LỜI CẢM ƠNBài nghiên cứu với đề tài “ẢNH HƯỞNG CỦA XU HƯỚNG THỜI TRANG NHANH ĐẾN MÔI TRƯỜNG TẠI HÀ NỘI” được thực hiện dựa trên sự tham khảo, tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá từ những ng
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI
ẢNH HƯỞNG CỦA XU HƯỚNG “THỜI TRANG NHANH” ĐẾN MÔI
TRƯỜNG TẠI HÀ NỘI
Thành viên : Chử Minh Hoàng Anh 22051290
Nguyễn Quỳnh Anh 22051308 Nguyễn Minh Ngọc 22051497
Trang 2Hà Nội, ngày 16 tháng 06 năm 2024
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 4
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 5
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 6
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 6
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 6
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 7
1.4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 7
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 7
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 7
1.5 ĐÓNG GÓP ĐỀ TÀI 7
1.6 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI 8
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN 8
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ 8
2.1.1 Khái niệm 8
2.1.1.1 Môi trường 8
2.1.1.2 “Thời trang nhanh” 8
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 9
2.1.1 Trong nước 9
2.2.2 Tại nước ngoài 9
PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
3.1 ĐẶC ĐIỂM NGHIÊN CỨU 10
3.1.1 Nhận thức tiêu dùng 10
3.1.2 Thực trạng sử dụng 10
3.1.3 Hậu quả 10
3.1.4 Giải pháp 11
3.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng 11
3.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 11
3.2.1 Xác định mục tiêu nghiên cứu: 11
3.2.2 Thu Thập dữ liệu: 11
3.2.3 Xử lý và phân tích dữ liệu: 11
3.2.4 Thiết kế mô hình nghiên cứu: 12
3.2.5 Bàn luận kết quả: 12
3.2.6 Đề xuất chính sách và khuyến nghị: 12
3.2.7 Xây dựng báo cáo nghiên cứu: 12
Trang 33.2.8 Kiểm tra và đánh giá lại: 12
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
3.3.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết: 12
3.3.2 Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết: 12
3.3.3 Phương pháp quan sát khoa học: 12
3.3.4 Phương pháp thảo luận nhóm: 13
3.3.5 Phương pháp khảo sát bằng câu hỏi: 13
3.3.6 Phỏng vấn có / không cấu trúc chặt chẽ: 13
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 14
4.1 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG 14
4.1.1 Nhận thức 15
4.1.1.1 Nhận thức về “thời trang nhanh” 15
4.1.1.2 Nhận thức về tác hại của “thời trang nhanh” 15
4.1.2 Thực trạng sử dụng 16
4.1.3 Hậu quả 17
4.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 18
4.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG 19
4.3.1 Nguyên nhân, kết quả 19
4.3.1.1 Nguyên nhân 19
4.3.1.2 Kết quả 20
4.3.2 Thuận lợi, hạn chế 20
4.3.2.1 Thuận lợi 20
4.3.2.2 Hạn chế 21
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
5.1 KẾT LUẬN 21
5.2 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
5.2.1 Trong nước 22
5.2.1 Nước ngoài 22
PHỤ LỤC VÀ PHIẾU ĐIỀU TRA 22
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Bài nghiên cứu với đề tài “ẢNH HƯỞNG CỦA XU HƯỚNG THỜI TRANG NHANH ĐẾN MÔI TRƯỜNG TẠI HÀ NỘI” được thực hiện dựa trên sự tham khảo, tìm
hiểu, nghiên cứu và đánh giá từ những nguồn tài liệu, bài luận, bài báo được công nhận
đồng thời đăng tải công khai như: Cổng thông tin điện tử Đài truyền hình Việt Nam, bài
luận từ trường đại học như: Thương mại,
Trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu nhóm em đã nhận được sự chỉ dạynhiệt tình cũng như sự hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu nghiên cứu, phươngpháp làm bài để hoàn thành chuyên đề từ Th.S Nguyễn Thanh Nhàn - giảng viên trựctiếp của bộ môn Kinh tế Môi trường, lớp QH-2022-E KT2
Với vốn kiến thức còn có sự hạn chế nhất định kết hợp với những yếu tố nhưthời gian, kinh nghiệm với bộ môn, vậy nên, dù cố gắng nhưng bài nghiên cứu củanhóm vẫn sẽ không thể tránh được những thiếu sót khác nhau Chính vì vậy, nhóm emrất mong nhận được sự góp ý, đánh giá và nhận xét của quý thầy cô cũng như các bạn
Chúng em xin chân thành cảm ơn !
Trang 54.4 Số liệu về mức độ ảnh hưởng của “thời
trang nhanh” đến môi trường
16
4.6 Số liệu về hậu quả “thời trang nhanh” để
lại cho môi trường
17
Trang 6PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
“Thời trang nhanh” (Fast fashion) hay còn được gọi là thời trang ăn liền là thuật
ngữ dùng để nói đến những quần áo được sản xuất dựa trên ý tưởng từ các xu hướng
thời trang mới nhất (trend), chúng được sản xuất rất nhanh để chuyển đến các cửa hàng
và bán cho người tiêu dùng
Hiện nay, “thời trang nhanh” đang ngày càng phổ biến và chính vì lý do đó nócũng mang lại rất nhiều hệ lụy tới cho con người và mọi vật trên Trái Đất Số liệu thống
kê cho rằng có 32 tỷ sản phẩm may mặc được sản xuất cho ngành công nghiệp thờitrang mỗi năm, 64% trong số này sẽ bị chôn vùi trong bãi rác, số trang phục sử dụngmột lần lên tới 94 triệu kg được mua hàng năm, chỉ qua tay từ 1 đến 2 người, sau đó sẽ
bị vứt trực tiếp vào thùng rác, thay vì bán lại hoặc dùng làm công việc từ thiện Theo
“Tạp chí Công Thương” thì “Cứ sau 16 giây, lượng rác thải được tạo ra bởi quần áo tương đương với chiều cao của Tháp Eiffel”
Như vậy thì Hà Nội - thủ đô của đất nước với dân số đạt 8.499.038 người (gần
8,5 triệu người), đứng thứ 2 cả nước, chiếm khoảng 8,5% tổng dân số Việt Nam theoTổng cục Thống kê tính đến hết tháng 9 năm 2023 thì số lượng sử dụng thời trang vàtiếp cận với thời trang nhanh càng có xu hướng lớn, điều này dẫn đến việc môi trườngtại thủ đô đang ngày càng bị đe dọa lớn, theo con số được ước tính cụ thể về chất lượngkhông khí dù đấy không chỉ là để nói về tác động của riêng thời trang nhanh thì cũng làmột con số đáng báo động với mức ô nhiễm tại Hà Nội là 74 ( mức trung bình) và xếp
24 thế giới trong bảng số liệu xếp hạng trực tiếp những thành phố lớn ô nhiễm nhất theo
IQAir tính đến ngày 19/06/2024
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu những ảnh hưởng của “thời trang nhanh” tớimôi trường tại Hà Nội
Mục tiêu cụ thể: Đánh giá được các tác động của “thời trang nhanh” tới môitrường và thái độ của một nhóm người tiêu biểu tại khu vực Hà Nội về vấn đề nàythông qua sử dụng các câu hỏi khảo sát như: mức độ hiểu biết về khái niệm “thời trangnhanh”, mức độ nhận thức về ảnh hưởng của “thời trang nhanh” đến môi trường, tầnsuất sử dụng thời trang để suy ra quy mô của tình trạng nghiên cứu, Các câu hỏi này
sẽ tập trung vào các khía cạnh như nhận thức tiêu dùng, thực trạng sử dụng Ngoài ra,bài nghiên cứu cũng sẽ xem xét các yếu tố ảnh hưởng như: hành vi sử dụng, chất liệusản xuất, hệ thống quản lý, quy mô sản xuất, môi trường tự nhiên
Bằng cách thu thập dữ liệu từ các cuộc khảo sát,quan sát và điều tra, nghiên cứunày sẽ cung cấp thông tin cụ thể và chính xác về hành vi sử dụng và quan điểm củangười dân đối với thời trang nhanh cũng như thực trạng, hậu quả của “thời trang nhanh”
Trang 7đã tác động như thế nào đến môi trường hiện nay như thế nào Kết quả của nghiên cứu
có thể sẽ giúp hiểu rõ hơn về các yếu tố đang thúc đẩy hoặc ngăn chặn sự phát triển củathị trường “thời trang nhanh” của người dân Hà Nội Từ đó đưa ra các khuyến nghị vàphát triển chiến lược phù hợp để quản lý, bảo vệ môi trường này một cách bền vững
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Nhận thức của anh/chị về khái niệm “thời trang nhanh” ?
1.3.2 Tần suất mua sắm (mảng thời trang) của anh/chị ?
1.3.3 Anh/chị suy nghĩ như thế nào về mức độ ảnh hưởng của “thời trang nhanh” đếnmôi trường ?
1.3.4 Nguyên nhân khiến “thời trang nhanh” ảnh hưởng đến môi trường ?
1.3.5 Hậu quả “thời trang nhanh” để lại cho môi trường ?
1.3.6 Giải pháp bảo vệ môi trường trước tình trạng “thời trang nhanh” ?
1.4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này tập trung vào một nhóm người tiêu biểu tại khu vực Hà Nội, từ trẻ emđến trung niên Nghiên cứu khảo sát ý kiến, quan điểm, hành vi, thái độ và nhận thứccủa họ về "thời trang nhanh" để đánh giá nguyên nhân, thực trạng, hậu quả và biện phápảnh hưởng của "thời trang nhanh" đến môi trường
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, phạm vi nghiên cứu được thực hiện trong khu vực Hà Nội, trongkhoảng thời gian tháng 6 năm 2024
Bên cạnh đó phạm vi nghiên cứu sẽ bao gồm thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu
từ khảo sát từ đó tổng hợp và đưa ra kết luận từ thông tin dữ liệu Kết luận từ cuộc khảosát sẽ đưa ra những khía cạnh về thực trạng người dùng của “thời trang nhanh” cũngnhư mức độ ảnh hưởng của “thời trang nhanh” tác động thế nào đến môi trường củangười dân Hà Nội hiện nay
1.5 ĐÓNG GÓP ĐỀ TÀI
Đề tài "Ảnh hưởng của xu hướng ‘thời trang nhanh’ đến môi trường tại Hà Nội"đóng góp một phần quan trọng vào việc cung cấp dữ liệu thực tiễn về những tác độngtới môi trường Bằng cách khảo sát và phân tích nhận thức của người dùng khi sử dụngthời trang nhanh, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về yếu tố và nguy cơ gây tác động tiêucực đến môi trường Điều này có thể khiến họ cân nhắc kỹ lưỡng hơn trước khi quyếtđịnh mua sắm các sản phẩm thời trang nhanh, đồng thời thúc đẩy sự xuất hiện của các
Trang 8hành vi mua sắm bền vững và có trách nhiệm hơn.Việc tăng cường nhận thức này cóthể dẫn đến sự thay đổi tích cực trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng, bao gồmviệc ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có chất lượng cao, thúc đẩy sự tái sử dụng và táichế, và hỗ trợ các thương hiệu và sản phẩm có định hướng bền vững hơn Bên cạnh đó,
đề tài cũng cung cấp các khuyến nghị chính sách và giải pháp bền vững, hỗ trợ chínhquyền và các tổ chức phi chính phủ trong việc xây dựng các chiến lược quản lý chấtthải hiệu quả hơn
1.6 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn
Phần 3: Phương pháp nghiên cứu
Phần 4: Kết quả và thảo luận
Phần 5: Kết luận và tài mục tham khảo
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN
mà cá thể đó tham gia
2.1.1.2 “Thời trang nhanh”
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về thời trang nhanh nhưng chưa có khái niệmmang tính thống nhất, theo Mark Kieng cho rằng : “ Thời trang nhanh là thuật ngữ dùng
để chỉ sử dụng dòng thời gian giá rẻ được sản xuất bởi các nhãn hàng thông dụng củacác hãng thời trang dựa trên thiết kế của các bộ trang phục trên sàn catwalk hoặc cácthương hiệu thời trang nổi tiếng Trong bài nghiên cứu này, thì theo nhận định củaWang: “ Thời trang nhanh là những bộ sưu tập được sản xuất dựa trên những xu hướngthời trang mới nhất” Thời trang nhanh hay còn được gọi là Fast Fashion chính là thuật
Trang 9ngữ được sử dụng để chỉ về xu hướng thời trang “mì ăn liền” Thường những mặt hàngnày được sản xuất nhanh và mẫu mã được đổi mới liên tục.
Tiêu chí của xu hướng fast fashion chính là tập trung vào nhiều mẫu mã vànhanh chóng đưa ra thị trường Do đó mà những món đồ này thường có giá rẻ và phùhợp với số đông người tiêu dùng Đối tượng khách hàng mà thời trang mì ăn liền hướngđến là các bạn trẻ với xu hướng luôn luôn đổi mới theo trend Chính bởi sự nhanhchóng này mà fast fashion đang làm lung lay ngành thời trang truyền thống với những
bộ sưu tập được đầu tư chỉn chu và có trật tự theo từng mùa Fast fashion với những bộsưu tập mẫu mã mới được ra mắt nhanh đến chóng mặt, thậm chí là 1 tuần hoặc vàingày Tuy nhiên do đó khái niệm “thời trang nhanh” cũng trở thành nguy cơ tác độngđến môi trường
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1.1 Trong nước
Theo bài nghiên cứu khoa học: “Những yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến quyết định
sử dụng thời trang nhanh của sinh viên các trường đại học thuộc khối ngành kinh tế trênđịa bàn Hà Nội” - Tác giả: Nguyễn Duy An, Bùi Duy Thái, Đào Thị Thùy Linh, Lê ThịThanh Thảo - được đăng tải bởi “Trường Đại học Thương Mại” trong dự án “Đề tàinghiên cứu khoa học sinh viên” vào năm 2023 đã đưa ra được những nguyên nhân cụthể tác động đến xu hướng sử dụng thời trang nhanh của một nhóm người cụ thể là
“sinh viên các trường đại học thuộc khối ngành kinh tế” trên địa bàn Hà Nội Từ đó,nhận thấy được sự ảnh hưởng của thời trang nhanh đến với môi trường, bài nghiên cứucũng đưa ra những giải pháp để hạn chế được sự ảnh hưởng đấy
Bài báo “Thời trang - một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm nhất thếgiới” - Hoàng Yến, Thủy Tiên, Như Thủy (VTV9) được đăng tải trên “cổng thông tinđiện tử Đài Truyền hình Việt Nam” vào ngày 04/01/2020 tiếp tục đề ra tính cấp thiếtcủa việc thời trang nhanh ảnh hưởng đến môi trường khi mà “Theo thống kê củaChương trình Môi trường LHQ, thời trang là ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều nước thứ
2 thế giới và chiếm từ 8 - 10% lượng[ CITATION Placeholder1 \l 1033 ][ CITATION Ngu23 \
l 1033 ][ CITATION Placeholder1 \l 1033 ][ CITATION Placeholder1 \l 1033 ][ CITATION Hoà20 \l 1033 ] khí carbon phát thải, nhiều hơn lượng phát thải từ các máy bay và tàuthủy cộng lại.” Bài báo cụ thể hóa nguyên nhân, hậu quả mà thời trang nhanh để lại vàđồng thời cũng chỉ ra một số những giải pháp như: sản xuất sợi vải tự nhiên từ thực vật,hay “vải sữa” một trong những loại vải được sản xuất từ nguồn nguyên liệu tự nhiên làsữa và được kỳ vọng trở thành một chất liệu thân thiện với môi trường trong tương lai
2.2.2 Tại nước ngoài
Tại Accra, Ghana, có một bãi rác khổng lồ mà được mệnh danh là “bãi rác quần
áo của thế giới.” 60% trong bãi rác này là quần áo Mỗi tuần, bãi rác này nhận được 15
Trang 10triệu chiếc quần áo cũ, trong đó có cả đồ từ thiện từ khắp nơi trên thế giới, và 40% trong
số đó có chất liệu quá tệ đến nỗi bị đem vứt ra bãi rác ngay lập tức Mỗi năm, có đếnkhoảng 39 nghìn tấn quần áo bị thải bỏ được tập kết ở sa mạc này
(Theo báo Green Yarn)
Trong núi quần áo bỏ đi ở Atacama - sa mạc khô hạn nhất thế giới, người ta có thể tìm thấy từ áo len cho tới giày trượt tuyết Số quần áo bỏ đi này ngày càng nhiều, khiến Atacama ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng do ngành “thời trang nhanh”
(Theo tờ SCMP)
Theo tác giả Rashmila Maiti với “Fast fashion and Its environmental impact”(JAN 5TH 2024) được đăng tải trên Earth.org thì thời trang nhanh gây ô nhiễm môitrường với rất nhiều nguồn như: nguồn nước, … từ hạt vi nhựa (microplastic), quá trình
sử dụng năng lượng quá nhiều ( energy-intensive process ) có thể là trong vấn đề sảnxuất hoặc xử lý đồ xả thải, Những con số cụ thể mang tính thuyết phục cũng được đềcập đến như: Theo Business Insider, sản xuất thời trang chiếm 10% tổng lượng khí thảicarbon toàn cầu (ngang bằng với Liên minh Châu Âu) - làm cạn kiệt nguồn nước và gây
ô nhiễm sông suối 85% tổng lượng hàng dệt may bị thải ra bãi rác mỗi năm Ngay cảviệc giặt quần áo cũng thải ra biển 500.000 tấn sợi nhỏ mỗi năm, tương đương với 50 tỷchai nhựa Rất nhiều những con số khổng lồ về vấn nạn này được đưa ra cho thấy đượctính nguy cấp của nó
PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐẶC ĐIỂM NGHIÊN CỨU
3.1.1 Nhận thức tiêu dùng
Ngày nay nhận thức tiêu dùng, mua sắm “thời trang nhanh” ngày càng được nâng cao,kèm theo đó là những tác động tới môi trường Bài nghiên cứu này có thể đưa ra nhữngtiêu chuẩn đánh giá dựa trên các chuẩn mực nhất định
3.1.2 Thực trạng sử dụng
Bài nghiên cứu này điều tra về tần suất mua sắm, tiêu dùng thời trang ở các độ tuổikhác nhau trên địa bàn Hà Nội từ đó kết luận ra thực trạng của “thời trang nhanh” trongthời đại phát triển, người tiêu dùng có tâm lý bắt kịp xu hướng thay đổi thời trang
3.1.3 Hậu quả
Bài nghiên cứu này sử dụng bảng câu hỏi điều tra để đánh giá mức độ ảnh hưởng vàhậu quả của “thời trang nhanh” đối với môi trường tại Hà Nội hiện nay
Trang 113.1.4 Giải pháp
Qua việc tìm hiểu về nhận thức tiêu dùng, mức độ thực trạng, nguyên nhân và hậu quảcủa “thời trang nhanh” đối với môi trường tại Hà Nội hiện nay, nghiên cứu này sẽ đưa
ra các định hướng và giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề
3.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng
Bài nghiên cứu này có thể điều tra những yếu tố ảnh hưởng của xu hướng tiêu dùng thờitrang nhanh của người tiêu dùng đến môi trường bao gồm các yếu tố như yếu tố tựnhiên, yếu tố môi trường xã hội, Qua đó ta hiểu thêm hành vi tiêu dùng thời trangnhanh ảnh hưởng đến môi trường sẽ phụ thuộc vào những yếu tố nào
3.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
3.2.1 Xác định mục tiêu nghiên cứu:
Cần xác định rõ mục tiêu của nghiên cứu ví dụ như nhận thức tiêu dùng, tần suất sửdụng, tìm kiếm cơ hội và xác định rủi ro, các yếu tố ảnh hưởng trong lĩnh vực ngànhthời trang đến môi trường
3.2.2 Thu Thập dữ liệu:
Có thể sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để thu thập dữ liệu, bao gồm:
● Khảo sát và điều tra: Tạo các bảng khảo sát trực tuyến hoặc ngoại tuyến để thuthập ý kiến của người tiêu dùng về xu hướng sử dụng thời trang nhanh, các mức
độ ảnh hưởng thời trang nhanh đến môi trường, nguyên nhân, hậu quả, giải pháptrước tình trạng “ thời trang nhanh”
● Quan sát: Theo dõi hành vi, các mức độ ảnh hưởng, từ dữ liệu thu thập được đểđưa ra được tình hình khái quát
Cụ thể, bài nghiên cứu thu thập từ tài liệu thứ cấp thông qua việc xây dựng, thiết kếbảng câu hỏi và phát phiếu điều tra khảo sát cho 260 đối tượng người dân Hà Nội Cáccâu hỏi được thiết kế ngắn gọn nhưng có giá trị thu thập thông tin lớn Cuối cùng làtổng hợp lại các nguồn để thực hiện nghiên cứu
3.2.3 Xử lý và phân tích dữ liệu:
Xử lý dữ liệu thu thập, ví dụ: dùng phần mềm thống kê để phân tích số liệu cuộc khảosát Phân tích dữ liệu để trả lời các câu hỏi nghiên cứu và xác định các xu hướng và mốiquan hệ
Trang 123.2.4 Thiết kế mô hình nghiên cứu:
Xây dựng một mô hình nghiên cứu dựa trên kết quả phân tích dữ liệu để mô tả cáchtiêu dùng thời trang nhanh ảnh hưởng đến môi trường như thế nào, nguyên nhân , hậuquả và các biện pháp bảo vệ môi trường trước tình trạng “thời trang nhanh”.
3.2.7 Xây dựng báo cáo nghiên cứu:
Tạo báo cáo nghiên cứu bằng cách trình bày một cách cụ thể tất cả các phần quan trọngcủa nghiên cứu, từ phần mở đầu đến phần kết luận
3.2.8 Kiểm tra và đánh giá lại:
Xem xét các đề xuất các biện pháp và các cách thức phù hợp dựa trên phản hồi từ cácbên liên quan và điều chỉnh nếu cần thiết
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết:
Trong nghiên cứu khoa học, phân tích và tổng hợp lý thuyết rất quan trọng đểxác định, đánh giá và giải thích các hiện tượng Để nghiên cứu tác động của xu hướngthời trang nhanh đến môi trường, cần nắm vững nguồn gốc và lịch sử phát triển của nó.Sau đó, xem xét các hậu quả của thời trang nhanh để đưa ra các biện pháp xử lý kịpthời
3.3.2 Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết:
Điều tra các yếu tố thúc đẩy người dân sử dụng “thời trang nhanh”, phân tích cáctác động tích cực và tiêu cực của nó đến môi trường, và hệ thống hóa dữ liệu để hiển thịmối quan hệ giữa các yếu tố khác nhau Phương pháp này giúp tạo ra sự rõ ràng, nắmbắt các khía cạnh quan trọng, phát triển kiến thức mới, và cải thiện việc truyền đạtthông tin cũng như ứng dụng lý thuyết vào thực tế