1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Tiểu luận) đề tài ảnh hưởng của truyền thông công nghệ và đa dạng hóa lên ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại việt nam

89 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 322,74 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU (16)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (16)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (18)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (19)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (19)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (19)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (19)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (19)
    • 1.6. Ý nghĩa thực tiễn (21)
    • 1.7. K_t cấu đề tài (21)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI (23)
    • 2.1. Cơ sở lý thuy_t (23)
      • 2.1.1. Công nghệ thông tin và truyền thông (23)
      • 2.1.2. Ổn định tài chính (25)
    • 2.2. Các lý thuy_t nền tảng (28)
      • 2.2.1. Thuy_t chi phí đại diện (28)
      • 2.2.2. Thuy_t phát tín hiệu (28)
      • 2.2.4. Học thuy_t về cú sốc kinh t_ (30)
      • 2.2.5. Lý thuy_t chấp nhận và sử dụng công nghệ (30)
    • 2.3. Các nghiên cứu trước (30)
      • 2.3.1. Ảnh hưởng cua công nghệ thông tin và truyền thông lên ổn định tài chính (30)
      • 2.3.2. Ảnh hưởng cua đa dạng hoá đ_n ổn định tài chính (33)
    • 2.4. Khoảng trống nghiên cứu (38)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (39)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Cơ sở lý thuy_t

2.1.1 Công nghệ thông tin và truyền thông

Theo Pal và Panigrahi (2013), công nghệ thông tin và truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong việc phổ biến về chất lượng giáo dục bền vững trên toàn thế giới.

Ngoài ra Blurton (2002) còn định nghĩa rằng, ICT là một tập hợp đa dạng các công cụ và công nghệ được sử dụng để giao tiếp, tạo, phổ biến, lưu trữ và quản lý thông tin Những công nghệ này bao gồm: máy tính, Internet, công nghệ phát thanh và truyền hình, điện thoại.

ICT, hay công nghệ thông tin và truyền thông (hoặc các công nghệ), là cơ sở hạ tầng và các thành phần cho phép tính toán hiện đại Mặc dù không có định nghĩa chung và duy nhất về CNTT-TT, thuật ngữ này thường được chấp nhận để chỉ tất cả các thiết bị, thành phần mạng, ứng dụng và hệ thống kết hợp cho phép mọi người và tổ chức (tức là doanh nghiệp, cơ quan phi lợi nhuận, chính phủ và doanh nghiệp tội phạm) tương tác trong thế giới kỹ thuật số ICT đôi khi được sử dụng đồng nghĩa vớiCNTT (dành cho công nghệ thông tin); tuy nhiên, ICT thường được sử dụng để đại diện cho một danh sách rộng hơn, toàn diện hơn về tất cả các thành phần liên quan đến máy tính và công nghệ kỹ thuật số hơn là CNTT.

2.1.2 Sử dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng

Trong nhiều năm trở lại đây, ngành công nghệ thông tin đã dần là một phần của đời sống của con người Bất kể một lĩnh vực hay ngành nghề nào cũng đều ứng dụng các công nghệ thông tin Đặc biệt phải kể đến lĩnh vực ngân hàng hiện nay Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng ngày một gia tăng, mang lại hiệu quả cao Xu hướng này được dự đoán sẽ còn tăng mạnh và phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai.

Trong xu thế toàn cầu hóa 4.0, nhà nước ta xem việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng là yêu cầu cấp thiết Với những chính sách, chủ trương tập trung nguồn nhân lực, hệ thống ngân hàng tại Việt Nam thời gian qua đã xây dựng được kỹ thuật ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, đồng bộ.

Hệ thống các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ khi đầu tư công nghệ vào sản phẩm, dịch vụ, hoạt động quản trị chung Đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ số như: sử dụng điện toán đám mây, phân tích dữ liệu hay sử dụng trí tuệ nhân tạo…Từ đó cải thiện hiệu suất làm việc của ngân hàng đồng thời tăng trải nghiệm hài lòng với khách hàng khi sử dụng dịch vụ.

Các ngân hàng sử dụng các kênh tiếp cận người dùng trên các nền tảng điện thoại thông minh, mạng xã hội,…Nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin một cách kịp thời và đúng lúc, ngân hàng nhanh chóng hiểu được nhu cầu, tâm lý khách hàng. Vai trò của công nghệ thông tin trong ngân hàng là vô cùng quan trọng và thiết thực. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam đều xây dựng cho mình ứng dụng Mobile Banking Nhân viên ngân hàng cũng khuyến khích khách hàng sử dụng các thao tác qua ứng dụng thay vì đi đến quầy giao dịch.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng giúp cho các ngân hàng thay đổi cấu trúc và diện mạo, phương thức hoạt động Đồng thời mở rộng thêm các sản phẩm dịch vụ tài chính mới vừa mang lại lợi ích cho ngân hàng, vừa tạo sự tiện lợi cho khách hàng sử dụng dịch vụ, tiết kiệm được tối đa chi phí giao dịch.

Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được ứng dụng rộng rãi, hoạt động hiệu quả và an toàn Thúc đẩy hoạt động giao dịch không dùng tiền mặt phát triển mạnh Đặc biệt là giao dịch thông qua điện thoại, internet.

Các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng luôn được chú trọng đảm bảo an toàn hệ thống, bảo mật thông tin, đảm bảo quyền lợi cho mọi khách hàng Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ thông tin luôn được cập nhật làm mới, bắt kịp xu hướng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn chung trong lĩnh vực ngân hàng.

2.1.1.1 Khái niệm về ổn định tài chính

Kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, các nhà hoạch định chính sách đã đặt mối quan tâm về phương thức đo lường tổng thể vĩ mô nhằm giám sát và điều tiết tài chính Tuy nhiên, không có định nghĩa thống nhất về ổn định tài chính do tính phức tạp của hệ thống tài chính cùng tính đa dạng của quy mô, thể chế, sản phẩm và thị trường.

Theo Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ổn định tài chính là điều kiện mà trong hệ thống tài chính, bao gồm các trung gian tài chính, thị trường và cơ sở hạ tầng tài chính có khả năng chịu được các cú sốc làm giảm khả năng gián đoạn quá trình trung gian tài chính phân bổ tiết kiệm cho các cơ hội đầu tư sinh lời một cách đáng kể.ECB xác định ba điều kiện cụ thể liên quan đến ổn định tài chính: (i) Hệ thống tài chính có thể di chuyển các nguồn lực từ người tiết kiệm sang nhà đầu tư một cách hiệu quả và thuận lợi; (ii) Rủi ro tài chính cần được đánh giá, định giá hợp lý, chính xác và cần được quản lý tương đối tốt; (iii) Hệ thống tài chính nằm trong trạng thái có thể hấp thụ dễ dàng các cú sốc kinh tế tài chính thực sự và bất ngờ Trong các điều kiện trên, điều kiện thứ ba là quan trọng nhất do việc không thể hấp thụ các cú sốc có thể dẫn đến một vòng xoáy đi xuống, theo đó các trung gian tài chính tạo nên các tác động dây chuyền trong hệ thống, dẫn đến khủng hoảng tài chính tổng thể và phá vỡ cơ chế trung gian tài chính một cách rộng rãi Còn theo Ngân hàng Trung ương Đức, ổn định tài chính là khả năng vận hành tốt các chức năng trong hệ thống kể cả những lúc nền kinh tế có căng thẳng hoặc khó khăn và là thời kỳ để điều chỉnh cơ cấu nhằm nâng cao hiệu quả các nguồn lực và rủi ro tài chính cũng như tạo ra một nền tảng cơ sở hạ tầng tài chính hiệu quả.

Tương tự, Anatolyevna và Ramilevna (2013) định nghĩa ổn định tài chính là điều kiện hệ thống tài chính, bao gồm thị trường tài chính, trung gian tài chính và cơ sở hạ tầng thị trường tài chính có thể có thể chống lại những cú sốc tài chính làm rối loạn hoạt động phân phối tiết kiệm cho các cơ hội đầu tư sinh lời Định nghĩa này hàm ýổn định tài chính có liên kết chặt chẽ với việc giảm thiểu các rủi ro và khả năng chống lại các cú sốc Khái niệm về sự ổn định tài chính có thể khác nhau từ các nền kinh tế phát triển đến các nền kinh tế đang phát triển Tại các quốc gia phát triển cùng với sự phát triển của hệ thống tài chính, ổn định tài chính chủ yếu được kết luận từ tình trạng của các tổ chức tài chính phi ngân hàng như quỹ hưu trí, nhà môi giới, quỹ đầu tư Tuy nhiên, với các nền kinh tế đang phát triển, thị trường chứng khoán chưa hoàn thiện, các công ty bảo hiểm và đầu tư chủ yếu phụ thuộc vào các khoản vay ngân hàng Do đó, các ngân hàng được coi là trụ cột chính của ổn định tài chính và cửa ngõ của ổn định kinh tế (Popovska, 2014) Như vậy, các định nghĩa trên cho thấy ổn định tài chính nhấn mạnh đến khả năng phục hồi của các trung gian tài chính trước những cú sốc và khả năng tiếp tục thực hiện hiệu quả chức năng cơ bản là trung gian tiết kiệm và đầu tư, tiêu dùng trong nền kinh tế thực.

Trái ngược với ổn định tài chính là sự bất ổn về tài chính của ngân hàng Bên cạnh đó còn có rất nhiều khái niệm liên quan đến bất ổn tài chính như:

Mishkin (1999), bất ổn tài chính xảy ra làm trở ngại tới luồng thông tin làm cho hệ thống không thể làm tốt các chức năng vốn có của nó trong việc phân bổ tài chính cho các các nhân có cơ hội đầu tư.

Các lý thuy_t nền tảng

2.2.1 Thuy_t chi phí đại diện

Thuyết chi phí đại diện: Lý thuyết này được Jensen & Meckling (1976) giới thiệu nhằm giải thích tầm ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu đối với lợi nhuận Theo đó, các nhà quản lý thường thực hiện các thể chế dựa trên lợi ích của mình hơn là tối ưu hóa tài sản và lợi ích của chủ sở hữu Một cách hiệu quả để giải quyết mâu thuẫn đại diện là sở hữu quản trị Phương pháp này nhằm củng cố tỷ lệ sở hữu của các nhà quản lý trong công ty, giúp hài hòa lợi ích giữa nhà quản lý và công ty, buộc họ phải hành động vì lợi ích của các cổ đông Nhìn từ góc độ này, có vẻ như các ngân hàng được sở hữu bởi cổ đông sẽ hoạt động tốt hơn các ngân hàng tương hỗ, ngân hàng hợp tác xã hay ngân hàng Chính phủ.

Lý thuyết tín hiệu được nhắc đến từ đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, đến năm

1973, Spence tiến hành nghiên cứu thị trường lao động và đưa ra lý thuyết tín hiệu thông qua kết quả của nghiên cứu, người lao động muốn tìm được việc làm cần phát tín hiệu, nghĩa là cung cấp thông tin cá nhân đến thị trường lao động để bộc lộ khả năng của mình.

Thuyết phát tín hiệu: Lý thuyết này nói về những thông tin khác nhau trong nội bộ như giữa các giám đốc và các bộ phận trong công ty hay giữa các bên như các nhà đầu tư (Ross, 1977) Theo đó, các nhà quản lý tiếp cận được nhiều thông tin quan trọng về tình hình tài chính của công ty hơn người ngoài cuộc Trong khi đó, các nhà đầu tư bên ngoài lại phải đối mặt với nhiều thông tin có thể khiến họ bị hiểu lầm khi đánh giá cơ hội đầu tư Do đó, những biến động về cơ cấu vốn sẽ phát tín hiệu cho các bên bên ngoài nắm bắt được hiệu quả hoạt động của công ty Cụ thể hơn, theoHeid và cộng sự (2014), cơ cấu vốn bền vững sẽ truyền tín hiệu khả quan về giá trị ngân hàng tới thị trường Với lý thuyết này cho thấy nếu các nhà quản trị ngân hàng có các ứng phó tốt thông tin của dịch bệnh Covid-19 thì sẽ đưa ra được chiến lược kinh doanh phù hợp

Như vậy, theo lý thuyết tín hiệu, để giảm thiểu sự bất cân xứng thông tin, các công ty cần phát tín hiệu cho các bên liên quan, tuy nhiên, các công ty thường có xu hướng phát tín hiệu có lợi cho bản thân công ty để che giấu những yếu kém và gia tăng sức cạnh tranh của công ty, nhằm thu hút vốn đầu tư Nói cách khác, lý thuyết tín hiệu giải thích việc nhà quản lý có thể vận dụng các công cụ để cung cấp thông tin có lợi nhất về doanh nghiệp cho các nhà đầu tư.

2.2.3 Thuy_t chi phí giao dịch

Thuyết chi phí giao dịch: Khái niệm chi phí giao dịch lần đầu tiên được Ronald

Coase đề cập trong bài viết nổi tiếng năm 1937 của mình với tựa đề “Bản chất của doanh nghiệp” Chi phí giao dịch bao gồm thời gian và chi phí đàm phán, soạn thảo, và thực thi các giao dịch hay hợp đồng Thuyết này sau đó được Foss phát triển năm

1996 với bản chất là khi đầu tư công nghệ sẽ làm giảm chi phí sản xuất và dẫn đến giá bán giảm như vậy chi phí giao dịch sẽ giảm cho người mua, đó là khách hàng mua được sản phẩm giá rẻ nhưng chất lượng là không đổi Đến năm 2004 thì Chen cũng đã nghiên cứu công nghệ và năng suất, khi sử dụng công nghệ sẽ làm năng suất tăng và chi phí giao dịch sẽ giảm Đối với ngành ngân hàng chi phí này sẽ giảm xuống nếu ngân hàng áp dụng công nghệ hỗ trợ thực hiện các giao dịch với khách hàng, thay vì khách hàng phải đến ngân hàng để yêu cầu thực hiện các giao dịch thì ở bất kỳ nơi nào khách hàng cũng có thể thực hiện được giao dịch mà mình muốn Ngoài ra thuyết chi phí giao dịch còn thể hiện ở điểm khi ngân hàng đầu tư công nghệ sẽ làm thay đổi chất lượng sản phẩm và tăng hiệu suất phục vụ khách hàng và phát triển công nghệ có thể đo lường được chi phí giao dịch thay đổi như thế nào.

2.2.4 Học thuy_t về cú sốc kinh t_

Học thuyết về cú sốc kinh tế: Lý thuyết này đề cập đến bất kỳ sự thay đổi của các biến số kinh tế vĩ mô sẽ ảnh hưởng đáng kể đến các kết quả kinh tế của một quốc gia và các thước đo hoạt động kinh tế, chẳng hạn như thất nghiệp, tiêu dùng và lạm phát Các cú sốc thường không thể đoán trước và thường là kết quả của các sự kiện được cho là nằm ngoài phạm vi của các giao dịch kinh tế thông thường Các cú sốc kinh tế có tác động lan rộng và lâu dài đối với nền kinh tế, và theo lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực (RBC), được cho là nguyên nhân sâu xa của suy thoái và chu kỳ kinh tế Với nội dung học thuyết đề cập cho thấy dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ các hoạt động kinh tế xã hội trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam, các chuỗi cung ứng sản xuất bị đứt gãy, các doanh nghiệp phá sản, người dân mất đi mạng sống, người lao động thất nghiệp…làm ngưng trệ các nền kinh tế như vậy có thể thấy đại dịch Covid-19 là một cú sốc cho nền kinh tế trên toàn cầu và cả Việt Nam.

2.2.5 Lý thuy_t chấp nhận và sử dụng công nghệ

Lý thuyết chấp nhân“ và sử dụng công nghê “dựa trên mô hình TAM được xem là một trong những nền tảng của sự thành công của hê “ thống thông tin (DeLone & McLean, 2016) dựa trên quy trình nhân“ thức – hành vi của người sử dụng Các thành phần cơ bản của lý thuyết này bao gồm quan điểm về nhân“ thức về tính hữu ích liên quan đến giá trị người dùng cảm nhân“ về lợi ích của hê “thống, nhân“ thức về tính dễ sử dụng và thái độ, hành vi sử dụng công nghê,“trong đó, làm rõ vai trò quyết định của nhân“ thức tác động đến hành vi TAM làm nền tảng lý thuyết cho rất nhiều nghiên cứu về hê “ thống thông tin và sự thành công của hê “ thống thông tin, đặc biêtlà“ những nghiên cứu dựa trên hành vi của người sử dụng TAM cũng được mở rộng và kết hợp với các lý thuyết khác, bao gồm cả lý thuyết về sự thành công theo mô hình D&M.

Các nghiên cứu trước

2.3.1 Ảnh hưởng cua công nghệ thông tin và truyền thông lên ổn định tài chính2.3.1.1 Nghiên cứu nước ngoài

Del Gaudio và cộng sự (2021), dựa trên dữ liệu Chỉ số Phát triển Thế giới do Ngân hàng Thế giới cung cấp, chúng tôi điều tra tác động của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đối với lợi nhuận và rủi ro kiệt quệ tài chính của ngành ngân hàng

EU Kết quả cho thấy CNTT-TT đóng vai trò tích cực trong việc cải thiện các thước đo hiệu suất này Ngoài ra, chúng tôi thấy rằng sự ổn định tài chính tổng thể trong ngành ngân hàng được tăng cường với việc áp dụng mạnh mẽ cả công nghệ CNTT và công nghệ tài chính, điều này làm tăng khoảng cách dẫn đến vỡ nợ.

Một nghiên cứu đã kiểm tra mức độ bổ sung giữa các văn phòng chia sẻ thông tin và ICT ảnh hưởng đến sức mạnh thị trường trong ngành ngân hàng châu Phi (Asongu & Biekpe, 2018) Giảm năng lượng là đáng kể, như các nghiên cứu trước đây đã cho thấy rằng điều này làm giảm khối lượng đầu tư và tiết kiệm, tăng chi phí trung gian tài chính và cuối cùng làm giảm tăng trưởng kinh tế.

Theo Nguyễn Hoàng Minh (2022), nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đến phát triển tài chính tại một số quốc gia Đông Nam Á (Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Bruney và Philippines) giai đoạn 1996-2019 với dữ liệu thu thập từ Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kết quả cho thấy, ICT có tác động cùng chiều đến phát triển tài chính tại một số quốc gia Đông Nam Á Dựa vào kết quả nghiên cứu, một số quốc gia Đông Nam Á cần có chính sách phù hợp để phát triển tài chính thông qua ICT.

Linh và Khánh (2022) Chuyển đổi số ngân hàng thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong hệ thống ngân hàng và tài chính trên toàn thế giới Nghiên cứu này điều tra tác động của sự phát triển công nghệ thông tin và truyền thông đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng trong một thị trường cận biên Trong giai đoạn từ 2009 đến 2020, bằng chứng thực nghiệm dựa trên dữ liệu bảng cân bằng của 39 ngân hàng tại Việt Nam Kết quả cho thấy khả năng sinh lời của ngân hàng và chỉ số ICT có mối quan hệ đồng biến đáng kể Tác động có lợi này được minh chứng cụ thể trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của ngân hàng Do đó, tác động có lợi đối với lợi tức đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT vượt qua chi phí cài đặt ban đầu Các phát hiện cho thấy những tiến bộ của CNTT-TT giúp các ngân hàng hoạt động tốt hơn khi chuyển đổi từ hệ thống truyền thống sang kỹ thuật số.

Thanh và Tú (2022), Mặc dù có một số lượng đáng kể các nghiên cứu về tác động của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đến hiệu quả hoạt động của công ty cũng như sự phát triển của ngành ngân hàng, liệu ICT có thể cải thiện hiệu quả ngân hàng hay không vẫn là một câu hỏi mở, đặc biệt là ở các nước mới nổi chẳng hạn như Việt Nam Chương này xem xét tác động của phát triển CNTT-TT đến hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2007-2019 Trong giai đoạn đầu tiên, hiệu quả và năng suất thay đổi theo thời gian của các ngân hàng được lấy mẫu được ước tính bằng cách sử dụng phương pháp Phân tích phong bì dữ liệu tập trọng số chung của Euclidean Trong giai đoạn thứ hai, các phép đo hiệu quả và năng suất sau đó được hồi quy trên một số đặc điểm vĩ mô và vi mô của ngành ngân hàng

Việt Nam, bao gồm cả mức độ phát triển CNTT-TT tại các ngân hàng lấy mẫu.

Chúng tôi thấy rằng hiệu quả của các ngân hàng Việt Nam được đóng góp tích cực bởi sự phát triển CNTT-TT của họ; tuy nhiên, mức đóng góp này khác nhau giữa các ngân hàng.

Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu trước có liên quan đến ảnh hưởng của truyền thông công nghệ lên ổn định tài chính

Tác giả Khung thời gian Nơi nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

Del Gaudio và 1995-2015 Ngành ngân hàng tin đóng vai trò cộng sự (2021)

EU tích cực trong việc cải thiện lợi nhuận. Các quốc gia Đông

Nguyễn Hoàng Singapore, Thái cùng chiều đến

Minh (2022) Lan, Indonesia, tại một số quốc gia Malaysia, Bruney Đông Nam Á. và Philippines)

Linh và Khánh 2009-2020 39 ngân hàng tại Kết quả cho thấy

(2022) Việt Nam khả năng sinh lời của ngân hàng và chỉ số ICT có mối quan hệ đồng biến đáng kể.

Hiệu quả của các ngân hàng Việt

Thanh và Tú Ngân hàng Việt Nam được đóng

2007-2019 góp tích cực bởi sự Nam phát triển CNTT- TT

2.3.2 Ảnh hưởng cua đa dạng hoá đ_n ổn định tài chính

Naiwei và cộng sự (2018) xem xét tác động của đa dạng hóa tài sản đến khả năng sinh lời của các ngân hàng tại ba quốc gia châu Á (Malaysia, Pakistan và

Indonesia) giai đoạn 2006 – 2012 chỉ ra rằng đa dạng hóa có tương quan nghịch với khả năng sinh lời ROA

Nghiên cứu của Petria và cộng sự (2015) đưa ra bằng chứng về đa dạng hóa thu nhập không ảnh hưởng đến khả năng sinh lời ngân hàng tại 27 quốc gia thành viên châu Âu giai đoạn 2004 – 2011.

Kim và cộng sự (2020), đã sử dụng một mẫu ngân hàng thương mại có trụ sở tại các quốc gia OECD, chúng tôi điều tra tác động của đa dạng hóa ngân hàng đối với sự ổn định tài chính và tìm thấy mối quan hệ phi tuyến tính đáng kể (nghĩa là hình chữ U ngược) Những phát hiện này cho thấy rằng mức độ đa dạng hóa ngân hàng vừa phải làm tăng tính ổn định của ngân hàng, nhưng đa dạng hóa quá mức có tác động ngược.

Shim (2019), Chúng tôi nhận thấy rằng việc gia tăng đa dạng hóa cho vay có tác động tích cực đến sức mạnh tài chính của ngân hàng Chúng tôi chỉ ra rằng sự tập trung thị trường có mối quan hệ tiêu cực với rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng, phù hợp với quan điểm “tập trung-ổn định” Kết quả sử dụng các điều khoản tương tác giữa đa dạng hóa danh mục cho vay và tập trung thị trường chỉ ra rằng các ngân hàng đa dạng hóa hoạt động ở các thị trường tập trung cao ổn định hơn về mặt tài chính so với các ngân hàng ở các thị trường ít tập trung hơn.

Võ Đức Thọ (2017) xem xét ảnh hưởng của đa dạng hóa đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2015 Kết quả nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa tiền gửi, đa dạng hóa tín dụng và đa dạng hóa tài sản có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của các NHTM trong khi đa dạng hóa thu nhập tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời của các NHTM.

Thịnh và cộng sự (2021), Nghiên cứu phân tích và đánh giá tác động của đa dạng hóa đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam giai đoạn 2007 – 2018 Kết quả nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa thu nhập tác động dương đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tốc độ tăng trưởng tài sản và quy mô ngân hàng đều ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Hoàng Thị Thương Thảo (2017), nghiên cứu Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận ngân hàng thương mại Việt Nam" được thực hiện, với dữ liệu từ

32 NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2016 Hai chỉ tiêu ROAA, ROAE được sử dụng để đo lường lợi nhuận ngân hàng và chỉ tiêu đa dạng hóa được đo lường bởi biến INCDIV (theo Stiroh KJ và cộng sự, 2006; Chiorazzo và cộng sự,

2008) Với phương pháp ước lượng GMM cho thấy có sự tác động cùng chiều của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận ngân hàng với mức ý nghĩa 1% hay các NHTM Việt Nam sẽ đạt được lợi ích từ chiến lược đa dạng hóa thu nhập.

Khoảng trống nghiên cứu

Qua phần lược khảo các nghiên cứu trước đây cho thấy các yếu tố (Vĩ mô và vi mô) tác động đến ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại thì khá nhiều nhưng nghiên cứu về tác động của truyền thông công nghệ và đa dạng hoá đến ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại nói chung và của Việt Nam thì còn rất hạn chế, chính vì vậy bài nghiên cứu này cho thấy đây là khoảng trống lớn cần được nghiên cứu đề cho thấy được công nghệ thông tin và truyền thông ảnh hưởng như thế nào đến mọi mặt đời sống như thế nào, và ổn định tài chính của các ngân hàng nói riêng ra sao? Đồng thời qua kết quả nghiên cứu để có hàm hàm ý chính sách phù hợp với những tác động xấu của công nghệ thông tin ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính cho những năm tiếp theo của ngành ngân hàng.

Kết luận chương: Nội dung chương 2 đã nêu các khái niệm, các lý thuyết nền tảng, các nghiên cứu trước và hạn chế của các nghiên cứu trước với các nội dung này là cơ sở để nhóm làm căn để xây dựng mô hình hình thành giả thuyết, phương pháp nghiên cứu ở chương tiếp theo.

PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Chương này tập trung vào quá trình thu thập dữ liệu và các phương pháp đánh giá dữ liệu Như đã đề cập ở phần trước, nghiên cứu này tập trung trả lời cho các câu hỏi: Tác động của công nghệ đến ổn định tài chính tại các ngân hàng thương mại ViệtNam Do đó, tác giả nghiên cứu quyết định sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp phân tích hồi quy trên dữ liệu bảng để chứng minh mối quan hệ giữa các biến giả thuyết và chỉ số ICT Index, fintech và đa dạng hoá.

3.1 Các giả thuy_t nghiên cứu

Theo Saunders và cộng sự (2012), trong nghiên cứu khoa học có bốn chủ nghĩa chính là chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa diễn giải và chủ nghĩa thực dụng Chủ nghĩa thực chứng được vận dụng trong trường hợp thống kê tính toán được và có những bằng chứng xác thực liên quan đến đời thực, nhằm tiến hành thử nghiệm các giả thuyết Các nhà nghiên cứu thực chứng kết hợp các phương pháp có hệ thống và các bằng chứng thu thập được để trình bày các phân tích hướng dẫn Chủ nghĩa hiện thực tương đối giống với chủ nghĩa thực chứng, trong đó các nhà nghiên cứu mở rộng tri thức nhằm cung cấp những kết quả và kết luận có giá trị Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu được phân tích bởi các nhà hiện thực thường chịu nhiều tác động do phạm vi lấy thông tin và ví dụ chưa đầy đủ, hay do hiểu sai các kết quả Saunders và công sự (2012) định nghĩa chủ nghĩa diễn giải phần nào nhằm đạt được những ý niệm về các khía cạnh của nghiên cứu Chủ nghĩa diễn giải tranh luận rằng chỉ thu thập các thống kê đo đếm được là chưa đủ để đánh giá các yếu tố bối cảnh thương mại và quản trị Kết quả là các nhà diễn giải có rất nhiều điều cần thiết phải làm để ước lượng cẩn thận các dữ liệu định tính mới xem xét được thực tế một cách toàn diện nhất Có ý kiến cho rằng các nhà thực dụng cân nhắc cả chủ nghĩa thực chứng và chủ nghĩa diễn giải Theo chủ nghĩa thực dụng, các phương pháp gộp bao gồm định tính và định lượng được vận dụng sâu sắc Quan điểm của chủ nghĩa thực chứng là ý thức hệ quan trọng mà các nghiên cứu trước đây đã tập trung phân tích Đây được xem là chủ nghĩa triết học hợp lý nhất để phát triển thủ tục cơ cấu, các mối quan hệ rõ ràng và nêu ra các hệ quả tiềm ẩn Mặt khác, chủ nghĩa thực chứng có thể không thích hợp đối với nghiên cứu này do không thể thu thập toàn bộ dữ liệu trong một thời gian ngắn.

3.2 Các phương pháp ti_p cận

Cần phải tìm hiểu kỹ cách tiếp cận khi thực hiện nghiên cứu này Với nghiên cứu này, có ba phương pháp tiếp cận khác nhau Trước hết, phương pháp diễn dịch được thực hiện sau khi phân tích cụ thể các tài liệu liên quan trên khía cạnh của các nghiên cứu Phương pháp này xây dựng các lý thuyết và thu thập thông tin nhằm tiến hành kiểm tra xem các giả thuyết có chính xác hay không Theo các nghiên cứu trước đây, dữ liệu định lượng được sử dụng cố định trong phương pháp tiếp cận diễn dịch. Mặt khác, các giả thuyết mới nhất đã sử dụng phương pháp thu thập và điều tra thông tin trong phương pháp quy nạp Người nghiên cứu thường sử dụng phương pháp quy nạp đối với các nghiên cứu định tính do cần phải tìm ra các kết quả. Đối với nghiên cứu này, phương pháp tiếp cận diễn dịch sẽ được vận dụng để phân tích yếu tố công nghệ thông tin và truyền thông ảnh hưởng tới ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại.

Bảng 3.1 Quy trình nghiên cứu

Mô hình và phương pháp nghiên cứu

Thu thập và xử lý dữ liệu

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.4 Xây dựng các bi_n trong mô hình nghiên cứu

3.4.1 Cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu

Các nghiên cứu hiện có cho thấy, công nghệ thông tin có tác động đến các ngân hàng thương mại Việt Nam Theo đó, kể từ khi có công nghệ thông tin phát triển thì hoạt động của ngành ngân hàng nói riêng cũng như các ngành khác nói chung có ảnh hưởng tích cực đến các ngành Mặc khác, công nghệ thông tin cũng phản ảnh khác nhau tùy thuộc vào ngân hàng đó lớn hay nhỏ và các tác động của rủi ro tín dụng Do vậy, tác giả sẽ thực hiện bài nghiên cứu này với kỳ vọng sẽ tìm thấy tác động đáng kể của công nghệ thông tin tới ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam Hơn nữa, với mẫu dữ liệu tác giả thu thập trong khoảng thời gian 2009-2021, tác giả kỳ vọng sẽ phân tích được tác động đáng kể của công nghệ thông tin đến sự ổn định tài chính Qua đó, tác giả kỳ vọng sẽ đánh giá được tác động cụ thể hơn qua các biến trong bài.

Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng đo lường sự ổn định tài chính của ngân hàng bằng 5 chỉ số tài chính là ROA, ROE, Z-CORE và RAROA, RAROE, bởi đây là những chỉ tiêu cơ bản để đo lường tính ổn định tài chính của một ngân hàng cũng như là hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng, chỉ tiêu ROA là để đo lường tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, ROE đo lường tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, ngoài ra chỉ số Z-SCORE còn đo lường rủi ro phá sản của một doanh nghiệp Theo Sufian

(2011), Pasiouras và Kosmidou (2007), nhiều nhà nghiên cứu cho rằng ROA là chỉ số cơ bản để đánh giá hoạt động ngân hàng bởi thực tế cho thấy ROA không bị ảnh hưởng bởi tác động tài chính cao Nghiên cứu của Naceur và Kandil (2009), Naceur và Omran (2011), Dietrich và Wanzenried (2011) và Sufian (2011) sử dụng cả ROA và ROE trong phân tích.

ROAROERAROARAROEZ-SCORE 3.2.3 Các bi_n độc lập và giả thuy_t nghiên cứu

Quy mô ngân hàng (SIZE): Quy mô ngân hàng càng lớn thì sức mạnh tài chính của ngân hàng đó cao lớn, cụ thể ngân hàng đó có thể mở rộng cho vay, mở rộng đầu tư, lựa chọn được khách hàng có uy tín để cho vay chính vì vậy sẽ tăng được lợi nhuận trong quá trình hoạt động Theo Hu và các cộng sự (2004), các ngân hàng có quy mô lớn sẽ có nguồn nhân lực dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong công tác xử lý và phân tích các vấn đề về sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức Trong khi đó một số nghiên cứu cho thấy mối tương quan cùng chiều giữa nợ xấu và quy mô ngân hàng như A Ghosh (2005), Rajan và Dhal (2003), Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013), Đoàn Thị Thanh Thủy (2015), Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015), Nguyễn Tuấn Kiệt và Định Hồng Phú (2016).

Xác định biến: SIZE = Ln (tổng tài sản)

Theo lược khảo các tài liệu vừa thực hiện ở trên, tác giả kỳ vọng quy mô ngân hàng cành lớn thì tác động tăng đến lợi nhuận.

Giả thuyết H1: Quy mô ngân hàng và ổn định tài chính tỉ lệ thuận với nhau.

Tỷ lệ lạm phát cua nền kinh t_ (INF): Lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên đồng loạt Lạm phát ảnh hưởng đến giá trị của dòng tiền thực trong chi phí và doanh thu của các chủ thể trong nền kinh tế Về cơ bản, lạm phát vừa phải có thể có những tác đông“ tích cực đến nền kinh tế bên cạnh những tác hại không đáng kể Tuy nhiên, lạm phát cao và lạm phát phi mã sẽ có những tác động rất xấu đến nền kinh tế Nghiên cứu củaDietrich & Wanzenried (2014), Syafri (2012), Vincent và Gemechu (2013), Gul, Irshad vàZaman (2011), Alper và Anbar (2011) đã cho thấy lạm phát là yếu tố có tác động hai mặt đến lợi nhuận của ngân hàng Theo Nkusu (2011), Klein (2013) lạm phát tăng sẽ làm giảm các khoản thu nhập thực của khách hàng đi vay Ngoài ra, các nghiên cứu của Louzis và cộng sự (2010), Fojack (2005), Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013), Đoàn Thị Thanh Thủy (2015) cũng cho thấy kết quả về mối tương quan dương giữa tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ lạm phát.

Xác định biến: tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế = Được xác định tỷ lệ lạm phát hằng năm mà nhà nước công bố.

Theo lược khảo các tài liệu vừa thực hiện ở trên, tác giả kỳ vọng tỷ lệ lạm phát càng thấp thì tác động tăng đến lợi nhuận.

Giả thuyết H2: tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế và ổn định tài chính tỉ lệ nghịch với nhau

Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product: GDP): Khi nền kinh tế tăng trưởng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu về vốn cũng như sử dụng các dịch vụ bảo lãnh, L/C, thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác cũng gia tăng mạnh mẽ, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại Ngược lại, khi nền kinh tế phát triển ì ạch, lượng hàng sản xuất của các doanh nghiệp không bán được, dòng vốn lưu động không đáp ứng được nhu cầu hoạt động cũng như thanh khoản của doanh nghiệp khiến cho các doanh nghiệp mất khả năng thanh toán hoặc thậm chí là phá sản, dẫn đến những tổn thất nặng nề cho các ngân hàng thương mại Để đo lường tăng trưởng kinh tế, các tác giả Dietrich & Wanzenried (2014), Syafri (2012), Vincent và Gemechu (2013), Gul, Irshad và Zaman (2011), Alper và Anbar (2011) đã sử dụng chỉ số tổng sản phẩm quốc nội (GDP) để đánh giá mức độ tác động của nó đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại, kết quả nghiên cứu cho thầy GDP có tác động cùng chiều với ROE và ROA Với các bài nghiên cứu khác như Salas và Suarina (2002), Rajan và Dhal (2003), Jimenez và Saurina (2006), và Fofack (2005), Khemraj và Pasha (2009) cũng chỉ ra bằng chứng cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tốc độ tăng trưởng GDP và nợ xấu.

Xác định biến: tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GROWTH) = ln( )

Theo lược khảo các tài liệu vừa thực hiện ở trên, tác giả kỳ vọng GDP càng cao thì tác động tăng đến lợi nhuận.

Giả thuyết H3: Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội và ổn định tài chính tỉ lệ thuận với nhau.

Tỷ lệ vốn chu sở h^u trên tổng tài sản (ETA/EQUITY): là công cụ để đo lường đòn bẩy tài chính Tỷ lệ này càng cao thì cho thấy vốn chủ sở hữu của ngân hàng luôn đảm bảo được khả năng an toàn vốn cũng như khả năng thanh toán nợ cho các chủ nợ Theo nghiên cứu của Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) thì, tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản có tương quan nghịch đến khả năng sinh lời Bên cạnh đó nghiên cứu của Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2017) cho thấy, tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho vay trên tổng tài sản có tương quan dương đến khả năng sinh lời. Xác định biến: ETA= VCSH/TTS

Theo lược khảo các tài liệu vừa thực hiện ở trên, tác giả kỳ vọng ETA càng cao thì tác động tăng đến lợi nhuận.

Giả thuyết H4: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và ổn định tài chính tỉ lệ thuận với nhau.

Chi phí hoạt động trên tổng tài sản (COSTA): là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Chi phí hoạt động càng lớn thì lợi nhuận sẽ giảm trong điều kiện thu nhập vẫn giữ nguyên Hoặc tốc độ tăng của thu nhập không bằng tốc độ tăng của chi phí hoạt động thì cũng gây ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng Theo nghiên cứu của Lepetit và cộng sự (2007), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015),

Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2017) cho thấy, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài sản và khả năng sinh lời có tương quan nghịch.

Xác định biến: COSTA= Chi phí hoạt động/ Tổng tài sản

Theo lược khảo các tài liệu vừa thực hiện ở trên, tác giả kỳ vọng COSTA càng thấp thì tác động tăng đến lợi nhuận.

Giả thuyết H5: Chi phí hoạt động trên tổng tài sản và ổn định tài chính tỉ lệ nghịch với nhau

Tiền gửi khách hàng trên tổng nợ (DLR): Tiền gửi khách hàng được xem là nguồn vốn huy động giá rẻ hơn, dễ dàng hơn so với những khoản vay từ tổ chức tín dụng, ngân hàng Nhà nước, Chính phủ, việc phát hành giấy tờ có giá Do đó, tỷ lệ này càng cao thì càng có lợi cho ngân hàng có chiến thuật quản lý tốt nguồn vốn cho vay. Theo nghiên cứu của Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) thấy, tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng nợ phải trả có tương quan dương đến khả năng sinh lời nhưng nghiên cứu của Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2017) cho thấy, tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng nợ phải trả có tương quan nghịch đến khả năng sinh lời. Xác định biến: DLR= Tiền gửi khách hàng/ Tổng nợ

Theo lược khảo các tài liệu vừa thực hiện ở trên, tác giả kỳ vọng DLR càng cao thì tác động tăng đến lợi nhuận.

Giả thuyết H6: Tiền gửi khách hàng trên tổng nợ và ổn định tài chính tỉ lệ thuận với nhau.

Thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản (Đa dạng hoá thu nhập) (INCDIV):Việc đa dạng hóa thu nhập có thể giúp các ngân hàng sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực, giảm được chi phí quản lý, chi phí hoạt động, giảm sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng khả năng cạnh tranh, từ đó làm gia tăng lợi nhuận. Ngân hàng càng đa dạng hóa thu nhập thì càng có thể tăng tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) (Syed và cộng sự, 2018; Hồ Thị Hồng Minh & Nguyễn Thị Cành, 2015).

Xác định biến: INCDIV= Thu nhập ngoài lãi/ tổng tài sản

Theo lược khảo các tài liệu vừa thực hiện ở trên, tác giả kỳ vọng INCDIV càng cao thì tác động tăng đến lợi nhuận.

Giả thuyết H7: Đa dạng hoá thu nhập và ổn định tài chính tỉ lệ thuận với nhau.

Chi phí hoạt động trên vốn chu sở h^u (COSTE): là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Chi phí hoạt động càng lớn thì lợi nhuận sẽ giảm trong điều kiện vốn chủ sở hữu vẫn không tăng Hoặc tốc độ tăng vốn chủ sở không bằng tốc độ tăng của chi phí hoạt động thì cũng gây ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng.

Xác định biến: COSTE= Chi phí hoạt động/ vốn chủ sở hữu

Giả thuyết H8: Chi phí hoạt động trên vốn chủ sở hữu tỷ lệ nghịch với ổn định tài chính

Fintech (Financial Technology, nghĩa là công nghệ tài chính): là việc ứng dụng các sáng tạo công nghệ trong việc nhận diện nhu cầu, hành vi khách hàng, thiết kế và cung cấp dịch vụ tài chính đa dạng nhằm thỏa mãn tốt nhất các tiện ích cho người tiêu dùng nhưng với chi phí rẻ hơn Khách hàng chiến lược, đối tác của Fintech rất đa dạng, có thể là ngân hàng, công ty bảo hiểm, tổ chức tài chính truyền thống và ngay cả người tiêu dùng trực tiếp Các chuyên gia đã từng dự báo làn sóng Fintech có thể sẽ quật ngã các ngân hàng hoạt động theo kiểu truyền thống, thậm chí cảnh báo rằng ngân hàng nên xem Fintech là đối thủ cạnh tranh Zetzsche và cộng sự (2019) đã chứng minh mối quan hệ giữa tài chính toàn diện, Fintech và tính bền vững, một trong những tiêu chí quan trọng trong đánh giá Các mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals) của Liên Hiệp Quốc Trong một nghiên cứu khác, Arner và cộng sự (2019) cho rằng Fintech hiện nay chính là động lực chủ yếu để phát triển tài chính toàn diện thông qua 4 trụ cột chủ yếu: (i) Số hóa hệ thống nhận diện, đơn giản hóa việc mở tài khoản và phát triển hệ thống e-KYC; (ii) Dựa vào trụ cột một để liên thông hóa các hoạt động thanh toán điện tử; (iii) Dựa vào trụ cột một và hai để phát triển các hoạt động thanh toán và dịch vụ công của chính phủ; và (iv) Số hóa các hệ thống và thị trường tài chính, tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn các hoạt động tài chính và đầu tư Mehrotra (2019) cho rằng fintech là một phương tiện của tài chính toàn diện.

Xác định biến: Fintech= Các ngân hàng ứng dụng công nghệ

Giả thuyết H9: Công nghệ tài chính và ổn định tài chính tỷ lệ thuận với nhau.

Ngày đăng: 20/09/2023, 15:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Tóm tắt các nghiên cứu trước có liên quan đến ảnh hưởng của  truyền thông công nghệ lên ổn định tài chính - (Tiểu luận) đề tài ảnh hưởng của truyền thông công nghệ và đa dạng hóa lên ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại việt nam
Bảng 2.1. Tóm tắt các nghiên cứu trước có liên quan đến ảnh hưởng của truyền thông công nghệ lên ổn định tài chính (Trang 32)
Bảng 2.2. Tóm tắt các nghiên cứu trước có liên quan đến ảnh hưởng của  đa dạng hoá lên ổn định tài chính - (Tiểu luận) đề tài ảnh hưởng của truyền thông công nghệ và đa dạng hóa lên ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại việt nam
Bảng 2.2. Tóm tắt các nghiên cứu trước có liên quan đến ảnh hưởng của đa dạng hoá lên ổn định tài chính (Trang 35)
Bảng 3.1. Quy trình nghiên cứu - (Tiểu luận) đề tài ảnh hưởng của truyền thông công nghệ và đa dạng hóa lên ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại việt nam
Bảng 3.1. Quy trình nghiên cứu (Trang 41)
Bảng 3.2. Mô tả các bi_n - (Tiểu luận) đề tài ảnh hưởng của truyền thông công nghệ và đa dạng hóa lên ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại việt nam
Bảng 3.2. Mô tả các bi_n (Trang 48)
Hình 4.1 Mức tăng trưởng GDP và lạm phát cua Việt Nam giai đoạn 2009-2021 - (Tiểu luận) đề tài ảnh hưởng của truyền thông công nghệ và đa dạng hóa lên ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại việt nam
Hình 4.1 Mức tăng trưởng GDP và lạm phát cua Việt Nam giai đoạn 2009-2021 (Trang 61)
Hình 4.2. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và trên tổng vốn chu sở h^u (ROE) giai đoạn 2009-2021 - (Tiểu luận) đề tài ảnh hưởng của truyền thông công nghệ và đa dạng hóa lên ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại việt nam
Hình 4.2. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và trên tổng vốn chu sở h^u (ROE) giai đoạn 2009-2021 (Trang 62)
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các chỉ tiêu nghiên cứu (2009 – 2021) - (Tiểu luận) đề tài ảnh hưởng của truyền thông công nghệ và đa dạng hóa lên ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại việt nam
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các chỉ tiêu nghiên cứu (2009 – 2021) (Trang 63)
Bảng 4.3: K_t quả ước lượng GLS đối với công nghệ thông tin và truyền thông tác động lên đa dạng hoá - (Tiểu luận) đề tài ảnh hưởng của truyền thông công nghệ và đa dạng hóa lên ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại việt nam
Bảng 4.3 K_t quả ước lượng GLS đối với công nghệ thông tin và truyền thông tác động lên đa dạng hoá (Trang 67)
Bảng 4.4: K_t quả ước lượng GLS đối với công nghệ thông tin và truyền thông tác động lên đa dạng hoá - (Tiểu luận) đề tài ảnh hưởng của truyền thông công nghệ và đa dạng hóa lên ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại việt nam
Bảng 4.4 K_t quả ước lượng GLS đối với công nghệ thông tin và truyền thông tác động lên đa dạng hoá (Trang 69)
Bảng 4.5: K_t quả ước lượng GLS đối với đa dạng hoá tác động lên đa dạng hoá GLS - (Tiểu luận) đề tài ảnh hưởng của truyền thông công nghệ và đa dạng hóa lên ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại việt nam
Bảng 4.5 K_t quả ước lượng GLS đối với đa dạng hoá tác động lên đa dạng hoá GLS (Trang 71)
Bảng 4.6: K_t quả ước lượng GLS đối với đa dạng hoá tác động lên đa dạng hoá GLS - (Tiểu luận) đề tài ảnh hưởng của truyền thông công nghệ và đa dạng hóa lên ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại việt nam
Bảng 4.6 K_t quả ước lượng GLS đối với đa dạng hoá tác động lên đa dạng hoá GLS (Trang 73)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w