1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực tiễn và vai trò của thực tiến đối với nhận thức vận dụng nguyên tắc thực tiến là tiêu chuẩn của chânlý vào công tác giáo dục và đào tạo tại việt nam từkhi đổi mới đến nay

24 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Tiễn Và Vai Trò Của Thực Tiễn Đối Với Nhận Thức. Vận Dụng Nguyên Tắc Thực Tiễn Là Tiêu Chuẩn Của Chân Lý Vào Công Tác Giáo Dục Và Đào Tạo Tại Việt Nam Từ Khi Đổi Mới Đến Nay
Tác giả Phạm Nguyễn Ngọc Linh, Trần Bảo Linh, Nguyễn Phúc Hoàng Lịch, Trần Thị Tuyết Mai, Nguyễn Hoàng Mạnh, Phan Quỳnh Tuệ Minh
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Hồng Hoa
Trường học Đại Học Quốc Gia Tp.Hcm Trường Đại Học Kinh Tế - Luật
Chuyên ngành Triết Học Mác - Lênin
Thể loại đề tài
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 3,42 MB

Nội dung

Vì vậy,việc xác định rõ những vấn đề, quan điểm lý luận vàthực tiễn về con người và phát triển nguồn lực đối với công cuộc công nghiệp hóa,hiện đại hóa tại Việt Nam là một vấn đề có ý ng

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT



HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Đề tài THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIẾN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC THỰC TIẾN LÀ TIÊU CHUẨN CỦA CHÂN

LÝ VÀO CÔNG TÁC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẠI VIỆT NAM TỪ

KHI ĐỔI MỚI ĐẾN NAY Giảng viên giảng dạy: ThS Nguyễn Thị Hồng Hoa

Nhóm sinh viên thực hiện:

Trang 2

MỤC LỤC Phần 1 MỞ ĐẦU ……… Phần 2 NỘI DUNG………

1 Lý luận chung về thực tiễn

1.1 Khái niệm, đặc trưng, các dạng của hoạt động thực tiễn

2 Lý luận chung về nhận thức

2.1 Khái niệm, đặc trưng, bản chất của nhận thức

2.2 Các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức

2.3 Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

3 Vận dụng nguyên tắc thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vào công tác cải tạo giáo dục Việt Nam từ khi đổi mới đến nay

3.1 Khái quát bối cảnh kinh tế - xã hội thời kỳ trước đổi mới

3.2 Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp

Trang 3

Phần 1 MỞ ĐẦU

Khi nhìn nhận một cách khách quan vào những thành tựu to lớn mà Đảng vàNhà nước ta đã, đang và sẽ đạt được, chủ nghĩa Mác - Lênin đã chứng minh được sựnổi trội và tiềm năng của nó trong sự nghiệp xây dựng con người xã hội chủ nghĩa ViệtNam hiện nay Đối với một quốc gia chủ động phát triển kiên trì con đường đi theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa “do dân, của dân, vì dân” như Việt Nam, phát triển kinh

tế - xã hội suy cho cùng chính là để hướng đến con người Xuất phát từ thực tiễn đó,phát triển con người toàn diện là động lực, đồng thời là chủ trương cơ bản lâu dài củaĐảng và Nhà nước ta của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nghịquyết Đại hội Đại biểu toàn quốc VIII của Đảng đã chỉ rõ: “Nâng cao dân trí, bồidưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết địnhthắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa”

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn, vấn đề phát triển con người còngặp nhiều khó khăn và rào cản cần lưu tâm, xuất phát từ những nguyên nhân kháchquan và chủ quan khác nhau, từ đó khiến cho công cuộc phát triển xã hội ở nước tachưa thật sự thành công Vì vậy,việc xác định rõ những vấn đề, quan điểm lý luận vàthực tiễn về con người và phát triển nguồn lực đối với công cuộc công nghiệp hóa,hiện đại hóa tại Việt Nam là một vấn đề có ý nghĩa cấp thiết, từ đó đề xuất một số giảipháp thích hợp để phát huy có hiệu quả vai trò tích cực của yếu tố con người.Nhậnthức được tầm quan trọng của vấn đề con người cùng với phương hướng phát triển conngười Việt Nam trong thời đại mới, chúng em xin lựa chọn đề tài “ Thực tiễn và vaitrò của thực tiễn đối với nhận thức Vận dụng nguyên tắc thực tiễn là tiêu chuẩn củachân lý vào công tác giáo dục và đào tạo tại Việt Nam từ khi đổi mới đến nay”

Phần 2 NỘI DUNG

3 Lý luận chung về thực tiễn

1.1 Khái niệm, đặc trưng, các dạng của hoạt động thực tiễn

Trang 4

là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản của triết học Mác –Lênin nói chung và của lý luận nhận thức Marxist nói riêng, đây là một phạm trù đãđược nghiên cứu từ rất lâu với nhiều quan điểm khác nhau Thực tiễn (theo quan điểmtriết học Mác - Lênin): Là những hoạt động vật chất - cảm tính, có tính lịch sử - xã hộicủa con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ.

Đó là những hoạt động vật chất của con người cảm giác được; nghĩa là conngười có thể quan sát trực quan được các hoạt động vật chất này Hoạt động vật chất -cảm tính là những hoạt động mà con người phải sử dụng lực lượng vật chất, công cụvật chất tác động vào các đối tượng vật chất để làm biến đổi chúng Trên cơ sở đó, conngười mới làm biến đổi được thế giới khách quan phục vụ cho mình

Thực tiễn là hoạt động chỉ diễn ra trong xã hội, với sự tham gia của đông đảongười trong xã hội Trong hoạt động thực tiễn, con người truyền lại cho nhau nhữngkinh nghiệm từ thế hệ này qua thế hệ khác Cũng vì vậy, hoạt động thực tiễn luôn bịgiới hạn bởi những điều kiện lịch sử - xã hội

Hoạt động sản xuất vật chất là hình thức thực tiễn có sớm nhất, cơ bản nhất,quan trọng nhất Sản xuất vật chất biểu thị mối quan hệ cơ bản của con người và xã hộiloài người Không có sản xuất vật chất, con người và xã hội loài người không thể tồntại và phát triển Ví dụ: sản xuất lương thực, may mặc, sản xuất xe máy,…

Là hoạt động thể hiện tính tự giác cao của con người nhằm biến đổi, cải tạo xãhội, phát triển các thiết chế xã hội, các quan hệ xã hội, để tạo ra môi trường xã hộithuận lợi cho con người phát triển Ví dụ: Tham gia hoạt động Đoàn - Đội, hoạt độngnhân đạo, hoạt động đền ơn đáp nghĩa, giữ gìn trật tự và an toàn xã hội

Đây là một hình thức đặc biệt của thực tiễn Hoạt động này quá trình mô phỏnghiện thực khách quan trong phòng thí nghiệm để hình thành chân lý Ngày nay, khicách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, “tri thức xã hội phổ biến

Trang 5

[Wissen, knowledge] đã chuyển hóa đến mức độ nào thành lực lượng sản xuất trựctiếp” 1 thì hình thức hoạt động thực tiễn này ngày càng đóng vai trò quan trọng.

2 Lý luận chung về nhận thức

2.1 Khái niệm, bản chất của nhận thức

Triết học Mác-Lênin cho rằng “nhận thức” là quá trình phản ánh biện chứnghiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sángtạo, trên cơ sở thực tiễn

Bản chất của nhận thức là quá trình phản ứng tích cực, sáng tạo thế giới vật chấtkhách quan bởi con người Vì thế, chủ thể nhận thức chính là con người Đây là mộtquá trình phức tạp, quá trình nảy sinh và giải quyết mâu thuẫn chứ không phải quátrình máy móc giản đơn, thụ động và nhất thời Nhận thức là sự tiến gần mãi mãi và

vô tận của tư duy đến khách thể Phản ánh của giới tự nhiên trong tư tưởng con ngườiphải được hiểu không phải một cách trừu tượng, không phải không vận động, khôngmâu thuẫn, mà phải được hiểu trong quá trình vĩnh viễn của vận động, của sự nảysinh mâu thuẫn và sự giải quyết những mâu thuẫn đó

2.2 Các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức

Đây là giai đoạn đầu của quá trình nhận thức, gắn liền với thực tiễn Nhận thứccủa con người phản ánh trực tiếp khách thể qua ba giác quan: cảm giác, tri giác và biểutượng Nhận thức cảm tính có các đặc điểm: phản ánh ánh trực tiếp đối tượng bằng cácgiác quan của chủ thể nhận thức; phản ánh bề ngoài, phản ánh cả cái tất nhiên và ngẫunhiên, cả cái bản chất và không bản chất Giai đoạn này cũng có thể có trong tâm lýđộng vật Hạn chế của nó là chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bảnchất, tất yếu bên trong của sự vật Để khắc phục, nhận thức phải vươn lên giai đoạncao hơn giai đoạn lý tính

Bắt nguồn từ trực quan sinh động, thông qua tư duy trừu tượng, con người phảnánh sự vật một cách gián tiếp, khái quát và đầy đủ hơn dưới các hình thức: Khái niệm,phán đoán và suy lý Khác với nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính đã phản ánh, kháiquát, trừu tượng, gián tiếp sự vật, hiện tượng trong tính tất yếu, chỉnh thể toàn diện Vì

Trang 6

vậy, nhận thức lý tính có thể phản ánh được sự vật, hiện tượng sâu sắc hơn nhận thứccảm tính.

2.3 Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức Do đó, có thể hiểu rằngthực tiễn là tiền đề phát sinh nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động

và phát triển của nhận thức Các nhu cầu tất yếu khách quan của con người là giải thích

và cải tạo thế giới buộc con người phải tác động trực tiếp vào các sự vật, hiện tượngbằng hoạt động thực tiễn của mình Từ quá trình này đã làm cho sự vật, hiện tượng bộc

lộ những thuộc tính, các mối liên hệ và quan hệ khác nhau giữa chúng, đem lại tài liệucho nhận thức, giúp nhận thức mắn bắt được bản chất, các quy luật vận động và pháttriển của thế giới Trên cơ sở đó mà hình thành nên các lý thuyết khoa học

Thực tiễn là cơ sở của nhận thức còn bởi vì nhờ có hoạt động thực tiễn mà cácgiác quan của con người càng ngày hoàn thiện hơn; năng lực tư duy logic không ngừngđược hoàn thiện và phát triển; các phương tiện nhận thức càng ngày hiện đại, có tácdụng "nối dài" các giác quan của con người trong việc nhận thức thế giới

Thực tiễn không chỉ là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố đóng vai tròquyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức mà còn là nơi nhận thứcphải luôn luôn hướng tới để thể nghiệm tính đúng đắn của mình Nhấn mạnh vai trò đócủa thực tiễn, V.I.Lênin đã viết: "Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quanđiểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức"

Nhận thức của con người từ thuở mới xuất hiện đã được quy định bởi các nhucầu thực tiễn về vật chất Bởi lẽ, muốn sống, tồn tại, phát triển và cải tạo xã hội conngười nhất thiết phải nhận thức được thế giới xung quanh Nhận thức của con ngườichỉ đạo cho thực tiễn Nếu không từ thực tiễn mà ra, nhận thức của con người sẽ đi đến

bế tắc, lạc lối

Tri thức là kết quả quá trình nhận thức, tri thức có thể phản ánh đúng hoặc sai

sự thật Không thể lấy tri thức để kiểm tra tính đúng sai của vấn đề, mà chính thực tiễnlại là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để kiểm tra chân lý Nhờ có thực tiễn, người ta

có thể chứng minh, kiểm nghiệm chân lý thông qua thực nghiệm khoa học, áp dụng lý

Trang 7

Giáo trình

chủ nghĩa x… 100% (11)

8

Trang 8

luận xã hội, Từ đó, khẳng định được chân lý hoặc phủ định/ bác bỏ một sai lầm nàođó.

Tính tuyệt đối của thực tiễn được thể hiện ở chỗ trong mỗi một giai đoạn lịch sử

cụ thể, thực tiễn sẽ chứng minh được chân lý hoặc bác bỏ sai lầm Tính tương đối củathực tiễn là ở chỗ thực tiễn có quá trình vận động, phát triển, biến đổi do đó không thểkhẳng định hay bác bỏ hoàn toàn một biểu tượng nào đó của con người

Chính vì vậy, nếu bản thân thực tiễn được kiểm nghiệm trong một không gian

và thời gian đủ lớn, tính đúng đắn, chính xác của chân lý, sai lầm càng được thể hiện

rõ hơn Theo quan niệm của Triết học Mác - Lênin, yêu cầu quan điểm về thực tiễnphải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức: "con người chứng minhbằng thực tiễn của mình sự đúng đắn khách quan của những ý niệm, khái niệm, tri thứccủa mình, của khoa học của mình"

3 Vận dụng nguyên tắc thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vào công tác cải tạo giáo dục Việt Nam từ khi đổi mới đến nay

3.1 Khái quát bối cảnh kinh tế - xã hội thời kỳ trước đổi mới

Những năm cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80, Việt Nam đối mặt với nhiều khókhăn kinh tế - xã hội và rơi vào tình trạng khủng hoảng Nguyên nhân chính của tìnhtrạng này là do những sai lầm trong chủ nghĩa xã hội và con đường phát triển được đềxuất sau năm 1954 ở miền Bắc và sau năm 1975 trên toàn quốc Mô hình kinh tế quanliêu bao cấp ở miền Bắc, giữ lại chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, độc quyền củanhà nước về thương nghiệp, và quan niệm tiêu cực về tư bản, đã góp phần làm trầmtrọng thêm khủng hoảng Điều này đặt ra thách thức lớn cho Đảng Cộng sản Việt Nam

để điều chỉnh chiến lược và chính sách, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế

Mô hình chủ nghĩa cũ của Liên Xô đã thể hiện nhiều thiếu sót và sai lầm, dẫnđến sự suy thoái kinh tế - xã hội của Liên Xô và các quốc gia khác theo hệ thống này.Trái ngược, Trung Quốc đã nhận ra những vấn đề này sớm và thực hiện cải cách, mởcửa kinh tế của mình Liên Xô cũng bắt đầu quá trình cải tổ từ năm 1985 Việt Nam,trong bối cảnh này, đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu mô hình mới phù hợp với điều kiệnđặc biệt của mình

Cuối thập kỷ 70, đã xuất hiện những tư duy đổi mới trong xây dựng chủ nghĩa

xã hội ở Việt Nam Các hoạt động như khoán chui trong nông nghiệp, xé rào trongcông nghiệp, và thương nghiệp có sự xuất hiện của thị trường đã mang lại kết quả tích

Individual 2Kinh tế vi

mô 100% (10)

3

Trang 9

cực, giúp sản xuất phát triển và đời sống người dân cải thiện Những thay đổi này làm

mở ra hướng đi mới cho xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Đối mặt với khủng hoảng, lãnh đạo Việt Nam đã trải qua sự suy ngẫm và đổimới Hội nghị TW Đảng 6 khóa IV (tháng 8 năm 1979) và bài phát biểu của Tổng Bíthư Trường Chinh tại Đại hội Đảng bộ Hà Nội (ngày 19-10-1986) đánh dấu sự chuyểnđổi trong tư duy của Đảng Quan điểm mới bao gồm việc chuyển từ công nghiệp hóa

ưu tiên phát triển công nghiệp nặng sang nông nghiệp và công nghiệp hàng tiêu dùng,thừa nhận nền kinh tế đa dạng và kết hợp kinh tế với thị trường

Bằng những quyết định này, Việt Nam bắt đầu chuỗi sự kiện quan trọng củaĐổi mới, mở ra một chương mới trong lịch sử phát triển của đất nước

Bối cảnh quốc tế đồng thời chịu ảnh hưởng lớn từ các biến động toàn cầu, đãđặt ra những thách thức và yêu cầu đổi mới mạnh mẽ đối với Việt Nam Đầu tiên, cuộccách mạng khoa học – công nghệ hiện đại trên thế giới, bắt đầu từ sau cuộc khủnghoảng năng lượng năm 1973, tạo ra cơ hội và đồng thời đối diện với thách thức lớn đốivới tất cả các quốc gia Sự tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực công nghệ và khoa học

đã làm thay đổi bản chất của nền kinh tế toàn cầu, buộc các quốc gia phải thích nghi vàđổi mới để không bị tụt lại

Thứ hai, đến giữa thập kỷ 80, đổi mới và cải cách trở thành xu hướng phổ biếntrên thế giới Các quốc gia tư bản chủ nghĩa đã bắt đầu quá trình cải cách kinh tế từnhững năm 70, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 Trung Quốc,theo con đường xã hội chủ nghĩa, cũng mở đầu cho quá trình cải cách kinh tế từ năm

1978 Liên Xô sau năm 1985 cũng bắt đầu cải tổ, chấp nhận xu hướng chung này Do

đó, yêu cầu đổi mới không chỉ áp dụng cho các nước tư bản chủ nghĩa mà còn cho cácnước xã hội chủ nghĩa, và Việt Nam không thể nằm ngoài xu hướng này Những dấuhiệu đổi mới đã xuất hiện từ cuối thập kỷ 70 và tiếp tục rõ ràng hơn trong giai đoạngiữa thập kỷ 80, chứng tỏ rằng đổi mới là điều không thể tránh khỏi và là bước cầnthiết cho Việt Nam

Thứ ba, đến giữa thập niên 80, quan hệ quốc tế đã chứng kiến nhiều thay đổiđáng kể Chuyển từ xu thế đối đầu sang đối thoại và hợp tác trên nguyên tắc hai bêncùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình trở thành xu hướng mới Trung Quốc, khi tiếnhành cải cách từ năm 1979, đã cải thiện quan hệ với Mỹ, Nhật Bản và các quốc giaphương Tây, thoát khỏi tình trạng cô lập trên trường quốc tế Liên Xô, dưới sự lãnh

Trang 10

đạo của Gorbachyov từ năm 1985, cũng thực hiện chính sách chuyển từ đối đầu sangđối thoại và hợp tác Việc cải thiện môi trường hòa bình ở khu vực Đông Nam Á trởthành một nhu cầu chung của các nước trong khối ASEAN và Đông Dương.

Tổng cộng, công cuộc đổi mới toàn diện ở Việt Nam từ năm 1986 không chỉ làmột phản ứng ngẫu nhiên, mà là một phản ứng có tính chất tất yếu, phản ánh thực tếkhách quan và là vấn đề quyết định đến sự sống còn của cách mạng Việt Nam Các yếu

tố tác động từ cả bối cảnh trong nước và quốc tế đã đồng loạt đưa ra lý do vì sao ViệtNam phải thực hiện cuộc đổi mới năm 1986

Sau chiến thắng thống nhất năm 1975, Chính phủ Việt Nam tập trung vào việctái thiết và phát triển giáo dục, đặc biệt là tại miền Nam, nơi cần loại bỏ tàn dư của nềngiáo dục cũ Mục tiêu quan trọng là loại bỏ tàn dư và xoá mù chữ cho nhân dân.Chương trình giáo dục mới 12 năm được khẩn trương xây dựng và ban hành, sách giáokhoa cũ được thay thế hoàn toàn, và giáo viên từ chế độ cũ được tuyển dụng lại Cuộcchiến dịch xoá mù chữ đã thu hút sự tham gia đông đảo và đạt được thành công, với tất

cả các tỉnh và thành phố miền Nam xoá nạn mù chữ đầu năm 1978

Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, ngành giáo dục phảiđối mặt với nhiều khó khăn do tác động của nền kinh tế theo chế độ bao cấp Đếnnhững năm 1987-1988, ngành giáo dục lâm vào tình trạng yếu kém, với quy mô giáodục giảm sút, đặc biệt là ở bậc mầm non và cấp II Số liệu thống kê của Bộ Giáo dụccho thấy có khoảng 2,1-2,3 triệu trẻ em bỏ học và thất học, chiếm tỷ lệ 12-13%, và tìnhtrạng thất học tập trung ở các vùng miền đặc biệt khó khăn, ở miền núi chiếm 40%,vùng sâu vùng xạ, vùng đöng bằng sông Cửu Long chiểm 33% Số người thất học ởtuổi 15-35 là 2 triệu người

Với tinh thần không mệt mỏi, ngành giáo dục đã phấn đấu trong công cuộc xâydựng và phát triển giáo dục theo hình thức xã hội chủ nghĩa, đảm bảo mọi công dân cóquyền bình đẳng trong việc học Cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba, ban hành theoNghị quyết số 14-NQ/TW của Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng năm 1979, đặt ramục tiêu chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ, cũng như phổ cập giáo dục toàn dân để hỗtrợ chiến lược tái thiết đất nước

Cuộc cải cách này cũng đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc pháttriển quy mô lớn và bao cấp giáo dục mà không có sự chuẩn bị về nguồn lực Chiến

Trang 11

tranh biên giới và kinh tế suy thoái cũng gây ra nhiều khó khăn về nguồn lực, ảnhhưởng đến khả năng triển khai của cải cách giáo dục.

Tóm lại, trong bối cảnh khó khăn và thách thức, ngành giáo dục Việt Nam đãkhông ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển, hướng tới một hệ thống giáo dục xã hộichủ nghĩa phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước

Trong giai đoạn từ năm 1986 đến 1996, Việt Nam đã tiến hành cải cách giáodục nhằm nâng cao chất lượng và mở rộng cơ hội học tập cho cả xã hội Năm 1986,việc hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và mở rộng giáo dục phổ thông trung học lànhững mục tiêu chủ yếu Đến năm 1991, giáo dục và đào tạo được đặt là ưu tiên hàngđầu, với mục tiêu đầu tư vào giáo dục để thúc đẩy phát triển kinh tế và hiện đại hóa đấtnước

Năm 1993, với Nghị quyết số 04-NQ/TW, Việt Nam tập trung vào phổ cập giáodục tiểu học đến năm 2000, mở rộng giáo dục trung học cơ sở đến năm 2010, và giáodục trung học phổ thông đến năm 2020 Đặc biệt, hệ thống giáo dục mầm non đượcchú trọng để đảm bảo phổ cập cho trẻ em trong độ tuổi Ngoài ra, quản lý giáo dụccũng được đổi mới, tập trung vào công tác nghiên cứu khoa học giáo dục

Năm 1996, thông qua Nghị quyết số 2-NQ/TW, Việt Nam cam kết phát triểngiáo dục mạnh mẽ nhằm đạt được công nghiệp hóa và hiện đại hóa Mục tiêu là tăngcường quy mô, chất lượng, và hiệu quả giáo dục Đồng thời, quản lý giáo dục vànghiên cứu khoa học giáo dục được xem là yếu tố quan trọng để đảm bảo bền vững của

hệ thống giáo dục trong tương lai

Tóm lại, qua những nghị quyết như Nghị quyết số 04-NQ/TW và Nghị quyết số2-NQ/TW, Việt Nam đã định hình chiến lược phát triển giáo dục, thể hiện cam kếtmạnh mẽ của Chính phủ và Đảng đối với sự nâng cao tri thức và chất lượng cuộc sốngcho người dân

2 Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp

Trang 12

1997 đến năm 2000 Tỷ lệ học sinh, sinh viên ngoài công lập trong tổng số học sinh,sinh viên ngày càng tăng, trong năm học 2000 - 2001 chiếm 66% trẻ em các nhà trẻ,hơn 50% học sinh mẫu giáo, hơn 34% học sinh trung học phổ thông, hơn 11% sinhviên đại học.

Trong giai đoạn 2001 - 2010, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học tăng nhanh,trong đó mẫu giáo 5 tuổi tăng từ 72% lên 98%; tiểu học từ 94% lên 97%; trung học cơ

sở từ 70% lên 83%; trung học phổ thông từ 33% lên 50%; quy mô đào tạo nghề tăng3,08 lần, trung cấp chuyên nghiệp tăng 2,69 lần; quy mô giáo dục đại học tăng 2,35lần Năm 2010, số sinh viên cao đẳng và đại học trên một vạn dân đạt 227; tỷ lệ laođộng đã qua đào tạo đạt 40%, bước đầu đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.Sau 10 năm thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi (2010 - 2020), sốtrường mầm non tăng hơn 2.600 trường Mỗi xã phường đều có ít nhất 1 trường mầmnon công lập Số trẻ đến trường tăng hơn 1,5 triệu em so với năm học 2010 - 2011 Tỷ

lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt 99,9%

Từ năm học 1985 - 1986 đến năm học 2000 - 2001, đã đào tạo hơn 700 nghìncán bộ tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, hơn 1,6 triệu cán bộ tốt nghiệp cao đẳng vàđại học Tính đến năm học 2009 - 2010, cả nước có 1.055.078 nhà giáo; tăng 79.800nhà giáo (7,56%) so với năm học 2004-2005; mức tăng bình quân là 3,58%/năm Hiệnnay, chúng ta có 39.011 thạc sĩ, hơn 13 nghìn tiến sĩ Riêng đội ngũ nhà giáo có hơnmột triệu người, trong đó có hơn 40 nghìn cán bộ giảng dạy đại học, 1.131 giáo sư và5.253 phó giáo sư, kể cả đương nhiệm và đã về hưu

Số lượng trường học các cấp, các loại ở Việt Nam đã tăng nhanh từ năm 1986đến nay Cụ thể, năm 1986, cả nước có khoảng 12.000 trường học các cấp, các loại.Đến năm 2022, số lượng trường học này tăng lên 33.000, tăng gấp 2,7 lần Cụ thể từnăm 1986 đến năm 2022 số lượng trường mầm non tăng từ 1.200 lên 20.000 trường

Số lượng trường tiểu học tăng từ 5.000 trường lên 10.000 trường, tăng gấp 2 lần Sốlượng trường trung học cơ sở tăng từ 4.000 trường lên 10.000 trường Số lượng trườngtrung học phổ thông tăng từ 3.000 trường lên 13.000 trường năm 2022 Số lượngtrường cao đẳng, đại học, học viện tăng từ 600 trường năm 1986 lên 2.000 trường năm2022.Diện tích đất dành cho giáo dục tăng từ 20000 ha năm 1986 lên 40000 ha năm2022

Ngày đăng: 26/03/2024, 15:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w