MỤC LỤC
Theo đó, một trong hai lĩnh vực nghiên cứu về tâm lý học tích cực của Martin Seligman, cựu Chủ tịch của Hiệp hội tâm lý Mỹ (American Psychological Association) và lý thuyết hành vi tổ chức tích cực (Positive organizational behavior- POB) đã chỉ ra các thành phần của tâm lý bao gồm: Tự tin, lạc quan, hy vọng, thích nghi, trí tuệ cảm xúc và giữa chúng có sự đo lường khác nhau dẫn đến mức độ ảnh hưởng cũng khác nhau, nếu có sự kết hợp giữa các thành phần này lại được gọi là năng lực tâm lý. Theo Luthans và cộng sự (2007), năng lực tâm lý là trạng thái phát triển tâm lý tích cực của một cá nhân và được đặc trưng bởi 4 yếu tố: Sự tự tin, sự lạc quan, sự hy vọng và khả năng tự hồi phục; là một trong những khái niệm hiện đại đã xảy ra trong lĩnh vực quản lý kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực hành vi tổ chức, đôi khi nó được gọi là hành vi tổ chức tích cực (POB).
Cụ thể, trong nghiên cứu của Phan Quốc Tấn và Bùi Thị Thanh (2018) nêu lên vai trò và tác động của năng lực tâm lý trong công việc, năng lực tâm lý góp phần cải thiện cam kết làm việc của nhân viên; hay nghiên cứu của Trần Thanh Phong và Đỗ Thị Phượng (2017) tìm thấy sự tác động của năng lực tâm lý đến ý nghĩa công việc tại nơi làm việc, hiệu quả công việc và sự thỏa mãn trong công việc; hay Nguyễn Văn Thụy (2011) đã chứng minh sự ảnh hưởng của năng lực tâm lý đến sự hài lòng về công việc, thành quả công việc, mức độ hài lòng về cuộc sống của nhân viên tiếp thị tại TP. Nghiên cứu của Durrah và cộng sự (2016) chỉ ra cách thức để các trường đại học cần nỗ lực thêm nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh thông qua việc tập trung vào các giảng viên có trình độ, thực hiện nhiệm vụ và nhiệm vụ của họ một cách hiệu quả, điều này có thể dẫn đến cải thiện chất lượng dịch vụ giáo dục bằng cách như: Chấm dứt hợp đồng của một số giảng viên, giữ các giảng viên có trình độ và thu hút các giảng viên đặc biệt từ các trường đại học khác, lần lượt tạo thành một sự cạnh tranh mạnh mẽ, áp lực tâm lý và gánh nặng lớn cho đội ngũ giảng viên trong các trường đại học này để đáp ứng nhu cầu của thời đại thông tin và kiến thức. Theo Luthans và cộng sự (2007), sự tự tin là sự cố gắng bằng những nỗ lực cần thiết để đạt được sự thành công; Bandura (1997) phát biểu rằng, sự tự tin đề cập đến niềm tin vào khả năng của một cá nhân có thể tổ chức và thực hiện được các hướng hành động cụ thể để tạo ra những thành tựu nhất định và những người có sự tự tin cao là những người luôn xem những nhiệm vụ khó khăn là việc họ phải thực hiện một cách chủ động thay vì tìm cách né tránh, đó cũng là một biểu hiện tâm lý tích cực của người có sự tự tin và đặt tên cho những nhân viên tự tin là những người biểu diễn tốt, nếu các nhân viên có năng lực bản thân cao, họ tin rằng họ có thể thành công và họ sẽ nỗ lực nhiều hơn vào việc hoàn thành nhiệm vụ.
Theo Luthans và cộng sự (2012), năng lực tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiệu suất giáo dục và học tập, vai trò của năng lực tâm lý như là một công cụ thúc đẩy phát triển kết quả học tập và khuyến khích các giảng viên thực hiện nghiên cứu khoa học liên tục, sự phát triển của năng lực tâm lý giúp khắc phục các vấn đề cản trở việc học và đó là một lợi thế cạnh tranh để thành công trong công việc học tập. Sau khi thu thập được dữ liệu từ việc trả lời bảng câu hỏi do đối tượng khảo sát thực hiện, nghiên cứu sử dụng phương pháp độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) để đánh giá thang đo và phương pháp phân tích mô hình hồi quy thông qua phần mềm SPSS 22.0 và Amos 25.0 được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu. Trong đó, để đánh giá mức độ phù hợp chung của mô hình, tác giả sử dụng các tiêu chuẩn: Chi-square (Chi bình phương CMIN) ; Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df); chỉ số GFI (Goodness of Fit Index); chỉ số TLI (Tucker. & Lewis Index); Chỉ số CFI (Comparative Fit Index); chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error Approximation).
Về ngành học, có 208 sinh viên theo học chuyên ngành Tài chính ngân hàng chiếm tỉ lệ 30.5 %, có 133 sinh viên học chuyên ngành Quản trị kinh doanh và Marketing chiếm tỉ lệ 19.5%, có 92 sinh viên học chuyên ngành Kế toán kiểm toán chiếm tỉ lệ 13.5%, cón lại là sinh viên học chuyên ngành Luật Kinh tế, Hệ thống thông tin, Ngôn ngữ Anh và Kinh tế quốc tế. Về chương trình đào tạo có 473 sinh viên học chương trình đại học chính quy chuẩn chiếm 69.4% và 209 sinh viên học chương trình đại học chính quy chất lượng cao chiếm 30.6%. Như vậy, mẫu nghiên cứu đã đáp ứng tính đại diện cho tổng thể sinh viên của Trường Đại học Ngân hàng TP.
Sau khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo, nghiên cứu tiếp tục kiểm định giá trị thang đo bằng phân tích EFA các yếu tố của mô hình nghiên cứu được trình bày kết quả trong bảng 4.3. (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra) Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA đối với năng lực tâm lý với 18 biến quan sát được trích xuất thành 4 nhân tố. Phân tích nội dung biến quan sát “Bạn bè trong lớp luôn đánh giá tôi là người học tập tốt” có xu hướng thể hiện trong đánh giá của người thứ 3 nhưng không tác động đến kết quả học tập của bản thân.
Sau khi phân tích độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích nhân tố khẳng định CFA. (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra) Kết quả phân tích SEM cho thấy giá trị p-values của những mối quan hệ trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê (<0.05). Diener & Lucas (1999), chất lượng sống trong học tập của sinh viên là một định nghĩa chứa đựng yếu tố cảm xúc cũng như nhận thức; phản ánh sự hài lòng của sinh viên đối với cuộc sống học tập.
Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước; đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học; hoàn thiện mạng lưới các. Như vậy, với việc ban hành Nghị quyết số 29- NQ/TW đã cho thấy, nguồn lực về con người ngày càng được Nhà nước ta quan tâm và chú trọng hơn; là tài sản của mỗi tổ chức, quốc gia; là cơ sở để tạo ra lợi thế cạnh tranh và sự phát triển bền vững trong thời đại hội nhập. Do đó, ciệc khám phá và xây dựng mô hình những yếu tố tác động đến KQHT của SV là một điều cần thiết, giúp cho các cơ sở giáo dục nâng cao chất lượng đào tạo, tạo lợi thế cạnh tranh vững chắc, đồng thời đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao.
Nhà trường cần xây dựng chương trình học tập năng động, sáng tạo, kích thích sự hứng thú học tập của SV; đội ngũ giảng viên chủ động xây dựng nội dung giảng dạy linh hoạt, sáng tạo, nhằm kích thích tính chủ động học tập của SV, tổ chức các buổi học theo hình thức thảo luận, thuyết trình, tạo một không khí dạy và học vui vẻ, thoải mái giúp SV tích cực tham gia trao học tập, tự tin thể hiện bản thân đồng thời mạnh dạn trong việc chia sẻ kinh nghiệm học tập, mục tiêu học tập, phương pháp học tập; tăng cường các hình thức tuyên dương như cộng điểm học phần, điểm kiểm tra, điểm thi, rèn luyện,…. Kích thích tính chủ động của SV trong tham gia các hoạt động vào quá trình học tập, mạnh dạn tham gia phát biểu ý kiến, tham gia thảo luận trong các chương trình học; thường xuyên trao đổi, chia sẻ kiến thức, suy nghĩ của cá nhân với thầy cô và bạn bè vừa thiết lập mối quan hệ, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm, vừa giúp xây dựng phương pháp học tập phù hợp cho bản thân và trau dồi kỹ năng sống, nâng cao sự thích nghi với môi trường sống; nhiệt tình tham gia các hoạt động của Đoàn Thanh niên, Hội SV và các Câu Lạc bộ, qua đó trau dồi kỹ năng, phẩm chất, nhân cách, giúp hoàn thiện bản thân. Thứ hai, có những biện pháp để gia tăng khả năng tự hồi phục cho SV, nâng cao sự phối hợp với giảng viên chủ nhiệm lớp, giảng viên cố vấn học tập thường xuyên nắm bắt tình hình học tập của SV để kịp thời có những hỗ trợ đối với SV trong việc học cũng như trong cuộc sống; bố trí lịch học, lịch thi phù hợp với sinh viên; tăng cường tổ chức và đa dạng hóa nội dung, hình thức các lớp học kỹ năng mềm cho SV,… tạo điều kiện để SV chủ động trao đổi, chia sẻ tâm tư nguyện vọng với giảng viên và bạn học; chia sẻ những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại của bản thân mỗi SV để kịp thời được hỗ trợ; nâng cao tinh thần tự học, tự trau dồi kỹ năng cho bản thân.