900 m? đất tại thị xã Từ Sơn để xây dung cơ sở 2, hiện đang thi công và dự kiến hoàn thành vào năm 2023 Theo thiết kế được duyệt, cơ sở 2 của

Trang 25

Trường có day đủ các phòng thực hành với qui mô 10.800 sinh viên [H9.09.03.11] 1.2.3.2 Điểm mạnh

- Trường có phòng thực hành dé hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu - Phòng thực hành được trang bi day đủ các thiết bị phù hợp để hỗ trợ các hoạt

động dao tạo và nghiên cứu.

- Các trang thiết bị trong phòng thực hành được duy tu, bảo dưỡng và cập nhật và nâng cấp đề đáp ứng nhu cầu về đào tạo và nghiên cứu.

1.2.3.3 Điểm tồn tại

- Chưa thực hiện việc đánh hiệu quả việc sử dụng các trang thiết bị của phòng

học ngoại ngữ, phòng thực hành tin học.

- Chưa thực hiện việc lay ý kiến phản hồi giảng viên/NH và các bên liên quan về mức độ đáp ứng của các trang thiết bị và phòng thực hành dé hỗ trợ hoạt động đào tạo

và nghiên cứu.

1.2.3.4 Kế hoạch hành động

- Thực hiện việc đánh hiệu quả việc sử dụng các trang thiết bị của phòng học

ngoại ngữ, phòng thực hành tin học.

- Thực hiện việc lay ý kiến phản hồi giảng viên/NH và các bên liên quan về mức độ đáp ứng của các trang thiết bị và phòng thực hành để hỗ trợ hoạt động đào tạo và

nghiên cứu.

1.2.3.5 Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí mức 4/7

1.3 Nghiên cứu xây dựng Tiêu chí 9.5 của báo cáo tự đánh giá chương trình

daotao dai học

Tiêu chi 9.5 Các tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe, an toàn được xác định và triển khai có lưu ý đến nhu cầu đặc thù của người khuyết tật

1.3.1 Phân tích nội hàm của tiêu chí, thu thập thông tin và minh chứng1.3.1.1 Phân tích nội hàm của tiêu chí

Tiêu chí 9.5 có 2 yêu cầu:

- Yêu cau 1 Tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe và an toàn được xác định trong đó có lưu ý đến nhu cầu của người khuyết tật.

Từ khóa: Tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe, an toàn, được xác định, lưu ý đến

nhu câu của người khuyết tật.

Trang 26

- Yêu cầu 2 Tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe và an toàn được triển khai có lưu ý đến nhu cầu đặc thù của người khuyết tật.

Từ khóa: Tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe, an toàn, được triển khai, lưu ý đến nhu cầu của người khuyết tật.

* Mốc chuẩn dé đánh giá tiêu chi đạt mức 4:

1 Quy định các tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe và an toàn được xác định theo quy định hiện hành có lưu ý đến nhu cầu của người khuyết tật.

2 Quy định/tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe và an toàn được triển khai

thực hiện.

3 Có lay ý kiến phản hồi của NH và các bên liên quan về môi trường, sức khỏe và an toàn có lưu ý đến nhu cầu đặc thù của người khuyết tật.

1.3.1.2 Các câu hỏi cần đặt ra, thông tin, minh chứng cần thu thập * Các câu hỏi cần trả lời

- Trường có văn bản quy định các tiêu chí về môi trường, sức khỏe và an toàn

- Quy định các tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe và an toàn có lưu ý đến nhu cầu của người khuyết tật không?

- Quy định các tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe và an toàn được triển khai thực hiện như thế nào?

- Hàng năm, Trường có tổ chức tập huấn/diễn tập các biện pháp ứng phó khan cấp với các tai nạn lao động, cháy nô, ngộ độc thực phẩm hoặc xử lý các tình huống về

môi trường, sức khỏe và an toàn cho giảng viên và người học không?

- Có tiễn hành tổng kết/sơ kết đánh giá việc thực hiện tiêu chuẩn về môi trường,

sức khỏe, an toàn không?

- Việc cải tiễn chất lượng tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe, an toàn được thực hiện như thế nào? Kết quả đạt được?

- Cơ sở vật chất của nhà trường hiện có lưu ý đến nhu cầu đặc thù của người khuyết tật? thể hiện ở những điểm nào?

- Có lay ý kiến phản hồi của NH và các bên liên quan về môi trường, sức khỏe va an toàn, đặc biệt là phản hồi của người khuyết tật không?

* Thông tin, minh chứng can thu thập

- Các văn bản quy định tiêu chí về môi trường, sức khỏe và an toàn do Trường

Trang 27

ban hành.

- Kế hoạch về việc triển khai thực hiện các quy định về môi trường, sức khỏe và

an toàn.

- Minh chứng về tập huấn/diễn tập các biện pháp ứng phó khan cấp với các tainan lao động, cháy nỗ, ngộ độc thực phẩm hoặc xử lý các tình huống về môi trường, sức khỏe và an toàn hằng năm.

- Các báo cáo tông kết/sơ kết đánh giá việc thực hiện tiêu chuẩn về môi trường,

sức khỏe, an toàn.

- Báo cáo kết quả khảo sát ý kiến phản hồi của người học và các bên liên quan về môi trường, sức khỏe và an toàn, đặc biệt là phản hồi của người khuyết tật không?

1.3.2 Xây dựng Phiếu đánh giá tiêu chí

1.3.2.1 Mô tả và phân tích các hoạt động của Trường liên quan đến tiêu chí, so sánh đối chiếu yêu cầu của tiêu chí (mặt bằng chung), với chính Nhà trường

trong các năm trước, với các quy định của Nhà nước.

* Tiêu chuẩn vê môi trường, sức khỏe và an toàn được xác định trong đó có lưu ý đến nhu cau của người khuyết tật

Trường đã ban hành các văn bản quy định các tiêu chí về môi trường, sức khỏe và

an toàn sau:

+ Quy định về Phòng cháy chữa cháy (Quy định PCCC]

+ Nội qui phòng học (Nội qui phòng học]+ Nội qui ký túc xá / Nội qui Ky túc xa]

* Quy dinh/tiéu chuẩn về môi trường, sức khỏe và an toàn được triển khai thực hiện + Tổ chức khám sức khoẻ cho cán bộ, viên chức 1 lần/năm, khám phụ khoa cho nữ viên chức 1 lần/năm [Hop đồng khám sức khỏe cho cán bộ, viên chức 2016-2020; Hop đông khám phụ khoa cho nữ cán bộ, viên chức 2016-2020]

+ Tổ chức khám sức khoẻ cho sinh viên năm thứ nhất, năm thứ tư theo quy định của Luật bảo hiểm y tế [Hop dong khám sức khỏe cho sinh viên 2016-2020].

+ Tổ chức tập huắn/diễn tập các biện pháp ứng phó khẩn cấp với các tai nan lao động, cháy nd [Hop dong tập huấn PCCC, cứu hộ cứu nạn].

+ Kiểm tra định kỳ về công tác đảm bảo vệ sinh môi trường của cơ quan chức năng [Biên bản kiểm tra y tế]

Trang 28

+ Ký hợp đồng với với công ty vệ sinh môi trường làm vệ sinh toàn trường, chăm sóc cây xanh, thu gom rác an toàn [Hop đồng vệ sinh môi trường, Hop đông vận chuyển rác]

+ Về dịch vụ Nhà ăn, căng tin được Trạm Y tế Trường thường xuyên kiểm tra, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm [Biên bản kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm]

+ Phối hợp với Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội kiểm tra phòng cháy chữa cháy [Biên bản kiểm tra phòng cháy, chữa chảy].

* Cơ sở vật chất của nhà trường có lưu ý đến nhu cau đặc thù của người khuyết tật: Tại tòa Nha A, có thiết kế đường đốc lên xuống,nút bam thang máy dành riêng cho người khuyết tật /Bản vẽ thiết kế đường dốc nha A, ảnh chụp bảng diéu khiển

thang máy]

1.3.2.2 Điểm mạnh và những vấn đề cần phát huy

- Trường có quy định các tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe và an toàn được xác định và triển khai theo quy định hiện hành.

- Quy định/tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe và an toàn được triển khai thực

hiện thường xuyên.

- Cơ sở vật chất của nhà trường hiện có lưu ý đến nhu cầu đặc thù của người khuyết tật

1.3.2.3 Những tồn tại, giải thích nguyên nhân

- Hiện tại, chỉ có Nhà A có thiết kế lưu ý tới việc di chuyên cho người khuyết tật, các khu vệ sinh và địa điểm công cộng khác chưa có thiết kế dé thuận tiện cho người khuyết tật Các tòa nhà B, C, D được thiết kế từ lâu nên không đảm bảo yêu cầu này.

- Chưa thực hiện việc lay phan hồi cua NH và các bên liên quan về môi trường, sức khỏe và an toàn có lưu ý đến nhu cầu đặc thù của người khuyết tật.

1.3.2.4 Kế hoạch hành động - Khắc phục tôn tại:

+ Day nhanh tiến độ xây dựng cơ sở 2 tại Từ Sơn, Bắc Ninh dé đảm bảo có đủ

diện tích cây xanh, cảnh quan môi trường theo quy định.

+ Thực hiện việc lay kiến phản hồi của NH và các bên liên quan về môi trường, sức khỏe và an toàn có lưu ý đến nhu cầu đặc thù của người khuyết tật dé thực hiện cải tiễn chất lượng, hiệu quả lĩnh vực này.

Trang 29

1.3.2.5 Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí mức 3/7 Không đạt mốc chuẩn 3

1.3.3 Viết báo cáo tự đánh giá

1.3.3.1 Mô tả

Tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe và an toàn được xác định trong đó có lưu ý nhu cầu đặc thù của người khuyết tật Trường đã ban hành các văn bản quy định các tiêu chí về môi trường, sức khỏe và an toàn, gồm: Quy định về Phòng cháy chữa cháy

[H9.09.05.01], Noi qui phòng học [H9.09.05.02],N6i qui ký túc xá [H9.09.05.03].

Tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe và an toàn được triển khai thực hiện Trường

thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật và cơ quan quản lý Nhà nước môi

trường, sức khỏe và an toàn, cụ thể: Hàng năm, tô chức khám sức khoẻ định kỳ cho

cán bộ, viên chức và người lao động; Khám phụ khoa cho nữ cán bộ, viên chức và

người lao động [H9.09.05.04], [H9.09.05.05] Tổ chức khám sức khoẻ cho sinh viên năm thứ nhất, năm thứ tư theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế [H9.09.05.06]; Tổ chức tập huấn, diễn tập các biện pháp ứng phó khẩn cấp với các tai nạn lao động, cháy nôđịnh kỳ hang năm [H9.09.05.07]; Ký hợp đồng với với công ty vệ sinh môi trường

làm vệ sinh toàn trường, chăm sóc cây xanh, thu gomrac[H9.09.05.08], [H9.09.05.09].

Thực hiện các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường, sức khỏe và an toàn, Trường phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra định kỳ công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn phòng cháy,chữa cháy [H9.09.05.10], [H9.09.05.11],

[H9.09.05.12], [H9.09.05.13].

Trong thiết kế, xây dựng co sở vật chat, Trường luôn chú trọng việc thực hiện các quy định về môi trường, sức khỏe và an toàn, có lưu ý đến nhu cầu đặc thù của

người khuyết tật Hệ thống phòng học được thiết kế và xây dựng đồng bộ, đảm bảo có

ánh sáng tự nhiên, hệ thống chiếu sáng điều hòa không khí, quạt trần, rèm che nang Khu vực ban công, hành lang, cầu thang đảm bao tiêu chuẩn về an toàn cho người sử dụng Các nhà vệ sinh được thiết kế ở tất cả các tầng, có hệ thống hút mùi, thông gió [H9.09.05.14] Trạm biến áp đảm bảo cung cấp điện 6n định Trường trang bị máy phát điện công suất lớn tự động bật trong 15’ khi mất điện dé đảm bao an toàn dé vận hành thang máy, bảo vệ đữ liệu của người dùng [H9.09.05.15].Hệ thống cung cấp

nước sạch gồm các bể ngầm, trạm bơm, họng nước phục vụ PCCC [H9.09.05.16].

Trang 30

Để phục vụ nhu cầu đặc thù của người khuyết tật, tại tòa Nhà A có thiết kế đường dốc lên xuống,nút bam thang máy dành riêng cho người khuyết tật để thuận tiện

- Trong thiết kế, xây dựng cơ sở vật chất, Trường có lưu ý đến nhu cầu đặc thù của người khuyết tật.

1.3.3.3 Điểm tồn tại

- Chưa thực hiện việc lấy ý kiến phản hồi của người học và các bên liên quan về môi trường, sức khỏe và an toàn có lưu ý đến nhu cầu đặc thù của người khuyết tật.

- Chưa có báo báo tổng kết/sơ kết đánh giá việc thực hiện tiêu chuẩn về môi

trường, sức khỏe, an toàn.

1.3.3.4 Kế hoạch hành động

- Thực hiện việc lấy ý kiến phản hồi của người học và các bên liên quan về môi trường, sức khỏe và an toàn có lưu ý đến nhu cầu đặc thù của người khuyết tật.

- Tiến hành tổng kết, đánh giá kết đánh giá việc thực hiện tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe, an toàn dé kịp thời rút kinh nghiệm và khắc phục những khó khăn, ton tại.

- Day nhanh tiến độ xây dựng cơ sở 2 tại Từ Sơn, Bac Ninh dé đảm bao có đủ

diện tích cây xanh, cảnh quan môi trường theo quy định.

1.3.3.5 Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí mức 3/7 Chưa đạt mốc chuẩn 3

2 Nghiên cứu xây dựng Tiêu chí 9.2, 10.5 của báo cáo tự đánh giá chươngtrình đào tạo đại học

2.1.Nghiên cứu xây dựng Tiêu chí 9.2 của báo cáo tự đánh giá chương trìnhđào tạo đại học

Tiêu chí 9.2 Thư viện và các nguôn học liệu phù hop và được cập nhật để hỗ

trợ các hoạt dong đào tạo va nghién cứu.

2.1.1 Phân tích nội hàm của tiêu chi, thu thập thông tin và minh chứng

Trang 31

2.1.1.1 Phân tích nội hàm của tiêu chí

Tiêu chí 9.2 có 2 yêu cầu:

- Yêu cầu 1: Thư viện và các nguồn học liệu phù hợp dé hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

Từ khóa: Thư viện, nguồn học liệu phù hợp, hỗ trợ hoạt động đào tạo và nghiên cứu - Yêu cầu 2: Thư viện và các nguồn học liệu được cập nhật dé hỗ trợ các hoạt

động dao tao và nghiên cứu.

Từ khóa: Thư viện, nguồn học học liệu được cập nhật, hỗ trợ hoạt động đào tạo

và nghiên cứu.

* Mốc chuẩn dé đánh giá tiêu chi đạt mức 4:

Có thư viện, phòng đọc phục vụ hoạt động đào tạo và nghiên cứu của chương

trình dao tạo (CTDT).

2 Thư viện, phòng đọc có nội quy/quy định/hướng dẫn, được trang bị các trang thiết bị dé hoạt động.

3 Có đầy đủ học liệu (tài liệu bắt buộc) bao gồm giáo trình, tài liệu, sách tham khảo (bản cứng/bản mềm bảo đảm quy định về sở hữu trí tuệ) phù hợp dé hỗ trợ các

hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

4 Các tài liệu, học liệu (bản in và điện tử) được cập nhật dé đáp ứng nhu cầu đào

tạo và nghiên cứu.

5 Có dữ liệu theo dõi về hoạt động của thư viện để hỗ trợ các hoạt động đào tạo

và nghiên cứu.

2.1.1.2 Các câu hỏi cần trả lời, thông tin, minh chứng cần thu thập * Các câu hỏi can trả lời

- Trường có thư viện, phòng đọc hỗ trợ hoạt động đào tạo và nghiên cứu của

chương trình đào tạo hay không?

- Thư viện, các phòng phục vụ được tổ chức, bồ trí như thé nào?

- Thư viện có được trang bị day du trang thiét bi phục vụ hoạt động dao tạo va

nghiên cứu không?

- Thư viện, phòng đọc có nội quy/quy định/hướng dẫn bạn đọc khai thác và sử

dụng không?

- Thư viện có đầy đủ học liệu (tài liệu bắt buộc) bao gồm giáo trình, tài liệu, sách tham khảo (bản cứng/bản mém)dé hỗ trợ hoạt động đào tạo và nghiên cứu không?

Trang 32

- Mức độ đáp ứng của thư viện về nguồn học liệu phục vụ các chương trình đào tạo như thế nào?

- Các tài liệu, học liệu có đảm bảo quy định về sở hữu trí tuệ không?

- Cac tài liệu, học liệu (ban in và điện tử) có được cập nhật không? Cụ thể như thế nào?

- Các tài liệu, học liệu có đáp ứng nhu cầu đào tạo và nghiên cứu của giảng viên,

người học không?

- Ý kiến đánh giá của giảng viên, người học và các bên liên quan về mức độ đáp ứng của thư viện đối với nguồn học liệu phục vụ đào tạo và nghiên cứu?

- Thư viện có dữ liệu theo dõi hoạt động của thư viện dé hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu không? Cụ thê như thế nào?

* Thông tin, minh chứng cân thu thập - Sơ đồ bồ trí thư viện.

- Danh mục trang thiết bị, tiện ích thư viện: Chỗ ngồi, bàn ghế, máy tính/thiết bị, phần mềm tra cứu, thiết bị in ấn, thiết bị an ninh

- Quy định về thời gian phục vụ của thư viện.

- Nội quy thư viện, sơ đồ kho sách, tài liệu hướng dẫn sử dụng thư viện, hướng dẫn tra cứu, hướng dẫn sử dụng trang thiết bị thư viện.

- Báo cáo rà soát học liệu.

- Thống kê danh mục sách, giáo trình, tài liệu, học liệu (bản In và điện tử) phục

vụ CTĐT.

- Đề cương chỉ tiết các học phần.

- Thỏa thuận cấp phép truy cập cơ sở đữ liệu; thỏa thuận cho phép số hóa tác phẩm - Báo cáo bồ sung tai liệu.

- Hồ sơ bỗ sung tài liệu thư viện: Phiếu trình, kế hoạch bổ sung, danh mục tải liệu đề nghị bổ sung, hợp đồng mua bán, hóa đơn thanh toán.

- Báo cáo về việc số hóa tài liệu.

- Hồ sơ số hóa tài liệu: Phiếu trình, kế hoạch, hợp đồng dịch vụ, hóa đơn thanh toán - Danh mục giáo trình, tài liệu, sách tham khảo được bố sung, cập nhật hàng năm - Thống kê kinh phí đầu tư cho thư viện.

- Báo cáo khảo sát ý kiến phản hồi của người học, giảng viên và các bên liên quan về mức độ phù hợp của thư viện và các nguồn học liệu trong việc hỗ trợ các hoạt

Trang 33

động đào tạo và nghiên cứu (Báo cáo tổng hợp kết quả khảo sát, báo cáo khảo sát hang năm, mẫu phiếu khảo sát).

- Hợp đồng chuyên giao phần mềm thư viện.

- Báo cáo thống kê về hoạt động của thư viện (thống kê bạn đọc, lượt đến thư viện, lượt lưu thông tài liệu, lượt truy cập thư viện số; lượt tư van hỗ trợ trong chu kỳ

đánh giả.

2.1.2 Xây dựng Phiếu đánh gia tiêu chí

2.1.2.1 Mô tả và phân tích các hoạt động của Trường liên quan đến tiêu chí, so sánh đối chiếu yêu cầu của tiêu chí (mặt bằng chung), với chính Nhà trường

trong các năm trước, với các quy định của Nhà nước.

* The viện va các nguon học liệu phù hop dé hỗ trợ các hoạt động đào tạo và

nghiên cứu.

- Trường có thư viện và nguồn học liệu phù hợp dé hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu Thư viện Trường được bồ tri tại tòa nhà D với diện tích 1.200 m', các phòng phục vụ, gồm: Phòng đọc, phòng mượn, phòng đảo tạo người dùng tin/thảo luận nhóm [So đồ bố trí thư viện, sơ đô tô chức kho sách].

- Thư việnđược trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại dé hỗ trợ hoạt động đào tạo và nghiên cứu, gồm: hệ thống máy chu, máy tính, mang internet, wifi, may photocopy, máy mượn trả sách tự động, hệ thống trả sáchtự động 24/7, công an ninh thư viện, carmera giám sát; hệ thống giá kệ, bàn ghế, điều hòa nhiệt độvà các trang thiết bi, tiện ích khác /Danh mục trang thiết bị, tiện ích thư viện].

- Phòng đọc có diện tích 800m? với sức chứa 450 chỗ ngồi, thời gian phục vụ liên tục 12 giờ/ngày, 79 giờ/tuần từ thứ hai tới chủ nhật [Quy định về thời gian phục vụ của

thư viện].

- Thư viện, phòng đọc có đầy đủ nội quy, hướng dẫn bạn đọc tiếp cận, khai thác và sử dụng các nguồn tài liệu, học liệu, dịch vụ và tiện ich thư viện [Nội quy thư viện, tài liệu hướng dan sử dụng thư viện, hướng dan tra cứu, hướng dan sử dung trang thiết bị thư viện |.

- Thư viện có đầy đủ học liệu (cả tài liệu bắt buộc và tự chọn), bao gồm: giáo trình, tài liệu, sách tham khảo (bản cứng/bản mém)dé hỗ trợ hoạt động đào tạo và nghiên cứu (Báo cáo rà soát học liệu, Ti hồng kê danh mục sách, giáo trình, tài liệu, học liệu (ban in và điện tử) phục vụ CTPT, Dé cuong chi tiét các học phan]

Trang 34

- Các tài liệu, học liệu đảm bảo quy định về sở hữu trí tuệ Trường triển khai xây dựng thư viện số từ năm 2017, số hóa toàn bộ kho tài liệu nội sinh của Trường, gồm: giáo trình, luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học Ngoài ra, Trường đã ký thỏa thuận cấp phép với các nhà cung cấp dé mua quyên truy cập CSDL pháp luật trực tuyến Heinonline, Westlaw; ký thỏa thuận cho phép số hóa tác phẩm với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả để số hóa sách tham khảo, chuyên khảo /Théa thuận cấp phép truy cập cơ sở dữ liệu; Thỏa thuận cho phép số hóa tác phẩm].

- Các tài liệu, học liệu đáp ứng nhu cầu đào tạo và nghiên cứu Kết quả khảo sát ý kiến của bạn đọc hàng năm cho thấy mức độ hài lòng của giảng viên đối với nguồn học liệu và thư viện là ở mức cao >95% [Báo cáo tổng hợp kết quả khảo sát giảng viên và người hoc, bdo cáo kết quả khảo sát bạn đọc hang năm, phiếu khảo sat].

* Thu viện và các nguồn học liệu được cập nhật dé hỗ trợ các hoạt động đào tạo

và nghiên cứu

- Cac tài liệu, học liệu (bản in và điện tử) thường xuyên được cập nhật đáp ứng

nhu cầu đào tạo và nghiên cứu Hàng năm,Trường ưu tiên đầu tư kinh phí cho việc bổ sung, số hóa tài liệu [Báo cáo bổ sung tài liệu, Hồ sơ bồ sung tài liệu, Thong kê tài liệu

cập nhật hàng năm].

- Ngoài nguồn mua, Trường còn trao đổi giáo trình, tài liệu với các cơ sở đào tạo luật, tham gia Thư viện điện tử dùng chung cho các trường đại học ở Việt Nam dé tang cường ngu6n tài liệu, học liệu /Bién bản ghi nhớ về việc trao đổi, chia sẻ tài liệu, Báo cáo tài liệu trao đồi, danh sách các trường tham gia dự án Thư viện điện tử dùng

chung cho các trường đại học ở Việt Nam].

* Có dit liệu theo dõi về hoạt động của thư viện dé hỗ trợ các hoạt động đào tạo

và nghiên cứu.

- Thư viện Trường được quản lý băng phần mềm thư viện điện tử, thư viện số Kipos Các thông tin, dữ liệu về tài liệu, học liệu, dữ liệu bạn đọc, lưu thông tài liệu,

truy cập tài liệu số được cập nhật, lưu trữ, quản lý thống nhất, phục vụ việc theo dõi,

thống kê, làm cơ sở dé đánh gia, cai tién, nang cao chat lượng phục vụ cua thu viện [Hợp đông chuyển giao phan mém quản lý thư viện, Báo cáo thống kê về hoạt động của thư viện (thống kê bạn đọc, lượt đến thư viện, lượt lưu thông tài liệu, lượt truy cập thư viện số; lượt tư vấn hỗ tro].

2.1.2.2 Diém mạnh và những van đề cần phat huy

Trang 35

- Thư viện Trường có đầy đủ nguồn học liệu, các tài liệu, học liệu (cả tài liệu bắt buộc và tự chọn) phù hợp và đảm bảo quy định về sở hữu trí tuệ dé hỗ trợ hoạt động

đào tạo và nghiên cứu.

- Thư viện được trang bị đầy đủ các trang thiết bị và tiện ích hiện đại, có đầy đủ nội quy, hướng dẫn; thư viện được tổ chức, vận hành theo mô hình thư viện mở, thân thiện, thuận tiện cho việc tiếp cận, khai thác và sử dụng của giảng viên và người học.

- Trường đã xây dựng thư viện số, số hóa toàn bộ nguồn tài liệu nội sinh, mua quyền truy cập CSDL, sách điện tử, liên kết chia sẻ tài nguyên thông tin với các cơ sở đào tạo khác dé làm phong phú thêm nguồn học liệu phục vụ các chương trình dao tạo.

- Các nguồn tài liệu, học liệu phục vụ các chương trình đảo tạo thường xuyên được rà soát và cập nhật, đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu của các chương trình đảo tạo.

- Thư viện được quản lý băng phần mềm quản lý thư viện thế hệ mới, có hệ thống dữ liệu theo dõi hoạt động của thư viện dé hỗ trợ hoạt động đào tạo và nghiên cứu Hàng năm, tiến hành thu thập ý kiến đánh giá, phản hồi của giảng viên và người học làm cơ sở cho việc cải tiến, nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện Ý kiến đánh giá, phản hồi của bạn đọc về mức độ đáp ứng của thư viện và nguồn học liệu ở

mức cao >95%.

2.1.2.3 Những tồn tại, giải thích nguyên nhân

- Chất lượng hạ tầng công nghệ thông tin tại thư viện còn hạn chế: Hệ thống máy tính, mạng wifi vận hànhchưa ổn định.

Nguyên nhân: Việc bảo trì, sửa chữa thiết bị CNTT chưa thường xuyên, kịp thời 2.1.2.4 Kế hoạch hành động

- Khắc phục tôn tại:

+ Nâng cấp mạng wifi, tăng cường hỗ trợ kỹ thuật của Trung tâm CNTT trong việc bảo trì, khắc phục lỗi, sự có.

- Phát huy điểm mạnh:

+ Sử dụng, khai thác có hiệu quả nguồn tài liệu, học liệu hiện có, đặc biệt là nguồn tài liệu số hóa.

+ Mở rộng hợp tác, kết nối với các thư viện trong và ngoài nước để chia sẻ tài nguyên thông tin và dịch vụ thư viện, đặc biệt là việc chia sẻ tài liệu SỐ.

2.1.2.5 Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí mức 6/7 2.1.3 Viết báo cáo tự đánh giá

Trang 36

2.1.3.1 Mô tả

Trường có thư viện và nguồn học liệu phù hợp phục vụ hoạt động đào tạo và nghiên cứu của chương trình đào tạo Thư viện được bố trí tại tòa nhà D với diện tích 1.200 m2, các phòng phục vụ, gồm: phòng đọc, phòng mượn, phòng đào tạo người

dùng tin/thảo luận nhóm [H9.09.02.01] Thư viện được xây dựng theo mô hình thư

viện mở, hiện đại, được trang bị đầy đủ các trang thiết bị: máy chủ, hệ thống máy tính, mạng internet, wifi, máy photocopy, máy mượn trả sách tự động, hệ thống trả sách tự động 24/7, công an ninh thư viện, carmera giám sát; hệ thống giá kệ, ban ghế, điều hòa nhiệt độ để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu[H9.09.02.02].

Phòng đọc với diện tích 800m2 có sức chứa 450 chỗ ngồi, thời gian phục vụ là

79 giờ/tuần, từ thứ hai tới chủ nhật, tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên và người học tiếp cận các nguồn tài liệu, học liệu và các dịch vụ tiện ích tại thư viện [H9.09.02.03] Các phòng phục vụ, kho sách của thư viện được tô chức khoa học, có day đủ nội quy, hướng dẫn bạn đọc tiếp cận, khai thác va sử dụng hiệu quả nguồn tai liệu, học liệu [H9.09.02.03-4,5,6] Hàng năm, vào đầu khoá học, thư viện tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng thông tin cơ bản cho sinh viên, học viên nhằm trang bị kỹ năng tra cứu thông tin, hướng dẫn người học khai thác, sử dụng các nguôn tài liệu, học liệu và tiện ích thư viện hiệu quả Bên cạnh đó, còn có các lớp tập huấn kỹ năng thông tin nâng cao, hướng dẫn sử dụng CSDL theo yêu cầu của bạn đọc [H9.09.02.07-8].

Thư viện Trường có day đủ học liệu (cả tài liệu bắt buộc và tự chọn) phục vụ các chương trình đào tạo, gồm: giáo trình, tài liệu, sách tham khảo (bản in và điện tử) phù hợp, bảo đảm quy định về sở hữu trí tuệ để hỗ trợ hoạt động đào tạo và nghiên cứu [H9.09.02.09-10,11,12] Các tài liệu, học liệu đảm bảo quy định về sở hữu trí tuệ Thư viện số của Trường gồm: bộ sưu tập tài liệu số nội sinh thuộc quyền sở hữu trí tuệ của

Trường; CSDL pháp luật trực tuyến, sách điện tử; sách tham khảo, chuyên khảo Đề số

hóa sách tham khảo, chuyên khảo, Trường đã xin phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm băng việc ký Thỏa thuận cho phép số hóa tác pham Cac CSDL và sách điện tử, được Trường mua quyên truy cập dé cung cấp nguồn tài liệu nghiên cứu, học thuật phục vu nhu cầu nghiên cứu, giảng day và học tập của giảng viên và người học.[H9.09.02.13-14].

Các tài liệu, học liệu (bản In và điện tử) thường xuyên được cập nhật đáp ứng

nhu cầu dao tao và nghiên cứu Trường ưu tiên dành nguồn kinh phi dé bổ sung tài liệu, học liệu, số hóa tài liệu Theo số liệu thống kê, từ năm 2016-2020, Trường đã chi

Trang 37

gần 6,5 tỷ đồng cho việc bố sung tài liệu, học liệu Thư viện Trường đã bổ sung, cập nhật 4.448 đầu tài liệu mới (34.936 cuốn), 75 đầu sách điện tử, mua quyền truy cập CSDL pháp luật trực tuyến Westlaw, Heinonline [H9.09.02.15-16,17,18] Ngoài nguồn mua, Trường còn tiến hành trao đổi giáo trình, tài liệu với các cơ sở đào tạo luật, tham gia Thư viện điện tử dùng chung cho các trường đại học ở Việt Nam dé tang cuong nguồn tài liệu, học liệu [H9.09.02.19-20,21] Thư viện số của Trường được xây dựng, đưa vào khai thác, sử dụng từ năm 2017 Đến nay,bộ sưu tập tài liệu số hoá có 9.013 dau tài liệu gồm: giáo trình, luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học, Tạp chí Luật học Toàn bộ giảng viên và người học của Trường được cấp tài khoản dé truy cập thư viện số ở mọi lúc, mọi nơi Thư viện và nguồn học liệu được khai thác, sử dụng hiệu quả hỗ trợ đắc lực các hoạt động đào tạo và nghiên cứu [H9.09.02.23].

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động thư viện, hàng năm, thư viện tiến hành thu thập ý kiến phản hồi của giảng viên và người học mức độ phù hợp của

thư viện và các nguồn học liệu làm cơ sở dé cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả

phục vụ của thư viện [H9.09.02.24-25] Kết quả khảo sát hàng năm cho thấy mức độ hài lòng của bạn đọc về học liệu tăng qua các năm và ở mức rat cao >95%.

Thu viện có dữ liệu theo dõi hoạt động cua thư viện dé hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu Phần mềm quản lý thư viện điện tử, thư viện sé Kipos được sử dung dé quản lý toàn bộ hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của thư viện Các thông tin, dữ liệu về tài liệu, học liệu, lưu thông tài liệu, truy cập tài liệu số được được cập nhật, lưu trữ trong hệ thống dữ liệu của thư viện phục vụ việc theo dõi, thống kê, làm cơ sở dé đánh giá, cải tiễn, nâng cao chất lượng phục vụ của thư viện [H9.09.02.26-27].

2.1.3.2 Điểm mạnh

- Thư viện Trường có đây đủ nguồn học liệu, các tài liệu, học liệu (cả tài liệu bắt buộc và tự chọn) phù hợp và đảm bảo quy định về sở hữu trí tuệ để hỗ trợ hoạt động

đào tạo và nghiên cứu.

- Thư viện được trang bị đầy đủ các trang thiết bị và tiện ích hiện đại, có daydu nội quy, hướng dan; thư viện được tô chức, vận hành theo mô hình thư viện mở, thân thiện, thuận tiện cho việc tiếp cận, khai thác và sử dụng của giảng viên và người học.

- Trường đã xây dựng thư viện số, số hóa toàn bộ nguồn tài liệu nội sinh, muaquyén truy cập CSDL, sách điện tử, liên kết chia sẻ tài nguyên thông tin với các cơ sở đào tạo khác dé làm phong phú thêm nguồn học liệu phục vụ các chương trình

Trang 38

đào tạo.

- Các nguồn tài liệu, học liệu phục vụ các chương trình đảo tạo thường xuyên được rà soát và cập nhật đảm bảo đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu của các chương trình

đào tạo.

- Thư viện được quan ly bằng mềm quan lý thư viện thế hệ mới, có hệ thống dit liệu theo dõi hoạt động của thư viện dé hỗ trợ hoạt động đào tạo và nghiên cứu Hàng năm, Thư viện tiến hành thu thập ý kiến đánh giá, phản hồi của giảng viên và người học làm cơ sở cho việc việc cải tiến, nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện Ý kiến đánh giá, phản hồi của bạn đọc về mức độ đáp của thư viện và nguồn học liệu ở

mức cao >95%.

2.1.3.3 Điểm tồn tại

- Chất lượng hạ tầng công nghệ thông tin tại thư viện như: Mạng hệ thống máy tính, mạng wifi chưa tốt, hay bị lỗi, nghẽn kết nối.

2.1.3.4 Kế hoạch hành động

+ Nâng cấp mạng Internet, wifi, tăng cường sự hỗ trợ kỹ thuật của Trung tâm CNTT trong việc bảo trì, khắc phục lỗi sự cô.

+ Nâng cấp hệ thống máy tính: Thay thế, bảo trì, sửa chữa kịp thời 2.1.3.5 Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí mức 6/7

2.2 Nghiên cứu xây dựng Tiêu chí 10.5 của báo cáo tự đánh giá chươngtrình đào tạo đại học

Tiêu chí 10.5 Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích (tại thư viện, phòng thí nghiệm, hệ thông công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác) được đánh giá và cải tiễn.

2.2.1 Phân tích nội hàm của tiêu chí, thu thập thông tin và minh chứng2.2.1.1 Phân tích nội hàm của tiêu chí

Tiêu chí 10.5 có 2 yêu cầu:

- Yêu cầu 1: Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích (tại thư viện, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác) được đánh giá.

Từ khóa: Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích, thư viện, phòng thí nghiệm, các dịch vụ hỗ trợ khác, được đánh giá.

- Yêu cầu 2: Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích (tại thư viện, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác) được cải tiến.

Trang 39

Từ khóa: Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích, thư viện, phòng thí nghiệm, các dịch vụ hỗ trợ khác, được cải tiến.

* Mốc chuẩn dé đánh giá tiêu chí đạt mức 4:

1 Có văn bản quy định về việc đánh giá chất lượng các dịch vụ hỗ trợ của thư

viện, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác 2 Có thực hiện việc đánh giá mức độ đáp ứng của các dịch vụ hỗ trợ của thư viện, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác (tư van NH, công tác sinh viên, các hoạt động đoàn thể, hoạt động ngoại khóa, ).

3 Có thực hiện cải tiến chất lượng các dịch vụ hỗ trợ của thư viện, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác.

2.2.1.2 Các câu héi cần cần trả lời, thông tin, minh chứng cần thu thập * Các câu hỏi cần trả lời

- Trường có văn bản quy định về việc đánh giá chất lượng các dịch vụ hỗ trợ của thư viện, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác không?

- Trường có thực hiện việc đánh giá mức độ đáp ứng của các dịch vụ hỗ trợ của thư viện, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác (tư van NH, công tác sinh viên, các hoạt động đoàn thé,

hoạt động ngoại khóa, ) không?

- Việc đánh giá chất lượng các dịch vụ hỗ trợ của thư viện, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác

được do đơn vi/b6 phận nao thực hiện?

- Việc đánh giá chất lượng các dịch vụ hỗ trợ của thư viện, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác được thực hiện như thế nào?

- Trường có thực hiện cải tiễn chất lượng các dịch vụ hỗ trợ của thư viện, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác không?

- Việc cải tiến chất lượng các dịch vụ hỗ trợ của thư viện, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác được thực hiện như thé nào? Kết quả đạt được?

* Các thông tin, minh chứng cần thu thập

Trang 40

- Văn bản quy định về việc đánh giá chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích - Dữ liệu đánh giá, kết quả khảo sát/đánh giá các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích Các hoạt động cần đánh giá:

+ Chất lượng các dịch vụ và tiện ích tại thư viện.

+ Chat lượng các dịch vụ và tiện ích của hệ thống CNTT.

+ Chat lượng cua co sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học.

+ Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ khác, gồm: tư van NH, công tác sinh viên, các hoạt động đoàn thể, hoạt động ngoại khóa.

- Các biên bản/kết luận/quyết định/hóa đơn chứng từ liên quan đến cải tiễn chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích.

- Thông tin về kết quả cải tiễn chất lượng các dịch vụ hỗ trợ của thư viện, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác: kế hoạch, báo cáo công tác của các don vi, báo cáo kết quả thu thập ý kiến phản hồi của giảng viên và người học.

2.2.2 Xây dựng Phiếu đánh gia tiêu chí

2.2.2.1 Mô tả và phân tích các hoạt động của Trường liên quan đến tiêu chí, so sánh đối chiếu yêu cầu của tiêu chí (mặt bằng chung), với chính Nhà trường

trong các năm trước, với các quy định của Nhà nước.

* Chat lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích (tại thư viện, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác) được đánh giá.

- Trường chưa có văn bản quy định về việc đánh giá chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích của thư viện, cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác [Không có mình chứng].

- Việc đánh giá chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích phục vụ dao tạo và nghiên cứu chưa được thực hiện thường xuyên, thống nhất Trong chu kỳ đánh giá (2016-2020), Trường thực hiện 01 cuộc khảo sát online để đánh giá mức độ hài lòng của giảng viên về hoạt động hỗ trợ của đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên [Báo cáo kết quả khảo sát online] Ngoài ra, một sô đơn vị thực hiện việc khảo sát dé đánh giá chat lượng dịch vụ hỗ trợ theo kế hoạch công tác của đơn vị (Báo cáo tổng hợp kết quả khảo sát, Hồ sơ khảo sát giảng viên và người học].

* Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích (tai thư viện, phòng thinghiém, hệ thong công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác) được cải tiến.

Ngày đăng: 04/04/2024, 03:46

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan