PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA XUNG ĐỘT NGA - UKRAINEĐỐI VỚI GIÁ NĂNG LƯỢNG VÀ LƯƠNG THỰC ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH AD – AS...271.. Tính đến tháng 4 năm 2024, xung đột Nga – Ukr
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, việc xảy ra xung đột giữa các quốc gia dần trở thành một lẽ tất yếu, chúng góp phần xuyên suốt trong thời sự quốc tế và tác động sâu sắc tới mối quan hệ giữa các nước, góp phần củng cổ hoặc giảm nhẹ xu thế đã có cũng như thử thách vị thế và vai trò của các tổ chức toàn cầu
Tính đến tháng 4 năm 2024, xung đột Nga – Ukraine đã kéo dài trên 25 tháng, kéo theo đó là các hệ lụy đối với an ninh năng lượng, lương thực và kinh tế thế giới, góp phần làm gia tăng lạm phát toàn cầu, làm trầm trọng thêm việc đứt gãy chuỗi cung ứng từ khi đại dịch Covid- 19 bắt đầu Nga và Ukraine còn đóng vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực toàn cầu, khoảng 25-30% sản lượng lúa mỳ trên thị trường thế giới do Nga và Ukraine cung cấp [ CITATION Tin22 \ l 1066 ] Hai nước này là nhà cung cấp chính đối với nhiều sản phẩm nông nghiệp khác như lúa mạch, kiều mạch, Với vai trò là các nước xuất khẩu lương thực, thực phẩm quan trọng trên thế giới, an ninh lương thực của nhiều nước. Nga và Ukraine cũng là nhà cung sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp, trong sản xuất các thiết bị điện tử, Với vai trò quan trọng như trên, xung đột Nga - Ukraine bùng nổ dẫn tới nhiều thách thức đến an ninh phi truyền thống của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Từ đó có thể thấy xung đột Nga - Ukraine dẫn tới nhiều khó khăn cho nền kinh tế thế giới, tạo ra nhiều thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam Vì thế, bài luận này tập trung phân tích về ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine với an ninh năng lượng, lương thực đối với nền kinh tế Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu
Vận dụng nội dung và các nguồn tài liệu tham khảo từ các trang báo chính thống để đánh giá ảnh hưởng của xung đột Nga – Ukraine đối với an ninh năng lượng và lương thực ở Việt Nam Từ đó tiến hành xác định chỉ số nền kinh tế cơ bản,giải thích và đưa ra các giải pháp của chính phủ trong việc giải quyết ảnh hưởng của xung đột.
Phạm vi nghiên cứu
- Xung đột Nga - Ukraine bùng nổ từ tháng 2 năm 2022 đã và đang gây ra những ảnh hưởng lan rộng trên toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam Một trong những tác động đáng kể nhất là sự gia tăng giá năng lượng và lương thực.
- Phạm vi nghiên cứu về vấn đề này cần bao gồm tác động của an ninh lương thực và giá năng lượng.
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Khái quát về nền kinh tế
Nền kinh tế được hiểu là một hệ thống phức tạp diễn ra các hoạt động kinh tế, nơi sản xuất, tiêu dùng và trao đổi đều ảnh hưởng lẫn nhau Những hoạt động này quyết định cách thức phân bố nguồn lực lao động [CITATION Ada12 \l
Các thành phần của nền kinh tế
Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, là kiểu quan hệ kinh tế đặc trưng bởi các hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất Các thành phần kinh tế tồn tại và phát triển chặt chẽ với nhau để tạo thành một nền kinh tế thống nhất nhiều thành phần [ CITATION Tra23 \l 1066 ] Đảng và nhà nước đã xác định các thành phần kinh tế bao gồm: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Kinh tế nhà nước: kinh tế nhà nước mang đặc điểm là thành phần kinh tế thuộc sở hữu nhà nước hoặc sở hữu toàn dân nếu được nhà nước giao quyền sở hữu. Bao gồm các doanh nghiệp mà trong đó nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc nắm phần lớn cổ phần, vốn góp; Phi doanh nghiệp, bao gồm đất đai,, ngân sách, tài nguyên thiên nhiên, dự trữ quốc gia [ CITATION Luậ20 \l 1066 ]
Kinh tế tập thể: mang tính nửa xã hội chủ nghĩa, thành phần này dựa trên cơ sở hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa nhân dân lao động tại địa phương Theo đó, người dân góp sức, tài sản, tư liệu sản xuất, họ cùng nhau sản xuất, vận hành, quản lý nguồn cung cầu cho sản phẩm của mình Thành phần kinh tế tập thế tồn tại dưới 3 hình thức chủ yếu: tổ hợp tác, hợp tác xã, Liên hợp tác xã Trong đó hình thức hợp tác xã được xem là hình thức phổ biến và nòng cốt của kinh tế tập thể.[ CITATION Luậ12 \l 1066 ]
Kinh tế tư nhân: Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế mà cá nhân hay một tổ chức tư nhân sở hữu về tư liệu sản xuất nhằm mục đích lợi nhuận Kinh tế tư nhân được đánh giá là thành phần kinh tế quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường Song song với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể thì kinh tế tư nhân luôn được nhà nước quan tâm và chú trọng Trong hành trình hơn 30 năm hồi phục nền kinh tế, kinh tế tư nhân luôn là một phần không thể thiếu, giúp thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế Việt Nam [ CITATION Luậ20 \l 1066 ]
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là thành phần kinh tế với mục tiêu sinh lợi nhuận mà một nhà đầu tư ở nước ngoài đầu tư 100% vốn hoặc một phần vốn vào hoạt động sản xuất tại nước sở tại Gồm 3 hình thức: các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư từ nước ngoài, các doanh nghiệp liên doanh, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài [ CITATION Thư20 \l
Sơ lược về cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine
Chiến tranh Nga – Ukraina là một cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra bắt đầu vào tháng 2 năm 2014, chủ yếu liên quan đến Nga và các lực lượng thân Nga, và mặt khác là Ukraina Xung đột ban đầu tập trung vào tình trạng của Krym và các khu vực Donbas, được quốc tế công nhận là một phần của Ukraina Xung đột bao gồm Nga sáp nhập Krym (2014), chiến tranh Donbas (2014 đến nay), sự cố hải quân, chiến tranh mạng, căng thẳng chính trị và Nga điều động quân đội gần biên giới với Ukraina từ năm 2021 Nga đưa quân vào các khu vực do phe ly khai kiểm soát vào ngày 22 tháng 2 năm 2022 Điều này lên đến đỉnh điểm khiNga xâm lược Ukraina vào ngày 24 tháng 2 [ CITATION Wik3 \l 1066 ]
2.1 Khái niệm an ninh lương thực và năng lượng
- An ninh lương thực hay an ninh lương thực quốc gia được hiểu là sự đảm bảo của mỗi quốc gia về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói và tình trạng phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu.Theo định nghĩa của FAO thì An ninh lương thực là mọi người có quyền tiếp cận các thực phẩm một cách an toàn, bổ dưỡng, đầy đủ mọi lúc mọi nơi để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động [ CITATION Wik2 \l
- An ninh năng lượng là một vấn đề quan trọng vì nó có thể tác động đến sự ổn định kinh tế, chính trị và xã hội An ninh năng lượng có thể dẫn đến các hiện tượng như sau:
- Khan hiếm nguồn cung cấp năng lượng.
- Giá cả năng lượng biến động.
- Thay đổi khí hậu [ CITATION Thư231 \l 1066 ]
2.1.1 Vai trò của an ninh lương thực và năng lượng
An ninh lương thực giữ vai trò quan trọng và là một trong những nội dung của an ninh quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu đang diễn ra phức tạp, thế giới đều chia sẻ nhận thức chung rằng an ninh lương thực là phần quan trọng của an ninh quốc gia, nhằm bảo đảm cung cấp đủ lượng lương thực thiết yếu cho người dân và đủ lượng lương thực dự trữ chiến lược của quốc gia Vai trò của anh ninh lương thực được thể hiện trên các nội dung cơ bản sau:
- An ninh lương thực đáp ứng nhu cầu tồn tại của con người và giảm đói nghèo
- An ninh lương thực góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển
- An ninh lương thực góp phần ổn định xã [ CITATION WTO23 \l 1066 ]
An ninh năng lượng là một vấn đề quan trọng vì nó có thể tác động đến sự ổn định kinh tế, chính trị và xã hội An ninh năng lượng có thể dẫn đến các hiện tượng như khan hiếm nguồn cung cấp năng lượng, giá cả năng lượng biến động, thay đổi khí hậu [ CITATION Thư231 \l 1066 ]
2.1.2 Yếu tố tác động của an ninh lương thực và năng lượng
Yếu tố tác động an ninh lương thực: Gồm một số nguyên nhân như khía cạnh toàn cầu hoá nông nghiệp đối với an ninh lương thực; cơ chế tác động chính của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đối với nông nghiệp, nông thôn; các yếu tố tác động trực tiếp đến các nội dung của an ninh lương thực trong bối cảnh toàn cầu hóa [ CITATION Trầ19 \l 1066 ]
Yếu tố tác động an ninh năng lượng: một số nguyên nhân có thể ảnh hưởng như khó tiếp cận năng lượng, thiếu tính đa dạng hóa các nguồn năng lượng, phụ thuộc cao vào các dạng năng lượng truyền thống, mất cân đối giữa cung và cầu năng lượng trong nước, nguồn phát điện giữa các vùng, phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, nguồn tài chính và công nghệ từ bên ngoài, cơ sở hạ tầng năng lượng tương xứng.[ CITATION Toả23 \l 1066 ]
Mô hình AD - AS trong kinh tế vĩ mô cơ bản
3.1 Cấu tạo của mô hình AD - AS
3.1.1 Đường tổng cầu AD: công thức, các yếu tố xác định Đường tổng cầu là tổng hợp của các đường cầu riêng lẻ của từng khu vực trong nền kinh tế Đường tổng cầu thường được mô tả là một đường thẳng gồm bốn nguồn cầu khác nhau.
C: Chi tiêu (chi tiêu của người tiêu dùng), có công thức C0 + c (Y – T), với Y là lượng thu nhập của người tiêu dùng và T là thuế người tiêu dùng phải trả,
G: Chi mua hàng hóa dịch vụ của Chính phủ,
NX = X - M: xuất khẩu ròng về hàng hóa và dịch vụ, với:
X: Tổng hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu,
M: Tổng hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu, cho bởi công thức M0 + m (Y – T). [ CITATION Wik1 \l 1066 ] Đường tổng cầu dốc xuống Được giải thích bởi ảnh hưởng của giá đối với tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu ròng [ CITATION Wik \l 1066 ]:
3.1.2 Đường tổng cung AS: công thức, các yếu tố xác định Đường tổng cung (aggregate supply curve) là đường biểu diễn mức độ sản xuất của tất cả các hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định Đường tổng cung thể hiện mức độ sản xuất tối đa mà nền kinh tế có thể cung cấp cho một mức giá nhất định [ CITATION LêT231 \l
1066 ] Đường tổng cung ngắn hạn dốc lên.
Phương trình cơ bản về đường tổng cung ngắn hạn: Y = + α (P - P e )
Y: sản lượng sản lượng tự nhiên α: số dương
Mô hình tổng cầu và tổng cung hay còn gọi là mô hình AD-AS là mô hình dùng để giải thích hai biến số.
Biến số thứ nhất là tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ được đo bằng GDP thực tế Biến số thứ hai là mức giá được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI hay chỉ số điều chỉnh GDP. Được xác định bởi giao điểm 3 đường Tổng cung dài hạn ASLR, tổng cung ngắn hạn AS, tổng cầu AD
Cân bằng thị trường sẽ thay đổi khi các yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu thay đổi.
Có 3 trường hợp làm thay đổi trạng thái cân bằng.
Cung không thay đổi nhưng cầu thay đổi,
Cầu không đổi nhưng cũng thay đổi
Cả cung và cầu đều thay đổi
Nhà nước phải có chính sách để nền kinh tế ở trạng thái cân bằng để có nền kinh tế toàn dụng nhân công không lạm phát [ CITATION Trư11 \l 1066 ]
3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự dịch chuyển và di chuyển của đường tổng cung, tổng cầu Đường cầu không phải lúc nào cũng cố định mà có thể thay đổi khi bị tác động bởi các yếu tố khác ngoài giá cả, các yếu tố này cũng ảnh hưởng đến việc mua hàng của người tiêu dùng Theo Mankiw; McConnell, Brue và Flynn vàColander, DavidC thì: tại một mức giá không đổi, những yếu tố tác động lên làm đường cầu dịch chuyển bao gồm: Thị hiếu của người tiêu dùng, thu thập của người tiêu dùng, giá cả các loại hàng hóa có liên quan, số lượng người mua trên thị trường, dự đoán của người tiêu dùng về các sự kiện trong lương lai và điều kiện về khí hậu, thời tiết Đường cầu không phải lúc nào cũng cố định mà có thể thay đổi khi bị tác động bởi các yếu tố khác ngoài giá cả Theo McConnell, Brue và Flynn; Paul A. Samuelson và Nordhaus thì: Tại một mức giá không đổi, những yếu tố tác động lên cung làm đường cung dịch chuyển bao gồm: chi phí sản xuất, công nghệ, số lượng nhà sản xuất, các chính sách, quy định của Chính phủ, những mong đợi hay dự đoán của người bán về các sự kiện trong tương lai và điều kiện thời tiết [ CITATION Huỳ20 \l 1066 ]
3.3 Vai trò với chức năng của mô hình tổng cầu với tổng cung
Mô hình Tổng cầu - Tổng cung (AD-AS) đóng vai trò quan trọng trong kinh tế học vĩ mô, giúp giải thích mối quan hệ giữa mức giá, sản lượng và các yếu tố khác trong nền kinh tế Mô hình này được sử dụng để:
Phân tích các hiện tượng kinh tế vĩ mô: Lạm phát, thất nghiệp, suy thoái, tăng trưởng kinh tế, Đánh giá hiệu quả của các chính sách kinh tế: Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ,
Dự báo xu hướng phát triển của nền kinh tế trong tương lai.
Chức năng chính của mô hình Tổng cầu - Tổng cung:
Hiểu rõ mối quan hệ giữa tổng cầu và tổng cung: Mô hình giúp giải thích cách thức mà các yếu tố ảnh hưởng đến tổng cầu và tổng cung, từ đó xác định được điểm cân bằng giữa hai lực lượng này.
Phân tích tác động của các cú sốc kinh tế: Mô hình giúp ta hiểu được cách thức mà các cú sốc cung hoặc cầu ảnh hưởng đến nền kinh tế, và từ đó đưa ra các biện pháp ứng phó phù hợp. Đánh giá hiệu quả của các chính sách kinh tế: Mô hình giúp ta đánh giá tác động của các chính sách tài khóa và tiền tệ đối với nền kinh tế, từ đó lựa chọn chính sách phù hợp nhất để đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội.
3.4 Hạn chế của mô hình AD- AS
Gần đây, nhà kinh tế Olivier Blanchard có để xuất bỏ mô hình AD-AS khỏi giáo trình giảng dạy kinh tế vĩ mô trung cấp ở bậc đại học (Blanchard nguyên là kinh tế trưởng của IMF) Lý do chính là bởi mô hình AD-AS dễ gây nhầm lẫn và khiến cho sinh viên cảm thấy khó hiểu.[ CITATION KIN16 \l 1066 ]
Một mục tiêu quan trọng của mô hình AD-AS là để minh họa làm thế nào nền kinh tế tự trở lại mức tiềm năng mà không cần sự can thiệp của chính sách, thông qua một cơ chế mà, theo Blanchard, ít liên quan đến thực tế: ví dụ, sản lượng giảm ==> mức giá giảm ==> mức cung tiền thực tăng vì không có thay đổi ở mức cung tiền danh nghĩa ==> lãi suất giảm ==> tăng cầu ==>tăng sản lượng Blanchard cho rằng quy trình này gồm một chuỗi những sự kiện phức tạp mà tính thực tế của nó rất đáng ngờ Trung tâm của sự điều chỉnh này chính là giả định cung tiền danh nghĩa không đổi Giả định này ít thực tế vì các NHTW hiện đại điều hành dựa trên công cụ lãi suất chứ không phải mức cung tiền.Ngoài ra, cơ chế tự điều chỉnh này dường như không hoạt động trong suốt 7 năm vừa qua [ CITATION KIN16 \l 1066 ]
TÌNH HÌNH KINH TẾ CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ TRONG
Tình hình kinh tế - tài chính của Việt Nam trước cuộc xung đột
Trước khi bắt đầu cuộc xung đột Nga-Ukraine, sự kiện quan trọng nhất ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam vào năm 2021 là sự bùng phát của COVID-19.
Sự lây lan kéo dài của dịch bệnh, đặc biệt là với sự khởi đầu của đợt sóng dịch thứ tư, đã có tác động bất lợi sâu sắc đến các hoạt động kinh tế trong cả nước.
Sự mở rộng và gián đoạn trong chuỗi cung ứng tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam vào tháng 8 tháng 9 đã dẫn đến sự chậm lại của tăng trưởng kinh tế trên cả nước Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý III đã trải qua sự sụt giảm đáng kể nhất kể từ khi Việt Nam bắt đầu tính toán và công bố số liệu GDP hàng quý (-6,17%) Trong quý đó, mười tám trong số mười chín tỉnh ở Đông Nam Bộ cũng báo cáo tăng trưởng âm. Ước tính trong toàn bộ năm 2021, kinh tế thành phố Hồ Chí Minh lần đầu tiên trong 35 năm tăng trưởng âm, với mức sụt giảm 6,78%.
Không chỉ giảm năng lực sản xuất mà còn có sự sụt giảm đáng kể trong tổng cầu Tổng doanh số bán lẻ hàng hóa và doanh thu từ dịch vụ tiêu dùng có mức tăng trưởng âm 28,3%, trong khi dịch vụ giảm 9,28% COVID-19 đã dẫn đến một sự thay đổi cơ bản trong hành vi của người tiêu dùng, dẫn đến giảm đáng kể nhu cầu của con người.
Với hàng loạt các chỉ số bất lợi, rất khó có khả năng nền kinh tế Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng 6-6,5% trong năm 2021 Nhiều tổ chức khác nhau đang dự đoán rằng tăng trưởng GDP cho năm 2021 sẽ xấp xỉ từ 1,8% đến 3%.[ CITATION eMa21 \l 1066 ]
Tình hình kinh tế - tài chính của Việt Nam trong cuộc xung đột
2.1 Ảnh hưởng xung đột Nga - Ukraine đến kinh tế Việt Nam
Xung đột Nga - Ukraine kèm theo đó là các biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh của phương Tây cũng như những phản ứng của Nga đã gây ra tác động tiêu cực toàn diện và sâu sắc đến kinh tế thế giới, Việt Nam cũng không ngoại lệ Những rủi ro đối với kinh tế Việt Nam bao gồm:
Thứ nhất, hoạt động thương mại và đầu tư bị ảnh hưởng
Vai trò của Nga và Ukraine ngày càng tăng đối với thương mại quốc tế khi chiếm 1,8% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu Cả Nga và Ukraine đều là những đối tác thương mại truyền thống và quan trọng của Việt Nam tại khu vực Á - Âu Xét về kim ngạch thương mại, Nga xếp ở vị trí thứ 1, Ukraine xếp ở vị trí thứ 6.
Là đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong khu vực ASEAN và là đối tác lớn thứ 5 trong Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), sau TrungQuốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam -Nga đạt 7,14 tỷ USD1 năm 2021 (tăng 25,9% so với năm 2020) và đứng thứ 21 trong số các đối tác thương mại chính của Nga Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Nga sang Việt Nam đạt 2,24 tỷ USD, tăng 38,3% so với năm 2020(đứng thứ 39 trong số các đối tác thương mại của Nga); kim ngạch nhập khẩu từViệt Nam đạt 4,89 tỷ USD, tăng 20,9% so với năm 2020 (đứng thứ 12 trong các đối tác nhập khẩu chính của Nga) Việt Nam xuất siêu sang Nga 2,65 tỷ USD năm 2021
Giá gạo và nông phẩm tăng có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo và nông phẩm của Việt Nam (Nguồn ảnh: Internet)
Mặc dù xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường Nga và Ukraine với lượng hàng hóa không lớn nhưng lại có sự lan tỏa tới khu vực thị trường liên minh Á - Âu) là khu vực Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) Do đó, sự đứt gãy chuỗi cung ứng sẽ tác động đến cả những thị trường liên đới khác, liên quan đến các giao dịch thanh toán với các doanh nghiệp Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã bị ngừng trệ đơn hàng, đứt gãy nguồn cung nguyên vật liệu, chậm trễ trong các biện pháp thanh toán Xung đột Nga - Ukraine gây ra sự sụt giảm đột ngột và kéo dài trong hoạt động xuất khẩu lương thực của
Ukraine và Nga, tiếp tục gây áp lực lên giá hàng hóa quốc tế, gây bất lợi cho các nước dễ bị tổn thương về kinh tế.
Do Mỹ và các nước phương Tây loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống nhắn tin tài chính SWIFT (nghĩa là cấm các ngân hàng của Nga tham gia các giao dịch quốc tế) Việc chặn kết nối SWIFT của hệ thống tài chính Nga khiến việc hợp tác về thương mại với Nga gặp khó khăn, ảnh hưởng đến các dự án đầu tư của Nga tại Việt Nam, phần lớn là các dự án điện, dầu khí và ảnh hưởng đến thương mại song phương Việt - Nga trong thanh toán các hợp đồng sử dụng đồng Euro. https://tapchinganhang.gov.vn/kinh-te-viet-nam-voi-anh-huong-xung-dot-nga- ukraine.htm
Thứ hai, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn
Giá phân bón, vật tư hàng hóa nông nghiệp luôn là "nỗi ám ảnh" với nông dân Việt Nam Năm 2021, giá phân bón sản xuất trong nước và giá nhập khẩu đã tăng khoảng 60 - 80% Giá thức ăn chăn nuôi cũng tăng, trong khi giá các sản phẩm đầu ra bấp bênh tạo thêm khó khăn kép cho nông dân Nga là nhà sản xuất phân bón hàng đầu thế giới, là quốc gia sản xuất lớn về phân urê và kali khi xung đột xảy ra, cổ phiếu phân bón trên sàn chứng khoán Việt Nam tăng vọt Sự đứt gãy trong cung ứng các thành phần của phân bón khiến giá bán các hàng hóa nông nghiệp tăng lên
Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Nga hàng năm đạt 550 triệu USD (2021) Trong đó, một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu đáng kể như: Thủy sản đạt 164 triệu USD, cà phê 173 triệu USD, tiêu và điều khoảng 60 triệu USD Khi xung đột nổ ra, giao dịch xuất khẩu sang Nga đều phải tạm dừng bởi rủi ro về giao dịch ngân hàng, thiếu tàu vận chuyển và chi phí cao Trong khi, Việt Nam chi 500 triệu USD năm 2021 để nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản từ Nga và Ukraine2 Nhiều nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp của Việt Nam như lúa mỳ (khoảng 1 triệu tấn, chiếm 20% tổng nhập khẩu lúa mỳ), ngô (chiếm 3% tổng nhập khẩu ngô) làm thức ăn chăn nuôi; phân bón (hơn 10% tổng nhập khẩu phân bón) Xung đột Nga - Ukraine khiến hoạt động xuất nhập khẩu nông sản giữa Việt Nam đều phải tạm dừng Nhiều lô hàng xuất khẩu của Việt Nam không thể đưa vào Nga, Ukraine và một số quốc gia Đông Âu Do Nga là thị trường tiềm năng của nông sản Việt Nam cả về xuất khẩu lẫn nhập khẩu Xung đột Nga - Ukraine ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu nông sản sang Nga cũng như nhập khẩu các mặt hàng từ Nga về Việt Nam Quan trọng hơn là sự thiếu hụt nguồn cung từ Nga và Ukraine làm tăng giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trên toàn cầu Giá nguyên liệu đầu vào như lúa mỳ, ngô… đã tăng lên 10 - 20%, giá phân bón tăng trên 20% (tháng 02/2022), ảnh hưởng xấu đến
Ukraine và Nga là hai nước xuất khẩu ngũ cốc lớn của thế giới, chiếm 1/3 lượng xuất khẩu toàn cầu Vì vậy, cuộc xung đột đã đẩy giá lương thực tăng vọt ở nhiều nơi trên thế giới Khả năng gián đoạn hoạt động nông nghiệp tại hai nhà xuất khẩu hàng hóa thiết yếu này có thể khiến tình trạng mất an ninh lương thực leo thang trầm trọng trên toàn cầu khi giá lương thực và đầu vào đã tăng cao và dễ bị tổn thương https://tapchinganhang.gov.vn/kinh-te-viet-nam-voi-anh- huong-xung-dot-nga-ukraine.htm
Thứ ba, chuỗi cung ứng nguyên nhiên liệu phục vụ cho sản xuất bị đình trệ Nga và Ukraine có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng và năng lượng toàn cầu Nga là nhà cung cấp lớn trên thị trường toàn cầu với nhiều mặt hàng Sự gián đoạn trong quá trình sản xuất hoặc phân phối các sản phẩm dẫn đến phá vỡ chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến giá nhiều mặt hàng quan trọng Khi xung đột xảy ra, giá các mặt hàng thế mạnh của Nga như lúa mỳ, phân bón, than, thép, các kim loại cơ bản đều đã tăng vọt.
Nga và Ukraine là hai nhà cung cấp lớn về niken, neon, krypton, nhôm và palladium - những vật liệu quan trọng để sản xuất các nguyên phụ liệu cấu thành các thiết bị điện tử Vì vậy, bất kỳ sự hạn chế hoặc đình trệ về nguồn cung hàng hóa từ Nga có thể gây gián đoạn chuỗi sản xuất thiết bị điện tử Mặc dù, Việt Nam không nhập khẩu những vật liệu này trực tiếp từ Nga và Ukraine, nhưng lại mua từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan, khoảng 59 tỷ USD nhập khẩu máy móc, điện thoại, thiết bị điện tử từ các thị trường Đông Á (chiếm 17,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam năm 2021) Vì vậy, khi Nga bị hạn chế kinh tế gây ảnh hưởng gián tiếp tới Việt Nam Chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, đặc biệt đối với hoạt động xuất khẩu các mặt hàng điện, điện tử Việt Nam gặp khó khăn về nguồn cung các nguyên, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất Tăng giá nhiên liệu kéo theo giá cả sản xuất hàng hóa và tiêu dùng tăng https://tapchinganhang.gov.vn/kinh-te-viet-nam-voi-anh-huong-xung-dot-nga- ukraine.htm
Thứ tư, giá dầu cao khiến chi phí hậu cần và vận chuyển tăng
Xung đột là nguyên nhân làm tăng giá trên thị trường một số mặt hàng nhiên liệu, nguyên liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng như khí đốt, dầu mỏ do thị phần sản xuất và xuất khẩu của Nga và Ukraine rất lớn Nga là quốc gia khai thác và xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, xuất khẩu khoảng 5 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, chiếm 12% kim ngạch thương mại toàn cầu với khoảng 2,5 triệu thùng/ngày đối với các sản phẩm dầu mỏ
Giá dầu tăng cao đồng nghĩa gia tăng chi phí cho hầu hết ngành sản xuất, áp lực lạm phát với kinh tế toàn cầu càng lớn hơn Việt Nam nhập khẩu ròng giá trị dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu với gần 6 tỷ USD trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2017 - 2021 Khi giá dầu tăng cao, giá trị nhập khẩu ròng cũng sẽ tăng theo khiến tăng chi phí vận chuyển, buộc các doanh nghiệp nhập khẩu đầu vào của Việt Nam phải dừng giao dịch với Nga và chuyển sang tìm các nhà cung ứng từ Úc, Nam Mỹ và châu Phi Việc giao dịch với các doanh nghiệp Nga trực tiếp bị cấm vận hoặc gián tiếp vì khó khăn trong việc chi trả thanh toán sẽ trở nên phức tạp hơn nhiều Tình trạng này sẽ gây thiếu hụt, chậm trễ và tăng chi phí trong dây chuyền sản xuất nhiều ngành công nghiệp.
Nhiều hãng tàu đã từ chối nhận đơn vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đi Nga. Giá cước vận tải tiếp tục tăng cao cùng với sự chậm trễ trong vận chuyển sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại hàng hóa Thêm nữa, việc cấm vận hàng không cũng sẽ dẫn đến các hãng hàng không phải chọn đường bay dài hơn, chi phí tăng, áp lực gia tăng chi phí hậu cần logistics lên hệ thống vận chuyển toàn cầu https://tapchinganhang.gov.vn/kinh-te-viet-nam-voi-anh-huong-xung-dot- nga-ukraine.htm
Thứ năm, giá cả tăng cao gây áp lực lạm phát
Nga có vai trò quan trọng trong việc cung cấp xăng dầu và khí đốt cho thế giới, nhất là cho khu vực EU Các lệnh trừng phạt Nga đã khiến giá dầu và khí đốt tự nhiên tăng vọt, đẩy mặt bằng giá cả của các hàng hóa tăng cao, đe dọa tới tính liên tục của hoạt động sản xuất và sức cầu tiêu dùng, gia tăng lạm phát
Nga và Ukraine cũng chiếm tới 14% thị phần nguồn cung thép cho thế giới Nguồn cung thép khan hiếm hơn khiến các quốc gia nhập khẩu từ Nga và
Ukraine đổ dồn sang tìm nguồn thay thế từ Trung Quốc Giá thép tại thị trường Trung Quốc tăng 7% sau căng thẳng Nga - Ukraine Giá thép Việt Nam cũng điều chỉnh tăng ba lần chỉ trong tháng 02/2022.
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA XUNG ĐỘT NGA - UKRAINE ĐỐI VỚI GIÁ NĂNG LƯỢNG VÀ LƯƠNG THỰC ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH AD – AS
Phân tích sự thay đổi của tổng cung (AS) trong giai đoạn ảnh hưởng
Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới đang chịu nhiều áp lực tiêu cực của dịch Covid-19 thì xung đột Nga - Ukraine đã làm tăng thêm một phần cho nền kinh tế toàn cầu Là nước có độ mở kinh tế cao (hơn 200%) và đang hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, Việt Nam khó tránh khỏi những ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga - Ukraine.Mặc dù tác động lên trực tiếp không đáng kể nhưng lại ảnh hưởng rủi ro gián tiếp rất đáng quan tâm.
Xung đột là nguyên nhân làm tăng giá trên thị trường một số mặt hàng nhiên liệu, nguyên liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng như khí đốt, dầu mỏ do thị phần sản xuất và xuất khẩu của Nga và Ukraine rất lớn Nga là quốc gia khai thác và xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, xuất khẩu khoảng 5 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, chiếm 12% kim ngạch thương mại toàn cầu với khoảng 2,5 triệu thùng/ngày đối với các sản phẩm dầu mỏ
Giá dầu tăng cao đồng nghĩa gia tăng chi phí cho hầu hết ngành sản xuất, áp lực lạm phát với kinh tế toàn cầu càng lớn hơn Việt Nam nhập khẩu ròng giá trị dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu với gần 6 tỷ USD trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2017 - 2021 Khi giá dầu tăng cao, giá trị nhập khẩu ròng cũng sẽ tăng theo khiến tăng chi phí vận chuyển, buộc các doanh nghiệp nhập khẩu đầu vào của Việt Nam phải dừng giao dịch với Nga [ CITATION Phạ22 \l 1066 ]
Chính vì thế, xung đột Nga-Ukraine đã và đang gây ra những gián đoạn đáng kể cho nguồn cung năng lượng và lương thực toàn cầu, dẫn đến sự gia tăng đáng kể giá cả của hai mặt hàng thiết yếu này, gây ra điểm tiêu cực sau:
Tăng gánh nặng cho các doanh nghiệp: Doanh nghiệp phải đối mặt với chi phí sản xuất cao hơn, lợi nhuận giảm và sức cạnh tranh suy yếu.
Từ đó, ảnh hưởng lên tổng cung như sau: Đường cong AS dịch chuyển sang bên trái: Do giá năng lượng đầu vào tăng cao vì vậy chi phí của các khâu sản xuất của các doanh nghiệp cũng gia tăng Lương thực bị sụt giảm đột ngột, bị ngừng trệ đơn hàng, đứt gãy nguồn cung nguyên vật liệu, chậm trễ trong các biện pháp thanh toán Điều này khiến họ giảm sản lượng cung cấp ra thị trường ở mỗi mức giá, dẫn đến sự dịch chuyển đường cong AS sang trái.
Mức giá chung tăng: Sự dịch chuyển sang trái của đường cong AS dẫn đến sự gia tăng mức giá chung trong nền kinh tế Điều này thể hiện qua mức độ lạm phát cao hơn.
Phân tích sự thay đổi của tổng cầu (AD) trong giai đoạn ảnh hưởng
Bên cạnh sự ảnh hưởng bởi sự gia tăng về giá bên nguồn cung, thì nguồn cầu cũng bị ảnh hưởng không kém, Sự gia tăng giá năng lượng và lương thực có thể dẫn đến một số hậu quả tiêu cực về nguồn cầu bao gồm:
Giảm sức mua của người tiêu dùng: Khi giá cả tăng cao, người tiêu dùng sẽ có ít tiền hơn để chi tiêu cho các mặt hàng khác, dẫn đến giảm nhu cầu tổng hợp và tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Gia tăng rủi ro lạm phát: Lạm phát cao có thể ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định kinh tế vĩ mô và làm giảm niềm tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư.
Từ đó, làm ảnh hưởng đến sự thay đổi của tổng cầu như sau: Đường cong AD: Biểu thị mối quan hệ giữa mức giá chung (P) và tổng cầu (Yd) trong nền kinh tế.
Sự dịch chuyển của đường cong AD: Do giá năng lượng và lương thực tăng cao, người tiêu dùng sẽ có ít tiền hơn để chi tiêu cho các mặt hàng khác, dẫn đến sự dịch chuyển đường cong AD xuống dưới (AD1).
Mức giá chung mới: Sự dịch chuyển của đường cong AD dẫn đến sự gia tăng mức giá chung mới (P1).[ CITATION ABI20 \l 1066 ]
Đánh giá tác động của cuộc xung đột N-U lên nền kinh tế Việt Nam qua mô hình AD-AS
Đánh giá tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraine lên nền kinh tế Việt Nam qua mô hình AD-AS
Giá năng lượng, nguyên vật liệu đầu vào (như dầu mỏ, khí đốt, lúa mì, thép, ) tăng cao do gián đoạn chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam.
Giá cước vận tải tăng do giá nhiên liệu tăng, ảnh hưởng đến chi phí logistics và giá thành hàng hóa.
Một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nga và Ukraine bị gián đoạn do
Một số doanh nghiệp Việt Nam có thể chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường khác để bù đắp cho thị trường Nga và Ukraine.
Chính phủ Việt Nam có thể triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, khuyến khích sản xuất trong nước để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu.
Nhu cầu tiêu dùng trong nước có thể giảm do giá cả hàng hóa tăng cao, ảnh hưởng đến sức mua của người dân.
Nhu cầu xuất khẩu sang các thị trường bị ảnh hưởng bởi xung đột cũng có thể giảm.
Tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn do rủi ro kinh tế gia tăng.
Nhu cầu tiêu dùng một số mặt hàng thiết yếu có thể tăng do người dân tích trữ hàng hóa.
Nhu cầu đầu tư vào các ngành an toàn như vàng, bất động sản có thể tăng.
Biểu đồ AD-AS: Đường AD: Đường thể hiện tổng cầu hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Đường AS: Đường thể hiện tổng cung hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Điểm cân bằng: Điểm E là điểm giao nhau giữa đường AD và AS, thể hiện mức giá cân bằng (P*) và sản lượng cân bằng (Q*).
Tác động của xung đột Nga-Ukraine:
Giảm cung: Đường AS dịch chuyển sang trái (AS1), dẫn đến điểm cân bằng mới E1 với mức giá cân bằng cao hơn (P1) và sản lượng cân bằng thấp hơn (Q1).
Giảm cầu: Đường AD dịch chuyển sang trái (AD1), dẫn đến điểm cân bằng mới E2 với mức giá cân bằng thấp hơn (P2) và sản lượng cân bằng thấp hơn (Q2). Kết quả:
Giá cả hàng hóa tăng: Do giảm cung và giảm cầu, giá cả hàng hóa trong nền kinh tế Việt Nam có xu hướng tăng cao.
Tăng trưởng kinh tế chậm lại: Do sản lượng cân bằng giảm, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng tiêu cực.
Các biện pháp giảm thiểu tác động:
Triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, khuyến khích sản xuất trong nước.
Tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới.
Diversify nguồn cung nguyên liệu đầu vào.
Kiểm soát giá cả hàng hóa thiết yếu.
Tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu đầu vào thay thế.
Tăng cường hiệu quả sản xuất, giảm chi phí.
Chuyển hướng thị trường xuất khẩu. Áp dụng các biện pháp hỗ trợ người lao động.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine đang có những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam Để giảm thiểu tác động của cuộc xung đột này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ và doanh nghiệp trong việc triển khai các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích sản xuất trong nước, tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới và kiểm soát giá cả hàng hóa.[ CITATION AnN22 \l 1066 ][ CITATION Phạ22 \l
Phản ứng của nền kinh tế Việt Nam và các biện pháp ứng phó
4.1 Các chính sách ứng phó của chính phủ
- Điều chỉnh thường xuyên giá bán lẻ xăng dầu trong nước, cân bằng giữa giá thị trường thế giới và khả năng chi trả của người dân, doanh nghiệp.
- Hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhiên liệu để giảm áp lực tăng giá.
- Khuyến khích và hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo, giải pháp tiết kiệm năng lượng nhằm giảm phụ thuộc vào nguồn cung nhập khẩu.
- Điều chỉnh chính sách thuế, phí liên quan đến năng lượng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
- Tăng cường sản xuất nông nghiệp nội địa, đa dạng hóa nguồn cung ứng lương thực.
- Tăng cường trữ lượng lương thực quốc gia, sẵn sàng can thiệp thị trường khi cần.
- Hỗ trợ tài chính, tín dụng cho nông dân và doanh nghiệp sản xuất, chế biến lương thực.
- Kiểm soát chặt chẽ quá trình phân phối, lưu thông lương thực để hạn chế tình trạng đầu cơ, tích trữ.
- Điều chỉnh chính sách thuế, xuất nhập khẩu để ổn định thị trường lương thực. [ CITATION Phạ22 \l 1066 ]
4.2 Các biện pháp đã áp dụng để giảm nhẹ ảnh hưởng của xung đột
- Chính phủ Việt Nam đã tăng cường đối thoại ngoại giao và phối hợp với các bên liên quan nhằm tìm kiếm giải pháp ôn hòa, giảm leo thang căng thẳng Việc duy trì các kênh giao tiếp và trao đổi thông tin minh bạch là rất quan trọng.
- Các chính sách tài khóa và tiền tệ được điều chỉnh để giảm thiểu tác động tiêu cực lên nền kinh tế, như các biện pháp kích thích nhu cầu tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng.
- Chính phủ đã tăng cường đầu tư vào các ngành, lĩnh vực then chốt như nông nghiệp, công nghiệp chế biến, cơ sở hạ tầng để bù đắp những thiệt hại và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
- Các chính sách an sinh xã hội được mở rộng, như tăng cường hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương, đảm bảo an ninh lương thực và chăm sóc y tế.
- Các biện pháp an ninh và quốc phòng được tăng cường để bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ và an ninh quốc gia.
- Các chiến dịch truyền thông và tuyên truyền được triển khai nhằm nâng cao ý thức cộng đồng, thúc đẩy đoàn kết và tinh thần quốc gia.[ CITATION Phạ22 \l
PHẦN KẾT LUẬN
1 Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của cuộc xung đột N-U lên một số yếu tố vĩ mô cơ bản của nền kinh tế Việt Nam
❖ Ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát
Xung đột Nga-Ukarine đã làm gia tăng giá hàng hóa toàn cầu trong đó có Việt Nam Nga và Ukaraine là hai nước lớn về xuất khẩu nguyên, nhiên vật liệu như: xăng dầu, khí đốt, lúa mì, Việc xung đột kéo dài gây khó khăn về nguồn cung các loại nguyên, nhiên vật liệu này và ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và phát triển kinh tế nước ta Chẳng hạn, trong những năm gần đây, nước ta nhập siêu khoảng 6 tỷ USD đối với mặt hàng xăng dầu Khi giá xăng dầu tăng cao, giá trị nhập siêu mặt hàng này cũng sẽ tăng Bên cạnh xăng dầu và gas, giá các loại nông sản như: lương thực, bông; thức ăn chăn nuôi; phân bón; kim loại công nghiệp; sắt thép xây dựng tăng cao sẽ tạo áp lực rất lớn đến mục tiêu kiểm soát lạm phát của nước ta Áp lực lạm phát của nước ta chịu tác động khá lớn do nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài và lạm phát chi phí đẩy Giá nhập khẩu một số nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất trong nước quý 1/2022 so với cùng kỳ năm trước tăng cao như: giá nhập khẩu sắt thép tăng 43,87%; giá xăng dầu tăng 40,44%; giá thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 27,73% [ CITATION Hiề22 \l 1066 ]
❖ Ảnh hưởng đến xuất khẩu
Trong khu vực ASEAN, Việt Nam đóng vai trò là đối tác thương mại quan trọng nhất của Nga, và nằm ở vị trí thứ 5 trong số các đối tác chính của Nga trong nền kinh tế của APEC Trong năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đã đạt 4,89 tỉ USD, tăng 20,9% so với năm 2020, trong khi kim ngạch nhập khẩu từ Nga đạt 2,25 tỷ USD, tăng 38,3% Sự thặng dư thương mại của Việt Nam đối với Nga là 2,64 tỷ USD.
Các mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam hiện nay xuất khẩu sang Nga bao gồm điện hàng dệt may, chiếm tổng cộng khoảng 57% kim ngạch xuất khẩu sang Nga. Nhóm hàng này dự kiến sẽ chịu ảnh hưởng đáng kể trong thời gian tới. Đối với nhóm sản phẩm nông nghiệp và thủy sản, kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 15,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, và mặc dù Nga không phải là thị trường lớn cho những loại sản phẩm này, nhưng chúng cũng sẽ chịu tác động khiến mức độ ảnh hưởng khó tránh khỏi.
Dù lượng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Nga và Ukraine không lớn, nhưng có sự lan tỏa ra khu vực liên minh Á-Âu qua thị trường được rút gọn với Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết Điều này đồng nghĩa rằng sự gián đoạn trong hoạt động thương mại sẽ tác động đến không chỉ thị trường trực tiếp mà còn các thị trường liên quan khác [ CITATION Ngu221 \l 1066 ]
❖ Ảnh hưởng đến thương mại quốc tế
Theo ủy ban của Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), thương mại quốc tế được hiểu theo nghĩa rất rộng, bao gồm các hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế, theo đó bao gồm các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế, từ mua bán hàng hóa hữu hình đến các dịch vụ như bảo hiểm, tài chính, tín dụng, chuyển giao công nghệ, thông tin, vận tải, du lịch… [ CITATION LêT23 \l 1066 ]
Qua đó có thể thấy, dịch vụ du lịch là một trong những ngành tham gia vào thương mại quốc tế bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột Nga-Ukaraine Từ lâu, Việt Nam đã là điểm đến phổ biến của du khách Nga, Nga được xem là một trong những thị trường du lịch quan trọng của Việt Nam Đặc biệt, các địa điểm như Nha Trang, Phan Thiết và Phú Quốc đã trở thành điểm thu hút khách du lịch Nga, với hệ thống nhà hàng và cơ sở kinh doanh được tùy chỉnh phục vụ cho nhóm du khách này.
Tuy nhiên, gần đây, một số hãng lữ hành lớn của Việt Nam đã buộc phải tạm ngừng cung cấp dịch vụ cho thị trường du lịch Nga Điển hình, Vietnam Airlines đã dừng các chuyến bay giữa Hà Nội và Moscow từ ngày 25/3/2022, gây ra một đòn giáng mạnh vào ngành du lịch.
Khách du lịch Nga thường được biết đến với khả năng tài chính ổn định cao. Theo số liệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam vào năm 2019, du khách Nga thường chi trung bình khoảng 1.600 USD mỗi lần lưu trú, vượt xa so với mức trung bình 900 USD của các nhóm du khách nước ngoài khác [ CITATION WTO \l 1066 ]
❖ Ảnh hưởng đến tài chính đa quốc gia
Tài chính đa quốc gia là các yếu tố liên quan đến các hoạt động tài chính, luồng vốn giữa các quốc gia với nhau Bao gồm tiền tệ, quỹ đầu tư nước ngoài, nợ công quốc tế, vốn ngoại, [ CITATION PAC \l 1066 ]
Việc xung đột giữa Nga-Ukraine cũng ảnh hưởng không ít đến đầu tư của Nga tại Việt Nam Nga đã thực hiện nhiều dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, đặc biệt tập trung vào lĩnh vực dầu khí và điện Ví dụ, dự án nhà máy nhiệt điện Long Phú 1, được Power Machines (PM) của Nga làm tổng thầu, đã trễ kế hoạch
2 năm do công ty PM bị liệt vào danh sách cấm vận của Mỹ Tương tự, dự án điện gió ngoài khơi Vĩnh Phong, hợp tác giữa Zarubezhneft JSC của Nga và DEME Concessions của Bỉ, đã kí biên bản ghi nhớ từ tháng 4/2021.[ CITATION Hiề22 \l 1066 ]
2 Thảo luận về các biện pháp mà Việt Nam đã tiến hành để giảm nhẹ ảnh hưởng của xung đột
Xung đột giữa Nga và Ukraine đã gây ra nhiều ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Theo chuyên gia kinh tế, nếu Việt Nam còn chần chừ không ra chính sách và nhanh chóng thực hiện thì dư địa thời gian phục hồi kinh tế càng bị thu hẹp dần
Trong buổi toạ đàm: “Đánh giá tác động từ xung đột vũ trang Nga – Ukraine đến nền kinh tế Việt Nam" do Tạp chí Kinh tế Việt Nam VnEconomy tổ chức chiều ngày 7/3, TS Phan Đức Hiếu cho rằng trong bối cảnh xung đột giữa hai nước, thì nền kinh tế Việt Nam đang trong tình cảnh gặp nhiều bất lợi khi:
Nguồn cung xăng dầu của nước ta chỉ đáp ứng được trong khoảng 70 - 80%, trong khi đó giá xăng dầu thế giới tăng thì cũng có nghĩa là giá xăng dầu trong nước cũng tăng gây ra tình trạng gia tăng của chi phí sản xuất, phí sinh hoạt của người dân.
Nga xuất khẩu niken, titanium, lúa mì, lương thực và chất dinh dưỡng của phân bón Điều này cũng gây tác động lớn đến không chỉ nền kinh tế mà còn nền nông nghiệp tại Việt Nam.