1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chủ Đề thiết kế kế hoạch bài dạy chủ Đề năng lượng (khoa học) theo phương pháp giáo dục stem

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế kế hoạch bài dạy chủ đề “Năng lượng” (Khoa học) theo phương pháp giáo dục STEM
Tác giả Võ Thái Ngân Hà, Nguyễn Thị Ngọc Loan, Phan Thị Thảo Nhi
Trường học Trường Đại học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Khoa học
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Đặc biệt, môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh năng lực khoa học tự nhiên, giúp các em có những hiểu biết ban đầu về thế giới tự nhiên, bước đầu có kĩ năng tìm hiểu môi t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA SƯ PHẠM

**********

TIỂU LUẬN Phương pháp nghiên cứu khoa họcCHỦ ĐỀ: THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ “NĂNG LƯỢNG”

(KHOA HỌC) THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC STEM

Nhóm lớp: D23GDTH02 Nhóm sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Ngọc Loan: 2321402020052 Phan Thị Thảo Nhi: 2321402020069

Bình Dương, 2024

Trang 2

-MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 4

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4

2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5

2.1 Tình hình nghiên cứu cứu trong nước 5

2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 11

3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 14

4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 14

4.1 Đối tượng nghiên cứu 14

4.2 Khách thể nghiên cứu 15

5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 15

5.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu 15

5.2 Không gian nghiên cứu 15

5.3 Thời gian nghiên cứu 15

6 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 15

7 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 15

8 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 16

9 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 16

9.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận 16

9.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 16

10 CẤU TRÚC BÀI TIỂU LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 17

PHẦN NỘI DUNG 18

Trang 3

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ĐỂ THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ

“NĂNG LƯỢNG” (KHOA HỌC 4) THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

STEM 18

Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ “NĂNG LƯỢNG” (KHOA HỌC 4) THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC STEM 18

Chương 3: ĐỀ XUẤT CÁC BƯỚC THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ “NĂNG LƯỢNG” (KHOA HỌC 4) THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC STEM 18

Chương 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 18

KẾT LUẬN 18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Phương pháp giáo dục truyền thống lấy giáo viên làm trọng tâm Hiểu một cách đơn giản thì giáo viên sẽ là người thuyết trình, diễn giải kiến thức, nội dung bài học, còn học sinh sẽ là người lắng nghe, ghi chép, học thuộc và áp dụng Điều này làm học sinh không thể phát triển kĩ năng, phát huy năng lực và tự tin vào bản thân Để giải quyết các thực trạng đó, Bộ Giáo Dục đã ban hành Chương trình Giáo dục Phổ thông

2018 nhằm đổi mới căn bản giáo dục đào tạo, thay đổi mục tiêu, phương pháp và nội dung giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh[1] Một trong những biện pháp đang được chú trọng và đẩy mạnh là phương pháp giáo dục STEM Theo quỹ Khoa học quốc gia Mĩ (National Science Foundation – NSF) sử dụng thuật ngữ STEM chỉ 4 lĩnh vực là Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kĩ thuật (Engineering) và Toán (Mathematics) Đây là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụng các kiến thức Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật

và Toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể [2] Giáo dục STEM là một phương pháp dạy học lấy người học làm trọng tâm, giúp học sinh phát triển tư duy phản biện, kĩ năng giải quyết vấn đề, tính sáng tạo, kĩ năng giao tiếp và làm việc nhóm

Môn Khoa học góp phần hình thành, phát triển ở học sinh tình yêu con người, thiên nhiên; trí tưởng tượng khoa học, hứng thú tìm hiểu thế giới tự nhiên; ý thức bảo

vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống Môn học góp phần hình thành

và phát triển ở học sinh năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Đặc biệt, môn học góp phần hình thành và phát triển

ở học sinh năng lực khoa học tự nhiên, giúp các em có những hiểu biết ban đầu về thế giới tự nhiên, bước đầu có kĩ năng tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh và khả năng vận dụng kiến thức để giải thích các sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên, giải quyết các vấn đề đơn giản trong cuộc sống, ứng xử phù hợp bảo vệ sức khoẻ

Trang 5

của bản thân và những người khác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường xung quanh.[3]

Và “Năng lượng” là một trong những chủ đề trọng tâm của môn Khoa học 4 Năng lượng là một yếu tố thiết yếu cho mọi hoạt động trong cuộc sống, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nền kinh tế Hiểu biết về năng lượng giúp học sinh sử dụng năng lượng một cách hiệu quả, tiết kiệm và bảo vệ môi trường

Vì những lý do trên, nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài: “Thiết kế kế hoạch bài dạy ‘chủ

đề “Năng lượng” (Khoa học 4) theo định hướng giáo dục STEM” Hiệu quả của việc

áp dụng giáo dục STEM vào dạy học chủ đề Năng lượng sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn

về các khái niệm năng lượng, phát triển các kỹ năng khoa học, kỹ thuật, toán học và công nghệ, rèn luyện các kỹ năng tư duy phản biện, sáng tạo và giải quyết vấn đề, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc sử dụng năng lượng hiệu quả và bảo vệ môi trường

2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1 Tình hình nghiên cứu cứu trong nước

Trong bài nghiên cứu "Phát triển năng lực khoa học thông qua tổ chức hoạt động giáo dục STEM trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội", tác giả Phạm Việt Quỳnh và cộng sự (2022) đã đề xuất quy trình tổ chức hoạt động giáo dục theo mô hình STEM trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội Quy trinh gồm 5 bước: (1) Xác định tên chủ

đề và yêu cầu cần đạt; (2) Chế tạo sản phẩm theo phương án đã thiết kế; (3) Đưa ra các giải pháp thiết kế; (4) Chế tạo các sản phẩm thiết kế; (5) Trình bày, thảo luận, đánh giá

về mô hình, sản phẩm đã thiết kế Từ quy trình ấy, tác giả đã xây dựng ví dụ minh họa

tổ chức dạy học hoạt động giáo dục STEM cụ thể trong Bài 21- “Tìm hiểu cơ quan vận động” (Tự nhiên và Xã hội 2) Phương pháp dạy học này giúp phát triển các năng lực chung của học sinh, đặc biệt là năng lực khoa học thông qua việc cho học sinh học kiến thức song song trải nghiệm, tạo điều kiện để học sinh tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh Qua đó mà các bạn học sinh sẽ hình thành và xây dựng cho bản thân cách ứng xử phù hợp với môi trường xung quanh Bên cạnh đó còn nuôi dưỡng tình yêu thương con người, yêu thiên nhiên, xây dựng ý thức trách nhiệm với

Trang 6

bản thân, gia đình, cộng đồng và đối với môi trường sống, biết gìn giữ và bảo vệ môi trường Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chỉ trình bày mặt ưu điểm của phương pháp nhưng chưa bàn về một số hạn chế nhất định Ngoài ra, các tác giả chỉ dừng lại ở việc

đề xuất quy trình dạy học dựa trên lý thuyết mà chưa tổ chức thực nghiệm sư phạm Vì thế, chưa thể chắc chắn mức độ hiệu quả của phương pháp này đối với học sinh Tiểu học [16, 57-61]

Nguyễn Thị Hằng và cộng sự (2022) trong nghiên cứu "Tiếp cận các phương pháp dạy học trong bài học STEM và vận dụng trong dạy học sinh học ở trường trung học phổ thông" đã cho rằng sinh học là một trong những môn quan trọng, cần lựa chọn trong định hướng nghề nghiệp thuộc nhóm khoa học Nhưng nếu chỉ học thông qua lý thuyết suông thì lượng kiến thức sẽ không thể tiếp thu hiệu quả mà còn giảm động lực

và hứng thú của học sinh đối với môn học Chính vì thế, việc vận dụng phương pháp giáo dục STEM vào bài dạy sẽ góp phần làm “chất xúc tác”, giúp việc truyền tải và tiếp nhận kiến thức trở nên tối ưu hơn Ngoài việc chỉ ra mối tương quan giữa các phương pháp dạy học mới với môn học, các tác giả còn đưa ví dụ thực tế về “Tạo bẫy muỗi”, lập kế hoạch giảng dạy chi tiết và tổ chức thực nghiệm sư phạm 4 bài học STEM trên 3 trường trung học phổ thông Kết quả nhận lại của quá trình này đều nhận được các phản ứng rất tích cực của học sinh, các bạn học sinh sau thực nghiệm hầu hết đều

có xu hướng gia tăng nhận thức, động lực và niềm tin vào môn học cũng như nghề nghiệp định hướng Qua đó có thể thấy, việc áp dụng phương pháp dạy học đúng đắn

và mới mẻ sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho học sinh, phải kể đến đó là việc tiếp thu liến thức dễ dàng và ghi nhớ lâu hơn Thế nhưng, bên cạnh những ưu điểm của phương pháp dạy học mới này thì song song đó vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định Điều này gây khó khăn cho giáo viên khi đột ngột thay đổi và tìm ra phong cách dạy học thích hợp với bản thân Ngoài ra giáo viên còn gặp một số thách thức lớn khi hỗ trợ học sinh hoàn thành nhiệm vụ và định hướng nhận thức của học sinh về vấn đề đang học Từ đây có thể thấy việc tiếp cận các phương pháp dạy học trong bài học STEM sẽ góp phần hỗ trợ giáo viên trong việc thiết kế cũng tổ chức bài dạy Tuy nhiên vẫn cần phải

Trang 7

có những nghiên cứu chuyên sâu hơn để có thể cung cấp những lựa chọn phù hợp với giáo viên và hoàn cảnh dạy học [4, 7-11]

Trong đề tài nghiên cứu: “Dạy học chủ đề “Chất” theo định hướng giáo dục STEM trong môn khoa học lớp 4”, tác giả Nguyễn Minh Giang và Tôn Kim Ngân (2023) đã chỉ ra sự hiệu quả của phương pháp giáo dục STEM khi ứng dụng vào dạy học môn khoa học ở Tiểu học Không chỉ dừng lại ở đó, hai tác giả còn xây dựng được tiến trình thiết kế hoạt động STEM trong dạy học môn Khoa học lớp 4 Đồng thời thực nghiệm

2 kế hoạch bài dạy chủ đề “Chất” của môn Khoa học lớp 4 :“Tìm hiểu tính chất của nước và ứng dụng trong đời sống”,“Tìm hiểu tính chất của nước và ứng dụng trong đời sống” dựa theo mô hình giáo dục STEM tại hai lớp 4.2 và 4.5 của trường Tiểu học Nguyễn Huệ, Quận 6, TP Hồ Chí Minh Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy STEM giúp môn học trở nên sinh động, gần gũi và phát triển tính tự lực, sáng tạo trong học tập.Bên cạnh đó còn chứng minh được tiến trình và các hoạt động dạy học kế hoạch bài dạy mà nghiên cứu đã đề xuất tạo nên sự khác biệt hoàn toàn so với phương pháp dạy học truyền thống, phát triển được năng lực khoa học đặc thù của môn Khoa học, đáp ứng được yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học 2018, đặc biệt là là tạo sự hứng thú khi học cho các bạn học sinh [2, 23-28]

Trong bài báo nghiên cứu "Tổ chức dạy học STEM chủ đề " Thấu kính" trong môn Khoa học tự nhiên 9", tác giả Nguyễn Thị Diệu Linh và Nguyễn Thị Thu Thủy (2024) đã cho rằng việc áp dụng phương pháp giáo dục STEM vào bài học sẽ góp phần giúp học sinh hình thành nên những năng lực chung, đặc biệt là năng lực khoa học Để đưa ra kết luận này, các tác giả đã triển khai thực hiện áp dụng giáo dục STEM vào 2 bài học thuộc chủ đề thấu kính ở môn khoa học tự nhiên 9 bằng cách sử dụng kết hợp các phương thức như điều tra, phỏng vấn, phân tích, tổng hợp kiến thức, đưa vào thực nghiệm sư phạm và đánh giá vào bảng tiêu chí Qua đó thu được những kết quả rất khả quan, hầu hết các học sinh điều tỏ ra hứng thú với môn học, xu hướng tiếp thu bài học

dễ dàng hơn Từ đó có thể thấy được tính hiệu quả của phương pháp này khi áp dụng vào bài học, giúp học sinh cải thiện năng lực khoa học, đồng thời xây dựng và phát triển những phẩm chất tốt đẹp, nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên và đáp ứng yêu cầu

Trang 8

phát triển xã hội bền vững trong tương lai Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định Bởi vì theo khảo sát, đa số các giáo viên đều đã từng nghe và tìm hiểu về giáo dục STEM nhưng chỉ ở mức vững về lý luận mà chưa

áp dụng nhiều vào thực tiễn dạy học Vì thế nên các giáo viên sẽ gặp khó khăn trong việc thiết kế bài giảng cũng như tổ chức lớp học và hỗ trợ học sinh khi thực hành Chính vì vậy, cần phải có những giải pháp để giáo viên có thể tiếp cận sâu hơn với giáo dục STEM và tổ chức thực nghiệm sư phạm trên diễn rộng để có thể đưa ra kết quả khách quan nhất [7, 190-196]

Hiểu được những khó khăn của giáo viên trong việc áp dụng phương pháp giáo dục theo định hướng STEM, tác giả Nguyễn Quang Linh và Kiều Thị Khánh (2022)

đã đề xuất quy trình cụ thể gồm 6 bước để thiết kế kế hoạch bài dạy STEM thông qua

đề tài: “Xây dựng quy trình thiết kế bài dạy theo giáo dục STEM trong dạy học môn Khoa học tự nhiên” Tuy nhiên theo kết quả khảo sát online kết hợp trực tiếp của 92 giáo viên thì cho thấy rằng các giáo viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc thiết

kế KHBD Nguyên nhân là do phần lớn những giáo viên này chưa được tham gia những lớp huấn luyện về dạy học STEM, chỉ có một bộ phận nhỏ giáo viên được tham gia nhưng không đáng kể Kết quả khảo sát cho thấy hơn 90% giáo viên mong muốn sẽ có nhiều “mẫu” KHBD để tham khảo thay vì những lí thuyết hàn lâm Hiểu được mong muốn ấy, tác giả Nguyễn Quang Linh và Kiều Thị Khánh đã nghiên cứu và đề xuất quy trình thiết kế KHDB theo phương pháp STEM Quy trình bao gồm 6 bước: (1) Tìm hiểu công văn 3089/BGDĐT-GDTrH ngày 14/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; (2) Nghiên cứu kế hoạch bài dạy minh hoạ; (3) Biên soạn khung kế hoạch bài dạy; (4) Trình bày chi tiết kế hoạch bài dạy; (5) Đánh giá kế hoạch bài dạy; (6) Chỉnh sửa, hoàn thiện kế hoạch bài dạy Kết quả sau khi thực nghiệm cho thấy các GV đã áp dụng tốt quy trình 6 bước trên để thiết kế KHBD Thế nhưng nghiên cứu này chỉ được tiến hành trên 1 phạm vi nhỏ (5 giáo viên) và 1 vài chuyên gia, nên chưa thể đảm bảo hiệu quả khi đưa vào áp dụng trên phạm vi toàn quốc [9, 543-550]

Giáo dục STEM là một phương pháp giáo dục mới dựa trên việc kết hợp kiến thức liên môn như khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán, giúp học sinh hình thành những

Trang 9

năng lực chung, kỹ năng tư duy và ứng dụng bài học vào thực tiễn Nhờ vậy mà kiến thức được tiếp thu và tích luỹ, đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội trong thời đại hội nhập Hiểu được tầm quan trọng của phương pháp này, Nguyễn Quang Linh và Trần Thị Thu Huệ (2023) đã tiến hành thực hiện nghiên cứu “Dạy học chủ đề “năng lượng tái tạo” (vật lí 11) theo định hướng giáo dục STEMS nhằm phát triển năng lực khoa học cho học sinh” Ở nghiên cứu này, các tác giả đánh giá dựa trên những khảo sát thực tế theo chuẩn khuôn khổ giáo dục STEM và số liệu tăng giảm năng lực khoa học khi tham gia lớp học của học sinh Qua đó đã thu về kết quả khá tích cực từ giáo viên đến học sinh Vì vậy có thể thấy được tính hiệu quả của phương pháp này Điều này có thể chứng minh rằng việc áp dụng phương pháp giáo dục STEM không chỉ hợp

lí trên lí thuyết mà còn khả thi trong cả thực tiễn Bên cạnh đó, giáo dục STEM không chỉ đem lại kiến thức mà còn áp dụng được vào cả thực tế và phát triển được năng lực khoa học Tuy nhiên, phương pháp này vẫn chỉ được áp dụng ở một số môn khoa học như vật lí, tự nhiên xã hội mà chưa được mở rộng ở các môn học khác Vì thế mà vẫn chưa tận dụng tối đa hiệu quả của cách thức giáo dục này [9, 17-22]

Để nâng cao hiệu quả học tập và phát triển năng lực cho học sinh, tác giả Hán Thị Hương Thủy và Đỗ Hương Trà (2023) đã trình bày mô hình "Tổ chức dạy học dựa trên vấn đề bài học STEM "Hiện tượng bay hơi và ngưng tụ" ( Khoa học Tự nhiên 6) nhằm phát triển năng lực Khoa học tự nhiên cho học sinh" Mô hình này lấy học sinh làm trung tâm, khuyến khích học sinh chủ động tìm tòi khám phá, hợp tác và sáng tạo trong quá trình học tập Từ đó, khơi gợi sự tò mò, hình thành niềm yêu thích, hứng thú, muốn tìm hiểu với các môn Khoa học tự nhiên ở học sinh Không những thế, các tác giả còn đưa ra tiến trình dạy cụ thể bao gồm 7 giai đoạn: (1) Xác định tình huống; (2) Tìm và xác định vấn đề; (3) Đề xuất giải pháp; (4) Đánh giá và lựa chọn giải pháp khả thi; (5) Thực hiện giải pháp; (6) Đánh giá quá trình thực hiện; (7) Kết luận, giải thích, tổng hợp kiến thức và khung tiêu chí đánh giá Nhờ vậy mà giáo viên có thể xác định và đánh giá năng lực khoa học tự nhiên của học sinh phù hợp với mục tiêu đề ra Kết quả thực nghiệm bước đầu cho thấy tính khả thi và hiệu quả của mô hình trong việc hình thành phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho học sinh Tuy nhiên, trong bài viết này,

Trang 10

tác giả chưa đưa ra được những dẫn chứng, phân tích hành vi của từng học sinh qua quan sát trực tiếp hoặc qua video để làm rõ hơn những kết luận [19, 29-35]

Để phát triển năng lực khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán cho học sinh thông qua việc học tập theo các chủ đề trang bị những kiến thức kỹ năng cần thiết trong thời đại công nghiệp số Phạm Thiết Trường, Hà Thái Thủy Lê, Nguyễn Hoàng Anh (2023)

đã thực hiện nghiên cứu "Dạy học chủ đề Cơ học theo định hướng giáo dục STEM"

Để có thể đưa ra những kết quả khách quan nhất, đầu tiên các tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến, kết quả cho thấy có rất nhiều quan điểm khác nhau nhưng hầu hết học sinh đều hiểu được tầm quan trọng của giáo dục STEM và mong muốn được được tiếp cận sớm phương pháp này Sau khi khảo sát, mô hình được đưa vào thực nghiệm và đã cho thấy những thái độ khá tích cực của học sinh như là nâng cao hứng thú học tập, phát triển năng lực khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học, rèn luyện tư duy sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề và kỹ năng hợp tác cho học sinh Tuy nhiên mô hình dạy học này mới chỉ được áp dụng ở các trường trung phổ thông trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp với quy mô nhỏ và chưa có tính lan truyền rộng rãi.Vì thế vẫn chưa vận dụng tối

ưu mô hình này [20, 56-65]

Để tổ chức hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên theo bài học STEM và vận dụng quy trình tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM, tác giả Lê Thùy Nhi (2023) đã nghiên cứu “Thiết kế hoạt động dạy học môn Khoa học Tự nhiên lớp 6 chủ đề: “Mô hình cối xay gió” theo định hướng giáo dục Stem” Bài viết này đã đề cập đến việc để thiết kế hoạt động dạy học với chủ đề “mô hình cối xay gió” Việc áp dụng này theo định hướng giáo dục STEM đã mang đến những chuyển biến tích cực trong ngành giáo dục, không chỉ giúp học sinh hiểu sâu hơn về môn khoa học tự nhiên, trải nghiệm trực tiếp quá trình nghiên cứu thiết kế và thử nghiệm, giúp nắm vững được những kiến thức và các kỹ năng cần thiết Bên cạnh đó còn khơi gợi sự yêu thích, hứng thú trong việc học tập cho học sinh Từ đó dễ dàng tiếp thu kiến thức khoa học tự nhiên và vận dụng được những kiến thức, kĩ năng vào cuộc sống Đồng thời giúp học sinh phát triển các kỹ năng như: làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và khuyến khích sự sáng tạo và tư duy logic Tuy nhiên, việc tổ chức dạy học theo mô hình này vẫn còn gặp nhiều khó

Trang 11

khăn về mặt thời gian tổ chức, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và tài liệu học tập Ngoài ra, dạy học chủ đề STEM vẫn còn rất là mới mẻ và lạ lẫm đối với nhiều giáo viên và học sinh trong khâu xây dựng và tổ chức hoạt động [13, 148-154]

Để áp dụng dạy học STEM trong môn Khoa học tự nhiên, Kiều Thị Thu Giang, Phạm Thị Thu Trang, Nguyễn Diệu Linh và Nguyễn Thị Thu Hương (2020) đã đưa ra quy trình thiết kế hoạt động STEM qua đề tài “Bước đầu xây dựng các hoạt động Stem trong dạy học một số chủ đề thuộc môn khoa học tự nhiên ở tiểu học” Quy trình này gồm có 4 nguyên tắc: (1) Nguyên tắc đảm bảo đặc trưng của hoạt động STEM; ( 2) Nguyên tắc phù hợp đặc trưng môn học; ( 3) Nguyên tắc phù hợp học sinh Tiểu học; ( 4) Nguyên tắc phù hợp thực tiễn dạy học ở Tiểu học và 2 giai đoạn: (1) Tìm hiểu kiến thức nền; (2) Ứng dụng thực tiễn Ở mỗi giai đoạn, các tác giả đều đề ra hoạt động cụ thể Điều này sẽ giúp giáo viên có cơ sở để đưa ra tiêu chí đánh giá rõ ràng hơn, học sinh cũng dễ dàng hình dung được quá trình và thực hành Ngoài ra, tác giả còn chỉ ra những hạn chế về cơ sở vật chất cũng như nguồn lực giáo viên, chính vì thế phương pháp này vẫn chỉ mang tính thực nghiệm ở một số trường, tỉnh thành Tuy nhiên nghiên cứu này vẫn ở mức độ lí thuyết chứ chưa được thực nghiệm sư phạm, vì vậy vẫn chưa chứng minh tính hiệu quả khi áp dụng mô hình giảng dạy này vào chủ đề học tập thuộc môn khoa học tự nhiên ở tiểu học [3, 44-50]

2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Tác giả Wanwisa Sonthong, Angkhan Intanin, Sasitorn Sanpundorn đã thiết kế một quy trình dạy học môn khoa học dựa theo mô hình giáo dục STEM, nhằm thúc đẩy

sự sáng tạo, tư duy biện luận cho học sinh thông qua đề tài: “The Development of Science Learning Activities by Applying the STEM Education Model to Promote Student Creativity” Mô hình này bao gồm 5 bước: (1) Khuyến khích giới thiệu bài học; (2) Xác định vấn đề; (3) Thu thập thông tin và ý tưởng liên quan đến vấn đề; (4) Thiết kế giải pháp hoặc thực hiện giải pháp; (5) Trình bày kết quả sau khi giải quyết vấn đề một cách dễ hiểu và thú vị Sau khi xây dựng kế hoạch dạy học theo mô hình giáo dục STEM gồm 5 bước như trên thì các nhà nghiên cứu đã tiến hành thực nghiệm trên một nhóm 25 học sinh Kết quả cho thấy học sinh đã phát huy tính sáng tạo ở mức

Ngày đăng: 01/11/2024, 22:54

w