1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đề tài nghiên cứu khoa học mẫu tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học trong dạy đại học - Nghiệp Vụ Sư Phạm

13 67 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 873,53 KB

Nội dung

Ăn mòn thép gia cường đã được chứng minh là một nguyên nhân chính của sự hư hỏng cấu trúc của bê tông cốt thép (RCreinforced concrete), dẫn đến giảm tuổi thọ của Kết cấu bê tông. Một lượng đáng kể các nghiên cứu liên quan đến ăn mòn cốt thép đã được thực hiện trong quá khứ, giải quyết các vấn đề khác nhau liên quan đến quá trình ăn mòn ban đầu và tác dụng gây hại (Imam, Anifowose and Azad 2015). Jeyasehar and Sumangala (2006) đánh giá không phá hủy của dầm bê tông dự ứng lực bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận mạng thần kinh nhân tạo (ANN artificial neural network). Tsai and Hsu (2002) chẩn đoán cơ sở thiệt hại kết cấu bê tông cốt thép dựa trên lịch sử thời gian dịch chuyển bằng cách sử dụng Kỹ thuật mạng nơ ron truyền ngược. Gần đây, Imam and Kazmi (2020) sử dụng phương pháp hồi quy đã sửa đổi và mô hình ANN cho khả năng chịu tải của dầm bê tông cốt thép bị ăn mòn.

Trang 1

K2 TĐT 2023

Chuyên đề: Dự đoán khả năng chịu uốn của dầm

bê tông cốt thép bị ăn mòn sử dụng mô hình trí

tuệ nhân tạo

Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học ở

trường Đại Học

Họ và tên : Lê Minh Chánh Ngày sinh : 18/01/1994

Nơi sinh: Tiền Giang STT: 9

Trang 2

MỤC LỤC

1 TÊN ĐỀ TÀI 2

2 MÃ SỐ 2

3 LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 2

4 LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU 2

5 THỜI GIAN THỰC HIỆN 2

6 CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI 2

7 CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI 2

8 NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2

9 ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH 2

10 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 2

11 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2

12 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 2

13 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

14 CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

15 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN 2

16 SẢN PHẨM 2

17 HIỆU QUẢ 2

18 PHƯƠNG THỨC CHUYỂN GIAO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA CHỈ ỨNG DỤNG 2

Trang 3

Đề bài: Chọn 01 đề tài nghiên cứu khoa học và xây dựng đề cương chi tiết cho đề tài nghiên cứu khoa học đó.

Đề tài: Dự đoán khả năng chịu uốn của dầm bê tông cốt thép bị ăn mòn

sử dụng mô hình trí tuệ nhân tạo

BÀI LÀM THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

TRỌNG ĐIỂM NĂM 2021

Trang 4

1 TÊN ĐỀ TÀI

Dự đoán khả năng chịu uốn của

dầm bê tông cốt thép bị ăn mòn

sử dụng mô hình trí tuệ nhân tạo

2 MÃ SỐ:

MÃ SỐ THEO LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU:

MÃ SỐ THEO MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

3 LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

trường Kinh tế;

trí tuệ

4 LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU

Cơ bản

Ứng dụng

Triển khai

X

5 THỜI GIAN THỰC HIỆN 12 tháng

6 CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI

Tên cơ quan:

Điện thoại:

Địa chỉ:

7 CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

Họ và tên:

Chức danh khoa học: Giảng viên

Đơn vị công tác:

E-mail:

Học vị:

Năm sinh:

Di động:

8 NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

TT Họ và tên Đơn vị công tác và

lĩnh vực chuyên môn

Nội dung nghiên cứu cụ thể được giao

Chữ ký

1 TS Trường Đại học Nghiên cứu về

mô hình trí tuệ nhân tạo, viết X

Trang 5

báo cáo

2 KS. Khoa Xây dựng/ Xâydựng Thu thập và xửlý số liệu

9 ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

Tên đơn vị

trong và ngoài

nước

Nội dung phối hợp nghiên

cứu Họ và tên người đại diện đơn vị

Trang 6

10 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

10.1 Ngoài nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực

của đề tài trên thế giới, liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan)

Ăn mòn thép gia cường đã được chứng minh là một nguyên nhân chính của sự

hư hỏng cấu trúc của bê tông cốt thép (RC-reinforced concrete), dẫn đến giảm tuổi thọ của Kết cấu bê tông Một lượng đáng kể các nghiên cứu liên quan đến ăn mòn cốt thép đã được thực hiện trong quá khứ, giải quyết các vấn đề khác nhau liên quan đến quá trình ăn mòn ban đầu và tác dụng gây hại (Imam, Anifowose and Azad 2015) Jeyasehar and Sumangala (2006) đánh giá không phá hủy của dầm bê tông dự ứng lực bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận mạng thần kinh nhân tạo (ANN- artificial neural network) Tsai and Hsu (2002) chẩn đoán cơ sở thiệt hại kết cấu bê tông cốt thép dựa trên lịch sử thời gian dịch chuyển bằng cách

sử dụng Kỹ thuật mạng nơ ron truyền ngược Gần đây, Imam and Kazmi (2020)

sử dụng phương pháp hồi quy đã sửa đổi và mô hình ANN cho khả năng chịu tải của dầm bê tông cốt thép bị ăn mòn

10.2 Trong nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực

của đề tài ở Việt Nam, liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan)

Ở Việt Nam, có một số kết quả nghiên cứu liên quan đến vấn đề ăn mòn Ví

dụ, Nguyễn Thanh Hưng và các công sự đã công bố một số kết quả nghiên cứu về ứng xử của kết cấu bê tông cốt thép bị ăn mòn, kết quả cho thấy kết cấu bê tông cốt thép khi bị ăn mòn ảnh hưởng rất lớn đến sự làm việc của kết cấu Về bài toán chẩn đoán kỹ thuật cho dầm bê tông cốt thép bị ăn mòn trong trường hợp thiếu số liệu đã được giới thiệu ở Hội nghị khoa học cơ học toàn quốc và đăng tải trên tạp chí xây dựng Gần đây, Nguyễn Thanh Hưng và cộng sự đã áp dụng thành công phương pháp phần tử hữu hạn để mô phỏng dầm bê tông cốt thép bị ăn mòn xét đến cường độ liên kết giữa cốt thép và bê tông Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu việc sử dụng các kỹ thuật trí tuệ nhân tạo (AI) để đánh giá sự làm việc của kết cấu bê tông cốt thép

Trong lĩnh vực dự báo dựa vào trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam vẫn còn ở giai đoạn đầu của sự phát triển và hiện nay chỉ có một số nghiên cứu về lĩnh vực này

Trang 7

Đặc biệt, một nghiên cứu tổng quan trong lĩnh vực này cho thấy rằng kỹ thuật AI chưa được sử dụng để dự đoán chất lượng cho kết cấu dầm bê tông cốt thép bị ăn mòn Nghiên cứu này đề xuất mô hình trí tuệ nhân tạo kết hợp cho việc dự đoán cường độ dầm bê tông cốt thép bị ăn mòn dựa trên dữ liệu thực tế

10.3 Danh mục các công trình đã công bố thuộc lĩnh vực của đề tài của chủ

nhiệm và những thành viên tham gia nghiên cứu (họ và tên tác giả; bài báo;

ấn phẩm; các yếu tố về xuất bản)

[1] Nguyễn Thanh Hưng (2013), Mô phỏng dầm bê tông cốt thép bị ăn mòn xét đến cường độ liên kết giữa cốt thép và bê tông theo phương pháp phần tử hữu hạn, Hội nghị Khoa học toàn quốc Cơ học Vật rắn biến dạng lần thứ XI - Thành phố Hồ Chí Minh, 7-9/11/2013, tr.542-550

[2] Nguyễn Thanh Hưng, Nguyễn Trọng Hà, Phạm Văn Trung, Lê Công Điều (2017), Xây dựng mô hình đánh giá sự ảnh hưởng của lực bám dính giữa bê tông

và cốt thép cho dầm bê tông cốt thép chịu tải trọng, Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng, số 25 - 2017, tr 41-48

[3] Nguyễn Thanh Hưng, Nguyễn Văn Phó, Trần Văn Liên (2015), Chẩn đoán dầm bê tông cốt thép bị ăn mòn trong trường hợp thiếu số liệu, Tuyển tập Hội nghị Khoa học toàn quốc Cơ học Vật rắn biến dạng lần thứ XII, Đà nẵng, 6-7/8/2015

[4] Thanh Hung Nguyen, Anh Thang Le, Duy Duan Nguyen (2020), Bending strength diagnosis for corroded reinforced concrete beams with attendance of deterministic, random and fuzzy parameters, Journal of Structural Integrity and Maintenance (Accept)

[5] Anh-Thang Le, Thanh-Hung Nguyen (2020), A Study on Behavior of Reinforcement Concrete Beam using the Recycled Concrete, CIGOS 2019, Innovation for Sustainable Infrastructure, 379-384

[6] A Imam and Z A Kazmi, "Modified regression and ANN model for load carrying capacity of corroded reinforced concrete beam," AIMS Materials Science,, vol 4, no 5, pp 1140-1164, 2020

[7] A Imam, F Anifowose, and A K Azad, "Residual Strength of Corroded Reinforced Concrete Beams Using an Adaptive Model Based on ANN," International Journal of Concrete Structures and Materials, vol 9, no 2, pp

Trang 8

159-172, 2015/06/01 2015.

[8] C.-H Tsai and D.-S Hsu, "Diagnosis of Reinforced Concrete Structural Damage Base on Displacement Time History using the Back-Propagation Neural Network Technique," Journal of Computing in Civil Engineering, vol 16, no 1,

pp 49-58, 2002

[9] J A Abdalla, A Elsanosi, and A Abdelwahab, "Modeling and simulation of shear resistance of R/C beams using artificial neural network," Journal of the Franklin Institute, vol 344, no 5, pp 741-756, 2007/08/01/ 2007

[10] C A Jeyasehar and K Sumangala, "Nondestructive Evaluation of Prestressed Concrete Beams using an Artificial Neural Network (ANN) Approach," Structural Health Monitoring, vol 5, no 4, pp 313-323, 2006

Trang 9

11 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Sự ăn mòn cốt thép trong bê tông là quá trình xuống cấp nghiêm trọng nhất ảnh hưởng đến kết cấu nếu không được gia cường sửa chữa đối với kết cấu đang

sử dụng Do vậy, cần phải có những giải pháp đánh giá cường độ chính xác và biện pháp gia cường phù hợp cho kết cấu Nhận thấy rằng ảnh hưởng của ăn mòn tới khả năng chịu lực của kết cấu bê tông cốt thép là một vấn đề rất phức tạp nhất

là khi đánh giá lại khả năng chịu lực của các cấu kiện Đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu như hiện nay đã làm cho các số liệu thống kê để tính toán trước đây đã không còn đủ tin cậy, nhất là đối với các công trình kết cấu bê tông cốt thép ở vùng ngập mặn

Do vậy, nghiên cứu này đề xuất một cách tiếp cận mới dùng các mô hình trí tuệ nhân tạo kết hợp để đánh giá cường độ của bê tông cho dầm bê tông cốt thép

bị ăn mòn Thông qua việc đánh giá, sẽ kiến nghị các biện pháp xử lý phù hợp nhằm duy trì và đảm bảo an toàn cho việc khai thác kết cấu trong quá trình vận hành

12 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

- Đề xuất mô hình trí tuệ nhân tạo kết hợp mới cho các bài toán dự đoán.

- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng cường độ của dầm bê tông cốt thép bị ăn

mòn

- Áp dụng mô hình trí tuệ nhân tạo đề xuất để dự đoán cường độ của dầm bê

tông cốt thép bị ăn mòn

13 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

13.1 Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu về kết cấu dầm bê tông cốt thép bị ăn mòn

- Nghiên cứu về các thuật toán trí tuệ nhân tạo

13.2 Phạm vi nghiên cứu

- Các công trình xây dựng từ những năm 1975 trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh.

- Các công cụ trí tuệ nhân tạo được phát triển gần đây.

Trang 10

14 CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

14.1 Cách tiếp cận

- Thông qua các tài liệu sách, các bài báo trong nước và quốc tế, và các thí

nghiệm thực tế

14.2 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu các lý thuyết về ăn mòn, về trí tuệ nhân tạo

- Sử dụng các công cụ hỗ trợ để xử lý dữ liệu

- Thu thập dữ liệu tại phòng thí nghiệm cũng như hiện trường

15 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

15.1 Nội dung nghiên cứu (trình bày dưới dạng đề cương nghiên cứu chi tiết)

- Chương 1: Tổng quan.

- Chương 2: Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu.

- Chương 3: Khảo sát thu thập và đánh giá số liệu.

- Chương 4: Ứng dụng mô hình và thuật toán trí tuệ nhân tạo vào dự đoán.

- Chương 5: Kết quả và kết luận kiến nghị.

15.2 Tiến độ thực hiện

STT Các nội dung, công việc

thực hiện

Sản phẩm Thời gian

(số tháng)

Người thực hiện

1 Tổng quan Tổng quanvà số liệu 2 tháng KS.

2 Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu Mô hình 2 tháng

TS

3 Khảo sát thu thập và đánh giá số liệu hoàn thiệnMô hình 2 tháng

TS KS

4 Ứng dụng mô hình và thuật toán trí tuệ nhân tạo vào dự đoán Thẩm địnhkết quả 2 tháng TS.

5 Kết quả và kết luận kiến nghị Sản phẩm

nghiên cứu,

1 tháng

TS

Trang 11

bài báo KS.

16 SẢN PHẨM

16.1 Sản phẩm khoa học

Sách chuyên khảo Bài báo đăng tạp chí nước ngoài

Sách tham khảo Bài báo đăng tạp chí trong nước

Giáo trình Bài đăng kỷ yếu hội nghị, hội thảo quốc tế

16.2 Sản phẩm đào tạo

Nghiên cứu sinh Cao học

16.3 Sản phẩm ứng dụng

Tiêu chuẩn Qui phạm Sơ đồ, bản thiết kế

Tài liệu dự báo Qui trình công nghệ Luận chứng kinh tế

Phương pháp Chương trình máy

tính

Bản kiến nghị

Dây chuyền CN Báo cáo phân tích Bản quy hoạch

16.4 Các sản phẩm khác

16.5 Tên sản phẩm, số lượng và yêu cầu khoa học đối với sản phẩm

1 01 Bài báo trong nước 01

2

Trang 12

17 HIỆU QUẢ (giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội)

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho

các đề tài luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ - Có thể sử dụng để viết các bài báo khoa học, tài liệu tham khảo cho các giáo trình và sách xuất bản

18 PHƯƠNG THỨC CHUYỂN GIAO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA CHỈ ỨNG DỤNG

- Nghiên cứu này sẽ là tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy và nghiên cứu

cho sinh viên và học viên cao học các ngành xây dựng cũng như quản lý dự án, kết cấu xây dựng Kết quả đề tài được kiến nghị áp dụng đối với các chủ đầu tư xây dựng, các nhà thầu xây lắp, các đơn vị tư vấn thiết kế, quản lý dự án tại Việt Nam hiện nay và trong tương lai nhằm đạt được hiệu quả quản lý tối ưu

Ngày tháng năm 202

Trưởng đơn vị

(ký, họ và tên)

Ngày tháng năm 202

Chủ nhiệm đề tài

(ký, họ và tên)

Ngày tháng năm

HIỆU TRƯỞNG

(ký, họ và tên, đóng dấu)

Ngày đăng: 08/06/2023, 15:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w