1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề bài bình đẳng giới trong gia đình lý luận và thực tiễn

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bình Đẳng Giới Trong Gia Đình – Lý Luận Và Thực Tiễn
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Bình Đẳng Giới
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,99 MB

Nội dung

Nội dung của bình đẳng giới trong gia đình...1.Bình đẳng giới về phân công lao động trong gia đình...2.Bình đẳng giới về tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực trong gia đình...3.Bình đẳng

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI

Đề bài: “ Bình đẳng giới trong gia đình – lý luận và thực tiễn”

Hà Nội, 2023

Trang 2

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

NỘI DUNG

I Khái quát chung về bình đẳng giới trong gia đình

1 Khái niệm bình đẳng giới trong gia đình

2 Vai trò của gia đình trong nhận thức và thực hiện về bình đẳng giới

3 Ý nghĩa của bình đẳng giới trong gia đình

II Nội dung của bình đẳng giới trong gia đình

1 Bình đẳng giới về phân công lao động trong gia đình

2 Bình đẳng giới về tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực trong gia đình

3 Bình đẳng giới về quyền quyết định các vấn đề trong gia đình

4 Bình đẳng giới về quyền được tôn trọng thân thể, nhân phẩm, danh dự, uy tín 7 III Bình đẳng giới trong các mối quan hệ gia đình

1 Trong quan hệ vợ chồng

2 Giữa con trai và con gái trong gia đình

3 Giữa các thành viên nam và thành viên nữ trong gia đình

IV Thực tiễn về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình hiện nay

1 Những thành tựu đạt được

2 Những điểm còn hạn chế

3 Giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện chính sách bình đẳng giới

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

Too long to read on

your phone? Save

to read later on

your computer

Save to a Studylist

Trang 5

có ý thức và trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ đó Những công việc đó dựa trên

sự chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, tạo sự đồng thuận, sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫnnhau của cả vợ và chồng giúp cho sự phát triển của mái ấm gia đình không thayđổi, bền vững và vững chắc Đến với đề bài “Bình đẳng giới trong gia đình - lýluận và thực tiễn” của nhóm chúng tôi, mong có thể đem tới cho mọi người cáinhìn sâu sắc hơn về vấn đề này

NỘI DUNG

I Khái quát chung về bình đẳng giới trong gia đình

1 Khái niệm bình đẳng giới trong gia đình

Căn cứ tại Điều 18 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về bình đẳng giớitrong gia đình thì “Bình đẳng giới trong gia đình là việc vợ chồng, con trai và congái, các thành viên nam và nữ trong gia đình có vị trí, vai trò ngang nhau, quyềnđược tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của giađình như nhau, quyền được thụ hưởng về thành quả phát triển của gia đình và xãhội ngang nhau, quyền được tham gia quyết định các vấn đề của bản thân và giađình”

Trên cơ sở các quyền đó, thành viên trong gia đình được tự do tham gia vàocác công việc gia đình và ngoài xã hội tùy theo khả năng và sở thích của mình,được tự do lựa chọn những vai trò giống nhau hoặc khác nhau trong gia đình tùytheo mục đích, được tự do lựa chọn cách thức thụ hưởng các thành quả tùy theo sởthích của mỗi người Tuy nhiên, bình đẳng không có nghĩa là bằng nhau, do đặcđiểm sinh học khác nhau và tính chất vai trò khác nhau mà sẽ có những sự bìnhđẳng thực chất phù hợp với từng cá nhân trong gia đình

2 Vai trò của gia đình trong nhận thức và thực hiện về bình đẳng giới

Trang 6

Gia đình là nơi diễn ra quá trình xã hội hóa cá nhân, là ngôi trường đầu tiênđào tạo, hình thành nhận thức của con người về mọi lĩnh vực của xã hội, trong đó

có nhận thức về quan hệ giới Có thể nói gia đình đóng vai trò cơ bản trong việcđịnh hình mối quan hệ giới ngay từ những buổi đầu khi con người biết nhận thức

và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Sự nhận thức không đúng đắn về giới vàbình đẳng giới sẽ tạo ra những tiền lệ xấu, làm giảm vị thế của người phụ nữ, dẫnđến bất bình đẳng giới ngay trong gia đình Từ đó sẽ dẫn đến nhiều vấn đề khácnhư bạo lực gia đình, làm chậm mục tiêu bình đẳng giới Ngược lại, khi các thế hệ

đi trước nhận thức đúng đắn, có tư tưởng tiến bộ về bình đẳng giới thì họ sẽ truyềndạy cho các thế hệ kế tiếp những nhận thức đúng đắn đó

Để có được nhận thức về bình đẳng giới đã khó, để hành động bình đẳnggiới càng khó hơn Việc thực hiện bình đẳng giới của các thế hệ đi trước trong giađình như ông bà, cha mẹ… tác động rất lớn đến nhận thức của các thế hệ sau.Trước đó, vai trò của người phụ nữ bị xem nhẹ và không có địa vị trong gia đình.Nâng cao vị thế, vai trò của người vợ, người mẹ giúp bước gần hơn từ gia đình đến

xã hội bình đẳng giới Thêm nữa, không được thiên vị trong việc chăm sóc, nuôidạy và đầu tư cho con Những bậc cha mẹ cần hiểu và đối xử công bằng với cáccon, tạo cho các con cơ hội học tập, làm việc và hưởng thụ các giá trị vật chất, tinhthần không phân biệt con trai, con gái Thực hiện bình đẳng giới trong gia đình còn

là vợ chồng có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong hoạt động của gia đình,không phân công lao động trong gia đình phụ thuộc vào giới như: Quyền đưa raquyết định trong gia đình, quan điểm chăm sóc và nuôi dạy con cái, phân chia côngviệc nhà… Như vậy, để đạt được bình đẳng giới, trước hết trong gia đình, ông bà,cha mẹ phải nâng cao nhận thức và thực hiện về bình đẳng giới vì chính ông bà,cha mẹ là nhân tố quan trọng nhất trong việc tuyên truyền, giáo dục về bình đẳnggiới cho thế hệ trẻ

3 Ý nghĩa của bình đẳng giới trong gia đình

Trang 7

,

Gia đình đang là mụctiêu quan trọng nhất của cuộc cách mạng về giới Những nhu cầu, lợi ích cá nhânkhông được đáp ứng trong hôn nhân dần trở thành xung đột và kéo theo hậu quảtiêu cực về mặt xã hội và gia đình Chính vì vậy, con đường nhận thức và hànhđộng vì sự bình đẳng giới phải bắt đầu từ gia đình và ngay trong gia đình Gia đình

mà nam, nữ được bình đẳng là môi trường giáo dục hiệu quả nhất về bình đẳnggiới

,

Bình đẳng giới trong gia đình khiến cho cha mẹdành tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc, nuôi dạy con trai và con gái là nhưnhau, các con đều sẽ được tạo cơ hội học tập, làm việc và hưởng thụ các giá trị vậtchất, tinh thần như nhau Từ đó, trẻ em gái và trẻ em trai được phát triển đồng đều

và toàn diện nhất có thể Những gia đình có tư tưởng cổ hủ, gia trưởng, phong kiếngiáo điều luôn có quan niệm trọng nam khinh nữ, vì thế các trẻ em gái trong giađình thường không được coi trọng, việc học hành hay những việc lớn đều phải dongười con trai gánh vác còn con gái phải đảm nhiệm việc chăm sóc gia đình chonên không cần học hành, thi cử Việc thực hiện bình đẳng giới trong gia đình sẽmang lại cơ hội được chăm sóc và giáo dục như nhau cho con trai và con gái

Thựchiện tốt bình đẳng giới trong gia đình sẽ tạo một bầu không khí gia đình hạnhphúc, lành mạnh, đưa địa vị của người phụ nữ được nâng cao hơn, từ đó tác độngtốt đến sức khỏe, môi trường sống của các thành viên gia đình Bên cạnh đó, khiphụ nữ được học tập, nâng cao năng lực lao động sẽ tạo ra nguồn thu nhập cho giađình và phần nào tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế đất nước Thống kê củaLiên Hợp Quốc tại Việt Nam năm 2014, bạo lực giới gây tổn thất gần 1,41% thu

Trang 8

nhập GDP của Việt Nam vào năm 2010 Đồng thời, phụ nữ chịu bạo lực sẽ giảm35% năng suất so với người không bạo lực 1

Bình đẳng giới trong gia đình giải phóng phụ nữ khỏicông việc nhà, tạo điều kiện đưa họ vào thị trường lao động để có thu nhập, nângcao vị thế của người phụ nữ Việc người phụ nữ được tham gia vào các lĩnh vựctrong đời sống xã hội: chính trị, lao động, kinh tế, khoa học và công nghệ… là cơhội để phụ nữ thể hiện những khả năng chưa được khai thác, giúp đất nước cóthêm nhân tài, và truyền cảm hứng cho những người phụ nữ khác Việc này vừađảm bảo được quyền con người của cá nhân, vừa tạo được sự tôn trọng dành chongười phụ nữ Bình đẳng giới không chỉ giải phóng người phụ nữ mà còn phá bỏphân công lao động theo giới trong gia đình, người đàn ông trong gia đình cũngphải chung tay giúp đỡ những công việc trong nhà Một gia đình bền vững phải làmột gia đình mà ở đó người vợ và chồng đều cùng nhau xây dựng, vun đắp, chia sẻđều công việc trong gia đình

II Nội dung của bình đẳng giới trong gia đình

1 Bình đẳng giới về phân công lao động trong gia đình

Phân công lao động theo giới luôn gắn với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗiquốc gia Phân công lao động theo giới trong gia đình Việt Nam hiện nay vẫnmang đậm nét truyền thống Các công việc như nấu ăn, đi chợ, giặt giũ quần áo,chăm sóc con, chăm sóc người già, người ốm… chủ yếu do phụ nữ thực hiện.Đồng thời, phân công lao động theo giới còn được thể hiện qua việc lao động củangười chồng thường tập trung nhiều hơn vào những công việc trực tiếp tạo thunhập Từ đó dẫn đến kết quả là nam giới có tỉ lệ thu nhập cao hơn nữ giới

Sự bất bình đẳng về phân công lao động theo giới trong gia đình một phần

là do quan niệm sai lầm của cả nam và nữ giới Đa số phụ nữ Việt Nam hướng đếnvai trò giới truyền thống khá mạnh Những phẩm chất như nội trợ giỏi, nuôi dạycon tốt… được đánh giá quan trọng hơn những vấn đề khác như có học vấn cao, có

Hà An, “Phụ nữ bị chịu bạo lực sẽ giảm 35% năng suất so với người không bị bạo lực”, nguồn:

Trang 9

https://daibieunhandan.vn/doi-song-xa-hoi/Phu-nu-bi-chiu-bao-luc-se-giam-35-nang-suat-so-voi-nguoi-khong-bi-uy tín trong nghề nghiệp, có địa vị trong xã hội Nhiều phụ nữ vẫn đánh giá cao vaitrò trụ cột của người chồng, bằng lòng với vai trò là người nội trợ Quan niệm sailầm đó của phụ nữ được sự chấp nhận tích cực của nam giới, hầu hết nam giớitham gia vào thị trường lao động bằng mọi cách để tạo thu nhập cho gia đình.Quan hệ giữa vợ và chồng thường xuyên xung đột do sự phân công lao động bấtbình đẳng đó.

Để xoá bỏ sự phân công lao động theo giới, khoản 5 Điều 18 Luật bình đẳnggiới quy định:

Như vậy, để đạt được bình đẳng giới trong gia đình, vấn đềquan trọng là xoá bỏ sự phân công lao động theo giới trong gia đình, tiến tới bìnhđẳng giới trong phân công lao động Vợ, chồng, con trai, con gái, thành viên nam,thành viên nữ cùng nhau chia sẻ công việc gia đình, cùng được tham gia vào thịtrường lao động tạo thu nhập, đảm bảo nhu cầu về mọi mặt cho các thành viêntrong gia đình

2 Bình đẳng giới về tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực trong gia đình

Gia đình là nơi diễn ra quá trình sản xuất và phân phối các nguồn lực Kếtquả nghiên cứu xã hội học chỉ ra rằng trong gia đình người vợ và người chồng có

xu hướng chia sẻ sự tiếp cận phần lớn các nguồn lực nhưng người chồng có vai tròquyết định trong việc kiểm soát các nguồn lực quan trọng của gia đình như đất đai,nhà ở, phương tiện sản xuất… Theo Luật Đất đai năm 2013, giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, nhà ở phải ghi tên của cả chồng và vợ, đây là chính sách có ýnghĩa quan trọng nhằm cải thiện tình trạng bất bình đẳng giới trong tiếp cận cácnguồn lực xã hội, bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong sở hữu nhà, đất Yếu

tố gây cản trở lớn đến bình đẳng giới trong gia đình là việc đa số phụ nữ không cótên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở Nguyên nhâncủa thực trạng này là do đa số người dân chưa biết đến quy định về cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất mang hai tên vợ và chồng, từ đó chưa nhận thức đầy đủ vềlợi ích của quyền tiếp cận và sử dụng đất của người phụ nữ Qua đó cho thấy, tronggia đình, khi không thực sự được làm chủ nguồn đất đai, tư liệu, công cụ sản xuấtthì người phụ nữ luôn ở vị thế phụ thuộc, họ không được chủ động trong việc lập

Trang 10

kế hoạch phát triển kinh tế gia đình Như vậy, sự bất bình đẳng giới trong tiếp cận

và kiểm soát nguồn lực trong gia đình là yếu tố làm tăng sự bất bình đẳng giớitrong gia đình Từ đó, làm tăng bạo lực đối với phụ nữ, tăng tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử vong,làm giảm tiếng nói và khả năng tự bảo vệ của phụ nữ trong quan hệ với nam giới Khoản 2 Điều 18 Luật bình đẳng giới quy định: “Vợ, chồng có quyền, nghĩa

vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thunhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình” Điều nàycũng góp phần làm thay đổi sự tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực giữa thành viênnam và thành viên nữ trong gia đình, làm thay đổi cán cân quyền lực giữa cácthành viên gia đình và mang lại ý nghĩa sâu sắc về bình đẳng giới và phúc lợi giađình

3 Bình đẳng giới về quyền quyết định các vấn đề trong gia đình

Trong gia đình, nam giới thường là người đưa ra các quyết định về vấn đềtrong gia đình như: tài chính, lợi ích, con cái và về cả những người phụ nữ, họquyết định cả vấn đề sinh con và các hoạt động khác mang tính riêng tư của phụ

nữ Quyền quyết định trong gia đình đánh giá vị thế của nam giới và nữ giới tronggia đình, lý tưởng nhất là cả nam giới và nữ giới đều cùng tham gia quyết định cácvấn đề của gia đình, đây chính là sự bình đẳng giới trong gia đình

Luật Bình đẳng giới đã quy định rất rõ ràng về việc bình đẳng trong quyềnquyết định giữa vợ và chồng trong Khoản 1, 2 và 3 của Điều 18 Theo quy địnhtrên thì trong gia đình, vợ và chồng có vị trí, vai trò ngang nhau, quyền được thamgia quyết định các vấn đề của bản thân và của gia đình Nhưng do ảnh hưởng của

tư tưởng truyền thống vẫn còn nên mọi người thường đề cao vai trò trụ cột củanam giới hơn trong việc quyết định các vấn đề trong gia đình Quyền lực cao hơncủa người chồng thể hiện ở quyền quyết định ở một số việc như mua sắm, sản xuấtkinh doanh, quan hệ họ hàng, còn người vợ thường chỉ có tiếng nói ở những việcnhỏ2 Mặt khác, trình độ học vấn cũng góp phần quan trọng trong việc tạo quyền

Văn hóa - Xã Hội, Theo Trang thông tin điện tử huyện Ngọc Hồi, Tỉnh Kon Tum, http://ngochoi.kontum.gov.vn/van-hoa-xa-hoi/Binh-dang-gioi-va-hanh-phuc-gia-dinh-1233

Trang 11

quyết định trong gia đình Nếu trong gia đình cả hai vợ chồng có học vấn cao thì

sự bàn bạc, thỏa thuận chiếm tỷ lệ lớn; nếu người vợ có trình độ học vấn thấp thìquyền quyết định mọi mặt chủ yếu vẫn là chồng và ngược lại

Bình đẳng về quyền quyết định các vấn đề trong gia đình là vợ chồng cùngbàn bạc để giải quyết các vấn đề như phát triển kinh tế gia đình, số con, chăm sóc

và giáo dục con, Đây còn là bình đẳng về quyền vợ, chồng được tự quyết địnhcác vấn đề của bản thân mà không làm tổn hại đến lợi ích chung của gia đình

4 Bình đẳng giới về quyền được tôn trọng thân thể, nhân phẩm, danh dự,

uy tín

Khoản 1 Điều 34 Bộ luật dân sự 2015 có quy định “

” Luật Bìnhđẳng giới năm 2006, Khoản 1 Điều 18 “

.”, và Khoản 4Điều 18 “

Bình đẳng giới trong gia đình phải đảm bảo cho mỗi thành viên trong giađình dù là nam hay nữ, con trai hay con gái đều được hưởng sự quan tâm, chămsóc từ các thành viên khác Do đó, vợ chồng phải chăm sóc lẫn nhau, cha mẹ phảichăm sóc con cái như nhau Con trai, con gái đều có quyền được tạo điều kiện pháttriển như nhau, đều có quyền học tập, vui chơi, giải trí Mọi sự phân biệt đối xửgiữa con trai và con gái đều vi phạm quy định về bình đẳng giới Việc bình đẳngtrong gia đình còn được thể hiện trong quyền được tôn trọng thân thể, nhân phẩm,danh dự, uy tín của các thành viên trong gia đình Tất cả hành vi đánh đập, ngượcđãi và sự kỳ thị đối với nữ giới trong gia đình đều là hành vi xâm phạm thân thể,nhân phẩm, danh dự, uy tín của người phụ nữ Bạo lực về thể chất và tinh thần mànam giới gây ra cho phụ nữ trong gia đình chính là hậu quả của việc bất bình đẳnggiới Phụ nữ và trẻ em gái rất dễ phải chịu cảnh bạo lực và lạm dụng trong giađình, và chúng có thể không phải đến từ những người đàn ông xa lạ mà có thể đến

từ chính những người đàn ông trong gia đình Nguyên nhân của những việc này làbởi vì phần lớn quyền lực nằm trong tay người đàn ông, và bạo lực là cách họ thể

Trang 12

hiện uy quyền, vậy nên gần như tất cả bạo lực trong gia đình đều liên quan đếngiới, những định kiến giới dẫn đến bạo lực Vì vậy, một trong những nội dung củabình đẳng giới trong gia đình là đảm bảo cho các thành viên trong gia đình dù lànam hay nữ đều được hưởng sự chăm sóc, được tôn trọng thân thể, nhân phẩm,danh dự, uy tín Để đạt được bình đẳng giới trong gia đình, việc cấp thiết là phảingăn chặn bạo lực gia đình.

III Bình đẳng giới trong các mối quan hệ gia đình.

Bình đẳng giới trong các mối quan hệ gia đình đóng vai trò vô cùng quantrọng trong “con đường” hướng tới bình đẳng giới toàn diện trong xã hội Cụ thể,được thể hiện ở những các thành viên quan hệ trong gia đình:

1 Trong quan hệ vợ chồng

Cá nhân (nam, nữ) có quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phátsinh từ quan hệ đó Như quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, thânthể và quyền bảo vệ danh dự nhân phẩm bao gồm quyền được bảo đảm về về tínhmạng, sức khỏe theo Điều 33 BLDS 2015 Cá nhân đó dù là nam hay nữ đều cóquyền được bảo vệ và quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhânkhông phân biệt giới tính theo Điều 34 BLDS Hay Điều 21 LHNGĐ 2014 quyđịnh: Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uytín cho nhau Ngoài ra, vợ chồng có cũng bình đẳng trong việc lựa chọn nơi cư trú.Căn cứ tại Điều 20 LHNGĐ thì việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồngthỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính Vợchồng cũng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận Quy định này nhằmxóa bỏ tập quán bất bình đẳng về nơi ở của vợ chồng ở một số địa phương, dân tộcnhư tập quán ở nhà chồng như của nhân dân vùng đồng bằng sông Hồng; Hay tậpquán ở rể của vùng đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc và vùng Tây Nguyên

Cụ thể là bình đẳng với nhau về việc sở hữu chung, trong quan hệ cấp dưỡng

và quan hệ thừa kế Trong sở hữu tài sản chung, vợ chồng có quyền ngang nhautrong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt quy định Điều 35 LHNGĐ 2014; việc

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w