1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận báo cáo dự án viết giao tiếp trong kinh doanhtên đề tài thái độ của sinh viên đối với bình đẳng giới

45 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thái Độ Của Sinh Viên Đối Với Bình Đẳng Giới
Tác giả Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Mai Lệ Huyền, Trần Tuyết Nhi, Nguyễn Hoàng Sỹ, Huỳnh Ngọc Minh Thư
Người hướng dẫn Hà Quang Thơ
Trường học Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại báo cáo dự án
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 7,18 MB

Cấu trúc

  • I. LỜI MỞ ĐẦU (5)
    • 1.1 Xác định vấn đề (6)
    • 1.2 Mục tiêu dự án (8)
    • 1.3 Phương pháp nghiên cứu (8)
    • 1.4 Công cụ và cách thức chia sẻ thông tin (10)
  • II. THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN VỚI VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI (11)
    • 2.1 Bình đẳng giới là gì ? Cơ sở lý luận (11)
      • 2.1.1 Giới tính là gì? (11)
      • 2.1.2 Bình đẳng giới là gì? (11)
      • 2.1.3 Cơ sở lý luận (12)
    • 2.2 Đặc điểm tâm lý tuổi sinh viên (13)
    • 2.3 Nhận thức của sinh viên về bình đẳng giới (15)
    • 2.4 Nhận thức sinh viên đối với quan hệ xã hội (18)
    • 2.5 Các giải pháp đưa ra để thúc đẩy bình đẳng giới (20)
      • 2.5.1. Bất bình đẳng giới là gì? (20)
      • 2.5.2 Nguyên nhân gây ra bất bình đẳng giới (25)
      • 2.5.3 Giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới (28)
    • 2.6. Sinh viên quan tâm vấn đề bình đẳng giới trong lựa chọn ngành nghề (36)
  • III. KẾT LUẬN (41)
  • IV. Link tham khảo (42)
  • V. Minh chứng phối hợp (44)

Nội dung

Chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí của sinh viên.Thông qua đó, đưa ra một cái nhìn tổng quan của sinh viên về vấn đề bình đẳng giới,đồng thời đưa ra lời cảnh báo nghiêm

THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN VỚI VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

Bình đẳng giới là gì ? Cơ sở lý luận

Giới là gì ? Giới là khái niệm chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội Giới không mang tính bẩm sinh mà được hình thành trong quá trình sống, học tập của con người từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành Nói cách khác, giới được thể hiện thông qua các hành vi được hình thành từ sự dạy dỗ và thu nhận từ gia đình, cộng đồng và xã hội, là vị trí, vai trò của nam và nữ mà xã hội mong muốn, kỳ vọng ở phụ nữ và nam giới liên quan đến các đặc điểm và năng lực nhằm xác định thế nào là một người nam giới hay một phụ nữ (hoặc trẻ em trai, trẻ em gái) trong một xã hội hay một nền văn hóa nhất định.

Giới tính là tính trạng quyết định một động vật hoặc thực vật sinh sản hữu tính tạo ra giao tử đực hay cái Hầu hết các loài sinh vật được phân chia thành hai giới tính (giống) là

"đực" và "cái", mà mỗi giới tính được đặc trưng bởi nhiều đặc điểm khác nhau về hình thái, giải phẫu, sinh lí, và nhất là cấu tạo cơ quan sinh sản, chất nội tiết (hoocmôn) và nhiễm sắc thể giới tính.

Giới tính là bẩm sinh và đồng nhất, nghĩa là giữa nam và nữ ở khắp mọi nơi trên thế giới đều có những sự khác biệt như nhau về mặt sinh học, không thể thay đổi được giữa nam và nữ, do các yếu tố sinh học quyết định.

2.1.2 Bình đẳng giới là gì?

Bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và đàn ông được hưởng những điều kiện như nhau để thực hiện đầy đủ quyền con người và có cơ hội đóng góp, thụ hưởng những thành quả phát triển của xã hội nói chung.

Trong xã hội hiện nay vẫn còn những điều bất bình đẳng giữa nam và nữ như: o Tại Mỹ, các tổ chức xã hội phải mất hơn 70 năm (từ năm 1848 cho đến năm

1920) để đấu tranh và tạo cho phụ nữ một vài quyền cơ bản như: Quyền được bảo hộ; quyền bình đẳng cho phụ nữ da màu nói riêng và phụ nữ nói chung; cải thiện điều kiện sống, mức lương làm việc và quyền bầu cử tại Mỹ Một số nhà hoạt động nhân quyền

10 còn hy sinh tính mạng của mình để đấu tranh cho các quyền này Thế nhưng, ở nhiều nước khác, những bất bình đẳng giới vẫn còn tiếp diễn. o Tại Việt Nam, phụ nữ và trẻ em gái vẫn thiệt thòi hơn nam giới và trẻ em trai trong một số lĩnh vực Tỷ lệ phụ nữ làm công ăn lương chỉ bằng khoảng hơn một nửa so với nam giới Mức lương của phụ nữ thấp hơn nam giới

Ngoài ra họ còn có một sự phân biệt đối xử nặng nề với LGBT, họ miệt thị, ác cảm với LGBT trong khi họ cũng chỉ là con người và có giới tính sinh học là nam hoặc nữ, họ chỉ khác nhau về xu hướng tính dục (Xu hướng tính dục dùng để chỉ “sự hấp dẫn về tình cảm (emotional attraction) hoặc tình dục (physical attraction) hướng tới những người khác.”) và bản dạng giới (Bản dạng giới (gender identity) được hình thành từ những yếu tố về văn hoá, xã hội và môi trường sống Nó đại diện cho những suy nghĩ bên trong bạn về giới tính của mình, là cách bạn nhận thức bản thân và muốn được người khác xưng hô thế nào.).

Quan điểm của chủ nghĩa Mác-lênin về bất bình đẳng giới. Ăngghen đã chỉ ra rõ nguồn gốc sâu xa của sự tồn tại bất bình đẳng trong xã hội trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”.

Thứ nhất, Ăngghen đã chỉ ra rõ nguồn gốc sâu xa của sự tồn tại bất bình đẳng trong xã hội trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”. Khi chuyển từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ quyền thì người phụ nữ dường như bị mất hết tiếng nói trong gia đình, không được tham gia vào các vấn đề chính trong nền sản xuất, thậm chí trở thành nô lệ của đàn ông Ăngghen đã viết “Chế độ mẫu quyền bị lật đổ, đó là sự thất bại lịch sử có tính chất toàn thế giới của phụ nữ Ngay cả trong nhà, người đàn ông cũng nắm quyền cai quản, còn người đàn bà thì bị hạ cấp, bị nô dịch, bị biến thành dâm đãng của đàn ông, thành một công cụ sinh đẻ đơn thuần”.

Thứ hai, Ăngghen chỉ ra nguồn gốc xã hội trực tiếp của sự bất bình đẳng giữa nam và nữ gồm 3 yếu tố cơ bản: nguồn gốc kinh tế, nguồn gốc truyền thống văn hóa xã hội và nguồn gốc từ chính bản thân người phụ nữ.

Sự phát triển của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất thì nhu cầu kế thừa tài sản của người đàn ông là nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng giữa nam và nữ trong gia đình cũng như trong xã hội

Về mặt truyền thống văn hóa, xã hội, Ăngghen cho rằng những phong tục, tập quán cổ hủ, lạc hậu được khuyến khích duy trì để từ đấy dần trở thành quy tắc, thông lệ để điều chỉnh hành vi, ứng xử của người đàn ông đối với phụ nữ

Bên cạnh đó, người phụ nữ thường xuyên buộc phải chấp nhận, cam chịu sự bóc lột của nam giới qua hàng ngàn năm, qua các hình thái kinh tế xã hội nên nó cũng góp phần rất lớn tới việc tạo điều kiện cho bất bình đẳng giữa nam và nữ tồn tại.

Đặc điểm tâm lý tuổi sinh viên

Mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau và bị sự chi phối của hoạt động chủ đạo Sinh viên là tầng lớp tri thức của xã hội Vì nhiều yếu tố như: điều kiện, hoàn cảnh sống; cách thức giáo dục, Nên đặc điểm tâm lý của các sinh viên rất đa dạng và phong phú, đặc biệt là về vấn đề bình đẳng giới.

Nhóm đã tiến hành khảo sát hơn 100 bạn sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng Theo thống kê, đặc trưng tâm lý tuổi sinh viên gồm có: phát triển nhận thức, tự ý thức (chiếm 56,8%); phát triển tâm lý, tình cảm (chiếm 54.1%); Dễ dàng thích nghi với môi trường mới (chiếm 46,8%) Bên cạnh đó có những hạn chế mà sinh viên mắc phải như: Thiếu chín chắn trong suy nghĩ, hành động (chiếm 74,8%); hạn chế chọn lọc và tiếp thu những cái mới (chiếm 27,9%) Đây là những tâm lý điển hình tạo nên sự khác biệt của lứa tuổi sinh viên so với những lứa tuổi khá

Hình 2: Khảo sát tâm lý lứa tuổi sinh viên Bên cạnh đó nhóm đã khảo sát các bạn sinh viên rằng nếu bị phân biệt giới tính các bạn cảm thấy như thế nào.Theo thống kê, khi bị phân biệt giới tính phần lớn các sinh viên đều tỏ ra tức giận (chiếm 62,2%), xấu hổ (chiếm 21.6%) vì giới tính mình bị đem ra bàn tán, giễu cợt Bên cạnh đó cũng có 27,9% sinh viên cảm thấy bình thường khi bị phân biệt giới tính Số còn lại sẽ cảm thấy sợ hãi khi bị phân biệt giới tính (chiếm 17,1%).

Hình 3: Cảm xúc của sinh viên khi bị phân biệt giới tính

Nhận thức của sinh viên về bình đẳng giới

Để có cái nhìn khách quan về vấn đề thái độ của sinh viên về vấn đề bình đẳng giới thì nhóm đã khảo sát 109 sinh viên bằng bộ câu hỏi về bình đẳng giới Có đến 95,5% sinh viên tin rằng bình đẳng giới là một vấn đề quan trọng trong xã hội hiện nay

Hình 4: Khảo sát bình đẳng giới có phải là vấn đề quan trọng trong xã hội hiện nay Trong các sinh viên tham gia khảo sát tỉ lệ nữ và giới tính khác lần lượt là 42,3%, 0.9% Với 100% số sinh viên này đều quan tâm đến việc bình đẳng giới điều này khẳng định rằng các sinh viên này đều muốn bình đẳng giới trong các công việc xã hội.

Hình 5: Tỷ lệ giới tính của sinh viên làm khảo sát

14 Để trả lời câu hỏi giáo dục bình đẳng giới từ sớm là cần thiết không? Thì 98,2% sinh viên tham gia khảo sát đã bình chọn có Con số này cho thấy rằng việc giáo dục bình đẳng giới là vô cùng cần thiết Bình đẳng giới đang ngày càng được quan tâm hơn trong xã hội ngày nay Đó là tính hiệu đáng mừng đối với việc nâng cao nhận thức đối với vấn đề này.

Hình 6: Giáo dục về bình đẳng giới từ sớm có cần thiết

Tuy nhận thức về bình đẳng giới của sinh viên ngày càng được nâng cao nhưng bất bình đẳng giới và phân biệt giới vẫn chiếm tỷ lệ khá cao.Theo khảo sát có 70,3% các bạn sinh viên đã gặp những trường hợp bị phân biệt giới tính Điều đó cho thấy rằng ở độ tuổi sinh viên bị phân biệt giới tính cũng khá phổ biến

Hình 7: Tỷ lệ sinh viên gặp trường hợp phân biệt giới tính

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bất bình đẳng giới Có đến 85,6% sinh viên cho rằng bất bình đẳng giới là do định kiến xã hội Ngoài ra, bất bình đẳng giới cũng có thể là do tác động cuộc sống (54,1%), trình độ học vấn (26,1%), chính sách nhà nước (10.8%), Các ý kiến này khẳng định rằng chúng ta đang thật sự cần nâng cao được nhận thức của xã hội để khắc phục tình trạng này, khi định kiến xã hội được loại bỏ, nâng cao nhận thức của từng cá nhân, thúc đẩy sự phát triển hợp tác một cách đồng bộ, không có sư phân biệt thì chắc chắn sẽ nâng cao được chất lượng cuộc sống, từ đó, cải thiện mạnh mẽ các vấn đề xã hội.

Hình 8: Nguyên nhân của vấn đề bất bình đẳng giới Ngoài những định kiến với phụ nữ, xã hội hiện nay còn có những định kiến về những người thuộc cộng đồng LGBT Nhiều người cho rằng xu hướng tính dục và bản dạng giới của LGBT là bất thường hoặc sai trái Điều này cũng dẫn đến sự bất bình đẳng trong quá trình tuyển dụng, điều đó cũng khiến những người trong cộng đồng LGBT khó tiếp cận với các vị trí công việc tốt Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp vẫn còn quan niệm rằng LGBT không phù hợp với một số công việc, một số vị trí nhất định Điều đó cũng dẫn đến việc nhiều người thuộc LGBT không muốn công khai xu hướng tính dục hoặc bản dạng giới của mình vì lo sợ bị phân biệt giới tính Chính vì thế họ không thể thể hiện hết năng lực của mình và có thể bị đánh giá thấp hơn so với các ứng viên khác.

Theo khảo sát, nhóm nhận được các câu trả lời như sau:

Hình 9: Ý kiến của sinh viên về cơ hội việc làm của LGBT

Phần lớn các sinh viên điều muốn những người trong cộng đồng LGBT có cơ hội như nhau trong việc tuyển dụng vào các vị trí công việc Vì tính chất công việc phụ thuộc vào trình độ chuyên môn học vấn, đào tạo chứ không phải xu hướng tính dục.

Nhận thức sinh viên đối với quan hệ xã hội

Quan hệ xã hội là gì ?

Quan hệ xã hội là những quan hệ giữa người với người phát sinh trong quá trình con người hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, tư tưởng, đạo đức, văn hóa, đó là quá trình sản xuất và

17 phân phối của cải vật chất, quá trình thỏa mãn các nhu cầu văn hóa, tinh thần cũng như trong việc bảo vệ lợi ích của xã hội, bao gồm: quan hệ vật chất và quan hệ tinh thần.

Nhận thức sinh viên đối với quan hệ xã hội

Hình 10: Bình đẳng giới có phải là một vấn đề quan trọng trong xã hội hiện tại ? Nhận thức của sinh viên đối với quan hệ xã hội là một chủ đề quan trọng và phức tạp, có sự biến đổi theo thời gian và nhiều yếu tố tác động Theo khảo sát, 95.5% câu trả lời cho rằng bình đẳng giới là một vấn đề quan trọng trong xã hội hiện tại Nhận thức này dựa vào nền văn hóa, giáo dục, trải nghiệm cá nhân và quan điểm cá nhân, và nó có thể biểu hiện trong nhiều khía cạnh khác nhau Một trong những khía cạnh quan trọng của nhận thức xã hội của sinh viên là nhận ra tầm quan trọng của mối quan hệ trong cuộc sống của họ Quan hệ với bạn bè, gia đình, người thân, và cả cộng đồng đều đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một môi trường hỗ trợ và phát triển Sinh viên thường thấy rằng những mối quan hệ này giúp họ xây dựng kỹ năng giao tiếp, học hỏi, và phát triển sự tự nhận thức tốt hơn Ngoài ra, bình đẳng cũng là một khía cạnh quan trọng của nhận thức xã hội Sinh viên thường nhận thức về tầm quan trọng của việc tôn trọng và hỗ trợ cho tất cả mọi người, không phân biệt về giới tính, sắc tộc, tôn giáo Họ có thể thấy rằng đa dạng trong mối quan hệ có thể mang lại lợi ích về sự sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề và tạo ra môi trường hòa hợp Nhận thức về các vấn đề xã hội cũng chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ môi trường, giáo dục và trải nghiệm cá nhân của sinh viên Họ có thể tham gia vào các hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện và các sự kiện chính trị để thể hiện ủng hộ và tham gia vào giải quyết các vấn đề này.

18 Điều này có thể bao gồm việc tham gia vào biểu tình, viết bài luận nghiên cứu, hoặc tham gia vào dự án xã hội có liên quan đến những vấn đề này Tính trách nhiệm xã hội cũng là một khía cạnh quan trọng của nhận thức xã hội của sinh viên Họ nhận ra rằng họ có trách nhiệm trong việc xây dựng và duy trì một xã hội công bằng và bền vững. Tuy nhiên, nhận thức về quan hệ xã hội không phải lúc nào cũng đồng nhất và có thể thay đổi theo thời gian.

Và đâu đó trong các mối quan hệ gia đình, thì tình trạng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại hay trong các mối quan hệ xã hội thì tình trạng phân biệt giới tính vẫn đang là chủ đề nhức nhối Những điều ấy cho chúng ta thấy được rằng, quan niệm và quan điểm về bất bình đẳng giới vẫn đang còn tồn tại Vì vậy, chúng ta cần có những giải pháp để thúc đẩy bình đẳng giới.

Các giải pháp đưa ra để thúc đẩy bình đẳng giới

2.5.1 Bất bình đẳng giới là gì?

Hình 11: Bất bình đẳng giới là gì?

Vấn đề bất bình đẳng giới đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử nhân loại, được biểu hiện qua những hình thức khác nhau qua các thời kỳ lịch sử và phụ thuộc vào bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc Đó là sự đối xử khác biệt và không công bằng giữa nam giới và nữ giới hoặc một giới tính khác trong các khía cạnh như quyền lợi, địa vị xã hội, điều

19 kiện và cơ hội bất lợi trong việc thực hiện quyền con người, đóng góp và hưởng lợi từ gia đình và đất nước.Tuy nhiên trong thực tế, bất bình đẳng đối với phụ nữ hoặc LGBT thường diễn ra một cách phổ biến hơn, đặc biệt ở các nước Á Đông, trong đó có Việt Nam.

Bất bình đẳng giới hiện nay là một vấn đề ngày càng được nhiều sự quan tâm từ xã hội Sự phát triển của xã hội khiến quan niệm về bất bình đẳng giới có nhiều thay đổi. Trong xã hội cũ bất bình đẳng giới dễ dàng được chấp nhận thậm chí là những người phụ nữ phải chịu nhiều hậu quả từ bất bình đẳng giới, làm kìm hãm sự phát triển Vì vậy, trong cuộc sống hiện đại vấn đề này cần nhận được sự quan tâm không chỉ của các nhà nghiên cứu mà của toàn xã hội Mỗi cá nhân cần tìm hiểu và trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về vấn đề này để có cái nhìn khách quan và hiểu được trách nhiệm của mình trong việc góp phần làm giảm bất bình đẳng giới trong xã hội nói chung.

Một số ví dụ điển hình về bất bình đẳng giới có thể kể đến như:

Thứ nhất, bất bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế :

Hình 12: Bất bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế

20 Ở nước ta, công việc đặc thù của phụ nữ thường bị đánh giá thấp hơn nam giới Phụ nữ thường làm việc trong các ngành nghề có thu nhập thấp hoặc những công việc dễ bị tổn thương, ít được tiếp cận đến các nguồn lực sản xuất, giáo dục, phát triển kỹ năng và cơ hội việc làm hơn so với nam giới.

Khoảng cách thu nhập theo giới của Việt Nam cũng có xu hướng giãn rộng Năm

2021, thu nhập bình quân tháng của lao động nam là 7,7 triệu đồng; thu nhập bình quân tháng của lao động nữ là 5,7 triệu đồng Như vậy, tiền lương bình quân tháng của lao động nam cao hơn nữ trung bình là khoảng 2,0 triệu đồng.

Như vậy, có thể nói dù đã có nhiều tiến bộ trong bình đẳng giới Tuy nhiên, bất bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế ở nước ta vẫn còn khá rõ nét, đòi hỏi phải được giải quyết để tạo động lực phát triển cho nền kinh tế đất nước.

Thứ hai, bất bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị:

“Đối với lĩnh vực chính trị đã có những điểm sáng mới như lần đầu tiên có 3 nữ ủy viên Bộ Chính trị, có chủ tịch Quốc hội là nữ Với tỷ lệ 26,8% nữ đại biểu Quốc hội, Việt Nam xếp thứ 71/193 quốc gia trên toàn thế giới, tỷ lệ này cao hơn mức trung bình của thế giới đang là 25%; lần đầu tiên có nữ tham gia Ủy viên thường trực của Ủy ban quốc phòng an ninh của Quốc hội; tới thời điểm này có 9/63 nữ Bí thư tỉnh, thành ủy ,” bà Trần Thị Bích Loan nói.

Hình 13 Tỷ lệ phụ nữ tham gia cấp Ủy: Mặc dù bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ngày càng được chú trọng hơn nhưng trong quá trình rà soát tổng kết Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-

2020 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu về tỷ lệ nữ tham gia cấp uỷ Đảng, là lãnh đạo chủ chốt chưa đạt kế hoạch đề ra.

Hình 14: Kết quả thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị giai đoạn 2011-

Các đại biểu tham gia hội thảo cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc này, đó là do định kiến giới vẫn còn tồn tại, sự quan tâm của các cấp Uỷ, chính quyền một số Bộ, Ngành, địa phương chưa đúng mức cho công tác bình đẳng giới Ngoài ra, hệ thống các chỉ tiêu có sự khác nhau và chỉ tiêu đề ra khá cao (35%) gây nên những khó khăn cho quá trình thực hiện, trong khi các khâu của công tác cán bộ vẫn còn thiếu đồng bộ.

Các chức danh lãnh đạo chủ chốt trong Đảng, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân từ trung ương đến địa phương hiện nay chủ yếu do nam giới đảm nhiệm Trong hệ thống tổ chức Đảng: Các nhiệm kỳ vừa qua, tỷ lệ nữ tham gia Ban thường vụ chỉ khoảng 7 - 8% ở cấp tỉnh, cấp huyện và khoảng 6% ở cấp xã Nhiệm kỳ 2015 - 2020, tỷ lệ nữ giữ vị trí Bí thư Tỉnh ủy khoảng 5% Chỉ có 03 tỉnh có Bí thư Tỉnh ủy là nữ gồm: Ninh Bình, An Giang, Vĩnh Phúc Nhiệm kỳ 2020 – 2025, số nữ Bí thư tỉnh ủy được tăng lên 09 đồng chí, tuy nhiên, con số này vẫn còn tương đối khiêm tốn Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy ở các cấp chưa tương xứng với tỷ lệ nữ đảng viên hiện nay Trong các cơ quan dân cử: Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV là 26,72%; tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021 đạt 26,54%; tỷ lệ nữ chủ tịch Hội đồng nhân dân ở mỗi cấp dao động trong khoảng 6% Tỷ lệ nữ giới giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân ở cấp tỉnh, huyện khoảng 20% Tỷ lệ này ở cấp xã còn thấp hơn (khoảng 14%) Trong bộ máy hành chính nhà nước: Nhiệm kỳ 2021 – 2026 cả nước chỉ có 02 nữ chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bình Phước).

Thứ ba, bất bình đẳng trong lĩnh vực văn hóa, xã hội:

Thời gian phụ nữ dành cho lao động không công gấp đôi nam giới, cụ thể là việc nhà. Điều này kéo theo quỹ thời gian của phụ nữ eo hẹp hơn và bị hạn chế trong một số lĩnh vực khác của đời sống.

Xã hội vẫn còn định kiến phụ nữ thì chỉ nên làm những công việc nội trợ Hay phụ nữ yếu đuối nên không thể lãnh đạo Đặc biệt, quan niệm phụ hệ truyền thống và tư tưởng trọng nam khinh nữ cũng khiến địa vị của phụ nữ trong gia đình bị ảnh hưởng.

2.5.2 Nguyên nhân gây ra bất bình đẳng giới

Do định kiến xã hội về giới, về vai trò, vị trí của phụ nữ còn ăn sâu vào nhận thức của mọi người Trong xã hội vẫn còn tồn tại quan điểm cho rằng công việc gia đình là trách nhiệm của phụ nữ, phụ nữ không có khả năng lãnh đạo, nam giới phù hợp với công việc lãnh đạo cần nhiều trí tuệ…

Hình 15: Định kiến xã hội về giới là như thế nào?

Do các thể chế xã hội cùng các chuẩn mực xã hội, tập quán xã hội (như phụ nữ bị coi là ngu dốt, thiếu kiến thức: "Đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu” Họ bị coi là những người có giá trị thấp: "Đàn ông miệng rộng thì sang, đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà", "Mười đứa con gái không bằng của đứa con trai" ) quyền hạn, luật lệ cũng như các thể chế kinh tế thị trường Chính những điều đó đã quy định động cơ khuyến khích hay không khuyến khích các định kiến về giới.

Hình 16: Chuẩn mực của xã hội về định kiến giới

Do các hộ gia đình - nơi định hình các mối quan hệ ngay từ đầu của quá trình xã hội hóa cá nhân và truyền đạt từ thế hệ này đến thế hệ khác Trong một số quan niệm cổ hủ, các cô gái được coi là gánh nặng cho gia đình Do đó, giáo dục của họ không có tầm quan trọng bởi vì số phận của họ là kết hôn trẻ và chăm sóc công việc gia đình và con cái.

Hình 17: Quan niệm cổ hủ trọng nam khinh nữ

Sinh viên quan tâm vấn đề bình đẳng giới trong lựa chọn ngành nghề

Việc lựa chọn ngành nghề là một trong những quyết định quan trọng hàng đầu và có ảnh hưởng lớn đến tương lai của mỗi người Theo khảo sát của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) Việt Nam trên một số cổng thông tin việc làm lớn nhất Việt Nam thì có tới 20% các quảng cáo tuyển dụng yêu cầu hoặc ưu tiên giới tính nhất định Trong đó, 70% các quảng cáo chỉ tuyển dụng nam, 30% doanh nghiệp chỉ muốn người lao động là nữ giới Và khi tiến hành khảo sát 111 đối tượng thì nhóm đã thu được kết quả là đã có 103/111 người quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới trong lựa chọn ngành nghề.

Theo kết quả khảo sát của hãng tuyển dụng nhân sự Navigos Group vừa công bố, 42% doanh nghiệp cho biết doanh nghiệp của họ chưa có chính sách tuyển dụng công bằng, không phân biệt giới tính; 39% ứng viên nam được hỏi cho biết một trong những lý do họ từng được nhận vào làm việc vì họ là nam giới Theo thống kê, cứ 5 nam giới đi xin việc thì có 2 người được nhận làm việc vì họ là nam giới, trong khi cũng với tỉ lệ 5 nữ

35 giới đi xin việc, thì có 1 người bị từ chối bởi họ là nữ Bên cạnh đó, nhiều công ty khi tuyển dụng còn công khai yêu cầu về giới tính, khiến việc tiếp cận của phụ nữ đối với một số loại hình công việc nhất định bị hạn chế.

Mặc dù Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể trong việc loại bỏ rào cản giới tính trong nhiều lĩnh vực, nhưng vẫn còn những sự chênh lệch đáng báo động về giới tính trong lựa chọn ngành nghề Các ngành nghề vẫn thường chia ra rõ ràng theo giới tính Ví dụ, ngành công nghiệp và kỹ thuật thường có nhiều nam hơn, trong khi ngành chăm sóc sức khỏe và giáo dục thường có nhiều nữ hơn Sự chênh lệch này có thể dẫn đến sự kỳ thị giới tính và hạn chế quyền lựa chọn của mọi người Một thực trạng quan trọng khác là sự chênh lệch giới tính trong thu nhập và cơ hội thăng tiến Phụ nữ thường gặp khó khăn hơn trong việc thăng tiến và đạt được vị trí quan trọng trong nhiều lĩnh vực, và điều này gây ảnh hưởng lớn đến thu nhập và cuộc sống của họ Bên cạnh đó, xã hội tiếp tục đặt ra các kiểu định kiến về vai trò giới tính và nghề nghiệp Nhiều người vẫn nghĩ rằng một số nghề chỉ phù hợp với một giới tính cụ thể, và điều này tạo áp lực lớn đối với những người muốn theo đuổi một ngành nghề ngoài kiểu định kiến này Thật đáng buồn thay, trong một số ngành nghề, thiếu mẫu mực và hỗ trợ cho những người muốn theo đuổi ngành nghề đòi hỏi tính chất chênh lệch giới tính Điều này có thể khiến nhiều người từ bỏ hoặc gặp khó khăn trong quá trình phát triển sự nghiệp Trong các ngành STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học), chênh lệch giới tính vẫn rất rõ rệt Nhiều phụ nữ gặp khó khăn trong việc theo đuổi các lĩnh vực này, và điều này dẫn đến sự thiếu hụt về đa dạng giới tính trong lĩnh vực quan trọng này Vì vậy chúng ta kết luận rằng, việc loại bỏ bất bình đẳng giới trong lựa chọn nghề nghiệp không chỉ là một vấn đề về bình đẳng giới, mà còn liên quan đến sự phát triển xã hội và kinh tế Chúng ta cần thúc đẩy một xã hội nơi mà mọi người có quyền tự do theo đuổi đam mê và tận dụng tiềm năng của họ mà không gặp bất kỳ ràng buộc nào dựa trên giới tính.

Có phải nam và nữ chỉ được làm những công việc phù hợp với giới tính, cơ hội được tuyển dụng vào các vị trí là khác nhau?

Theo khảo sát 111 sinh viên đã có rất nhiều ý kiến trái chiều về cơ hội việc làm ở nam giới, nữ giới và cả nhóm người thuộc LGBT Sau đây là một số ý kiến nhóm thu thập được sau khảo sát.

Hình 29: Một số câu trả lời của các bạn sinh viên về vấn đề việc làm ở các giới Trả lời phóng viên Báo Thanh Niên, tiến sĩ Trương Thúy Hằng, giảng viên khoa Giới và phát triển, Học viện Phụ nữ Việt Nam (Hà Nội), cho biết định kiến giới trong môi trường làm việc và lựa chọn nghề nghiệp xuất phát từ quan niệm "trọng nam khinh nữ".

"Khi lựa chọn ngành nghề, học sinh có thể được tư vấn mang tính định hướng phù hợp theo giới hoặc chính bản thân các bạn tự hình thành định kiến cho ngành học đó. Một số học sinh cũng có thể gặp áp lực từ gia đình", tiến sĩ Hằng nói.

"Tính chất công việc là một trong những yếu tố bị áp đặt định kiến giới khiến nhiều học sinh chùn bước Tuy nhiên, nghề nghiệp là phi giới tính, không có quy định nào nói rằng nghề đó chỉ dành riêng cho nam hoặc nữ Vì thế, chúng ta nên tôn trọng những bạn nam theo học những nghề như giáo viên mầm non, tiểu học hay các bạn nữ muốn trở thành kỹ sư cơ khí", tiến sĩ Hằng nói.

Theo cô Hằng, định kiến giới gây ra nhiều áp lực, hệ lụy lâu dài trong cuộc sống, khiến mọi người bị bó hẹp cơ hội lựa chọn, sáng tạo trong công việc.

"Chúng ta cần có thời gian, sự quyết tâm từ nhiều phía để giảm thiểu và tiến tới xóa bỏ định kiến giới trong nghề nghiệp và xã hội Những bạn trẻ đang gặp phải rào cản này nên thẳng thắn trao đổi với gia đình để cha mẹ yên tâm với quyết định của bản thân", tiến sĩ Hằng kết luận.

Một trong những bước tiến của nỗ lực xóa bỏ định kiến giới đáng được ghi nhận đến nghề nghiệp là việc loại bỏ "Danh mục 77 nghề cấm phụ nữ tham gia lao động" trong Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 "Các chính sách được ban hành nên có 'nhạy cảm giới' để thay đổi định kiến trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp của các bạn trẻ Tiếp đó, những doanh nghiệp không nên lấy đặc thù sinh học của nữ giới làm lý do từ chối người lao động dù họ đủ khả năng làm việc", tiến sĩ Trương Thúy Hằng đúc kết.

Tại cuộc tọa đàm “Giảm thiểu định kiến giới trong lựa chọn nghề nghiệp” Tiến sĩ Dương Kim Anh, Phó Giám đốc Học viện phụ nữ Việt Nam, trưởng khoa Giới và Phát triển cho rằng xóa bỏ định kiến giới trong lựa chọn nghề nghiệp là rất cần thiết "Xóa bỏ định kiến giới trong lựa chọn nghề nghiệp là cần thiết, không chỉ giúp thúc đẩy bình đẳng

39 giới trong giáo dục, giúp thay đổi nhận thức, mà còn góp phần đạt được bình đẳng giới trong nhiều lĩnh vực như lao động, việc làm, trong thu nhập, trong lãnh đạo, quản lý,trong tham chính "

Link tham khảo

https://hnmu.edu.vn/vi-su-tien-bo-cua-phu-nu/binh-dang-gioi-trong-xa-hoi-hien- nay.html https://nguoinoitieng.tv/nghe-nghiep/sao-youtube/connor-franta/hg1 https://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-bat-binh-dang-gioi-o-viet-nam-hien-nay-71792/ https://www.vietnamplus.vn/binh-dang-gioi-trong-chinh-tri-chi-tieu-ve-lanh-dao-nu- phai-toan-dien/665279.vnp https://truongchinhtri.baria-vungtau.gov.vn/article? item(efdd417e7643f9b2732ac38fed1f9a https://accgroup.vn/nguyen-nhan-bat-binh-dang-gioi-o-viet-nam http://giadinh.bvhttdl.gov.vn/nguyen-nhan-cua-bat-binh-dang-gioi/ https://baodansinh.vn/dau-la-nhung-nguyen-nhan-xa-hoi-dan-den-bat-binh-dang-gioi- 46169.htm https://binhphuoc.gov.vn/vi/stttt/binh-dang-gioi/cac-bien-phap-thuc-day-binh-dang- gioi-1178.html https://lawnet.vn/thong-tin-phap-luat/dan-su/07-bien-phap-thuc-day-binh-dang-gioi- tai-viet-nam-105906.html https://benhvienvuquang.vn/binh-dang-gioi-o-viet-nam/ https://thanhnien.vn/lua-chon-nganh-hoc-loi-di-cua-nhung-nguoi-vuot-qua-dinh-kien- gioi-18523022411113733.htm https://baophunuthudo.vn/giao-duc/lua-chon-nghe-nghiep-khong-phu-thuoc-dinh- kien-gioi-tai-sao-khong-103369.html

41 https://baotintuc.vn/ban-tron-giao-duc/sinh-vien-quan-tam-den-van-de-binh-dang- gioi-trong-lua-chon-nganh-nghe-20190403202431654.htm https://congthuong.vn/tim-cach-can-bang-gioi-tinh-trong-khoi-nganh-ky-thuat- 176245.html? fbclid=IwAR1ePwSOl2cXDmyL6ffCtv7PLIgrNR6s8tlTB6k8PqNpiMkCac9RNiVpZjs

Minh chứng phối hợp

https://drive.google.com/drive/folders/10Zr5Q6S7uFAUjT2RJIKhS5r00w6ohJZo? usp=sharing

Ngày đăng: 28/05/2024, 16:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Độ tuổi tham gia khảo sát - tiểu luận báo cáo dự án viết giao tiếp trong kinh doanhtên đề tài thái độ của sinh viên đối với bình đẳng giới
Hình 1 Độ tuổi tham gia khảo sát (Trang 9)
Hình 3: Cảm xúc của sinh viên khi bị phân biệt giới tính - tiểu luận báo cáo dự án viết giao tiếp trong kinh doanhtên đề tài thái độ của sinh viên đối với bình đẳng giới
Hình 3 Cảm xúc của sinh viên khi bị phân biệt giới tính (Trang 15)
Hình 4: Khảo sát bình đẳng giới có phải là vấn đề quan trọng trong xã hội hiện nay Trong các sinh viên tham  gia khảo sát tỉ lệ nữ và giới tính khác lần lượt là 42,3%, 0.9% - tiểu luận báo cáo dự án viết giao tiếp trong kinh doanhtên đề tài thái độ của sinh viên đối với bình đẳng giới
Hình 4 Khảo sát bình đẳng giới có phải là vấn đề quan trọng trong xã hội hiện nay Trong các sinh viên tham gia khảo sát tỉ lệ nữ và giới tính khác lần lượt là 42,3%, 0.9% (Trang 15)
Hình 7: Tỷ lệ sinh viên gặp trường hợp phân biệt giới tính - tiểu luận báo cáo dự án viết giao tiếp trong kinh doanhtên đề tài thái độ của sinh viên đối với bình đẳng giới
Hình 7 Tỷ lệ sinh viên gặp trường hợp phân biệt giới tính (Trang 16)
Hình 6: Giáo dục về bình đẳng giới từ sớm có cần thiết - tiểu luận báo cáo dự án viết giao tiếp trong kinh doanhtên đề tài thái độ của sinh viên đối với bình đẳng giới
Hình 6 Giáo dục về bình đẳng giới từ sớm có cần thiết (Trang 16)
Hình 8: Nguyên nhân của vấn đề bất bình đẳng giới Ngoài những định kiến với phụ nữ, xã hội hiện nay còn có những định kiến về những người thuộc cộng đồng LGBT - tiểu luận báo cáo dự án viết giao tiếp trong kinh doanhtên đề tài thái độ của sinh viên đối với bình đẳng giới
Hình 8 Nguyên nhân của vấn đề bất bình đẳng giới Ngoài những định kiến với phụ nữ, xã hội hiện nay còn có những định kiến về những người thuộc cộng đồng LGBT (Trang 17)
Hình 10: Bình đẳng giới có phải là một vấn đề quan trọng trong xã hội hiện tại ? Nhận thức của sinh viên đối với quan hệ xã hội là một chủ đề quan trọng và phức tạp, có sự biến đổi theo thời gian và nhiều yếu tố tác động - tiểu luận báo cáo dự án viết giao tiếp trong kinh doanhtên đề tài thái độ của sinh viên đối với bình đẳng giới
Hình 10 Bình đẳng giới có phải là một vấn đề quan trọng trong xã hội hiện tại ? Nhận thức của sinh viên đối với quan hệ xã hội là một chủ đề quan trọng và phức tạp, có sự biến đổi theo thời gian và nhiều yếu tố tác động (Trang 19)
Hình 11: Bất bình đẳng giới là gì? - tiểu luận báo cáo dự án viết giao tiếp trong kinh doanhtên đề tài thái độ của sinh viên đối với bình đẳng giới
Hình 11 Bất bình đẳng giới là gì? (Trang 20)
Hình 12: Bất bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế - tiểu luận báo cáo dự án viết giao tiếp trong kinh doanhtên đề tài thái độ của sinh viên đối với bình đẳng giới
Hình 12 Bất bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế (Trang 21)
Hình 15: Định kiến xã hội về giới là như thế nào? - tiểu luận báo cáo dự án viết giao tiếp trong kinh doanhtên đề tài thái độ của sinh viên đối với bình đẳng giới
Hình 15 Định kiến xã hội về giới là như thế nào? (Trang 25)
Hình 16: Chuẩn mực của xã hội về định kiến giới - tiểu luận báo cáo dự án viết giao tiếp trong kinh doanhtên đề tài thái độ của sinh viên đối với bình đẳng giới
Hình 16 Chuẩn mực của xã hội về định kiến giới (Trang 26)
Hình 18: Bất bình đẳng giới trong giáo dục Bản thân phụ nữ còn tự ti, không chịu phấn đấu. - tiểu luận báo cáo dự án viết giao tiếp trong kinh doanhtên đề tài thái độ của sinh viên đối với bình đẳng giới
Hình 18 Bất bình đẳng giới trong giáo dục Bản thân phụ nữ còn tự ti, không chịu phấn đấu (Trang 27)
Hình 19: Lễ phát động cuộc thi viết về bình đẳng giới năm 2018 Thứ ba, đẩy mạnh hơn nữa việc lòng ghép vào chương trình dạy học trong các nhà trường để học sinh, sinh viên có những hiểu biết về bất đẳng giới, giúp cho họ có những nhận thức đúng đắn để đưa - tiểu luận báo cáo dự án viết giao tiếp trong kinh doanhtên đề tài thái độ của sinh viên đối với bình đẳng giới
Hình 19 Lễ phát động cuộc thi viết về bình đẳng giới năm 2018 Thứ ba, đẩy mạnh hơn nữa việc lòng ghép vào chương trình dạy học trong các nhà trường để học sinh, sinh viên có những hiểu biết về bất đẳng giới, giúp cho họ có những nhận thức đúng đắn để đưa (Trang 29)
Hình 20: Nâng cao nhận thức bình đẳng giới của học sinh, sinh viên Thứ tư, thể hiện bình đẳng giới trong các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học hành, phát triển. - tiểu luận báo cáo dự án viết giao tiếp trong kinh doanhtên đề tài thái độ của sinh viên đối với bình đẳng giới
Hình 20 Nâng cao nhận thức bình đẳng giới của học sinh, sinh viên Thứ tư, thể hiện bình đẳng giới trong các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học hành, phát triển (Trang 30)
Hình 26: Hội nghị đánh giá công tác bình đẳng giới - tiểu luận báo cáo dự án viết giao tiếp trong kinh doanhtên đề tài thái độ của sinh viên đối với bình đẳng giới
Hình 26 Hội nghị đánh giá công tác bình đẳng giới (Trang 33)
Hình 28: Theo bạn việc tăng cường nhận thức về bình đẳng giới trong xã hội có thể - tiểu luận báo cáo dự án viết giao tiếp trong kinh doanhtên đề tài thái độ của sinh viên đối với bình đẳng giới
Hình 28 Theo bạn việc tăng cường nhận thức về bình đẳng giới trong xã hội có thể (Trang 36)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w