1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Trình bày thị phần của các doanh nghiệp trong ngành hàng không tại việt nam hiện nay hãy cho biết thị trường này là loại gì những chiến lược mà doanh nghiệp nên áp dụng trong thị trường này để hoạt động hiệu quả hơn là gì

23 135 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ QUỐC TẾĐỀ TÀI: Trình bày thị phần của các doanh nghiệp trongngành hàng không tại Việt Nam hiện nay.. Vận tải hàng không khẳng định sự quan trọng của mình trong v

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: Trình bày thị phần của các doanh nghiệp trongngành hàng không tại Việt Nam hiện nay Hãy cho biết thịtrường này là loại gì? Những chiến lược mà doanh nghiệpnên áp dụng trong thị trường này để hoạt động hiệu quả hơnlà gì?

Giảng viên hướng dẫn : GV Lê Kiên Cường Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hoàng Minh Thư

Lớp : D07

MSSV : 030838220246

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài

Gần đây nhất, theo dòng chảy hiện đại, tiên tiến của xã hội, hàng không ra đời như một lĩnh vực kinh tế đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nước ta, là hình thức vận tải có áp dụng kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại với những trang thiết bị, nền công nghệ tiên tiến nhất và mang tính quốc tế rất cao Nó thực hiện hóa được mong muốn an toàn, tiện lợi, nhanh chóng của con người trong đi lại và vận chuyển hàng hóa

Vận tải hàng không khẳng định sự quan trọng của mình trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, Với tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay thì việc chú trọng vào đầu tư và phát triển vận tải hàng không là vô cùng cần thiết, từ đó, các doanh nghiệp hàng không nước nhà từ nhỏ đến lớn ra đời và từ từ cải thiện chất lượng nhằm phục vụ cho người dân.

Tuy nhiên, những năm vừa qua, thế giới nói riêng và Việt Nam nói chung đều phải đối mặt với dịch bệnh Covid và hàng không dường như bị ảnh hưởng nặng nề nhất Song đến thời điểm hiện tại những mảng tối của thiệt hại trong ngành này đã dần được khắc phục, các doanh nghiệp hàng không tiếp tục hoạt động với những chiến lược kinh doanh riêng Nhận thấy sự cấp thiết và tầm quan trọng của hàng không trong thời đại hiện nay, em chọn đề tài “nghiên cứu về thị phần của các doanh nghiệp hàng không, xác định loại thị trường và những chiến lược mà các hãng bay nên áp dụng để hoạt động hiệu quả hơn.”

Mặc dù đã cố gắng hoàn thành đề tài này, song do thời gian có hạn và còn thiếu kinh nghiệm nên bài tiểu luận Kinh tế vi mô này khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, em mong Giảng viên góp ý kiến và chỉ bảo để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

2.Mục đích nghiên cứu đề tài

Tìm hiểu về thị phần của các doanh nghiệp trong ngành hàng không tại Việt Nam hiện nay, vận dụng các cấu trúc thị trường để phân tích và biết được ngành hàng không thuộc loại thị trường độc quyền nhóm; trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của thị trường hàng không Việt Nam với sự khắt khe về dịch vụ và giá cả của khách hàng, đánh giá thị trường hàng không các năm gần đây, từ đó đề xuất những chiến lược khái quát và cụ thể mà các doanh nghiệp hàng không nên áp dụng để hoạt động hiệu quả hơn, góp phần nâng cao mô hình vận tải này của nước nhà.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: thị trường hàng không Việt Nam hiện nay.

- Về không gian nghiên cứu: về thị phần của các doanh nghiệp ngành hàng không

tại Việt Nam hiện nay.

- Về thời gian nghiên cứu: số liệu thứ cấp: thu thập những thông tin về các hãng bay

thông qua website của hãng, báo, tạp chí có liên quan cùng với các luận văn,…

- Về lĩnh vực nghiên cứu: kinh tế và kinh doanh.4.Nội dung đề tài

Nội dung của bài tiểu luận ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:

- Chương 1: cơ sở lý luận

- Chương 2: trình bày thị phần của các doanh nghiệp trong ngành hàng không hiện

nay Xác định loại thị trường của ngành hàng không qua phân tích các cấu trúc thị trường.

- Chương 3: các chiến lược mà doanh nghiệp hàng không nên áp dụng để hoạt động

hiệu quả hơn

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT1.Tìm hiểu về thị phần

1.1 Khái niệm thị phần

Thị phần (hay tỉ trọng trong thị trường) là phần trăm tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ nhất định mà mỗi một doanh nghiệp đang chiếm lĩnh trên thị trường nhất định Nó

Trang 4

thể hiện qua doanh số sản phẩm và dịch vụ tiêu thụ doanh nghiệp so với tổng lượng doanh số đã tiêu thụ ở trên toàn thị trường.

1.2 Vai trò của thị phần

- Xác định được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường: doanh nghiệp có thể nhận biết được năng lực, vị thế và khả năng cạnh tranh với đối thủ Qua đó có cách triển khai chiến lược giúp kinh doanh đi lên và có kế hoạch xây dựng chiến lược cần thiết nhằm bảo vệ thị phần vững chắc và lâu dài.

- Là cơ sở tạo động lực phát triển, xây dựng nguồn nhân lực phù hợp: ngay khi

nắm bắt thị phần là gì, thị phần chiếm lĩnh trên thị trường là bao nhiêu thì doanh nghiệp có cơ sở vững chắc để tạo động lực phát triển hay bổ sung kịp thời nguồn nhân lực cần thiết nếu thiếu Khi mà thị phần vẫn thấp, doanh nghiệp nên nhanh chóng xây dựng thêm nguồn nhân lực để cải cách và thực hiện nhiều chiến lược gia tăng thị trường.

- Xác định tốc độ phát triển cho doanh nghiệp: lượng thị phần chiếm lĩnh trên thị trường còn phản ảnh tốc độ phát triển doanh nghiệp Nếu thị phần nhiều, chứng tỏ doanh nghiệp có kinh doanh hiệu quả Nhưng mà chỉ số Market Share ít sẽ cho biết tốc độ phát triển chậm, từ đó doanh nghiệp phải nhanh chóng xây dựng các chiến lược quảng bá, marketing phù hợp để thúc đẩy theo hướng đi lên [ CITATION Trư22 \l 1033 ]

2.Thị trường và cấu trúc thị trường

2.1 Khái niệm thị trường

Thị trường (Market) trong kinh doanh là nơi mà các giao dịch mua, bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ hay con người được thực hiện để nhằm mục đích mang lại giá trị cho các bên.

Trang 5

2.2 Cấu trúc thị trường

a) Khái niệm

Cấu trúc thị trường là một tập hợp các đặc tính của thị trường thể hiện môi trường kinh tế mà các doanh nghiệp hoạt động trong đó Cấu trúc của một thị trường chi phối mức độ của quyền điều chỉnh giá của nhà quản lý doanh nghiệp trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn

b) Phân loại cấu trúc thị trường

Thị trường phân thành 4 loại, dựa theo các tiêu chí : Tiêu chí Cạnh tranh hoàn

hảo Cạnh tranh độcquyền Độc quyềnnhóm Độc quyền

Cạnh tranh phi giá Không Quảng cáo và phân

biệt sản phẩm và phân biệtQuảng cáo sản phẩm

Quảng cáo

trà đá, kẹo lạc, vụ giặt ủi, dầu gộiHiệu thuốc, dịch đầu , bột giặt, sữa

Trang 6

CHƯƠNG 2: TRÌNH BÀY THỊ PHẦN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONGNGÀNH HÀNG KHÔNG HIỆN NAY XÁC ĐỊNH LOẠI THỊ TRƯỜNG CỦANGÀNH HÀNG KHÔNG THÔNG QUA PHÂN TÍCH CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG.1.Thị phần các doanh nghiệp hàng không Việt Nam hiện nay.

1.1 Giới thiệu các hãng hàng không Việt Nam

Tính đến năm 2023, thị trường hàng không Việt Nam có 4 hãng bay nội địa được khách hàng tin tưởng chọn lựa: Vietnam Airlines, Pacific Airlines (Vietnam Airlines nắm hơn 98% cổ phần năm 2022), Vietjet Air và Bamboo Airways.

a) Vietnam Airlines

Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam, ra đời năm 1956 và chính thức thành lập với tên gọi Hàng không Quốc gia Đây là một trong các hãng hàng không lớn, có uy tín cả trong nước lẫn khu vực Đông Nam Á Hiện nay, mạng đường bay của Vietnam Airlines đã mở rộng ra 19 tỉnh, thành phố và 42 điểm đến quốc tế tại Mỹ, các nước châu Âu, Úc và châu Á Đây là hãng bay đạt tiêu chuẩn 4 sao đầu tiên tại Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại.[ CITATION S221 \l 1033 ]

Hình 1 Máy bay VietNam Airlines (Nguồn: Internet)

b) Bamboo Airways

Trang 7

Đây là hãng hàng không hybrid (lai giữa truyền thống và giá rẻ) và được thành lập vào năm 2017 dưới sự quản lí của tập đoàn FLC Bamboo Airways chính thức gia nhập thị trường hàng không với chuyến bay đầu tiên khởi hành vào ngày 16 tháng 1 năm 2019 [ CITATION The181 \l 1033 ]

Hình 2.Máy bay Bamboo Airways (Nguồn: Internet)

c) Pacific Airlines

Đối với người dân Việt Nam thì hãng hàng không giá rẻ Pacific Airline (tiền thân là Jestar Airways) đã không còn xa lạ Đây cũng là hãng hàng không lớn thứ hai tại Việt Nam, chỉ sau Vietnam Airline

Hình 3 Máy bay Pacific Airlines (Nguồn: Internet)

Trang 8

d) Vietjet Air

Đây là hãng hàng không tư nhân đầu tiên tại Việt Nam, được thành lập vào năm 2007 Hãng chuyên vận tải hàng không cả hành khách lẫn hàng hóa công cộng thường xuyên (theo lịch trình và không theo lịch trình) Giá vé máy bay của hãng rất rẻ và có nhiều chương trình khuyến mãi.

Hình 4 Máy bay Vietjet Air (Nguồn: Internet)

1.2 Thị phần nội địa của các hãng hàng không Việt Nam trong 6 năm gần đây

a) Năm 2017, Vietnam Airlines dẫn đầu với thị phần đạt 42,9% , thị phần Vietjet Air tăng nhẹ so với 2016 và gần như bám “sát nút “ với Vietnam Airlines đạt con số 41,9% Có thể nói, Vietjet Air luôn là một đối thủ đáng gờm của VietNam Airlines Cuối năm 2017, thị phần của Vietjet Air đã tăng lên 43%, vươn lên vị trí là hãng hàng không hàng đầu tại Việt Nam Vietjet Air thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên vào cuối năm 2011 Sang năm 2012, thị phần Vietjet chỉ ở mức 8% còn Vietnam Airlines lên tới 70% Tuy nhiên, liên tục các năm sau đó, Vietjet Air với chiến lược đúng hướng đã đều đặn tăng trưởng, thị phần đạt 41% vào năm 2016 trong khi Vietnam Airlines giảm xuống chỉ còn dưới 42%.

Trang 9

Hình 5 Biểu đồ chuyển dịch thị phần hai hãng hàng không VietNam Airlines và Vietjet Air (2012-2017) (Nguồn: Internet)

b) Năm 2018,Vietjet Air đã vươn lên trở thành hãng hàng không có thị phần nội địa lớn nhất, vượt qua Vietnam Airlines và Jetstar Pacific, với 46,6% thị phần Về Vietnam Airlines, so với năm 2016, thị phần của hãng giảm xuống đáng kể, chiếm 39%, so với những hãng khác thì con số này vẫn rất lớn.[ CITATION HàM18 \l 1033 ]

Hình 6 Biểu đồ thị phần nội địa các hãng hàng không ( 2012-2019) (Nguồn: Internet)

c) Năm 2019, thị trường của các hãng hàng không Việt Nam đã có sự chuyển dịch nhẹ với sự xuất hiện của tay chơi mới: hãng duy nhất tăng trưởng về thị phần là tân binh Bamboo Airways, nắm 12,3% thị phần Trong tháng 12/2019, Vietjet nắm 42,2% thị phần tải cung ứng so với mức 41,2% trong tháng 1/2019 Vietnam Airlines chiếm

Trang 10

33,3% thị phần, so với xấp xỉ 34,5% hồi đầu năm Tương tự, Jestar Pacific và VASCO đều giảm nhẹ về thị phần tải cung ứng, hiện lần lượt 10,6% và 1,9% thị phần [CITATION Ngô20 \l 1033 ]

Hình 7 Biểu đồ chuyển dịch thị phần của các hãng hàng không Việt Nam qua các tháng năm 2019 (Nguồn: Internet)

d) Năm 2020, dịch bệnh Covid-19 bùng phát làm ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế Việt Nam Trong đó, ngành hàng không cũng khó tránh khỏi sự ảnh hưởng nặng nề nhất Trong ba tháng đầu năm 2020 khi ảnh hưởng của COVID-19 còn chưa rõ rệt, số chuyến bay của Vietjet vẫn tiếp tục lớn hơn Vietnam Airlines Bước sang tháng 4, Việt Nam giãn cách xã hội toàn quốc để chống dịch đợt 1, tổng số chuyến bay rớt thảm chỉ còn chưa đầy 10% so với trước dịch Trong đó, thị phần số chuyến của Vietnam Airlines vọt lên 53% còn của Vietjet giảm còn 33% Trong suốt 9 tháng cuối năm 2020, số chuyến bay của Vietnam Airlines đều cao hơn Vietjet và lớn nhất toàn thị trường.[ CITATION V21 \l 1033 ]

Trang 11

Hình 8 Biểu đồ tổng dố chuyến bay hàng tháng và thị phần các hãng bay năm 2020 (Nguồn: Internet)

Đến các tháng 6, 7 và 8/2021 khi nhiều địa phương một lần nữa phải phong tỏa gắt gao để chống dịch đợt 4, kịch bản của năm ngoái đã lặp lại: Tổng số chuyến bay lao dốc, nhưng tỷ trọng của Vietnam Airlines vọt lên chiếm 69% toàn ngành, Vietjet Air chỉ còn 19%, Bamboo Airways còn 9%.

e) Năm 2021, thậm chí còn lắm thách thức hơn năm 2020 vì COVID-19 liên tục bùng phát trở lại và các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng chặt chẽ hơn Pacific Airlines và Vasco, thiệt hại nặng nề nhất khi sản lượng khai thác sụt lần lượt 53% và 64% Vietjet Air đi xuống 47% Bamboo Airways có số chuyến bay giảm ít nhất, chỉ hao hụt 13% Mặc dù vậy, Vietnam Airlines vẫn dẫn đầu khi thực hiện 39% số chuyến bay toàn ngành, nới rộng khoảng cách với đối thủ đứng ngay sau là Vietjet Air.[ CITATION Đức22 \l 1033 ]

Trang 12

Hình 9 Thị phần số chuyến bay năm 2020 và 2021 của các hãng bay (Nguồn: Internet)

f) Năm 2022, dịch Covid-19 lắng xuống, Bamboo Airways cho biết đã khai thác 22.000 chuyến bay trong 6 tháng đầu năm, vận chuyển hơn 3 triệu lượt khách Tổng doanh thu đạt hơn 7.000 tỉ đồng Dù vậy, giá nhiên liệu đột ngột tăng dựng đứng là nguyên nhân chính khiến cho Bamboo Airways ước lỗ hơn 2.000 tỉ đồng Ngôi sao đang lên Bamboo Airways bất ngờ sa cơ khiến cho cục diện hàng không trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết Theo số liệu của Cục Hàng không Việt Nam, nửa đầu năm 2022, nhóm Vietnam Airlines tiếp tục đứng đầu với tổng cộng khoảng 46,1% thị phần (giảm nhẹ 1% so với năm 2021) Vietjet cải thiện thị phần thêm 4% để đạt 36% Trong khi đó, Bamboo Airways giảm thị phần nắm giữ từ 20% xuống 17% [ CITATION Ngu20 \l 1033 ]

Trang 13

Hình 10 Biểu đồ sự thay đổi của thị phần hàng không các hãng bay trong hai năm 2021 và 6 tháng đầu 2022 (Nguồn: Internet)

2.Thị trường ngành hàng không

Sau khoảng hai năm gần như bị “đóng băng” vì dịch bệnh, nhu cầu đi lại của người dân như một chiếc lò xo bị nén chặt được bung ra mạnh mẽ Trước đó, Vietnam Airlines dự báo quý I/2021 lỗ khoảng 4.800 tỉ đồng, trong 6 tháng đầu năm số lỗ có thể lên tới 10.000 tỉ đồng Hiện số nợ phải trả quá hạn của Vietnam Airlines lên tới 6.240 tỉ đồng, tổng công ty này đang cực kỳ khó khăn, bên bờ vực phá sản Các hãng hàng không tư nhân như Vietjet Air, Bamboo Airways dù đã cố gắng tối ưu hóa hoạt động khai thác và duy trì sản xuất kinh doanh thông qua việc chuyển nhượng các tài sản trong năm 2020, tuy nhiên dự báo hoạt động của 2 hãng bay tư nhân này tiếp tục khó khăn trong năm 2021, các hãng dẫn hết nguồn lực tài chính để hỗ trợ dịch vụ vận tải hàng không Ước tính hãng bay Vietjet Air thiếu hụt khoảng 10.000 tỉ đồng để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh.Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) dự báo, sản lượng khách toàn thế giới năm 2021 chỉ bằng 33% so với năm 2019 Mức lỗ của các hãng hàng không ước tính sẽ lên tới 95 tỷ USD, gần gấp đôi so dự báo hồi tháng 12/2020 Trong ngắn hạn, triển vọng của ngành hàng không sẽ chưa mấy sáng sủa Tuy nhiên, thống kê mới nhất của Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, trong tháng 7/2022, tổng chuyến bay khai thác của các hãng hàng

Trang 14

không đạt 33.238 chuyến, tăng 781,2% so với cùng kỳ năm 2021 và 7,9% so với tháng 6/2022 Thị trường hàng không Việt Nam đang ghi nhận tốc độ phục hồi và bứt phá đáng kinh ngạc sau dịch bệnh Theo công bố mới nhất của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới.[ CITATION Ngu22 \l 1033 ]

Qua nghiên cứu đặc điểm thị trường, có thể thấy các doanh nghiệp hàng không của Việt Nam không hoạt động theo thị trường cạnh tranh hoàn hảo mà hoạt động theo cấu trúc thị

trường độc quyền nhóm Để làm rõ khẳng định này, ta phân tích:

a) Số lượng người sản xuất

Ngành hàng không vận tải hành khách ở Việt Nam có số lượng công ty cũng như các hãng bay không nhiều, chỉ có một vài hãng Ở Việt Nam thì tổng miếng bánh thị phần của cả 3 hãng Vietnam Airlines, Jetstar và Vietjet Air hiện là gần 100% Con số này đủ to để bất cứ một hãng bay lạ hoắc nào cũng phải từ bỏ giấc mơ

cao và không gian cạnh tranh rõ ràng mà các doanh nghiệp có những dự án và thành lập các hãng bay riêng để tranh giành độc quyền, ví dụ như Bamboo Airways của tập đoàn FLC hay Vietravel Airlines của Vietravel ( 2021 )

b) Đặc điểm của sản phẩm

Chính bản thân phần vận chuyển hàng không đã tạo ra những sản phẩm khá đồng nhất, điều này làm tăng gấp đôi sự cạnh tranh Tại Việt Nam, các hãng hàng không cung cấp nhiều loại sản phẩm để phục vụ các đối tượng hành khách khác nhau Một số đặc điểm chung của các sản phẩm này là:

Ngày đăng: 29/03/2024, 13:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w