BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH ----oOo---- BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ NHẬN THỨC,
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
oOo
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
VỀ NHẬN THỨC, THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA
THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC VẬN DỤNG
QUAN ĐIỂM THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VÀO VIỆC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Kim Ngân
Lớp: CNĐD2023 – N2 Nhóm: Nhóm 3A
Thành Phố Hồ Chí Minh, Tháng 1 năm 2024
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
1 2353010189 Phạm Nguyễn Duy Thái ND Mở đầu
12 2353010190 Bùi Thị Tuyết Thanh ND Hậu quả/Hạn
chế
13 2353010101 Cao Huyền My ND Biện pháp
14 2353010175 Nguyễn Thị Tố Quyên ND Minh chứng
15 2353010121 Huỳnh Phương Nghi ND Kết thúc
Trang 5Bài làm gồm: 27 trang (không tính trang bìa, thành viên, mục lục, tài liệu tham khảo)
(Ký và ghi rõ họ tên)
ĐỀ TÀI CỦA TIỂU LUẬN NHÓM CHỌN LÀ: “Quan điểm của triết học Mác –
Lênin về nhận thức, thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức Vận dụng quan điểm thống nhất giữa lý luận và thực tiễn vào việc đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt
Nam hiện nay”
BỐ CỤC ĐỀ TÀI
1 Mục lục
2 Phần mở đầu (1 trang): Nêu tính cấp thiết đề tài
3 Phần nội dung chính (khoảng 10-13 trang):
- Chương 1: Quan điểm của triết học Mác – Lênin về nhận thức, thực tiễn và
vai trò của thực tiễn đối với nhận thức (9 trang)
- Chương 2: Vận dụng quan điểm thống nhất giữa lý luận và thực tiễn vào việc
đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay (16 trang)
4 Phần kết luận (1 trang): Tóm lại nội dung chính của đề tài đã nghiên cứu
5 Tài liệu tham khảo (2 trang)
Trang 7MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ NHẬN THỨC, THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC 2
1.1 Quan điểm của triết học Mác-Lênin về nhận thức 2
1.1.1 Các nguyên tắc xây dựng lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng 2
1.1.2 Nguồn gốc, bản chất của nhận thức 2
1.1.3 Trình độ nhận thức 4
1.1.4 Giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức 4
1.2 Quan điểm của triết học Mác-Lênin về thực tiễn 6
1.2.1 Khái niệm 6
1.2.2 Các đặc trưng thực tiễn 6
1.2.3 Các hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn 6
1.3 Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức 7
1.3.1 Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức 7
1.3.2 Thực tiễn là mục đích của nhận thức 8
1.3.3 Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý 9
CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VÀO VIỆC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 11
2.1 Quan điểm thống nhất giữa lý luận và thực tiễn 11
2.1.1 Khái niệm 11
2.1.2 Ý nghĩa phương pháp luận 13
2.2 Vận dụng quan điểm thống nhất giữa lý luận và thực tiễn vào việc đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay 14
2.2.1 Thực trạng ngành giáo dục hiện nay 14
2.2.2 Nguyên nhân 16
2.2.3 Hạn chế/Hậu quả 17
2.2.4 Biện pháp - Minh chứng 20
KẾT LUẬN 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
Trang 9MỞ ĐẦU
Lý do cấp thiết của đề tài
Từ xa xưa đến nay triết học luôn là nguồn cảm hứng cho con người tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống và tìm hiểu về sự tồn tại Trong hành trình này, triết học Mác – Lênin nổi bật như một phong cách tư duy mạnh mẽ và chiến đấu, đặt ra những vấn đề nguyên cơ về nhận thức, thực tiễn và vai trò của sự thực tế trong quá trình hiểu biết thế giới Đối mặt với sự phức tạp và đa dạng của xã hội hiện đại, chúng ta không thể phớt
lờ những tư tưởng này, mà thậm chí cần nhìn nhận chúng như là một hướng dẫn đắc lực, đặc biệt khi áp dụng chúng vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở Việt Nam ngày nay Triết học Mác – Lênin không chỉ nghiên cứu về sự tồn tại và nhận thức, mà còn đặt ra câu hỏi cơ bản về ý thức và hành động của con người trong xã hội C Mác đã nhấn mạnh vai trò của lao động trong việc tạo ra giá trị, trong khi V.I Lênin lại tiếp tục phát triển ý tưởng này, đặt nó vào ngữ cảnh cụ thể của cuộc Cách mạng Nga Nhìn nhận triệt hạng về xã hội, triết học Mác – Lênin không chỉ nhìn nhận con người như là một người quan sát thế giới mà còn như là một tác nhân tích cực, là người đang hình thành
và biến đổi thế giới xung quanh
Quan điểm về nhận thức trong triết học Mác – Lênin không chỉ là việc hiểu biết một cách trừu tượng về thế giới, mà còn đặt ra khái niệm về sự tư duy sáng tạo và sự chủ động trong việc định hình thế giới Sự thật không chỉ được phản ánh mà còn được tạo ra thông qua quá trình nhận thức, và điều này mở ra một quan điểm mới về vai trò của con người trong sự phát triển của tri thức
Một khía cạnh quan trọng của triết học Mác – Lênin đó là sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Điều này không chỉ là một nguyên tắc triết học mà còn là chìa khóa của sự phát triển xã hội Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, việc áp dụng nguyên lý trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Giáo dục không chỉ là việc truyền đạt kiến thức mà còn
là quá trình định hình tư duy và tạo ra những người học có khả năng ứng dụng linh hoạt kiến thức trong thực tế
Trong bối cảnh xã hội và giáo dục ngày nay, nơi mà sự sáng tạo và ứng dụng lý luận vào thực tế đang trở thành nguồn động viên quyết định thì việc áp dụng triết học Mác – Lênin có thể giúp ta tìm ra những giải pháp sáng tạo và đồng thời cung cấp một
cơ sở triết học vững chắc cho sự phát triển bền vững của giáo dục Việt Nam Vì vậy,
chúng em quyết định chọn đề tài “Quan điểm của triết học Mác – Lênin về nhận thức, thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức Vận dụng quan điểm thống nhất giữa lý luận và thực tiễn vào việc đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay”
Chúng em hy vọng rằng, thông qua nghiên cứu và thảo luận, chúng ta sẽ có những nhìn nhận mới về cách tiếp cận giáo dục, tạo ra những sự thay đổi tích cực và đóng góp vào
sự phát triển bền vững của nền giáo dục Việt Nam
Trang 10CHƯƠNG 1 QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ NHẬN THỨC, THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN
THỨC 1.1 Quan điểm của triết học Mác-Lênin về nhận thức
1.1.1 Các nguyên tắc xây dựng lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Thứ nhất, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan bên ngoài và độc lập với
ý thức con người Đây là nguyên tắc nền tảng của lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy
vật biện chứng Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định, thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức, với cảm giác của con người và loài người nói chung, mặc dù
người ta có thể chưa biết đến chúng Trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, V.I Lênin viết: “Chủ nghĩa duy vật nói chung thừa nhận rằng
tồn tại thực tại khách quan (vật chất) là không phụ thuộc vào ý thức, cảm giác, kinh nghiệm của loài người Chủ nghĩa duy vật lịch sử thừa nhận rằng tồn tại xã hội không phụ thuộc vào ý thức xã hội của loài người Trong hai trường hợp đó, ý thức chỉ là phản ánh của tồn tại, nhiều lắm cũng chỉ là một phản ánh gần đúng (ăn khớp, chính xác một cách lý tưởng)”
Thứ hai, công nhận cảm giác, tri giác, ý thức nói chung là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, các cảm giác của chúng ta (và
mọi tri thức) đều là sự phản ánh, đều là hình ảnh chủ quan của hiện thực khách quan:
“Cảm giác là một hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan” Nhưng không phải sự phản ánh thụ động, cứng đờ của hiện thực khách quan giống như sự phản ánh vật lý của cái gương trong quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước Mác Đó chính là quan niệm trực quan của chủ nghĩa duy vật siêu hình, không đánh giá đúng mức vai trò tích cực của chủ thể, của nhân cách và hoạt động thực tiễn của con người trong phản ánh
Thứ ba, lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để kiểm tra hình ảnh đúng, hình ảnh sai của cảm giác, ý thức nói chung Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, thực tiễn là tiêu chuẩn
để kiểm tra hình ảnh đúng, hình ảnh sai của cảm giác, ý thức nói chung; là tiêu chuẩn
để kiểm tra chân lý Tất nhiên, “ thực tiễn mà chúng ta dùng làm tiêu chuẩn trong lý luận về nhận thức, phải bao gồm cả thực tiễn của những sự quan sát, những sự phát hiện
về thiên văn học ” Do vậy, “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức”
1.1.2 Nguồn gốc, bản chất của nhận thức
Nguồn gốc của nhận thức
Thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới và khả năng nhận thức của con người: nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức trên cơ sở hoạt động thực tiễn của con người
Nhận thức là một quá trình biện chứng có vận động và phát triển
Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan một cách tích cực, chủ động, sáng tạo bởi con người trên cơ sở thực tiễn mang tính lịch sử cụ thể
Giải thích cho nguồn gốc: Triết học Mac – Lênin thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới và cho rằng thế giới khách quan là đối tượng của nhận thức Không phải ý thức
Trang 11của con người sản sinh ra thế giới mà thế giới vật chất tồn tại độc lập với con người, đó
là nguồn gốc “duy nhất và cuối cùng” của nhận thức
Triết học Mác – Lênin khẳng định: Con người có khả năng nhận thức thế giới Lênin chỉ rõ: có những thứ mà con người chưa biết chứ không có cái gì không thế biết
Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo về thế giời khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan đó
Ví dụ: Nhà bác học Kopernick nghiên cứu về thiên văn học, Nhà bác học Archimedes phát hiện ra lực đẩy của nước trong khi tắm, Vợ chồng nhà Curie đã tìm ra nguyên tố Radium,…
Bản chất của nhận thức
Thứ nhất, bản chất của nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc người, nhưng đây không phải là sự phản ánh bất kỳ, mà là sự phản ánh chủ động, tích
cực, sáng tạo của con người tạo ra “hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”
Ví dụ: Trong công xã nguyên thủy, con người ban đầu chỉ biết săn bắn hái lượm, về sau con người bắt đầu nhận thức về vấn đề ăn chín uống sôi và tạo ra rửa, chế tạo công cụ lao động
Thứ hai, nhận thức là một quá trình biện chứng có vận động và phát triển, là quá
trình đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít tới biết nhiều hơn, từ biết chưa đầy đủ đến đầy
đủ hơn Đây là một quá trình, không phải nhận thức một lần là xong, mà có phát triển,
có bổ sung, hoàn thiện
Ví dụ: Quá trình học tập của sinh viên năm nhất với môn Triết Khi mới trở thành sinh viên đại học, sinh viên năm nhất biết đến môn triết từ các anh chị khóa trên hoặc nghe mọi người nói, chỉ là biết đến chứ chưa biết được môn triết là gì Sau một thời gian học, sinh viên năm nhất có thể dần hình dung ra được môn triết như thế nào, gồm những gì,
đó là quá trình nhận thức có sự vận động và phát triển, từ chưa biết đến biết ít, và sau này sẽ biết nhiều hơn
Thứ ba, nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thế nhận thức và khách thể nhận thức trên cơ sở hoạt động thực tiễn của con người Với tư cách là chủ
thể nhận thức, con người phải có phẩm chất nhất định (sức khỏe, trình độ, kỹ năng,…) Khách thể của nhận thức trước hết là khách thể của thực tiễn, tức là những sự vật hiện tượng đã và đang tham gia vào hoạt động cải tạo của chủ thể Khách thể nhận thức cũng
có tính lịch sử - xã hội, cũng bị chế ước bởi điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể Bởi lẽ, do điều kiện lịch sử - xã hội mà một bộ phận nào đó của hiện thực khách quan mới trở thành khách thể nhận thức Khách thể nhận thức luôn luôn thay đổi trong lịch sử cùng với sự phát triển của hoạt động thực tiễn cũng như sự mở rộng năng lực nhận thức của con người Khách thể nhận thức cũng không đồng nhất với đối tượng nhận thức Đối tượng nhận thức là một khía cạnh, một phương diện, một mặt nào đó của hiện thực khách quan mà chủ thể nhận thức tập trung vào nghiên cứu, tìm hiểu Như vậy, khách thể nhận thức rộng hơn đối tượng nhận thức
Trang 12Ví dụ: Trong chiến tranh thì con người chỉ nghĩ lamg thế nào để bảo vệ gìn giữ dân tộc Khi cách mạng thành công thì đi lên mọi người nhận thức được bảo vệ dân tộc là phải phát triển mọi mặt của xã hội từ kinh tế, chính trị, đời sống, tri thức
Hoạt động thực tiễn của con người chính là cơ sở của mối quan hệ giữa chủ thể
nhận thức và khách thể nhận thức Chính vì vậy, hoạt động thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiếm tra chân lý
1.1.3 Trình độ nhận thức
Trong quá trình nhận thức của con người luôn luôn nảy sinh quan hệ biện chứng giữa nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận, nhận thức thông thường và nhận thức khoa học
Dựa vào khả năng phản ánh bản chất của đối tượng nhận thức:
- Nhận thức kinh nghiệm: dựa trên sự quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng
hay các thí nghiệm, thực nghiệm khoa học Kết quả của nhận thức kinh nghiệm là những tri thức kinh nghiệm thông thường hoặc tri thức thực nghiệm khoa học
Ví dụ: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” hay “Chuồn chuồn bay thấp thì mua/Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”…
- Nhận thức lý luận: là nhận thức sự vật, hiện tượng một cách gián tiếp dựa trên
các hình thức tư duy trừu tượng như khái niệm, quy luật, tính tất yếu của các sự vật hiện tượng
Ví dụ: Khi một nhóm nghiên cứu xã hội phân tích tác động của chính sách giáo dục mới đối với hiệu suất học tập của học sinh trong một khu vực: xác định các biến quan trọng,
áp dụng các phương pháp thí nghiệm hoặc quan sát, và sau đó đưa ra những kết luận.,…
Dựa trên tính tự phát hay tự giác của sự phản ánh bản chất của đối tượng nhận thức:
- Nhận thức thông thường: là nhận thức được hình thành một cách tự phát, trực
tiếp trong hoạt động hằng ngày của con người
Ví dụ: Một người quyết định sử dụng ô tô để đi lại hằng ngày thay vì đi xe đạp,…
- Nhận thức khoa học: là nhận thức được hình thành chủ động, tự giác của chủ
thể nhằm phản ánh những mối liên hệ bản chất tất nhiên, mang tính quy luật của đối tượng nghiên cứu
Ví dụ: Edinson đã tiến hành thí nghiệm hơn 1600 loại vật liệu để sáng chế đèn điện Ông
đã tiến hành thí nghiệm hon 8000 lần và rốt cuộc đã thành công trong việc sáng chế ra bóng đèn điện
1.1.4 Giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức
Nhận thức cảm tính
Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động): là những tri thức do các giác quan đem lại Nét đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là nhận thức được thực hiện trong mối liên
hệ trực tiếp với thực tiễn thông qua các hình thức cảm giác, tri giác và biểu tượng
Ví dụ: Khi gặp một người đàn ông cao lớn mặc vest lịch sự tay cầm một chiếc cặp từ đó tạo nên cảm giác người đàn ông này có vẻ giống một doanh nhân, lịch sự và nghiêm nghị
Trang 13 Nếu liên kết phán đoán “đồng dẫn điện” với phán đoán “đồng là kim loại” ta rút ra một kiến thức mới “mọi kim loại đều dẫn điện”
Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
Đặc điểm
Phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan chủ của thể nhận thức
Phản ánh bề ngoài phản ánh cái tất yếu và ngẫu nhiên cả cái bản chất và không bản chất
Hạn chế của nó là chưa khẳng định được những mặt những mối liên hệ bản hất , tất yếu bên trong của sự vật
Để khắc phục nhận thức phải vươn
Là quá trình nhận thức gián tiếp của sự vật hiện tượng
Là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật hiện tượng
Trang 14Sự thống nhất giữa trực quan sinh động, tư duy trừu tượng và thực tiễn
Một vòng khâu của quá trình nhận thức được bắt đầu từ trực quan sinh động đến
tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.Trong đó thực tiễn vừa là khâu
cơ sở vừa là khâu kết thúc và đồng thời có vai trò kiểm tra tính chân thực các kết quả nhận thức
Như vậy, trực quan sinh động và tư duy trừu tượng là hai giai đoạn của quá trình nhận thức Tuy có sự khác biệt về mức độ phản ánh hiện thực khách quan, nhưng giữa hai quá trình đó có sự liên hệ, tác động qua lại trên thực tế tư duy trừu tượng không thể thực hiện nếu thiếu tài liệu do trực quan sinh động mang lại Trực quan sinh động là cơ
sở tất yếu của tư duy trừu tượng và ngược lại
Vòng khâu của nhận thức được lặp đi lặp lại nhưng sâu sắc hơn về bản chất, cũng chính là quá trình giải quyết những mâu thuẫn không ngừng nảy sinh trong nhận thức là mâu thuẫn giữa chưa biết và biết, giữa biết ít và biết nhiều, giữa chân lý và sai lầm …Cứ mỗi mâu thuẫn được giải quyết thì nhận thức của con người lại tiến gần đến chân lý
1.2 Quan điểm của triết học Mác-Lênin về thực tiễn
1.2.1 Khái niệm
Quan điểm thực tiễn là quan điểm cơ bản và quan trọng nhất của triết học Mác Triết học Mác định nghĩa quan điểm thực tiễn là những hoạt động vật chất cảm tính, có mục đích, có tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo, làm biến đổi tự nhiên và
xã hội
Ví dụ: hoạt động thu hoạch táo của nông dân, sử dụng dụng cụ cắt, hái để thu hoạch táo dùng làm thức ăn để ăn; hoạt động lao động của các công nhận trong nhà máy xí nghiệp, tác động máy móc len các loại vải để tạo thành sản phẩm hoàn thiện như quần áo,… phục vụ nhu cầu của con người
Thứ hai, thực tiễn là hoạt động có tính lịch sử – xã hội của con người, nghĩa là
hoạt động chỉ có ở xã hội, với sự tham gia của đông đảo người trong xã hội
Thứ ba, thực tiễn là hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ con người
1.2.3 Các hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn
Trong quá trình hoạt động cải tạo thế giới, con người tạo ra một hiện thực mới, một “thiên nhiên thứ hai” Đó là thế giới của văn hóa tinh thần và vật chất, những điều kiện mới cho sự tồn tại của con người, những điều kiện này không được giới tự nhiên mang lại dưới dạng có sẵn Đồng thời với quá trình đó, con người cũng phát triển và hoàn thiện bản thân mình Chính sự cải tạo hiện thực thông qua hoạt động thực tiễn là
cơ sở của tất cả những biểu hiện khác có tính tích cực, sáng tạo của con người Con người không thích nghi một cách thụ động mà thông qua hoạt động của mình, tác động
Trang 15một cách tích cực để biến đổi và cải tạo thế giới bên ngoài Hoạt động đó chính là thực tiễn
- Hoạt động sản xuất vật chất
Là hoạt động có sớm nhất, cơ bản và quan trọng nhất, là hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn Đây là hoạt động mà con người sử dụng những công cụ lao động tác động vào thế giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất, các điều kiện cần thiết nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình Sản xuất vật chất cũng là cơ sở cho sự tồn tại các hình thức thực tiễn khác cũng như tất cả các hoạt động sống khác của con người
Ví dụ: Người nông dân dùng máy gặt để thu hoạch lúa trên đồng; người ngư dân dùng lưới để đánh bắt cá trên biển
- Hoạt động chính trị xã hội
Là hoạt động của các cộng đồng người khác nhau, các tổ chức khác nhau trong xã hội nhằm cải biến, cải tạo, phát triển những thiết chế xã hội, quan hệ chính trị - xã hội thông qua các hoạt động như đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tôc, đấu tranh
vì hòa bình, dân chủ với mục đích chung để thúc đẩy xã hội phát triển
Ví dụ: Nhân dân ta đấu tranh đánh đuổi chế độ thực dân, đế quốc để giành độc lập dân tộc
- Hoạt động thực nghiệm khoa học
Là một hình thức đặc biệt của thực tiễn, được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra, những cái không có sẵn trong tự nhiên; gần giống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định những quy luật biến đổi, phát triển của đối tượng nghiên cứu Dạng hoạt động này có vai trò trong sự phát triển của
xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
Ví dụ: Con người nghiên cứu cơ chế hoạt động của virut corona để điều chế ra vaccine ngừa Covid -19 tiêm chủng cho con người
1.3 Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
1.3.1 Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức
Bằng thực tiễn và thông qua thực tiễn, con người tác động vào thế giới khách quan, buộc chúng phải bộc lộ những thuộc tính, những quy luật, vật liệu cho nhận thức của con người Trên cơ sở đó, con người có những hiểu biết về chúng Nghĩa là, thực tiễn cung cấp “vật liệu” cho nhận thức Không có thực tiễn thì không có nhận thức, không
có khoa học, không có lý luận, bởi lẽ, tri thức của con người
Ví dụ: Sự phát triển của công nghệ thông tin, khi con người áp dụng kiến thức vào thực
tế để tạo ra máy tính, internet, và các ứng dụng khác Thông qua thực tiễn này, chúng ta nhận thức được quy luật và vật liệu mới, đóng góp vào sự phát triển của khoa học và lý luận
Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, phương hướng phát triển của nhận thức, đòi hỏi phải có tri thức mới, nhất là những tri thức được khái quát thành nhận thức để trở lại chỉ đạo thực tiễn; nói khác đi, chính thực tiễn là “người đặt hàng” cho nhận thức phải giải quyết, vì thế nó luôn thúc đẩy sự phát triển của nhận thức, thúc đẩy sự phát triển và
ra đời của các ngành khoa học
Trang 16Ví dụ: Sự gia tăng về mức độ hiểu biết về biến đổi khí hậu Thực tế này đặt ra nhu cầu hiểu rõ hơn về nguyên nhân và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực nghiên cứu về môi trường, khí hậu học và đổi mới công nghệ để giải quyết vấn đề này Điều này làm nổi lên các ngành khoa học như sinh học, vật lý, và kỹ thuật, đóng góp vào sự phát triển toàn diện của nhận thức trong xã hội
Thực tiễn có tác dụng rèn luyện các giác quan, làm cho các giác quan của con người phát triển tinh tế hơn, hoàn thiện hơn; trên cơ sở đó, giúp quá trình nhận thức của con người tốt hơn, hiệu quả hơn
Ví dụ: Việc mọi người thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại ô và khám phá thiên nhiên Việc này kích thích giác quan như thị giác, thính giác, và xúc giác thông qua trải nghiệm với môi trường tự nhiên đa dạng Khi giác quan được thực hành và đào tạo, chúng phát triển tinh tế hơn, cung cấp thông tin chi tiết và đa dạng hơn cho não bộ Điều này có thể cải thiện sự nhận thức và hiệu quả trong quá trình tương tác với môi trường xung quanh
Thực tiễn còn là cơ sở chế tạo ra các công cụ, phương tiện, máy móc ngày càng tinh vi, hiện đại hỗ trợ cho con người trong quá trình nhận thức, làm tăng khả năng nhận thức của con người
Ví dụ: Phát triển các thiết bị như máy quét não trong lĩnh vực y học Các máy quét này
sử dụng công nghệ tiên tiến để thu thập thông tin về hoạt động não bộ, giúp các nhà nghiên cứu và bác sĩ hiểu rõ hơn về các quy trình tư duy, tình trạng sức khỏe tinh thần,
và cách não phản ứng với các ảnh hưởng khác nhau Thực tiễn này cung cấp một công
cụ hiện đại hỗ trợ cho nhận thức, giúp nâng cao kiến thức và khả năng giải quyết vấn đề trong lĩnh vực y học và nghiên cứu não học
Thực tiễn là cơ sở của nhận thức, bởi mọi tri thức được hình thành gián tiếp hay trực tiếp, đều có nguồn gốc từ thực tiễn
1.3.2 Thực tiễn là mục đích của nhận thức
Nhận thức của con người ngay từ đầu đã bị quy định bởi nhu cầu thực tiễn
Ví dụ: Khi em bé đói, nhu cầu thực tiễn này sẽ định hình cách em bé nhận thức và phản ứng đối với thế giới xung quanh Em bé sẽ học cách , làm thế nào để lấy thức ăn, và làm thế nào để thoả mãn nhu cầu cơ bản của mình Những trải nghiệm này từ những nhu cầu thực tiễn sẽ tạo nền tảng cho quá trình hình thành nhận thức và tư duy của em bé theo thời gian
Chính nhu cầu sản xuất vật chất và cải tạo xã hội buộc con người phải nhận thức thế giới xung quanh
Ví dụ: Trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp ở châu Âu, sự cần thiết về sản xuất hàng hóa và nâng cao năng suất lao động đã đẩy mạnh sự phát triển của công nghiệp Điều này lại tạo ra nhu cầu về kiến thức và nhận thức mới để hiểu biết về máy móc, kỹ thuật,
và quản lý, đồng thời cũng thúc đẩy sự phát triển của giáo dục và tri thức
Nhận thức của con người nhằm mục đích phục vụ thực tiễn, soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn
Ví dụ: Khi lái xe, người lái phải liên tục nhận thức môi trường xung quanh để phục vụ mục đích thực tiễn là đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc di chuyển Nhận thức của
Trang 17họ bao gồm việc nhìn nhận tình hình giao thông, dự đoán hành vi của các phương tiện khác, và đưa ra quyết định để điều chỉnh hướng đi và tốc độ
Nếu không vì thực tiễn, phục vụ thực tiễn, nhận thức sẽ mất phương hướng và bế tắc
Ví dụ: Nếu một doanh nghiệp không cập nhật nhận thức của mình với thực tế thị trường, thị hiếu của khách hàng, họ có thể mất phương hướng và bế tắc trong phát triển sản phẩm và chiến lược tiếp thị Điều này có thể dẫn đến việc sản phẩm không phù hợp với nhu cầu thị trường, quảng cáo không hiệu quả, và cuối cùng là sự mất mát về doanh số bán hàng
Mọi tri thức khoa học - kết quả của nhận thức chỉ có ý nghĩa khi được áp dụng vào đời sống thực tiễn một cách trực tiếp hay gián tiếp nhằm phục vụ con người Các nghiên cứu y học và phát triển công nghệ y tế cung cấp tri thức khoa học về các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh tật Tuy nhiên, ý nghĩa thực sự của tri thức này chỉ trở nên quan trọng khi nó được áp dụng vào thực tế để cải thiện sức khỏe con người
Ví dụ: Việc sử dụng phác đồ điều trị mới, phát triển công nghệ y tế hiện đại, hay triển khai chiến lược phòng ngừa dựa trên nghiên cứu, đều là cách áp dụng tri thức khoa học
để phục vụ trực tiếp cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người
Thực tiễn là điểm khởi nguồn của nhận thức và cũng là đích trở về của nhận thức,
nơi kiểm nghiệm tính chân lý của nhận thức Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích: “Hiểu biết do thực hành mà ra Hiểu biết lại trải qua thực hành mà thành lý luận Lý luận ấy lại phải dùng vào thực hành” Rồi Người khái quát lại: “Thực hành sinh ra hiểu biết Hiểu biết tiến lên lý luận Lý luận lãnh đạo thực hành”
1.3.3 Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
Nhận thức của con người có thể phản ánh đúng hoặc không đúng hiện thực Lấy cái gì để xác định kết quả của nhận thức đó (tri thức) là chân lý hay sai lầm
Ví dụ: Quan điểm về một sự kiện lịch sử cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào góc nhìn
cá nhân, văn hóa, hay chính trị Một người có thể hiểu một sự kiện theo một cách, trong khi người khác có thể đánh giá nó khác đi Nhận thức của mỗi người có thể phản ánh đúng hoặc không đúng hiện thực dựa trên quan điểm và trải nghiệm cá nhân của họ Triết học Mác - Lênin cho rằng thực tiền là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để kiểm tra chân lý Theo Mác - Lênin, chân lý của một lý luận hoặc ý tưởng chỉ có thể được xác định thông qua quá trình thực tiễn và phản ánh chính xác hiện thực xã hội Sự khẳng định này thường được gọi là “chủ nghĩa duy vật lịch sử” và nó là một phần quan trọng trong triết lý Mác - Lênin Đối với họ, ý tưởng và tri thức phải được kiểm chứng
và thích nghi theo sự phát triển của xã hội
Dựa vào thực tiễn, người ta có thể chứng minh, kiểm nghiệm chân lý, bởi vì chỉ có thực tiễn mới có thể vật chất hóa được tri thức,hiện thực hóa được tư tưởng, qua đó mới khẳng định được chân lý hoặc bác bỏ một sai lầm nào đó Thông qua thực tiễn, chúng
ta có thể kiểm nghiệm và chứng minh chân lý Thực tế là bước quan trọng để vật chất hóa và hiện thực hóa tri thức, giúp chúng ta xác định sự đúng đắn hoặc sai lầm của một
tư tưởng dựa trên kinh nghiệm và quan sát
Trang 18Ví dụ: Rõ ràng về việc dựa vào thực tiễn để kiểm nghiệm chân lý có thể là sự phát triển của công nghệ di động Trước khi điện thoại di động trở nên phổ biến, có những lý luận
và ước định về cách mọi người có thể tương tác và giao tiếp từ xa Thực tiễn đã chứng minh chân lý của ý tưởng này khi di động không chỉ trở thành một phương tiện giao tiếp mạnh mẽ mà còn ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác của cuộc sống và xã hội, như kinh tế, giáo dục, và văn hóa Sự thành công và phổ biến của điện thoại di động chính
là một hình minh họa về việc thực tiễn giúp chứng minh và hiện thực hóa chân lý Tuy nhiên thực tiễn của chân lý vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương đối
Ví dụ:
Tính tuyệt đối: Nguyên tắc đạo đức như “Không giết người vô lý” có thể được xem
là tuyệt đối, vì nó thể hiện một giá trị cốt lõi không thay đổi theo thời gian hay ngữ cảnh
Tính tương đối: Tuy nhiên, cách áp dụng nguyên tắc này có thể phụ thuộc vào ngữ cảnh và tình huống cụ thể Ví dụ, trong tình trạng tự vệ hoặc chiến tranh, người ta
có thể đặt ra thách thức về việc áp dụng nguyên tắc này một cách tương đối, vì có những tình huống ngoại lệ có thể yêu cầu đánh đổi giữa giữ lại cuộc sống và bảo
vệ bản thân
Do đó, mặc dù nguyên tắc đạo đức có tính tuyệt đối, nhưng cách áp dụng nó có thể
phụ thuộc vào tình huống cụ thể và ngữ cảnh, thể hiện sự tương đối của thực tiễn C Mác trong Luận cương về Feuerbach đã khẳng định: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan không, hoàn toàn không phải là một vấn đề
lý luận mà là vấn đề thực tiễn Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý, nghĩa là chứng minh tính hiện thực và sức mạnh, tính trần tục của tư duy của mình Sự tranh cãi về tính hiện thực hay tính không hiện thực của tư duy tách rời thực tiễn, là một vấn đề kinh viện thuần túy” Vì vậy, thống nhất giữa lý luận với thực tiễn là một nguyên tắc quan trọng trong lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, có giá trị to lớn trong chỉ đạo công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn Thoát ly nguyên tắc này lý luận sẽ rơi vào chủ nghĩa giáo điều, thiếu sức sống, không đủ năng lực chỉ đạo thực tiễn; hoạt động thực tiễn cũng rơi vũng lầy của chủ nghĩa kinh nghiệm hoặc chủ nghĩa giáo điều thực tiễn Trên ý nghĩa đó, V.I.Lê-nin chỉ rõ: “Muốn hiểu biết thì phải bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu từ kinh nghiệm, từ kinh nghiệm mà đi đến cái chung”