1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài ảnh hưởng của nhà thiết kế nhà tạo mẫu đến sự đổi mới thiết kế sản phẩm thời trang của các doanh nghiệp dệt may

37 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh Hưởng Của Nhà Thiết Kế, Nhà Tạo Mẫu Đến Sự Đổi Mới Thiết Kế Sản Phẩm Thời Trang Của Các Doanh Nghiệp Dệt May
Tác giả Đặng Khánh Linh, Lê Thị Ngọc Lan, Hoàng Kim Trần Khải, Đào Mai Khánh, Phạm Thị Ngọc Lan, Phạm Thị Ngọc Hường, Trần Quang Khải, Nguyễn Thị Hồng Liên, Cao Thuỷ Linh
Người hướng dẫn Nguyễn Đắc Thành
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 246,15 KB

Cấu trúc

  • I. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀ (9)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (9)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (9)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (9)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (9)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (9)
    • 1.4. Tổng quan nghiên cứu (9)
      • 1.4.1. Các nghiên cứu trong nước (9)
      • 1.4.2. Các nghiên cứu nước ngoài (10)
      • 1.4.3. Khoảng trống nghiên cứu (11)
    • 1.5. Câu hỏi nghiên cứu (11)
  • II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT (11)
    • 2.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài (11)
      • 2.1.1. Thiết kế sản phẩm là gì? (11)
      • 2.1.2. Thực trạng sự đổi mới trong thiết kế sản phẩm thời trang của các (12)
    • 2.2. Cơ sở lý thuyết (16)
      • 2.2.1. Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) (16)
      • 2.2.2. Thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) (18)
      • 2.2.3. Lý thuyết học hỏi và quản lý tri thức (19)
      • 2.2.4. Lý thuyết khuếch tán sự đổi mới (20)
    • 2.3. Giả thuyết nghiên cứu (21)
    • 2.4. Mô hình nghiên cứu (23)
  • III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (24)
    • 3.1. Quy trình nghiên cứu (24)
    • 3.2. Tiếp cận nghiên cứu (24)
    • 3.3. Phương pháp nghiên cứu (24)
      • 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính (24)
      • 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng (24)
    • 3.4. Phương pháp chọn mẫu, thu thập dữ liệu (25)
      • 3.4.1. Phương pháp chọn mẫu (25)
      • 3.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu (25)
    • 3.5. Thang đo chính thức (25)
    • 3.6. Thiết kế bảng hỏi (27)
  • IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (31)
    • 4.1. Kết luận (31)
    • 4.2. Đề xuất kiến nghị (32)
    • 4.3. Hạn chế của đề tài (34)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (36)

Nội dung

GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀ

Lý do chọn đề tài

Vấn đề nghiên cứu: sự thay đổi, đổi mới thiết kế trong các sản phẩm thời trang của các doanh nghiệp dệt may. Ý tưởng nghiên cứu này xuất phát dựa trên cơ chế tiếp cận thực tiễn khi nhóm nhận ra những sự thay đổi của các sản phẩm thời trang bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nhất định.

Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu về thực trạng sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may. Khám phá, phát hiện, đo lường các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm trong các doanh nghiệp dệt may, cụ thể là sự ảnh hưởng từ các nhà thiết kế, nhà tạo mẫu. (Những yếu tố đó là gì, mức độ tác động của các yếu tố đó đến việc đổi mới sản phẩm…).

Kiến nghị một số cách để tăng cường sự đổi mới thiết kế sản phẩm thời trang của các doanh nghiệp dệt may Điều tra và thông kê về những ảnh hưởng của nhà thiết kế, nhà tạo mẫu đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nhà thiết kế, nhà tạo mẫu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra ý tưởng thiết kế cho các doanh nghiệp thời trang dệt may Chính vì vậy, họ cũng góp phần không nhỏ cho sự đổi mới thiết kế sản phẩm thời trang của các doanh nghiệp Vì lẽ đó, nhóm quyết định định lựa chọn đối tượng nghiên cứu là: Ảnh hưởng của nhà thiết kế, nhà tạo mẫu đến sự đổi mới thiết kế sản phẩm thời trang của các doanh nghiệp dệt may.

Khách thể nghiên cứu: Các doanh nghiệp dệt may trên thị trường Việt Nam.

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ 25/1/2024 đến 10/3/2024.

Phạm vi không gian: Các doanh nghiệp dệt may trên thị trường Việt Nam.

Tổng quan nghiên cứu

1.4.1 Các nghiên cứu trong nước a Nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng bền vững trong ngành thời trang của giới trẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội” [CITATION VŨT23 \l

Thời trang hiện là một trong những ngành gây ô nhiễm môi trường nhất thế giới. Nhiều báo cáo đánh giá tác động môi trường đã chỉ ra thực trạng quy mô của ngành thời trang ngày càng lớn thì sức tàn phá đối với môi trường sẽ càng khủng khiếp Sự trỗi dậy nhanh chóng và thành công của các thương hiệu mang tới quảng đại quần chúng các loại quần áo giá rẻ nhưng thời thượng đã dẫn tới một sự thay đổi lớn trong hành vi người tiêu dùng.

Trong những năm cuối của thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21, ngành may mặc thời trang phát triển mạnh mẽ trên thị trường Việt Nam Khách hàng trẻ ngày càng có xu hướng ưa chuộng dòng sản phẩm thời trang nhanh, nhu cầu về mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc sản phẩm thay đổi với tốc độ không phải theo mùa như trước đây mà có thể là theo tháng, theo tuần. b Nghiên cứu: “Tư duy thiết kế thời trang với mẫu thiết kế của một số nhà thiết kế thời trang tiêu biểu” [CITATION Dươ \l 1033 ] Ở Việt Nam, trong một vài năm gần đây, tư duy thiết kế cũng trở thành lĩnh vực được nhắc đến khá nhiều tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo cũng như các lĩnh vực chuyển giao công nghệ Đặc biệt, trong lĩnh vực thiết kế nói chung và thiết kế thời trang nói riêng, việc tìm ý tưởng cho cho thiết kế sản phẩm mới đã dẫn dắt đến việc nghiên cứu ứng dụng của tư duy thiết kế trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau tại Việt Nam. c Nghiên cứu: “Những thách thức trong ngành công nghiệp thời trang thế giới và yêu cầu chuyển đổi theo hướng bền vững” [CITATION Bùi \l 1033 ]

Trên thế giới, trong một vài năm gần đây, việc nghiên cứu về tư duy thiết kế thời trang được chú trọng và có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này Thời trang bền vững là một chủ đề thu hút nhiều cuộc thảo luận trên quy mô toàn cầu trong nhiều thập kỷ qua Mục đích của nghiên cứu này là làm rõ những thách thức mà hệ thống thời trang đương đại đang phải đối mặt và trả lời cho câu hỏi “vì sao ngành công nghiệp này cần phải có sự chuyển đổi theo hướng bền vững hơn” Kết quả nghiên cứu cho thấy ngành công nghiệp thời trang đang tồn tại một số vấn đề nghiêm trọng như ô nhiễm, lạm dụng tài nguyên thiên nhiên, thiếu minh bạch về môi trường làm việc và nguồn gốc sản phẩm Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra các hoạt động thiếu bền vững trong ngành này đã tạo thành nhiều vấn đề tiêu cực của xã hội.

1.4.2 Các nghiên cứu nước ngoài a Nghiên cứu “Barrier in design innovation of fashion business: Evidence fromIndonesian moslem fashion SME” [CITATION RPS \l 1033 ]

Khi thời trang Hồi giáo ngày càng phổ biến ở Indonesia, thời trang Hồi giáo hiện đang điều chỉnh cách tiếp cận hiện đại và đương đại hơn thay vì sử dụng phương pháp truyền thống trong việc thiết kế các dòng sản phẩm may mặc và phụ kiện cho khách hàng Tuy nhiên, ngành thời trang Hồi giáo cũng phải đối mặt với những rào cản trong việc theo đuổi và tạo ra những thiết kế sản phẩm sáng tạo nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh trong ngành Đã có 70 thông tin liên lạc cá nhân được thực hiện từ các nhân sự chủ chốt về thời trang của SME Moslem trên khắp Indonesia Kết quả, người ta nhận thấy rào cản về nguồn nhân lực (thiếu kỹ năng và thiếu nhân viên có tay nghề cao) là một trong những yếu tố nổi bật nhất ngăn cản các thương hiệu SME thời trang Moslem tạo ra các thiết kế quần áo sáng tạo và các dòng sản phẩm thời trang sáng tạo. b Nghiên cứu: “The local innovation system as a cource of variety: openness and adaptability in New York City’s garment district” [ CITATION NMR02 \l

Nghiên cứu quá trình đổi mới trong ngành may mặc dành cho phụ nữ của Thành phố New York Nó phân tích những cách mà các nhà thiết kế của Garment District có thể khai thác các ý tưởng đổi mới từ cụm thiết kế mới nổi ở Lower East Side của Manhattan và vai trò của cơ sở hạ tầng thể chế của District trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu này

Ngành dệt may Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế về năng lực thiết kế, đặc biệt là trong việc đổi mới thiết kế sản phẩm thời trang Các doanh nghiệp dệt may cần chú trọng hơn đến vai trò của nhà thiết kế và nhà tạo mẫu trong việc thúc đẩy đổi mới thiết kế sản phẩm Một số khoảng trống nghiên cứu có thể đề cập đến như:

- Hạn chế về số lượng và chất lượng nhà thiết kế, nhà tạo mẫu.

- Mức độ đầu tư cho thiết kế còn thấp.

- Liên kết giữa nhà thiết kế, nhà tạo mẫu và DN còn yếu.

Câu hỏi nghiên cứu

- Nhà thiết kế, nhà tạo mẫu ảnh hưởng như thế nào đến sự đổi mới thiết kế sản phẩm thời trang của các doanh nghiệp dệt may?

- Cần làm gì để tăng cường sự đổi mới thiết kế sản phẩm thời trang của các doanh nghiệp dệt may?

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Các khái niệm liên quan đến đề tài

2.1.1 Thiết kế sản phẩm là gì?

“Thiết kế sản phẩm là một quá trình phức tạp, sáng tạo và liên tục trong việc phát triển sản phẩm, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dùng và đồng thời đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.” Quá trình này bao gồm một loạt các bước cụ thể, từ nghiên cứu thị trường ban đầu và xác định rõ ràng nhu cầu và mong muốn của người dùng, cho đến việc tạo ra ý tưởng sáng tạo, thiết kế nguyên mẫu, thử nghiệm và cuối cùng là sản xuất sản phẩm hoàn thiện:

Quá trình bắt đầu bằng việc tìm hiểu kỹ càng thị trường và xác định những xu hướng, nhu cầu và mong muốn của khách hàng tiềm năng Điều này bao gồm việc nghiên cứu về các sản phẩm tương tự đã có trên thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh và thu thập thông tin về ý kiến phản hồi từ khách hàng hiện tại và tiềm năng Qua quá trình này, nhà thiết kế và nhóm phát triển sẽ có cái nhìn tổng quan về bối cảnh và yêu cầu cần thiết để phát triển một sản phẩm thành công.

Tiếp theo, đội ngũ thiết kế sẽ bắt đầu phát triển ý tưởng sáng tạo dựa trên thông tin thu thập được Các ý tưởng này có thể được đưa ra dưới dạng bản vẽ đơn giản, mô hình 3D hoặc các phác thảo khái quát Qua việc đánh giá, lựa chọn và kết hợp các ý tưởng khác nhau, một thiết kế cuối cùng sẽ được chọn để tiếp tục phát triển.

Sau khi một thiết kế chính thức đã được chọn, một nguyên mẫu sẽ được tạo ra để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của sản phẩm Nguyên mẫu này có thể là một phiên bản thử nghiệm đầu tiên hoặc một bản sao chính xác của sản phẩm cuối cùng Qua quá trình thử nghiệm và điều chỉnh, các vấn đề và lỗi có thể được phát hiện và sửa chữa để đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đáp ứng được yêu cầu và mong đợi của người dùng.

Khi nguyên mẫu đã được hoàn thiện và kiểm chứng, quá trình sản xuất sản phẩm cuối cùng có thể bắt đầu Điều này liên quan đến việc chọn các nguyên liệu và công nghệ sản xuất phù hợp, xây dựng quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng Mục tiêu là đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng được sản xuất với chất lượng cao nhất và tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định liên quan.

Quá trình thiết kế sản phẩm không chỉ tạo ra sản phẩm cuối cùng mà còn tạo ra giá trị cho doanh nghiệp và người dùng Sản phẩm tốt có khả năng thu hút khách hàng, tạo ra lòng trung thành và tăng cường hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp Ngoài ra, việc đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng cũng mang lại sự hài lòng và tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng Qua quá trình này, doanh nghiệp có thể tạo ra sản phẩm cạnh tranh và mang lại giá trị cho cả người dùng và mục tiêu kinh doanh.

2.1.2 Thực trạng sự đổi mới trong thiết kế sản phẩm thời trang của các doanh nghiệp dệt may hiện nay

Ngành dệt may Việt Nam đang đối mặt với một giai đoạn chuyển đổi quan trọng và thách thức đáng kể, đặc biệt là trong bối cảnh sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các quốc gia khác trong khu vực Để đáp ứng và vượt qua những thách thức này, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần chú trọng đến việc đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực thiết kế sản phẩm thời trang. Để tiếp tục phát triển và đứng vững trước sự cạnh tranh, các doanh nghiệp dệt may cần tìm hiểu và hiểu rõ hơn về nhu cầu và sở thích của khách hàng, cũng như các xu hướng thời trang đang thịnh hành Việc nắm bắt thông tin thị trường và nhanh chóng phản ứng lại sẽ giúp các doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm thời trang hấp dẫn và cạnh tranh. Đồng thời, việc đổi mới trong thiết kế sản phẩm thời trang cũng đòi hỏi sự sáng tạo và khéo léo Các doanh nghiệp cần đầu tư vào việc phát triển đội ngũ thiết kế tài năng và sáng tạo, cùng với việc áp dụng công nghệ và công cụ thiết kế tiên tiến.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần chú trọng đến việc tạo ra sản phẩm thời trang có chất lượng cao và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế Việc nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ giúp tăng cường lòng tin và sự tin tưởng từ phía khách hàng, đồng thời giúp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thời trang Việt Nam ra thị trường quốc tế a Nhu cầu đổi mới:

Trên thị trường thời trang, nhu cầu đổi mới trong thiết kế sản phẩm ngày càng tăng lên đáng kể Sự thay đổi nhanh chóng của xu hướng và phong cách thời trang khiến cho người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn và yêu cầu cao hơn về chất lượng, mẫu mã và kiểu dáng sản phẩm.

Ngày nay, người tiêu dùng không chỉ đơn giản là mua sắm, mà họ còn muốn thể hiện cá nhân qua phong cách thời trang của mình Họ mong muốn sở hữu những sản phẩm độc đáo, phản ánh cá nhân và tạo nên sự khác biệt Điều này đặt ra một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, đòi hỏi họ phải đổi mới và tạo ra những thiết kế sáng tạo để đáp ứng nhu cầu đa dạng và độc đáo của khách hàng Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư vào việc phát triển đội ngũ thiết kế tài năng, theo dõi xu hướng thị trường và nắm bắt nhanh chóng những thay đổi trong sở thích và phong cách của người tiêu dùng.

Bên cạnh việc đổi mới trong thiết kế, các doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm Người tiêu dùng ngày càng nhạy bén và yêu cầu sản phẩm thời trang phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao về chất lượng, bền vững và an toàn Từ việc chọn nguyên liệu chất lượng đến quy trình sản xuất chính xác và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng sản phẩm của họ không chỉ đẹp mắt mà còn đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn quốc tế Cạnh tranh trong ngành dệt may ngày càng khốc liệt, với sự tham gia của nhiều quốc gia khác trong khu vực Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh như vậy, các doanh nghiệp cần không ngừng đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình Điều này có thể đạt được thông qua việc áp dụng công nghệ và quy trình sản xuất tiên tiến, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, và xây dựng mối quan hệ đối tác đáng tin cậy với các nhà thiết kế, nhà cung cấp và khách hàng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần thiết lập mối quan hệ đối tác chặt chẽ với các nhà thiết kế, cung cấp nguyên liệu và các đối tác khác trong chuỗi cung ứng Việc hợp tác tăng cường này sẽ giúp tạo ra những sản phẩm độc đáo và chất lượng cao, đồng thời giảm thiểu thời gian và chi phí trong quy trình sản xuất.

Cuối cùng, các doanh nghiệp cần thúc đẩy tiếp thị và quảng bá hiệu quả để tạo sự nhận biết và tăng cường giá trị thương hiệu của mình Điều này có thể đạt được thông qua việc áp dụng chiến lược tiếp thị sáng tạo, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và tận dụng các kênh bán hàng trực tuyến và ngoại tuyến. b Thực trạng đổi mới:

Trên thực tế, mức độ đổi mới trong thiết kế sản phẩm thời trang thường khác nhau đối với các doanh nghiệp dệt may, phụ thuộc vào kích thước và nguồn lực của từng doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp dệt may lớn, việc đầu tư mạnh vào thiết kế sản phẩm thời trang là một ưu tiên hàng đầu Họ thường có đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, được cung cấp các công cụ và tài nguyên cần thiết để tạo ra những sản phẩm độc đáo và theo kịp xu hướng thị trường Những doanh nghiệp này thường xuyên theo dõi và cập nhật các xu hướng mới nhất trong ngành thời trang, từ các tuần lễ thời trang quốc tế cho đến các nền tảng trực tuyến và tạp chí chuyên ngành Điều này giúp cho họ luôn tiên phong trong việc đưa ra các ý tưởng sáng tạo và thiết kế sản phẩm độc đáo, thu hút sự quan tâm và tin tưởng của khách hàng.

Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ, thực tế là họ thường gặp hạn chế về nguồn lực và tài chính Điều này dẫn đến việc đổi mới trong thiết kế chậm hơn so với các doanh nghiệp lớn Với nguồn lực hạn chế, họ thường phải dựa vào mẫu mã có sẵn hoặc sao chép từ các thương hiệu nổi tiếng để giảm thiểu rủi ro và chi phí Điều này có thể gây ra sự thiếu độc đáo và sáng tạo trong sản phẩm của họ, giới hạn khả năng cạnh tranh trên thị trường Để vượt qua hạn chế này, các doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ có thể tìm cách tận dụng tối đa nguồn lực có sẵn Thay vì chỉ sao chép các mẫu mã có sẵn, họ có thể tạo ra những biến thể và điều chỉnh nhỏ để tạo sự khác biệt Hơn nữa, việc tìm kiếm cơ hội hợp tác với các nhà thiết kế độc lập hoặc các trường đào tạo thời trang cũng là một lựa chọn hợp lý để thu thập ý tưởng mới và tạo sự đa dạng trong sản phẩm Việc đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân lực là một yếu tố quan trọng để nâng cao khả năng đổi mới trong thiết kế Bằng cách nâng cao kỹ năng và kiến thức của đội ngũ thiết kế, các doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ có thể tạo ra sản phẩm chất lượng cao và đáp ứng được sở thích của khách hàng Đồng thời, khuyến khích sự sáng tạo và tư duy đột phá trong công việc là một cách để nhân viên đóng góp ý tưởng mới và thúc đẩy quá trình đổi mới trong thiết kế.

Cơ sở lý thuyết

2.2.1 Lý thuyết hành động hợp lý (TRA)

Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) được Ajzen và Fishbein xây dựng từ năm 1967 và được hiệu chỉnh mở rộng theo thời gian Mô hình TRA cho thấy xu hướng tiêu dùng là yếu tố dự đoán tốt nhất về hành vi tiêu dùng Để quan tâm hơn về cá yếu tố góp phần đến xu hướng mua thì xem xét hai yếu tố là thái độ và chuẩn chủ quan của khách hàng.

Trong mô hình TRA, thái độ được đo lường bằng nhận thức về các thuộc tính của sản phẩm Người tiêu dùng sẽ chú ý đến những thuộc tính mang lại các lợi ích cần thiết và có mức độ quan trọng khác nhau Nếu biết trọng số của các thuộc tính đó thì có thể dự đoán gần kết quản lựa chọn của người tiêu dùng.

Hình 1 Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA

(Nguồn: Schiffman và Kanuk, Consumer behavior, Prentice – Hall International Editions, 3rd ed, 1987)

Yếu tố chuẩn chủ quan có thể được đo lường thông qua những người có liên quan đến người tiêu dùng (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…), những người này thích hay không thích họ mua Mức độ tác động của các yếu tố chuẩn chủ quan đến xu hướng mua của người tiêu dùng phụ thuộc: (1) mức độ ủng hộ/ phản đối đối với việc mua của người tiêu dùng và (2) động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn của những người có ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng của những người có liên quan đến xu hướng hành vi của người tiêu dùng và động cơ thúc đẩy người tiêu dùng làm theo những người có liên quan là hai yếu tố cơ bản đế đánh giá chuẩn chủ quan Mức đô thân thiết của những người có liên quan càng mạnh đối với người tiêu dùng thì sự ảnh hưởng càng lớn tới quyết định chọn mua của họ Niềm tin của người tiêu dùng vào những người có liên quan càng lớn thì xu hướng chọn mua của họ cũng bị ảnh hưởng lớn Ý định mua của người tiêu dùng sẽ bị tác động bởi những người này với những mức độ ảnh hưởng mạnh yếu khác nhau.

Trong mô hình thuyết hành động hợp lý thì niềm tin của mỗi cá nhân người tiêu dùng về sản phẩm hay thương hiệu sẽ ảnh hưởng đến thái độ hướng tới hành vi, và thái độ hướng tới hành vi sẽ ảnh hưởng đến xu hướng mua chứ không trực tiếp ảnh hưởng đến hành vi mua Do đó, thái độ sẽ giải thích được lý do dẫn đến xu hướng mua sắm của người tiêu dùng, còn xu hướng là yếu tố tốt nhất để giải thích xu hướng hành vi của người tiêu dùng.

2.2.2 Thuyết hành vi có kế hoạch (TPB)

Thuyết hành vi có kế hoạch TPB (Theory of Planned Behavior), được phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý TRA, giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó Các xu hướng hành vi được giả sử bao gồm các nhân tố động cơ mà ảnh hưởng đến hành vi, và được định nghĩa như là mức độ nổ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó.

Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) là một lý thuyết trong lĩnh vực tâm lý học và khoa học hành vi, được phát triển bởi nhà tâm lý học xã hội người Scotland, tên là Icek Ajzen TPB giải thích cách mà con người hình thành ý định và thực hiện hành vi của mình, thông qua ba yếu tố chính: thái độ (attitude), quan điểm chung (subjective norms) và kiểm soát hành vi (perceived behavioral control).

Hình 2 Mô hình Thuyết hành vi có kế hoạch (TPB)

Xu hướng hành vi lại là một hàm của ba nhân tố:

(1) Yếu tố cá nhân là thái độ cá nhân đối với hành vi về việc tích cực hay tiêu cực của việc thực hiện hành vi;

(2) Về ý định nhận thức áp lực xã hội của người đó, vì nó đối phó với nhận thức của áp lực hay sự bắt buộc có tính qui tắc nên được gọi là chuẩn chủ quan;

(3) Cuối cùng là yếu tố quyết định về sự tự nhận thức (self-efficacy) hoặc khả năng thực hiện hành vi, được gọi là kiểm soát nhận thức hành vi (Ajzen, 2005) Lí thuyết cho thấy tầm quan trọng của thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan và kiểm soát nhận thức hành vi dẫn đến sự hình thành của một ý định hành vi.

Thuyết hành vi có kế hoạch TPB (Theory of Planned Behaviour) được Ajzen xây dựng bằng cách bổ sung thêm yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận vào mô hình TRA. Thành phần kiểm soát hành vi cảm nhận phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi; điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi Ajzen đề nghị rằng nhân tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến xu hướng thực hiện hành vi, và nếu đươnga sự chính xác trong cảm nhận về mức độ kiểm soát của mình, thì kiểm soát hành vi còn dự báo cả hành vi Mô hình TPB được xem như tối ưu hơn mô hình TRA trong việc dự đoán và giải thích hành vi của người tiêu dùng trong cùng một nội dung và hoàn cảnh nghiên cứu Bởi vì mô hình TPB khắc phục được nhược điểm của mô hình TRA bằng cách bổ sung thêm yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận.

Cả hai mô hình TRA và TPB đều là những mô hình đã được các nhà khoa học sử dụng để nghiên cứu về hành vi khách hàng trong tất cả các lĩnh vực khác nhau không chỉ trong vực tài chính Ngân hàng Trên Thế Giới, các mô hình đã được sử dụng rộng rãi khá lâu và đã được kiểm chứng tính thực tế thông qua các công trình khoa học của của nhà nghiên cứu nổi tiếng.

2.2.3 Lý thuyết học hỏi và quản lý tri thức

Tri thức nói chung là kỹ năng, sự hiểu biết mà một cá nhân có được thông qua giáo dục và trải nghiệm Tri thức xuất phát từ cá nhân, nhưng cũng tồn tại ở cấp độ nhóm, cấp độ doanh nghiệp, tổ chức và cấp độ liên tổ chức.

Tri thức ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cũng như quốc gia Nghiên cứu của Grant (1996) đã chỉ ra rằng tri thức là một trong những yếu tố làm nên thành công của doanh nghiệp và quản lý tri thức trở thành một chiến lược cạnh tranh hiệu quả và quan trọng nhất, trong khi nghiên cứu của Nelson và Winter (1982) đã chứng minh tri thức là một yếu tố mang tính chất quyết định đối với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Còn theo Stiglitz, từng là nhà kinh tế trưởng của World Bank, tri thức đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và đảm bảo phúc lợi xã hội

Trong thời đại phát triển của khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo, của việc khai thác tài nguyên ảo cũng khẳng định rằng tri thức là tài sản chiến lược của doanh nghiệp và tri thức tạo lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp Việc đầu tư khai thác hiệu quả tri thức nhằm tạo giá trị lớn hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua nguồn lực tri thức và sáng tạo tri thức tại doanh nghiệp.

Vì vậy, quản lý tri thức trong doanh nghiệp là các hoạt động có liên quan đến tri thức nhằm đáp ứng các yêu cầu hiện hữu, nhận ra và khai thác tài sản tri thức hiện có và có mới để đạt lợi thế cạnh tranh bền vững Lợi ích của quản lý tri thức trong doanh nghiệp là tăng lợi thế cạnh tranh thông qua tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm và định hướng khách hàng; thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo để khơi nguồn động lực tăng trưởng; thu hút, khai thác nhân tài, chuyên gia, các nhà chuyên môn;

Khuyến khích học hỏi chia sẻ và tương tác bên trong doanh nghiệp cũng như với bên ngoài để phát triển; Nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp.

2.2.4 Lý thuyết khuếch tán sự đổi mới

Lý thuyết khuyếch tán đổi mới là một lý thuyết quan trọng trong chuyên ngành truyền thông học, nhằm mục đích giải thích các cơ chế lan truyền và tối đa hóa những ý tưởng cải tiến, nhân rộng các mô hình đổi mới diễn ra trong một cộng đồng Bốn thành tố trụ cột của lý thuyết gồm: sự đổi mới hay các cải tiến, kênh truyền thông, thời gian và cấu trúc xã hội Sự đổi mới có thể bao gồm công nghệ mới, hành vi mới hoặc ý tưởng mới. Chủ thể áp dụng những đổi mới này có thể ở cấp độ cá nhân hoặc tổ chức. Ở cấp độ vĩ mô (trong một cộng đồng, một tổ chức), IDT nhìn nhận khuyếch tán đổi mới là một tiến trình giao tiếp, trong đó các cá nhân trong một cộng đồng với đặc điểm cấu trúc nhất định tìm hiểu về một mô hình đổi mới và lợi ích của nó thông qua các kênh giao tiếp khác nhau, sau khi bị thuyết phục bởi những lợi ích của mô hình, đã quyết định áp dụng nó. Ở cấp độ vi mô (cấp độ cá nhân), Rogers (1995) chỉ ra rằng quá trình áp dụng một mô hình đổi mới ở một cá nhân trải qua năm giai đoạn:

(1) Tìm hiểu: mỗi cá nhân tìm hiểu thông tin về mô hình mới thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng hoặc các kênh giao tiếp cá nhân.

(2) Thuyết phục: họ bị thuyết phục bởi những tiện lợi hoặc bất lợi của mô hình.

(3) Quyết định: quyết định áp dụng hoặc từ chối áp dụng mô hình.

(4) Thực hiện: bước đầu thử nghiệm mô hình

(5) Xác nhận: quyết định có hay không áp dụng mô hình ở mức độ tối đa

Hình 3 Quá trình áp dụng đổi mới

Có năm yếu tố ảnh hưởng đến các quyết định này của chủ thể áp dụng:

(1) Mức độ tiện lợi: những tiện lợi của mô hình mới so với các mô hình trước đó.

(2) Khả năng tương thích: mức độ phù hợp với thói quen, sở trường, quan niệm của người áp dụng.

(3) Độ phức tạp: mô hình có dễ dàng để hiểu và thực hiện hay không.

(4) Tính thử nghiệm: mô hình có thể được áp dụng thử nghiệm mức độ nào.

(5) Khả năng kiểm nghiệm: các kết quả của việc áp dụng mô hình đổi mới được cảm nhận rõ ràng đến mức độ nào.

Giả thuyết nghiên cứu

Nhóm đề xuất các giả thuyết về ảnh hưởng của nhà thiết kế, nhà tạo mẫu đến sự đổi mới thiết kế sản phẩm thời trang của các doanh nghiệp dệt may như sau:

H1: Nhà thiết kế, nhà tạo mẫu biết nắm bắt xu hướng thị trường có ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi mới thiết kế sản phẩm thời trang của các doanh nghiệp dệt may

Xu hướng thị trường là hướng diễn biến chung của giá cả hoặc hoạt động thị trường trong một khoảng thời gian nhất định Xu hướng thời trang thường phản ánh các yếu tố như sự thay đổi trong văn hóa, xã hội, kinh tế và công nghệ [CITATION DSa \l

1033 ] Phong cách đang ngày càng có ảnh hưởng lớn trong việc định hình hình ảnh của các sản phẩm được tung ra thị trường [ CITATION Pao08 \l 1033 ] Nhà thiết kế, nhà tạo mẫu cần phải biết nắm bắt xu hướng thị trường cũng như sự đoán xu hướng mới để phát triển các sản phẩm và dịch vụ hợp với nhu cầu và sở thích của khách hàng Điều này đòi hỏi họ phải cập nhật thông tin về thời trang xu hướng hiện đại, tham gia các sự kiện và triển lãm thời trang

H2: Nhà thiết kế, nhà tạo mẫu có tầm nhìn và khả năng sáng tạo có ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi mới thiết kế sản phẩm thời trang của các doanh nghiệp dệt may

Tầm nhìn là khả năng định hình trước các hình ảnh trong tương lai Trong ngành thời trang và thiết kế, tầm nhìn đề cập đến khả năng của một người hoặc một doanh nghiệp nhìn thấy những gì có thể được tạo ra hoặc thay đổi trong ngành này Sáng tạo là khả năng tạo ra cái mới, độc đáo và có giá trị từ việc kết hợp ý tưởng, kiến thức và kỹ năng Trong ngành thời trang và thiết kế, sáng tạo có thể bao gồm việc phát triển các mẫu thiết kế mới, chọn lựa vật liệu và màu sắc, thiết kế các bộ sưu tập độc đáo, và tạo ra các trải nghiệm mua sắm mới cho khách hàng Ngành thời trang là một trong những lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo trong tất cả các khâu [ CITATION SBu21 \l 1033 ] Tầm nhìn và sự sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ thu hút và gây ấn tượng với khách hàng

H3: Nhà thiết kế, nhà tạo mẫu biết áp dụng công nghệ mới và vật liệu thân thiện với môi trường có ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi mới thiết kế sản phẩm thời trang của các doanh nghiệp dệt may

Công nghệ giúp gia tăng nhu cầu tìm kiếm trực quan, một xu hướng đang được sử dụng trong các quá trình quảng cáo hạ nguồn bán lẻ, cũng như trước đó được sử dụng như một bộ phận của các nền tảng quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) hỗ trợ quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm Nó có thể làm thay đổi cách thức các nhà phát triển và nhà thiết kế muốn tìm kiếm các nguồn hình ảnh như thế nào.[ CITATION Hoà \l 1033 ] Trong lĩnh vực thời trang, công nghệ có thể được áp dụng vào nhiều khía cạnh khác nhau để tạo ra sản phẩm mang tính sáng tạo và hiệu quả Một số cách mà công nghệ có thể tích hợp và quy trình thiết kế thời trang như là: Mô phỏng và thiết kế 3D, in 3D, sử dụng chatbot AI trong mua sắm trực tuyến, kiểm tra hàng tồn và bổ sung thêm hàng hóa…

Trong lĩnh vực thời trang, nhiều nỗ lực khác nhau từ các bên đang thúc đẩy việc tạo ra một nên một ngành thời trang nhanh tuần hoàn, thông qua tìm cách giảm thiểu tác động đến môi trường, giảm phát sinh chất thải trong quá trình sản xuất và thúc đẩy chuỗi cung ứng bền vững (Andreas Bartl & Wolfgang Ipsmiller, 2023) Chính vì vậy, việc sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường trong thiết kế thời trang đang một xu hướng ngày càng phổ biến và có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và tạo ra các sản phẩm có ý nghĩa và bền vững hơn Một số vật liệu có thể sử dụng trong thiết kế như là: Vải cây gai dầu, tencel, vải từ cây lanh…[ CITATION Van19 \l 1033 ].

H4: Nhà thiết kế, nhà tạo mẫu có kỹ năng chuyên môn có ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi mới thiết kế sản phẩm thời trang của các doanh nghiệp dệt may

Kỹ năng chuyên môn là toàn bộ những nội dung và kiến thức về một ngành về, công việc nhất định mà người dự tuyển có được thông qua một quá trình học tập lâu dài.

Kỹ năng chuyên môn không nảy sinh một cách tự phát mà phải thường xuyên được trau dồi, cập nhật liên tục, nhât là trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay Nhà thiết kế cần nắm chắc những kỹ năng chuyên môn cơ bản như: Kiến thức về thiết kế, kiến thức về vật liệu và kỹ thuật, kỹ năng chọn mẫu, kiến thức về xu hướng thời trang, kiến thức về kinh doanh… Nhà thiết kế, nhà tạo mẫu có kỹ năng chuyên môn tốt giúp họ dễ dàng thiết kế và phát triển các sản phẩm thời trang chất lượng và đáp ứng được nhu cầu của thị trường [ CITATION MMG12 \l 1033 ].

H5: Nhà thiết kế, nhà tạo mẫu có kinh nghiệm thực tế có ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi mới thiết kế sản phẩm thời trang của các doanh nghiệp dệt may

Kinh nghiệm thực tế là những kiến thức, kỹ năng và hiểu biết mà một cá nhân tích lũy được thông qua việc tham gia và hoạt động trong môi trường làm việc thực tế Đây là sự áp dụng và thử nghiệm các kiến thức được học trong sách vở và trường lớp vào các tình huống thực tế trong công việc Nhà thiết kế, tạo mẫu cần tích lũy những kinh nghiệm cơ bản như: Quản lý thời gian và nguồn lực, giải quyết tình huống, giao tiếp và làm việc nhóm…[ CITATION EUN10 \l 1033 ] Các kinh nghiệm trên sẽ đóng góp một phần quan trọng trong việc phát triển sự nghiệp cũng như hình thành sự tự tin trong công việc thiết kế, sáng tạo.

Mô hình nghiên cứu

Hình 4 Mô hình nghiên cứu các ảnh hưởng của nhà thiết kế, nhà tạo mẫu đến sự đổi mới thiết kế sản phẩm thời trang của các doanh nghiệp dệt may

Biến phụ thuộc: Sự đổi mới thiết kế sản phẩm thời trang của các doanh nghiệp dệt may.

Nắm bắt xu hướng thị trường truo

Sự đổi mới thiết kế sản phẩm thời trang của các doanh nghiệp dệt may

Tầm nhìn và khả năng sáng tạo

Công nghệ mới và vật liệu thân thiện với MT

- Nắm bắt xu hướng thị trường

- Tầm nhìn và khả năng sáng tạo

- Công nghệ mới và vật liệu thân thiện với môi trường

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Quy trình nghiên cứu của đề tài bao gồm 6 bước như sau:

Hình 5 Quy trình nghiên cứu

Tiếp cận nghiên cứu

Nghiên cứu dùng cả hai phương pháp định tính và định lượng, thông qua việc thu thập và phân tích kết quả điều tra từ bảng câu hỏi khảo sát Từ quá trình nghiên cứu, xử lý các thông tin thứ cấp thu thập được, nhóm xác định được các biến độc lập và biến phụ thuộc Sau đó, nhóm tiến hành điều tra khảo sát các nhân viên tại các doanh nghiệp dệt may trong nước nhằm thu thập các dữ liệu điều tra.

Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua việc thu thập dữ liệu, tổng hợp và đánh giá tài liệu, tham khảo các thang đo để có những kết luận phù hợp cho nghiên cứu.

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được nhóm nghiên cứu thực hiện thông qua việc thu thập dữ liệu từ các phiếu điều tra khảo sát các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam.

Việc tiếp cận nghiên cứu thông qua 2 phương pháp đem hiệu quả tối đa: Nghiên cứu định tính có thể hỗ trợ cho nghiên cứu định lượng bằng cách xác định các chủ đề phù hợp với phương pháp điều tra Nghiên cứu định lượng có thể hỗ trợ cho nghiên cứu định tính bằng cách khái quát hóa các phát hiện ra một mẫu lớn hơn hay nhận biết các nhóm cần nghiên cứu sâu Nghiên cứu định tính có thể giúp giải thích các mối quan hệ giữa các biến số được phát hiện trong các nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng bổ sung cho tính chính xác của nghiên cứu định tính và nghiên cứu định tính làm rõ hơn ý nghĩa của nghiên cứu định lượng.

Phương pháp chọn mẫu, thu thập dữ liệu

Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất Cụ thể là phương pháp chọn mẫu thuận tiện và phương pháp quả bóng tuyết Mẫu thuận tiện được chọn là những người thân, bạn bè làm trong ngành thời trang, dệt may của các thành viên trong nhóm nghiên cứu Tiến hành gửi bảng khảo sát đến các đối tượng đó và thông qua họ gửi bảng khảo sát đến các đối tượng tiếp theo (phương pháp quả bóng tuyết) Ưu điểm của phương pháp này là tiếp xúc được đa dạng với nhiều nhân viên của các doanh nghiệp dệt may khác nhau Bên cạnh đó, nhóm cũng rải mẫu google form trên internet để tiếp cận được nhiều đối tượng tham gia khảo sát cũng như đảm bảo đủ kinh phí.

3.4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

Vận dụng hai nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp để biết rõ được ảnh hưởng nhà thiết kế, nhà tạo mẫu đến sự đổi mới thiết kế sản phẩm thời trang của các doanh nghiệp dệt may. Đối với dữ liệu sơ cấp: Thu thập thông qua việc phân tích bảng câu hỏi khảo sát Google Form đối với các doanh nghiệp dệt may trên thị trường Việt Nam Phiếu được gửi thông qua các nền tảng Facebook, Zalo, Messenger… Đối với dữ liệu thứ cấp: Thông qua việc đọc và phân tích các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, các bài báo, luận án có liên quan đến sự đổi mới thiết kế sản phẩm thời trang của các doanh nghiệp dệt may.

Thang đo chính thức

Nhóm sử dụng thang đo Likert với dãy giá trị 1÷5 để đo lường (Trong đó: 1 –Hoàn toàn không đồng ý, 2 – Không đồng ý, 3 – Trung lập, 4 – Đồng ý, 5 – Hoàn toàn đồng ý), áp dụng cho 5 thang đo với biến quan sát

Thang đo được sử dụng trong phiếu điều tra để đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu cụ thể như sau:

Bảng 1 Thang đo chính thức

STT Kí hiệu Thang đo Nguồn tham khảo

Nắm bắt xu hướng thị trường (Catch market trends)

Nhà thiết kế, nhà tạo mẫu theo dõi các sự kiện thời trang giúp họ hiểu rõ hơn về những xu hướng mới hiện nay

Nhà thiết kế, nhà tạo mẫu có kiến thức về thị trường sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những mẫu thiết kế hợp xu hướng thịnh hành

Sử dụng những mẫu thiết kế này sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra thương hiệu và tăng cường sức hấp dẫn trong mắt khách hàng

Tầm nhìn và khả năng sáng tạo (Vision and creativity)

Nhà thiết kế, tạo mẫu có khả năng dự đoán xu hướng thời trang và cung cấp các ý tưởng sáng tạo giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tạo ra sản phẩm thu hút khách hàng

Sự sáng tạo của nhà thiết kế giúp doanh nghiệp dệt may tạo ra các sản phẩm có giá trị độc đáo và khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh

3 VAC3 Tầm nhìn và sự sáng tạo thúc đẩy sự đổi mới thiết kế thời trang của doanh nghiệp

Công nghệ mới và vật liệu thân thiện với môi trường (Technology and materials)

1 TAM1 Việc áp dụng công nghệ mới giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp [ CITATION

Sản phẩm được áp dụng bằng công nghệ mới có tính hấp dẫn và cạnh tranh hơn so với đối các thủ cạnh tranh

Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường tạo ra sản phẩm có giá trị bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường

Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường giúp tăng uy tín cũng như hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp

Kỹ năng chuyên môn (Professional skills)

Nhà thiết kế, tạo mẫu có kỹ năng chuyên môn tốt giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất của doanh nghiệp

2 PS2 Doanh nghiệp thường tìm kiếm những nhà thiết kế, tạo mẫu có kỹ năng chuyên môn tốt

Nhà thiết kế, tạo mẫu có kỹ năng chuyên môn sẽ dễ dàng tạo ra sản phẩm giống với yêu cầu của doanh nghiệp hơn

Kinh nghiệm thực tế (Practical experience)

Kinh nghiệm thực tế của nhà thiết kế, nhà tạo mẫu giúp dễ dàng giải quyết các tình huống trong xây dựng quan hệ với đối tác và nhà cung cấp

Kinh nghiệm thực tế của nhà thiết kế, nhà tạo mẫu hộ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận thị trường mới

Kinh nghiệm thực tế của nhà thiết kế, nhà tạo mẫu giúp doanh nghiệp tìm được hướng đổi mới thiết kế thời trang

Thiết kế bảng hỏi

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NHÀ THIẾT KẾ, NHÀ TẠO MẪU ĐẾN SỰ ĐỔI MỚI THIẾT KẾ SẢN PHẨM THỜI TRANG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỆT

Chúng tôi là nhóm sinh viên đến từ Trường Đại học Thương mại, viện Quản trị kinh doanh Hiện tại, chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài "Ảnh hưởng nhà thiết kế, nhà tạo mẫu đến tự đổi mới thiết kế sản phẩm thời trang của các doanh nghiệp dệt may" Chúng tôi rất mong nhận được sự hưởng ứng và tham gia trả lời phiếu khảo sát từ anh/chị.

Chúng tôi xin cam đoan những thông tin mà anh/chị cung cấp chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu Mọi sự đóng góp ý kiến của anh/chị sẽ góp phần quan trọng vào sự thành công của đề tài.

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh/chị!

Anh/chị có làm trong doanh nghiệp dệt may không? o Có (Xin anh/chị vui lòng trả lời tiếp các câu hỏi sau) o Không (Xin anh/chị vui lòng dừng việc khảo sát tại đây Xin cảm ơn!)

1 Giới tính của anh/chị là?

2 Độ tuổi của anh/chị là?

3 Thâm niên công tác tại doanh nghiệp của anh/chị?

4 Tên doanh nghiệp làm việc của anh/chị là?

5 Anh/chị đã làm việc tại doanh nghiệp được bao lâu?

6 Doanh nghiệp của bạn là?

7 Ý tưởng thiết kế của doanh nghiệp được xuất phát từ đâu?

B KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NHÀ THIẾT KẾ, NHÀ TẠO MẪU ĐẾN SỰ ĐỔI MỚI THIẾT KẾ SẢN PHẨM THỜI TRANG CỦA CÁC DOANH NGHIỆPDỆT MAY

Xin anh/chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý theo ý kiến cá nhân của anh/chị đối với các phát biển dưới đây về "Ảnh hưởng của nhà thiết kế, nhà tạo mẫu đến sự đổi mới thiết kế sản phẩm thời trang của các doanh nghiệp dệt may" theo thang dưới đây:

3 - Trung lập (Không có ý kiến)

Mã hóa Nội dung câu hỏi điều tra

Nắm bắt xu hướng thị trường (CMT)

Nhà thiết kế, nhà tạo mẫu theo dõi các sự kiện thời trang giúp họ hiểu rõ hơn về những xu hướng mới hiện nay

Nhà thiết kế, nhà tạo mẫu có kiến thức về thị trường sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những mẫu thiết kế hợp xu hướng thịnh hành

Sử dụng những mẫu thiết kế này sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra thương hiệu và tăng cường sức hấp dẫn trong mắt khách hàng

Tầm nhìn và khả năng sáng tạo (VAC)

Nhà thiết kế, tạo mẫu có khả năng dự đoán xu hướng thời trang và cung cấp các ý tưởng sáng tạo giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tạo ra sản phẩm thu hút khách hàng

VAC2 Sự sáng tạo của nhà thiết kế giúp doanh nghiệp dệt may tạo ra các sản phẩm có giá trị độc đáo và khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh

Tầm nhìn và sự sáng tạo thúc đẩy sự đổi mới thiết kế thời trang của doanh nghiệp

Công nghệ mới và vật liệu thân thiện với môi trường

Việc áp dụng công nghệ mới giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp

Sản phẩm được áp dụng bằng công nghệ mới có tính hấp dẫn và cạnh tranh hơn so với đối các thủ cạnh tranh

Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường tạo ra sản phẩm có giá trị bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường

Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường giúp tăng uy tín cũng như hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp

Kỹ năng chuyên môn (PS)

Nhà thiết kế, tạo mẫu có kỹ năng chuyên môn tốt giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất của doanh nghiệp

Doanh nghiệp thường tìm kiếm những nhà thiết kế, tạo mẫu có kỹ năng chuyên môn tốt

Nhà thiết kế, tạo mẫu có kỹ năng chuyên môn sẽ dễ dàng tạo ra sản phẩm giống với yêu cầu của doanh nghiệp hơn

Kinh nghiệm thực tế (PE)

Kinh nghiệm thực tế của nhà thiết kế, nhà tạo mẫu giúp dễ dàng giải quyết các tình huống trong xây dựng quan hệ với đối tác và nhà cung cấp

Kinh nghiệm thực tế của nhà thiết kế, nhà tạo mẫu hộ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận thị trường mới

Kinh nghiệm thực tế của nhà thiết kế, nhà tạo mẫu giúp doanh nghiệp tìm được hướng đổi mới thiết kế thời trang

LINK GOOGLE FORM KHẢO SÁT: https://forms.gle/p6EaQ3cZ8sSGhQGK6

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w