Để hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu, bài nghiên cứu sẽ lần lượt thực hiệnnhững nhiệm vụ: 1 Khái quát về Vương quốc Cham Pa cổ và tìm hiểu về sự ảnh hưởng của quátrình du nhập văn hóa
TỔNG QUAN VỀ VƯƠNG QUỐC CHAM PA VÀ QUẦN THỂ THÁP POKLONG GARAI
Quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Cham Pa
Cham Pa là một vương quốc cổ xuất hiện tại miền Trung Việt Nam từ thế kỷ thứ
II đến đầu thế kỷ thứ XIX Vào thời kì vàng son nhất của mình, lãnh thổ Cham Pa gồm các tỉnh cao nguyên miền trung Việt Nam và vùng đồng bằng duyên hải Có rất nhiều nguồn tài liệu cho rằng Cham Pa chỉ trải dài từ mũi Hoành Sơn ở phía Bắc cho đến sông Đinh (Bà Rịa – Vũng Tàu) ở phía Nam Hay nói theo một cách khác thì lãnh thổ Cham Pa chỉ bao gồm khu vực đồng bằng duyên hải của miền Trung Việt Nam mà thôi Tuy nhiên thì giả thiết đó không hoàn toàn đúng, khi những nghiên cứu sau này cho thấy rằng Cham Pa không chỉ nằm trải dài khu vực miền duyên hải ở phía Đông mà còn trải dài ở cả khu vực Tây Nguyên của dãy Trường Sơn, tuỳ theo giai đoạn lịch sử Vào những năm 914, các giáo phái Phật Giáo đã tìm thấy ở khu vực Kontum có dấu vết của người Cham Pa cổ, hay một bia ký khác viết vào thế kỷ XII ở khu vực MỹSơn cũng nhắc đến một cộng đồng người từng phục tùng vua chúa Cham Pa Điều này như ngầm ám chỉ rằng Tây Nguyên cũng là lãnh thổ của vương quốc Cham Pa xưa.Nói tóm lại, thì lãnh thổ của Cham Pa bao gồm miền duyên hải miền Trung, khu vựcTây Nguyên và cả dãy Trường Sơn Cham Pa là một quốc gia gồm các vương quốc nhỏ như: Amaravati, Vijaya, Kauthara và Panduranga.
Hình 1 1: Bản đồ Vương quốc Cham Pa
Cham Pa là đất nước có hệ thống sông ngòi tương đối lớn Nơi đây còn được thiên nhiên ưu ái khi có nguồn động thực vật vô cùng phong phú, và các khoáng sản quý báu như: vàng, bạc, đồng, sắt Thiên nhiên đã ban cho vùng đất này một lượng phù sa màu mỡ, từ thuận lợi đó mà người dân nơi đây bắt đầu phát triển các ngành kinh tế Nhờ vào lượng khoáng sản và những thuận lợi mà thiên nhiên đem đến, vua chúa Chăm Pa lúc bấy giờ đã tận dụng và giúp cho đất nước phát triển bằng con đường ngoại thương với các nước láng giềng Với vị trí địa lý đắc địa, mảnh đất miền Trung rất thích hợp cho việc giao thương buôn bán, và dựa trên nền thủ công nông nghiệp vốn có thì kinh tế của Cham Pa ngày càng phát triển một cách rực rỡ Đất nước Cham Pa bấy giờ đóng vai trò khu vực dừng chân và trung chuyển hàng hóa, ngoại giao của các nước từ Á-Âu, đây là cửa ngõ thông thương, tạo điều kiện cho giao lưu văn hóa nên vì thế văn hóa Cham Pa ảnh hưởng rất nhiều từ các nước lân cận qua con đường thương mại giữa các nước Song với những yếu tố thuận lợi mà địa hình mang lại thì đâu đó vẫn còn tồn tại rất nhiều yếu tố, nguy cơ tiềm ẩn bị xâm lược bởi các nước bên ngoài
1.1.2 Sự hình thành và ra đời của Vương quốc cổ Cham
Cham Pa là quốc gia ra đời dựa trên cơ sở của những nền văn hóa cổ đại, đây được coi là văn hóa bản địa chứ không phải văn hóa ngoại lai, tiêu biểu nhất là nền
(Nguồn:Wikipedia) văn hóa tiền Sa Huỳnh và Sa Huỳnh Nền văn hóa khảo cổ xuất hiện vào khoảng 1000 năm TCN là văn hóa Sa Huỳnh, trên lãnh thổ Việt Nam đây là một trong ba cái nôi văn hóa cổ xưa Như ta được biết thì văn hóa Sa Huỳnh là văn hóa gắn liền với sự di cư từ những người dân ven biển và ở đảo
Khu vực ven biển miền Trung Việt Nam từ xa xưa đã là địa bàn sinh sống của các cư dân thuộc ngữ hệ Mã Lai – Đa Đảo, và một bộ phận nhỏ người Chăm cổ Họ sinh sống tập trung chủ yếu tại các vùng đảo phía tây nam Thái Bình Dương, tây nam Ấn Độ và được gọi với cái tên thân thuộc là người biển Tuy nhiên thì họ hoàn toàn không phải là người dân bản địa, mà chỉ là thành phần những người di chuyển và giao lưu với người cao nguyên tại bản địa Tóm lại, khi nói về dân cư của Cham Pa cổ đại có lẽ ta nhận thấy có sự giao thoa giữa cộng đồng người bản địa với người Nam Đảo di cư sinh sống tại khu vực đất liền Đây là những yếu tố đầu tiên tạo nên văn hoá Sa Huỳnh tại vùng đất này.
Mảnh đất miền Trung Việt Nam được xem là nơi đầu tiên tìm thấy dấu tích của nền văn hóa Sa Huỳnh - nền văn hoá cổ đại, đây được xem là tiền đề văn hóa để chuẩn bị cho thời kỳ lập quốc Đến khoảng thiên niên kỷ I TCN, người dân sinh sống tại nơi đây đã chuẩn bị bước sang sơ kỳ đồ sắt với nền văn hóa Sa Huỳnh trải dài trên khắp các tỉnh từ Quảng Bình, Đồng Nai và một phần Tây Nguyên Tóm lại, thì người Cham Pa chính là hậu duệ của người Sa Huỳnh cổ xưa Văn hóa Sa Huỳnh không phải là tất cả, cũng không phải là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến sự hình thành của Vương quốc Cham Pa, mà để hình thành một đất nước thì cần phải có những yếu tố khác tác động đến như chống ngoại xâm, làm thủy lợi,… Nói chung thì nền văn hóa Sa Huỳnh là chất xúc tác để thúc đẩy quá trình lập quốc.
Nói về quá trình hình thành và tiến tới sự ra đời của nhà nướcCham Pa cổ xưa thì có lẽ ta nên lật lại sự kiện lịch sử, đó là cuộc đấu tranh chống nhà Hán vào những năm đầu thế kỷ I Trước ách áp bức, bóc lột của quân nhà Hán thì nhân dân các vùng đã quyết định cùng nhau liên kết để chống trả nhưng kết quả đều thất bại Mãi cho đến năm 136 thì người dân Tượng Lâm lại nổi dậy và theo sau đó là những năm 144,157 và đến cuối thế kỷ II Như vậy suốt thế kỷ thứ II, nhân dân Tượng Lâm và nhân dân Cửu Châu, Nhật Nam đã cùng bắt tay để thoát khỏi sự đô hộ của quân Hán
Sau những thắng lợi, cũng là lúc nền văn hóa đạt đến ngưỡng cửa để có thể hình thành một quốc gia, nhà nước Với những thành tựu trong đời sống đã đạt được, họ bước tiếp xây dựng một xã hội có giai cấp Và nhà nước đầu tiên của Cham Pa đã được ra đời với tên gọi là Lâm Ấp vào năm 192 TCN Tuy nhiên thì Lâm Ấp hoàn toàn không phải là Vương quốc Cham Pa, mà đây là hai quốc gia kế tiếp nhau Lâm Ấp là giai đoạn đầu, nơi nhóm người Malayo – Polynesien với nền văn hóa biển Và nhờ sự giao thoa văn hóa với Ấn Độ mới mở ra thời kì mang tên gọi – Cham Pa Thời kì đầu tiên của nhà nước Cham Pa được xem là sự lớn mạnh, thịnh vượng của phía Bắc, sau đó là phát triển ở phía Nam Cham Pa.
1.1.3 Quá trình phát triển của Vương quốc Cham Pa
Năm 190 TCN, một người tên Khu Liên đã dẫn đầu nhân dân Tượng Lâm, nhân dân Cửu Châu và nhân dân quận Nhật Nam nổi dậy để thoát khỏi ách đô hộ của nhàHán, sau khi thành công thoát khỏi sự đô hộ vào năm 192, Khu Liên đã quyết định tách một phần lãnh thổ của khu vực huyện Tượng Lâm thuộc Quận Nhật Nam để làm một vương quốc riêng mang tên Lâm Ấp, đây được coi là thời kì đầu tiên của lịch sửCham Pa Mỗi quốc gia, mỗi nhà nước sau khi lập quốc thì không thể nào tránh khỏi mong ước mở rộng bờ cõi hay sự dòm ngó từ các nước bên ngoài Lâm Ấp cũng không ngoại lệ khi năm 248 sau khi đánh bại Bà Triệu, Lục Dận đã cho quân đánh xuống phía Nam nhằm đánh bại quân Lâm Ấp và giành lại vùng đất của Giao Châu.Mãi đến năm 270, khi Phạm Hùng là cháu trai của Khu Liên lên ngôi thì Lâm Ấp mới bắt đầu những cuộc chiến nhằm mở rộng lãnh thổ Sau khi lên ngôi, Phạm Hùng cho quân đánh xuống phía Nam rồi lên phía Bắc, Lâm Ấp và nhà Tấn giao tranh suốt nhiều năm trời Đến năm 272, Phạm Hùng tử trận buộc nhân dân Lâm Ấp phải lui về phía Nam Năm 273, sau khi Phạm Duật lên ngôi vua thì phải nhiều lần sang nhà Tấn cầu hoà, nhờ vậy mà suốt một thời gian dài yên bình mới suốt hiện trên bờ cõi Lâm Ấp
Cùng lúc đó, tại Dương Châu (thuộc tỉnh Tô Giang, Trung Hoa) có một người mang tên Phạm Văn, là người sinh trưởng trong một gia đình khó khăn nên từ rất sớm Phạm Văn đã phải làm nô lệ Khi lên 15 tuổi vì phạm tội, nên Phạm Văn đã bỏ trốn và từ đó ông theo một thương nhân người Lâm Ấp đi khắp Trung Quốc Đến năm 321, Phạm Văn cùng thương gia trở về Lâm Ấp và từ đó ông trở thành cánh tay đắc lực của vua Phạm Duật Nhờ những tài năng mà ông học được, ông đã trở thành Tể tướng tài ba của Lâm Ấp, giúp cho vua xây dựng thành trị, chế tạo ra những vũ khí khiến cho Lâm Ấp ngày càng vững mạnh Vì không có con cháu nối dõi nên sau khi vua Phạm Duật qua đời, thì Phạm Văn lên nối ngôi, xây dựng một vương triều hùng mạnh Đây cũng là lúc người Lâm Ấp tiếp thu những văn hóa du nhập Ấn Độ đầu tiên vào đất nước mình Sự cống hiến của Lâm Ấp trong lịch sử không quá lớn nhưng đó là những điều rất cơ bản cần có khi hình thành một quốc gia: sự thống nhất bước đầu, sự sáng tạo chữ Cham Pa cổ, một nền nghệ thuật, kiến trúc mới Nói tóm lại, từ nền văn hóa biển cổ xưa của cư dân ngữ hệ Malayo – Polynesien kết hợp cùng sự giao thoa văn hóa bản địa, văn hóa Nam Đảo và văn hóa Ấn đã tạo nên một Cham Pa sau này.
Tới khi Trung Hoa bước vào giai đoạn Nam – Bắc chinh chiến thì nhiều lần Lâm Ấp cũng đã lợi dụng tình hình bất ổn mà đánh chiếm quận Nhật Nam nhưng rồi cũng thất bại buộc Lâm Ấp phải lui về phía Nam Năm 581, cuộc chiến kết thúc, nhà Tùy thống nhất ở Trung Quốc cũng là lúc đe dọa đến sự diệt vong của đất nước Lâm Ấp. Vua Phạm Phạn Chi đã quyết bỏ kinh đô và chạy về phía Nam (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam ngày nay), để lập một quốc gia mới.
Hoàn Vương ra đời sau cuộc thay đổi quyền lực của Lâm Ấp, là hệ quả của sự phân rã quốc gia Lâm Ấp Đây được xem là thời đại mà những nền văn minh và văn hóa Ấn Độ từ phía Nam lấn át toàn bộ sinh hoạt của người Chăm ở phía Bắc và là thời kì khá hưng thịnh của Cham Pa.
Năm 757 trung tâm văn hóa, chính trị của nhà nước Cham Pa chuyển từ Trà Kiệu về phía Nam là khu vực Panduranga và Kauthara Thánh địa tôn giáo nằm quanh quần thể tháp PoNagar Nha Trang ngày nay, kinh đô là Virapura nằm gần Phan Rang ngày nay Năm 774, quân Nam Đảo (gồm người Java và Mã Lai) đã đánh chiếm khu vực Kauthara (phân bố từ Phú Yên trải dài đến vịnh Cam Ranh) và khu vực Panduranga (hiện nay là Bình Thuận và Ninh Thuận) Thời kì Hoàn Vương độc lập đến năm 859 thì Cham Pa chính thức thống nhất với bốn tiểu vương quốc khác, tuy nhiên thì tính tự trị của mỗi vương quốc vẫn được vẹn nguyện.
Khởi đầu là vương triều ở phía Nam, vua Rudravarman II (năm 750 đến năm
756), tiếp đến là thời kì trị vì của Prithivindravarman, rồi đến Satyavarman (năm 774 đến năm 784), tiếp tục là vua Indravarman I trị vì khoảng năm 801 đến năm 817, kết thúc là vua Vikrantavarman II lên ngôi từ năm 829 đến năm 854 Các đền tháp Chăm thời kì này chủ yếu được xây tập trung tại Phan Rang, Phan Thiết, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Sau khi mất kinh đô Virapura vào tay người Java, vào năm 875 vua Indraavarman II đã quyết định xây dựng một triều đại mới mang tên Indrapura (tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam ngày nay) Vua Indraavarman II cũng là vị vua đầu tiên trong lịch sử Cham Pa theo đạo Phật giáo Đại thừa Lúc bấy giờ ông quan tâm đến việc xây dựng các đền đài Phật giáo ở Đồng Dương, tiêu biểu là khu phế tích Cham Pa - Đồng Dương hay còn được gọi là Phật viện Đồng Dương được sử dụng để thờ vị Bồ tát bảo hộ cho Vương triều Nhưng không vì vậy mà bỏ quên việc tôn thờ các vị thần Shiva Dưới thời các vị vua Indrapura đã cho xây dựng tại khu vực Mỹ Sơn những kiến trúc đền tháp vào thế kỷ thứ IX và thứ X, được sử dụng để tôn thờ các vị vua và các vị thần bảo hộ vương triều Đến năm 925 thì thời kỳ ảnh hưởng Phật giáo kết thúc tại Cham Pa, Cham Pa bước vào giai đoạn phục hồi đạo Shiva Từ đó thì trung tâm văn hoá tôn giáo của người Cham Pa được chuyển từ Đồng Dương tới MỹSơn Có thể xem đây là thời kì văn minh Cham Pa đạt đến ngưỡng Đến thế kỷ thứ X, Cham Pa đứng trước sự chèn ép của người Việt phía Bắc và Chân Lạp ở phía Tây Nam Các cuộc chiến tranh kéo dài liên miên, phần nào làm cho lãnh thổ của Cham Pa ngày càng thu hẹp dần Sau khi dần thoát khỏi sự kìm kẹp từ phía phương Bắc, để giải quyết vấn đề lãnh thổ Đại Việt đã dòm ngó và đánh chiếm Cham Pa vào năm 982, do Lê Đại Hành chỉ huy Đây là lúc đặt dấu chấm cho vương triều Indrapura Trước tình hình hết sức lộn xộn, lúc bấy giờ một bộ phận người dân Cham Pa quyết định chuyển về phía Nam và xây dựng lại vương triều mới mang tên Vijaya (thuộc Bình Định ngày nay) mở đầu cho thời kì thống nhất và phát triển của Cham Pa Những cuộc chiến tranh liên miên giữa quân Đại Việt và Cham Pa kéo dài suốt nhiều thế kỷ, cho đến năm 1069, quân Đại Việt tấn công và bắt giam vua Rudravarman Để thoát khỏi sự kiềm hãm của quân Đại Việt, vua Rudravarman quyết định nhượng lại 3 châu: Địa Lý, Ma Linh, Bố Trí gần biên giới Đại Việt (tức vùng Quảng Trị đến Huế ngày nay) Với một đất nước có phần lãnh thổ không quá rộng lớn, nay còn phải chịu thêm những gánh nặng từ Đại Việt mang tới, khiến cho tình hình phát triển của Cham Pa thời điểm này phải dậm chân tại chỗ
Tổng quan về nền văn hoá Ấn Độ và quá trình giao lưu văn hoá Ấn Độ - Cham Pa
Văn hóa Ấn Độ ra đời từ rất sớm, ngoài việc có giá trị lâu bền trong đời sống của người dân Ấn Độ thì nó còn có tác động mạnh mẽ đến việc hình thành nên một nền văn hóa của các nước Đông Nam Á Với một lịch sử lâu dài và sự đa dạng vô song, văn hóa Ấn Độ là một trong những bảo vật văn hóa quý giá của thế giới Sự phong phú trong tôn giáo, nghệ thuật, và lối sống đã tạo nên một bức tranh độc đáo và sáng tạo, làm nổi bật đất nước Ấn Độ trên bản đồ văn hóa toàn cầu. Đa dạng ngôn ngữ và dân tộc: Ấn Độ, một quốc gia nằm tại trung tâm châu Á, không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời và di tích lịch sử hùng vĩ mà còn là ngôi nhà của sự đa dạng ngôn ngữ và dân tộc Nền văn hóa ấn tượng của nước này không chỉ phản ánh ở cảnh đẹp kiến trúc mà còn được thể hiện mạnh mẽ trong bức tranh ngôn ngữ và sự phong phú của cộng đồng dân tộc Ở Ấn Độ, hơn 2000 dân tộc khác nhau sống chung một mái nhà, tạo nên một môzaic dân tộc độc đáo Với mỗi dân tộc, đều mang theo những nét văn hóa, truyền thống và ngôn ngữ riêng biệt Nhìn chung, đây không chỉ là một quốc gia, mà là một thế giới nhỏ với sự đa dạng văn hóa phong phú Ngôn ngữ là một yếu tố quan trọng thể hiện sự đa dạng của Ấn Độ Hindi có vị thế là ngôn ngữ chính thức, tuy nhiên, mỗi bang và vùng lãnh thổ lại sở hữu ngôn ngữ địa phương riêng, tạo nên một bức tranh ngôn ngữ đa dạng Tamil, Telugu,Bengali, Marathi, và nhiều ngôn ngữ khác nữa đều đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp hàng ngày và trong văn hóa đặc sắc của mỗi cộng đồng Việc coi trọng và bảo tồn ngôn ngữ là một thách thức và đồng thời cũng là một nhiệm vụ quan trọng Các chính sách giáo dục đa ngôn ngữ và chương trình bảo tồn ngôn ngữ đang được thực hiện để đảm bảo rằng những giá trị văn hóa và ngôn ngữ truyền thống được kế thừa và phát triển Ngoài ra, sự đa dạng về dân tộc ở Ấn Độ cũng là điểm đặc biệt thu hút sự chú ý. Mỗi dân tộc đều giữ vững những truyền thống, tập tục riêng, từ cách ăn mặc đến lễ hội và nghệ thuật biểu diễn Với sự đa dạng trên đã làm nên bức tranh văn hóa đa dạng và phong phú Tuy nhiên, đối mặt với sự đa dạng là những thách thức Toàn cầu hóa và sự phát triển kinh tế đôi khi đe dọa sự tồn tại của ngôn ngữ và văn hóa truyền thống. Điều này yêu cầu sự chú trọng đặc biệt đến việc bảo tồn và phát triển cả ngôn ngữ lẫn văn hóa để không để mất mát những giá trị quý báu Tóm lại, sự đa dạng ngôn ngữ và dân tộc ở Ấn Độ là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, tạo nên một nền văn hóa độc đáo và phong phú Quốc gia này, với sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, không chỉ là một điểm đến lý tưởng cho du khách mà còn là một mô hình cho sự sống hòa quyện giữa các cộng đồng và văn hóa trên thế giới.
Tôn giáo và triết học: Ấn Độ, với lịch sử văn hóa sâu sắc, nổi tiếng với tôn giáo và triết học đặc sắc, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tư duy và giáo lý của nhân loại Nơi đây là quê hương của những hệ tư tưởng tôn giáo đa dạng và những triết lý sâu sắc về cuộc sống Tôn giáo và triết học đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử và văn hóa Ấn Độ và là một phần quan trọng tạo nên sự đa dạng phong phú của đất nước.
Hinduism (Đạo Hindu): Hinduism là một trong những tôn giáo lâu dài và phổ biến nhất ở Ấn Độ Nó không có nguồn sáng lập cụ thể và phản ánh sự đa dạng về tư tưởng và thực hành Hinduism coi trọng chu kỳ tái sinh (samsara), luân phiên giữa các kiểu sống và cái chết, cũng như chấp nhận nhiều vị thần và thừa nhận sự đa dạng tôn giáo khác Buddhism (Phật giáo): Phật giáo ra đời ở Ấn Độ thông qua SakyamuniBuddha (Đức Phật) vào thế kỷ thứ 6 TCN Đạo lý cơ bản của Phật giáo bao gồm BốnQuang Minh Noble Truths (Bốn Chân Lý Ca Noble) và Eightfold Path (Bát chánh đạo), chủ trương dẫn đến giải thoát từ chuỗi tái sinh Jainism (Jain giáo): Jain giáo tập trung vào việc tránh gây tổn thương cho tất cả các sinh linh và đề xuất một cuộc sống đơn giản, không gian dành cho những người tu hành Nguyên lý chính của Jainism bao gồm Ahimsa (Không bạo lực) và tư tưởng về karma Sikhism (Sikh giáo): Sikhism được sáng lập bởi Guru Nanak vào thế kỷ 15 và betôn cứ vào một Ðức Chúa Trời duy nhất và không phân biệt giữa các tôn giáo Các tín đồ Sikh thực hành một cuộc sống đạo đức, với nguyên lý chính là Nam Simran (Tự do mình nhớ tên Chúa). Islam:Đối với cộng đồng người Hồi giáo ở Ấn Độ, Islam chủ yếu được đưa vào thông qua việc chinh phục của người Hồi giáo và sự lan truyền của thương mại Người Hồi giáo ở Ấn Độ giữ vững các giáo lý của Islam, nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của văn hóa và truyền thống địa phương.
Vedanta dựa trên Veda, bộ văn bản thánh Hindu, và tập trung vào sự thống nhất của tâm hồn với Chúa Điều này bao gồm các triết lý về Brahman (Chúa vô hình và vô biên) và Atman (tâm hồn cá nhân) Yoga không chỉ là một hệ thống tập luyện về thân thể mà còn là một triết học về việc đạt đến sự đồng nhất giữa thân và tâm hồn Các hệ thống yoga khác nhau như Hatha Yoga, Bhakti Yoga và Raja Yoga, cung cấp con đường khác nhau đến sự thức tỉnh và tự do Nyaya và Vaisheshika là hai trong sáu trường phái truyền thống của triết học Ấn Độ Nyaya chủ yếu về lý luận và logic, trong khi Vaisheshika chú trọng vào triết lý tự nhiên và nguyên tắc nguyên tử. Mimamsa tập trung vào phân tích các kịch bản thánh và các nghi lễ tôn giáo Nó nghiên cứu cách chúng ta có thể đạt được niềm hạnh phúc qua việc thực hiện đúng các nghi lễ Advaitha Vedanta, được phát triển bởi Adi Shankaracharya, nhấn mạnh sự đồng nhất giữa cá nhân và Brahman Nó cho rằng thế giới này là một ảo giác và sự hiện diện của Chúa là duy nhất và không phân biệt Tóm lại, tôn giáo và triết học ở Ấn Độ là một phần quan trọng của đời sống văn hóa và tinh thần, đồng thời phản ánh sự đa dạng và sâu sắc của nền văn minh Ấn Độ.
Kiến trúc và Nghệ thuật: Kiến trúc và nghệ thuật Ấn Độ là một phần không thể tách rời của di sản văn hóa đa dạng và độc đáo của quốc gia này Từ các đền đài lịch sử đến các tác phẩm nghệ thuật truyền thống, Ấn Độ đã đóng góp nhiều cho sự phong phú của nghệ thuật thế giới.
Khajuraho: Đền Khajuraho nổi tiếng với kiến trúc tuyệt vời và tượng điêu khắc tinh xảo Các đình thờ ở đây thường có các bức tượng tình dục và nghệ thuật kiến trúc Hinduism và Jainism Taj Mahal: Nổi tiếng trên toàn thế giới, Taj Mahal ở Agra là biểu tượng của tình yêu và nghệ thuật kiến trúc Mughal Được xây dựng bởi Hoàng đế Shah Jahan để tưởng nhớ vợ mình, nó là một biểu tượng của sự tráng lệ và tinh tế. Kiến trúc Mughal: Đại lồng đèn Delhi: Xây dựng bởi Hoàng đế Akbar, Đại lồng đèn Delhi là một ví dụ của kiến trúc Mughal độc đáo với các chi tiết điêu khắc phức tạp và các đài tháp lồng đèn Kiến trúc Hoysala: Đền Chennakesava: Nằm ở Belur, Đền Chennakesava được xây dựng bởi vua Hoysala và nổi tiếng với các tượng điêu khắc tinh tế và kiến trúc chi tiết Kiến trúc Dravidian: Đền Meenakshi: Nằm ở Madurai, đây là một trong những đền Hindu quan trọng nhất Các tháp độc đáo và các điêu khắc trên cửa chính thể hiện kiến trúc Dravidian Kiến trúc Gupta: Đền Đảo Kailasa được xây dựng bởi Hoàng đế Krishna I của Đế chế Gupta, đây là một trong những công trình tuyệt vời của kiến trúc Ấn Độ cổ đại, với một ngọn tháp khổng lồ được tạo ra từ một khối đá.
Tranh Bài giảng Gita là tranh minh họa thường xuất hiện trong các bản thư pháp và tác phẩm văn bản Hindu và Jain Chúng thường mô tả các sự kiện tôn giáo và truyền thống văn hóa Nghệ thuật Tượng điêu khắc: Tượng Apsara là những tượng đẹp của các tiên nữ, được biết đến là Apsara, thường xuất hiện trong các đền Hindu như Đền Angkor Wat ở Campuchia và các đền Ấn Độ Nghệ thuật Mughal Miniature loại nghệ thuật này thường xuất hiện trong các bức tranh minh họa sách và bức tranh mini chú trọng đến chi tiết và màu sắc tươi tắn Nghệ thuật Than châu (Thanh châu) đặc trưng là nghệ thuật Rangoli - nghệ thuật trang trí nền nhà bằng các hạt màu sắc tự nhiên hoặc hạt màu được tạo ra từ bột và hoa quả Nghệ thuật Nặn đất sét (Terracotta) nổi tiếng với các tượng đất sét và những công trình kiến trúc, thể hiện sự sáng tạo và kỹ thuật nghệ thuật Nghệ thuật Phục chế Rajasthani loại nghệ thuật này các nghệ sĩ thường sử dụng các màu sắc tươi tắn và chi tiết phức tạp để tạo ra các bức tranh minh họa cổ điển với chủ đề văn hóa và tôn giáo Nghệ thuật và kiến trúc Ấn Độ không chỉ là biểu tượng của sự sáng tạo mà còn là phản ánh của sự đa dạng văn hóa và tâm hồn tinh thần của một quốc gia với lịch sử lâu dài và phong phú
Văn hóa ẩm thực: Ẩm thực Ấn Độ là một trong những điểm đặc sắc nhất của nền văn hóa, với đa dạng đồ ăn, sử dụng nhiều loại gia vị và nguyên liệu Điều khác biệt nhất của Ấn Độ đối với thế giới đó là họ ăn thức ăn bằng tay Ăn bằng tay đã là một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực Ấn Độ từ xa xưa Đó không chỉ là cách tiết kiệm dao kéo mà còn là một phần của lối sống và văn hóa truyền thống Nhiều người cảm thấy rằng việc chạm vào thức ăn bằng tay giúp họ cảm nhận tốt hơn về độ nóng, độ ẩm và cả vị ngon của thức ăn Từ các món ăn gia vị của miền Bắc đến hương vị nồng nàn của miền Nam, ẩm thực Ấn Độ đưa bạn vào một cuộc hành trình thưởng thức đầy mê hoặc
Miền Bắc: Miền Bắc Ấn Độ nổi tiếng với các món ăn hấp dẫn, giàu protein và thơm ngon Các món ăn đặc trưng ở miền bắc Ấn Độ bao gồm: Biryani - một món cơm nổi tiếng, thường kết hợp với thịt gà, cừu hoặc hải sản, được nấu chín với nhiều loại gia vị và Tandoori - thực phẩm nướng trong lò tandoor, thường là thịt gia cầm hoặc cá được ngâm trong một hỗn hợp gia vị và dùng kèm với nước sốt yogurt.
Miền Trung: Miền Trung Ấn Độ có các món ăn phức tạp và nhiều gia vị Có thể kể đến Dal Bati Churma - gồm dal (hạt đậu), bati (bánh nướng) và churma (bột hỗn hợp đậu và đường), tạo nên một bữa ăn phong phú hay là Rajma Chawal - đậu đỏ nấu cùng cơm, thường được phục vụ với một loại bánh gọi là papad.
Miền Nam: Miền Nam Ấn Độ nổi tiếng với đồ ăn cay nồng và sử dụng nhiều cơ sở từ thực phẩm địa phương Dosa và Idli - một loại bánh rán mảnh và nhẹ, thường ăn kèm với nước chua và nước sốt cà ri (sambar) Bánh Thịt Gà (Chicken Biryani) - Biryani phổ biến ở miền Nam cũng, nhưng thường có hương vị và cách nấu ăn riêng biệt. Đối với người dân Ấn Độ, gia vị được coi là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc tạo nên một bữa ăn ngon và hấp dẫn Có thể kể đến một số loại gia vị đặc trưng của người Ấn Độ như Chutney - sự kết hợp giữa trái cây, rau sống và gia vị, chutney thường được ăn kèm với các món khác để làm tăng thêm hương vị và Mắc Khén - là một loại hạt mắc khén được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn, đưa vào nhiều món để tăng cường hương vị. Ẩm thực Ấn Độ không chỉ mô tả riêng việc ăn uống mà còn là một phần quan trọng của cuộc sống và nền văn hóa Việc sử dụng các loại gia vị độc đáo và kết hợp các thành phần khác nhau tạo ra một trải nghiệm ẩm thực đặc sắc và phong phú Từ món nước chấm cho đến các món ăn chính và tráng miệng, ẩm thực Ấn Độ là một hành trình thưởng thức sự đa dạng và phong phú của văn hóa ẩm thực này.
Trang phục truyền thống: Trang phục truyền thống như sari cho phụ nữ và dhoti hoặc kurta-pajama cho nam giới là một phần quan trọng của văn hóa Ấn Độ Sari là trang phục đại diện cho người phụ nữ Ấn Độ, đây là trang phục truyền thống đẹp và có giá trị văn hóa cao nhất Sari có rất nhiều loại khác nhau, tuỳ theo mức độ giàu có của mỗi người, như lụa dành cho tầng lớp giàu, còn vải bông dành cho tầng lớp bình dân Người mặc còn phải lựa chọn màu sắc để phù hợp với hoàn cảnh của bản thân mình.
Lễ hội và nghi lễ: Ấn Độ có nhiều lễ hội mà người dân thường tổ chức với sự nhiệt huyết và hoành tráng Các lễ hội như Diwali, Holi và Navratri thường đi kèm với các nghi lễ tôn giáo và văn hóa Mỗi vùng, mỗi tôn giáo, mỗi cộng đồng đều có những lễ hội riêng, tạo nên sự phong phú, đa dạng cho văn hóa lễ hội của đất nước này.
Hệ thống giai cấp xã hội : Hệ thống giai cấp xã hội ở Ấn Độ có sự đa dạng và phức tạp, phản ánh lịch sử, văn hóa, và tôn giáo đa dạng của quốc gia này Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về hệ thống giai cấp xã hội ở Ấn Độ đương đại:
Brahmin: Tầng lớp tôn giáo và học thuật, thường đảm nhận vai trò linh mục và giáo sư.
Kshatriya: Tầng lớp quân đội và quản lý, chịu trách nhiệm bảo vệ và duy trì trật tự xã hội.
Vaishya: Tầng lớp thương nhân và nông dân, thường làm việc trong kinh doanh và sản xuất.
Shudra: Tầng lớp lao động, chủ yếu thực hiện công việc thủ công và dịch vụ.
Cấp bậc và nhóm nhỏ: Trong mỗi varna, tồn tại nhiều jati, đại diện cho các nhóm nhỏ trong xã hội và thường xác định nghề nghiệp.
Phân tầng xã hội: Mặc dù hệ thống jati đang trải qua sự thay đổi, nhiều người vẫn cảm thấy bị hạn chế bởi jati của họ trong lựa chọn nghề nghiệp và giao tiếp xã hội.
•Tôn giáo và hệ thống giai cấp
Hinduism: Nền văn hóa Hindu thường gắn liền với hệ thống giai cấp xã hội, tôn trọng địa vị xã hội được xác định bởi sinh thức và Karma.
Buddhism và Jainism: Tuy rằng ban đầu phản đối hệ thống Varna và Jati, nhưng sau đó đã thấm nhuần sự phân chia xã hội.
• Quyền lực và đặc quyền
Tầng lớp cao nhất: Brahmin và Kshatriya thường có ảnh hưởng lớn nhất đối với quyền lực, cả trong chính trị và tôn giáo.
Tầng lớp dưới: Vaishya và Shudra thường có ít quyền lực và thường xuyên đối mặt với bất công xã hội.
Sơ lược về Ninh Thuận
1.5.1 Điều kiện tự nhiên ở Ninh Thuận
Ninh Thuận là tỉnh ven biển thuộc cực Nam Trung Bộ Tỉnh Ninh Thuận thoạt như hình bình hành, các cạnh gần bằng nhau về phía Đông Nam và hai góc nhọn về phía Tây Bắc Thủ đô và trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Ninh Thuận là thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, cách TP Hồ Chí Minh 350 km Do đặc điểm là tỉnh ven biển nên đã tạo ra sự thích nghi của người Chăm Ninh Thuận với hoạt động từ biển.
Địa hình Đây là vùng đất cuối cùng của dãy Trường Sơn, có nhiều dãy núi nhô ra biển nên địa hình Ninh Thuận dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Đồng bằng ở đây chủ yếu là phù sa, các con sông lớn mang theo phù sa Tuy nhiên, khí hậu cực kỳ nóng, khô, lượng mưa ít khiến đất đai cằn cỗi, khó sản xuất nông nghiệp Nông dân chỉ có thể trồng trọt và thu hoạch mỗi năm một mùa, vào mùa mưa.
Ninh Thuận có khí hậu khô nóng nhất so với nhiều tỉnh thành Việt Nam, với đặc trưng là tính khô, nóng, gió và bốc hơi mạnh So với các địa điểm khác khí hậu nơi đây được chia thành hai mùa là mùa mưa và mùa khô Nhiệt độ năm trung bình là 27°C và lượng mưa trung bình 700-800 mm/năm Địa thế núi non bao quanh đã ngăn cản một phần rất quan trọng các ngọn gió mùa thổi qua miền duyên hải này Sự thiếu nước đã tạo điều kiện cho người Chăm phát triển các kỹ thuật thủy lợi độc đáo như đập ngăn sông và suối để trữ nước cho ruộng Họ cũng có các lễ cúng nguồn nước và mương nước như một phần quan trọng trong nghi lễ nông nghiệp.
Ninh Thuận có nguồn tài nguyên phong phú, giá trị cao về du lịch Ninh Thuận tuy thời tiết có khô nóng như may mắn là được thiên nhiên ban tặng các vùng sinh thái tuyệt đẹp, là điều kiện tốt và thuận lợi để phát triển lĩnh vực du lịch biển, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Chúng ta có thể điểm qua các địa điểm như Vườn quốc gia Phước Bình, Vườn quốc gia Núi Chúa thuộc hệ thống rừng đặc dụng của quốc gia, là nơi bảo tồn sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng, biển với các loài động, thực vật quý hiếm, đặc biệt là rùa biển.
Ninh Thuận là một tỉnh nhỏ, kinh tế phát triển chưa mạnh nằm trong vùng duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam Dân số tính đến 31/12/2015 có 595.850 người Dân nông thôn chiếm đa số, khoảng 310.102 người trên tổng, và dân thành thị chiếm số còn lại Với lượng người như thế mật độ dân số của tỉnh ở mức 177,6 người/km 2 , tiếp đến là thành phố Phan Rang – Tháp Chàm với tỷ lệ 2.175,8 người/km 2 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh hàng năm là 11,70%.
Trong những năm qua, Ninh Thuận là tỉnh đang trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nhanh theo hướng công nghiệp dịch vụ thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ. Chính vì vậy, cần chú ý việc phát triển dân số và lao động và các chính sách cho người lao động một cách hợp lý.
Ninh Thuận có hai làng nghề thủ công nổi tiếng được cả nước biết đến là làng dệt vải thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp và làng gốm mỹ nghệ Bàu Trúc ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước Nghề dệt thổ cẩm và nghề làm gốm gắn liền với đời sống tâm linh của người Chăm nơi đây.
Tóm lại, điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội ở Ninh Thuận đã tạo ra sự đa dạng văn hóa và đời sống của người Chăm trong khu vực này Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nhưng cũng đã góp phần hình thành các kỹ thuật thủy lợi độc đáo và cách sống thích nghi với biển của người Chăm Dựa vào các điều kiện đó đã làm giàu, làm đa dạng tôn giáo và văn hóa của người Chăm, tạo nên những đặc sắc riêng và tự hào trong cộng đồng người Chăm.
1.5.2 Đặc điểm chung của người Cham Pa ở Ninh Thuận
Ngoài nghề nông, ngư nghiệp thì khai thác rừng cũng là phần quan trọng của nền kinh tế truyền thống của người Chăm Ba lĩnh vực này đã góp phần làm cho nền kinh tế Chăm phát triển và vẫn còn ảnh hưởng mạnh trong các lễ hội Chăm Tuy nhiên, một số ngành kinh tế truyền thống đã mất đi Hiện nay, người Chăm không còn làm nghề biển nhiều như ngày trước Họ đổi sang làm nông, chăn nuôi hoặc các hoạt động khai thác rừng Nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn trong kinh tế của mỗi gia đình, tùy vào điều kiện kinh tế mà họ phát triển thêm ở những lĩnh vực khác Các ngành nghề buôn bán, kinh doanh cũng ngày càng phát triển ở cộng đồng người dân nơi đây.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm là nét đặc trưng trong đời sống của cộng đồng người Chăm Tỷ lệ người Chăm chăn nuôi các loại gia súc chiếm tỷ trọng rất cao, số lượng xấp xỉ khoảng 47.3% trên cả nước.
Văn hóa người Chăm ở Ninh Thuận là văn hóa sống động, còn gắn với cộng đồng dân tộc Chăm với số dân khoảng hơn 67.274 người (số liệu 2009), sống tập trung thành 2 làng palei Hiện nay người Chăm có ba bộ phận dân cư thể hiện các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau như: Chăm Ahier, Chăm Awal và Chăm Islam. Người Chăm theo chế độ mẫu hệ, định cư ở đồng bằng, làm kinh tế truyền thống là làm lúa nước, làm rấy trồng bắp, ngô, đậu và chăn nuôi gia súc, gia cầm Ngoài ra, họ còn có hai nghề thủ công truyền thống: Nghề gốm và nghề dệt.
Người Chăm quan niệm khi kết hôn là người vợ có thêm sức lao động mới, tức là có thêm người chồng để lao động trên phần đất canh tác của bên vợ Kết hôn trong gia đình Chăm là người vợ được hưởng nhiều quyền lợi bởi họ phát huy được quyền làm chủ của họ trong gia đình, xã hội và thu được một phần tài sản được chia từ phía cha mẹ của họ. Đối với chế độ mẫu hệ xuất hiện trong đời sống của người Chăm nên địa vị gia đình có chút khác với các cộng đồng người thuộc các dân tộc khác Người phụ nữ sẽ có trách nhiệm gánh vác các công việc về gia đình, săn sóc con cái và cũng là người thực hiện các hoạt động liên quan đến việc thờ cúng, lễ nghi trong gia đình Đối với người Chăm, con gái mặc dù có sự sắp đặt hôn nhân bởi cha mẹ nhưng trong đó một phần nào con gái cũng được tự do lựa chọn bạn đời và tự do tham gia tiếp xúc với đàn ông tại nhà của mình.
Khi kết hôn đàn ông Chăm không phải mất tiền cưới mà còn được nhận tiền cưới (tiền mua sắm áo cưới) từ phía cô dâu và có quyền thách cưới Đối với người Chăm trinh tiết cũng được coi trọng trước hôn nhân nhưng luật tục Chăm (adat) không khắt khe Nếu trường hợp phụ nữ Chăm không còn trinh tiết trước hôn nhân thì adat Chăm cho phép tổ chức một hình thức lễ cưới khác không chính thức gọi là lakhah klaik (cưới lén).
Trong tư tưởng của người Chăm theo Bà la môn giáo thì cuộc đời gắn với nghiệp báo, kiếp luân hồi, và sự giải thoát Vì thế, lễ hỏa táng là một phong tục văn hóa có vai trò quan trọng và cần thiết trong lễ nghi tôn giáo của người Chăm Lễ hoả táng thường được tổ chức rất lớn, bắt buộc phải diễn ra từ 4 đến 7 ngày Nghi thức hỏa táng phải do đội ngũ chức sắc tôn giáo và chức sắc dân gian đủ tiêu chuẩn làm chủ lễ, phải thực hiện đầy đủ các quy trình về hình thức cũng như nội dung lễ.
Cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận chiếm một phần dân số trong toàn khu vực, ở mức dao động khoảng 12% Dựa trên khảo sát có khoảng trên 80.000 người sống tập trung ở vùng đồng bằng xen kẽ với các dân tộc khác
Khái quát về tháp Poklong Garai ở Ninh Thuận
Dưới thời kì của vua Jaya Shimhavarman III, quần thể tháp Poklong Garai được xây dựng (cuối thế kỷ XIII đến đầu thế kỷ XIV) Theo các tài liệu phân tích thì tòa tháp thuộc phong cách muộn, là phong cách nghệ thuật đạt ở độ đỉnh cao nhất
Nhóm tháp Poklong Garai là cụm tháp cuối cùng được xây dựng hoàn chỉnh trong tất cả các công trình kiến trúc Cham Pa cổ Kiến trúc tháp vẫn còn nguyên vẹn,trong chánh điện tháp hiện nay vẫn còn bệ thờ Yoni-Linga Bởi vì cộng đồng ngườiChăm ở Ninh Thuận rất sùng bái thần Shiva và kính nể vua Poklong Garai nên họ đã lấy hình ảnh của vị vua này để thần hóa ông cùng với thần Shiva để phục vụ cho đời sống tín ngưỡng của họ
Theo tương truyền rằng, lịch sử hình thành của tòa tháp gắn liền với một truyền thuyết xưa được người dân truyền từ đời này sang đời khác Truyền thuyết kể rằng:
Ngày ấy ở Plei Chakling có cặp vợ chồng Ong Paxa và Muk Chakling, dù đã kết hôn nhiều năm nhưng vẫn chưa có con
Một lần ra biển mò cua, bắt ốc Ông bà thấy vô tình thấy một bé gái được đặt trong cái nôi đang lênh đênh trên biển Thấy thế, hai vợ chồng bèn đem về nuôi và đặt tên là Karit Chẳng mấy chóc, Karit lớn nhanh rồi trở thành thiếu nữ nết na, giỏi giang rất xinh đẹp làm bao nhà có con trai mong Karit để mắt tới.
Ngày nọ, Karit cùng cha vào rừng đón củi Công việc mệt nhọc, thêm cả thời tiết hanh nóng nên chẳng mấy chốc hai cha con đã mệt lã đi mà gần đó lại không có dòng suối nhỏ nào Trong tình cảnh ấy thì Karit bỗng thấy một tảng đá có một hố nước trong lành, mát rười rượi Karit vội chạy đến và uống Điều lạ là càng uống thì nước càng tuôn ra, nhưng khi Karit kêu cha chạy lại thì nước bỗng rút khô cạn.
Sau một ngày làm việc mệt nhọc thì hai cha con men theo con đường cũ mà về nhà, thời gian sau đó thì Karit thấy bụng mình cứ to dần lên như là đang mang thai. Sau khoảng thời gian hơn chín tháng, Karit hạ sinh một câu con trai Cậu bé sinh ra với vẻ ngoài không mấy ưa nhìn, lại còn háu ăn Cậu bé có tên là Jatol
Chưa chồng mà đã có con, với sự khắc nghiệt của một xã hội cũ, cực đoan và lạc hậu nên Karit nhận nhiều lời không hay từ những người xung quanh Thương cha, thương mẹ, thương cho đứa con không tội tình mà bị thiên hạ sỉ vả nên Karit quyết định rời khỏi nhà, để lại Jatol cho cha mẹ nuôi.
Ngày tháng trôi qua, chẳng mấy chốc Jatol trở thành một thiếu niên khỏe mạnh. Nhưng mấy ai hiểu được, Jatol càng lớn thì thân hình càng xấu xí, xấu đến nổi không ai thèm chơi.
Chất chưa trong lòng nhiều nỗi buồn, cùng với lời ra tiếng vào xung quanh.Tưởng chừng đâu cuộc đời sẽ không lấy đi điều gì của cậu nữa Cuộc đời còn nghiệt ngã hơn khi tuổi già đã cướp đi hai người thân nhất của cậu Để rồi từ chàng trai đơn thân tuổi phận, Jatol bắt đầu cho những ngày với cuộc sống bươn chãi với tinh thần tự lực tự cường.
Jatol làm quen được với một người bạn tên là Po Klonchanh Hai người rủ nhau đi buôn trầu, một công việc tiền không nhiều nhưng đầy ấp niềm vui.
Ngày qua ngày cứ thế mà trôi qua không có gì mới mẻ xuất hiện trong cuộc sống của Jatol, tuy nhiên vào một hôm trên đường về, Jatol thấy mệt nên nghỉ ở tảng đá bên đường Po Klonchanh thấy vậy nên chạy về trước để nấu cơm rồi đem cơm ra cho bạn. Khi trở lại Po Klonchanh bất ngờ trông thấy có hai con rồng trắng đang liếm Jatol. Khi đến gần hai con rồng đột nhiên biến mất Chuyện đáng ngờ hơn là khi Jatol thức giấc thì phút chốc trở thành một chàng trai khôi ngô, tuấn tú khác thường.
Sau sự việc lần ấy, chuyện của Jatol được truyền tai người này sang người và rồi đến tai vua Nuhol, người đang quản thủ vùng Iaru Trong một cơn mộng, ông được báo sắp tới sẽ xuất hiện người có mệnh đế vương giúp cai trị đất nước nên Nuhol đã triệu kiến Jatol đến để gặp mặt Ngay lần đầu, vua Nuhol cảm thấy Jatol chính là người mà ông được dự báo trước đó Vua Nuhol quyết định gả con gái Thakol của mình để giữ Jatol lại.
Năm 1167, thành Balcri Bannơi xảy ra nội chiến tranh giành quyền lực sau khi vua Xulika qua đời Trong lúc rối ren về chính trị, quần thần hay tin sự xuất hiện kỳ lạ của Jatol, lại thêm điềm báo của thần nên cho người đi tìm hiểu.
Sau khi rõ sự việc, quẩn thần hội ý nhau rồi cho voi trắng (bạch trạng) đến vùng Iaru rước Jotol về Được sự ủng hộ của quần thần và nhân dân, Jatol đem binh chấn chỉnh chính trị thành Balcri Bannơi Khi mọi chuyện được dàn xếp ổn thỏa, Jatol được đề bạt lên làm vua, lấy hiệu là Poklong Garai và chọn Bal Hagâu là thủ đô
Lúc bấy giờ, quân Khmer thường xuyên quấy nhiễu dân chúng ở vùngPandurangga, đích thân vua Poklong Garai phải mang quân vào Panduranga dẹp loạn.Chỉ trong vòng vài tháng ngắn ngủi, dưới sự lãnh đạo tài bà và mưu trí trong chiến lược, vua Poklong Garai đã dẹp loạn thành công, nhanh chóng tiến hành khôi phục nền tự trị dân tộc Chăm Cũng trong thời gian này, vua Poklong Garai dời đô đến vùng Panduranga và cai trị ở đây.
ẢNH HƯỞNG VĂN HÓA ẤN ĐỘ ĐỐI VỚI THÁP
Yếu tố tín ngưỡng và tôn giáo Ấn Độ đối với tháp Poklong Garai
Đền Champa đa số được đặt ở vị trí thoáng, trên cái gò đồi và xa nơi dân cư sinh sống; ở mỗi khu vực sẽ xây dựng tháp theo từng cụm hướng theo trục Đông – Tây. Các quần thể được có kiến trúc trừu tượng và hình học cụ thể Bên trong từng tháp là các kiến trúc khác nhau Bên ngoài là một kiến trúc được xây dựng bằng gạch và có thêm đá làm nổi bật bề ngoài Mặt bằng của tháp được xây hình vuông rộng từ dưới và thu hẹp dần khi lên đỉnh tháp Tuy bên ngoài tháp to lớn nhưng không gian bên trong khá nhỏ và hẹp, trần được cấu tạo thành hình vòm cuốn; cửa chính của tháp được xây theo hướng Đông – Tây và đối diện là cửa giả
Tháp được xây bằng gạch nung màu đỏ thẫm Kiến trúc này được các nhà nghiên cứu cho rằng loại gạch này được nung đạt đủ độ cứng nhất định để thuận lợi cho việc chạm khắc Những bức tường bên ngoài được các chạm khắc trực tiếp lên các bức tường gạch thành phẩm bởi các nghệ nhân thời đó.
Quần thể tháp Champa Poklong Garai nằm trên đồi Trầu, hiện nay là thuộc phường Đô Vinh, thành phố Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Quần thể tháp Poklong Garai được xây dựng không riêng về niềm tin tín ngưỡng hay đức tin tôn giáo được du nhập là Hindu giáo, thờ thần Shiva mà còn là niềm tin tín ngưỡng và đức tin tôn giáo bản địa gắn liền với việc thờ cũng tổ tiên, cha mẹ và các vị anh hùng có công giữ nước Tuy đức tin về Hindu giáo có ít vai trò trong việc thúc đẩy người dân có tinh thần chung sức bảo vệ nền độc lập và xây dựng đất nước nhưng tất yếu vẫn là để tôn thờ vua Poklong Garai, người vua đã lãnh đạo thành quốc Panduranga – hiện tại là tỉnh Ninh Thuận trong vòng 50 năm
Tháp Poklong Garai được xây dựng theo phong cách muộn, tức là có niên đại từ cuối thế kỉ XIII đến cuối thế kỷ XIV, cùng thời với các tháp Po Rome ở Ninh Thuận, tháp Yang Prong ở Đắk Lắk và tháp Yang Mun ở Gia Lai hiện đã bị đổ nát Về mặt hình thức được xây dựng tương tự như một ngôi đền Hindu giáo nhưng đa dạng hơn và gian thờ bên trong được xây dựng theo hướng là một ngôi đền Thần đạo bản địa.
Quần thể tháp được xây trên đồi Trầu biệt lập, đây cũng là những vị trí mà người Ấn Độ ưu tiên trong việc xây dựng các kiến trúc thờ phượng, đảm sự thuần khiết của không gian và sự hài lòng của các chư thần Quần thể tháp từ Đông sang Tây bao gồm tháp Cổng, tháp Phụ và tháp Chính Nhìn chung bình đồ của quần thể tháp khi so sánh thì giống với bình đồ đền tháp cơ bản thời kỳ Ấn Độ với hình vuông (chaturasra) và hình chữ nhật (ayatasra) Nhưng cấu trúc mái (sikharas) của tháp chính chịu ảnh hưởng của Nam Ấn khi có bốn tầng mái (chatur taliya)
Tháp Chính còn được gọi là Tháp Kalan, có chiều cao hơn 20m được xây dựng trên vị trí trung tâm ngọn đồi, có quy mô lớn nhất, có bình đồ mặt bằng hình vuông. Kiến trúc tháp có nhiều tầng, tầng trên là hình ảnh lặp lại của tầng dưới nhưng càng lên cao hình ảnh càng thu nhỏ dần cho đến đỉnh là trụ đá nhọn, là biểu tượng của một Linga Ở các góc cạnh của tháp từ thấp đến cao dần là các trụ vuông có kích cỡ nhỏ, gắn các tượng hình thú được làm bằng đá và phần gạch nung có khắc hình ngọn lửa. Hình ảnh ngọn lửa có nhiều ý nghĩa nhưng cả văn hóa Ấn Độ và Champa đều có chung ý nghĩa thanh tẩy khi hỏa táng, bên cạnh đó cả hai dân tộc đều dùng lửa trong các hoạt động văn hóa lớn và xem lửa là một điều không thể thiếu Tháp có cửa chính ra vào phía Đông, hai bên có hai trụ đá lớn có khắc chữ Sanskrit, bên trên cửa có phù điêu thần Shiva sáu tay múa; các hướng còn lại có cửa giả, các cửa giả lõm được ốp gạch lồi để có phần lõm vào trong như một cái cửa, bên trên mỗi cửa giả đều có một tượng thần với tư thế thiền
Hình 2 1: Trụ đá lớn có khắc chữ Sanskrit ở cửa Tháp Chính
Hình 2 2: Tượng thần trong tư thế thiền ở mỗi cửa giả
Vào cửa chính, có một tượng thần bò Nandin bằng đá Trong văn hóa Ấn Độ, bò là loài vật thiêng liêng và được tôn thờ ngang bằng với những vị thần khác vì bò là vật cưỡi của vị thần Shiva, người ta cho rằng bò Nandin có khả năng truyền ý nghĩ cho thần Shiva Vào sâu hơn có Linga tròn phía trên Yoni, phía trên trụ Linga có chạm khắc chân dung vua Poklong Garai; đây là kiểu thờ Mukha linga của người Champa. Linga và Yoni là một biểu tượng tín ngưỡng phồn thực của người Champa xưa với mong cầu vạn vật sinh sôi nảy nở, là một cội nguồn của sự sáng tạo Bên cạnh đó, trong truyền thuyết Ấn Độ khi thần Shiva xuất hiện là một cây cột lửa hình dương vật.
Về sau, để thờ cúng thần Shiva, con người đã biểu tượng hóa cột lửa thành Linga biểu hiện cho đặc tính dương và Yoni biểu hiện cho đặc tính âm Ở Ấn Độ, họ thờ những vị thần bản địa và vua của họ cũng được thờ trong hình ảnh của một vị thần giống như việc thờ thần bò Nandin và vua Poklong Garai trong tháp chính.
Hình 2 3: Tượng thần bò Nandin khi bước vào cửa tháp Chính
(Nguồn ảnh: Tác giả) Đối diện tháp chính, về phía Đông là Tháp Cổng - hình ảnh thu nhỏ của tháp Chính, có độ cao hơn 8m, mặt bằng tháp Cổng có hình vuông, có hai lối ra vào hướng theo Đông – Tây và các cửa ở hai phía còn lại tất cả cửa giả đều có các vị thần giữ cửa Điều này tương tự với kiến trúc đền Hindu, các đền tháp bố cục theo trục Đông – Tây, với hướng Đông là cửa chính và hướng Tây là là cửa ra nhưng được bịt kín nên gọi là cửa dụ
Phía Nam giữa Tháp Kalan và Tháp Cổng là Tháp Lửa Tháp có hai cửa ra vào ở các phía Đông, Bắc và một cửa sổ ở phía Nam Gọi là tháp Lửa vì chức năng của tháp là để cho các thầy thờ cúng tế lễ và giữ ngọn lửa đó Ở Ấn Độ, đạo Bà la môn là một tôn giáo cổ được ra đời trước Đức Phật Thích ca Với sự phát triển của đạo Bà la môn, nó được du nhập vào vùng đất Champa bằng đường thủy và đường bộ Đến với Champa, đạo Bà la môn đã được chọn lọc những tinh túy của đạo và Champa hóa thành đạo Bà Chăm Hiện nay đạo Bà Chăm còn phổ biến ở Ninh Thuận và Bình Thuận
Phía sau tháp Kalan có miếu thờ tượng Kut, có tên là Tố Lý theo sử sách Kut là hiện thân của cặp bệ Linga – Yoni (Dương – Âm) Biểu tượng Kut Champa chứa đựng những tinh hoa của văn hóa mà cộng đồng Champa đã dồn tất cả tâm lực vào vấn đề bảo lưu không phải bằng những tạng kinh đẻ lại đồ sộ, mà thông qua hình tượng Kut đã thể hiện gần như trọn vẹn một nguồn văn hoá đặc sắc của cộng đồng, một triết lý siêu việt, trong sự dung hoà một cách tự nhiên giữa các tư tưởng tôn giáo một cách hoàn hảo Ở phía Nam ngoài vòng thành quần thể tháp có một trụ đá là trụ Linga Phía Đông Bắc thì có tảng đá bánh ú có chữ khắc chữ Sankrits
Cả ba Tháp Chính, Tháp Cổng và Tháp Lửa đều mang kiến trúc độc đáo với những họa tiết chạm khắc tinh xảo sắc nét Văn hóa Champa là sự tiếp nối của văn hóa
Sa Huỳnh, là một nền văn hóa được xác định có niên đại vào năm 1000 trước CôngNguyên, chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong việc xây dựng hệ thống thần quyền trị quốc Văn hóa Sa Huỳnh là một trong ba thành tố tạo nên nền văn minh rực rỡ trên lãnh thổ Việt Nam Quần thể tháp Champa Poklong Garai nói riêng và hệ thống tháp Champa nói chung trải dài các tỉnh thành ở miền Trung Việt Nam là những di tích thể hiện rõ nền văn minh Champa đã và đang tồn tại, qua đó cũng có thể so sánh được những điểm đã được ảnh hưởng bởi văn hóa Ấn Độ Thông qua các bình đồ, bản vẽ của quần thể tháp, những điêu khắc, tượng ở trên tháp, hệ thống chữ viết và tín ngưỡng thờ cúng đã chỉ ra những nét tương đồng chính với các ghi chép nghiên cứu học về Hindu.
Hình 2 4: Tượng kút sau Tháp Chính
Kiến trúc
Bàn về sức ảnh hưởng của nền văn hóa Ấn Độ đối với khu vực Đông Nam Á thì không có cách thức nào đo lường được nó mạnh mẽ đến mức nào, J.Auboyer một trong những tác giả nghiên cứu về nghệ thuật có nhận định rằng “Trong lĩnh vực nghệ thuật, nguồn cảm hứng do Ấn Độ mang lại đã là một nhân tố quyết định mà người ta không thể đo lường cả về chiều rộng cũng như các thể thức Cụ thể là chưa có một miền nào trong vùng này có một tác phẩm cổ không chịu ảnh hưởng của Ấn Độ.”
Thông qua việc truyền đạo, nền văn minh Cham Pa đã tiếp nhận hai màu sắc tôn giáo là Phật giáo và Hindu giáo, dẫn đến sự ra đời hàng loạt các công trình kiến trúc đền tháp Kiến trúc Trung thế kỷ Ấn Độ là giai đoạn có sự ảnh hưởng đến nhiều kiến trúc trong khu vực các nước Đông Nam Á Đây là giai đoạn kiến trúc mang màu sắc của tôn giáo Ấn Độ là đất nước đa dạng về tôn giáo và văn hóa, trong đó tôn giáo là
Hình 2 5: Đá bánh ú sau Tháp Cổng một yếu tố quan trọng quyết định nét đặc trưng nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ với mục đích bày tỏ sự thành kính đối với các vị thần Vào thời kỳ Pala – Sena ở Ấn Độ, chế độ phong kiến hình thành (từ thế kỷ VI – thế kỷ IX), khác với sự phát triển như trước đây thì ở thời kỳ này đạo Phật bị bài xích và chỉ còn lan truyền ở một vài nước khác. Trong giai đoạn này còn có sự xuất hiện của đạo Jaina, nhưng vì còn non nớt và không có cá tính đặc sắc nên cũng không có sự tác động đối với kiến trúc Trong khí đó, đạo Hindu trở nên thịnh hành và phát triển hơn với mục đích duy trì địa vị giai cấp thống trị và chế độ phong kiến Kiến trúc Hindu phát triển với quy mô lớn và để lại nhiều công trình trải dài từ Bắc tới Nam Ấn Độ Bắc và Nam Ấn Độ cũng là hai miền có kiến trúc Hindu phát triển mạnh mẽ nhất trong giai đoạn này
Trong quá trình giao lưu, buôn bán giữa các chuyến thuyền ngược xuôi, người dân Cham Pa đã có cơ hội đón nhận nhiều “luồng gió mới”, kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, họ đã tạo ra một nền văn minh hùng vĩ và rực rỡ nhất để lại cho thế hệ sau biết bao điều kỳ bí ẩn đằng sau các tòa tháp Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng kiến trúc Cham Pa là một loại hình kiến trúc độc đáo và đặc biệt nhất của con người. Nét đặc sắc của đền tháp Cham Pa là sự giao thoa giữa nhiều nền văn hóa, trong đó là các dấu ấn của kiến trúc Hindu Hầu như các kiểu kiến trúc đền tháp hay các hình tượng đều có nguồn gốc từ Ấn Độ Điều bí ẩn đằng sau những trình đồ sộ, uy nghiêm, đó là kỹ thuật xây dựng, vật liệu xây dựng trong quá trình xây các cụm đền tháp, đến nay vẫn là một bài toán khó Dù trải qua nhiều sự kiện biến động lịch sử, nhưng các công trình kiến trúc ấy vẫn đứng sừng sững, hiên ngang giữa khoảng không gian rộng lớn, vẫn mang vẻ đẹp thăng trầm, vừa thiêng liêng, vừa rực rỡ của thời gian Sự tồn tại của các đền tháp Cham Pa đến ngày này là bằng chứng cho trình độ vượt trội về kỹ thuật xây dựng, vật liệu của người Chăm trong việc hình thành nên một nền nghệ thuật kiến trúc đỉnh cao nhất, chính vì lẽ đó mà kích thích sự hứng thú của nhiều nhà nghiên cứu muốn tìm tòi và khám phá những điều bí ấn về nền nghệ thuật cổ này
Quần thể tháp Poklong Garai là kiểu kiến trúc mà được nhận xét có phong cách nghệ thuật kiến trúc muộn đẹp nhất, đánh dấu thời kỳ vàng son rực rỡ của nền nghệ thuật kiến trúc Cham Pa Cũng như bao công trình đền tháp khác, cụm tháp mang nhiều nét đặc trưng của kiểu kiến trúc Ấn Độ giáo Hàng năm, tại khu vực tháp vẫn diễn ra các hoạt động văn hóa của cộng đồng người Chăm tại khu vực, và nơi đây cũng trở thành địa điểm nổi tiếng thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến với vùng đất Phan Rang, Ninh Thuận để khám phá về một phần văn hóa của nền văn minh Cham Pa cổ còn sót lại và tồn tại đến ngày nay.
Kiến trúc Cham Pa là điểm nhấn, nổi bật giữa muôn vàn những công trình cổ được xây dựng trong thời kỳ lịch sử Một nền kiến trúc đặc sắc và độc đáo, mang trong mình vẻ đẹp bí ẩn, uy nghiêm dù đã trải qua biết bao biến cố suốt năm tháng trong lịch sử Đây là thành tựu tiêu biểu của một cộng đồng người, mà đến ngày nay khi nhắc đến người ta phải trầm trồ khen ngợi và nể phục trước tài nghệ của họ Trình độ vượt trội của họ thể hiện qua việc chế tạo nên các vật liệu xây dựng để xây các cụm đền tháp trải dài trên vùng đất duyên hải Nam Trung Bộ, mà đến ngày nay vẫn còn tồn tại nguyên vẹn Điều đó đã gây nên sự tò mò và hứng cho nhiều người, đặc biệt bộ phận những nhà nghiên cứu về lĩnh vực kiến trúc
Màu nâu đỏ bao phủ các ngôi đền tháp là một trong những nét đặc trưng của kiến trúc Chăm Đó là màu sắc của các viên gạch nung đầu tiên được tạo nên ở thời kỳ cổ đại Gạch có màu đỏ sẫm, được nung trước và có độ xốp cao hơn khoảng 19% so với gạch hiện nay Viên gạch có kết cấu hình khối đặc trưng và có thể dễ dàng điêu khắc trực tiếp trên gạch Gạch chăm nhẹ, có tính dẻo, so với viên gạch hiện này thì gạch Chăm có khả năng hút nước cao hơn khoảng 6.7% Gạch Chăm không chỉ có khả năng hút nước ở các lỗ rỗng mà còn ở bản thân vật liệu kết cấu Để tạo được cấu trúc rỗng giúp việc hút nước tốt hơn thì các thợ xây sẽ tận dụng vật liệu hữu cơ có ở xung quanh khu vực tháp để chế tạo, các vật liệu ấy sẽ được trộn chung cùng với đất sét thành một hỗn hợp rồi mới đem đi nung Khi quan sát hình ảnh dưới kính hiển vi với độ phóng đại 20 lần thì nhà nghiên cứu nhận thấy các vỏ trấu được trộn vào đất trong quá trình làm gạch Số lượng trấu được phân bố tương đối đồng đều trong từng viên gạch, và tùy vào mỗi tháp mà có mật độ trấu phân bổ khác nhau Gạch không bị rạn nứt, chứng tỏ trong quá trình nung, sấy nhiệt độ hạ từ từ Gạch được nung thủ công trong thời gian dài từ nguồn nguyên liệu tại mỗi khu tháp, nhiệt độ dao động từ
700 o - 850 o C, một số viên gạch nhiệt độ dao động từ 850 o Cđến dưới 1000 o C Về thành phần chế tạo gạch Chăm thì qua các nghiên cứu về gạch thì giả thuyết về gạch gồm có năm thành phần: Đất sét, cát, phân bò, trấu, nước tiểu bò, trong đó đất sét, cát và phân bò là ba thành phần chính Trong quá trình thực hiện nghiên cứu gạch Chăm thì tìm thấy được sự tương đồng về tỷ lệ giữa viên gạch Chăm và viên gạch Ấn Độ
Tính đến hiện tại thì phương pháp làm nên một viên gạch Chăm còn nhiều vấn đề hóc búa và chưa có cách thức nào giải đáp rõ vấn đề này Chính vì thế mà có rất nhiều các giả thuyết được đặt ra bởi các nhà nghiên cứu dưới góc nhìn và quan điểm của họ Theo giả thuyết của Th.S Nguyễn Hữu Thông thì việc xây dựng nên kiến trúc Chăm Pa cổ có sự tham gia của các nhà sư, thương nhân, thợ thủ công Ấn Độ Vì tính đến thời điểm nghiên cứu, hầu như không có bất kỳ tài liệu nào ghi chép về sự hiện diện của viên gạch nung được tạo bởi người Chăm trong quá khứ Vì vậy việc có thể tạo ra một viên gạch đạt đến trình độ đỉnh cao như thế thì có phần khó lý giải Trên các chuyến thuyền ngược xuôi, các thương nhân và nhà sư Ấn Độ vừa giao lưu buôn bán vừa truyền đạo đến Vương quốc Cham Pa cổ và “tặng” cho họ những ngôi đền tháp mang màu sắc tâm linh, huyền bí của Ấn Độ Với giả thuyết này thì Th.S Nguyễn Hữu Thông cũng đưa ra lời giải đáp rằng việc tập hợp lực lượng thợ xây dựng Ấn Độ khá dễ dàng vì đất nước Ấn Độ thường xảy ra nhiều biến động nên các thợ xây dựng hay những bậc thầy trong việc chế tạo gạch đã chọn cách vượt biên để tìm con đường mưu sinh cho bản thân Một giả thuyết khác được đặt ra bởi “họa sĩ Chăm” Nguyễn Thượng Hỷ, ông cho rằng xã hội Chăm Pa ngày xưa có nhiều thương nhấn giàu có và họ đã thuê các thợ công trình, thợ điêu khắc Ấn Độ về để thiết kế nên các công trình đền tháp Chăm Pa Ngoài ra, nguyên Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam, J.C.Sharma cũng cho đưa ra nhận định rằng việc ông nhìn thấy dấu tích của nền văn minh Ấn Độ như trường phái Amaravati, Gupta, Pala hay Sena trong nghệ thuật Chăm Pa cổ đại Ông J.C.Sharma khẳng định rằng: “Gạch, vật liệu xây dựng chính được sử dụng bởi các nghệ nhân Chăm, cũng đã được sử dụng tại Ấn Độ” Với những giả thuyết như này đặt ra có phần phủ nhận đi tài nghệ của người Chăm trong việc tạo dựng nên một nền văn minh độc đáo Tuy nhiên, tất cả các giả thuyết được đặt ra và đều dựa trên các cơ sở tiền đề của riêng nó và đến nay vẫn chưa có học giả nào phản biện về các quan điểm trên nên bí ẩn về gạch Chăm vẫn là một bài toán khó cho các nhà nghiên cứu và bộ phận học giả
Ngoài gạch nung thì đá sa thạch cũng là một trong những vật liệu xây dựng tạo nên độ bề thế, uy nghiêm của tháp Đá sa thạch có chất liệu là đá trầm tích vụn cơ học, có kết cấu là sự hợp thành của thạch anh và tràng thạch, đá có độ mềm, phù hợp với việc chế tác tạo ra các chi tiết trang trí kiến trúc Sa thạch là một loại vật liệu xa xỉ, đá được dùng trong xây dựng đều phải tuyển lựa gắt gao để tạo nên các chi tiết trang trí kiến trúc có độ chịu lực tốt
Tiếp đến, một chất liệu không thể thiếu trong quá trình xây dựng nên đền tháp trên trải đất duyên hải Nam Trung Bộ, đó là chất kết dính ghép các chi tiết với nhau, tạo nên sự vững chắc của ngôi đền Người dân miền Trung xưa, có sử dụng dầu của một loại thực vật để làm chất kết dính, người ta thường gọi là dầu Rái Ở miền Trung, cây dầu Rái được trồng rất nhiều, thân cây tròn, to, và thẳng, cây cao từ 40 - 50m, có những cây cao đến 70m Nhựa của cây dầu Rái có độ kết dính tốt và bền, theo những kết quả nghiên cứu về chất kết dính bên trong các tòa tháp Chăm Pa cổ thì việc người Chăm sử dụng nó là một giả thuyết có thuyết phục Vì so với các loại chất kết dính khác thì khi nung gạch với nhiệt độ khoảng từ 850 o C thì chất kết dính từ nhựa cây dầu Rái có độ bền vững nhất, phù hợp với điều kiện được đặt ra trong quá trình nghiên cứu.
Khác với nhiều nền nghệ thuật cổ khác thì đền tháp Cham Pa không sử dụng rộng rãi các chất liệu sa thạch và đá, chủ yếu là sự kết hợp hoàn hảo giữa gạch nung và sa thạch Chính vì vậy, kiến trúc Chăm Pa nói riêng, quần thể tháp Poklong Garai nói chung đã giữ được vẻ đẹp huyền bí, khác biệt và độc đáo của mình.
Quá trình giao lưu văn hóa thông qua quá trình giao thương và tiếp nhận cả những người Ấn Độ nhập cư, đã góp phần tạo nên một nền văn hóa duy linh và giàu trí tưởng tượng trên miền đất Nam Trung Bộ, Việt Nam nói riêng, khu vực Đông Nam Á nói chung Trải qua nhiều biến động của thời gian, thế nhưng cụm tháp PoklongGarai vẫn hiện hữu, đứng sừng sững, trơ trọi giữa không gian rộng lớn Quần thể tháp vẫn giữ được nét đẹp của riêng mình và nhận được sự quan tâm của nhiều người có sự hiếu kỳ về những yếu tố bí ẩn, duy linh ở khu vực đền tháp, cũng như tài nghệ của người Chăm cổ trong việc xây dựng nên một nền kiến trúc đặc sắc, với vẻ đẹp uy nghiêm mang màu sắc của Ấn Độ giáo
Quan niệm, triết lý tôn giáo Ấn Độ đã ảnh hưởng sâu sắc đến kỹ thuật xây dựng truyền thống của người Cham Pa Chính vì vậy giữa các công trình kiến trúc của hai nền văn minh có chút điểm tương đồng Những công trình này được xây dựng theo bố cục hàng ngang kết hợp các hàng trụ theo đường thẳng, để đảm bảo tính kiên cố của công trình thì những hàng trụ áp tường theo chiều dọc kết hợp với các lanh tô bằng đá hay bằng gạch theo chiều ngang Các bức tường được liên kết với nhau bằng kỹ thuật Corbel, với kỹ thuật này, những viên gạch đều lần lượt được xếp chồng lên nhau thành từng hàng một, thành những đường gờ giật cấp, nhô ra từng cấp bậc một theo chiều ngang, tạo nên khoảng trống giữa hai bức tường rồi, được thu hẹp khoảng cách cho đến khi nó có thể khép kín lại bằng một hàng gạch cuối cùng ở điểm kết thúc Việc sử dụng phương pháp vòm giật cấp đã mang lại cho kiến trúc Chăm Pa một vẻ đẹp uy nghiêm và mạnh mẽ phô bày qua những hàng trụ áp tường theo hàng dọc và các lanh tô theo hàng ngang Bên trong tháp, nhờ sử dụng kỹ thuật vòm giật cấp, người Chăm
Pa đã tạo một không gian rộng rãi cho ngôi đền, vòm phía trên tháp được tạo nên bởi những đường gờ giật cấp theo chiều ngang trông rất đẹp mắt và độc đáo Không giống với phương pháp vòm bán nguyệt (Arch), có một viên đá hoặc viên gạch đặt trên đỉnh vòm (Keystone), phương pháp này được sử dụng phổ biến trong kiến trúc La Mã cổ điển, đặc biệt là dành cho những kiến trúc có kích thước lớn; kỹ thuật vòm giật cấp của kiến trúc Ấn Độ dễ dàng tạo cho đền tháp Chăm Pa một không gian bên trong thoáng đãng, tiện nghi cho việc thờ phượng, dù chỉ là những kiến trúc thấp nhỏ những hàng trụ áp tường theo hàng dọc và các lanh tô theo hàng ngang
Chữ viết
Các công trình kiến trúc Cham Pa trải dài trên mảnh đất miền Trung Nhờ vào điều kiện tự nhiên thuận lợi mà đó mà ngườilối Cham Pa đã có cơ hội tiếp xúc với nền văn minh Ấn Độ từ rất sớm Chữ viết Chăm ra đời từ rất sớm và được chia thành ba giai đoạn: Thời kỳ chữ Chăm cổ đại, thời kỳ chữ Chăm Trung đại và thời kỳ chữ Chăm cận đại Thông qua ghi chép còn sót lại trên các văn bia tại đền tháp với nội dung như việc dâng tế thần linh, tường thuật lại các sự kiện của vương triều, ca ngợi thần linh và các bậc minh vương tiền nhiệm Từ những văn bia còn sót lại ở khu vực đền tháp, chúng ta có thể dễ dàng nhận diện các văn tự cổ của tiếng Chăm hay ở một vài nơi có còn lưu lại dấu ấn của văn tự cổ Ấn Độ được ghi chép bởi người địa phương thời ấy Giai đoạn này chữ viết được khắc trên bia đá là chữ Chăm cổ thường được gọi là Akhar Hayap Ở thời kỳ này chữ Chăm cổ có nguồn gốc từ chữ viết Devanagari (Ấn Độ) Thời kỳ chữ Chăm Trung đại đánh dấu sự suy tàn của nền văn minh Ấn Độ ở Chăm Pa và tiếng Phạn cũng không còn phát triển như trước Giai đoạn này chữ Chăm truyền thống (Akhar Thrah) dần được hình thành và thay thế chữ Chăm cổ (Akhar Hayap) Akhar Thrah được xem là một dạng biến thể của chữ cổ Ấn Độ. Đây là ngôn ngữ chính thức của Vương quốc Cham Pa và được sử dụng đến ngày nay. Chữ viết này ngoài việc được dùng để viết thông thường thì còn được sử dụng trong các lĩnh vực khác như tôn giáo, lịch sử, văn học,… Nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Inrasara từng có nhận định rằng “Sự ra đời sớm của chữ viết đã tạo điều kiện cho văn học viết của người Chăm phát triển” Chính sự ra đời của hệ thống ngôn ngữ này đã tạo ra một nền văn học rực rỡ, đỉnh cao một thời Một mảng màu sắc riêng biệt không thể trong nền văn học Việt Nam
Theo nhiều nguồn thông tin thì chữ viết Chăm đã từng có khoảng thời gian bị
“bỏ rơi” Các nhà thơ đương đại, các trí thức Chăm đều nỗ lực đóng góp để gìn giữ nền văn hóa ấy Từ năm 1978, các thể loại sách lần lượt được xuất bản để phục vụ trong đời sống của người dân, tăng khả năng nhận diện chữ viết đến con em ở địa phương Đến năm 2000, tạp chí Tagalau xuất bản, góp phần gìn giữ văn hóa viếtChăm Bên cạnh đó, các thể loại văn học được phục hồi và phát triển bởi các nhà thơ đương đại Inrasara, một nhà nghiên cứu văn hóa người Cham Pa, là người có đóng góp to lớn trong việc gìn giữ nền văn hóa và truyền bá đến nhiều vùng
Cộng đồng người Cham Pa sinh sống tại Ninh Thuận vẫn sử dụng ngôn ngữ truyền thống này trong đời sống sinh hoạt Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm kiếm nhiều giải pháp hiệu quả để nhiều người tiếp cận đến chữ viết, văn hóa Cham Pa, đặc biệt là con em trong cộng đồng người Cham Pa và tối ưu hóa trong việc giảng dạy theo từng lứa tuổi cũng như trong giao tiếp hàng ngày Tránh tình trạng “suy tàn” của một nền văn hóa đặc sắc và rực rỡ một thời
Vào khoảng sau thế kỷ XV, chữ Phạn cổ không còn phát triển, người Cham Pa không ngừng hoàn thiện và cho ra đời hệ thống chữ viết Chăm, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực Tuy nhiên, dấu tích của chữ Phạn cổ và chữ Chăm cổ vẫn có thể tìm thấy được ở một số tượng, phù điêu được khắc tạc trên cổng tháp Chính của cụm thápPoklong Garai Nội dung được khắc tạc lên cổng tháp đến nay vẫn chưa có lời giải đáp từ bất kỳ nhà nghiên cứu ngôn ngữ nào nên nó còn là điều bí ẩn Điều đó dần là điểm đặc biệt tại khu vực đền tháp này, tạo nhiều sự tò mò cho các du khách tham quan, cũng như là một đề tài đặc sắc mà gợi nên sự hứng thú cho các nhà nghiên cứu hiện đại.
Giải mã kiến trúc quần thể tháp Poklong Garai
Quần thể tháp Poklong Garai được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIII đến đầu thế kỷ XIV, là một trong số những cụm tháp còn sót lại một cách nguyên vẹn tại tỉnh Ninh Thuận Tên tháp được đặt dựa theo tên của vị vua Poklong Garai, nhằm để tưởng nhớ công ơn của ông đối với người dân lúc bấy giờ Lối kiến trúc chịu ảnh hưởng từ quan điểm Ấn Độ, quần thể tháp Poklong Garai được xây trên ngọn đồi biệt lập Nơi mà họ cảm thấy khu vực thờ phượng được đảm bảo sự thuần khiết nhất Theo tài liệu cũ thì khu tháp có tổng cộng sáu tháp, gồm: một tháp chính và năm tháp phụ: tháp chính ở giữa, phía trước có hai tháp con thẳng hàng, tháp ở gần tháp chính đã đổ, phía góc Tây Nam có một tháp phụ đã đổ, phía góc Đông Bắc cũng có một tháp con đã đổ và phía Nam nằm ngang tháp con trước tháp chính có một tháp nữa Nhưng thực tế, hiện nay khi đến khu di tích chỉ còn sự tồn tại của ba tháp gồm: Tháp Chính, ThápCổng và Tháp Lửa.
2.4.1 Kiến trúc của tháp Chính
Với sự ảnh hưởng sâu sắc từ quan niệm trong lối kiến trúc xây dựng đền tháp của Ấn Độ thì cấu trúc của một khu đền tháp gồm một tháp chính (hay còn gọi làKalan), xung quanh là các tháp phụ, được bao quanh bằng khung tường thấp Tháp chính tượng trưng cho ngọn núi Meru trong thần thoại, là trung tâm của vũ trụ và bao quanh ngọn núi ấy là các thiên thể hay những đại dương, tượng trưng cho các tháp phụ
Tháp Chính là kiến trúc lớn hơn so với hai tháp còn lại, cao đến 20.5m, được xây dựng ngay ở vị trí trung tâm của ngọn đồi biệt lập Đây là kiến trúc quan trọng nhất trong quần thể tháp Poklong Garai Tháp chính là nơi thờ các vị thần và tượng bán thân của vua Poklong Garai trong chánh điện Tháp Chính ở hướng Đông, đây là hướng mặt trời mọc, hướng của thần linh, mang lại nhiều tốt lành cho cuộc sống Tháp được xây dựng trên một khối gạch lớn Cửa chính được cấu thành bởi bốn lớp cột cửa xây gạch vuông, nên hơi nhô ra ngoài Cột cửa ngoài cùng được xây bằng đá khối, ghép lại thành khung cửa Trên hai trụ cửa đặt một mi cửa, có chạm khắc chữ Chăm cổ Trên vòm có gắn có một bức phù điêu tạc hình thần Shiva đang đứng trên bệ nhảy múa say sưa Vốn dị, hình tượng của thần Shiva trong thần thoại là đấng Hủy diệt, thế nên việc đặt phù điêu của ông ở phía trên cửa để bảo hộ cho tháp được thanh tịnh, tránh khỏi sự xâm phạm từ các thế lực vô hình hay hữu hình đến chốn linh thiêng này. Vòm cửa được xây thành bốn lớp gạch hình mũi nhọn, nhô dần ra, phần diềm với các lớp được gắn các họa tiết làm bằng đất nung Trên cùng đặt một phiến đá mỏng hình búp hoa sen
Hình 2 6: Tượng thần Shiva trên vòm của Tháp Chính
Chánh điện của tháp Chính là một căn phòng hẹp, đây là nơi bày trí bàn thờ và Linga của vua Poklong Garai Đây là kiểu thờ Mukha- Linga, là loại Linga - Yoni nhưng ở phần Linga có gắn thêm mặt thần chủ, ở đây là hình khuôn mặt vua Poklong Garai Bệ thờ vua Poklong Garai có chiều cao tính từ bệ là 1.47m, niên đại thế kỷ XVII Người dân sử dụng một cái tán làm từ gỗ, có bốn cột để che bàn thờ vua Để bảo đảm sự yên tĩnh, thuần khiết nên trong phòng không có cửa sổ để lấy ánh sáng như các công trình kiến trúc khác Vì vậy mà trong đây rất tối, người dân phải đặt đèn ở các góc trong căn phòng để lấy ánh sáng, phục vụ cho việc thờ cúng, cũng như để du khách tham quan tiện quan sát các chi tiết Đây là nơi để thờ phượng và linh thiêng nên để luôn giữ được sự kín đáo thì người Cham Pa đã xây một khung cửa đá có hai cánh cửa làm từ loại gỗ quý
Nối liền với chánh điện là tiền sảnh hẹp và dài, ở đây có đặt tượng bò thần Nandin bằng đá hướng vào bên trong tháp Thần bò Nandin là linh vật không còn quá xa lạ trong đời sống người Cham Pa Nó là vật cưỡi của thần Shiva, và được thờ cúng như các vị thần khác Tường tiền sảnh có bốn trụ ốp trơn và không có cửa giả Tiền sảnh nhỏ, hẹp có lối dẫn vào chánh điện, là nơi trú ngụ của các vị thần, là nơi mà có thể dễ dàng tìm được cảm giác thanh tịnh trong nghi thức thờ cúng với các vị thần linh Trước cửa vào tiền sảnh có hai trụ cửa được làm bằng đá sa thạch, và được các nghệ nhân chạm trổ những loại hình hoa văn hết sức cầu kỳ và đẹp mắt.
Các cửa giả nằm ở hướng Nam, Tây và Bắc Cửa giả được thiết kế bởi các lớp gạch, có ba lớp, thoạt nhìn như một cái tháp nhỏ, có hình mũi dao Xung quanh mép ngoài cửa, có các hình trang trí kiểu lá nhọn bằng đất nung, được gắn vào làm cho cửa giả thoạt nhìn như một vòm cửa lớn Ngay giữa cửa giả được khoét sâu thành một ô,khi nhìn vào sẽ thấy tượng của một nhân vật ngồi trầm tư ở trong cửa.
Tháp có cấu trúc nhiều tầng, mái tháp có ba tầng, được thiết kế nhỏ dần lên trên, thoạt như biểu tượng của ngọn núi Tầng thứ nhất chỉ có ba cột ốp và hình áp trang trí phía trên viền mái Bộ mái ở thân tầng thứ nhất, có cửa ở bốn mặt đối xứng nhau, mỗi mặt có năm cột và dưới chân cột có họa tiết mũi lao nhọn Cửa được thiết kế có hai lớp gạch nhô dần ra, phía trên có bệ đỡ hai vòm cửa hình mũi lao nhọn hướng lên, trên vòm cửa có gắn phù điêu tượng ngồi cầu nguyện Tầng thứ hai và tầng thứ ba có cấu trúc và cách thiết kế lặp lại tầng thứ nhất Vì diện tích quá nhỏ nên dần dần các chi tiết đã bị giản lược Cả hai tầng này đều có góc tháp mà không làm khối hình bệ thờ ở dưới, mà chỉ sử dụng một lớp đế mỏng, phía trên có khối trụ nhỏ gắn lên và kết điểm bằng một khối đá có biểu tượng của Linga.
2.4.2 Kiến trúc của tháp Cổng
Tháp Cổng được xây đối diện với Tháp Chính, có hai cửa hướng về phía Đông -Tây Chức năng của nó là làm cổng hay là nơi dừng chân nên các họa tiết trang trí hay điêu khắc cũng đơn giản hơn Tháp Chính Tháp có mặt bằng bình đồ hình vuông, có kiểu gạch, cấu trúc giống Tháp Chính nhưng ở phiên bản nhỏ hơn Hai mặt còn lại là cửa giả, đối xứng nhau qua thân, cột cửa hai lớp xây gạch hình khối nhô dần ra, phía trên là mi cửa chất liệu đá trơn, đỡ vòm cửa hai lớp hình cung nhọn, phần diềm vòm cửa có gắn các khối đất nung trang trí Các cột ở góc tháp dạng khối lớn, được biểu hiện thành một khối duy nhất, để trơn không trang trí Các cột trên tường tháp được thay thế bằng hệ thống cột cửa nhô ra, tạo nên sự thanh thoát, nhẹ nhàng cho khối hình thân tháp Viền mái được làm từ nhiều lớp gạch, diềm gờ uốn cong thành bát hướng lên trên và không có họa tiết Phần mái tháp cao ba tầng và nhỏ dần về phía đỉnh tháp Các tầng sử dụng tháp góc trang trí Tháp góc thể hiện hình khối có bốn cạnh thu nhỏ dần, và các tầng được nhấn nhá bằng chi tiết trang trí bằng đất nung.Mỗi tầng có bốn cửa giả đối xứng nhau, vòm cửa có hình mũi lao nhọn và bên trong vòm cửa không có gắn phù điêu hay tượng Tầng hai và ba cũng được lặp lại tương tự.Đỉnh tháp kết thúc bằng một khối đá tròn hướng lên trên.
Hình 2 7: Tháp Cổng đối diện Tháp Chính
2.4.3 Kiến trúc của Tháp Lửa
Tháp Lửa là kiến trúc đặc biệt trong quần thể tháp Poklong Garai Tháp nằm ở phía Nam của Tháp Chính, có cấu trúc và hình dáng khác với hai tháp trước Tháp Lửa là tháp chứa đồ thờ để làm trong nghi lễ Nơi đây tượng trưng cho kho báu và sự trù phú của một vương quốc cổ đại Ngoài ra, cũng có người cho rằng đây là nơi lưu giữ ngọn lửa thiêng Bên trong tháp được chia thành hai phòng, có ba cửa, trong đó hai cửa đối xứng nhau và một cửa quay về hướng Đông.
Giống như hai tháp trước thì Tháp Lửa được xây trên khối đá lớn, đế tháp thắt giữa và nhiều lớp gờ nhô ra Cửa tháp có hai lớp cột bề mặt trơn nhô dần ra ngoài, phía trên vòm cửa là bệ đá đỡ hai lớp hình mũi lao nhọn, mặt vòm không gắn phù điêu Khoảng cách giữa các cột là những đường gờ giật cấp sâu vào trong tháp, chính giữa là gờ được làm nổi lên, dọc theo chiều cao của cột Chân và đầu cột có nhiều lớp đỡ phần mái phía trên, chân cột không trang trí hình áp Đầu hồi phía Tây của tháp có ba cột tường, đầu hồi phía Đông mở cửa hình cung nhọn Hai đầu hồi này chỉ có hệ thống cột góc tháp Cột tường hầu như được thiết kế ẩn vào khung cửa Phần viền mái gồm nhiều lớp gờ nhô ra, uốn cong thành bát hướng lên và để trơn Bộ mái tháp được thể hiển khá đẹp mắt, bốn góc mái trang trí tháp góc Tháp góc trang trí có bốn tầng, các tầng nhỏ dần từ dưới lên tới phần đỉnh, các tầng được phân định bằng các khối đất nung có gắn trang trí Kết thúc là hình khối mặt nhọn Thân tầng mái có mặt bằng theo thân tháp, các góc thể hiện cột góc bằng khối đá trơn nhẵn, có năm cột được đặt dọc theo thân tháp, hai đầu hai bên mỗi bên có ba cột, kết hợp với bộ viền để đỡ phần mái.
Bộ mái tháp, khác với kiểu thiết kế ở hai tháp trước Phần mái được uốn cong thoạt như hình yên ngựa, hai đầu gắn hai phiến đá, viền đầu đốc gắn các kiểu hình đất nung trông đẹp mắt.
Sinh hoạt tín ngưỡng và văn hóa khu đền tháp của người dân Ninh Thuận 74 1 Sinh hoạt tin ngưỡng và văn hóa
2.5.1 Sinh hoạt tin ngưỡng và văn hóa
Tín ngưỡng một trong số những thành tố để cấu thành văn hóa Champa Vấn đề văn hóa của người Champa vẫn luôn là một đề tài nóng hổi thu hút được nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu từ hơn một thế kỷ đến nay Ấn Độ giáo là tôn giáo sinh ra ở phía Nam Ấn Độ, là tôn giáo dung hòa giữa đạo Phật với tín ngưỡng Ấn Độ có pha lẫn tín ngưỡng đạo Bà la môn Ấn Độ giáo thờ Linga – Yoni, bò Nandin cùng ba ngôi tối cao phổ biến là Brahma, Vishnu và Shiva. Trong khi đó, đạo Chăm Ahier hay là Bà Chăm mà các nhà khoa học gọi là Chăm Bà la môn thì thờ cúng tổ tiên , các vị thần linh của dân tộc như Po Nagar, Poklong, Po Romé; làm lễ Raja, lễ hội Kate; tôn thờ một số thần linh ở khu vực tháp Chăm là thần Shiva và cả Alla Tuy có những nét tương đồng về mặt hình thức nhưng quan niệm khác nhau giữa Ấn Độ và Champa là đều hỏa táng người chết nhưng với Ấn Độ giáo quan niệm rằng hỏa táng là để rửa những lỗi lầm trong đời sống trần tục và được lên thiên đàng để sống bên cạnh các vị thần linh và đấng tối cao; nhưng đối với Chăm Bà la môn làm hỏa táng cho người chết để lấy chín miếng xương trán làm nghi lễ nhập Kut.
Hồi giáo là một tôn giáo phát sinh từ Ả Rập Xê út, chỉ có một nhóm nhỏ Champa là Chăm Asulam là cộng đồng sinh hoạt gần giống như Hồi giáo chính thống và thực hiện đúng những tập tục, kiêng ky, lễ nghi như nội dung kinh Koran của Hồi giáo Trong khi đó Chăm Awal hay Chăm Bani mà được các nhà khoa học gọi là Chăm Hồi giáo là những người kiếng thịt heo, thờ cúng khác hoàn toàn với Hồi giáo chính thống, người theo đạo Chăm Bani không tuân theo luật Hồi giáo, không làm lễ năm lần mỗi ngày Tín đồ Chăm Bani chỉ tuân theo luật Awal, tiếng Chăm Adat Awal.
Bên cạnh đó ở Ninh Thuận còn một phận Cham Jat Theo Bùi Khánh Thế, Từ điển Chăm - Việt, Nxb KHXH, Hà Nội, 1995, tr 506: Cham Jat là người Champa gốc,
“Chăm thuần, không theo lai giống hay theo tôn giao du nhập” Đây là nhóm người chỉ theo tín ngưỡng địa phương, không như Chăm Bà la môn hỏa thiêu người chết và cũng không như Chăm Bani làm nghi thức tang lễ cho người chết; không có tầng lớp tu sĩ như Bà la môn và Chăm Hồi giáo mà chỉ có thầy dân gian và có cách tính lịch riêng để thờ cúng tổ tiên ngày vào đầu năm, lễ cúng ruộng đất, thần đất, thần sông khác với lịch Saka Ấn Độ và Haji Hồi giáo
Do đó có bốn nhóm tín ngưỡng tôn giáo Champa là Chăm Bà la môn, ChămBani, Chăm Asulam, Chăm Hồi giáo và Cham Jat
Về những hoạt động văn hóa của người Champa, lễ hội Kate là một lễ hội đã vượt ra khỏi tầm ảnh hưởng của Ấn giáo và trở thành một lễ hội mang đậm dấu ấn bản địa Lễ hội Kate của người Chăm được tổ chức thường niên vào ngày 1 tháng 7 Chăm lịch Kate là lễ hội kéo dài trong ba ngày trong các khu vực đền tháp trong địa phận Ninh Thuận là Đền Po Nagar, tháp Po Rome và tháp Poklong Garai Tuy nhiên tháp Poklong Garai là nơi thu hút nhiều tín đồ tôn giáo và khách du lịch nhất Quy trình tổ chức lễ hội thu hẹp theo không gian và phạm vi Ngày đầu là đền tháp, ngày thứ hai tổ chức tại làng và ngày cuối cùng là tại gia đình, đây là quy trình được xem như một dòng chảy bất cả trăm năm không đổi
Lễ hội Kate được tổ chức và điều hành dưới sự quản lý của Ban tế lễ của hội sắc đạo Bà la môn, gồm có:
- Thầy cả sư (Po Dhia) đảm nhiệm vai trò chủ lễ tại đền tháp
- Thầy kéo đàn Kanhi (Ôn Kadhar) trình diễn thánh ca, bà Bóng (Muk Payau) là người thực hiện nghi thức dâng lễ cho các vị thần
- Ông Từ (camưnay) chủ trì lễ tắm tượng
- Và một số tu sĩ Bà la môn (Paseh) tham gia phụ trách các hoạt động lễ nghi
Lễ vật được cúng tại đền tháp bao gồm:
- Một con dê để biểu tượng cho sự hi sinh và lòng thành kính đối với vị thần
- Ba con gà dùng để lễ tẩy uế đất tháp.
- Năm mâm cơm với muối vừng, hoa quả, ba cổ bánh gạo, cùng với rượu, trầu cau, trứng, chè, xôi Sau khi ban tế lễ và lễ vật đã chuẩn bị xong thì lễ hội bắt đầu tiến hành theo quy trình, bắt đầu bằng lễ rước y phục Raok Khan Aw, tiếp đến là lễ mở cửa cửa tháp Péh Bi-mbang, tiếp tục là tắm tượng thần Manei Yang và lễ mặc y phục cho tượng thần Anguei Khan Aw Ka Po Yang, cuối cùng là đại lễ Adaoh Tamia
- phần quan trọng nhất của lễ hội trong ngày Tuy nhiên, ngày nay quy trình thực hiện nghi lễ có phần thay đổi một phần: sau lễ đón trang phục là lễ mở cửa tháp; khi đó thầy kéo đàn Kanhi sẽ hát lễ, bà Bóng và ông Từ đốt trầm hương để tẩy uế đền tháp và xin phép thần Shiva mở cửa đá của tháp Nhưng ngày nay lễ mở cửa gỗ được phục dựng lại vì cửa đá của đền tháp không còn.
Mở đầu cho lễ hội là lễ rước y phục, trong đó ở tháp Po Nagar làm lễ rước y phục vào buồi chiều trước ngày diễn ra hội chính ở đền tháp một ngày; ở tháp Po Rome và Poklong Garai thì diễn ra vào buổi sáng Mặc dù lễ rước y phục diễn ra khác nhau thời gian nhưng những nghi thức hành lễ đều giống nhau Sau khi kết thúc lễ Kate ở đền tháp thì bùng lên không khí lễ ở làng Chăm Ở đền tháp lễ Kate trang trọng nghiêm túc về phần lễ nhưng ở làng thì phần hội đóng vai trò lớn Hội Kate ở làng tổ chức các trò chơi như đá bóng, đội nước, văn nghệ, Lễ hội Kate kết thúc ở đền tháp và lang thì được tổ chức tại gia đình Trong mùa lễ những gia đình có điều kiện kinh tế tốt thì tổ chức bình thường, còn nếu gặp phải khó khăn thì dòng họ cử ra một gia đình đại diện tổ chức Ngoài ra khi gia đình có việc bận không thể dự lễ thì sau khi kết thúc lễ hội gia đình có thể đến tháp để làm một bữa cúng nhỏ nhằm cầu an.
Ngoài lễ hội Kate thì lễ đầu năm, lễ mở của tháp Poklong Garai hay lễ cầu mưa,
… cũng được nhiều người biết và quan tâm đến
Hình 2 8: Gia đình người Chăm bày biện mâm cúng
Hình 2 9: Mâm lễ vật cúng cầu an
Hình 2 10: Chủ cúng là người đàn ông trong gia đình hoặc dòng tộc
Kate là một lễ hội tín ngưỡng của người Chăm Bà la môn Trước đây, đối với người Champa Kate chỉ là lễ hội nhưng sau năm 1965 Kate đã trở thành lễ hội Lễ hộiKate diễn ra hàng năm ngoài sự góp mặt của người Champa thì còn thu hút đông đảo khách du lịch ở tất cả mọi miền trong và ngoài nước Theo truyền thuyết của người Champa, Kate là lễ dành cho Nam Thần (thần Cha) và Nữ Thần (thần Mẹ) nhằm dâng cúng và tưởng nhớ các vị thần linh,ông bà, tổ tiên của mình, cầu mong mưa thuâjn gió hòa, mùa màng bội thu Các vị thần được thờ cúng đa phần đều có xuất thân từ thần thoại của nhân dân địa phương, hoạc các nhân vật lịch sử có thật bị ảnh hưởng bởi Ấn Độ giáo và Hồi giáo như Po Rome, vua Poklong Garai Po Ina Nagar, Vì thế nên Kate là một lễ hội bản địa sau triều đại của vua Po Rome thế kỷ thứ XVII, tức là vị vua cuối cùng của vương quốc Champa Tuy Kate có yếu độ Ấn độ giáo nhưng lại là một tục lệ gắn liền với tín ngưỡng bản địa
Lễ hội Kate được tổ chức thường niên vào ngày 1 tháng 7 (theo Chăm lịch), tức là khoảng đầu tháng 9 đến đầu tháng 10 dương lịch Lễ hội kéo dài ba ngày trên các đền tháp trong địa phận Ninh Thuận như Đền Po Nagar ở thôn Hữu Đức, tháp Po Rome (ở thôn Hậu sanh, và tháp Poklong Garai Tại ba đền tháp này lễ hội diễn ra cùng lúc một thời điểm, các nghi lễ cũng được thực hiện giống nhau Tháp Poklong Garai là địa điểm tổ chức lễ hội hoành tráng và được nhiều du khách ghé thăm nhất.
Vì lễ hội được tổ chức với quy mô rộng lớn và diễn ra trong nhiều ngày nên được người địa phương gọi đây là “Tết của người Chăm” hay “Tết Chăm”
Lễ hội Kate được xem như là món ăn tinh thần có giá trị to lớn đối với nhười Champa Tuy có nhiều lễ hội nhưng Kate khác với các lễ hội khác vì nó đem đến cho văn hóa Champa một giá trị văn hóa nổi bật Tại lễ hội, các di sản văn hóa, các đền tháp được phô bày lộng lẫy trang nghiêm Bên cạnh đó còn có các tác phẩm dân gian mang tính thần thoại, các nhạc cụ, những bài múa – bài hát truyền thống được vang lên đầy tự hào với mỗi dân tộc người Chăm
Không chỉ đối với người Champa mà còn đối với những người cùng quan tâm, kễ hội Kate mang một ý nghĩa to lớn Lễ hội là nơi tập trung của tất cả mọi người từ lớn đến bé tham gia hoạt động với nhau, cùng nhau làm nên một lễ hội là không ai ở đó bị lãng quên Dù bị cho ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ nhưng lễ hội Kate vẫn có điểm riêng và có thái độ tiếp thu văn hóa làm cho lễ hội thêm ý nghĩa.
Văn hóa Ấn Độ là yếu tố cấu thành nên sự phát triển và hình thành nên một nền văn minh Chăm Pa rực rỡ, huy hoàng một thời Tạo nên một không gian văn hóa khác biệt, rực rỡ, làm giàu, làm phong phú thêm trong nền văn hóa Việt Nam Kiến trúc Chăm Pa là một trong những loại hình kiến trúc độc đáo trong tất cả các công trình kiến trúc cổ khác ở Việt Nam Các tòa tháp mang trong mình những điều bí ẩn khó lý giải, cũng như yếu tố duy linh và sự uy nghiêm, tạo nên sự khác biệt, đặc trưng riêng giữa nhiều kiểu hình kiến trúc khác trên thế giới
Các kiến trúc đền tháp Chăm Pa trải dài trên mảnh đất duyên hải Nam Trung Bộ, thế nhưng do tác động của thời tiết, cũng như biến động của các dòng sự kiện trong lịch sử nên nhiều đền tháp đã bị sụp đổ, chỉ còn lại những phế tích hay có vài kiến trúc dù tồn tại nhưng không còn nguyên, một số khác thì trong tình trạng xuống một cách nghiêm trọng Một trong những kiến trúc còn nguyên vẹn nhất không thể không kể đến quần thể tháp Poklong Garai ở Ninh Thuận Trải qua bao nhiêu thăng trầm của thời gian, tòa tháp vẫn tồn tại ở đấy, vẫn đứng vững với dáng vẻ hiên ngang như một vị anh hùng Ngày nay, thường niên tại khu vực đền tháp vẫn diễn ra các hoạt động phục vụ cho đời sống tinh thần của cộng đồng người Chăm, và là một nơi nổi tiếng được đông đảo khách du lịch ghé thăm.
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA THÁP
Giá trị văn hóa của tháp Poklong Garai đối với Ninh Thuận
Khi nhắc về tỉnh Ninh Thuận, thì người ta nghĩ ngay đến một vùng đất ven biển toạ lạc tại đồng bằng Duyên hải Nam Trung Bộ, với bề dày phong phú về nhiều phương diện như lịch sử và văn hoá, cũng là địa điểm tụ họp của nhiều dòng chảy tộc người khác nhau Nhưng sẽ rất thiếu sót nếu như người ta nhắc đến Ninh Thuận mà lại không nhắc về văn hoá Cham Pa với quần thể tháp Chàm, cụ thể hơn là tháp Poklong Garai cổ kính Là một trong những phong cách kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc đạt đến độ hoàn mỹ đỉnh cao của người Cham Pa, hiếm hoi còn tồn đọng lại đến ngày nay. Cụm đền tháp này là minh chứng cho một thời vàng son của Cham Pa ở khu vực Đông Nam Á.
Tháp Poklong Garai từ lâu đã là một phần không thể thiếu đối với người dân Ninh Thuận, không một ai ở nơi này lại không biết về đường đi, lối về của ngôi tháp, nó gắn liền với nhịp sống sinh hoạt, văn hoá, tính ngưỡng và tôn giáo đặc biệt quan trọng của đồng bào Cham Pa Tháp thân thuộc đến nỗi người dân Ninh Thuận có một cách gọi riêng cho Tháp, đó là “Ba tháp” Cái tên này được đặt theo cấu trúc của tháp Poklong Garai, vì tháp là quần thể bao gồm ba ngôi tháp: tháp Chính nơi được bố trí để thờ tượng vua Poklong Garai, tiếp theo là tháp Cổng ở phía Đông và cuối cùng là tháp Lửa nằm ở phía Nam Theo như câu chuyện mà người dân nơi đây lưu truyền, thì cụm tháp này được xây dựng bởi vua Shihavaman để thể hiện lòng biết ơn, kính trọng đối với vua Poklong Garai, một vị vua được thần thoại hoá với nhiều công trạng được đồng bào Cham Pa tôn thờ
Với truyền thống yêu nước tốt đẹp của người Việt, tuy rằng vị trí địa lý củaTháp là trên đồi Trầu (Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm), là nơi chiếm đa số ngườiViệt sinh sống, nhưng họ vẫn tôn trọng và giữ gìn những giá trị lịch sử, văn hoá mà ông cha ta đã gầy dựng nghìn năm Cũng như xem nó là một phần của cuộc sống mà không có một vật chất nào có thể thay thế được. Để tiếp tục duy trì và giữ vững những nét đặc trưng của người Cham Pa nói chung và tháp Poklong Garai nói riêng, thì người Cham Pa ở nơi này, cụ thể hơn là người Cham Pa theo đạo Bà La Môn thì việc tổ chức nên những lễ hội đã không còn xa lạ, với họ việc này chứa đựng những giá trị vô cùng sâu sắc và có ý nghĩa hết sức to lớn Có rất nhiều lễ hội được diễn ra, nhưng đặc sắc và nổi trội nhất có thể kể tới là:
Lễ tháng Giêng lịch Cham Pa, Lễ cầu mưa, Lễ hội Katê và Lễ Chabun,…
Hình 3 1: Nơi dâng lễ cúng vua Poklong Garai
Lễ tháng Giêng lịch Chăm bắt đầu từ mùng Một đến hết tuần trăng tháng Giêng ước khoảng cuối tháng Tư dương lịch Nó còn có cái tên khác là lễ Rija Nưgar, theo tiếng Chăm Rija có nghĩa là “lễ” còn Nưgar là “xứ sở”
Lễ hội được thực hiện bởi hai bên tôn giáo, người Cham Pa Bani lẫn Bà La Môn, tuy có một số nghi thức khác nhau Lễ Rija Nưgar tương tự như ngày tết truyền thống của dân tộc Cham Pa thì lễ hội này cũng dùng để thanh tẩy những điều xấu xa, xui xẻo và đưa tiễn những vị thần linh về trời để đoán nhận những điều tốt đẹp của một năm mới sắp đến
Khi bắt đầu nghe thấy tiếng sấm vang vọng ở phía đông, phía tây, thì đối với người Cham Pa đây được coi là một dấu hiệu để cho dân làng đón nước, cầu mưa chuẩn bị cho việc khai công cầy cấy Lễ được tổ chức trong nhà lễ (Kajang), được lợp bằng cỏ xanh và có hai mái che, người ta phủ những tấm chắn bằng liếp che và chỉ để hở một hướng theo phía đông- hướng của thần linh Đặc trưng của lễ hội Rija Nưgar là những tiếng trống Ginăng và tiếng kèn Xaranai cùng nhịp tiếng Baranưng cùng hợp xướng để tạo ra một bản nhạc tấu cổ truyền đầy ma mị, huyền bí và hấp dẫn lạ thường Nhưng điểm nhấn của buổi lễ lại thuộc về những điệu múa roi và múa lửa đầy táo bạo và ấn tượng của Ong Ka-ing, trong khi lễ cúng diễn ra, Ong Ka-ing mặc một chiếc áo màu đỏ và làm những động tác múa thuần thuật, như đang thể hiện sự trình báo về cuộc sống của nhân dân đến các vị thần linh Và có thêm sự hiện diện của thầy Mưdwơn mặc áo trắng có vai trò gõ trống Baranưng mang theo những bài tụng nhằm ngợi ca các vị thần và anh hùng mà người dân mang ơn
Thông thường sau khi cử hành xong buổi lễ thì những cơn mưa đầu mùa sẽ kéo đến, người dân luôn tin rằng đó là phước lành đang được ban xuống để đáp lại sự mong chờ và cầu cúng của họ
Lễ Rija Nưgar mang tính cộng đồng cao, góp phần gìn giữ những giá trị văn hoá cốt lõi đó là nghệ thuật múa, diễn xướng dân gian và âm nhạc Nó còn phát huy được giá trị cộng đồng một cách tích cực, nổi bật là tình đoàn kết cộng đồng, tương thân tương ái, giữa dân tộc này và dân tộc kia, giữa người với người,…
Vào tháng Tư theo lịch Cham Pa, nơi đây sẽ diễn ra Lễ cầu mưa, để chuẩn bị nghi thức dâng lễ, đồng bào dân tộc Cham Pa đã chuẩn bị tươm tất lễ vật: trầu cau, mâm ngủ quả, rượu,…để dâng lên các vị thần linh, trong đó có thần thuỷ lợi PôGiang, thần mưa PôNai, thần sức khoẻ Potang PôGiá Với mục đích cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, cho nhân dân có của ăn của để, ai nấy đều có cơm ăn, áo mặc Lễ cầu mưa gồm hai phần, lúc phần lễ kết thúc thì cũng là lúc phần hội bắt đầu
Cũng giống như Lễ tháng Giêng mọi người cùng nhau hoà mình vào tiếng trống, tiếng kèn của các nghệ sĩ người Cham Pa đã làm cho bầu không khí buổi lễ càng thêm sự náo nhiệt và rộn rã Kết hợp với những âm thanh sinh động là những điệu múa dân gian duyên dáng, uyển chuyển của các thiếu nữ tăng thêm sự nhộn nhịp và tưng bừng
Lễ hội này đã trở thành một trong những phần không thể thiếu đi của đời sống sinh hoạt và cuộc sống tâm linh của đồng bào người Cham Pa ở Ninh Thuận.
Nếu như hai lễ hội ở trên là một phần không thể thiếu của người Cham Pa ở Ninh Thuận thì đến với lễ hội tiếp theo - Lễ hội Kate, là một lễ hội dân gian đặc biệt mang ý nghĩa sâu sắc nhất trong kho tàng văn hoá dân tộc Cham Pa
Tên gọi Kate được bắt nguồn từ từ Katik của người Hindu giáo và từ này được kế thừa trong tiếng Phạn của người Ấn Độ Theo nghĩa hẹp thì mang nghĩa là lễ dùng để cúng vào tháng 7 lịch Chăm, còn nghĩa rộng hơn thì là lễ để tưởng nhớ những ơn trên, vua, những anh hùng có ghi danh cho đất nước Lễ hội Kate Ninh Thuận mang đậm dấu ấn bản sắc riêng biệt của vương quốc Champa xưa Nhưng theo thời gian, do có sự cọ xát của những nền văn minh khác nhau, nên nó cũng bị ảnh hưởng và thay đổi một số phần theo nền văn hoá Ấn Độ và Hồi giáo Lễ hội này là tâm gương phản chiếu cách thức sinh hoạt của cộng đồng người Cham Pa ở nơi đây, nơi hội tụ bản sắc văn hoá dân tộc Không chỉ dừng lại với việc bảo vệ và giữ gìn đền tháp cổ kính của người Cham Pa, mà nó còn mang đậm những giá trị của một nền kỹ thuật và mỹ thuật đạt đến trình độ cao nhất Ngoài ra, còn gắn vô số mặt khác của văn hoá như là: y phục, nhạc cụ, những bài thánh ca,…nền nghệ thuật riêng biệt mà không thể nhầm lẫn.
Cứ hằng năm, cứ đến ngày lễ thì không chỉ người Cham Pa nô nức xung hợp với nhau mà còn thu hút một lượng lớn đông đảo khách du lịch gần xa, ở tất cả mọi miền tổ quốc đến tham gia.
Lễ hội Kate ở Ninh Thuận được tổ chức ở ba địa điểm chính để cử hành lễ: đền thờ Pô Nagar (thuộc làng Cham Pa Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước), đền thờ Pô Rôme (thuộc làng Cham Pa Hậu Sanh, huyện Ninh Phước) và tháp Poklong Garai (thuộc phường Đô Vinh, thị xã Phan Rang – Tháp Chàm)
Mặc dù lễ hội diễn ra ở ba nơi cùng chung một ngày, một giờ Nhưng cơ bản thì hình thức và cách hành lễ tương tự nhau
Thực trạng hiện nay của tháp Poklong Garai
Hiện nay, sức hút của văn hoá Cham Pa đã tạo nên tiềm lực lớn về du lịch đối với tỉnh Ninh Thuận nói chung và tháp Poklong Garai nói riêng, lượng khách du lịch trong và ngoài nước tăng lên đáng kể, nhưng cũng chính vì thế mà có khá nhiều yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến nơi đây. Đầu tiên, quá trình đô thị hoá diễn ra một cách tuỳ tiện, không có kế hoạch cụ thể, mật độ dân số không đồng đều, môi trường sống của người dân bị ô nhiễm trầm trọng, đe doạ trực tiếp đến chất lượng cuộc sống cũng như như sức khoẻ của cư dân ngự trú Sự phân hoá xã hội diễn ra một cách vô cùng sâu sắc.
Môi trường nông thôn Chăm càng ngày càng bị phá vỡ, các phong tục truyền thống lâu đời thì bị mai một và bào mòn, bởi vì chịu ảnh hưởng của sự xuống cấp trầm trọng về phương thức sinh hoạt, cách gia công sản xuất của người dân bản địa và cả những người từ nơi khác đến cư trú Vì không có nhân lực quản lý và các cấp chính quyền chưa thật sự tốt.
Việc nhận thức của người dân, các cấp lãnh đạo về việc bảo tồn, duy trì, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc còn rất hạn chế Không có sự đầu tư đúng đắn và cách thức chăm sóc về mặt đời sống lẫn vật chất và tinh thần của người dân còn khá khiêm tốn, cộng đồng chưa có quyết tâm trong việc bảo tồn duy trì bản sắc văn hoá của dân tộc
Tình trạng các tệ nạn xã hội ngày càng tăng, tỷ lệ mù chữ của cộng đồng người Chăm vẫn chưa có biện pháp tốt để cải thiện, sự pha trộn và biến mất của tiếng Chăm đang là một vấn đề lớn đang được báo động.
Hình 3 2: Một phần bề mặt của Tháp bị viết bậy
Chưa có sự lên kế hoạch rõ ràng về chiến lực phát triển du lich văn hoá của tỉnh Ninh Thuận, sự phối hợp giữa các cấp quản lý còn lỏng lẻo, chưa có sự chặt chẽ với nhau.
Các yếu tố như vị trí địa lí, khí hậu, cơ sở vật chất, chất lượng nguồn nhân lực,… vẫn còn là rào cản làm hạn chế đến khả năng thu hút khách du lịch đến Ninh Thuận, điều này cần được khắc phục.
Một trong những điều cần được chú trọng hơn hết là ban quản lý tại tháp Poklong Garai nên quản lý nghiêm ngặt về cách ăn mặc và ứng xử tại tháp Tháp Poklong Garai là nơi linh thiêng, để thờ cúng thần linh và vua Poklong Garai, nên cần có sự tôn kính và có thành tâm khi tham quan tại nơi này Lưu ý ăn mặc đúng mực và thực hiện theo những nội duy mà ban quản lý đã đề ra Vẫn còn có nhiều trường hợp có những hành động khiến cho người dân cũng như chức sắc theo đạo Bà La Môn bức xúc như: mang nhang vào trong tháp để dâng thần, một số bộ phận du khách ăn mặc không kín đáo vào khấn vái, và có những hành động khiếm nhã như viết bậy lên tháp, trèo lên tháp để chụp ảnh và tổ chức tiệc tùng, ca hát không trong khuôn khổ tại khuôn viên tháp Poklong Garai.
Hình 3 3 & Hình 3.4: Trần tháp bị cháy xén do tác nhân của việc đốt nhan
Từ những hành động thiếu ý thức đó có thể thấy những lỗ hỏng trong việc quản lý tháp Poklong Garai, điều đó cũng ngầm khẳng định rằng dù đã được công nhận về giá trị văn hoá, là di tích quốc gia đặc biệt nhưng bằng cách nào đó có một số cá nhân lại vô tình biến nơi này thành nơi có thể tuỳ tiện ăn mặc và hành động theo ý nghĩ của bản thân.