Thông tin chung: - Tên đề tài: Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học Thủ Dầu Một - Sinh viên thực hiện: 1.. Trần Văn Trung 2.Mục tiêu đề tài Nghiên cứu th
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Bình Dương, tháng 6/2015
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành việc nghiên cứu đề tài “Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoahọc của sinh viên trường đại học Thủ Dầu Một” chúng tôi đã vô cùng nổ lực tìm kiến tàiliệu và thu thập thông tin để vận dụng vào bài nghiên cứu Bên cạnh đó, chúng tôi cònnhận được không ít sự giúp đỡ từ gia đình, thầy cô và bạn bè
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy côcủa trường Đại học Thủ Dầu Một, đặc biệt là cảm ơn thầy Trần Văn Trung, Trưởngphòng Khoa học đã tận tâm hướng dẫn chúng tôi trong quá trình nghiên cứu
Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực sáng tạo trong nghiên cứu khoahọc, kiến thức của chúng tôi còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ Do vậy, không tránhkhỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiếnđóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức của chúng tôitrong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn
Bình Dương, ngày 20 tháng 6 năm 2015
Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài
Nguyễn Thị Xuân Hằng
Trang 4UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1 Thông tin chung:
- Tên đề tài: Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại
học Thủ Dầu Một
- Sinh viên thực hiện:
1 Nguyễn Thị Xuân Hằng (trưởng nhóm)
- Lớp: D13GD01 Khoa: Sư Phạm
- Năm thứ: 2 Số năm đào tạo: 2
2 Lê Thị Thảo Linh
- Lớp:D13GD01 Khoa: Sư Phạm
- Năm thứ: 2 Số năm đào tạo: 2
3 Lê Thị Thu Thủy
- Lớp: D13GD01 Khoa: Sư Phạm
- Năm thứ: 2 Số năm đào tạo: 2
4 Bùi Thúy An
- Lớp:D13GD01 Khoa: Sư Phạm
- Năm thứ: 2 Số năm đào tạo: 2
- Người hướng dẫn: TS Trần Văn Trung
2.Mục tiêu đề tài
Nghiên cứu thực trạng về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đạihọc Thủ Dầu Một, tìm hiểu những nguyên nhân, những khó khăn sinh viên gặp phảitrong quá trình nghiên cứu khoa học Bên cạnh đó, chúng tôi đề xuất một số biện phápnhằm giúp cho sinh viên nhận thấy tầm quan trọng và những lợi ích khi tham gia nghiêncứu khoa học, nâng cao chất lượng đề tài nghiên cứu của sinh viên, khơi dậy niềm đam
mê tìm tòi nghiên cứu khoa học của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
3 Tính mới và tính sáng tạo
Trang 5Tìm ra giải pháp mới để nâng cao số lượng và chất lượng các đề tài Từ đó đưa rakiến nghịnhằm ý thức của sinh viên khi tham gia nghiên cứu.
4 Kết quả nghiên cứu
Báo cáo kết quả đế tài “Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viêntrường đại học Thủ Dầu Một”
5 Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng đề tài
Tìm ra những phương pháp thu hút sinh viên tham gia đề tài trong các trường đạihọc nói chung và đại học Thủ Dầu Một nói riêng
Bình Dương, Ngày tháng năm 2015
TM Nhóm sinh viên thực hiện đề tài
Nguyễn Thị Xuân Hằng
Xác nhận của lãnh đạo khoa Người hướng dẫn
Trang 6UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Họ và tên: Nguyễn Thị Xuân Hằng
Sinh ngày: 29 tháng 12 năm 1995
Nơi sinh: Bình Dương
Lớp: D13GD01 Khóa: 2013 - 2017
Khoa: Sư phạm
Địa chỉ liên hệ: 7/22 tổ 2, khu 1, đường Phú Lợi, phường Phú Lợi, Thủ Dầu Một, BìnhDương
Điện thoại: 0927325207 Email: xuanhang2912@gmail.com
II QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm
Trang 7DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1 Lê Thị Thu Thủy 1321401010076 D13GD01 Sư phạm
2 Lê Thị Thảo Linh 1321401010043 D13GD01 Sư phạm
NHỮNG TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT
Trang 93 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 14
4 Giả thuyết khoa học 14
5.Giới hạn đề tài 14
5.2 Về nội dung đề tài: 14
5.3 Về thời gian: 14
6.Nhiệm vụ nghiên cứu 14
6.1 Tìm hiểu cở sở lí luận hoạt động NCKH của SV trong trường đại học 14
6.2 Nghiên cứu thực trạng hoạt động NCKH của SV Trường Đại học Thủ Dầu Một 14
6.3 Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động NCKH của SV Trường Đại học Thủ Dầu Một 14
7.Phương pháp nghiên cứu 14
7.2.1 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia 15
7.2.2 Phương pháp điều tra 15
8 Cấu trúc đề tài 15
PHẦN NỘI DUNG 17
Chương 1 17
CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌCCỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC 17
1.1 Lịch sử nghiên cứu của vấn đề nghiên cứu khoa học 17
1.2 Các khái niệm liên quan đến đề tài 19
1.2.1 Khái niệm nghiên cứu khoa học 19
1.2.2 Khái niệm sinh viên 22
1.3 Tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học đối với khoa học giáo dục 23
1.4.Vai trò của NCKH đối với việc nâng cao trình độ học tập của sinh viên 26
Chương 2 29
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 29
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT 29
2.1 Sơ lược về trường đại học Thủ Dầu Một 29
2.2 Thực trạng nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học Thủ Dầu Một 30
Trang 102.2.1 Khái quát nghiên cứu thực trạng 30
2.3 Thực trạng hoạt động NCKH của sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một 31
2.3.1 Thực trạng nhận thức về hoạt động NCKH của SV Trường Đại học Thủ Dầu Một 31
2.3.2 Thái độ đối với hoạt động NCKH của sinh viên trường 38
2.3.3 Thực trạng kỹ năng hoạt động NCKH của sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một 40
2.4 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên 42
2.4.1 Nguyên nhân khách quan 42
2.4.2 Nguyên nhân chủ quan 42
2.5 Một số khó khăn của sinh viên khi tham gia nghiên cứu khoa học 42
Chương 3 47
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO SINH VIÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT 47
3.1 Một số nguyên tắc đề xuất 47
3.1.1 Đáp ứng yêu cầu phát triển nhân cách của SV 47
3.1.2 Đảm bảo tính thực tiễn hoạt động GD của trường đại học 47
3.1.3 Đảm bảo các khâu của quá trình giáo dục 48
3.1.4 Đảm bảo sự thống nhất các biện pháp giáo dục 48
3.2 Hệ thống các biện pháp nâng cao hoạt động NCKH cho sinh viên trường đại học Thủ Dầu Một 49
3.2.1.Tăng cường các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho SV về NCKH 49
3.2.2 Rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên 50
3.2.3 Bồi dưỡng thái độ, tình cảm cho SV về hoạt động NCKH 51
3.2.4 Xây dựng môi trường NCKH cho SV 52
3.2.5 Xây dựng đội ngũ giảng viên đủ trình độ để hướng dẫn SV hoạt động NCKH 53
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
1 Kết luận 59
2 Kiến nghị 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
Trang 11PHỤ LỤC 62
Trang 12DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.Tần suất trả lới câu hỏi của SV về tầm quan trọng NCKH 32
Bảng 2.2.Tần suất trả lời của GV về tầm quan trọng NCKH của SV 33
Bảng 2.3.Tần suất trả lới của SV đối với việc viết bài tham luận cho hội thảo khoa học hoặc đăng trên các tạp chí khoa học 34
Bảng 2.4.Tần suất trả lời của SV về nhiệm vụ của SV vừa học tập vừa NCKH 35
Bảng 2.5 Tần suất trả lời của SV về vai trò tổ chức quản lý hoạt động NCKH ở cấp khoa 36
Bảng 2.6.Tần suất trả lời của SV về vai trò tổ chức quản lý hoạt động NCKH của phòng Khoa học 37
Bảng 2.7 Tần suất trả lời của SV về tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong NCKH 38
Bảng 2.8.Tần suất trả lời của SV về định hướng NCKH của nhà trường 39
Bảng 2.9.Tần suất trả lời của SV đối với kế hoạch NCKH của nhà trường 39
Bảng 2.10.Tần suất trả lời của SV về kỹ năng nghiên cứu khoa học 40
Trang 13Chúng ta biết rằng nghiên cứu khoa học của sinh viên là hoạt động trí tuệ giúpsinh viên vận dụng phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học trong họctập và trong thực tiễn, trong đó sinh viên bước đầu vận dụng một cách tổng hợp nhữngtri thức đã học để tiến hành hoạt động nhận thức có tính chất nghiên cứu, bước đầu gópphần giải quyết những vấn đề khoa học do thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp đặt ra để
từ đó có thể đào sâu, mở rộng và hoàn thiện vốn hiểu biết của mình Hoạt động nghiên
cứu khoa học mang lại những ý nghĩa thiết thực đối với SV Bằng nhiều hình thức khácnhau như viết tiểu luận, báo cáo thực tập, làm khóa luận, nghiên cứu khoa học sẽ rènluyện cho SV khả năng tư duy sáng tạo, khả năng phê phán, bác bỏ hay chứng minh mộtcách khoa học những quan điểm, rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp kiến thức, tưduy lôgic, xây dựng tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau trong hoạt động NCKH Trên cơ sở
đó, nghiên cứu khoa học sẽ tạo ra những bước đi ban đầu để SV tiếp cận với những vấn
đề mà khoa học và cuộc sống đang đặt ra, gắn lý luận với thực tiễn
Hoạt động nghiên cứu khoa học là một hoạt động thực tiễn; là những đòi hỏi bứcbách của cuộc sống vật chất và tinh thần con người hiện nay; hoạt động này đem lạinhững ứng dụng khoa học vào cuộc sống và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sốngcon người Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, BCH Trung ương khóa XI về đổi mới căn
Trang 14bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã khẳng định: “Quan tâm nghiên cứu khoa học giáodục và khoa học quản lý, tập trung đầu tư nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả hoạtđộng của cơ quan nghiên cứu khoa học giáo dục quốc gia Nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ nghiên cứu và chuyên gia giáo dục Triển khai chương trình nghiên cứu quốc gia
về khoa học giáo dục” Đây là chủ trương quan trọng để đẩy mạnh công tác NCKH giáodục, hoạt động NCKH trường đại học
Thực tế thì việc nghiên cứu khoa học của sinh viên ở Trường đại học Thủ DầuMột còn nhiều hạn chế, số lượng đề tài nghiên cứu còn ít so với tầm vốc, quy mô củanhà trường Trong khi đó các giảng viên trong trường đã rất tận tình chỉ dẫn cho cácnhóm SV khi thực hiện đề tài, thầy cô đã mở đường cho các đối tượng SV lần đầu thamgia nghiên cứu và tạo cơ hội cho các SV phát huy hết năng lực và trí lực để hoàn thành
đề tài một cách xuất sắc nhất Môi trường học tập, nghiên cứu của sinh viên được nhàtrường đầu tư rất nhiều, tuy nhiên nhiều lĩnh vực vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầucần thiết để hỗ trợ sinh viên trong việc nghiên cứu Bên cạnh đó là tính chủ động củabản thân mỗi sinh viên trong học tập, nghiên cứu chưa cao, vẫn còn tư tưởng thụ động.Nhưng đối với một số SV thì hoạt động NCKH còn quá mới mẽ hoặc là không hề biếtđến hoạt động này, mặc dù, vấn đề này đã được quan tâm từ rất lâu Sinh viên chỉ họcbài và ôn bài khi chuẩn bị bước vào các kỳ thi, chỉ "xoay quanh" giảng đường vớinhững bài học trên lớp, chưa chủ động nghiên cứu, tìm tòi cơ hội được học tập, nângcao kiến thức thực tiễn Một bộ phận không nhỏ sinh viên hiện nay thiếu sự đam mê họctập, say mê trong nghiên cứu chưa có mục tiêu phấn đấu rõ ràng và không có kế hoạchhọc tập cụ thể Do vậy, việc tìm hiểu thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinhviên sẽ giúp các nhà quản lý nhà trường có những biện pháp thiết thực, tác động giúpcho sinh viên nhận thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu khoa học, phát triển thái độtình cảm nghiên cứu, rèn luyện những kỹ năng cơ bản trong nghiên cứu và bồi dưỡngcho sinh viên có thêm hứng thú khi nghiên cứu khoa học
Với những lí do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Thực trạng hoạt độngnghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một”
Trang 152 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinhviên Trường Đại học Thủ Dầu Một, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm nâng caochất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: hoạt độngNCKH của sinh viên Trường Đại học Thủ DầuMột
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động NCKH của sinh viên Trường Đại học Thủ DầuMột
4 Giả thuyết khoa học
Hoạt động NCKH của SV có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập, sự phát triển
tư duy, tính năng động của SV Bên cạnh đó, việc NCKH sẽ góp phần nâng cao chấtlượng học tập, rèn luyện của SV Thực hiện việc nghiên cứu đề tài này, nếu chúng tôiđánh giá đúng đắn thực trạng sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một khi tham giaNCKH, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng NCKH của sinh viênTrường Đại học Thủ Dầu Một, thì thực trạng nghiên cứu khoa học của sinh viên trường
sẽ có nhiều chuyển biến tốt hơn
5 Giới hạn đề tài
5.1 Phạm vi nghiên cứu: phạm vi nghiên cứu của đề tài là SV trường đại học Thủ Dầu
Một thuộc các khoa: khoa Sư phạm, Luật, khoa Công nghệ thông tin, khoa Tài nguyênMôi trường
5.2 Về nội dung đề tài: giới hạn nghiên cứu của đề tài là hoạt động NCKH của SVtrong năm học 2014 - 2015
5.3 Về thời gian: thời gian nghiên cứu được giới hạn từ 11-2014 đến 5-2015
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1 Tìm hiểu cở sở lí luận hoạt động NCKH của SV trong trường đại học
6.2 Nghiên cứu thực trạng hoạt động NCKH của SV Trường Đại học Thủ Dầu Một.6.3 Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động NCKH của SVTrường Đại học Thủ Dầu Một
7 Phương pháp nghiên cứu
Trang 167.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Sử dụng những kiến thức khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu khoa họccủa sinh viên để phân tích, tổng hợp làm rõ đề tài nghiên cứu Nghiên cứu tập hợp sách,các tư liệu có nội dung liên quan tới đề tài, đọc và phân tích phát hiện ra logic của vấn
đề Từ đó, phân loại hệ thống lí thuyết, sắp xếp các tri thức xây dựng một hệ thống logicchặt chẽ các vấn đề liên quan ảnh hường đến quá trình nghiên cứu làm cơ sở lí luận chonghiên cứu thực tiễn và xây dựng giải pháp
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Trực tiếp gặp gỡ, phỏng vấn các chuyên gia, cán bộ, giảng viên về vấn đềNCKHcủa SV trong nhà trường
7.2.2 Phương pháp điều tra
Sử dụng một số câu hỏi thông qua phiếu Khảo sátvà phiếu Phỏng vấn cho đốitượng là cán bộ, GV và SV Đây chỉ là một bài khảo sát trên phạm vi nhỏ nhằm nắm bắttình hình NCKH của các bạn sinh viên trong trường Đây là phương pháp chính màchúng tôi sử dụng để nghiên cứu Phương pháp này giúp nhóm nghiên cứu thu thậpthông tin về đối tượng nghiên cứu từ cán bộ, GV, SV, sau đó xử lí các thông tin thu thậpmột cách khoa học nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu
7.2.3 Phương pháp quan sát
Chúng tôi quan sát hoạt động NCKH của SV trên phòng thí nghiệm, ở Thư viện,
ở lớp học, sinh hoạt nhóm, đi khảo sát ở các trường phổ thông…nhằm mục đích đánhgiá chính xác thực trạng NCKH của SV
7.3 Nhóm phương pháp sử sụng công thức toán học
Chúng tôi đã sử dụng phương pháp toán học để xử lí các số liệu như công thức tính trung bình cộng; tính giá trị phần trăm; sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý số liệu
8 Cấu trúc đề tài
Đề tài được chia làm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và kiếnnghị Phần nội dung gồm ba chương:
Trang 17Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường
đại học
Chương 2: Tìm hiểu thực trạng nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại
học Thủ Dầu Một
Chương 3: Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động NCKH
của sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một
Trang 18PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1 Lịch sử nghiên cứu của vấn đề nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là vấn đề được quan tâm từ rất sớm ở các nước trên thế giớicũng như ở nước ta, tuy nhiên chúng khác nhau về mức độ
Trong vòng một thập kỉ trở lại đây, giáo dục đại học ở nhiều quốc gia phát triển
đã trải qua “những biến đổi sâu sắc mang tầm cỡ định hình cho giới học thuật trong vàichục năm tới” (MacGregor, 2009) Đây chủ yếu là những thay đổi liên quan đến tácđộng của công nghệ thông tin và giao tiếp; sự phát triển của nền kinh tế tri thức và xuhướng toàn cầu hóa
Nhận thức được vai trò to lớn của giáo dục trong sự phát triển của mỗi dân tộc,mỗi quốc gia Vì thế, các nhà nghiên cứu trong nước đã có nhiều công trình đề cập đến
vấn đề quản lý nói chung và QLGD nói riêng như: Nguyễn Minh Đạo – Cơ sở khoa học của quản lý, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997; Nguyễn Ngọc Quang – Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục – Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội, 1998 Đặng Quốc Bảo, Một số khái niệm về quản lý giáo dục – Trường cán
bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội, 1997 chủ yếu các công trình trên nghiên cứu
về mặt lý luận quản lý, song chúng đã được ứng dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả nhấtđịnh trong công việc quản lý giáo dục, quản lý trường học
Về quản lý nhà trường, các tác giả: Nguyễn Văn Lê, Hà Sỹ Hồ, Nguyễn NgọcQuang đã nêu lên những nguyên tắc chung của việc quản lý hoạt động dạy học củangười giáo viên, từ những nguyên tắc chung đó các tác giả đã chỉ rõ một số biện phápquản lý của nhà trường Trong cuốn: “Những bài giảng về quản lý trường học” – tập 3,
tác giả Hà Sỹ Hồ cho rằng: “Trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, việc quản lý dạy và
Trang 19học (theo nghĩa rộng) là nhiệm vụ trung tâm của nhà trường”, và nhấn mạnh: “Phải kết hợp một cách hữu cơ sự quản lý dạy và học các bộ môn và các hoạt động khác hỗ trợ cho hoạt động dạy học nhằm làm cho tác động giáo dục được hoàn chỉnh, trọn vẹn”.
Ở Việt Nam, vấn đề phát triển khoa học và công nghệ, phát huy nguồn nhân lựckhoa học, công nghệ từ lâu đã được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc
độ khác nhau và đạt được nhiều thành quả đáng quý Về mặt pháp lý, việc nghiên cứuthực tiễn vấn đề quản lý khoa học và công nghệ luôn gắn liền với quá trình hình thành,hoàn thiện các chính sách pháp luật Các công trình nghiên cứu ở Viê ̣t Nam cũng đã ítnhiều đề câ ̣p tới thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghê ̣ nhưng hoàn toàn rờirạc, mang tính riêng lẻ.[3]
Tác giả Nguyễn Hữu Gọn, Trường Đại học Đồng Tháp với đề tài “Thực trạng, giải pháp tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên Trường Đại học Đồng Tháp giai đoạn 2006 – 2011” Tác giả Tô Thị Tâm (Trường Đại học Giao thông vận tải) với đề tài “Vai trò của cách mạng Khoa học – Công nghệ hiện đại
và giải pháp đẩy mạnh Khoa học công nghệ ở Việt Nam” Tác giả Hồ Thị Hải Yến (2008) với luận án tiến sỹ, “Hoàn thiện cơ chế tài chính đối với hoạt động Khoa học và Công nghệ trong các trường đại học ở Việt Nam” Tác giả Lê Thị Thu Hằng (2014) với luận án tiến sỹ “Thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”.Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hương (2009) với đề tài “Một số giải pháp tăng cường quản lý Khoa học và Công nghệ trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai”…
Trước những thay đổi mạnh mẽ ấy, nền giáo dục của Việt Nam đứng trước tháchthức phải hòa nhập với dòng chảy chung của các nước đang phát triển, hướng tới việc
mở rộng hệ thống các trường đại học nghiên cứu, vốn được coi là điều kiện tiên quyếtcho một nền kinh tế phát triển bền vững Tuy nhiên, theo báo cáo của trường HarvardKennedy (2008), Việt Nam có một thành tích nghiên cứu khá khiêm tốn ngay cả trongtương quan với “các nước hàng xóm Đông Nam Á mờ nhạt”
Theo thống kê trong vòng 10 năm tính từ 1996 đến 2005 Trong thời gian đó có3.456 bài báo khoa học trên các tập san khoa học quốc tế xuất phát từ Việt Nam Trong
số các bài báo cáo khoa học thì đa phần có sự cộng tác của đồng nghiệp từ nước ngoài
Trang 20Con số ấn phẩm khoa học từ Việt Nam đã ít, nhưng khi so sánh với các nướctrong vùng thì nước ta thuộc vào hàng thấp nhất: chỉ bằng khoảng 1/5 số bài báo từThái Lan (n = 14.594), 1/3 Mã Lai (n = 9742), 1/14 Singapore (n = 45.633), và thấphơn Indonesia (n = 4.389) và Philippin (n = 3901)
Như vậy, nền nghiên cứu khoa học ở nước ta vẫn đang trên con đường phát triểncùng với các nước trên thế giới và đưa con người Việt Nam bức vào tầm cao mới tronglĩnh vực khoa học
1.2 Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.2.1 Khái niệm nghiên cứu khoa học
a Khái niệm nghiên cứu
Nghiên cứu là một quá trình thực hiện các bước thu thập và phân tích thông tinnhằm gia tăng sự hiểu biết của chúng ta về một chủ đề hay một vấn đề Nó bao gồm babước: Đặt câu hỏi, thu thập dữ liệu để trả lời cho câu hỏi và trình bày câu trả lời cho câuhỏi đó
b Khái niệm khoa học
Thuật ngữ “khoa học” là một khái niệm rất phức tạp ở nhiều mức độ khác nhaucủa quá trình tích cực nhận thức hiện thực khách quan và tư duy trừu tượng Tronglịch sử phát triển của khoa học đã có nhiều định nghĩa khác nhau về khao học:Tổng hợp và khái quát lại có thể đưa ra định nghĩa về khoá học như sau:
Khoa học được hiểu là hệ thống tri thức về mọi quy luật của vật chất và vận độngcủa vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy Tri thức khoa học được tíchlũy một cách có hệ thống, sự tổng hợp, tập hợp các số liệu và sự kiện ngẫu nhiên, rời rạc
để khái quát hóa thành cơ sở lý thuyết về các liên hệ bản chất Tri thức khoa học khôngchỉ giúp chúng ta nhìn nhận thế giới một cách khách quan, chính xác, mà còn giúp conngười tiến hành các hoạt động của mình một cách lôgic, chặt chẽ, phù hợp với quy luậtvận động và phát triển tự nhiên, xã hội, tư duy, nhờ đó có thể đạt được chất lượng hiệuquả tối ưu [5]
Theo Từ điển Tiếng việt (Hoàng Phê chủ biên): Khoa học là hệ thống tri thức
tích lũy trong quá trình lịch sử và được thực tiễn chứng minh, phản ánh những quy luật
Trang 21khách quan bên ngoài cũng như hoạt động tinh thần của con người, giúp con người cókhả năng cải tạo thế giới hiện thức [1].
Luật Khoa học và Công nghệ năm 2012 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ghi
rõ tại Điều 2, chương I: “Khoa học(Science) là hệ thống các tri thức về quy luật của tựnhiên, xã hội và tư duy” [4] Hệ thống tri thức này được nghiên cứu và khái quát từ thựctiễn và được thực tiễn kiểm nghiệm
Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, họcthuyết mới về tự nhiên và xã hội Những kiến thức hay học thuyết mới này, tốt hơn, cóthể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp Như vậy, khoa học bao gồm một hệthống tri thức về quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của
tự nhiên, xã hội, và tư duy Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và khôngngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội Chúng ta phân biệt ra 2 hệ thống tri thức: trithức kinh nghiệm và tri thức khoa học
Tri thức kinh nghiệm là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàngngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiênnhiên Quá trình này giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách quản lý thiên nhiên vàhình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội Tri thức kinh nghiệm đượccon người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tế
Tri thức khoa học là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờhoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động này có mục tiêu xác định và sử dụngphương pháp khoa học Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựatrên kết quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy rangẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên
c Khái niệm nghiên cứu khoa học
Luật Khoa học và Công nghệ năm 2012 đã nêu: Nghiên cứu khoa học là hoạt độngphát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; sángtạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn Nghiên cứu khoa học bao gồm nghiêncứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng [4]
Trang 22Đặc điểm chung nhất của nghiên cứu khoa học là sự tìm tòi, khám phá bản chấtnhững sự vật, hiện tượng mà khoa học chưa hề biết đến Đặc điểm này dẫn đến hàngloạt những đặc điểm khác nhau của NCKH
Nghiên cứu khoa học là quá trình nhận thức chân lý khoa học, một hoạt động trítuệ đặc thù bằng những phương pháp nghiên cứu nhất định để tìm kiếm, để chỉ ra mộtcách chính xác và có mục đích những điều mà con người chưa biết đến (hoặc biết chưađầy đủ) tức là tạo ra sản phẩm mới dưới dạng tri thức mới có giá trị mới về nhận thứchoặc phương pháp
Nghiên cứu khoa học là quá trình nhận thức hướng vào: Khám phá những thuộctính bản chất của sự vật, hiện tượng, phát hiện các quy luật vận động vốn có của sự vật,hiện tượng trong tự nhiên và xã hội nhằm phát triển nhận thức khoa học về thế giới.Nghiên cứu khoa học là hoạt động trí tuệ sáng tạo góp phần cải thiện hiện thực:vận dụng quy luật để sáng tạo các giải pháp tác động tích cực vào sự vật hiện tượng; tạodựng các nguyên lí hoàn toàn mới về “công nghệ” nhằm phục vụ cho công cuộc chếbiến vật chất và thông tin
Đề tài nghiên cứu khoa học là một hoặc nhiều vấn đề khoa học có chứa nhữngđiều chưa biết ( hoặc biết chưa đầy đủ) nhưng đã xuất hiện tiền đề và khả năng có thểbiết được nhằm giải đáp các vấn đề đặt ra trong khoa học hoặc trong thực tiễn
- Đề tài nghiên cứu khoa học được đặt ra do yêu cầu của lí luận hay thực tiễn vàthoả mãn 2 điều kiện:
+ Vấn đề đang chứa mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết
+ Đã xuất hiện khả năng giải quyết mâu thuẫn đó
Vấn đề khoa học còn là vấn đề nghiên cứu, là câu hỏi được đặt ra khi ngườinghiên cứu đứng trước mâu thuẫn giữa tính hạn chế của tri thức khoa học hiện có vớiyêu cầu phát triển tri thức đó ở trình độ cao hơn Câu hỏi này cần được trả lời, giải đáptrong nghiên cứu, vì vậy, còn gọi là câu hỏi nghiên cứu
Để nhận dạng đề tài nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu trước hết phải xemxét vấn đề khoa học (vấn đề nghiên cứu) đặt ra Có thể có ba trường hợp:
Có vấn đề để nghiên cứu, nghĩa là có nhu cầu giải đáp vấn đề nghiên cứu và nhưvậy hoạt động nghiên cứu được thực hiện
Trang 23Không có vấn đề hoạt không còn vấn đề Trường hợp này không xuất hiện nhucầu giải đáp, nghĩa là không có hoạt động nghiên cứu.
Giả-vấn đề: tưởng là có vấn đề, nhưng sau khi xem xét lại không có vấn đề hoặclại có vấn đề khác Phát hiện giả-vấn đề vừa dẫn đến tiết kiệm chi phí vừa tránh đượcnhững hậu quả nặng nề cho hoạt động thực tiễn
- Đề tài nghiên cứu thực chất là một câu hỏi-một bài toán đối diện với những khókhăn trong lý luận và trong thực tiễn mà chưa ai trả lời được (hoặc trả lời nhưng chưađầy đủ, chưa chính xác hoặc chưa rõ ràng), đòi hỏi người nghiên cứu phải giải đápnhững điều chưa rõ, đem lại cái hoàn thiện hơn, tường minh hơn hay phát hiện ra cáimới phú hợp với quy luật khách quan, phù hợp với xu thế đi lên của sự phát triển.Nghiên cứu một đề tài khoa học thường bắt đầu từ phát hiện vấn đề khoa học vàvấn đề nghiên cứu cần được trình bày dưới dạng một nghi vấn
- Đề tài nghiên cứu khoa học là một hình thức tổ chức khoa học, đặc trưng bởimột nhiệm vụ nghiên cứu nhất định
1.2.2 Khái niệm sinh viên
Thuật ngữ “ sinh viên” có nguồn gốc từ tiếng Latinh “Student” có nghĩa là ngườilàm việc, học tập nhiệt tình, người đi tìm kiếm, khai thác tri thức Nó được dung cùngnghĩa tương đương với từ “Student” trong tiếng Anh, “Etudiant” trong tiếng Pháp và
“Cmgenm” trong tiếng Nga “Sinh viên” là để chỉ những người theo học bậc Đại họcnhằm phân biệt với học sinh đang theo học ở bậc phổ thông
Theo ngôn ngữ Hán Việt, từ “Sinh viên” được diễn nghĩa ra là người bước vàocuộc sống, cuộc đời Còn theo từ điển tiếng Việt, khái niệm “Sinh viên” được dùng đểchỉ người học ở bậc Đại học Theo quy chế công tác Học sinh Sinh viên trong cáctrường Đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì “Sinh viên” là người đang theo học hệĐại học và Cao đẳng
Từ đó ta có thể hiểu: khái niệm “Sinh viên” là những người đang học tập tại cáctrường Đại học, Cao đẳng-nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầucủa xã hội Ở đó sinh viên được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn
bị cho công việc sau này của bản thân Sinh viên được xã hội công nhận qua những
Trang 24bằng cấp đạt được trong quá trình học Quá trình học của sinh viên theo phương phápchính quy, tức là đã phải trải qua bậc tiểu học và trung học.
1.3 Tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học đối với khoa học giáo dục
Giáo dục Việt Nam những năm đầu của thời kỳ đổi mới, vào đầu thập niên
1980 đứng trước đầy khó khăn và thách thức với nền giáo dục chậm phát triển, quy mônhỏ bé và mang theo những nhược điểm của nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp.Trước tình hình đó Đại hội lần thứ VI của Đảng (12-1986), đánh dấu bước ngoặt cơ bảntrong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta thông qua tiến hành sự nghiệp đổimới toàn diện Dưới sự lãnh đạo của đảng, nền giáo dục đã được đổi mới mà trước hết
là phải đổi mới nghiên cứu khoa học giáo dục hướng đến cách nghĩ mới, cách làm mới
để có được một nền giáo dục mới nhằm xây dựng một nền giáo dục xã hội chủ nghĩacủa dân, do dân và vì dân Nghiên cứu khoa học giáo dục trong ngữ cảnh này đã chuyểnmình hướng đến những nghiên cứu mới về xây dựng và phát triển một nền giáo dục
mở, dân tộc, tiên tiến, hiện đại, một nền giáo dục của dân, do dân và vì dân gắn liền vớitiến trình phát triển kinh tế- xã hội, an ninh, quốc phòng trong cơ chế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa Năm 1996, thực hiện Nghị quyết Trung ương 2, từ chỗ Nhànước bao cấp toàn bộ cho giáo dục dần dần đã chuyển sang thiết lập cơ chế, chính sách
để Nhà nước và nhân dân cũng chăm lo cho giáo dục, các thành phần kinh tế cùng thamgia tạo sự đa dạng hóa nguồn lực cho phát triển giáo dục Trên thực tế thời gian này,nghiên cứu khoa học giáo dục đã tập trung nghiên cứu và phần nào đã dáp ứng đượcnhững mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản của giáo dục là:
a/ Đảm bảo được mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong nội dung, phương pháp giáodục và đào tạo;
b/ Bước đầu góp phần đưa nhận thức của xã hội coi giáo dục là quốc sách hàngđầu và đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển;
c/ Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, nhà nước và toàn dân, ai ai cũng cótrách nhiệm chăm lo phát triển giáo dục;
d/ Phát triển giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốcphong và những tến bộ khoa học công nghệ
Trang 25e/ Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, hướng đến một nền giáo dục mở,mọi người dân được học suốt đời trong xã hội học tập
f/ Đa dạng hóa loại hình nhà trường, song giữ vững vai trò nòng cốt, chủ đạocủa trường công lập ở tất cả các cấp, bậc học và trình độ trong hệ thống giáo dục quốcdân
Năm 2000, cả nước đã hoàn thành xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học
Hệ thống giáo dục quốc dân được đổi mới từng bước tiếp cận dần với nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa với đầy đủ các cấp, bậc, trình độ học như hầu hếtcác hệ thống giáo dục của các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới Nội dung,chương trình được nghiên cứu đổi mới ngày càng phù hợp hơn với sự đổi mới của giáodục phổ thồng và nhu cầu đào tạo nhân lực ở khu vực giáo dục nghề nghiệp, giáo dụcđại học đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước
Bước vào những năm đầu thế kỷ 21, thời gian này nước ta xuất hiện không ítcác công trình nghiên cứu và các hội thảo khoa học về đổi mới tư duy giáo dục Đổimới cách nghĩ cũ còn rơi rớt nặng nề về phát triển giáo dục trong cơ chế tập trung, baocấp, hướng đến nghiên cứu xây dựng cách nghĩ mới về phát triển giáo dục trong cơ chếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đồng thời phải dũng cảm nhanh chóng bỏ đinhững cách nghĩ đang là những vật cản trên đường đi của giáo dục và không phù hợpvới quá trình phát triển kinh tế- xã hội và an ninh, quốc phòng
Sau 25 năm triển khai sự nghiệp đổi mới giáo dục và nhất là trong 10 năm thựchiện chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 công tác nghiên cứu khoa học giáo dục ởnước ta bước đầu đã được quan tâm và trên thực tế cũng đã có được một số thành tựu
về nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn Đến nay, khoa học Giáo dục Việt Nam đã cóđược một đội ngũ cán bộ chuyên nghiên cứu chuyên sâu và có uy tín Đội ngũ cán bộkhoa học có trình độ nghiên cứu cơ bản cao, có kinh nghiệm thực tiễn, ngoài nghiêncứu đã và đang tham gia giảng dạy ở nhiều trường đại học, học viện trong và ngoàinước Đồng thời với việc tập trung vào hoạt động nghiên cứu khoa học, trong nhữngnăm qua, các cơ sở nghiên cứu khoa học giáo dục Việt Nam đã đặc biệt chú trọng đếnmối quan hệ gắn kết với công tác đào tạo sau đại học nhằm xây dựng nguồn nhân lực
Trang 26khoa học giáo dục có chất lượng cao cho bản thân ngành và góp phần phát triển tiềmnăng khoa học giáo dục cho cả nước.
* Trong lĩnh vực giảng dạy
Hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên và sinh viên của trường
ta có những đóng góp đáng kể vào thành tích của nhà trường nói riêng và nền giáo dụcnói chung Nhiều sáng kiến phát minh được áp dụng vào thực tế, nhiều kết quả nghiêncứu được ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau tạo ra hiệu quả nhất định trong ngànhgiáo dục Đáp ứng được nhu cầu phát triển của nhà trường Tiêu biểu như, giáo trình
“Thi pháp học”của TS Hoàng Trọng Quyền đã được hội đồngđánh giá là một côngtrình có giá trị về mặt khoa học và thực tiên, đáp ứng được yêu cầu cho việc giảng dạy
và học tập của giảng viên và sinh viên trong trường Theo TS Hà Thanh Vân thì ấntượng đầu tiên về giáo trình “Thi pháp học” là công trình không chì dựng lại ở tầm mứcgiáo trình lí thuyết, mà mang dáng dấp một công trình NCKH bài bản, có tính thực tiễncao Trường Đại học Thủ Dầu Một vốn đào tạo theo chuyên ngành sư phạm Ngữ văn,các em sinh viên cần có một công trình không chỉ mang tính lí thuyết, mà phải mangnhiều tính thực tiễn, phải có những vận dụng lí thuyết thi pháp để phân tích những hiệntượng văn học cụ thể Về mặt nôi dung, giáo trình “Thi pháp học” hoàn toàn được xem
là một công trình thuộc hàng xuất sắc trong lĩnh vực nghiên cứu “Thi pháp học” ở ViệtNam Các chương trình trong giáo trình được trình bày theo bố cục chung, rõ ràng:Phần 1 nói về lí thuyết, khái niệm; Phần 2 nói về những hiện tượng văn học cụ thể dướigóc nhìn lí thuyết; Phần 3 những câu hỏi ôn tập dành cho sinh viên Giáo trình “Thipháp học” đã đáp ứng được việc học tập của giảng viên và sinh viên trong nhà trường
* Trong lĩnh vực học tập
Chúng ta biết rằng nghiên cứu khoa học của sinh viên là hoạt động trí tuệ giúpsinh viên vận dụng phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học trong họctập và trong thực tiễn, trong đó sinh viên bước đầu vận dụng một cách tổng hợp nhữngtri thức đã học để tiến hành hoạt động nhận thức có tính chất nghiên cứu, bước đầu gópphần giải quyết những vấn đề khoa học do thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp đặt ra để
từ đó có thể đào sâu, mở rộng và hoàn thiện vốn hiểu biết của mình
Trang 27Hoạt động nghiên cứu khoa học mang lại những ý nghĩa thiết thực đối với sinhviên Bằng nhiều hình thức khác nhau như viết tiểu luận, báo cáo thực tập, làm khóaluận, nghiên cứu khoa học sẽ rèn luyện cho sinh viên khả năng tư duy sáng tạo, khảnăng phê phán, bác bỏ hay chứng minh một cách khoa học những quan điểm, rèn luyện
kỹ năng phân tích, tổng hợp kiến thức, tư duy lôgic, xây dựng tinh thần hợp tác, giúp đỡnhau trong hoạt động nghiên cứu khoa học Trên cơ sở đó, nghiên cứu khoa học sẽ tạo
ra những bước đi ban đầu để sinh viên tiếp cận với những vấn đề mà khoa học và cuộcsống đang đặt ra, gắn lý luận với thực tiễn
Trong quá trình nghiên cứu, sinh viên phải thường xuyên làm việc tích cực, độclập với sách báo, tư liệu, thâm nhập thực tế, điều tra khảo sát, phỏng vấn Nhờ đó,không những tầm hiểu biết của sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học được mở rộng
mà họ còn dần dần nắm được phương pháp, cách thức tổ chức nghiên cứu, sắp xếp côngviệc, khả năng giao tiếp và niềm tin khoa học, từng bước hình thành những tố chất vàbản lĩnh cần có của người cán bộ khoa học trong tương lai
Biển học vô bờ, trên đường học tập và nghiên cứu nhiều khái niệm, công thức
có thể sẽ bị quên đi, cái còn lại lâu dài trong mỗi người học là phương pháp - phươngpháp tư duy, phương pháp suy luận, phương pháp diễn tả, phương pháp nghiên cứu,phương pháp giải quyết vấn đề… mà cái đó mới quan trọng cho cuộc đời và nghềnghiệp của mỗi người Phương pháp học tập, kỹ năng nghiên cứu khoa học có thể thâulượm được sau những tháng năm miệt mài học tập, rút kinh nghiệm từ những thànhcông và thất bại của chính chúng ta thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học
1.4.Vai trò của NCKH đối với việc nâng cao trình độ học tập của sinh viên
Chúng ta biết rằng NCKH của SV là hoạt động trí tuệ giúp SV vận dụng phươngpháp luận và phương pháp NCKH trong học tập và trong thực tiễn, trong đó SV bướcđầu vận dụng một cách tổng hợp những tri thức đã học để tiến hành hoạt động nhậnthức có tính chất nghiên cứu, bước đầu góp phần giải quyết những vấn đề khoa học dothực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp đặt ra để từ đó có thể đào sâu, mở rộng và hoàn
thiện vốn hiểu biết của mình Hoạt động NCKH mang lại những ý nghĩa thiết thực đối
với SV Bằng nhiều hình thức khác nhau như viết tiểu luận, báo cáo thực tập, làm khóaluận, NCKH sẽ rèn luyện cho SV khả năng tư duy sáng tạo, khả năng phê phán, bác bỏ
Trang 28hay chứng minh một cách khoa học những quan điểm, rèn luyện kỹ năng phân tích, tổnghợp kiến thức, tư duy lôgic, xây dựng tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau trong hoạt độngNCKH Trên cơ sở đó, NCKH sẽ tạo ra những bước đi ban đầu để SV tiếp cận vớinhững vấn đề mà khoa học và cuộc sống đang đặt ra, gắn lý luận với thực tiễn.
Trong quá trình nghiên cứu, SV phải thường xuyên làm việc tích cực, độc lập vớisách báo, tư liệu, thâm nhập thực tế, điều tra khảo sát, phỏng vấn Nhờ đó, khôngnhững tầm hiểu biết của sinh viên tham gia NCKH được mở rộng mà họ còn dần dầnnắm được phương pháp, cách thức tổ chức nghiên cứu, sắp xếp công việc, khả nănggiao tiếp và niềm tin khoa học, từng bước hình thành những tố chất và bản lĩnh cần cócủa người cán bộ khoa học trong tương lai
Biển học là vô bờ bến, trên đường học tập và nghiên cứu nhiều khái niệm, côngthức có thể sẽ bị quên đi, cái còn lại lâu dài trong mỗi người học là phương pháp -phương pháp tư duy, phương pháp suy luận, phương pháp diễn tả, phương pháp nghiêncứu, phương pháp giải quyết vấn đề… mà cái đó mới quan trọng cho cuộc đời và nghềnghiệp của mỗi người Phương pháp học tập, kỹ năng nghiên cứu khoa học có thể thâulượm được sau những tháng năm miệt mài học tập, rút kinh nghiệm từ những thànhcông và thất bại của chính chúng ta thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học
Đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đểthực hiện thành công sự nghiệp lớn lao này đòi hỏi phải phát huy sức mạnh của toàn dântộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Riêng đối với SV, trước hết phải nhận thức được tầmquan trọng của mình trong sự nghiệp chung Từ đó, xác định trách nhiệm của bản thânđối với sự đi lên mạnh mẽ của đất nước Trong tình hình mới đó, nhiệm vụ đặt ra chomỗi SV là phải học tập: học tập một cách khẩn trương, kiên trì, không biết mệt mỏi đểnắm lấy mọi tri thức cần thiết, chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa học công nghệ, trởthành những người có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, những nhà quản lý giỏi, tíchcực nghiên cứu, sáng tạo góp phần vào sự nghiệp chung của dân tộc, đưa đất nước sánhvai với bè bạn năm châu Phương pháp học tập và NCKH chính là chìa khóa thành côngcủa SV chúng ta trên đường học tập và nghiên cứu ở nhà trường đại học Vậy nên ngay
từ lúc này, các bạn SV hãy tìm cho mình một phương pháp học tập hiệu quả và tích cực
Trang 29học hỏi để nâng cao những kỹ năng NCKH của mình Hãy học tập để thực hiện lýtưởng, hoài bão, ước mơ của tuổi trẻ
Tiểu kết chương 1
Nghiên cứu khoa học có tầm quan trọng đặc biệt trong giáo dục, vực giảng dạy
và học tập Nghiên cứu khoa học giúp cho cả sinh viên và giảng viên cùng trau dồi kỹnăng và kiến thức Người nghiên cứu khoa học cần phải có đam mê và nhiệt huyết thìmới có được các phát hiện cái mới, cái hay của vấn đề Thông qua NCKH sinh viên sẽđút kết được nhiều kinh nghiệm hơn và nâng cao khả năng giải quyết vấn đề
Trang 30Chương 2THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
2.1 Sơ lược về trường đại học Thủ Dầu Một
Trường Đại học Thủ Dầu Một được thành lập vào năm 2009 theo quyết định số900/QĐ-TTg ngày 24/06/2009 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở nâng cấp trườngCao đẳng Sư phạm Bình Dương, với mục tiêu phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo –nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ, trung tâm văn hóa – giáo dục hàng đầu củatỉnh và khu vực
Trường Đại học Thủ Dầu Một chính thức đi vào hoạt động từ ngày 22 tháng 9năm 2009, là trường Đại học trọng điểm, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục và đàotạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương là cơ quan chủquản của trường Đại học Thủ Dầu Một
Trường sẽ tăng cường hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổchức ứng dụng khoa học – công nghệ trong nước và ngoài nước nhằm nâng cao chấtlượng đào tạo và nghiên cứu khoa học
Trường Đại học Thủ Dầu Một thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo đại học,sau đại học để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh Bình Dương,của nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng như đổi mới và phát triểngiáo dục Đại học Việt Nam, nhằm đạt được uy tín ngang bằng với đại học của các nướctiên tiến trong khu vực và thế giới Tổng số HSSV đã được đào tạo, tốt nghiệp là22.268 Trong đó đào tạo: Giáo viên THCS: 7.530; Giáo viên Tiểu học: 9.506;Giáo viênNhà trẻ-Mẫu giáo: 5.232
Triết lý giáo dục: Triết lí giáo dục TRI THỨC – PHÁT TRIỂN – PHỒN VINHcủa Trường Đại học Thủ Dầu Một thể hiện tiêu chuẩn tiên tiến của một trường đại học,tạo ra sản phẩm giáo dục đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà, vì sự tiến bộ và nhân văn của dân tộc và nhânloại.Cấu trúc triết lí TRI THỨC – PHÁT TRIỂN – PHỒN VINH thể hiện ý nghĩa quan
hệ giữa lý thuyết và thực tiễn, học tập và ứng dụng, đào tạo và đáp ứng, lao động và
Trang 31hạnh phúc Đồng thời thể hiện sự tương tác biện chứng giữa các thành tố: tri thức tạo raphát triển, phát triển dẫn đến phồn vinh, phồn vinh tái tạo, bổ sung tri thức.
Sứ mạng: Đào tạo đa ngành, phát triển nguồn nhân lực có trình độ trung cấp,cao đẳng, đại học và sau đại học để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đạihóa của tỉnh, khu vực và cả nước Đồng thời tham gia vào công cuộc đổi mới và pháttriển giáo dục đại học Việt Nam, nhằm đạt được uy tín ngang bằng với đại học của cácnước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao côngnghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương và các tỉnh lân cận
2.2 Thực trạng nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học Thủ Dầu Một 2.2.1 Khái quát nghiên cứu thực trạng
2.2.1.1 Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu giúp chúng tôi đánh giá một cách chính xác hơn về thực trạngnhận thức, thái độ, kỹ năng của SV đối với đề tài NCKH Bên cạnh đó giúp ta có cáinhìn tổng quát hơn về mặt thuận lợi và khó khăn của SV trong quá trình thực hiện một
đề tài nghiên cứu khoa học Đồng thời, chúng tôi tìm hiểu những nguyên nhân để dẫnđến thực trạng trên
2.2.1.2 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng nhận thức của SV về hoạt động NCKH của Trường Đạihọc Thủ Dầu Một, như nghiên cứu về nhận thức hoạt động NCKH đối với SV trongNhà trường; tầm quan trọng của việc viết bài tham luận cho Hội thảo khoa học hoặcđăng trên các tạp chí khoa học đối với SV; nhiệm vụ vừa học tập, vừa NCKH của SV;vai trò tổ chức quản lý hoạt động KH&CN ở cấp khoa; vai trò tổ chức quản lý củaphòng Khoa học; tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong NCKH…
- Nghiên cứu thái độ của SV đối với công tác quản lý hoạt động NCKH, nhưđịnh hướng NCKH trong SV có đáp ứng với xu thế phát triển của Nhà trường vànguyện vọng của SV không? Kế hoạch hoạt động NCKH trong SV có phù hợp và đảmbảo SV thực hiện hiệu quả không? Quy chế tổ chức hoạt động NCKH của Nhà trường làphù hợp không? Quy trình tổ chức NCKH cho SV là phù hợp không?
- Nghiên cứu những kỹ năng trong hoạt động NCKH của SV đạt ở mức độ nào
Trang 32Kỹ năng tìm ý tưởng cho đề tài nghiên cứu (lựa chọn chủ đề nghiên cứu) Kỹnăng đọc tài liệu và trình bày tổng quan vấn đề nghiên cứu Kỹ năng xây dựng đề cươngnghiên cứu Kỹ năng xây dựng bảng hỏi, phiếu điều tra, phỏng vấn, mô hình Kỹ năngthu thập, xử lý thông tin đầu vào Kỹ năng phân tích số liệu và giải thích làm sáng tỏ cácvấn đề nảy sinh từ kết quả tổng hợp các số liệu nghiên cứu Kỹ năng viết bài báo khoahọc để gửi đăng kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học; đăng tạp chí khoa học Kỹ năngviết báo cáo tổng kết đề tài Kỹ năng trình bày và bảo vệ đề tài tại Hội đồng khoa học.
Kỹ năng tổ chức, phối hợp cho các thành viên khác trong NCKH
2.2.1.3 Phương pháp nghiên cứu
Để đảm bảo cho việc đánh giá thực trạng một cách khách quan và chính xác, tôi
đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau Tôi đã sử dụng các phươngpháp sau:
* Đối với CB, GV
- Chúng tôi đã thiết kế “Phiếu khảo sát”, “Phiếu phỏng vấn” gồm những câu hỏiđánh giá của GV về các vấn đề liên quan đến thực trạng hoạt động NCKH của SVTrường Đại học Thủ Dầu Một Số CB, GV khảo sát là 91 Trao đổi trực tiếp đối với 10CB,GV
* Đối với sinh viên
- Chúng tôi đã thiết kế “Phiếu khảo sát”, “Phiếu phỏng vấnSV”nhằm tìm hiểu
SV về những vấn đề liên quan đề thực trạng hoạt động NCKH của SV trong nhà trường
Số SV khảo sát là 279 Trao đổi trực tiếp đối với 26 SV
- Quan sát, ghi chép các biểu hiện về nhận thức, thái độ, hành vi thông qua hoạtđộng NCKH của SV trong thư viện, học trên lớp, học nhóm, ở phòng trọ, phòng thínghiệm, SV đi điều tra ở các trường phổ thông…
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý số liệu
2.3 Thực trạng hoạt động NCKH của sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một 2.3.1 Thực trạng nhận thức về hoạt động NCKH của SVTrường Đại học Thủ Dầu Một
Trang 33Chúng tôi đã điều tra 91 giảng viên của các khoa và 279 sinh viên để biết được nhậnthức của SV về hoạt động NCKH cũng như nhận xét của giảng viên, chúng tôi đã tiếnhành phiếu điều tra nhận thức với nội dung câu hỏi như sau:
Bảng 2.1 Mức độ dánh giá của SV về tầm quan trọng NCKH
(người)
Phần trăm(%)
đủ kiến tức rồi NCKH chỉ dành cho những người có học vị học hàm cao thôi vì nó quákhó và không hấp dẫn Ngoài ra có một bộ phận sinh viên đã nhận thức được tầm quantrọng của việc nghiên cứu khoa học thông qua khảo sát ta thấy số lượt trả lời cho làquan trọng chiếm 37,6% và rất quan trọng chiếm 11,1% Các bạn cho rằng tham giaNCKH có thể giúp SV khảo sát được thực tế, nắm bắt được thực trạng của vấn đề, tìmhiểu vấn đề 1 cách khoa học, sâu rộng hơn Bên cạnh đó NCKH sẽ trang bị kiến thức cơbản về phương pháp luận khoa học, các phương pháp NC, mục tiêu NCKH và nhiệm vụNCKH của sinh viên sau tốt nghiệp Chẳng hạn như bạn Nguyễn Quang Trung, lớp
D13KTr01 Bạn cho rằng: “NCKHgiúp cho SV có những kiến thức sâu hơn về ngành học của bản thân mình Những kiến thức đó sẽ giúp ích rất nhiều trong công việc của sinh viên sau khi ra trường” cũng tương tự như vậy bạn Hồ Thị Mỹ Linh, lớp
Trang 34D13LU02 cũng cho rằng: “NCKH giúp SV tiếp cận được nhiều đề tài trong cuộc sống, hiểu rõ vấn đề, giúp SV rèn luyện được nhiều khả năng trong học tập, có thể tìm tòi và
mở mang kiến thức của mình” Nói tóm lại số lượng sinh viên nhận thức được tầm quan
trọng của nghiên cứu khoa học còn hạn chế chỉ chiếm 48.7%so với tổng số sinh viênkhảo sát được Các bạn chua thoát li ra được các cách học truyền thống “thầy giảng-tròchép”.Chưa trang bị cho mình một phương pháp tự học đúng đắn, chưa thấy được tầmquan trọng của NCKH.Vì vậy, nhà trường nên tạo cơ hội và điều kiện để các bạn thấy
rõ hơn về tầm quan trọng của NCKH
Bảng 2.2 Trả lời của GV về tầm quan trọng NCKH của SV
(người)
Phần trăm(%)
ra để từ đó có thể đào sâu, mở rộng và hoàn thiện vốn hiểu biết của mình Cô Phạm Thị
Mai Phương khoa Xã hội học cũng cho rằng: “NCKH trong SV có vai trò rất quan trọng Qua hoạt động NCKH giúp cho SV hình thành tư duy và phương pháp NCKH Phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng NCKH độc lập cho SV” Để nâng cao nhận
thức hoạt động NCKH, nhà trường cũng như các bộ phận liên quan phải ra sức tuyêntruyền rộng rãi hoạt động NCKH cho toàn thể SV trong trường Tạo điều kiện cho SV
Trang 35tham gia bằng các hoạt động do trường tổ chức, làm cho SV hiểu được sự thiết thực củaviệc NCKH.
Bảng 2.3.Tần suất trả lời của SV đối với việc viết bài tham luận cho hội thảo khoa học hoặc đăng trên các tạp chí khoa học
(người)
Phần trăm(%)
số SV bị chi phối bởi tư duy thực dụng nên ảnh hưởng khá nhiều và cản trở đến tư duynăng động Điều này, dẫn đến SV có những lối suy nghĩ lệch lạc trong việc viết bàitham luận cho Hội thảo khoa học hoặc đăng trên tạp chí khoa học Chưa thấy được tầmquan trọng viết bài tham luận cho Hội thảo khoa học hoặc đăng trên tạp chí khoa học
và việc nâng cao bồi dưỡng năng lực viết bài NCKH của SV còn gặp nhiều khó khăn.Trong khi đó, có 38,8% SV cho rằng việc viết bài tham luận cho Hội thảo khoa họchoặc đăng trên tạp chí khoa học là quan trọng và rất quan trọng cho SV Các bạn dườngnhư thấy rõ được tầm quan trọng của việc này Các bạn tích cực học tập cũng như tự tạocho mình được môi trường học tập năng động Đáp ứng được nhu cầu chung của xã hội,trang bị cho mình 1 tư tưởng học tập hiện đại Nhưng bên cạnh đó các bạn cũng gặpnhiều khó khăn Vì vậy, nhà trường và các thầy cô nên giúp SV thấy được ý nghĩa và lợiích của việc NCKH Tạo điều kiện tối đa cho SV NCKH có được những tài liệu và kinh
Trang 36phí, cơ sở vật chất để phục vụ cho việc NCKH Cần khuyến khích và động viên cho SV
để các bạn có động lực để NCKH
Thông số liệu từ hai bảng trên ta thấy, nhận thức của sinh viên còn khá hạn chếhơn so với giảng viên Những con số ấy đã cho ta thấy thực trạng đáng lo ngại vìnghiên cứu khoa học đối với sinh viên mà nói thì là một việc quan trọng không kém sovới việc hoàn thành khóa học Sinh viên không nhận thức đúng tầm quan trọng củanghiên cứu khoa học sẽ gây ảnh hưởng đến kỹ năng và kiến thức sau này Chính hoạtđộng nghiên cứu khoa học sẽ cung cấp cho sinh viên các kinh nghiệm thực tiễn và đồngthời là cơ hội để sinh viên kiểm tra lại tri thức của mình Như cô Trần Thị Thu Hằng
GV khoa Sử đã nói: “NCKH giúp sinh viên vận dụng được những kiến thức lý thuyết vào trong công việc tập sự NCKH còn là cơ sở nền để các bạn SV bước lên NCKH chuyên ngành riêng trong tương lai.”
Bảng 2.4 Trả lời của SV về nhiệm vụ của SV vừa học tập vừa NCKH
(người)
Phần trăm(%)
Trang 37quan tâm hơn nữa công tác NCKH giúp mở rộng,củng cố nền tảng tri thức cá nhânmình Một khi nắm vững kiến thức nền tảng, SV sẽ không còn bỡ ngỡ khi tiếp xúc vớimôi trường thực tiễn bên ngoài đầy thử thách, rèn luyện bản lĩnh bình tĩnh giải quyếtnhững vấn đề đặt ra Kết quả đạt được sau khi ra trường bằng công thức kiến thức củathầy cô kết hợp với quá trình tự tìm tòi của bản thân SV Sẽ không học tập tốt nếukhông NCKH NCKH là cộng cụ quan trọng để SV nắm vững kiến thức hiện tại trongnước đồng thời mở mang hiểu biết của mình vươn ra cả thể giới.
Bảng 2.5 Trả lời của SV về vai trò tổ chức quản lý hoạt động NCKH ở cấp khoa
(người)
Phần trăm(%)
mẽ Và cũng có ý kiến cho rằng không quan trọng và bình thường chiếm 43,4%.Nguyên nhân là do vai trò của tổ chức đoàn khoa trong việc định hướng nghiên cứukhoa học chưa được chú trọng đúng mức Mặc dù đây là tổ chức gần gũi với sinh viên,đoàn viên trong Khoa.Việc nhận thức về nghiên cứu khoa học của sinh viên trong khoacòn yếu Vì vậy, các đoàn khoa cần nên tổ chức một buổi hội đàm với sự trợ giúp củacác thầy cô có thâm niên trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học gợi ý các đề tài vàphương pháp nghiên cứu cho sinh viên Công tác tổ chức và tuyên truyền do đoàn khoađảm nhận Việc làm này là cần thiết nhằm giúp sinh viên hiểu rõ được vai trò cũng như
ý nghĩa của việc học tập và nghiên cứu khoa học trong nhà trường, và nâng cao vai tròquản lý trong hoạt động NCKH của SV