Hàm ý chính sách cho các nước thuộc khu vực Đông Nam Á...34 Trang 4 L I M ĐẦẦUỜỞLý do lựa chọn đề tàiTăng trưởng kinh tế luôn là một trong những mục tiêu quan trọng, được mỗi quốcgia đặ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Lê Huyền Trang
Hà Nội, tháng 7 năm 2023
Trang 2M C L C Ụ Ụ
MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 7
1 Lý thuyết về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường 7
2 Tổng quan nghiên cứu 9
2.1 Nghiên cứu nước ngoài 9
2.2 Nghiên cứu trong nước 10
2.3 Khoảng trống nghiên cứu 11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT THẢI KHÍ CO2 TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á 12
1 Thực trạng tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2000-2019 12
2 Thực trạng phát thải khí CO2 tại các nước Đông Nam Á 15
3 Thực trạng tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến phát thải CO2 18
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH 22
1 Mô hình nghiên cứu 22
2 Nguồn số liệu 24
3 Mô tả thống kê các biến 24
4 Mô tả tương quan giữa các biến 25
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH 26
1 Mô hình ước lượng 26
2 Kiểm định và khắc phục khuyết tật của mô hình 26
2.1 Kiểm định bỏ sót biến 26
2.2 Kiểm định đa cộng tuyến 27
2.3 Kiểm định phương sai sai số thay đổi 27
2.4 Kiểm định tự tương quan 27
3 Kiểm định lựa chọn mô hình 28
4 Kết quả hồi quy 30
5 Khắc phục khuyết tật mô hình 31
Trang 3CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
33
1 Thảo luận kết quả ước lượng 33
2 Hàm ý chính sách 34
2.1 Hàm ý chính sách cho các nước thuộc khu vực Đông Nam Á 34
2.2 Những khuyến nghị cho Việt Nam 39
KẾT LUẬN 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
PHỤ LỤC 48
1 Phụ lục hình 48
2 Phụ lục bảng 48
Trang 4L I M ĐẦẦU Ờ Ở
Lý do lựa chọn đề tài
Tăng trưởng kinh tế luôn là một trong những mục tiêu quan trọng, được mỗi quốcgia đặt lên hàng đầu do đây được xem là chỉ số đánh giá sự phát triển của một đất nước.Các quốc gia Đông Nam Á không nằm ngoài xu thế đó, và thực tế đã gặt hái được nhiềuthành tựu quan trọng về tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua Trang The Edge Marketsdẫn đánh giá của HSBC: “Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với mộtgiai đoạn tăng trưởng yếu và lạm phát cao kéo dài, Đông Nam Á lại là một khu vực hiếmhoi nhìn thấy sự lạc quan, với các nền tảng cơ bản vững chắc, tốc độ tăng trưởng nhanh
và một tương lai tươi sáng” Báo cáo Triển vọng Đông Nam Á - 2023 của Công ty dịch
vụ bất động sản toàn cầu - Cushman & Wakefield vừa công bố ngày 12/4 cho biết, Khuvực Đông Nam Á được kỳ vọng sẽ trở thành khu vực tăng trưởng kinh tế hàng đầu, vớitốc độ tăng trưởng tại khu vực dự kiến đạt 4,7% năm 2023, tiệm cận với mức tăng 5%hàng năm trong giai đoạn trước đại dịch
Tuy vậy, với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh đồng thời cũng sẽ đi đôi với nhữngthách thức đặt ra cho môi trường Biến đổi khí hậu đang ngày càng trở nên trầm trọng vàdần trở thành một vấn đề nóng bỏng, thu hút sự quan ngại của các nhà môi trường, cácnhà hoạch định chính sách Theo MGI đánh giá, Đông Nam Á có khả năng phải đối mặtvới hậu quả của biến đổi khí hậu nặng nề hơn so với các khu vực khác trên thế giới, làmột trong những khu vực có nguy cơ cao nhất thế giới khi nói đến sự nóng lên toàn cầunói chung và mực nước biển dâng nói riêng Đáng chú ý, lượng khí thải CO2 tại ĐôngNam Á đang tăng nhanh hơn tất cả các khu vực khác trên thế giới, và đe dọa sẽ gây ra lũlụt, hạn hán trầm trọng hơn cũng như các mất mát đáng kể về kinh tế Hãng Bloomberg
dẫn số liệu của Ngân hàng Thế giới cho biết lượng khí thải CO2 từ nhiên liệu hóa thạchtại Đông Nam Á trong giai đoạn 1990 - 2010 nhảy vọt ở mức 227%, so với 181% ở khuvực gây ô nhiễm thứ nhì là Nam Á và 12% ở Bắc Mỹ Trong bối cảnh đó, bài toán đặt ra
là cần hiểu rõ về mối quan hệ giữa các tăng trưởng kinh tế và các vấn đề môi trường,nhằm đưa ra những quyết sách phù hợp để tăng cường những tác động tích cực cũng nhưgiảm thiểu những hệ lụy tiêu cực, với mục tiêu phát triển bền vững
Xuất phát từ những lý luận và cơ sở thực tiễn trên, nhóm nghiên cứu quyết địnhlựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế đến lượng khí thải CO2 tại khu vựcĐông Nam Á giai đoạn 2000 - 2019” làm nội dung nghiên cứu cho bài tiểu luận
Trang 5Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, cơ sở lý thuyết về tác động của tăng trưởng kinh tế đến lượng phát thảikhí CO2
Thứ hai, phân tích thực trạng ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế đến lượng khíthải CO2 tại khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 2000 - 2019
Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực và tăngcường những tác động tích cực của tăng trưởng kinh tế đối với lượng phát thải khíCO2 tại khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tăng trưởng kinh tế
Phạm vi lãnh thổ: 11 quốc gia khu vực Đông Nam Á
Phạm vi thời gian: từ năm 2000 đến năm 2019
Phương pháp nghiên cứu
Trong bài tiểu luận của mình, nhóm đã sử dụng những phương pháp:
Phương pháp thu thập dữ liệu: Số liệu được thu thập từ những báo cáo về tăngtrưởng kinh tế và lượng phát thải khí CO2 tại khu vực Đông Nam Á trong khoảngthời gian từ năm 2000 - 2019
Phương pháp phân tích dữ liệu: Bài báo cáo phân tích số liệu đã thu thập thôngqua phần mềm STATA với mô hình hồi quy gộp POLS để làm rõ ảnh hưởng củatăng trưởng kinh tế đến lượng khí thải CO2
Kết cấu đề tài
Nội dung của đề tài có kết cấu gồm 5 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng tăng trưởng kinh tế và phát thải khí CO2 tại các quốc gia Đông
Nam Á
Chương 3: Xây dựng mô hình
Chương 4: Kết quả ước lượng và kiểm định
Chương 5: Thảo luận kết quả ước lượng và hàm ý chính sách
Trang 6Nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thạc sỹ Lê Huyền Trang, giảngviên bộ môn Kinh tế môi trường đã hướng dẫn, góp ý giúp nhóm tác giả hoàn thành tốtnhất bài tiểu luận này Mặc dù có nhiều cố gắng và nỗ lực song do hạn chế về thời gian,tài liệu và kinh nghiệm nên bài nghiên cứu của nhóm không tránh khỏi sai sót Vì vậy,chúng em rất mong nhận được nhận xét và góp ý của cô để nghiên cứu của nhóm đượchoàn thiện hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!
Trang 7-Kinh tế môi
3
Demo KTMT đề 2 DEMO đề thi
-Kinh tế môi
4
Đúng sai giải thích và bài tập tự luận
13
Trang 8CH ƯƠ NG 1: C S LÝ THUYẾẾT VÀ T NG QUAN NGHIẾN C U Ơ Ở Ổ Ứ
1 Lý thuyết về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường
Lý thuyết đường cong Kuznets về môi trường
Lý thuyết đường cong Kuznets mô tả mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và vấn
đề bất bình đẳng thu nhập, được đề xuất bởi Simon Kuznets tại cuộc họp thường niên lầnthứ 67 của Hiệp hội Kinh tế Châu Mỹ vào tháng 12/1954 Lý thuyết này mô tả mối quan
hệ giữa phát triển kinh tế và bất bình đẳng thu nhập, trong đó bất bình đẳng thu nhập tăngtrong các giai đoạn đầu của tăng trưởng kinh tế và tình trạng này sẽ giảm nhờ vào phânphối lại khi thu nhập đạt đến một ngưỡng nhất định Đến năm 1991, đường cong Kuznetstrở thành một phương tiện để mô tả mối quan hệ giữa chất lượng môi trường và thu nhậpđầu người theo thời gian Các nhà kinh tế đã sử dụng các dữ liệu về môi trường cũng nhưthu nhập đầu người ở các quốc gia để nghiên cứu về mối quan hệ này Nhiều bằng chứng
đã cho thấy, mức độ suy thoái môi trường và mức thu nhập đầu người cũng tuân theo quyluật đường cong U ngược Kuznets: suy thoái môi trường sẽ gia tăng trong các giai đoạnđầu của phát triển, nhưng cuối cùng sẽ đạt đến đỉnh hay ngưỡng chuyển đổi (turningpoint) và bắt đầu giảm khi mức thu nhập vượt một ngưỡng nào đó Đây được gọi làđường cong môi trường Kuznets (Environmental Kuznets Curve - EKC)
Lý thuyết đường cong Kuznets bắt đầu được ứng dụng trong các phân tích liênquan đến kinh tế học môi trường từ đầu những năm 1990 Nghiên cứu của Grossman vàKrueger (1991) về các tác động tiềm tàng của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ(NAFTA) đã góp phần phổ biến rộng rãi thuật ngữ EKC trong Báo cáo phát triển củaNgân hàng Thế giới 1992 Theo đó, tăng trưởng kinh tế không phải là mối đe dọa, mà nó
là phương tiện nhằm cải thiện môi trường trong tương lai Cụ thể, ô nhiễm môi trườngtăng lên trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, tuy nhiên qua một mốc thu nhập nào đó,chất lượng môi trường được cải thiện và mức độ các chất thải giảm dần Như vậy, mốiquan hệ giữa các biến về phát triển kinh tế và biến suy giảm chất lượng môi trường cóhình dạng U ngược khi được biểu diễn trong Hình 1
Kinh tế môi
Pollution Haven Hypothesis
Kinh tế môi
9
Trang 9Hình 1.1: Đường cong môi trường Kuznets
Nguồn: Thông tin khoa học Thống kê Số 3/2020
Nghiên cứu của David I Stern (2004) lý giải cho các nhánh đối nghịch nhau củađường EKC dựa vào 4 đặc tính kinh tế là quy mô sản xuất, cơ cấu ngành kinh tế, thay đổiđầu vào và phát triển công nghệ, cụ thể như sau:
a) Quy mô sản xuất: Thông thường, các luận giải kinh tế giả định quy mô sản xuất tăng1% kéo theo lượng chất thải tăng thêm 1%, vì tỷ lệ đầu vào và đầu ra cũng như côngnghệ không đổi Tuy nhiên trên thực tế, một mô hình sản xuất có thể đạt hiệu quả hoặckhông đạt hiệu quả theo quy mô Một vài công nghệ xử lý ô nhiễm không phát huy hếtkhả năng đối với lượng sản xuất ít, nhưng đạt hiệu quả cao ở các mức sản xuất nhiều.Điều này trùng khớp với các giai đoạn đầu và sau khi tăng trưởng của các nền kinh tế.b) Cơ cấu ngành kinh tế: Về cơ bản, giai đoạn đầu phát triển kinh tế của một quốc gia gắnliền với việc chuyển dịch từ các ngành nông nghiệp sang công nghiệp nặng, với đặc thù
là thâm dụng tài nguyên và xả thải nhiều Ở các giai đoạn sau, nền kinh tế tập trung pháttriển dịch vụ và công nghiệp nhẹ, kéo theo nhu cầu ít hơn về năng lượng và dẫn tới mức ônhiễm giảm
c) Thay đổi đầu vào: Theo từng tiến trình phát triển kinh tế, các đầu vào ít gây tổn hạimôi trường dần thay thế các đầu vào gây nhiều tổn hại cho môi trường, ví dụ như sự xuấthiện của khí ga tự nhiên đã dần thay thế than đá
d) Phát triển công nghệ: Các nền kinh tế phát triển cao đủ điều kiện để nghiên cứu và cho
ra đời những cải tiến công nghệ làm tăng năng suất và sản lượng, với đầu vào không đổihoặc thậm chí ít hơn Từ đó, lượng chất thải trên mỗi đơn vị đầu ra giảm, cho dù đây cóthể không phải là mục tiêu chính trong thiết kế Đặc biệt, các công nghệ
Trang 10được phát minh chủ đích nhằm giảm thải trong quá trình vận hành, càng làm giảm lượngchất thải giảm đi, dẫn đến hiệu quả thực sự đối với môi trường.
Tựu trung lại, 4 yếu tố kinh tế trên cung cấp cơ sở và luận cứ xác đáng cho các nhàkinh tế tin tưởng vào đường EKC
2 Tổng quan nghiên cứu
2.1 Nghiên cứu nước ngoài
Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế và xã hội đến phát thải khí CO đang trở thành2một vấn đề nóng hổi, nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong thời giangần đây
Bekun và cộng sự (2019) tiến hành nghiên cứu tại các quốc gia EU trong giai đoạn
từ năm 1996 - 2014, chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế và việc sử dụng năng lượng không táitạo làm tăng lượng khí thải CO2 ở các nước này Halkos và Gkampoura (2021) khám phámối liên hệ giữa tiêu thụ năng lượng, lượng khí thải CO2 và tăng trưởng kinh tế ở 119quốc gia với các mức thu nhập khác nhau Nghiên cứu chỉ ra rằng lý thuyết đường congKuznets về môi trường (EKC) là đúng đối với các quốc gia có thu nhập cao và thu nhậptrung bình cao, nhưng không đúng đối với các quốc gia có thu nhập trung bình thấp vàthu nhập thấp Raihan và Tuspekova (2022) báo cáo tác động cùng chiều của tăng trưởngkinh tế và sử dụng năng lượng nhiên liệu hóa thạch đối với lượng khí thải CO2 ởKazakhstan giai đoạn từ năm 1996 - 2018 Trong khi đó, với trường hợp Singapore,Raihan và Tuspekova (2022) chỉ ra rằng kinh tế tăng trưởng 1% sẽ dẫn đến giảm 0,99%lượng khí thải CO2 trong giai đoạn từ năm 1990 - 2019 Phân tích bộ dữ liệu từ năm
1990 - 2016 ở Ấn Độ, Bekun (2022) chỉ ra việc sử dụng năng lượng với mục đích tăngtrưởng kinh tế có tác động cùng chiều với đối với lượng khí thải CO2
Nhiều nhà kinh tế môi trường đã ủng hộ quan điểm rằng tự do hóa thương mại cótác động tích cực đối với chất lượng môi trường (Tsai, 1999) Dựa trên một mẫu hơn 50quốc gia trong giai đoạn từ năm 1970 - 1990, Taskin và Zaim (2001) báo cáo rằng mởcửa thương mại có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến chất lượng môi trường Trái ngược,Suri và Chapman, (1998), Abler và cộng sự (1999) cho rằng mở cửa thương mại có hạicho môi trường Jun và cộng sự (2020) chứng minh rằng thương mại quốc tế đã làm trầmtrọng thêm tình trạng ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc tương tự như kết luận của Liu vàcộng sự (2012)
Alkhanthalan và Javid (2013) đưa ra kết luận rằng mức tiêu thụ năng lượng cao lànguyên nhân trực tiếp của sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu trong các nền kinh tếtrên thế giới, điều này gián tiếp làm giảm HDI Do đó, mức độ ảnh hưởng của năng lượng
và phát thải khí CO2 đối với HDI cần được sự quan tâm hơn nhằm hướng đến phát triển
Trang 11kinh tế bền vững, đồng thời tiêu thụ năng lượng có ảnh hưởng đến HDI cả trực tiếp lẫngián tiếp Nghiên cứu của Wu và cộng sự (2012) chỉ ra rằng các quốc gia phát triển cómức tiêu thụ năng lượng bình quân đầu người thấp nhưng lại có chỉ số HDI cao, ngượclại, các quốc gia đang phát triển lại có mối tương quan thuận chiều giữa HDI và mức độ
sử dụng năng lượng bình quân trên đầu người Bên cạnh đó, Steinberger và Roberts(2010) khẳng định rằng tại một mức tiêu thụ năng lượng nhất định sẽ dẫn đến HDI tăngliên tục theo thời gian Nói một cách khác, HDI sẽ tăng cùng với mức độ tăng lên của tiêuthụ năng lượng, tuy nhiên, một quốc gia đạt được sự phát triển HDI ở một mức độ nhấtđịnh thì mức độ tiêu thụ năng lượng sẽ giảm Do đó, mối quan hệ giữa năng lượng vàphát triển con người phụ thuộc vào mức độ phát triển của các quốc gia
Một số nghiên cứu cho rằng FDI làm tăng lượng khí thải CO2, ví dụ như nghiêncứu vào năm 2017 của Liu và cộng sự Cùng đưa ra kết luận này còn có Kivyiro vàArminen (2014), khi phân tích chuỗi thời gian từ năm 1971 đến năm 2009 cho sáu quốcgia Châu Phi cận Sahara, đã cho rằng lượng khí thải CO2 và FDI có mối quan hệ cùngchiều Ủng hộ cho kết quả của Kivyiro và Arminen (2014), Seker và cộng sự (2015) đãkhám phá vai trò của FDI đối với phát thải CO2 trên đầu người ở Thổ Nhĩ Kỳ từ năm
1974 đến năm 2010 với mô hình ARDL Tác giả nhận thấy rằng tác động lâu dài của FDIđối với phát thải CO2 là dương nhưng tương đối nhỏ Tại Bangladesh, Sarker và cộng sự(2016) đã xác nhận giả thuyết về “nơi ẩn giấu ô nhiễm” của FDI ở Bangladesh từ năm
1978 đến 2010 Gần đây, To và cộng sự (2019) đã tìm thấy mức độ suy thoái môi trường
do FDI trong trường hợp các quốc gia mới nổi Châu Á trong giai đoạn 1980- 2016 Tráilại, nhiều tác giả cũng nhận định FDI góp phần cải thiện các vấn đề môi trường (Zhang
và Zhou, 2016; Mert và Boluk, 2016) Rafique và cộng sự (2020) điều tra tác động củaFDI đối với phát thải carbon ở các nước thành viên BRICS, với dữ liệu từ năm 1990 đếnnăm 2017 Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng FDI ở các nước BRICS có mối liên hệ tiêucực và có ý nghĩa thống kê về lâu dài với phát thải CO2 Tương tự, Islam và cộng sự(2021) nghiên cứu tác động của FDI đối với phát thải CO2 ở Bangladesh trong giai đoạn
từ năm 1972 - 2016 khẳng định FDI góp phần làm giảm phát thải CO2, từ đó nâng caochất lượng môi trường
2.2 Nghiên cứu trong nước
Trong bài nghiên cứu “Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế và xã hội đến phát thảiCO2 tại các quốc gia phát triển và đang phát triển” được đăng trên Tạp chí Khoa học &Đào tạo Ngân hàng, Đào Bích Ngọc và nhóm tác giả đã chỉ ra được các nhân tố ảnhhưởng đến sự phát thải khí CO2 bao gồm tăng trưởng kinh tế, sử dụng năng lượng tái tạo,
sự gia tăng dân số và chất lượng thể chế trong giai đoạn từ năm 1995 - 2015 Bài nghiêncứu đã khẳng định tính đúng đắn của lý thuyết đường cong Kuznets: khi các nước phát
Trang 12triển kinh tế đến một mức nào đó, môi trường sẽ được cải thiện nhờ sự phát triển củacông nghệ và chính sách bảo vệ môi trường Tuy nhiên, nghiên cứu chưa chỉ ra được ảnhhưởng của độ mở của nền kinh tế và FDI đến sự phát thải CO2 ở các nước phát triển vàđang phát triển
Nghiên cứu “Phân tích tác động của ICT, GDP và REN đến khí thải CO2 tại ViệtNam” của Hoàng Thị Xuân, Ngô Thái Hưng khám phá tác động của công nghệ thông tin– truyền thông (ICT), tăng trưởng kinh tế (thể hiện ở chỉ số GDP) và năng lượng tái tạo(REN) đến khí thải CO2 tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 - 2020 Kết quả thựcnghiệm cho thấy GDP tác động đồng biến, trong khi đó REN tác động nghịch biến đếnkhí thải CO2 trên hầu hết các phân vị khác của phân bố khí thải CO2 Đặc biệt, nghiêncứu chỉ ra rằng ICT tác động vừa đồng biến vừa nghịch biến đến CO2 trên toàn phân vịcủa ICT Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực về hoạt động kinh tế và môi trường,
mở đường cho phân tích chuyên sâu cho những nỗ lực cải thiện chất lượng môi trườngtrong tương lai
Trong bài nghiên cứu “Phân tích mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng, phát thảikhí CO2 và HDI tại một số quốc gia châu Á” của mình, Trần Văn Nguyện và cộng sự đãgợi ý một phương pháp thích hợp hơn để phân tích mối quan hệ giữa năng lượng, khí thảiCO2 và chỉ số phát triển con người Thành tựu lớn nhất của nghiên cứu là chỉ ra sự tănglên trong chỉ số phát triển con người đi cùng mức tiêu thụ năng lượng ít hơn ở nhóm quốcgia có thu nhập cao so với nhóm quốc gia có thu nhập trung bình Kết quả nghiên cứucho thấy tiêu thụ năng lượng và phát thải khí CO2 không có ý nghĩa thống kê làm thayđổi chỉ số phát triển con người trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài chúng góp phần đáng kểnâng cao phát triển con người Nói chung, tiêu thụ năng lượng góp phần làm suy thoáimôi trường, đồng thời có ảnh hưởng lớn đến tăng chỉ số phát triển con người, tuy nhiên,tiêu thụ năng lượng cao không có ý nghĩa thống kê đóng góp vào việc duy trì chỉ số pháttriển con người cao trong ngắn hạn Nhóm nghiên cứu khuyến nghị các nhà hoạch địnhchính sách nên xem xét mối quan hệ giữa chúng nhằm hướng đến phát triển bền vững vàbảo vệ môi trường
2.3 Khoảng trống nghiên cứu
Các nghiên cứu trên đã đề cập đến ảnh hưởng của các nhân tố thể hiện tăng trưởngkinh tế tới lượng phát thải khí CO2 cùng những hàm ý chính sách với từng quốc gia cụthể Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu chỉ cho thấy một khía cạnh yếu tố riêng mà không làmnổi bật cụ thể các yếu tố khác, chưa cung cấp cho người đọc một cái nhìn toàn cảnh vềvấn đề và luôn nghiên cứu ở một phạm vi khá rộng Bên cạnh đó, những nghiên cứu nàychưa giải đáp hết được câu hỏi về mức độ tác động của từng yếu tố tới mô hình Từnhững hạn chế đã nêu, nhóm chúng tôi lựa chọn nghiên cứu vấn đề này trên phạm vi 11
Trang 13nước trong khu vực Đông Nam Á để có thể tìm ra mối quan hệ giữa các nhân tố thuộc vềtăng trưởng kinh tế tác động tới lượng khí thải CO2 giai đoạn 2000 - 2019, từ đó đưa ranhững kiến nghị và giải pháp nhằm khắc phục vấn đề.
Trang 14CH ƯƠ NG 2: TH C TR NG TĂNG TR Ự Ạ ƯỞ NG KINH TẾẾ VÀ PHÁT TH I KHÍ CO2 T I Ả Ạ CÁC QUỐẾC GIA ĐỐNG NAM Á
1 Thực trạng tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2000-2019
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sảnxuất trong một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, là một chỉ số được sử dụng để đolường quy mô của một nền kinh tế Tổng GDP kết hợp của mười quốc gia thành viênASEAN (AMS) được định giá 3,2 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2019 Điều này đặtASEAN, nói chung, là nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới, sau Hoa Kỳ (21,4 nghìn tỷ
đô la Mỹ), Trung Quốc (14,4 nghìn tỷ USD), Nhật Bản (5,1 nghìn tỷ USD) và Đức (3,9nghìn tỷ USD) (Hình 2.1)
Hình 2.1: Top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2019 (đơn vị: nghìn tỉ)
Nguồn: Ban Thư ký ASEAN, ASEANstats
Trong giai đoạn được khảo sát từ 2000-2019, theo tạp chí ASEAN Key Figuresđược phát hành bởi Bộ phận thống kê thuộc Ban Thư ký ASEAN, bảng số liệu sau chothấy sự đa dạng về quy mô kinh tế giữa các thành viên ASEAN: với Indonesia là lớnnhất, chiếm 35,4% GDP của khu vực Năm 2019, tiếp theo là Thái Lan (17,2%),Philippines (11,9%) và Singapore (11,8%)
GDP của ASEAN đã có xu hướng tích cực trong suốt giai đoạn 2000-2019, bấtchấp khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009 (Hình 2.2) Tổng GDP của khu vực năm
2019 đã tăng gấp đôi so với một thập kỷ trước (1,6 USD nghìn tỷ năm 2008) và gần gấpnăm lần giá trị năm 2000 (0,6 nghìn tỷ USD) Xu hướng tương tự cũng được quan sát
Trang 15thấy đối với GDP bình quân đầu người của ASEAN, đạt 4.827,4 đô la Mỹ vào năm 2019,
so với năm 2010 là 3.313,6 đô la Mỹ, và hơn bốn lần giá trị của nó vào năm 2000(1.200,3 đô la Mỹ) Tỷ trọng của ASEAN trong GDP danh nghĩa thế giới tăng từ 2,5%năm 2008 (là nền kinh tế lớn thứ mười hai) lên 3,7% năm 2019 (lớn thứ năm)
Hình 2.2: Thống kê GDP của ASEAN (nghìn tỷ USD) và GDP bình quân đầu người
(USD) giai đoạn 2000-2019
Nguồn số liệu: Ban Thư ký ASEAN, ASEANstats database
Hình 2.3: Thống kê tổng GDP của các thành viên ASEAN trong giai đoạn 2000-2019
(đơn vị: triệu USD)
Nguồn: ASEANstats database
Trang 16Tăng trưởng GDP thực tế là so sánh hàng năm về giá trị của tất cả hàng hóa vàdịch vụ được sản xuất trong một nền kinh tế được biểu thị bằng giá của năm cơ sở Tronglúc giai đoạn 2000-2019, kinh tế ASEAN tăng trưởng ổn định, trung bình tăng trưởnghàng năm 5,7% (Bảng 2.1) Trong số AMS, Myanmar, Lào, và Campuchia ghi nhận mứctăng trưởng GDP cao nhất, với mức tăng trưởng trung bình hàng năm là lần lượt là13,2%, 7,7% và 7,6%.
Bảng 2.1: Tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế giai đoạn 2000-2019 (đơn vị: %)
Nguồn: ASEANstats database
Nhìn vào tăng trưởng GDP hàng quý được công bố gần nhất của bảy nướcASEAN, các quốc gia thành viên trong khoảng thời gian từ tháng 1 – tháng 6 năm 2020(Hình 2.4), tác động của COVID-19 được chiếu chủ yếu ở Malaysia (-17,1%),Philippines (-16,5%), Singapore (-13,2%), Thái Lan (-12,2%), tiếp theo là Indonesia (-5,3%) Chỉ có Việt Nam và Brunei Darussalam có tốc độ tăng trưởng dương với tươngứng là 0,4% và 2,8%
Trang 17Hình 2.4: Tỷ lệ tăng trưởng GDP của 7 nước thành viên ASEAN theo quý
Nguồn: ASEANstats database
Tổng quan, bất chấp tình hình kinh tế ảm đạm hiện nay, Đông Nam Á vẫn rất hấpdẫn đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và một số ngành có vẻ sẽ phát triển thịnhvượng vào năm 2023 Xu hướng dòng vốn chảy vào các lĩnh vực then chốt, chẳng hạnnhư công nghệ, sản xuất và phát triển cơ sở hạ tầng, sẽ có khả năng xảy ra tiếp tục trongkhi việc 'mở cửa trở lại' của Trung Quốc sẽ mang lại sự thúc đẩy rất cần thiết cho ngành
du lịch và lữ hành từ quý hai (quý 2 năm 2023)
Khu vực này đang trên đường trở thành thị trường duy nhất (single market) lớnnhất thế giới vào năm 2030 Điều này được phản ánh trong dòng vốn đầu tư tiếp tục ởmức cao trong những năm gần đây Các quốc gia ASEAN đang ngày càng cởi mở hơnvới thương mại quốc tế, từng bước dỡ bỏ các rào cản đối với thương mại và đầu tư trong
và ngoài khu vực
Sự tăng trưởng của các nền kinh tế bản địa ở Đông Nam Á cũng mang đến mộtmôi trường sinh lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài, cũng như quy mô tuyệt đối củadân số và lực lượng lao động trong khu vực
Cuối cùng, khu vực ASEAN đã được hưởng lợi và có thể sẽ tiếp tục hưởng lợi từ
vị trí địa chính trị đặc quyền Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các siêu cường, Mỹ
và Trung Quốc, đã thúc đẩy cả hai quốc gia tăng cường quan hệ với khu vực
2 Thực trạng phát thải khí CO2 tại các nước Đông Nam Á
Trang 18Hình 2.5: Lượng khí thải Carbon Dioxide tại lãnh thổ Đông Nam Á theo từng thành viên
trong giai đoạn 1960-2021 (đơn vị: triệu tấn)
Nguồn: Statista 03/02/2023
Trên đây là thống kê lượng khí thải CO2 mà các quốc gia ASEAN đã phát ra môitrường Có thể thấy rằng, lượng khí phát thải gia tăng một cách nhanh chóng với tốc độtăng dần qua các năm
Đỉnh điểm, hãng Bloomberg ngày 14/01/2016 dẫn số liệu của Ngân hàng Thế giớicho biết lượng khí thải CO2 từ nhiên liệu hóa thạch tại Đông Nam Á trong giai đoạn
1990 - 2010 nhảy vọt ở mức 227%, so với 181% ở khu vực gây ô nhiễm thứ nhì là Nam
Á và 12% ở Bắc Mỹ Tỷ lệ khí thải trên bình quân thu nhập đầu người tại khu vực nàycũng tăng nhanh nhất thế giới trong giai đoạn 1990-2010, ở mức 157%
Theo báo cáo của Bain & Company và Temasek dựa trên những số liệu đầu vào từMicrosoft, Đông Nam Á vẫn đang ở mức phát thải 3 triệu tấn carbon dioxide từ khoảng
647 triệu xe ô tô trên đường mỗi năm Bên cạnh đó, chiến lược đầu tư để giảm phát thảikhí carbon của một số nước chưa đạt được hiệu quả Hiện nay, mức đầu tư đang ít hơn 20triệu USD so với tiêu chuẩn là tương đương từ 1 đến 3 nghìn tỷ USD để thực hiện giảmphát thải khí carbon Ngoài ra, một thách thức lớn đối với một số nước Đông Nam Átrong việc đối phó với biến đổi khí hậu là quá trình đô thị hóa nhanh tại các vùng venbiển dẫn tới việc bảo vệ môi trường khó khăn Báo cáo của Bain & Company và Temasek
Trang 19cho rằng mức đầu tư cần phải được nâng lên gấp 15-20 lần cho tới năm 2030 để hoànthành mục tiêu giảm thải carbon dioxide trong tương lai
Thêm vào đó, theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), năm 2020, 40% lượng khíthải của Đông Nam Á đến từ hoạt động sản xuất điện, tiếp theo là từ lĩnh vực côngnghiệp (29%) và giao thông đường bộ (18%) Các đơn vị đi đầu trong ngành điện giữ vaitrò tiên phong trong hành trình giảm phát thải carbon Tất cả các công nghệ cần thiết chogiảm phát thải carbon hiện nay đều đã được thương mại hóa và Đông Nam Á là khu vựcđược hưởng lợi từ sự đa dạng các nguồn năng lượng tái tạo, bao gồm thủy điện, điện gió,điện mặt trời, năng lượng sinh học và địa nhiệt
Nhắm tới mục tiêu “Net zero” và có nhiều thông tin hơn về những lợi ích tiềmnăng mà cơ chế định giá carbon có thể mang lại, các quốc gia ASEAN đang tích cực xemxét các sáng kiến của các cơ chế định giá carbon nhằm thúc đẩy chính phủ và doanhnghiệp hướng tới việc giảm lượng khí thải
Trong số các quốc gia ASEAN, Singapore gần đây nhất đã nêu sáng kiến tạo ra cơchế định giá carbon bằng cách đưa ra thuế carbon vào năm 2019 với mức 5 SGD (3,7USD)/tCO2e (tấn CO2 tương đương) Thuế được áp dụng thống nhất trên tất cả các lĩnhvực, bao gồm cả những lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng cũng như những lĩnh vực liênquan đến thương mại nhằm tạo ra mức giá công bằng, nhất quán và minh bạch trong toàn
bộ nền kinh tế Quốc gia này bày tỏ ý định chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp, tiếtkiệm năng lượng và coi thuế là cách hiệu quả về mặt kinh tế để thực hiện điều đó
Ở những nơi khác trong khu vực, các quốc gia thành viên đã xem xét khả năng ápdụng các cơ chế định giá riêng dưới hình thức thuế, thị trường carbon tự nguyện và các
kế hoạch mua bán khí thải Đầu năm 2022, Indonesia thông báo kế hoạch áp dụng thuếcarbon riêng ở mức 30 rupiah (0,19 xu Mỹ)/tCO2e thông qua chương trình thí điểm nhằmvào các nhà máy đốt than
Thái Lan giới thiệu thị trường carbon có tên FTIX do Liên đoàn Công nghiệp TháiLan điều hành Nền tảng này bao gồm 12.000 công ty tư nhân trong 45 lĩnh vực, chophép các công ty và cơ quan chính phủ mua bán tín chỉ carbon, theo dõi lượng khí thảibằng bảng điều khiển trực tuyến Chương trình bù đắp carbon của Thái Lan cũng đã đượcphát triển để cho phép các tổ chức khu vực công và tư nhân bù đắp lượng khí thải Quốcgia này hiện đang phát triển một kế hoạch mua bán khí thải tự nguyện được thí điểm.Tại Malaysia, các cơ chế định giá carbon hiện đang tồn tại dưới hình thức thựchành Định giá Carbon nội bộ (ICP) được duy trì bởi ba công ty lớn, bao gồm Tập đoànSunway, Ngân hàng CIMB và Ngân hàng Malayan Bank Berhad (Maybank) Mỗi công tyđều có cơ chế định giá carbon được áp dụng cho lượng khí thải nằm dưới sự kiểm soát
Trang 20nội bộ của họ Tập đoàn Sunway có mục tiêu năng lượng gắn liền với Đơn vị Kinh doanh(BU) cụ thể và nếu mục tiêu bị vượt quá, doanh thu của công ty sẽ bị khấu trừ 15 RM(3,38 USD)/tCO2e theo ICP.
Malaysia hiện không có thuế carbon riêng mặc dù đang xem xét khả năng áp dụngloại thuế này để cải thiện ngân sách quốc gia Tuy nhiên, nước này có Thị trường carbon
tự nguyện (VCM) do sàn giao dịch chứng khoán Malaysia (Bursa Malaysia) phát triển,
dự kiến sẽ bắt đầu giao dịch vào cuối năm 2022 VCM nhằm hỗ trợ tài chính cho các dự
án giảm phát thải khí nhà kính và các khoản tín chỉ carbon bắt nguồn từ các giải pháp vàcông nghệ thân thiện với môi trường để đạt được mục tiêu này
Việt Nam cũng đang tập hợp các kế hoạch để giới thiệu các cơ chế định giá carbonriêng trong những năm tới, phần lớn sẽ tập trung vào cơ chế mua bán khí thải Trong khi
đó, Philippines đang xem xét khả năng áp dụng thuế carbon vào nền kinh tế của mình.Các sáng kiến trên cho thấy các quốc gia ASEAN đang tích cực xem xét tiềm năngcủa các cơ chế định giá carbon để thúc đẩy chính phủ và doanh nghiệp hướng tới việcgiảm lượng khí thải Do đó, có tiềm năng to lớn cho những nỗ lực hợp tác và cam kếtnhiều hơn để giới thiệu các cơ chế này trong ASEAN
Những cách tiếp cận như trên kỳ vọng sẽ cải thiện hiệu quả, tính thanh khoản vàtính minh bạch của thị trường carbon, cho phép đạt được hiệu quả cao hơn ở các quốc giathành viên Ngoài ra còn hướng tới mục tiêu đưa lượng phát thải ròng của các nước ĐôngNam Á về 0 trong năm 2050
3 Thực trạng tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến phát thải CO2
Biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường ảnh hưởng đến tình trạng của nền kinh tếbền vững, ảnh hưởng đến cả các tổ chức tài chính và phi tài chính [Haigh 2011; Sullivan2014; Ozili, 2020] Tác động tiêu cực tiềm ẩn của biến đổi khí hậu đối với hoạt động kinh
tế được thể hiện qua rủi ro khí hậu dẫn đến tác động bất lợi đến sinh kế và phúc lợi củacon người Quản lý rủi ro khí hậu và đối mặt với tổn thất và thiệt hại hàm ý các quyếtđịnh xã hội, quản lý chủ động và khả năng dự đoán các biến động khí hậu liên quan đếnphát thải khí nhà kính trong tương lai và tất nhiên, đối với toàn bộ mô hình phát triển vàbình đẳng kinh tế xã hội Khí thải từ ngành công nghiệp của con người là nhân tố chínhgây ra biến đổi khí hậu và là một trong những thách thức cấp bách nhất của thế giới.Nồng độ carbon dioxide trong khí quyển tăng lên hàng năm và ngay cả khi năng lượng làđộng lực cơ bản của sự phát triển kinh tế, sự phát triển của nhu cầu ở các giai đoạn pháttriển kinh tế khác nhau đòi hỏi một giải pháp khả thi cho các vấn đề môi trường Theo tìmhiểu tài liệu, có nhiều cách tiếp cận khác nhau và các giả thuyết khác nhau liên quan đếnmối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ô nhiễm môi trường Một mặt, người ta thấy
Trang 21rằng tình trạng chất lượng môi trường bị ảnh hưởng bởi mức thu nhập bình quân đầungười, điều này tạo ra những thay đổi trong chính sách môi trường và hợp pháp hóa giảđịnh rằng thu nhập bình quân đầu người càng cao thì suy thoái môi trường càng cao Mặtkhác, người ta cho rằng khả năng quản lý tình hình khí hậu phụ thuộc vào mức độ tăngtrưởng kinh tế và bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tình trạng của khu vực tài chính, các thể chếđược thiết kế tốt, hệ thống vệ sinh y tế và trình độ giáo dục Ở các quốc gia ASEAN, cácvấn đề môi trường ngày càng leo thang và ngay cả khi các chính sách môi trường đượctriển khai đã mang lại một số lợi ích, việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên gắn liền vớităng trưởng kinh tế vẫn tiếp tục gây áp lực lên môi trường và dẫn đến những thách thức
và tổn thương mới ở các khu vực biến đổi khí hậu
Thực tế cho thấy rằng, tăng trưởng kinh tế là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ quốcgia nào, nhưng nó lại mang lại nhiều hệ quả sinh thái Do đó, có một dòng nghiên cứuđang phát triển để kiểm tra mối liên hệ giữa phát thải CO2 và tăng trưởng kinh tế Đườngcong Kuznets về môi trường xác nhận mối liên hệ hình chữ U lộn ngược giữa Tăngtrưởng kinh tế và phát thải CO2 và tuyên bố rằng các quốc gia có thu nhập trung bình chothấy mối liên hệ tích cực giữa phát triển kinh tế và phát thải carbon vì họ chủ yếu sử dụngcác nguồn năng lượng hóa thạch làm nguồn năng lượng chính làm tăng phát thải CO2[Ganda F 2019] Tuy nhiên, các nước phát triển cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữaTTKT và phát thải CO2 vì TTKT cao ở những nước đó dẫn đến thu nhập tăng thêm đểngười dân chuyển sang các sản phẩm thân thiện với môi trường và đổi mới công nghệtheo định hướng sinh thái dẫn đến lợi ích cho thiên nhiên [Katircioglu S T and Taspinar N2017] Ngược lại, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng đường cong Kuznet không phảilúc nào cũng hợp lệ và trong một số bối cảnh, kết quả không thuyết phục hoặc mang lạikết quả gây tranh cãi Ví dụ, các học giả lập luận rằng giai đoạn phát triển của đất nước,mối liên kết chính trị giữa các quốc gia, sự khác biệt trong khu vực, sự phụ thuộc giữacác nền văn hóa và sự phụ thuộc giữa các ngành cũng là những yếu tố chính cần đượcxem xét khi thảo luận về mối liên hệ giữa TTKT và phát thải CO2 [Shahbaz M, Zakaria
M, Shahzad S J H and Mahalik M K 2018] Hơn nữa, một số nghiên cứu đã xác nhận mốiquan hệ hình chữ N giữa TTKT và phát thải CO2 [Ozokcu S and Ozdemir O 2017].Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng và lượngkhí thải CO2, nhưng chỉ có một số nghiên cứu tập trung vào thị trường của các nướcASEAN mà bỏ qua đóng góp lượng lớn của Đông Nam Á đối với lượng khí thải nhà kínhtoàn cầu Các chiến lược của ASEAN nhằm mục đích loại bỏ nhiều khí thải carbon hơntrong không khí, hướng đến “NetZero”vào năm 2050, nhưng những nỗ lực này thậm chícòn khó khăn hơn và đòi hỏi khắt khe hơn khi xét đến việc vào năm 2020, Hiệp hội cácquốc gia Đông Nam Á đã thải ra 1,65 triệu tấn Co2
Trang 22Phát thải carbon là yếu tố chính quyết định phát thải nhà kính và là chỉ số quantrọng ảnh hưởng đến khí hậu Để duy trì mức phát thải carbon, nhiều quốc gia, hãy thựchiện các sáng kiến ở cấp độ trong nước cũng như toàn cầu Tăng trưởng kinh tế ở cácnước ASEAN dự kiến sẽ tăng 4,9% vào năm 2019 và 5% vào năm 2020 (Ngân hàng Thếgiới, 2020) Để duy trì tăng trưởng bao trùm, các nhà hoạch định chính sách phải tiếp tụctài trợ cho nguồn nhân lực [Ndambiri, 2012], giảm thiểu các nguồn lực vô ích và tăngtính sáng tạo trong nền kinh tế Zeufack (2018) báo cáo rằng trong các nền kinh tếASEAN, các nhà hoạch định chính sách phải được ủy quyền để vượt qua những tháchthức nhằm tăng cường mở rộng kinh tế Nó không phải là mục tiêu duy nhất; họ cố tìnhhướng tới hệ thống năng lượng phát triển hệ thống kinh tế bền vững Phát triển và tăngtrưởng kinh tế không thể tiến triển nếu không tiêu thụ năng lượng Năng lượng là mộttrong những biến số quan trọng cần thiết cho sự tăng trưởng của hệ thống kinh tế ởASEAN và trên toàn thế giới, điều này được khẳng định trong hình sau:
Hình 2.6: Tiêu thụ năng lượng, lượng phát thải CO2 và tăng trưởng kinh tế tại các nước
ASEAN giai đoạn 1970-2020
Nguồn: World Bank
Báo cáo cho thấy tăng trưởng của khu vực kinh tế làm tăng lượng khí thải carbondioxide, trong khi theo bình phương GDP, mức độ phát thải CO2 giảm ở các nướcASEAN [Seemab Gillani, 2020] Tiêu thụ năng lượng làm tăng lượng khí thải CO2 Kếtquả báo cáo rằng sự gia tăng GDP làm tăng mức phát thải các-bon, trong khi mặt khác,bình phương tăng trưởng kinh tế tăng có thể làm giảm mức phát thải các-bon ở các nướcASEAN Những kết quả này hỗ trợ cho những phát hiện (Anastacio, 2017; Bakhtyar,Kacemi, & Nawaz, 2017) Những phát hiện này cũng xác nhận giả thuyết Đường congKuznet về môi trường hình chữ U ngược Fankhauser và Jotzo (2018) khẳng định rằng
Trang 23phát triển kinh tế ban đầu làm tăng lượng khí thải carbon, và sau đó bình phương pháttriển kinh tế sẽ làm giảm mức phát thải carbon Theo các nghiên cứu (Anastacio, 2017),tăng trưởng kinh tế và bậc hai GDP có tác động tích cực và tiêu cực đến tăng trưởng kinh
tế và tán thành lý thuyết của Đường cong Kuznet về môi trường Về mối quan hệ nhânquả giữa các biến này được điều tra, và có bằng chứng về mối quan hệ nhân quả hai chiềugiữa CO2 và việc sử dụng năng lượng trong ngắn hạn và dài hạn, mối quan hệ nhân quảtrực tiếp từ CO2 đến mức tiêu thụ năng lượng Những kết quả này được xác nhận bởi(Acaravci & Ozturk, 2010; Shaojian Wang, Li, Fang, & Zhou, 2016) Kết quả của nhữngnghiên cứu này cho thấy rằng sự gia tăng sử dụng năng lượng làm tăng ô nhiễm môitrường, tương tự như kết quả (Omri, Daly, Rault, & Chaibi, 2015), hơn nữa nó còn chỉ rarằng sự gia tăng sử dụng năng lượng và tác động đáng kể đến GDP về phát thải carbondioxide Bởi giảm mức độ CO2 là tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, các chính phủ phảikhuyến khích các chính sách tiết kiệm năng lượng và mọi người phải nhạy cảm, ví dụ, tắtđèn khi không sử dụng, phát hiện được hỗ trợ bởi (Vickers, 2017) Shaojian Wang vàcộng sự (2016) tuyên bố rằng điều cần thiết là thực hiện và cải thiện các chiến lược mởrộng kinh tế và tiêu thụ năng lượng để kiểm soát sản xuất carbon Mối quan hệ nhân quảhai chiều giữa việc sử dụng năng lượng và giải phóng carbon cho thấy rằng việc sản xuấtcarbon và tiêu thụ năng lượng có mối quan hệ tương hỗ với nhau theo nghĩa là việc tăngmức tiêu thụ năng lượng gây ra mức giải phóng carbon cao hơn (Ssali, Du, Hongo, &Mensah, 2018) do đó, sử dụng năng lượng tiêu thụ làm tăng mức độ phát thải carbon Kếtquả xác nhận tồn tại mối quan hệ nhân quả trực tiếp từ việc tiêu thụ năng lượng đối vớisản xuất carbon Bên cạnh đó, các ước tính dài hạn cho thấy việc sử dụng năng lượng cótác động tích cực và đáng kể đến mức phát thải carbon ở các quốc gia ASEAN
Trang 24CH ƯƠ NG 3: XẦY D NG MỐ HÌNH Ự
1 Mô hình nghiên cứu
Dựa vào cơ sở lý thuyết cũng như các nghiên cứu đi trước, nhóm đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:
CO2 = f (GDPpc, TRA, HDI, FDI)Trong đó:
CO2: lượng khí thải CO bình quân đầu người2
GDPpc: tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người
TRA: độ mở thương mại của nền kinh tế
HDI: chỉ số phát triển con người
FDI: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Từ mô hình lý thuyết, nhóm xác định mô hình hồi quy tổng thể như sau:
lnCO2it= β + β0 1*lnGDPpcit + β2*lnGDPpcit2+ β3*lnTRAit + β *HDI + β4 5*FDIit + uitTrong đó:
β0: hệ số chặn
βj: hệ số góc của các biến độc lập với j = 1,6
uit: sai số ngẫu nhiên
i: số chỉ cho 11 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, với i = 1, 11
t: thời điểm năm t, với t = 2000, 2019
Trang 25Bảng 3.1 Giải thích các biến trong mô hình
CO2
Là chỉ số về môi trường,
được tính bằng tổng mức
phát thải CO2 của một
quốc gia chia cho tổng số
dân
Biến phụ thuộcTấn/người lnCO2it
World Bank
Đô la quốc
tế hiện hành
tổng thương mại của một
quốc gia, tổng xuất khẩu
cộng với nhập khẩu, trên
tổng sản phẩm quốc nội
của quốc gia đó
Biến độc lập
World Bank
HDI Chỉ số phát triển con người
Biến độc lập
HDIit +
Our World inData
World Bank
Nguồn: Nhóm tự tổng hợp dữ liệu dưới sự hỗ trợ của phần mềm stata
2 Nguồn số liệu
Trang 26Số liệu trong mẫu nghiên cứu được thu thập dưới dạng dữ liệu bảng, bao gồm 220 quan sát từ năm 2000 đến năm 2019 của 11 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á Dữ liệu được thu thập từ website Ngân hàng Thế giới (World Bank) và website Our World in Data Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm sử dụng các kiến thức đã học kết hợp với sự
hỗ trợ của các phần mềm: Word, Excel và Stata để hoàn
3 Mô tả thống kê các biến
Nhóm sử dụng lệnh sum trong STATA để mô tả các biến định lượng; thống kê mô
tả cho các biến được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 3.2 Mô tả thống kê các biến định lượngBiến Số quan
sát
Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhấtlnCO2it 220 0.4168352 1.455412 -1.878575 3.023762lnGDPpcit 220 7.899751 1.527308 4.878758 11.11035lnGDPpc2it 220 64.72813 25.27832 23.80228 123.4398lnTRAit 220 4.627172 0.6355886 2.472783 6.08068HDIit 220 0.6701273 0.1270472 0.41 0.943FDIit 220 5.073123 5.693966 -2.75744 29.69044
Nguồn: Nhóm tự tổng hợp dữ liệu dưới sự hỗ trợ của phần mềm stata
Dựa vào bảng trên, ta nhận thấy:
Biến lnCO2 : giá trị trung bình của biến là 0.4168352, độ lệch chuẩn là 1.455412,itgiá trị nhỏ nhất là -1.878575 (Myanmar – 2009) và giá trị lớn nhất là 3.023762(Brunei – 2008)
Biến lnGDPpc : giá trị trung bình của biến là 7.899751, độ lệch chuẩn làit1.527308, giá trị nhỏ nhất là 4.878758 (Myanmar – 2002) và giá trị lớn nhất là11.11035 (Singapore – 2018)
Biến lnGDPpc2 : giá trị trung bình của biến là 64.72813, độ lệch chuẩn làit25.27832, giá trị nhỏ nhất là 23.80228 (Myanmar – 2002) và giá trị lớn nhất là123.4398 (Singapore – 2018)
Biến lnTRA : giá trị trung bình của biến là 4.627172, độ lệch chuẩn là 0.6355886,itgiá trị nhỏ nhất là 2.472783 (Myanmar – 2012) và giá trị lớn nhất là 6.08068(Singapore – 2008)