MỤC LỤC
- Bình đẳng giới trong gia đình: Là việc vợ và chồng, con trai và con gái, các thành viên nam và nữ trong gia đình có vị trí, vai trò ngang nhau, quyền được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của gia đình như nhau, quyền được thụ hưởng về thành quả phát triển của gia đình và xã hội ngang nhau, quyền được tham gia quyết định các vấn đề của bản thân và của gia đình. Trên cơ sở các quyền đó, các thành viên trong gia đình được tự do tham gia vào các công việc gia đình và ngoài xã hội tùy theo khả năng và sở thích của mình, được tự do lựa chọn những vai trò giống nhau hoặc khác nhau trong gia đình tùy theo mục đích của mỗi người, được tự do lựa chọn cách thức thụ hưởng các thành quả tùy theo sở thích của mỗi người.
Thông qua việc thực hiện nghiêm túc quy định lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong quá trình ban hành văn bản vi phạm pháp luật, cũng như việc thay đổ nhận thức của các cơ quan của Chính phủ, các cơ quan có liên quan trong nhiều luật chuyên ngành đã có những quy định cụ thể đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới đã được cụ thể hóa trong Luật Bình đẳng giới do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2007.
2% sinh viên cho rằng bình đẳng giới chỉ là bình quyền giữa nam và nữ; còn 27% sinh viên cho rằng bình đẳng giới chỉ là việc nam, nữ có vị trí ngang nhau,được tạo điều kiện và cơ hội phát huynăng lực của mình cho sự phát triển củacộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả và không có sinh viên nào cho rằng bình đẳng giới là bình đẳng riêng cho phụ nữ. Có thể nói rằng, những định kiến giới và tư tưởng trọng nam giới hơn phụ nữ vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở trong các gia đình và một bộ phận dân cư trong xã hội với các biểu hiện như thích đẻ con trai hơn con gái, coi việc nội trợ, chăm sóc con cái là của phụ nữ, khi chia tài sản thừa kế thường dành cho con trai nhiều hơn, ưu tiên đầu tư vào con trai, quan niệm nam giới là người trụ cột, quyết định chính trong gia đình và đóng vai trò chính trong các quan hệ xã hội bên ngoài gia đình.
Đối với câu hỏi “Bình đẳng giới trong gia đình được quy định như thế nào?” có 95% (tương đương với 95 sinh viên) lựa chọn đáp án “Tất cả các đáp án trên", có nghĩa là bình đẳng giới trong gia đình được quy định là “Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình; bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp.”, “Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình” và “Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển; các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình”; 3%. Nhìn vào số liệu ta thấy rằng phần lớn sinh viên đều có nhận thức đúng đắn về những hành vi vi phạm pháp luật, nhưng vẫn xuất hiện một vài ý kiến khụng đỳng vỡ sinh viờn chưa hiểu rừ được bản chất vấn đề bình đẳng giới trong gia đình như 10 sinh viên cho rằng hành vi. “Tạo điều kiện cho các con được tham gia các hoạt động học tập và vui chơi như nhau” và 7 sinh viên cho rằng hành vi “Chăm sóc sức khỏe sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn” là những hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.
Biểu đồ 11: Trách nhiệm thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới trong gia đình theo quan điểm của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội Dựa trên số liệu thu được, ta có thể thấy 99% số người được hỏi đều chọn phương án “Tất cả mọi người” cho câu hỏi về việc “Ai có trách nhiệm trong việc thực hiện và đảm bảo bình đẳng giới cho gia đình?”. Điều này có thể xảy ra vì trong một số gia đình, cha mẹ không lắng nghe những góp ý từ con mình, vậy nên những đứa trẻ ấy cho rằng chỉ khi nào mình lập gia đình mới có tiếng nói và trách nhiệm trong việc gây dựng một gia đình bình đẳng.
Trong đó hai luồng ý kiến nổi bật là “Có những người tuy học thức rộng nhưng vẫn có những quan niệm vô cùng cổ hủ về giới tính” và “Những yếu tố trên không quyết định hoàn toàn mà trong đó yếu tố gia đình lại đóng vai trò quan trọng hơn rất nhiều”. Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù sinh viên có hiểu biết, có tìm hiểu những kiến thức chung nhất định về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình nhưng phần nhiều sinh viên vẫn chưa tìm hiểu sâu và kỹ lưỡng về vấn đề này; đặc biệt là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề bình đẳng giới trong gia đình. Theo những thông tin nhóm đã tìm hiểu về vấn đề này, quy định về độ tuổi kết hôn nhằm đảm bảo công dân có đầy đủ khả năng về ý thức cũng như sự phát triển về thể chất để có thể đảm bảo những điều kiện khi kết hôn và có trách nhiệm với hôn nhân của mình.
Yếu tố “Tư tưởng trọng nam khinh nữ” được lựa chọn nhiều nhất bởi 88% sinh viên được khảo sát và phần lớn mọi người, không riêng gì sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng đây là nguyên nhân chính tác động đến bất bình đẳng giới trong gia đình. Điều này tương đối đúng vì nếu như bạn sống lâu trong một môi trường diễn ra nhiều vấn đề bất bình đẳng giới, mâu thuẫn về giới cao thì có thể phần nào sẽ ảnh hướng đến nhận thức và niềm tin của bạn về vấn đề bình đẳng giới trong xã hội.
Khi được hỏi câu hỏi này trực tiếp thì có bạn sinh viên lại cho rằng: “Để làm được việc này chúng ta cần sự can đảm, nếu mình đối diện hoàn cảnh bất bình đẳng giới trong gia đình thì chưa chắc mình đã dám nói ra.” Đây là một suy nghĩ dễ hiểu và cũng là một hiện thực diễn ra vô cùng thường xuyên. Khi được hỏi về việc “Bạn có đóng góp ý kiến gì với Đảng và Nhà nước trong việc sửa đổi Luật Bình đẳng giới 2006 không?”, thì chúng em đã thu về được một số ý kiến như sau: Đa số sinh viên cho rằng Luật bình đẳng giới 2006 đã đầy đủ và không cần phải bổ sung gì them. Tất nhiên vẫn có trường hợp “cha mẹ sinh con trời sinh tính’, tuy nhiên nếu cha mẹ có nhân cách tốt, chú trọng đến việc quan tâm, giáo dục, con về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình thì trẻ khi lớn lên sẽ có cái nhìn đúng đắn, tích cực với vấn đề này và ngược lại, nếu trong gia đình cha mẹ thường xuyên xảy ra vấn đề bất bình đẳng, nạn bạo lực gia đình… thì đứa trẻ ấy khi lớn lên, nhân cách sẽ méo mó, hình thành những quan điểm, tư tương, suy nghĩ tiêu cực về vấn đề này.
Chẳng hạn, bạo lực trên cơ sở giới diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, không chỉ bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục và bạo lực kinh tế mà còn cả các hình thức khác như lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới, cưỡng ép kết hôn hay tảo hôn, tất cả cần được quy định trong Luật. Đối với những trách nhiệm có sự trùng lặp giữa các bên liên quan trong giải quyết các vấn đề như bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới hay lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới, cần quy định rừ ràng chức năng của cỏc bộ liờn quan và xõy dựng cơ chế phối hợp liên ngành chặt chẽ.