Từ Đại hội IX của Đảng đến nay, quan điểm củaĐảng về “toàn cầu hóa” và “hội nhập quốc tế” ngày càng đầy đủ và đóng vai trò hếtsức quan trọng đối với việc hoạch định đường lối, chủ trương
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI
TIỂU LUẬN Môn học: Toàn cầu hoá và Giao tiếp liên văn hoá
Đề tài: Ảnh hưởng của toàn cầu hoá đến hình ảnh
người phụ nữ Việt Nam
Giảng viên: TS Lương Thị Thu Hường
Sinh viên thực hiện: Lưu Lê Hồng An
Đặng Nguyễn Minh Khuê Ngô Tùng Lâm
Nguyễn Hoàng Yến Linh Vương Hoàng Ngân Nguyễn Lam Trà Nguyễn Thị Ngọc Tuyết Đinh Khánh Hà Vy
Hà Nội, tháng 5 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
I Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trước thế kỷ XX 2
II Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1975 6
1 Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp và
2.1 Vấn đề nữ quyền ở Việt Nam và những quan niệm đầu tiên về nữ quyền
2.2 Vấn đề nữ quyền và sự ra đời của tờ báo phụ nữ đầu tiên trong lịch sử
2.3 Sự phát triển trong ý thức về đấu tranh cho nữ quyền sau năm 1920 102.4 Phong trào phụ nữ Việt Nam trong các giai đoạn của cuộc chiến giành
III Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam từ năm 1986 đến nay 13
2 Phụ nữ Việt Nam với cương vị là công dân toàn cầu 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3MỞ ĐẦU
Toàn cầu hóa là một hiện tượng, một quá trình, một xu thế liên kết trong quan hệquốc tế làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về nhiều mặt của đời sống xã hội Tại ViệtNam, năm 1986 là mốc thời gian đánh dấu cho thời kỳ Đổi Mới, mở ra cánh cửa hộinhập với phương châm đa phương hoá, đa dạng hóa trong mối quan hệ đối ngoạivới tất cả các nước trên thế giới Từ Đại hội IX của Đảng đến nay, quan điểm củaĐảng về “toàn cầu hóa” và “hội nhập quốc tế” ngày càng đầy đủ và đóng vai trò hếtsức quan trọng đối với việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách phát triểnđất nước
Toàn cầu hóa đã tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống trong những thập niêngần đây và sự thay đổi của hình ảnh người phụ nữ Việt Nam là một trong nhữngminh chứng rõ ràng nhất cho sức ảnh hưởng mạnh mẽ của toàn cầu hoá Ở bài tiểuluận này, nhóm sẽ tiến hành phân tích sự thay đổi của hình ảnh người phụ nữ ViệtNam trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể và dưới tác động của toàn cầu hóa Từ đó,đưa ra cái nhìn cụ thể hơn về vai trò, vị trí và hình ảnh của người phụ nữ Việt Namtrong bối cảnh xã hội hiện đại
Trang 4NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trước thế kỷ XX
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trước thế kỷ XX chịu ảnh hưởng sâu sắc của cácgiá trị văn hóa Nho giáo và Phật giáo
1 Văn hoá Nho giáo
Du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc, Nho giáo nói chung và quan niệm đạo đứcNho giáo nói riêng đã trở thành nền tảng của đạo đức phong kiến Việt Nam; ăn sâu,bám rễ vào đời sống tinh thần của người Việt truyền thống và có ảnh hưởng sâurộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
Người phụ nữ phải chịu bất bình đẳng trong xã hội trọng nam, khinh nữ.
“Đạo” mà Nho giáo dành cho người phụ nữ là đạo Tam tòng: “Tại gia tòng phụ,
xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, khi ở nhà phải theo cha, khi lấy chồng phải theo
chồng, khi chồng chết phải theo con trai Sự phục vụ của phụ nữ lúc bấy giờ bị xemnhư là một điều hiển nhiên và tất yếu
Các tội vi phạm Tam tòng Tứ đức của Nho giáo đều được xem là sự vi phạm
nghiêm trọng đạo đức xã hội Luật Gia Long, văn bản pháp luật quan trọng nhất của
nhà nước phong kiến Việt Nam, đã quy định: “Chồng đánh vợ bị thương, tuy chồng
phạm vào điều nghĩa tuyệt, nhưng người vợ không có phép được tự ý dứt bỏ chồng.” 1 , bởi lẽ “trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng.”
Người đàn ông có thể lấy nhiều vợ nhưng người phụ nữ thì không Dưới chế độphong kiến, người phụ nữ bị xem như một thứ tài sản của chồng, bị sung công khingười chồng phạm tội phải đi lưu đày (thời Lý); nếu vợ ngoại tình thì người chồngđược phép xem vợ như nô tì và có thể đem bán (thời Trần); vợ con của những binh
sĩ ra trận mà thiếu tinh thần chiến đấu cũng sẽ bị sung công (nhà Hồ) Ngoài ra phụ
nữ cũng phải chịu muôn vàn những đắng cay, tủi nhục của tệ đa thê, hôn nhâncưỡng bức, sống cuộc đời luôn chịu sự lệ thuộc vào đàn ông và luôn bị trói buộc bởinhững đạo lý, khuôn phép mà lễ giáo đạo Nho quy định
Đã thế, nền giáo dục và khoa cử theo Nho giáo cũng chỉ dành cho nam giới Ngườiphụ nữ chỉ được thụ hưởng giáo dục gia đình, giáo dục dân gian, rất hiếm ngườiđược học chữ, học hỏi kiến thức qua Nho giáo Vì vậy, toàn bộ việc làng, việc nước
1 Viện Sử học, 2009, tr 68.
Trang 5là việc của đàn ông Việc của phụ nữ chỉ là “tề gia, nội trợ”, chạy chợ, chạy đồng, đầu tắt mặt tối Bởi vậy mà trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã không khỏi xót xa:
“Đau đớn thay phận đàn bà!
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.”
Người phụ nữ “công, dung, ngôn, hạnh”.
“Đức” mà Nho giáo dạy cho phụ nữ là Tứ đức: “Công, dung, ngôn, hạnh” Theo từ điển Hán Việt, “Công là khéo léo Dung là dáng mạo Ngôn là lời nói Hạnh chỉ
đức hạnh nết na, hành vi mực thước.”2
Trong xã hội phong kiến, người ta thường lấy Tứ đức làm khuôn vàng thước ngọc
để răn dạy người con gái trong gia đình Ngay từ thuở ấu thơ, người con gái đã đượcdạy dỗ:
“Con ơi muốn nên thân người Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha Gái thì giữ việc trong nhà Khi vào canh cửi, khi ra thêu thùa.”
Gia huấn diễn ca
Một người vợ mẫu mực là người phụ nữ hiền thục, chăm chỉ, lo toan công việc giađình Đức Công đã quy định nội dung và giới hạn phạm vi công việc mà người phụ
nữ được quyền tham gia đó là gia đình Một người vợ mẫu mực trong xã hội phongkiến phải là người phụ nữ hiền thục, chăm chỉ, lo toan từ những công việc đồng áng,chợ búa, đến hàng loạt các công việc không tên khác Họ hy sinh tuổi xuân củamình để:
“Một ngày hai bữa cơm đèn Còn đâu má phấn răng đen hỡi chàng.”
Về dung mạo, dung sắc, chuẩn mực về vẻ đẹp xưa của người phụ nữ là vẻ đẹp thùy
mị, kín đáo, duyên dáng:
“Những người thắt đáy lưng ong
2 23, tr 20.
Trang 6Vừa khéo chiều chồng, vừa khéo nuôi con.”
Hình ảnh người phụ nữ truyền thống đi đứng, nói năng ra thưa vào gửi, không đượcnói to, đi mạnh, không được cãi lại chồng đã trở thành chuẩn mực của xã hội phongkiến xưa
“Chồng giận thì vợ làm lành
Miệng cười hớn hở… rằng anh giận gì?”
Quan niệm về dung nhan của người phụ nữ không tách rời vẻ đẹp đức hạnh Vẻ đẹphình thức luôn gắn với vẻ đẹp tâm hồn, tính cách, ứng xử Nho giáo luôn chú trọngxây dựng một vẻ đẹp toàn diện đối với người phụ nữ
Trong Tứ đức, Hạnh được xem là phẩm chất tạo nên vẻ đẹp trong tính nết, đạo đức, tinh thần của người con gái, làm thành vẻ đẹp đích thực của Tứ đức Đức hạnh của
người phụ nữ được thể hiện qua các mối quan hệ: quan hệ vợ - chồng, con cái - chamẹ
Nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ là
một hình tượng mẫu mực của phụ nữ phong kiến với những phẩm chất đáng quýnhư vậy Nàng bản chất là người “thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp” Trong đạo vợchồng, nàng hết sức khôn khéo, chú trọng “giữ gìn khuôn phép” để có được mộtmái ấm gia đình hạnh phúc Đối với mẹ chồng, nàng giữ vẹn đạo làm dâu thảo, hếtlòng săn sóc khi mẹ ốm đau và cả việc lo ma chay tế lễ khi mẹ mất
2 Văn hóa Phật giáo
Ngoài Nho giáo, tín ngưỡng truyền thống Việt Nam cũng du nhập Phật giáo từ rấtsớm, ngay từ những năm đầu công nguyên và dần ảnh hưởng đến lối tư duy, cáchsinh hoạt của người Việt, ăn sâu bám rễ vào lối sống văn hoá tinh thần của ngườidân ta, trong đó có hình ảnh về người phụ nữ Việt Nam
Vị trí bình đẳng của người phụ nữ
Phật giáo đề cao giá trị bình đẳng giữa nam và nữ,có thể được cho là có quan điểm
ít kỳ thị nhất trong thái độ đối với nhân phẩm và vị trí của người phụ nữ Một trongnhững giáo lý trung tâm của Phật giáo đó là học thuyết vô ngã Giáo lý này chỉ rarằng mọi sự vật đều do duyên sinh, không có một thực thể cố định tồn tại độc lậpbất biến Do bản chất của con người là vô ngã nên không có sự phân biệt
Trang 7Về mối quan hệ vợ chồng, theo bài kinh Thiện Sanh, Đức Phật khuyên người phụ
nữ cần bày tỏ lòng thương chồng bằng các cách như làm tròn phận sự của mình; âncần đón tiếp thân bằng quyến thuộc bên chồng; trung thành với chồng; luôn siêngnăng, không bao giờ tháo trút công việc … Tuy nhiên, cũng trong bài kinh này, đứcPhật đã dạy cách người chồng phải đối xử với người vợ, phải trung thành, lịch sự và
không khinh miệt vợ như sau: “Người chồng nên lấy năm điều mà yêu thương cấp dưỡng vợ Năm điều đó là gì? Một là yêu thương vợ Hai là không khinh rẻ Ba là sắm các thứ chuỗi ngọc, đồ trang điểm Bốn là ở trong nhà để vợ được tự do Năm
là xem vợ như chính mình Người chồng lấy năm điều để thương yêu, cấp dưỡng vợ” Điều này cho thấy, lời dạy của Đức Phật không thiên vị về phía người chồng,
Ngài nói rõ ràng về bổn phận của người chồng đối với vợ và ngược lại
tu tập cho tất cả chúng sinh như nhau, không phân biệt nam nữ, để đạt được giải
Kinh Tương ưng bộ, Đức Phật tuyên bố: “Tất cả mọi người dù nam hay nữ đều có
thể tu tập trong giáo lý này và đạt được Niết-bàn an lạc như nhau” Đức Phật là vị
đạo sư đầu tiên cho phụ nữ cơ hội bình đẳng, giải phóng họ trong lĩnh vực phát triểntinh thần, dọn đường cho phụ nữ tiến đến một đời sống tôn giáo hoàn toàn.Vì chân
lý tuyệt đối, thành quả giải thoát không dành riêng cho ai Đức Phật còn cho thànhlập Ni đoàn, tổ chức tu hành dành riêng cho phụ nữ, thể hiện sự công bằng và trân
phóng người phụ nữ khỏi những tư tưởng áp bức cố hữu, đã nâng cao quy chế chohàng phụ nữ và dắt dẫn nữ giới thực hiện địa vị quan trọng của mình trong tu tập vàgiác ngộ
Phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam
Trong Phật giáo, vai trò của phụ nữ thường được coi là ân nhân và người hỗ trợ
Ngoài Tứ đức “công, dung, ngôn, hạnh” giống như trong Nho giáo, Phật giáo còn
đề cao những phẩm chất tốt đẹp khác của người phụ nữ như từ bi vị tha, cần cùchăm chỉ, kiên nhẫn, ôn hoà và yêu thương con người
tiêu biểu cho nhân cách tuyệt vời về lòng bao dung, đức từ bi và hạnh nhẫn nhụcrộng lớn của người phụ nữ Từ việc bị đuổi ra khỏi nhà do bị oan có dã tâm hại chếtchồng cho đến bị làng nước dị nghị và đổ tội về cái thai hoang của Thị Mầu,Quan
Trang 8Âm Thị Kính gặp nhiều cảnh khổ, nỗi khổ sau nặng nề hơn nỗi khổ trước nhưngkhông hề nghĩ tới chuyện chết bởi bà phải nhẫn nhục mà sống, để trọn kiếp tu hành.Hơn nữa, chữ “nhẫn” này của Thị Kính còn trở thành tình thương với một sinh linh,
trở thành sự chịu đựng và bao dung của người mẹ hiền; cái tâm từ bi vô biên của Bồtát ở đây đã biến thành tình thương bao la của người từ mẫu, giúp Thị Kính có thể
chịu đựng những lời mỉa mai hơn 10 năm ròng trở thành một người mẹ để nuôi đứa
bé của Thị Mầu Vì để cứu vớt sinh linh mà quên hết sự đau khổ, tủi nhục của bản
phụ nữ Việt Nam
Tóm lại, người phụ nữ trước thế kỷ XX chịu ảnh hưởng lớn từ đạo Nho Họ luôn
phải giữ tiết hạnh, phẩm chất của Tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu
tử tòng tử), Tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh) Do vậy, vai trò, vị trí của người phụ
nữ trong xã hội cũng như trong gia đình được nhìn nhận thấp hơn so với người đànông Bên cạnh đó, Phật giáo cũng có những ảnh hưởng sâu sắc đến hình ảnh củangười phụ nữ Việt Nam thời bấy giờ Vai trò và địa vị của người phụ nữ trong việc
tu tập và trong xã hội được nâng cao Ngoài gìn giữ những phẩm hạnh trong Tứ
đức, người phụ nữ Việt Nam cũng luôn mang những phẩm chất khác về tấm lòng từ
bi, tĩnh nhẫn nhịn và sự cần cù chịu khó theo hình tượng nữ giới trong Phật giáo
II Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1975
1 Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, hình tượng người phụ nữ Việt Namhiện lên với những phẩm chất cao đẹp, tỏa sáng rực rỡ như 8 chữ vàng mà Hồ Chủ
tịch đã dành tặng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
1.1 Nét đẹp trung hậu, đảm đang của người phụ nữ Việt Nam
Trong thời bình cũng như trong thời chiến, người phụ nữ Việt Nam luôn hiện lênvới những phẩm chất truyền thống tốt đẹp, nổi bật là sự chăm chỉ, cần cù tháo vát.Trong bối cảnh kháng chiến trường kỳ, những người mẹ, người vợ đã tảo tần, chịuthương chịu khó, lo toan cho gia đình, gánh vác trách nhiệm khi chồng con lênđường chiến đấu Đặc biệt để góp phần vào cuộc công thắng giặc Mỹ và thống nhấtđất nước, ngày 22/3/1965, TW Hội LHPN Việt Nam phát động phong trào phụ nữ
Ba đảm nhiệm (sau này được đổi thành Ba đảm đang) với nội dung: Đảm nhiệm sản
Trang 9xuất, công tác, thay thế cho nam giới đi chiến đấu; Đảm nhiệm gia đình, khuyếnkhích chồng con yên tâm chiến đấu; Đảm nhiệm phục vụ chiến đấu và sẵn sàngchiến đấu khi cần thiết.
Với vai trò người vợ, người mẹ đảm đang chăm lo việc gia đình, chị em đã hết lòngchăm sóc nuôi dưỡng dạy dỗ các con trưởng thành, tận tình chăm sóc cha mẹ già,giữ trọn đạo thuỷ chung Chính nhà văn Trần Chiến - con của nhà cách mạng, nhà
sử học Trần Huy Liệu cũng chia sẻ rằng: “Không có bà thì liệu có nhà cách mạng
Trần Huy Liệu? Bố tôi có yên lòng bỏ lũ con lít nhít đâu đó, cho ai đấy, để ra đi làm những việc thỏa mãn lòng yêu nước của mình? Khó hình dung lắm…”
Với vai trò là hậu phương vững chắc, hàng chục triệu phụ nữ trên mọi miền Tổquốc đã không quản ngày đêm và bom đạn kẻ thù, vừa hăng hái thi đua lao độngsản xuất, công tác, vừa sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu Trong Chiến dịchĐiện Biên Phủ, phụ nữ ở hậu phương đã vô cùng tích cực lao động sản xuất làm ranhiều lúa gạo tiếp tế cho tiền tuyến Họ cũng trực tiếp làm đường, vận chuyển lươngthực, thực phẩm, đạn dược, thuốc men ra chiến trường; tải thương, nuôi dưỡngthương binh:
“Hàng vạn đôi sọt, đôi bồ;
Ta đi tiếp vận cho kho lương đầy;
Thằng Tây cậy có máy bay;
Dân công ta lại nghỉ ngày đi đêm.”
Trong những năm tháng mưa bom bão đạn ấy, biết bao người phụ nữ Việt Namthầm lặng; dung dị, mộc mạc tảo tần ấy; dù tha thiết với hạnh phúc gia đình, nhưng
để giành được độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc, họ đành gác tình riêng vì nghĩalớn Các bà, các chị hiểu rằng nơi trận mạc lành ít, dữ nhiều, nhưng vẫn động viên,khuyến khích chồng, con, người thân lên đường ra trận Nhiều người mẹ tiễn chồng,con rồi lại tiễn cháu tiếp bước cha anh lên đường đánh giặc để đổi lấy một niềm tinbất diệt vào ngày chiến thắng của cả dân tộc:
“Chồng chết trận rồi, đến lượt con
Mẹ già cặm cụi sống chon von Tôi nhìn mẹ, tưởng Bà Trưng hiện
Trang 10Bà mẹ nghìn năm của nước non.”
Huy Cận
1.2 Vẻ đẹp anh hùng, bất khuất của người phụ nữ Việt
Chiến trường giờ đây không chỉ dành cho những người đàn ông mà còn có sự tham
gia của cả những người phụ nữ Chính tinh thần quả cảm “giặc đến nhà, đàn bà
cũng đánh” đã làm nên vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam như những bông hoa nở
giữa phong ba, bão táp
Trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, chưa có cuộc chiến tranh nào lựclượng phụ nữ lại tham gia đông đảo như trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứunước Ta được chứng kiến tinh thần “lòng vàng, gan sắt” của người phụ nữ ViệtNam không màng khó khăn, hiểm nguy đến tính mạng mà sẵn sàng xông pha, chiếnđấu với quân thù Hàng chục, hàng trăm ngàn nữ thanh niên mọi miền tổ quốc đãhăng hái gia nhập các đơn vị dân quân tự vệ trực tiếp cầm súng chiến đấu với tinhthần gan dạ thông minh, phối hợp cùng các đơn vị bộ đội, dân quân bắn rơi nhiềumáy bay Mỹ Bên cạnh đó, rất nhiều nữ thanh niên cũng tình nguyện tham gia bộđội chủ lực, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp chiến đấu và phục
vụ chiến đấu trên khắp các mặt trận, lập nên những chiến công vẻ vang
Ta không thể không nhắc đến nữ chiến sĩ kiên trung trở về từ cõi chết Trần Thị Lý(1933 - 1992), dù qua nhiều nhà tù, chịu nhiều hình thức tra tấn dã man của kẻ thùnhư điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung, nhưng không lay chuyển và khuất phụcđược người con gái sông nước Thu Bồn Hình ảnh anh dũng đó của chị đã đi vào
bài thơ Người con gái Việt Nam của nhà thơ Tố Hữu:
“Em là ai? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi Mái tóc em đây hay là mây là suối Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông Thịt da em hay là sắt là đồng?”
Tố Hữu
Vẻ đẹp bất khuất của người người phụ nữ Việt Nam nhỏ bé còn được khắc họa rõnét trong bức ảnh đen trắng khổ dọc của nhà báo Phan Thoan (nguyên phóng viên
Trang 11Báo Hà Tĩnh) có tên “O du kích nhỏ”, với hình ảnh nữ du kích Nguyễn Thị Kim
Lai (17 tuổi, quê ở xã Phú Phong, Hương Khê, Hà Tĩnh) cùng cây súng tiểu liênđang áp giải phi công Mỹ có tên là William Andrew Robinson Hình ảnh huyềnthoại đó đã đi vào thơ ca, thêm một lần nữa, cô du kích hiện lên như một biểu tượngcho tinh thần bất khuất của phụ nữ Việt Nam:
“O du kích nhỏ giương cao súng Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế! To gan hơn béo bụng Anh hùng đâu cứ phải mày râu.”
sự thay đổi trong các lĩnh vực xã hội Khi xã hội thay đổi, vai trò của phụ nữ cũng
có sự thay đổi rõ rệt khi phụ nữ trở thành một lực lượng xã hội quan trọng, là thànhphần quan trọng trong lực lượng lao động ở cả những ngành nghề lao động chân tay
và trí thức
Những vấn đề liên quan tới phụ nữ đã bắt đầu được báo chí đề cập tới Vào năm
1907, trên Đăng Cổ tùng báo, chuyên mục Nhời đàn bà được ra đời Những vấn đề
ở chuyên mục này đề cập tới việc phê phán những hủ tục trong tang ma, cưới xin, tục đa thê và những quan điểm sai lệch về việc đi học của phụ nữ
Năm 1913, chuyên mục Nhời đàn bà một lần nữa xuất hiện trên Đông Dương tạp
chí Tuy nhiên, những bài viết của mục Nhời đàn bà ở cả hai thời điểm đều do ông
Nguyễn Văn Vĩnh viết dưới tên phụ nữ Đào Thị Loan, nên những vấn đề về vai trò