đẳng giới trong gia đình qua khảo sát sinh viên trường Đại học Luật HàNội” để đi sâu tìm hiểu về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình - một lĩnh vựccòn thiếu sự quan tâm đúng mực và để đ
Bình đẳng giới và các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới
- Bình đẳng giới: Là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó (Khoản 3 - Điều 5 Luật Bình đẳng giới).
- Bình đẳng giới trong gia đình : Là việc vợ và chồng, con trai và con gái, các thành viên nam và nữ trong gia đình có vị trí, vai trò ngang nhau, quyền được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của gia đình như nhau, quyền được thụ hưởng về thành quả phát triển của gia đình và xã hội ngang nhau, quyền được tham gia quyết định các vấn đề của bản thân và của gia đình Trên cơ sở các quyền đó, các thành viên trong gia đình được tự do tham gia vào các công việc gia đình và ngoài xã hội tùy theo khả năng và sở thích của mình, được tự do lựa chọn những vai trò giống nhau hoặc khác nhau trong gia đình tùy theo mục đích của mỗi người, được tự do lựa chọn cách thức thụ hưởng các thành quả tùy theo sở thích của mỗi người.
Nội dung pháp luật liên quan đến đề tài
Hiến pháp 2013
1 Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2 Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
1 Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.
2 Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.
3 Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.
1 Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
2 Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.
Luật Bình đẳng giới
Luật Bình đẳng giới được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực ngày 01/7/2007 Luật bao gồm 44 điều được chia thành 6 chương với Mục tiêu bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, Luật đã tạo ra khuôn khổ pháp lý tương đối đầy đủ về vấn đề bình đẳng giới cụ thể như sau:
Thứ nhất: trong Luật đã có nhiều quy định để đảm bảo sự thống nhất trong việc thi hành bao gồm những quy định về nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới, chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới, nội dung quản lý nhà nước về bình đẳng giới Các nguyên tắc này là cơ sở để việc thực hiện công tác bình đẳng giới một cách nhất quán: Điều 6 Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới
1 Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
2 Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.
3 Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
4 Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
Thứ hai: Luật đã quy định việc bảo đảm bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, bao gồm: chính trị; kinh tế; lao động; giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao; y tế; gia đình Đây cơ sở sở để xây dựng các quy định, chính sách, cũng như tạo điều kiện cho nam, nữ có cơ hội ngang nhau được tham gia, phát huy năng lực, thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển trong các lĩnh vực. Đặc biệt,định kiến giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở trong gia đình và một bộ phận dân cư trong xã hội Vì vậy, Luật đã quy định những nội dung để thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực này, cụ thể là: Luật Bình đẳng giới ở nước ta quy định về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình như sau:
- Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
- Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.
- Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
- Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
- Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.
Các hành vi sau đây là vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình:
- Cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.
- Không cho phép hoặc cản trở thành viên trong gia đình tham gia ý kiến vào việc sử dụng tài sản chung của gia đình, thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì định kiến giới.
- Đối xử bất bình đẳng với các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính
- Hạn chế việc đi học hoặc ép buộc thành viên trong gia đình bỏ học vì lý do giới tính.
- Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai,triệt sản như là trách nhiệm của thành viên thuộc một giới nhất định
Luật chuyên ngành
Thông qua việc thực hiện nghiêm túc quy định lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong quá trình ban hành văn bản vi phạm pháp luật, cũng như việc thay đổ nhận thức của các cơ quan của Chính phủ, các cơ quan có liên quan trong nhiều luật chuyên ngành đã có những quy định cụ thể đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới Cụ thể được quy định trong:
- Luật hôn nhân và gia đình
- Luật phòng, chống bạo lực gia đình
Các văn bản quy phạm pháp luật
Đến nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện pháp điển xong đề mục Bình đẳng giới và đã được thẩm định thông qua theo quy định Đề mục Bình đẳng giới có cấu trúc gồm 06 chương (theo cấu trúc của Luật Bình đẳng giới) với 96 Điều Theo đó, đề mục Bình đẳng giới được pháp điển bởi các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của 05 văn bản, cụ thể như sau:
- Nghị định 70/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới
- Nghị định 48/2009/NĐ-CP Quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới
- Quyết định 114/2008/QĐ-TTg Về việc kiện toàn Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam
- Thông tư 191/2009/TT-BTC Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ
Nhận thức và thực hiện pháp luật liên quan đến đề tài
Nhận thức về bình đẳng giới trong gia đình
Ở Việt Nam, vấn đề bình đẳng giới đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và được đánh giá là một động lực và mục tiêu phát triển quốc gia Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới đã được cụ thể hóa trong Luật Bình đẳng giới do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2007.
Tuy nhiên, hiện nay nhận thức về vấn đề bình đẳng giới vẫn chưa đồng xem nhẹ; quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình chưa được bảo đảm, dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ, nhất là phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, phụ nữ nông thôn, phụ nữ dân tộc thiểu số Trên thực tế, vị thế và vai trò của người phụ nữ chịu nhiều tác động từ các yếu tố truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán với tiềm thức dành nhiều sự ưu tiên cho nam giới Đây là một sự cản trở lớn đối với việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới.
Nhâ †n thức của các bạn sinh viên về vấn đề này được thể hiê †n qua nhiều khía cạnh Những người được hỏi đang trong đô † tuổi học tâ †p và lao đô †ng sung sức nhất Họ là những người sinh viên có tri thức và tự ý thức được trác nhiê †m xây dựng quê hương đất nước Viê †t Nam Viê †c thực hiê †n bình đẳng giới cũng góp phần vào viê †c xây dựng mô †t xã hô †i Viê †t Nam dân chủ văn minh Điều này có thể hiểu được là do khi mọi người nghe đến bình đẳng thì họ nghĩ đến là sự ngang bằng nhau về quyền và nghĩa vụ Đa số những người phỏng vấn là người trí thức nên họ thường chú ý hơn về quyền và nghĩa vụ.
Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình
Thứ nhất, Gia đình là môi trường tuyên truyền, giáo dục tốt nhất về bình đẳng giới Gia đình đóng vai trò cơ bản trong việc định hình mối quan hệ giới ngay từ những buổi đầu của cuộc sống con người và truyền tải chúng từ thế hệ này sang thế hệ khác Gia đình là nơi xã hội hóa vấn đề giới, truyền lại các kiến thức và kỹ năng về giới Do vậy, nhận thức về bình đẳng giới của các thế hệ đi trước trong gia đình như ông bà, cha mẹ… tác động rất lớn đến nhận thức của các thế hệ kế tiếp Trong gia đình, con người học những bài học đầu tiên về tôn ti trật tự, về sự tuân thủ, sự phân biệt đối xử Con trai học cách quyết đoán và thống trị, con gái học sự phục tùng Gia đình chính là nơi tạo ra tôn ti trật tự trong gia đình
Nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới của các thế hệ đi trước sẽ quyết định hành vi của họ trong việc chăm sóc, giáo dục, đầu tư… cho thế hệ tương lai Sự quan tâm, chăm sóc, tình yêu thương của cha mẹ, ông bà dành cho trẻ em trai và trẻ em gái là như nhau Con trai, con gái đều được tôn trọng như nhau Sự đầu tư của cha mẹ, ông bà trong việc phát triển đối với trẻ con trai, con gái phải trên cơ sở năng lực, sở thích và cơ hội của mỗi người con mà không dựa trên giới tính Sự phân công lao động trong gia đình phải trên cơ sở khả năng của mỗi người con mà không phụ thuộc vào giới tính… Hành động cụ thể trên sẽ tác động tích cực đến nhận thức, hành vi, cơ hội của thế hệ kế tiếp Điều đó góp phần rút ngắn khoảng cách giới, tiến tới bình đẳng giới.
Thứ hai, vai trò tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới của gia đình không chỉ thể hiện trong việc truyền dạy của ông bà, cha mẹ và các thành viên khác của gia đình mà còn thể hiện trong việc làm gương của cha mẹ, ông bà và các thành viên khác trong gia đình Cách đối xử của cha mẹ, ông bà với nhau phải thể hiện sự bình đẳng giữa nam giới và nữ giới, bởi hành vi của cha mẹ,ông bà sẽ là nguyên mẫu cho con cháu Khi trong gia đình cha mẹ, ông bà tôn trọng nhau, chia sẻ công việc gia đình, cùng nhau bàn bạc và giải quyết các vấn đề… sẽ là tấm gương sáng cho con cháu học tập Ngược lại, các hành vi thể hiện sự phân biệt đối xử hoặc bạo lực gia đình trên cơ sở giới, hình phạt cho các hành vi không đúng đắn, các mẫu người đàn ông và phụ nữ trong gia đình… sẽ tác động tiêu cực đến hành vi và nhận thức về bình đẳng giới đối với thế hệ trẻ.
Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Quy mô
Cuộc khảo sát diễn ra trong phạm vi trường Đại học Luật Hà Nội với đối tượng chính là sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội Tổng số sinh viên tham gia cuộc khảo sát là 100 sinh viên với 60 sinh viên nữ và 40 sinh viên nam.Chúng em lựa chọn điều tra theo khóa trong đó: 45% là sinh viên khóa K47;17% là sinh viên khóa K46, 24% là sinh viên khóa K45 và 14% là sinh viên khóa K44 Trong tổng số 100 sinh viên thì đa số đều sống ở thành thị (90%) và chỉ có 10% tổng số sinh viên là sống ở nông thôn.
Nhận thức pháp luật của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội về vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình
Qua tìm hiểu về mức độ quan tâm tìm hiểu về vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình của 100 sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội với câu hỏi: “Là sinh viên Luật, bạn có thường xuyên tìm hiểu về vấn đề bất bình đẳng hay không?”, thì dưới đây là kết quả mà chúng em nhận được:
Biểu đồ 1: Mức độ quan tâm của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội với vấn đề bình đẳng giới trong gia đình
Luôn luôn Thường xuyên Thi thoảng Hiếm khi Không bao giờ
Với số liệu ở biểu đồ 1, có thể thấy 100% sinh viên Luật tham gia khảo sát đều có tìm hiểu về vấn đề bình đẳng giới, tuy nhiên mức độ tìm hiểu ở mỗi người là khác nhau Trong đó, 45% sinh viên thường xuyên tìm hiểu về vấn đề bất bình đẳng giới; chỉ có 6% là hiếm khi tìm hiểu về vấn đề này và không có sinh viên nào chưa bao giờ tìm hiểu về bất bình đẳng giới trong gia đình.
Thông tin tuyên truyền của Nhà nước
Các trang mạng xã hội
Biểu đồ 2: Phương thức tìm hiểu thông tin của sinh viên
Có rất nhiều phương tiện để sinh viên tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề bình đẳng giới trong gia đình Nhìn chung, đa số sinh viên cập nhật thông tin qua “Các trang mạng xã hội” (92%); tiếp đến là qua “Báo chí, tivi”(71%) và “Những người xung quanh” (48%) Số ít sinh viên tìm hiểu về vấn đề này thông qua các biện pháp tuyên truyền của Nhà nước (30%) Bên cạnh các phương tiện đó, thì sinh viên cũng cập nhật các thông tin về bình đẳng giới trong gia đình thông qua các dự án hay qua việc nghe Podcast (1%)
Như vậy, có thể thấy, trong xã hội hiện đại, việc tìm kiếm thông tin trên mạng xã hội rất dễ dàng Chủ yếu các sinh viên được hỏi thường trả lời rằng họ tìm hiểu, cập nhật thông tin qua Facebook, Instagram hay Tiktok… Tuy nhiên, số liệu trên cũng cho thấy, mặc dù Đảng và Nhà nước đã và đang dành nhiệu sự quan tâm với vấn đề bình đẳng giưới trong gia đình, song, việc tuyên truyền, giáo dục của Nhà nước về vấn đề này vẫn chưa thực sự có hiệu quả và vẫn còn nhiều bất cập
Tiến hành khảo sát về nhận thức của 100 sinh viên Trường Đại học Luật
Hà Nội về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình qua câu hỏi: “Theo bạn, bình đẳng giới là gì?”, nhóm nghiên cứu thu được số liệu như sau:
Biểu đồ 3: Nhận biết của sinh viên trường về định nghĩa bình đẳng giới Để giải quyết tận gốc các vấn đề bình đẳng giới vẫn còn tồn đọng, mỗi cá nhân phải có nhận thức đúng đắn về vấn đề này Qua số liệu thu thập được, dễ dàng nhận thấy rằng đa số sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội hiểu đúng và đầy đủ về bình đẳng giới (71/100 sinh viên), tuy nhiên, vẫn còn 1 số ít sinh viên chưa hiểu đầy đủ và toàn vẹn về định nghĩa “Bình đẳng giới” 2% sinh viên cho rằng bình đẳng giới chỉ là bình quyền giữa nam và nữ; còn 27% sinh viên cho rằng bình đẳng giới chỉ là việc nam, nữ có vị trí ngang nhau,được tạo điều kiện và cơ hội phát huynăng lực của mình cho sự phát triển củacộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả và không có sinh viên nào cho rằng bình đẳng giới là bình đẳng riêng cho phụ nữ.
Với câu hỏi “Theo bạn, ở xã hội Việt Nam hiện nay có xuất hiện vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình không?” thì 100% sinh viên chọn phương án
Biểu đồ 4: Ở Việt Nam có xuất hiện vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình không theo ý kiến của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội
Như vậy, vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình tưởng như đã phần nào được giải quyết nhưng trên thực tế vẫn tồn đọng và trở thành một trong những vấn đề nan giải không chỉ ở Việt Nam mà con ở các nước trên thế giới
Tiếp theo, với câu hỏi “Mức độ bình đẳng giới ở trong gia đình của bạn như thế nào?”, thì nhóm em thu được bảng số liệu như sau:
Biểu đồ 5: Mức độ bình đẳng giới trong gia đình của sinh viên
Rất bình đẳng Bình đẳng Bình thường Bất bình đẳng Rất bất bình đẳng
Biểu đồ cho thấy hiện nay, các gia đình của sinh viên trong trường đã có sự bình đẳng giới giữa các thành viên khá cao với 40% rất bình thường, 37% bình đẳng và 16% rất bình đẳng Những số liệu này cho thấy ngày nay nhận thức về bình đẳng giới trong gia đình của từng cá nhân đã tăng cao Điều này cho thấy công tác tuyên truyền, các chiến lược thúc đẩy bình đẳng giới của ViệtNam đã phần nào đạt được những thành công nhất định Hơn nữa, ý thức của người dân cũng ngày càng được nâng cao, đặc biệt là lớp người trẻ tuổi luôn đề cao sự bình đẳng giới Vai trò của người phụ nữ ngày càng được đề cao trong gia đình tạo điều kiện thuận lợi cho người phụ nữ Việt Nam phát triển tiềm năng to lớn trong thời đại mới.
Tuy nhiên, vẫn còn một số ít gia đình còn xuất hiện bất bình đẳng (chiếm 7%) Điều này ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng tới quan điểm , nhận thức của các sinh viên về vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình
Mặc dù, có thể thấy rằng phần lớn gia đình của các sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội đều bình đẳng nhưng khi hỏi “Bạn đã bao giờ chứng kiến hành vi bất bình đẳng giới trong gia đình bao giờ chưa?” thì có đến 73 sinh viên lựa chọn đáp án “Có” và chỉ có 27 sinh viên lựa chọn “Không”.
Biểu đồ 6: Việc chứng kiến hành vi bất bình đẳng trong gia đình của sinh viên trường Đại học Luật Hà
Như vậy, có thể thấy rằng hành vi bất bình đẳng giới trong gia đình vẫn còn phổ biến trong các gia đình nói chung và trong gia đình của các sinh viên trường Đại học Luật nói riêng Có thể nói rằng, những định kiến giới và tư tưởng trọng nam giới hơn phụ nữ vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở trong các gia đình và một bộ phận dân cư trong xã hội với các biểu hiện như thích đẻ con trai hơn con gái, coi việc nội trợ, chăm sóc con cái là của phụ nữ, khi chia tài sản thừa kế thường dành cho con trai nhiều hơn, ưu tiên đầu tư vào con trai, quan niệm nam giới là người trụ cột, quyết định chính trong gia đình và đóng vai trò chính trong các quan hệ xã hội bên ngoài gia đình Các hành vi bạo lực gia đình vẫn còn tồn đọng khá nhiều và chưa có hướng giải quyết triệt để…
Và có lẽ đây là những nguyên nhân dẫn đến lý do vì sao đa số sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội khi đối diện với câu hỏi “Theo bạn giới tính nào thường được đề cao hơn trong gia đình Việt?” thì đều cho rằng đó là nam giới.
Biểu đồ 7: Giới tính được đề cao hơn trong gia đình theo quan điểm sinh viên trường Đại học Luật Hà
Nam giới Nữ giới Như nhau
Qua số liệu thống kê có thể thấy rằng tỉ lệ sinh viên cho rằng trong gia đình nam nữ có vị trí và vai trò như nhau là tương đối thấp (18%) và chỉ có 3/100 sinh viên cho rằng trong gia đình nữ giới được đề cao hơn Số liệu này đã thể hiện rõ sự bất bình đẳng giới trong gia đình Việt hay đó chính là tư tưởng
“Trọng nam khinh nữ” vẫn còn tồn tại trong tư tưởng người Việt hiện nay. Quan niệm “Trọng nam khinh nữ” không phổ biến trong xã hội hiện nay nhưng nó vẫn là ngọn lửa nhỏ cháy âm ỉ trong các gia đình qua nhiều thế hệ Vấn đề trọng nam khinh nữ đã gây ảnh hưởng lớn đến bình đẳng giới và là một trong những vấn đề rất khó để có thể giải quyết một cách triệt để
Cuối cùng, với câu hỏi “Theo bạn, vấn nạn bất bình đẳng giới trong gia đình diễn ra nghiêm trọng ở đâu?” Kết quả thu được như sau:
Biểu đồ 8: Vấn nạn bình đẳng giới diễn ra nghiêm trọng ở đâu theo quan điểm sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội
Thành thị Nông thôn Cả nông thôn và thành thị
Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội
Biểu đồ 9: Sự tìm hiểu về Luật Bình đẳng giới
2006 số 73/2006/QH11 của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội
Với số liệu thống kê trên, dễ dàng nhận thấy rằng, trong 100 sinh viên được khảo sát thì chỉ có 71% sinh viên là biết tới bộ luật này và 29% sinh viên là không biết về bộ luật này, tỷ lệ chênh lệch là 42% Trong đó, đa số các sinh viên nữ sẽ có sự tìm hiểu kĩ lưỡng hơn về bộ Luật này so với các sinh viên nam.Như vậy, cứ mỗi 10 người, có 7 người biết đến Luật Bình đẳng giới Tuy con số này đã quá nửa nhưng vẫn không phải là một số liệu khả quan, nhất là đối với đối tượng khảo sát là sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Luật Hà Nội.Luật Bình đẳng giới 2006 số 73/2006/QH11 là văn bản quy phạm pháp luật phổ biến nhất quy định về vấn đề bình đẳng giới hiện nay Luật này quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới Việc nhận biết và tìm hiểu về luật này là một yêu cầu cần thiết đối với mỗi sinh viên Luật Với con số 71% số người được khảo sát biết đến Luật Bình đẳng giới, đây là một con số không quá thấp đối nhưng cũng chưa cao đối với đối tượng được khảo sát
Biểu đồ 10: Bình đẳng giới được quy định như thế nào theo tìm hiểu của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội Đối với câu hỏi “Bình đẳng giới trong gia đình được quy định như thế nào?” có 95% (tương đương với 95 sinh viên) lựa chọn đáp án “Tất cả các đáp án trên", có nghĩa là bình đẳng giới trong gia đình được quy định là “Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình; bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp.”, “Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình” và “Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển; các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình”; 3% (tương đương với 3 sinh viên) lựa chọn đáp án đầu tiên và 2% (tương đương với
2 sinh viên) lựa chọn đáp án 3
Với số liệu thống kê trên, ta thấy được đa số các sinh viên đã có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về bình đẳng giới trong gia đình Hiểu được đúng đắn định nghĩa của bình đẳng giới trong gia đình là vô cùng quan trọng Từ việc nắm được định nghĩa của bình đẳng giới trong gia đình, mỗi người chúng ta có thể hiểu hơn về những nghĩa vụ của bản thân và chấp hành đúng hơn.
Với câu hỏi “Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình bao gồm những hành vi nào sau đây?” Kết quả thu được như sau:
Bảng 1: Nhận thức hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội
Hành vi Số lượng Phần trăm
Cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính
87 87% Đối xử bất bình đẳng với các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính
Tạo điều kiện cho các con được tham gia các hoạt động học tập và vui chơi như nhau
Hạn chế việc đi học hoặc ép buộc thành viên trong gia đình bỏ học vì lý do giới tính
89 89% Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên thuộc một giới nhất định
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn
Không cho phép hoặc cản trở thành viên trong gia đình tham gia ý kiến vào việc sử dụng tài sản chung của gia đình, thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì định kiến giới
Qua số liệu thống kê, có thể thấy rõ được mức độ hiểu biết của 100 sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội về “Những hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình” Trong số 7 hành vi thì có 5 hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình Nhìn vào số liệu ta thấy rằng phần lớn sinh viên đều có nhận thức đúng đắn về những hành vi vi phạm pháp luật, nhưng vẫn xuất hiện một vài ý kiến không đúng vì sinh viên chưa hiểu rõ được bản chất vấn đề bình đẳng giới trong gia đình như 10 sinh viên cho rằng hành vi
“Tạo điều kiện cho các con được tham gia các hoạt động học tập và vui chơi như nhau” và 7 sinh viên cho rằng hành vi “Chăm sóc sức khỏe sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn” là những hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới Mặc dù số lượng sinh viên nhìn nhận sai các hành vi vi phạm pháp luật về bình đăng giới không nhiều những cũng đáng lưu tâm vì tất cả các hành vi trên đều là những hành vi xảy ra thường ngày và tương đối quen thuộc với mỗi cá nhân
Với câu hỏi “Ai có trách nhiệm trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới trong gia đình”, số liệu thu được là:
Biểu đồ 11: Trách nhiệm thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới trong gia đình theo quan điểm của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội
Dựa trên số liệu thu được, ta có thể thấy 99% số người được hỏi đều chọn phương án “Tất cả mọi người” cho câu hỏi về việc “Ai có trách nhiệm trong việc thực hiện và đảm bảo bình đẳng giới cho gia đình?” Điều này cho thấy rằng gần như tất cả sinh viên của trường đều nhận thức được rằng việc duy trì bình đẳng trong gia đình không phải trách nhiệm của riêng ai mà là của tất cả mọi người.
Tuy nhiên, trong số 100 sinh viên trả lời khảo sát vẫn có 1 sinh viên chọn rằng đây là trách nhiệm chỉ của những người đã lập gia đình Dù chỉ chiếm một phần trăm rất nhỏ tuy nhiên đây cũng là suy nghĩ của một bộ phận người dân khi cho rằng nếu chưa lập gia đình thì việc này không thuộc trách nhiệm của mình Điều này có thể xảy ra vì trong một số gia đình, cha mẹ không lắng nghe những góp ý từ con mình, vậy nên những đứa trẻ ấy cho rằng chỉ khi nào mình lập gia đình mới có tiếng nói và trách nhiệm trong việc gây dựng một gia đình bình đẳng.
Nguyên nhân ảnh hưởng tới nhận thức và thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội
Trước hết, nhóm đưa ra câu hỏi rằng "Độ tuổi càng trẻ, học vấn càng cao và càng được đào tạo nghề nghiệp thì càng có thái độ tích cực hơn với bình đẳng giới trong gia đình" Bạn nghĩ sao về ý kiến này?” Trong số 100 người tham gia khảo sát, khoảng 90% cho rằng ý kiến “Độ tuổi càng trẻ, học vấn càng cao và càng được đào tạo nghề nghiệp thì càng có thái độ tích cực hơn với bình đẳng giới trong gia đình” là một ý kiến đúng
Những người đồng ý gần như đều cho ra một số các quan điểm tương tự nhau như: đây là nhờ việc những người trẻ tuổi thường tiếp xúc với các thông tin một cách nhanh chóng và tiếp thu những kiến thức, những quan niệm mới một cách nhanh chóng hơn Cùng lúc đó, do độ tuổi còn trẻ những quan niệm về việc trọng nam khinh nữ được truyền lại từ thế hệ trước có thể chưa đóng rễ sâu trong họ, từ đó có thể được thay thế dễ dàng bằng các kiến thức mới.
Tuy nhiên, cũng có khoảng 10% cho rằng đây là một ý kiến chưa đúng hoặc chưa hoàn toàn đúng Trong đó hai luồng ý kiến nổi bật là “Có những người tuy học thức rộng nhưng vẫn có những quan niệm vô cùng cổ hủ về giới tính” và “Những yếu tố trên không quyết định hoàn toàn mà trong đó yếu tố gia đình lại đóng vai trò quan trọng hơn rất nhiều” Theo chúng tôi, hai ý kiến này cũng vô cùng đúng đắn và phần nào lý giải cho nhau Gia đình luôn là thứ gắn bó rất chặt chẽ với mỗi con người Hầu như tất cả chúng ta đều dành phần lớn tuổi thơ bên gia đình và được nuôi nấng dạy dỗ bởi những người trong gia đình đó, vì vậy họ chính là những người tạo nên nền móng cho tư tưởng của chúng ta Nếu như những tư tưởng về bất bình đẳng giới trong gia đình ấy quá nặng nề, hay nói cách khác là nền móng được xây lên quá vững chắc, sẽ rất khó để phá bỏ và xây dựng lại từ đầu Những người như vậy có thể lớn lên trong một xã hội hiện đại mà vẫn mang những suy nghĩ, tư tưởng hẹp do bị gia đình áp đặt lên từ khi sinh ra Họ hoàn toàn có thể tiến xa, có học thức cao nhưng vẫn mang suy nghĩ như vậy Việc này tuy không xảy ra thường xuyên, nhưng cũng là một hiện tượng có thật và dễ bắt gặp trong xã hội Việt Nam hiện nay.
Biểu đồ 12: Việc sinh con có ảnh hưởng tới vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình hay không
Với câu hỏi “Theo bạn, việc sinh con có làm tăng mức độ nghiêm trọng của việc bất bình đẳng giới trong gia đình hay không?” thì ta thu được số liệu như trên Có thể thấy rõ được mức độ hiểu biết của 100 sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội về ảnh hưởng của việc sinh con lên vấn đề bình đẳng giới trong gia đình.Theo số liệu thống kê, có 57% (tương đương với 57 sinh viên) lựa chọn “Không”, và 43% (tương đương với 43 sinh viên) lựa chọn “Có”. Quan điểm của mỗi cá nhân về vấn đề này là khác nhau tuy nhiên, trên thực tế, việc sinh con ít nhiều cũng ảnh hưởng tới vấn đề bình đẳng giới trong gia đình Nhiều gia đình vẫn còn đặt nặng vấn đề sinh con trai để nối dõi tông đường; sử dụng nhiều các biện pháp khác nhau (thậm chí là cả những biện pháp mê tín) để đảm bảo có thể sinh được con trai Con gái sinh ra thường bị coi thường, mang nhiều bất lợi và không được ưu ái như con trai Thậm chí, trong gia đình, nếu người phụ nữ không sinh được con trai cũng chịu nhiều dị nghị từ phía gia đình, xã hội; thậm chí còn bị bạo hành cả về tinh thần lẫn thể xác. Bên cạnh đó, có nhiều gia đình cho rằng, trong thời kì sinh sản, phụ nữ không có khả năng làm việc, thậm chí trở thành gánh nặng cho chồng, “ăn bám” chồng Điều này cũng đẫn đến những mâu thuẫn phát sinh, làm gia tang tình trạng bất bình đẳng giới trong gia đình.
Như vậy, không thể phủ nhận rằng, việc sinh con ở một khía cạnh nào đó cũng ảnh hưởng tới vấn đề bình đẳng giới trong gia đình Tuy nhiên, đa số sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội lại cho rằng việc sinh con không ảnh hưởng tới vấn đề bình đẳng giới trong gia đình Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù sinh viên có hiểu biết, có tìm hiểu những kiến thức chung nhất định về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình nhưng phần nhiều sinh viên vẫn chưa tìm hiểu sâu và kỹ lưỡng về vấn đề này; đặc biệt là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề bình đẳng giới trong gia đình.
Biểu đồ 13: Ảnh hưởng của độ tuổi kết hôn của nam giới và nữ giới lên vấn đề bình đẳng giới trong gia đình theo sinh viên trường Đại học Luật
Với câu hỏi đặt ra là “Theo bạn, sự khác nhau giữa độ tuổi kết hôn của nam giới và nữ giới có ảnh hưởng đến vấn đề bình đẳng giới trong gia đình hay không”, theo số liệu thu được thì có 56% (tương đương với 56 sinh viên) lựa chọn “Không”, và 44% (tương đương với 44 sinh viên) lựa chọn “Có”
Theo những thông tin nhóm đã tìm hiểu về vấn đề này, quy định về độ tuổi kết hôn nhằm đảm bảo công dân có đầy đủ khả năng về ý thức cũng như sự phát triển về thể chất để có thể đảm bảo những điều kiện khi kết hôn và có trách nhiệm với hôn nhân của mình Độ tuổi kết hôn của nữ là 18 tuổi và nam là 20 tuổi là đuổi đủ để nhận thức và làm chủ hành vi, có trách nhiệm với gia đình và xã hội, xây dựng gia đình nhỏ và nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái Pháp luật quy định về độ tuổi kết hôn dựa trên nhiều nghiên cứu trên tất cả các phương diện về mặt sinh học, xã hội, môi trường,…
Về mặt sinh học, tâm lý học, xã hội: đối với nam, đến độ tuổi 20 nam giới ở Việt Nam thì mới phát triển hoàn thiện đầy đủ về thể chất bởi nam giới thường phát triển chậm hơn nữ giới cùng độ tuổi Hơn nữa, độ tuổi 20 là tuổi đủ để nhận thức và làm chủ hành vi, có trách nhiệm với gia đình và xã hội, xây dựng gia đình nhỏ và nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái Ở một số địa phương, nam giới trưởng thành sớm hơn độ tuổi 20 do ảnh hưởng từ môi trường gia đình và xã hội tác động Tuy nhiên, ở các vùng dân tộc, nam giới lại phát triển chậm hơn do chế độ dinh dưỡng thiếu thốn, hơn nữa một số vùng dân tộc còn tồn tại tảo hôn, ảnh hưởng đến giống nòi sau này Độ tuổi 20 là độ tuổi trung bình của nam giới trên phạm vi cả nước Do vậy, pháp luật quy định nam giới đủ 20 tuổi mới được đăng ký kết hôn.
Do đó, “sự khác nhau giữa độ tuổi kết hôn của nam giới và nữ giới không ảnh hưởng đến vấn đề bình đẳng giới trong gia đình”.
Vậy, những nguyên nhân, yếu tố chủ yếu tác động đến thực trạng này là gì? Để trả lời câu hỏi này, nhóm đã đưa ra và phân tích câu hỏi “ Theo bạn, các yếu tố tác động đến bình đẳng giới trong gia đình là gì?”
Biểu đồ 14: Nguyên nhân ảnh hưởng đến bình đẳng giới trong gia đình qua khảo sát sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội
Với số liệu thu được, có 52% (tương đương với 52 sinh viên) cho rằng“Sự chênh lệch trong thu nhập” tác động đến bất bình đẳng giới trong gia đình, 88% (tương đương với 88 sinh viên) lựa chọn đáp án “Tư tưởng trọng nam khinh nữ”, 67% (tương đương với 67 sinh viên) chọn “Sự giáo dục từ phía gia đình”, 78% (tương đương với 78 sinh viên) chọn đáp án “Nhận thức của mỗi cá nhân” và chỉ có 20% (tương đương với 20 sinh viên) cho rằng yếu tố
“Pháp luật” ảnh hưởng tới bình đẳng giới trong gia đình hiện nay Ngoài những yếu tố được đưa ra, cũng có ý kiến bổ sung thêm bình đẳng giới còn được tác động từ yếu tố “Tác động từ môi trường xung quanh”.
Ta có thể thấy 20 sinh viên là một con số khá nhỏ so với số liệu thu được từ những lựa chọn cố định còn lại Như vậy, trong vấn đề bình đẳng giới trong gia đình, yếu tố “Pháp luật” chưa được thực sự chú ý và xem trọng Đây là một vấn đề đáng buồn do Đảng và Nhà nước vẫn luôn chú trọng vào việc tạo nên một xã hội bình đẳng giữa hai giới tính với nhau, nhất là trong gia đình, và cũng đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về bình đẳng giới Tuy nhiên trong xã hội hàng ngày, những điều luật này lại chưa được xem trọng.
Yếu tố “Tư tưởng trọng nam khinh nữ” được lựa chọn nhiều nhất bởi 88% sinh viên được khảo sát và phần lớn mọi người, không riêng gì sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng đây là nguyên nhân chính tác động đến bất bình đẳng giới trong gia đình Có thể nói, tư tưởng “Trọng nam khinh nữ”mặc dù là một tư tưởng sai lệch, tuy nhiên lại đã in sâu vào tiềm thức của nhiều lớp người Việt, đặc biệt là những người cao tuổi, và rất khó có thể thay đổi trong một sớm một chiều Tư tưởng sai lệch này là một “vật cản” lớn trong công cuộc xây dựng một xã hội bình đẳng của Đảng và Nhà nước và cần có các biện pháp tuyên truyền, giáo dục phù hợp và hiệu quả
Theo sau đó lần lượt là các lựa chọn “Nhận thức của mỗi cá nhân” và
“Sự giáo dục từ phía gia đình” Các yếu tố về việc giáo dục và nhận thức từ phía mỗi cá nhân cũng như gia đình khá được đề cao Việc giáo dục tư duy, nhận thức là nhiệm vụ quan trọng của mỗi người, không phải chỉ cho mỗi bản thân mà còn cho những người xung quanh trong gia đình.
Một số giải pháp để nâng cao nhận thức pháp luật và thúc đẩy việc thực hiện pháp luật của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội đối với vấn đề bình đẳng giưới trong gia đình
Để khảo sát về giải pháp, trước hết nhóm nghiên cứu đưa ra câu hỏi “Gia đình có những trách nhiệm trì trong việc thực hiện bình đẳng giới?”, nhóm thu được số liệu như sau:
Biểu đồ 15: Trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện bình đẳng giới
Với số liệu trên, ta có thể thấy, có 96% (tương đương với 96 sinh viên) lựa chọn đáp án “Tất cả các đáp án trên”, có nghĩa là gia đình có trách nhiệm
“Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới.”, “Giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình.”, “Chăm sóc sức khỏe sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn.” và “Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.”; 2% (tương đương với 2 sinh viên) lựa chọn đáp án đầu tiên; 1% (tương đương với 1 sinh viên) chọn đáp án thứ 2 và 1% (tương đương với 1 sinh viên) chọn đáp án thứ 3
Qua đó ta thấy được phần lớn sinh viên đều có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vấn đề “Trách nhiệm của gia đình trong thực hiện bình đẳng giới”. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới; giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình; chăm sóc sức khỏe sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn; đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.
Với câu hỏi “Theo bạn, để bình đẳng giới trong gia đình mỗi người cần phải làm gì?”, nhóm chúng em thu thập được số liệu như sau:
Biểu đồ 16: Mỗi cá nhân cần làm gì để đảm bảo mức độ bình đẳng giới theo quan điểm của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội
Trả lời câu hỏi về việc mỗi người cần làm gì để đảm bảo mức độ bình đẳng giới trong gia đình, phương án được gần như tất cả mọi người lựa chọn là
“Tích cực trau dồi kiến thức về bình đẳng giới cho bản thân và mọi người xung quanh” Đây là một phương án hiệu quả vì chỉ có việc tích cực và chủ động tìm kiếm học hỏi thông tin thì mới có thể giúp ta phát triển một cách nhanh chóng. Vốn dĩ vấn đề phân biệt giới tính đã là một điều có tính cổ hủ và thường xảy ra với những người mang tư tưởng cũ, chưa tiến bộ Chính vì vậy chúng ta cần phải bổ sung kiến thức về những thay đổi của thế giới hiện đại để thay đổi cách nhìn của cả bản thân và giúp thay đổi cả những người thân thiết xung quanh nữa.
Bên cạnh đó số lượng sinh viên lựa chọn 2 phương án còn lại cũng tương đối cao; lần lượt là 81 và 85 sinh viên Với vấn đề nan giải như bất bình đẳng giới trong gia đình thì việc tự trau dồi kiến thức cho bản thẩn và mọi người xung quanh thôi là chưa đủ Bên cạnh đó việc tuyên truyền của Nhà nước cũng vô cùng quan trọng; đặc biệt là ở những vùng quê, vùng núi – nơi mà việc tiếp cận với các phương tiện truyền thông đại chúng, các trang mạng xã hội vẫn chưa cao
Và cuối cùng là giải pháp lên án các hành vi bất bình đẳng giới trong gia đình, đây là một trong những điều cần thiết Nếu như đối diện với bất bình đẳng giới trong gia đình nhưng chúng ta thản nhiên, mặc kệ thì vấn nạn này sẽ còn xảy ra nghiêm trọng hơn rất nhiều 1 người thờ ơ sẽ dẫn đến nhiều người thờ ơ, dần dần dẫn đến cả xã hội thờ ơ; coi vấn đề bất bình đẳng giới là điều nên có và cần có
Khi được hỏi câu hỏi này trực tiếp thì có bạn sinh viên lại cho rằng: “Để làm được việc này chúng ta cần sự can đảm, nếu mình đối diện hoàn cảnh bất bình đẳng giới trong gia đình thì chưa chắc mình đã dám nói ra.” Đây là một suy nghĩ dễ hiểu và cũng là một hiện thực diễn ra vô cùng thường xuyên Như đã nói ở trên, bất bình đẳng giới là một vấn đề nằm trong tư tưởng cũ, một tư tưởng thường thuộc về những người ở thế hệ trước lớn tuổi hơn những sinh viên còn đi học Với văn hóa phương Đông, chúng ta thường quan niệm rằng việc không nghe theo hay cãi lại lời người lớn tuổi được xem là thiếu tôn trọng. Cũng chính vì vậy nên dù chứng kiến những hành vi không đúng từ những người đi trước, các bạn trẻ cũng thường dè dặt, không dám chỉ ra điều đó là hành vi sai vì họ e sợ sẽ bị cho rằng mình đang có cách hành xử không đúng với những người lớn ấy và bị quở trách.
Biểu đồ 17: Đánh giá mức độ hiểu quả về hình thức tuyên truyền và giáo dục về bình đẳng giới trong gia đình của Nhà nước theo sinh viên
Trường Đại học Luật Hà Nội
Với câu hỏi “Hãy đánh giá độ hiệu quả về hình thức tuyên truyền và giáo dục về bình đẳng giới trong gia đình của Nhà nước ta hiện nay”, thì trên đây là số liệu chúng em thu được
Với số liệu thống kê trên, ta có thể thấy rằng phần lớn những người tham gia khảo sát đánh giá mức độ tuyên truyền của nước ta hiện nay đang ở mức Trung bình, cụ thể là 54%, trong khi đó cả hai phần “Rất hiệu quả” và “Kém hiệu quả” đều tương đối ngang bằng với nhau Tuy rằng được đánh giá ở mức Trung bình nhưng con số này chưa mấy khả quan Có thể nói rằng việc tuyên truyền của Nhà nước ta đã và đang chỉ dừng lại ở hình thức “nói miệng”, chưa có những biện pháp cụ thể hơn để đảm bảo nâng cao nhận thức của người dân; đảm bảo tất cả các cá nhân đều tích cực và nghiêm túc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới Như vậy, việc tuyên truyền của Nhà nước mới chỉ dừng ở mức Tốt chứ Chưa hiệu quả.
Bộ phận những người cho rằng mức độ tuyên truyền đang ở mức tốt và mức kém có thể nói là gần như ngang bằng với nhau, điều này chỉ ra rằng có thể việc giáo dục về bình đẳng giới trong gia đình chưa được rộng rãi tới toàn bộ người dân Đó là chưa kể tới có thể có những trường hợp sẽ có những người tham gia khảo sát không biết nên chọn phương án nào nên chọn mức độ giữa như một phương án an toàn. Đối với kết quả này, ta thấy rõ rằng Nhà nước cần tăng cường hiệu quả và tần suất giáo dục cho mọi người dân về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình.
Là một sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội, việc đọc và tìm hiểu về Luật Bình đẳng giới là một trong những điều vô cùng quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc trong quá trình học tập của từng sinh viên Khi được hỏi về việc “Bạn có đóng góp ý kiến gì với Đảng và Nhà nước trong việc sửa đổi Luật Bình đẳng giới 2006 không?”, thì chúng em đã thu về được một số ý kiến như sau: Đa số sinh viên cho rằng Luật bình đẳng giới 2006 đã đầy đủ và không cần phải bổ sung gì them Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có nhiều cá nhân cho rằng Luật Bình đẳng giới 2006 cần:
“Chú trọng hơn về quyền lợi của người phụ nữ.”
“Làm rõ hơn các khái niệm liên quan đến giới.”
“Xem xét và xử lý vi phạm chặt chẽ hơn với các hành vi gây mất bình đẳng giới trong xã hội”
“Cá nhân mình thấy một số điều khoản trong bộ luật bình đẳng giới vẫn còn không đồng nhất với các bộ luật khác hiện hành Vì vậy, nhà nước nên có những sửa đổi bổ sung hợp lý hơn để đảm bảo cho Luật bình đẳng giới được
Ngoài ra, lại có một số ý kiến cho rằng:
“Mình không có đóng góp gì tuy nhiên mình thấy Luật Bình đẳng giới vẫn còn nhiều hạn chế và ở một khía cạnh nào đó thì chưa được thông tin rộng rãi đến nhân dân và vẫn còn rất nhiều người dân không biết về sự tồn tại của bộ luật này.”