TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại toàn cầu hóa, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh Vì thế, các cơ sở giáo dục đóng vai trò then chốt trong việc phát triển nhân lực chất lượng, trở thành nền tảng và chìa khóa cho sự phát triển bền vững của quốc gia.
Nghị quyết số 29-NQ/TW Khóa 8 (2013) đặt ra yêu cầu: Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước; đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học; hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế, đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế
Theo Nguyễn Minh Hà và Ngô Thành Trung (2018), ngoài loại hình vốn tài chính truyền thống thuần về kinh tế được đánh giá ở nhiều khía cạnh như vốn cố định, vốn kinh doanh, sự tăng trưởng vốn thì các loại hình vốn của con người bao gồm vốn con người, vốn xã hội và vốn tâm lý cũng được đánh giá cao và được xem xét như là nguồn lực của tổ chức và trở thành lợi thế cạnh tranh
Vì vậy, trước áp lực về nguồn nhân lực chất lượng cao, đòi hỏi mỗi trường đại học cần phải nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng đào tạo của mình Thành công của một cơ sở giáo dục được đánh giá bằng chính chất lượng sinh viên mà họ đã đào tạo ra và cung cấp cho cho xã hội, được đánh giá bằng bản lĩnh tri thức mà sinh viên đã được trau dồi trong quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường để đem ra vận dụng trong thực tế
Trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, xã hội hóa giáo dục đã và đang tạo điều kiện cho nhiều nhà đầu tư tập trung vào lĩnh vực giáo dục khiến cho số trường đại học, cao đẳng ngoài công lập tăng lên một cách nhanh chóng, làm cho sức cạnh tranh trong công tác tuyển sinh cũng gay gắt hơn Do đó, công cụ cạnh tranh quan trọng nhất trong lĩnh vực giáo dục là chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục, đây chính là công cụ giúp cho các cơ sở giáo dục củng cố thế mạnh thương hiệu của chính mình Việc khám phá và xây dựng mô hình những yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên là một điều cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay, điều đó giúp cho nhà trường đưa ra chiến lược phát triển phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên, nâng cao chất lượng đào tạo và tạo lợi thế cạnh tranh
Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh với bề dày lịch sử gần 45 năm hình thành và phát triển, là một trong những trung tâm hàng đầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực kinh tế, tài chính - ngân hàng Nhà trường đã cung cấp cho xã hội hàng nghìn cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, đây chính là nguồn nhân lực chất lượng cao cho khắp mọi miền của Tổ quốc, đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Đất nước Cùng với mong muốn đáp ứng xu thế toàn cầu của thời đại, góp sức vào sự phát triển của Đất nước, mục tiêu phát triển của Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh là trở thành một trường đa ngành khối kinh doanh quản lý, trong đó ngành kinh tế tài chính - ngân hàng là mũi nhọn Nhà trường luôn coi trọng việc xây dựng môi trường giáo dục đào tạo hiện đại, đậm nét văn hóa dân tộc nhằm phát huy tiềm năng, tính sáng tạo và năng lực tư duy của người học; đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có trình độ, có bản lĩnh, sáng tạo và chuyển giao tri thức khoa học đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cung cấp chìa khóa thành công của đất nước trong thời đại toàn cầu hóa
Trong quá trình đào tạo, không chỉ Nhà trường mà cả sinh viên luôn kỳ vọng đạt được những mục tiêu đề ra Về phía Nhà trường, mong muốn cung cấp được một dịch vụ, chất lượng đào tạo tốt nhất và cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng tốt nhất để đáp ứng nhu cầu về nguồn lao động chất lượng cao của thị trường; về phía sinh viên, sinh viên luôn kỳ vọng được học trong một môi trường
8 giáo dục tốt nhất, thu nạp được những kiến thức bổ ích nhất, đạt được kết quả học tập cao nhất và cuối cùng là cầm được tấm bằng, hành trang khởi nghiệp cho tương lai chất lượng nhất
Trên thực tế, ngoài những yếu tố khách quan như tình hình sức khỏe, tình hình tài chính, hoàn cảnh gia đình,…có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, thì còn có những yếu tố ở chính bản thân sinh viên cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập, kết quả học tập của sinh viên như sự tự tin vào bản thân, suy nghĩ của sinh viên, sự kỳ vọng vào bản thân, sự kỳ vọng vào giảng viên,…kết hợp tất cả các yếu tố này gọi chung là yếu tố năng lực tâm lý
Mặc dù, đã có nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, tuy nhiên những nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam cũng không nhiều Đặc biệt, nghiên cứu về khía cạnh năng lực tâm lý ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên cần có nhiều nghiên cứu hơn nhằm bổ sung lý luận về mối quan hệ này Do đó, đề tài: “Năng lực tâm lý và kết quả học tập: Nghiên cứu cảm nhận từ góc nhìn của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện để làm rõ mối quan hệ này.
Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này tập trung xác định và phân tích các yếu tố năng lực tâm lý có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của sinh viên và tác động của kết quả học tập đến sự hài lòng chất lượng cuộc sống học tập cả trực tiếp và gián tiếp nhằm đề xuất các hàm ý quản trị nâng cao kết quả học tập và chất lượng đời sống học tập đối với sinh viên tại Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh Củ thể các mục tiêu nghiên cứu như sau:
- Xác định các yếu tố năng lực tâm lý tác động đến kết quả học tập của sinh viên
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố năng lực tâm lý đến kết quả học tập và tác động của kết quả học tập đến chất lượng đời sống học tập của sinh viên tại Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh
- Đề xuất các hàm ý quản trị từ góc độ năng lực tâm lý nhằm nâng cao kết quả học tập và chất lượng đời sống học tập của sinh viên tại Trường Đại học Ngân hàng
TP Hồ Chí Minh Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần phải trả lời những câu hỏi sau:
- Các yếu tố năng lực tâm lý nào tác động đến kết quả học tập của sinh viên?
Yếu tố năng lực tâm lý bao gồm các đặc điểm như sự tự tin, sự tự giác, sự kiên trì và khả năng quản lý căng thẳng có tác động đáng kể đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh Những yếu tố này ảnh hưởng đến quá trình học tập, khả năng tập trung và nỗ lực của sinh viên, dẫn đến sự khác biệt trong thành tích học tập Mặt khác, kết quả học tập cũng góp phần vào chất lượng đời sống học tập, tạo động lực cho sinh viên tiếp tục học tập, phát triển các kỹ năng học tập hiệu quả và hình thành môi trường học tập tích cực.
- Những hàm ý quản trị nào góp phần nâng cao kết quả học tập và chất lượng đời sống học tập từ các yếu tố năng lực tâm lý của sinh viên tại Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tác động của các yếu tố năng lực tâm lý đến kết quả học tập và chất lượng đời sống học tập của sinh viên tại Trường Đại học Ngân hàng
TP Hồ Chí Minh Đối tượng khảo sát là sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Ngân hàng
Nghiên cứu này chỉ tập trung xác định các yếu tố cấu thành năng lực tâm lý của sinh viên trong quá trình học tập và tác động của từng yếu tố đến kết quả học tập Đồng thời xem xét tác động của kết quả học tập đến chất lượng cuộc sống sinh viên khi học tập tại BUH.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu, tác giả kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định tính: Thông qua các nghiên cứu có liên quan trước đây nhằm mục đích thiết kế thang đo, đưa ra mô hình nghiên cứu Sau đó, thông qua hình thức thảo luận nhóm đối với sinh viên nhằm mục đích điều chỉnh thang đo phù hợp hơn với môi trường và đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu định lượng: Thông qua việc trả lời bảng câu hỏi của sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh để thu thập thông tin Dự liệu thống kê được phân tích qua các chỉ số Cronbach’s Alpha, EFA, CFA và SEM nhằm kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.
Ý nghĩa của nghiên cứu
Xác định các yếu tố năng lực tâm lý và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến kết quả học tập và chất lượng đời sống học tập của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất hàm ý giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường trong các giai đoạn tiếp theo Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng giúp cho sinh viên nhận biết những yếu tố thuộc về năng lực tâm lý có ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân để từ đó có những kế hoạch phù hợp nhằm đạt kết quả tốt trong quá trình học tập.
Kết cấu của đề tài
Nghiên cứu được phân tích trong 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu
Trình bày lý do hình thành đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Trình bày tổng quan về cơ sở lý thuyết, từ đó hình thành mô hình nghiên cứu và đề xuất các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Nêu lên trình tự nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu: xây dựng thang đo, thiết kế bảng khảo sát, phương pháp lấy mẫu,…phục vụ công tác nghiên cứu của đề tài Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày kết quả kiểm định thang đo, phân tích các dữ liệu xử lý
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
Tóm tắt những kết quả chính của nghiên cứu đã đạt được, những đóng góp của nghiên cứu đối với đối tượng nghiên cứu và những hạn chế của nghiên cứu để định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo
Chương 1 đã trình bày tổng quan những nội dung của đề tài gồm tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu từ đó đặt ra những câu hỏi mà đề tài cần giải quyết, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và cấu trúc của nghiên cứu Các lý thuyết và cơ sở nền tảng của chương 1 sẽ được trình bày cụ thể ở chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Các khái niệm cơ bản
Khi nói đến tâm lý, người ta nghĩ đến ngay lĩnh vực liên quan đến sức khỏe của con người, là lĩnh vực của y học hay môi trường đào tạo chuyên ngành y khoa, mà ít khi nghĩ rằng tâm lý cũng có sự liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực quản lý hay giáo dục các chuyên ngành khác ngoài chuyên ngành đào tao y khoa Xóa bỏ quan niệm vốn tồn tại lâu đời, cuối thế kỷ XX ngành tâm lý học mở ra theo hướng mới: Tâm lý tích cực Theo đó, một trong hai lĩnh vực nghiên cứu về tâm lý học tích cực của Martin Seligman, cựu Chủ tịch của Hiệp hội tâm lý Mỹ (American Psychological Association) và lý thuyết hành vi tổ chức tích cực (Positive organizational behavior- POB) đã chỉ ra các thành phần của tâm lý bao gồm: Tự tin, lạc quan, hy vọng, thích nghi, trí tuệ cảm xúc và giữa chúng có sự đo lường khác nhau dẫn đến mức độ ảnh hưởng cũng khác nhau, nếu có sự kết hợp giữa các thành phần này lại được gọi là năng lực tâm lý
Theo Luthans và cộng sự (2007), năng lực tâm lý là trạng thái phát triển tích cực của một cá nhân, bao gồm sự tự tin, lạc quan, hy vọng và khả năng tự hồi phục Năng lực tâm lý là một khái niệm hiện đại trong lĩnh vực quản lý kinh doanh, đặc biệt là hành vi tổ chức tích cực (POB).
Nguyễn Việt Ngọc Linh (2012), phát biểu rằng: Tâm lý học tích cực nhằm mục đích quan tâm đến sức khỏe tâm thần của con người bao gồm hai mục tiêu chính: (1) Giúp cho những người bình thường có được một cuộc sống phong phú và có ý nghĩa hơn (2) Hiểu biết con người một cách đầy đủ hơn về những tiềm năng
13 tồn tại trong con người Như vậy, năng lực tâm lý được hiểu như các yếu tố tâm lý tích cực của con người, và có tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người
2.1.2 Năng lực tâm lý cá nhân và các yếu tố của năng lực tâm lý cá nhân
Theo các nghiên cứu trước đây, năng lực tâm lý cá nhân hay đặc điểm cá nhân do bẩm sinh mà có như sự nhạy bén, trí thông minh… Nhưng những đặc điểm bẩm sinh như vậy không nhiều và cũng phải rèn luyện mới phát triển được và phần lớn các đặc điểm cá nhân chủ yếu do học tập, rèn luyện mà có Những đặc điểm ấy thường là: Tự tin, quyết đoán, sẵn sàng chịu trách nhiệm, thích ứng với môi trường, khả năng chịu đựng cao, có tinh thần hợp tác…
Luthans và Youssef (2004) cho rằng, trong số các nguồn lực khác nhau, năng lực tâm lý đề cập đến một trạng thái tâm lý tích cực, được coi là vốn nhân lực, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau của người lao động, bao gồm: Cảm xúc, động lực, nhận thức và hành vi Luthans và cộng sự (2008) phát biểu, năng lực tâm lý có vai trò trung gian, là một đầu vào tích cực về mặt chất lượng thông qua việc đạt được kết quả tích cực trong công việc phát triển nguồn nhân lực và quản lý hiệu suất lao động Nói chung, nhân viên có năng lực tâm lý cao, trạng thái cảm xúc tích cực thì bất cứ khi nào gặp khó khăn trong công việc, họ luôn hy vọng và lạc quan Như vậy, năng lực tâm lý có thể được xem như một tài nguyên cá nhân quan trọng, giúp con người đạt được các mục tiêu, có thể đối phó tốt hơn với những trở ngại mà họ phải đối mặt và được Luthans và cộng sự (2007) định nghĩa là trạng thái phát triển tâm lý tích cực của một cá nhân được đặc trưng bởi các yếu tố như: Sự tự tin: Là sự cố gắng bằng những nỗ lực cần thiết để đạt được sự thành công; Nỗ lực:
Để đạt được mục tiêu, cần có sự kiên định trong hành trình và sẵn sàng điều chỉnh phương pháp thực hiện hay cả hướng đi Bên cạnh đó, sự lạc quan là tạo ra suy nghĩ tích cực về thành công từ hiện tại đến tương lai Cuối cùng, khả năng tự phục hồi/vượt khó là sức mạnh chống đỡ, giữ vững và phục hồi khi đối mặt với khó khăn, trở ngại.
Kết quả công việc là việc đạt được những thành tựu nhất định của một cá nhân tại nơi làm việc, có liên quan đến việc lên kế hoạch hướng đến kết quả và chính sách hoạt động của tổ chức (Avey & cộng sự, 2010) Theo Borman và Motowidlo (1993) cho rằng kết quả công việc là các hành vi liên quan đến công việc có thể được đo lường bằng mức độ đóng góp của nhân viên vào việc đạt được các mục tiêu của tổ chức, đó là quá trình đánh giá chất lượng thực hiện công việc của nhân viên và được xem là một tiêu chí quan trọng đối với thành công của một tổ chức Các tác giả này phân loại kết quả công việc thành hai khía cạnh: hiệu suất nhiệm vụ và hiệu suất tình huống Rotundo và Sackett (2002) cho rằng kết quả công việc bao gồm: Số lượng, chất lượng, kỹ năng làm việc và kiến thức chuyên môn của nhân viên Kết quả công việc được đánh giá bởi sự tin tưởng, sự hài lòng của bản thân nhân viên về chất lượng công việc thực hiện, sự đánh giá của đồng nghiệp và cấp trên (Nguyen & Nguyen, 2011) Campbell và Pritchard (1976) mô tả kết quả công việc như một biến cấp độ cá nhân Họ định nghĩa kết quả công việc là hành vi được thực hiện bởi nhân viên Nó là kết quả đầu ra của người lao động thông qua năng suất và chất lượng công việc Đây là một trong những hành vi công việc được điều tra rộng rãi nhất trong lĩnh vực hành vi tổ chức và tâm lý nghề nghiệp Trần Kim Dung (2015), kết quả công việc của cá nhân là khối lượng công việc được hoàn thành tương ứng với chất lượng công việc và thời gian thực hiện cụ thể
Trong môi trường học tập, sinh viên nỗ lực để đạt kết quả học tập với những mục tiêu đề ra mang tính chất tổng hợp Kết quả học tập được xem như thước đo cho cả quá trình học tập của sinh viên và đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá chất lượng học tập và giảng dạy tại các cơ sở giáo dục Theo Trần Thị Tuyết Oanh (2007), việc đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập, xử lý thông tin về trình độ, khả năng mà người học thực hiện các mục tiêu học tập đã xác định, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên, cho nhà trường và cho bản thân sinh viên để giúp họ học tập tiến bộ hơn Việc đánh giá kết quả học tập có thể được đo lường thông qua việc sinh viên tự đánh giá về quá trình học tập, kiến thức thu nhận được trong quá trình học tập và cơ hội tìm kiếm việc làm của mình Nội dung đánh giá là những kết quả học tập hàng ngày, cũng như những kết quả phản
15 ánh trong kiểm tra giữa kỳ, các kỳ thi học kỳ và kết quả của việc đánh giá được thể hiện chủ yếu bằng điểm số theo thang điểm đã được quy định và dựa vào bằng chứng thực tế về sự thành công của sinh viên trên cơ sở kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ trong quá trình học tâp và được thể hiện theo hai nghĩa trong khoa học cũng như trong thực tế: (1) là mức độ mà người học đạt được so với mục tiêu đã xác định, (2) mức độ mà người học đạt được so sánh với những người cùng học khác như thế nào trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường được gọi là kết quả học tập.
Tổng quan các lý thuyết về các nghiên cứu
2.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài
2.2.1.1 Nghiên cứu của Durrah và cộng sự (2016)
Nghiên cứu của Durrah và cộng sự (2016) khảo sát 110 giảng viên Đại học Philadelphia để xác định nhận thức của họ về khả năng tâm lý và tác động của nó lên hiệu suất công việc Nghiên cứu đã xác định bốn yếu tố khả năng tâm lý: tự tin, lạc quan, hy vọng và khả năng phục hồi Ngoài ra còn có bốn yếu tố hiệu suất công việc: hiệu suất giảng dạy, thực hiện hành vi, nghiên cứu khoa học và dịch vụ cộng đồng địa phương Kết quả chỉ ra rằng nhận thức về khả năng tâm lý của các giảng viên được khảo sát là cao và những yếu tố này, đặc biệt là tự tin, hy vọng và khả năng phục hồi, ảnh hưởng tích cực đến tất cả các khía cạnh của hiệu suất công việc, trong khi lạc quan không có tác động đáng kể nào.
Hình 2 1: Mô hình nghiên cứu của Durrah và cộng sự (2016)
(Nguồn: Durrah và cộng sự, 2016) 2.2.1.2 Nghiên cứu của Kappagoda và cộng sự (2014)
Kappagoda và cộng sự (2014), bằng việc nghiên cứu 300 bài báo có liên quan nhằm xác định khái niệm, kích thước và mối quan hệ của năng lực tâm lý và hiệu suất công việc để phát triển một khung khái niệm, xác định được tác động của năng lực tâm lý đối với hiệu suất công việc trong bối cảnh Sri Lanka Nhóm tác giả đã đề xuất mô hình khung khái niệm bao gồm: (1) Năng lực tâm lý, (2) giá trị công việc, (3) thái độ làm việc, (4) hiệu suất công việc Theo bằng chứng thực nghiệm và kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa năng lực tâm lý và thái độ làm việc, thái độ làm việc và hiệu suất công việc, giá trị công việc và hiệu suất công việc, giá trị công việc và thái độ làm việc
Hình 2 2: Mô hình nghiên cứu của Kappagoda và cộng sự (2014)
(Nguồn: Kappagoda và cộng sự,2014)
Dịch vụ cộng đồng địa phương
Thái độ làm việc Giá trị công việc
2.2.1.3 Nghiên cứu của Nguyen và Nguyen (2012)
Nguyen và Nguyen (2012) thực hiện khảo sát 364 nhân viên tiếp thị tại TP
Hồ Chí Minh nhằm mục đích nghiên cứu vai trò của năng lực tâm lý đến chất lượng công việc và chất lượng cuộc sống của Nghiên cứu cho thấy năng lực tâm lý có tác động tích cực đến cả hiệu suất công việc, chất lượng công việc và cả chất lượng cuộc sống của nhân viên tiếp thị
Hình 2 3: Mô hình nghiên cứu của Nguyen và Nguyen (2012)
(Nguồn: Nguyen và Nguyen, 2012) 2.2.1.4 Nghiên cứu của các tác giả Harms và Luthans (2012)
Harms và Luthans (2012), trình bày một phương pháp nhằm đánh giá dễ dàng và nhanh chóng các cấu trúc tâm lý ngầm bằng cách sử dụng năng lực tâm lý làm ví dụ điển hình Bằng cách sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, nghiên cứu được tiến hành trên 278 quan sát bao gồm người trưởng thành có việc làm từ nhiều công việc và ngành nghề khác nhau Người tình nguyện tham gia nghiên cứu do trường đại học tài trợ tại nơi làm việc, những người tham gia nghiên cứu cũng hoàn thành biện pháp tự báo cáo về năng lực tâm, sự hài lòng, về hành vi, hiệu suất nhiệm vụ Các nhà nghiên cứu và một nhóm gồm các chuyên gia thống nhất thỏa thuận đưa ra ba câu hỏi và câu hỏi khảo sát và được trả lời bằng thang do Likert 7 Kết quả nghiên cứu của mô hình cho thấy, hệ số độ tin cậy bên trong của bảng câu hỏi vốn tâm lý tiền ẩn (I-PCQ) Luthans và cộng sự (2007) và tất cả các biện pháp khác được sử dụng trong phân tích là cao
Tác giả Abdullah (2011), đưa ra mô hình gồm 7 nhân tố tác động đến hiệu quả học tập của sinh viên bao gồm: (1) Điểm số trung học, (2) Phân ngành trung học (3) Quốc tịch, (4) Tuổi, (5) Giới tính, (6) Tình trạng hôn nhân, (7) Tình trạng công việc Mục đích của nghiên cứu này là điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên chuyên ngành kinh doanh tại Trường Đại học mở Ả Rập, cụ thể là trường hợp của chi nhánh Kuwait với các giải thuyết tác giả đưa ra là cả 7 yếu tố trên đều không ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Nghiên cứu được tiến hành bằng việc điều tra hồ sơ ra trường của 566 sinh viên chuyên ngành kinh doanh tốt nghiệp trong năm học 2009 - 2010 và không qua khảo sát bằng bảng câu hỏi Kết quả phân tích hồi quy cho thấy chỉ có 3 yếu tố là tuổi, điểm số ở trung học và quốc tịch là có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
Hình 2 4: Mô hình nghiên cứu của Abdullah (2011)
Như vậy, khái niệm “Năng lực tâm lý” đã được các nhà nghiên cứu vận dụng đưa vào nghiên cứu thực tế trong các lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực quản lý và lĩnh lực giáo dục, … Cụ thể như nghiên cứu của Luthans & cộng sự (2007), Nguyen và Nguyen (2012) đã cho thấy sự tác động của năng lực tâm lý đến hiệu suất, hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống của đối tượng được khảo sát là những người trưởng thành và đi làm; Kappagoda và cộng sự (2014) dựa trên cơ sở lý thuyết tiến
Giới tính Tình trạng công việc
Quốc tịch Điểm số trung học
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa năng lực tâm lý và hiệu suất công việc Nghiên cứu của Durrah và cộng sự (2016) cho thấy tự tin, hy vọng, khả năng tự phục hồi ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất công việc của giảng viên Tuy nhiên, sự nhận thức về vai trò của năng lực tâm lý có thể khác nhau giữa sinh viên và giảng viên.
2.2.2 Các nghiên cứu trong nước
2.2.2.1 Nghiên cứu của Nguyễn Minh Hà và Ngô Thành Trung (2018)
Tác giả Nguyễn Minh Hà và Ngô Thành Trung (2018) nghiên cứu “Năng lực tâm lý: Lý thuyết và thang đo” Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích các phương pháp đo lường năng lực tâm lý của các nghiên cứu có liên quan như vận dụng bảng câu hỏi năng lực tâm lý phiên bản 24 phát biểu (Psychological Capital Questionnaire - PCQ-24), bảng câu hỏi năng lực tâm lý phiên bản 12 phát biểu (PCQ-12), bảng câu hỏi năng lực tâm lý ngầm (Implicit Psychological Capital Questionnaire - I-PCQ) Hai tác giả đã đi đến kết luận rằng: Năng lực tâm lý là khái niệm bậc cao hơn được cấu thành từ 4 thành phần là (1) Sự tự tin năng lực của bản thân, (2) Sự hy vọng, (3) Sự lạc quan và (4) Sự kiên cường Đồng thời, với điều kiện và bối cảnh thực tế tại Việt Nam, hai tác giả kết luận rằng bảng câu hỏi năng
20 lực tâm lý - PCQ-24 của Luthans và cộng sự (2007) với 24 biến quan sát và thang đo Likert 6 mức độ từ 1 (hoàn toàn không đồng ý) đến 6 (hoàn toàn đồng ý) là phù hợp Tuy nhiên, trong PCQ-24 có 3 biến mang ý nghĩa tiêu cực (1 biến quan sát thuộc thang đo sự kiên cường và 2 biến quan sát thuộc thang đo sự lạc quan) vì lo sợ khi trả lời các biến quan sát mang yếu tố tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của người trả lời câu hỏi và ảnh hưởng trực tiếp đến việc trả lời các câu hỏi sau đó, từ đó tạo ra các nhân tố giả trong việc thu thập và xử lý dữ liệu Để phù hợp với bối cảnh, hai tác giải đã nghiên cứu và điều chỉnh 3 biến quan sát mang ý nghĩa tiêu cực trong PCQ-24 thành 3 biến quan sát mang ý nghĩa tích cực, đồng thời bổ sung thêm
6 biến quan sát vào các thang đo (2 biến quan sát ở thang đo sự hy vọng, 2 biến qian sát ở thang đo sự kiên cường, 2 biến quan sát ở thang đo sự lạc quan) và đề xuất sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (1 - hoàn toàn không đồng ý, 2 - không đồng ý, 3 - không ý kiến, 4 - đồng ý, 5 - hoàn toàn đồng ý) Từ đó, xây dựng và đề xuất bảng câu hỏi đo lường để đo lường năng lực tâm lý với 30 biến quan sát cho 4 thang đo của năng lực tâm lý: Sự tự tin, sự kiên cường, sự hy vọng và sự lạc quan để phù hợp hơn với bối cảnh trong nước
2.2.2.2 Nghiên cứu của Phan Quốc Tấn và Bùi Thị Thanh (2018)
Nhóm tác giả Phan Quốc Tấn và Bùi Thị Thanh (2018) đề xuất mô hình gồm
4 yếu tố năng lực tâm lý: (1) Sự hy vọng, (2) Sự lạc quan, (3) Sự thích nghi, (4) Sự tự tin có ảnh hưởng đến cam kết làm việc và kết quả công việc của nhân viên trong doanh nghiệp điện - điện tử trong các khu công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh Qua phân tích tuyến tính (SEM) cho thấy năng lực tâm lý có tác động dương tính mạnh đến cam kết làm việc và kết quả công việc Điều đó chứng tỏ rằng, khi nhân viên có năng lực tâm lý cao thì họ dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc, đồng thời họ cũng dễ dàng giải quyết được những khó khăn, thử thách trong công việc và họ sẵn sàng cam kết làm việc ở mức độ cao, cố gắng đem lại một kết quả công việc ở mức cao nhất; còn cam kết làm việc có tác động dương nhưng thấp hơn sự tác động của năng lực tâm lý đến kết quả công việc, vì trong nghiên cứu cho thấy để đạt được kết quả công việc cao không chỉ phụ thuộc vào sự cam kết của nhân viên trong công việc mà nó còn phụ thuộc vào năng lực làm việc và phương pháp quản trị phù hợp
Hình 2 5: Mô hình nghiên cứu của Phan Quốc Tấn và Bùi Thị Thanh (2018)
(Nguồn: Phan Quốc Tấn và Bùi Thị Thanh, 2018) 2.2.2.3 Nghiên cứu của Đỗ Hữu Tài và cộng sự (2016) Đỗ Hữu Tài và cộng sự (2016) thực hiện nghiên cứu với 7 nhân tố trong mô hình nghiên cứu gồm: (1) Yếu tố xã hội, (2) Gia đình và bạn bè, (3) Môi trường học tập, (4) Nhận thức của bản thân người học, (5) Ý chí của bản thân người học, (6) Quan điểm sống của người học, và (7) Khu vực sống của người học để làm rõ nội hàm hai khái niệm “động cơ” và “động lực” từ để xác định các nhân tố tác động đến động lực học tập của sinh viên xác định các nhân tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Lạc Hồng Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 7 yếu tố đều tác động đên kết quả học tập của sinh viên, trong đó yếu tố nhận thức và ý chí của bản thân có sự tác động mạnh nhất
Kết quả công việc Cam kết làm việc
Hình 2 6: Mô hình nghiên cứu của Đỗ Hữu tài và cộng sự (2016)
(Nguồn: Đỗ Hữu Tài và cộng sự, 2016) 2.2.2.4 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu An và cộng sự (2016)
Nguyễn Thị Thu An và cộng sự (2016) nghiên cứu đối với sinh viên năm I-II Trường Đại học Khoa học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ với hai nhóm nhân tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên Qua nghiên cứu đã cho thấy các nhân tố có ảnh hưởng thuận chiều đến kết của học tập của sinh viên Các nhân tố đó được chia làm hai nhóm: nhóm nhân tố năng lực giảng viên là: (1) Giảng dạy, (2) Tổ chức học phần, (3) Tương tác lớp học; nhóm nhân tố thuộc bản thân sinh viên là: (1) Kiến thức thu nhận và (2) Động cơ học tập
Hình 2 7: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu An và cộng sự (2016)
(Nguồn: Nguyễn Thị Thu An và cộng sự, 2016)
Bản thân sinh viên Động cơ học tập
Kết quả học tập của sinh viên
Nhận thức của bản thân Ý chí của bản thân
Quan điểm sống Đặc điểm nhân khẩu
Gia đình & Bạn bè Động lực bên trong Động lực bên ngoài Yếu tố xã hội Động lực học tập
2.2.2.5 Nghiên cứu của Nguyễn Việt Ngọc Linh (2012)
Tác giả Nguyễn Việt Ngọc Linh (2012) với nghiên cứu “Các yếu tố năng lực tâm lý ảnh hưởng đến kết quả công việc của nhân viên ngân hàng và các công ty thương mại - dịch vụ tại TP Hồ Chí Minh” Nghiên cứu đưa ra 4 yếu tố năng lực tâm lý: (1) Tự tin, (2) Lạc quan, (3) Hy vọng, (4) Thích nghi có ảnh hưởng đến kết quả công việc của nhân viên ngân hàng và các công ty thương mại - dịch vụ tại TP
Hồ Chí Minh Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các yếu tố thuộc năng lực tâm lý đều tác động dương đến kết quả công việc của nhân viên, trong đó sự tự tin là yếu tố tác động mạnh nhất và sự lạc quan là yếu tố tác động thấp nhất
Hình 2 8: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Việt Ngọc Minh (2012)
(Nguồn: Nguyễn Việt Ngọc Linh, 2012) 2.2.2.6 Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thụy (2011)
Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
2.3.1 Năng lực tâm lý của sinh viên
Nguyễn Minh Hà & Ngô Thành Trung (2018) cho rằng, năng lực tâm lý là một hình thức của nguồn lực chiến lược, giành được sự chú ý ngày càng lớn trong lĩnh vực nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nguồn lực chiến lược đến hiệu quả Trong nghiên cứu của Durrah và cộng sự (2016), Harms và Luthans (2012) cũng đã giải thích mức độ đóng góp của năng lực tâm lý trong việc thúc đẩy hành vi của người hướng dẫn, củng cố tính cách của họ và khả năng hành động hợp lý trong các tình huống quan trọng Nguyen và Nguyen (2012) cũng phát biểu, kết quả công việc được đánh giá bởi sự tin tưởng, sự hài lòng của bản thân nhân viên về chất lượng
29 công việc thực hiện, sự đánh giá của đồng nghiệp và cấp trên Kappagoda và cộng sự (2014) đã tìm hiểu nghiên cứu khám phá giữa mức độ ảnh hưởng của năng lực tâm lý và sự hài lòng trong công việc của công nhân sản xuất trong nhà máy nhỏ và đã phát hiện ra mối quan hệ tích cực giữa giữa năng lực tâm lý và sự hài lòng trong việc Luthans và cộng sự (2008) phát biểu rằng: bên cạnh việc tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ để tăng lợi thế cạnh tranh của từng tổ chức, doanh nghiệp, thì trong môi trường kinh doanh mới đòi hỏi các công ty phải có cách tiếp cận mới trong quản lý nguồn nhân lực để tồn tại và tạo ra sự tăng trưởng và phát triển bền vững Đặc biệt, theo Siu và cộng sự (2013), những cá nhân có nhiều tài nguyên có thể đối phó tốt hơn với những trở ngại mà họ phải đối mặt, các tài nguyên cá nhân tích cực mà các cá nhân sở hữu, cho phép họ tiến tới sự hưng thịnh, thành công và được xem như một tài nguyên cá nhân quan trọng, giúp đạt được mục tiêu đề ra
Nghiên cứu trên toàn cầu và trong nước đều khẳng định mối tương quan giữa năng lực tâm lý với hiệu suất và kết quả công việc Đặc biệt, nghiên cứu của Phan Quốc Tấn và Bùi Thị Thanh (2018) nêu bật vai trò của năng lực tâm lý trong việc nâng cao cam kết làm việc Nghiên cứu của Trần Thanh Phong và Đỗ Thị Phượng (2017) cho thấy năng lực tâm lý tác động tích cực đến ý nghĩa công việc, hiệu quả công việc và sự thỏa mãn trong công việc Nguyễn Văn Thụy (2011) chứng minh ảnh hưởng của năng lực tâm lý đến sự hài lòng, thành quả công việc và mức độ hài lòng về cuộc sống của nhân viên tiếp thị Những nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của năng lực tâm lý trong hoạt động lao động và quản lý doanh nghiệp.
Theo Luthans và cộng sự (2012), năng lực tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiệu suất giáo dục và học tập, vai trò của năng lực tâm lý như là một công cụ thúc đẩy phát triển kết quả học tập và khuyến khích các giảng viên
30 thực hiện nghiên cứu khoa học liên tục, sự phát triển của năng lực tâm lý giúp khắc phục các vấn đề cản trở việc học và đó là một lợi thế cạnh tranh để thành công trong công việc học tập Nghiên cứu của Durrah và cộng sự (2016) chỉ ra cách thức để các trường đại học cần nỗ lực thêm nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh thông qua việc tập trung vào các giảng viên có trình độ, thực hiện nhiệm vụ và nhiệm vụ của họ một cách hiệu quả, điều này có thể dẫn đến cải thiện chất lượng dịch vụ giáo dục bằng cách như: Chấm dứt hợp đồng của một số giảng viên, giữ các giảng viên có trình độ và thu hút các giảng viên đặc biệt từ các trường đại học khác, lần lượt tạo thành một sự cạnh tranh mạnh mẽ, áp lực tâm lý và gánh nặng lớn cho đội ngũ giảng viên trong các trường đại học này để đáp ứng nhu cầu của thời đại thông tin và kiến thức
Cũng giống như nhân viên, họ làm việc nhằm mục đích gặt hái được mục tiêu đề ra như thành quả công việc, hiệu suất công việc, … cuối cùng đó là lợi ích tài chính hay tinh thần họ thu được từ công việc; sinh viên làm việc hướng tới các mục tiêu cụ thể bao gồm hoàn thành các khóa học, kết quả học tập, lấy bằng, … trong suốt quá trình học tập của mình Và các hoạt động cốt lõi của sinh viên có thể được coi là “công việc” như tham dự các bài giảng, làm bài tập và học tập
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng kết quả học tập của sinh viên chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố xã hội (gia đình, bạn bè), môi trường học tập, nhận thức bản thân, động lực, quan điểm sống (Đỗ Hữu Tài và cộng sự, 2016) Ngoài ra, điểm số trung học, quốc tịch, giới tính, tình trạng hôn nhân và việc làm cũng đóng vai trò nhất định (Abdullah, 2011) Trong khi đó, năng lực của giảng viên (giảng dạy, tổ chức học phần, tương tác lớp học) và năng lực của sinh viên (kiến thức, động cơ học tập) được coi là những yếu tố tâm lý có tác động đáng kể đến kết quả học tập (Nguyễn Thị Thu An và cộng sự, 2017).
Với vấn đề xã hội hóa giáo dục, với việc ngày càng nhiều nhà đầu tư tập trung đầu tư vào lĩnh vực giáo dục khiến cho số trường đại học, cao đẳng ngoài công lập tăng lên một cách nhanh chóng, làm cho việc cạnh tranh trong tuyển sinh cũng gay gắt hơn và chất lượng đào tạo chính là công cụ giúp cho cơ sở đào tạo củng cố thế
31 mạnh thương hiệu của chính mình Do vậy, việc khám phá và xây dựng mô hình những yếu tố tác động đến hiệu quả học tập của sinh viên là một điều cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay, giúp cho cơ sở giáo dục phát huy những yếu tố tích cực và hạn chế các yếu tố tiêu cực góp phần nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên, nâng cao chất lượng đào tạo, tạo lợi thế cạnh tranh
Như vậy, có nhiều yếu tố năng lực tâm lý được cấu thành trong các nghiên cứu (bảng 2.1) nhưng tậm trung vào các thành phần chủ yếu như sau: Động lực của bản thân sinh viên, sự tự tin trong quá trình học tập, sự lạc quan trong học tập và sự hấp dẫn trong quá trình học tập Nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích sự tác động của
04 yếu tố này đến kết quả học tập của sinh viên và sự hài lòng về chất lượng sống trong môi trường học tập
2.3.1.1 Sự nỗ lực trong học tập (Study effort - SE)
Theo các nhà tâm lý học (Murphy & Alexander, 2000), động lực được xem là một quá trình nội tại giúp thúc đẩy, hướng và duy trì hành động liên tục Griffin và Moorhead (2007) xác định động lực là tập hợp các lực lượng dẫn dắt mọi người hành xử theo những cách riêng để hoàn thành mục tiêu Robbins (2005), Abbah (2014) xác định động lực là sự sẵn sàng để thực hiện nỗ lực cao nhất hướng đến mục tiêu của tổ chức, để đáp ứng một số nhu cầu cá nhân Việc tạo động lực là một quá trình, thông qua đó cá nhân lựa chọn các kết quả mong muốn và đưa ra những hành động phù hợp để có được chúng (Huczynski & Buchanan, 1991; Lindner, 2004) Herzberg, Mausner, và Snyderman (1959), Burton (2012) cho rằng động lực làm việc của nhân viên được hiểu rõ nhất thông qua thái độ tương ứng của họ Nghiên cứu của Christen và cộng sự (2006) và Nguyễn Văn Thụy (2011), cho thấy yếu tố nỗ lực có tác động mạnh đến kết quả công việc Luthans và cộng sự (2007), cho rằng khi gặp phải những trở ngại hoặc những cản trở khó khăn thì động lực của con người càng mạnh mẽ Nó cũng thể hiện khả năng tự hồi phục sau khi bị tấn công bởi các vấn đề hoặc rào cản bất ngờ để thành công Với mỗi sinh viên thì động lực học tập chính là sự quyết tâm, kiên trì, chăm chỉ, không bỏ cuộc giữa chừng dù cho khó khăn và thử thách nhiều như thế nào Sự nỗ lực của bản thân sinh viên không phải tự dưng mà có, cần phải có quá trình rèn luyện, phấn đấu hằng ngày Nó sẽ tạo thành một động lực để sinh viên sau này tự tin bước tiếp Nếu
32 không nỗ lực thì mọi việc sinh viên muốn làm sẽ nhanh chán, nhanh bị ngó lơ, và cuối cùng là bị quên lãng Luthans và cộng sự (2007), cho rằng khi con người có nỗ lực cao sẽ kiên định đi tới mục tiêu của mình và khi cần thiết có thể thay đổi cách thức thực hiện và cả hướng đi để đi đến đích Khi bắt đầu đặt ra mục đích của bản thân sinh viên thì trước hết phải có ý chí và nghị lực để có thể làm mọi cách đạt được điều đó Đối với bất cứ công việc gì, nếu sinh viên có niềm say mê, thực sự cố gắng và quyết tâm thực hiện thì kết quả ắt hẳn sẽ tương xứng Điều này bắt đầu từ việc thiết lập mục tiêu học tập của sinh viên khi bước chân vào trường đại học Vậy, đối với sinh viên trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh thì sự nỗ lực học tập có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tập? Giả thuyết H1 được đặt ra như sau:
Giả thuyết H 1 : Sự nỗ lực học tập của sinh viên có tác động tích cực đến kết quả học tập của sinh viên
2.3.1.2 Sự tự tin của bản thân sinh viên (Self confident – SC)
Theo Luthans và cộng sự (2007), sự tự tin là sự cố gắng bằng những nỗ lực cần thiết để đạt được sự thành công; Bandura (1997) phát biểu rằng, sự tự tin đề cập đến niềm tin vào khả năng của một cá nhân có thể tổ chức và thực hiện được các hướng hành động cụ thể để tạo ra những thành tựu nhất định và những người có sự tự tin cao là những người luôn xem những nhiệm vụ khó khăn là việc họ phải thực hiện một cách chủ động thay vì tìm cách né tránh, đó cũng là một biểu hiện tâm lý tích cực của người có sự tự tin và đặt tên cho những nhân viên tự tin là những người biểu diễn tốt, nếu các nhân viên có năng lực bản thân cao, họ tin rằng họ có thể thành công và họ sẽ nỗ lực nhiều hơn vào việc hoàn thành nhiệm vụ
Phan Quốc Tấn và Bùi Thị Thanh (2018) cho rằng, nhân viên tự tin khi làm việc thì họ sẽ biết sử dụng những kỹ năng và năng lực phù hợp để thực hiện công việc tốt hơn, từ đó sẽ cam kết làm việc nhiều hơn cho công việc hiện tại và tương lai của họ; hay Kappagoda và cộng sự (2014) cũng phát biểu, khi một người có sự tự tin, họ sẽ có nhiều khả năng để cố gắng thực hiện công việc và họ tin rằng họ có thể thành công Sự tự tin của nhân viên có tác động tốt đến hiệu quả cũng như thành công và kết quả công việc Khi có một đội ngũ nhân viên tràn đầy tự tin, nhiệt tình,
33 trách nhiệm trong công việc, không né tránh những thách thức khó khăn, thì chúng ta có thể khẳng định rằng, tổ chức đó đang sở hữu một nguồn nhân lực chất lượng cao vô giá
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành thông qua các bước và toàn bộ quy trình nghiên cứu được trình bày ở hình 3.1
Hình 3 1: Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Thiết kế cho nghiên cứu )
Xây dựng thang đo
3.2.1 Thang đo năng lực tâm lý
Theo Luthans và cộng sự (2012), năng lực tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiệu suất giáo dục và học tập, vai trò của năng lực tâm lý như là một công cụ thúc đẩy phát triển kết quả học tập và khuyến khích các giảng viên thực hiện nghiên cứu khoa học liên tục, sự phát triển của năng lực tâm lý giúp khắc phục các vấn đề cản trở việc học và đó là một lợi thế cạnh tranh để thành công trong công việc học tập Nghiên này sử dụng thang đo nghiên cứu của Nguyen & Nguyen (2012), Nguyễn Văn Thụy (2011), Phan Quốc Tấn và Phạm Thanh Hiếu (2020) gồm 18 biến quan sát cho thang đo năng lực tâm lý với 4 thành phần: Sự nỗ lực, sự tự tin, sự lạc quan và sự hấp dẫn trong quá trình học tập
Bảng 3.1 Thang đo năng lực tâm lý
I Sự nỗ lực trong học tập
1 Tôi luôn chủ động theo đuổi mục tiêu học tập hiện tại của mình SE1
2 Trong học tập tôi luôn kỳ vọng mọi việc theo ý tôi SE2
3 Tôi luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc học tập của mình SE3
4 Tôi luôn có tinh thần trách nhiệm cao với các công việc học tập của mình tại trường SE4
5 Tôi sẵng sàng học thêm giờ khi cần thiết để hoàn thành công việc học tập SE5
6 Tôi luôn hoàn thành công việc học tập (bài đọc, bài tập, vv) của mình SE6
II Sự tự tin vào bản thân
7 Tôi dễ dàng hòa đồng với bạn bè trong học tập SC1
8 Tôi rất tự tin khi trình bày các vấn đề chuyên môn với thầy cô SC2
9 Tôi rất tự tin khi tiếp xúc với bạn học, thầy cô và cán bộ nhà trường SC3
10 Tôi rất tự tin khi thảo luận các vấn đề chuyên môn với bạn bè trong lớp SC4
11 Khi gặp khó khăn trong học tập, tôi luôn tin điều tốt nhất sẽ xảy ra với tôi SO1
12 Tôi luôn lạc quan về kết quả học tập của tôi SO2
13 Tôi tin mọi việc tốt lành luôn đến với tôi trong quá trình học tập tại trường SO3
14 Tôi dễ dàng hồi phục sau khi gặp những vấn đề rắc rối trong học tập SO4
15 Sau mỗi ngày học tập, tôi cảm thấy minh luôn học được một cái gì đó SA1
16 Việc học tập tại trường của tôi thật là thú vị SA2
17 Tôi ít khi cảm thấy nhàm chán với việc học của mình SA3
18 Việc học tập của tôi thật là hấp dẫn SA4
Nguồn: Nguyen & Nguyen (2012), Nguyễn Văn Thụy (2011), Phan Quốc Tấn và Phạm
3.2.2 Thang đo kết quả học tập và sự hài lòng đời sống học tập
Bảng 3.2 Thang đo các yếu tố phụ thuộc
STT NỘI DUNG MÃ HÓA
1 Thầy cô đánh giá tôi là sinh viên học tập tốt SP1
2 Bạn bè trong lớp luôn đánh giá tôi là người học tập tốt SP2
3 Tôi luôn hài lòng với kết quả học tập của tôi SP3
4 Tôi tin rằng tôi là một sinh viên học tập hiệu quả SP4
II Hài lòng chất lượng đời sống
5 Xem xét tất cả mọi khía cạnh, tôi rất hài lòng với việc học tập tại trường này QLS1
6 Việc học tập và sinh hoạt của tôi tại trường này là một trải nghiệm thú vị QLS2
7 Nhìn chung, chất lượng sống trong học tập của tôi tại trường này rất cao QLS3
Nguồn: Nguyen & Nguyen (2012), Nguyễn Văn Thụy (2011), Phan Quốc Tấn và Phạm
Kết quả học tập được hiểu như là thành quả của một sinh viên đạt được trong quá học tập và là mục tiêu quan trọng nhất của sinh viên trong quá trình theo học đại học Nghiên cứu này sử dụng thang đo của Rahtz va Sirgy (2000), Nguyễn Văn Thụy (2011), Nguyen & Nguyen (2012), Phan Quốc Tấn và Phạm Thanh Hiếu (2020) với 4 biến quan sát (SP1, SP2, SP3, SP4) Theo Diener & Lucas (1999), chất lượng sống trong học tập của sinh viên là một định nghĩa chứa đựng yếu tố cảm xúc
42 cũng như nhận thức; phản ánh sự hài lòng của sinh viên đối với cuộc sống học tập Thang đo sự hài lòng chất lượng đời sống của sinh viên khi theo học tại trường gồm
3 biến quan sát (QLS1, QLS2, QLS3) kế thừa từ Nguyen & Nguyen (2012), Nguyễn Văn Thụy (2011).
Mẫu nghiên cứu và phương pháp xử lý dữ liệu
Kích thước mẫu (n) là số lượng đối tượng khảo sát phải thu thập thông tin cần thiết đủ cho nghiên cứu đạt độ tin cậy nhất định Kích thức mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, đề tài của tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) Theo Hair và cộng sự (2006), để có kết quả khả quan nhất trong phân tích nhân tố khám phá (EFA) kích thước mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát trên 1 biến quan sát là 5:1, tức là cứ 1 biến quan sát thì cần ít nhất 5 mẫu Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cũng cho rằng: với 1 biến quan sát nên chọn cỡ mẫu đáp ứng tỉ lệ 4 hay 5 lần Trên cơ sở đó, với số biến độc lập mà mô hình nghiên cứu của tác giả đề xuất là 4 biến độc lập với 19 biến quan sát, như vậy để đảm bảo thì cỡ mẫu tối thiểu của đề tài là 25 * 5 = 125
Trong sử dụng thống kê đa biến của Tabachnick và Fidell (2007), kích thước mẫu phù hợp cho mô hình hồi quy đa biến được tính theo công thức: N = 8*var+50 (trong đó: N là kích thước mẫu, var là số biến độc lập), trong nghiên cứu có 4 biến độc lập như vậy cỡ mẫu tối thiểu là 82 Để gia tăng độ tin cậy trong Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Hiện nay, trong năm học 2020-2021 tổng số sinh viên theo học tại trường là trên 8.000 sinh viên của 4 năm học Do vậy, để đáp ứng yêu cầu mẫu đại diện nghiên cứu sử dụng cơ số mẫu 10% số lượn sinh viên đang theo học từ năm 1 đến năm 4 quan sát Trên thực tế, không phải sinh viên nào cũng sẵn lòng thực hiện khảo sát khi nhận được bảng câu hỏi, vì vậy để công tác thu thập dữ liệu không mất nhiều thời gian, tác giả đã gửi khảo sát đến 800 sinh viên
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu Để thu thập dữ liệu, nghiên cứu định lượng được thực hiền bằng hình thức khảo sát online thông qua việc gửi email cho 800 sinh viên đang học tại Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh từ tháng 3 đến 6 tháng năm 2021 và được gửi thông qua Google Form Phương pháp thu thập thuận tiện ngẫu nhiên đến khi đáp ứng yêu cầu 800 phiếu phản hồi
Mục đích của bước này là thu thập và tổng hợp thông tin sơ cấp từ đối tượng khảo sát, những thông tin này sau khi được hiệu chỉnh sẽ là dữ liệu cơ sở dùng cho các bước phân tích tiếp theo.
Xử lý và phân tích dữ liệu
Sau khi thu thập được dữ liệu từ việc trả lời bảng câu hỏi do đối tượng khảo sát thực hiện, nghiên cứu sử dụng phương pháp độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) để đánh giá thang đo và phương pháp phân tích mô hình hồi quy thông qua phần mềm SPSS 22.0 và Amos 25.0 được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu
Sau khi thu thập kết quả khảo sát, tiến hành kiểm tra và loại bỏ những kết quả khảo sát không hợp lệ, tiến hành mã hóa các câu hỏi và câu trả lời vào phần mềm thống kê SPSS 22.0 để tiến hành phân tích tiếp theo
3.4.2 Đánh giá sơ bộ thang đo
3.4.2.1 Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), thang đo lường được đánh giá tốt khi Cronbach’s Alpha nằm trong khoảng 0,8 đến gần bằng 1 Tuy nhiên, nếu hệ số này quá lớn (α>0,95) thì sẽ dẫn đến hiện tượng trùng lắp trong thang đo, cho thấy các biến quan sát không có sự khác biệt về hiện tượng.
3.4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Hai giá trị quan trọng của thang đo đó là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt Để đánh giá hai giá trị này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA EFA dùng để rút gọn một tập k các biến quan sát thành một tập F (F 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu, Factor loading > 0,4 được xem là quan trọng và Factor loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), Chênh lệch trọng số < 0,3 là giá trị thường được các nhà nghiên cứu chấp nhận nhưng cân nhắc giá trị nội dung trước khi loại bỏ
Cuối cùng là khi đánh giá, ta cần xem xét tổng phương sai trích (Total Variance Explained) Tổng này thể hiện các nhân tố trích được bao nhiêu phần trăm của các biến đo lường Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), tổng này phải đạt từ 50% trở lên, nghĩa là phần chung phải lớn hơn phần riêng và sai số (từ 60% trở lên là tốt)
3.4.3 Phân tích nhân tố khẳng định bằng CFA và SEM
Hair & ctg (2010) cho rằng SEM là phép mở rộng hoặc một sự kết hợp độc đáo của một số kỹ thuật đa biến như phân tích hồi quy và phân tích đa yếu tố.
Vì vậy, SEM cho phép các nhà nghiên cứu để đánh giá sự đóng góp của từng thang đo, mối quan hệ giữa các thang đo khái niệm như thế nào và ước lượng mối quan hệ giữa các biến độc lập và phụ thuộc (Sanchez & ctg, 2005) Phương pháp CFA trong phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) có nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp truyền thống như phương pháp hệ số tương quan; phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA; phương pháp đa phương pháp đa khái niệm MTMM, v.v… (Bagozzi & Foxali,1996) Lý do vì CFA cho phép chúng ta kiểm định cấu trúc lý thuyết của các thang đo cũng như mối quan hệ giữa một khái niệm nghiên cứu với các khái niệm khác mà không bị chệch do sai số đo lường (Steenkamp & Van Trijp, 1991) Hơn nữa, chúng ta có thể kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo mà không cần dùng nhiều nghiên cứu như các phương pháp truyền thống MTMM Vì thế, trong nghiên cứu này, tác giả ứng dụng CFA để kiểm định mức độ phù hợp của mô hình thang đo với dữ liệu thu thập được (thông tin thị trường) sau khi đã đánh giá sơ bộ bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phần mềm AMOS 18.0 để thực hiện kiểm định các giá trị và giả thuyết của mô hình nghiên cứu
Tiêu chuẩn để thực hiện CFA, SEM bao gồm các tiêu chuẩn đánh giá mức độ phù hợp chung và tiêu chuẩn đánh giá mức độ phù hợp theo các khía cạnh giá trị nội dung Trong đó, để đánh giá mức độ phù hợp chung của mô hình, tác giả sử dụng các tiêu chuẩn: Chi-square (Chi bình phương CMIN) ; Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df); chỉ số GFI (Goodness of Fit Index); chỉ số TLI (Tucker
Để kiểm tra độ phù hợp của mô hình, người ta sử dụng các tiêu chuẩn sau: Chỉ số χ2 (Kiểm định Chi-square) với p ≥ 0,05, CMIN/df ≤ 3 (hoặc ≤ 5 trong một số trường hợp), GFI, TLI, CFI ≥ 0,9 (tối thiểu chấp nhận GFI < 0,9 theo Hair &ctg, 2010), và RMSEA ≤ 0,08 (hoặc ≤ 0,05 theo Steiger, 2001).
Các tiêu chuẩn đánh giá mức độ phù hợp của mô hình theo các khía cạnh giá trị nội dung bao gồm:
- Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số tin cậy tổng hợp (ρc- Composite reliability), tổng phương sai trích được (ρvc-variance extracted), hệ số tin cậy (Cronbach alpha α) Trong đó, phương sai trích phản ánh lượng biến thiên chung của các biến quan sát được giải thích bởi biến tiềm ẩn (Hair, 1998, p 612); độ tin cậy tổng hợp đo lường độ tin cậy của tập hợp các biến quan sát đo lường một khái niệm (nhân tố); hệ số tin cậy Cronbach alpha đo lường tính kiên định nội tại xuyên suốt tập hợp các biến quan sát của các câu trả lời (Schummacker & Lomax,
2006, p 178) Tiêu chuẩn đánh giá mức độ phù hợp của mô hình bởi độ tin cậy của thang đo là ρc > 0.5 hoặc ρvc > 0.5; hoặc α ≥ 0.6
Tính đơn hướng của thang đo ngụ ý rằng mỗi biến quan sát chỉ được sử dụng để đo lường duy nhất một biến tiềm ẩn Theo Steenkamp và Van Trijp, mức độ phù hợp của mô hình đo lường với dữ liệu có thể được đánh giá bằng cách kiểm tra hệ số cấu trúc (loading factors), độ tin cậy, và giá trị t-test.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Để đảm bảo tính đại diện cho hơn 8000 sinh viên đang theo học trong năm học 2020-2021, Bản câu hỏi đã được gửi đến các Group chính thức K33, K34, K35, K36 và Chất lượng cao của Trường đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Thời gian triển khai từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2021 và khi đạt được 800 phản hồi thì kết thúc Kết quả thu về 800 phản hồi và trong đó có 118 phản hồi bị loại bỏ bởi có hầu hết các câu trả lời cùng phương án trong cả bản hỏi hoặc bỏ trống không đủ thông tin mẫu Số phiếu được sử dụng trong nghiên cứu này là 682 phản hồi được đưa vào sử dụng trong nghiên cứu chính thức Kết quả đặc điểm mẫu nghiên cứu được trình bày trong bảng 4.1
Bảng 4 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Chỉ tiêu Giới tính Chương trình Tổng cộng
Nam Nữ CQ CLC SL %
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra)
Kết quả khảo sát cho thấy có 172 sinh viên năm nhất chiếm tỉ lệ 25.2%, 217 sinh viên 2 chiếm tỉ lệ 31.8 %, 195 sinh viên năm ba chiếm tỉ lệ 28.6% và 98 sinh viên năm 4 chiếm tỉ lệ 14.4%
Trong số các ngành học, ngành Tài chính ngân hàng dẫn đầu với 208 sinh viên, chiếm 30,5% Tiếp theo là Quản trị kinh doanh và Marketing với 133 sinh viên, tương ứng với 19,5% Kế toán kiểm toán có 92 sinh viên, chiếm 13,5% Các ngành học còn lại, bao gồm Luật Kinh tế, Hệ thống thông tin, Ngôn ngữ Anh và Kinh tế quốc tế, chiếm tỷ lệ phần trăm sinh viên ít hơn.
Về giới tính, có 497 sinh viên nữ chiếm tỉ lệ 71.4% và 195 sinh viên nam chiếm tỉ lệ 28.4%
Về chương trình đào tạo có 473 sinh viên học chương trình đại học chính quy chuẩn chiếm 69.4% và 209 sinh viên học chương trình đại học chính quy chất lượng cao chiếm 30.6%
Như vậy, mẫu nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu này đã đảm bảo tính đại diện cho toàn thể sinh viên của Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh Điều này giúp cho kết quả nghiên cứu có thể được tổng quát hóa cho toàn thể đối tượng nghiên cứu, phục vụ cho các phân tích tiếp theo.
Đánh giá thang đo
4.2.1 Đánh giá thang đo bằng hệ số độ tin cậy Conbach’s Alpha
4.2.1.1 Thang đo các yếu tố năng lực tâm lý
Bảng 4 2: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha đối với thang đo Sự tự tin
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Cronbach's Alpha Sự nỗ lực = 0.832
Cronbach's Alpha Sự lạc quan = 0.786
Cronbach's Alpha Sự tự tin = 0.832
Cronbach's Alpha Sự hấp dẫn = 0.857
Cronbach's Alpha Kết quả học tập = 0.844
Cronbach's Alpha Sự hài lòng chất lượng đời sống = 0.851
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra)
Bảng 4.2 cho thấy giá trị Cronbach Alpha’s của các yếu tố năng lực tâm lý đều đáp ứng yêu cầu (>0.60) Thang đo sự nỗ lực được cấu thành bởi 6 biến quan sát với =0.832, sự lạc quan với 4 biến quan sát có =0.786, sự tự tin với 4 biến quan sát với =0.832, sự hấp dẫn với 4 biến quan sát với =0.857 Phân tích kết quả thang đo biến phụ thuộc kết quả học tập và sự hài lòng chất lượng đời sống đều có giá trị Cronbach Alpha’s đều lớn hơn 0.8 Cụ thể: giá trị tin cậy của thang đo Kết qảu học tập là 0.844 và sự hài lòng chất lượng đời sống học tập là 0.851 Bên cạnh đó, phân tích hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát biến thiên từ 0.395 (SE2) đến 0.755 (SP3) đều lớn hơn 0.3 Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết, đủ điều kiện để phân tích các bước tiếp theo
4.2.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Sau khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo, nghiên cứu tiếp tục kiểm định giá trị thang đo bằng phân tích EFA các yếu tố của mô hình nghiên cứu được trình bày kết quả trong bảng 4.3
Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố EFA mô hình nghiên cứu
Biến quan sát Các biến độc lập Các biến phụ thuộc
SE SC SA SO SP QLS
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra)
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA đối với năng lực tâm lý với 18 biến quan sát được trích xuất thành 4 nhân tố Hệ số KMO = 0.904 (>0.50) và kiểm định Barltett cho giá trị Sig=0.000 Tổng phương sai trích bằng 63.527%, thể hiện rằng sự biến thiên của các yếu tố được phân tích có thể giải thích được 63.527% (> 50%) sự biến thiên của dữ liệu khảo sát ban đầu Hệ số điểm dừng Eigenvalues =1.148 (>1.00), thể hiện sự hội tụ của phép phân tích dừng ở yếu tố thứ 4, hay kết quả phân tích cho thấy có 4 yếu tố được trích ra từ dữ liệu khảo sát Hệ số tải yếu tố của mỗi biến quan sát thể hiện các yếu tố đều lớn hơn 0.5 Biến thiên từ 0.520 (SE1) đến
0.888 (SE4) cho thấy rằng các biến quan sát đều thể hiện được mối ảnh hưởng với các yếu tố mà các biến này biểu diễn
Phân tích nhân tố khám phá cho các biến phụ thuộc của mô hình nghiên cứu (Kết quả học tâp và sự hài lòng chất lượng đời sống học tập) trong lần 1 được trích xuất thành 2 nhân tố với KMO=0.830 (Sig=0.000), phương sai trích đạt 73.138% tại điểm dừng 1.171 Tuy nhiên, khi xem xét hệ số tải nhân tố cho thấy biến SP2 có giá trị 0.479 (