1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài ảnh hưởng của công luận việt nam tới sự phát triển của phong trào metoo tại việt nam

20 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh Hưởng Của Công Luận Việt Nam Tới Sự Phát Triển Của Phong Trào #MeToo Tại Việt Nam
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 502,89 KB

Nội dung

Trước sự xuất hiện của nhiều vụ việc liên quan đến bạo lực tình dục xảy ra ở nhiều lứa tuổi, hoàn cảnh khác nhau, một phong trào như #MeToo sẽ có khả năng khuyến khích các nạn nhân lên t

Trang 1

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU 2

II NỘI DUNG 3

2.1 Lý thuyết 3

2.1.1 Định nghĩa về công luận 3

2.1.2 Một số đặc điểm của công luận 3

2.2 Khái quát về bạo lực tình dục ở Việt Nam 4

2.2.1 Thực trạng 4

2.2.2 Công luận 5

2.3 Khái quát về phong trào #MeToo 7

2.4 Phong trào #MeToo tại Việt Nam 8

2.4.1 Những sự kiện bắt đầu #MeToo ở Việt Nam 8

2.4.2 Công luận Việt Nam 9

2.4.3 Ảnh hưởng của công luận tới sự phát triển của phong trào #MeToo tại Việt Nam 11

2.4.4 Liên hệ mở rộng 14

III KẾT LUẬN 16

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 2

I MỞ ĐẦU

Bạo lực tình dục (Sexual violence) là một vấn đề nghiêm trọng, những hậu quả

và tổn thương cả về thể chất và tinh thần mà nạn nhân phải gánh chịu có thể làm đảo lộn cuộc sống của họ và những người thân Phong trào xã hội #MeToo là một phong trào khuyến khích các nạn nhân của các hình thức bạo lực tình dục lên tiếng về những trải nghiệm của mình, xây dựng một cộng đồng đoàn kết để tiếp sức cho các nạn nhân trong quá trình phục hồi các tổn thương Trước sự xuất hiện của nhiều vụ việc liên quan đến bạo lực tình dục xảy ra ở nhiều lứa tuổi, hoàn cảnh khác nhau, một phong trào như

#MeToo sẽ có khả năng khuyến khích các nạn nhân lên tiếng chia sẻ trải nghiệm của mình, từ đó góp phần đem lại những thay đổi tích trong xã hội như nâng cao nhận thức công luận, hiện thực hóa các chính sách hỗ trợ nạn nhân, Trên thực tế, phong trào này

đã lan tới nhiều quốc gia trên thế giới, đạt được nhiều thành công trong việc nâng cao nhận thức xã hội, phá bỏ định kiến và khiến những hung thủ phải chịu trừng phạt

Ở Việt Nam, #MeToo xuất hiện vào khoảng nửa đầu năm 2018, tuy nhiên chưa lưu lại nhiều dấu ấn như ở các quốc gia khác Công luận là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của phong trào, vậy nên em muốn nghiên cứu những tác động tích cực và tiêu cực của công luận đối với sự phát triển của phong trào #MeToo ở Việt Nam, thông qua đề tài “Ảnh hưởng của công luận Việt Nam tới sự phát triển của phong trào #MeToo tại Việt Nam”

Trang 3

II NỘI DUNG 2.1 Lý thuyết

2.1.1 Định nghĩa về công luận

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Văn Quảng, công luận (Public opinion) là một khái niệm mập mờ, nhưng có thể được hiểu là hỗn tạp nhận thức, giá trị, đánh giá, suy xét, định kiến và lòng tin chiếm ưu thế trong xã hội, cộng đồng Công luận phản ánh sự đánh giá của các nhóm xã hội lớn về các hiện tượng, sự kiện trong đời sống

Cũng theo Phó Giáo sư, có một số điểm cần lưu ý về công luận

Đầu tiên, công luận chỉ thể hiện ý kiến ở 1 thời điểm nhất định qua thăm dò, mà

ý kiến trong những thời gian và hoàn cảnh khác nhau thì sẽ khác nhau, vậy nên công luận chỉ có giá trị tham khảo

Tiếp theo, mỗi người sẽ có cái nhìn và cách đánh giá công luận khác nhau, vì điều này phụ thuộc vào việc công luận thuận hay nghịch với ý kiến mỗi cá nhân

Cuối cùng, công luận và ý kiến đa số (majority) không giống nhau: hai thuật ngữ này có điểm tương đồng là đều nói về quan điểm, suy nghĩ của số đông, tuy nhiên ý kiến đa số phải dựa trên việc điều tra số đông hay trưng cầu dân ý

2.1.2 Một số đặc điểm của công luận

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Văn Quảng, công luận có sáu đặc điểm như sau:

Thứ nhất, công luận là một hiện tượng xã hội, có tính tự phát Một ví dụ gần gũi biểu hiện cho đặc điểm này là khi tiếp xúc với các tin tức hàng ngày thông qua báo chí, mạng xã hội, thì mỗi người đều hình thành suy nghĩ riêng của mình về những tin tức

ấy, về tính đúng sai, tốt xấu của tin tức, về việc tán thành hay phản đối

Thứ hai, công luận thể hiện sự yêu thiện, ghét ác của con người và cách con người quan tâm từ gần đến xa Con người luôn hướng đến những giá trị đạo đức, lên án những hành động đi ngược lại điều thiện Hơn nữa con người sẽ có xu hướng quan tâm những sự việc, hiện tượng xảy ra ở gần hơn vì chúng có nhiều ảnh hưởng tới bản thân hơn

Trang 4

Thứ ba, công luận không có cơ cấu, tổ chức mà xuất hiện ở mọi nơi, từ cấp độ địa phương, đến quốc gia và đến quốc tế Bởi vì những điều kiện để có công luận bao gồm truyền thông tự do, dân chủ, giai cấp tư sản, kinh tế tư bản chủ nghĩa, có báo chí

ra đời, giáo dục bắt buộc, và bầu cử tự do, vậy nên những nơi nào đáp ứng được các điều kiện đều sẽ có công luận

Thứ tư, công luận dễ bị lôi cuốn, kích động và lợi dụng Phong trào “Mùa xuân

Ả Rập” là một ví dụ tiêu biểu: sử dụng các phương tiện truyền thông, các thế lực bên ngoài đã kích động người dân nhiều quốc gia khu vực Trung Đông và Bắc Phi để họ nổi dậy lật đổ chính quyền, với mục đích dựng lên chính quyền mới thân phương Tây

Thứ năm, công luận thể hiện mong muốn được thoả mãn và tôn trọng của con người

Thứ sáu, có ba loại công luận, bao gồm công luận xuất phát từ lòng tin, chính kiến, công luận xuất phát từ tình cảm và công luận xuất phát từ sự thờ ơ

2.2 Khái quát về bạo lực tình dục ở Việt Nam

2.2.1 Thực trạng

Bạo lực tình dục ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề lớn Theo khảo sát năm

2014 “Thành phố an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái: Nơi giấc mơ thành sự thật” của ActionAid Việt Nam và Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED), 87% trong tổng số 1506 phụ nữ và trẻ em gái ở Hà Nội và Thành phố

Hồ Chí Minh đã từng bị quấy rối tình dục Theo Báo cáo điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019, 90,4% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác và/hoặc tình dục không tìm kiếm cơ quan chính quyền để được giúp đỡ và hỗ trợ

Tuy nhiên, đây không phải một vấn đề mới Câu tục ngữ “Làm hoa cho người ta hái, làm gái cho người ta trêu”, hàm ý việc con gái bị “trêu” ghẹo là bình thường, giống như việc hoa bị hái, cho thấy việc đàn ông quấy rối tình dục phụ nữ là một vấn đề đã có

từ lâu ở Việt Nam.1 Trước thời kỳ Đổi mới 1968, những cuộc trao đổi cởi mở về một

1 Lisa Barbara Welch Drummond, Helle Rydstrøm (2004) Gender Practices in Contemporary Vietnam, trang

117 Google Books Truy cập ngày 11/12/2022

https://books.google.com.vn/books?id=Wy0foN4yENcC&pg=PR3&source=kp_read_button&hl=en&redir_esc= y#v=onepage&q&f=false

Trang 5

số đề tài, bao gồm quấy rối tình dục, còn bị hạn chế ở Việt Nam, các kênh thông tin chính thức, bao gồm báo chí và các tổ chức đoàn thể khác, cũng không hề đề cập đến quấy rối; từ 1968 thì công chúng mới cởi mở hơn trong việc đề cập và bàn luận các đề tài này vì được tiếp xúc với các phương tiện truyền thông và các phong trào xã hội vì quyền con người, bao gồm cả quyền phụ nữ.2

2.2.2 Công luận

Trước đây, báo chí và các phương tiện truyền thông khác ở Việt Nam cũng từng

có các bài báo về quấy rối tình dục, nhưng không thu hút được sự chú ý của công chúng; phải đến khi mạng internet và mạng xã hội được sử dụng phổ biến hơn, thay đổi không gian công cộng (public sphere) của các “cư dân mạng” có quan tâm đến các vấn đề gây tranh cãi, thậm chí là các chủ đề nhạy cảm và muốn lên tiếng về những vấn đề này.3

Các vụ bạo lực tình dục thường xuyên xuất hiện trên các kênh mạng xã hội: trong năm

2018, có tới 5.410 tin/bài về quấy rối tình dục được đăng tải trên các báo mạng, trang thông tin điện tử.4 Trước những thông tin này, công luận thường có hai luồng ý kiến Trước hết là quan điểm đứng về phía nạn nhân, lên án kẻ phạm tội Những ý kiến này

có thể là thể hiện sự thương cảm và động viên dành cho nạn nhân và gia đình nạn nhân, lên tiếng bảo vệ họ trước những định kiến và ý kiến chỉ trích, đổ lỗi nạn nhân và lên án thủ phạm

Ví dụ như vào ngày 16/08/2022, trang Facebook “Chuyện của Hà Nội” đăng tải bài viết về sự việc một nữ sinh viên tố cáo hành vi quấy rối tình dục của thầy giáo trong thời gian học quân sự, kèm theo ảnh chụp đơn tố cáo mà nữ sinh đã viết cho hiệu trưởng

2 Lisa Barbara Welch Drummond, Helle Rydstrøm (2004) Gender Practices in Contemporary Vietnam, trang

120 Google Books Truy cập ngày 11/12/2022

https://books.google.com.vn/books?id=Wy0foN4yENcC&pg=PR3&source=kp_read_button&hl=en&redir_esc= y#v=onepage&q&f=false

3 Duong Thuy Pham (05/06/2018) #MeToo Movement and The Potentiality of Feminist Digital Activism against Sexual Harassment in Vietnam International Center for Cultural Studies Truy cập ngày 11/12/2022

https://cjdproject.web.nycu.edu.tw/2018/06/05/metoo-movement-and-the-potentiality-of-feminist-digital-activism-against-sexual-harassment-in-vietnam/

4 Mạng lưới Ngăn ngừa và Ứng phó bạo lực giới tại Việt Nam (GBVNet) (09/2019) Independent Review Report: 25 year-implementation of the Beijing Declaration and Platform for action in Viet Nam, focusing on gender-based violence from perspectives of civil society organisations Truy cập ngày 11/12/2022

https://asiapacific.unwomen.org/sites/default/files/Field%20Office%20ESEAsia/Docs/Publications/2020/05/Bei jing%2025-GBVnet%20-EN-FINAL.pdf

Trang 6

trường Không ít bình luận bày tỏ thái độ đứng về phía nữ sinh và lên án vị thầy giáo kia, nhận được nhiều sự ủng hộ:

Bình luận ở bài viết Facebook của trang “Chuyện của Hà Nội”, đăng ngày

16/08/2022

Tuy nhiên, như nhiều quốc gia gia trưởng khác, ở Việt Nam, việc lên tiếng về quấy rối tình dục vẫn nhận lại sự kỳ thị (stigma) và các phản ứng đổ lỗi cho nạn nhân (victim blaming).5 Những câu nói như “Tại anh tại ả, tại cả đôi bên”, hay chỉ là những câu hỏi như “Tại sao không phản kháng? Tại sao lại ăn mặc như vậy? Tại sao lại đi về muộn?”, đã có thể biến nạn nhân trở thành người có lỗi trong vụ việc, hoặc ám chỉ nạn nhân là phía có lỗi Ngoài ra cũng tồn tại tư tưởng bình thường hoá các hành động quấy rối và xâm hại, ví dụ như thể hiện qua câu nói “Làm hoa cho người ta hái, làm gái cho người ta trêu” đã đề cập ở phần trên, hoặc tư tưởng xem nhẹ tính nghiêm trọng của quấy rối và xâm hại, thể hiện qua những câu từ coi thường những tổn thất nạn nhân phải gánh chịu và những câu đùa về sự việc

Ví dụ, đây là một số bình luận trên một bài đăng khác của trang Facebook

“Chuyện của Hà Nội” cũng về vụ việc vừa đề cập ở ví dụ trên:

5 Lam Le (02/08/2019) #MeToo in Vietnam: One Year On Europe Solidaire Sans Frontières Truy cập ngày 11/12/2022 https://www.europe-solidaire.org/spip.php?article58638

Trang 7

Bình luận ở bài viết Facebook của trang “Chuyện của Hà Nội”, đăng ngày

16/08/2022

Theo các chuyên gia, hiện tượng nghi ngờ và đổ lỗi cho nạn nhân ở Việt Nam có nguyên nhân là nền văn hóa gia trưởng và phân biệt giới tính mà đã gắn giá trị của người phụ nữ với cơ thể của họ, yêu cầu họ phải giữ gìn sự "trong trắng" và cư xử đúng chuẩn mực, trong khi đàn ông thường được tự do thỏa mãn nhu cầu tình dục của mình.6 Quấy rối tình dục vẫn là một vấn đề nhạy cảm ở Việt Nam, chủ yếu là do vai trò giới (gender roles) và vai trò xã hội (social roles) của phụ nữ, cũng như các chuẩn mực và nhận thức

về tình dục của nam và nữ trong xã hội,7 mặc dù Việt Nam đã cởi mở hơn khi bàn luận

về vấn đề này sau thời kỳ đổi mới 1968

2.3 Khái quát về phong trào #MeToo

Phong trào #MeToo được nhà hoạt động Tarana Burke khởi xướng từ năm 2006 Tarana Burke muốn tiếp sức cho những người phụ nữ là nạn nhân của bạo lực tình dục với cụm #MeToo, để những người phụ nữ ấy biết rằng họ không đơn độc bởi vì những người phụ nữ khác cũng từng trải qua việc tương tự.8 Phong trào #MeToo góp phần nâng cao nhận thức về bạo lực tình dục (sexual violence) và hỗ trợ các nạn nhân vượt qua những tổn thương họ phải gánh chịu.9

Vào năm 2017, diễn viên, nhà hoạt động Mỹ Ashley Judd lên tiếng tố cáo Harvey Weinstein, nhà làm phim nổi tiếng người Mỹ, đã quấy rối tình dục cô Sau đó cũng có rất nhiều người cũng đã lên tiếng tố cáo Harvey Vào lúc này, diễn viên Alyssa Milano

đã đăng tải lên mạng xã hội Twitter một dòng tweet với nội dung “Nếu bạn đã bị quấy

6 Patriarchal blaming of sexual violence victims can silence, even kill (29/04/2022) VnExpress International

Truy cập ngày 12/12/2022 https://e.vnexpress.net/news/trend/patriarchal-blaming-of-sexual-violence-victims-can-silence-even-kill-4457116.html

7 Duong Thuy Pham (05/06/2018) #MeToo Movement and The Potentiality of Feminist Digital Activism against Sexual Harassment in Vietnam International Center for Cultural Studies Truy cập ngày 11/12/2022

https://cjdproject.web.nycu.edu.tw/2018/06/05/metoo-movement-and-the-potentiality-of-feminist-digital-activism-against-sexual-harassment-in-vietnam/

8 Sherri Gordon (24/04/2022) What Is the #MeToo Movement? Verywell Mind Truy cập ngày 12/12/2022

https://www.verywellmind.com/what-is-the-metoo-movement-4774817

9 HISTORY & inception (n.d.) me too Truy cập ngày 12/12/2022

https://metoomvmt.org/get-to-know-us/history-inception/

Trang 8

rối hoặc tấn công tình dục, hãy viết “me too” để trả lời tweet này”, nhằm cho mọi người thấy được mức độ nghiêm trọng của vấn đề này Kết quả là, người dùng Twitter đã đăng hashtag (các từ, cụm từ bắt đầu bằng dấu # để gắn thẻ thông tin) #MeToo gần một triệu lần trong vòng hai ngày, không chỉ vậy phong trào này cũng lan sang Facebook: khoảng 4,7 triệu người dùng đã chia sẻ 12 triệu bài đăng trong vòng chưa đầy 24 giờ.10 Càng có nhiều người dám lên tiếng chia sẻ và tố cáo thủ phạm, khiến nhiều nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực giải trí, thể thao và chính trị bị vạch mặt vì quấy rối hoặc tấn công tình dục người khác.11

Phong trào #MeToo đã thúc đẩy những thay đổi sâu rộng về những chuẩn mực

xã hội và quan điểm liên quan tới quấy rối và tấn công tình dục, tạo ra một cộng đồng mạnh mẽ hơn, nơi những người trải qua các vụ việc ấy có được tiếng nói Hiện nay nhiều người đã có thái độ cởi mở hơn và sẵn sàng thảo luận về các vấn đề này

2.4 Phong trào #MeToo tại Việt Nam

2.4.1 Những sự kiện bắt đầu #MeToo ở Việt Nam

Phong trào #MeToo xuất hiện và bắt đầu lan toả ở Việt Nam từ tháng 04/2018, với vụ việc một cộng tác viên báo Tuổi Trẻ đã cố tự tử vì bị cấp trên xâm hại tình dục Cộng tác viên là một nữ sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, và cấp trên của cô là Trưởng Ban Truyền hình Báo Tuổi Trẻ, nhà báo Đặng Anh Tuấn, bút danh Anh Thoa Sau khi thông tin về sự việc được lan truyền, nhiều nhà báo nữ cũng lên tiếng chia sẻ trải nghiệm từng bị cấp trên hoặc đồng nghiệp quấy rối và tấn công tình dục thông qua các bài viết trên mạng xã hội, sử dụng các cụm

#metoo, #ngungimlang (ngừng im lặng) và #toasoansach (toà soạn sạch)

Đến tháng 05/2018, ngành giải trí Việt Nam cũng xuất hiện sự việc tương tự khi

vũ công Phạm Lịch đăng bài viết Facebook tố cáo nhạc sĩ, ca sĩ Phạm Anh Khoa quấy rối cô, kèm theo ảnh chụp màn hình tin nhắn trao đổi giữa hai người Sau đó, có thêm hai người phụ nữ khác cũng lên tiếng tố cáo ca sĩ Phạm Anh Khoa quấy rối họ Trong buổi trao đổi với Trung tâm CSAGA (Trung Tâm Nghiên Cứu và Ứng Dụng Khoa học

10 Sherri Gordon (24/04/2022) What Is the #MeToo Movement? Verywell Mind Truy cập ngày 12/12/2022

https://www.verywellmind.com/what-is-the-metoo-movement-4774817

11 Như trên

Trang 9

về Giới - Gia đình - Phụ Nữ và Vị Thành Niên) vào ngày 15/05/2018, nam ca sĩ đã đưa

ra lời xin lỗi vì những hành động của mình

Theo nhà báo Lam Le (2019), những vụ việc này đã “đánh dấu những bước ngoặt chưa từng có tại Việt Nam, một quốc gia còn theo chế độ phụ quyền”12, cho thấy “phong trào #MeToo đang nhen nhóm tại Việt Nam”13

2.4.2 Công luận Việt Nam

Trong vụ việc báo Tuổi Trẻ nêu trên, chỉ có một số trang báo nhỏ đưa tin và không ít các nhà báo tự do đã lên tiếng về vấn đề này, tiêu biểu có thể kể đến như nhà báo Bảo Uyên và Khải Đơn Họ chia sẻ về trải nghiệm của chính bản thân mình hoặc những đồng nghiệp của mình, lên án “văn hóa dung túng cho quấy rối tình dục ở các tòa soạn”14 Ngoài những bình luận ủng hộ nữ cộng tác viên và các bài viết chia sẻ trải nghiệm của các nhà báo, vẫn có những bình luận bày tỏ thái độ hoài nghi vào độ tin cậy của thông tin từ phía nữ sinh cộng tác viên, và một số cho rằng cô gái này là người có lỗi

Bình luận ở bài viết Facebook của nhà báo Bảo Uyên, đăng ngày 19/04/2018

12 Lam Le, Xuan Bach Nguyen (24/07/2018) Phong trào #MeToo đang nhen nhóm tại Việt Nam

New Naratif Truy cập ngày 11/12/2022 https://newnaratif.com/vi/phong-trao-metoo-dang-nhen-nhom-tai-viet-nam/

13 Tlđd ở chú thích 12

14 Khải Đơn (19/04/2018) Văn hóa nuôi dưỡng quấy rối tình dục Blog Khải Đơn Truy cập ngày 11/12/2022

https://khaidon.com/2018/04/19/van-hoa-nuoi-duong-quay-roi-tinh-duc/

Trang 10

Bình luận ở bài viết Facebook của nhà báo Khải Đơn, đăng ngày 25/09/2018

Bình luận ở bài viết Facebook của Luật sư Lê Ngọc Luân, đăng ngày 24/09/2018

Vụ việc liên quan đến ca sĩ Phạm Anh Khoa được nhiều tờ báo đưa tin hơn Công luận cũng có hai luồng ý kiến - ủng hộ vũ công Phạm Lịch vì đã dũng cảm lên tiếng, và nghi ngờ đây chỉ là cách cô tận dụng vụ bê bối để bản thân nổi tiếng hơn

Bình luận ở bài báo “Phạm Lịch công khai tin nhắn bị Phạm Anh Khoa xúc phạm”

của Băng Châu, đăng ngày 11/05/2018 trên trang báo Dân Trí

Bên cạnh đó, trong buổi nói chuyện với CSAGA ngày 15/05/2018, ngoài đưa ra lời xin lỗi vì hành vi của mình, ca sĩ Phạm Anh Khoa còn nói thêm về việc này, ý chính

Ngày đăng: 17/03/2024, 17:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w