1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chủ Đề nguyên nhân hình thành và những Đặc Điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản Độc quyền và Độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản

46 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên nhân hình thành và những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền và độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản
Tác giả Nhóm 10
Trường học Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Bài Tiểu Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 395,83 KB

Nội dung

MÁc và Ăngghen cho rằng sự tồn tại và phát triển của tự do cạnh tranh đến một mức độ nhất định sẽ dẫn đến tích tụ và tập trung sản xuất, quá trình này phát triển đến một hình thái mới, c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN Chủ đề: Nguyên nhân hình thành và những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền và độc

quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản

Trang 2

4.4 Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tập đoàn tư bản độc quyền

11

2.1 Nhu cầu điều tiết các cơ cấu kinh tế to lớn: 11

2.4 Bảo vệ lợi ích quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu: 12

3.1 Xét về góc độ mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất: 12

3.3 Tác động của độc quyền trong nền kinh tế thị trường: 13

4 Những biểu hiện chủ yếu của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản: 14 4.1 Sự kết hợp về nhân sự giữa nhà nước tư sản và tổ chức độc quyền 14 4.2 Sự hình thành và phát triển sở hữu nhà nước 14 4.3 Sở hữu nhà nước đã và đang tăng lên ở nhiều lĩnh vực bao gồm: 14

Trang 3

4.6 Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản 15

III Biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền và độc quyền nhà nước

1 Biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền: 15

1.2 Vai trò của tư bản tài chính trong các tập đoàn độc quyền 16 1.3 Biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản tài chính 17 1.4 Sự phân chia thị trường thế giới giữa các liên minh độc quyền 18

2 Biểu hiện mới của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản: 18 2.1 Những biểu hiện mới về cơ chế quan hệ nhân sự 18

2.3 Những biểu hiện trong vai trò công cụ điều tiết kinh tế của độc quyền nhà nước

18 2.4 Là tác nhân chủ yếu gây ra những cuộc khủng hoảng mới xuất hiện ở các nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI 19 2.5 Sự tha hóa ngày càng nghiêm trọng của nhà nước tư sản 19

2 Những giới hạn phát triển của chủ nghĩa tư bản: 20

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh của sự toàn cầu hóa và phát triển công nghệ, vai trò của tư bản

Trang 5

tài chính không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế mà còn ảnh hưởng đến cấu trúc xã hội và quan hệ quốc tế Các tập đoàn tài chính toàn cầu đã mở ra cánh cửa cho sự kết nối và tương tác đa chiều trong hệ thống tài chính quốc tế, từ việc cung cấp vốn đầu tư cho các dự

án trên khắp thế giới đến việc thúc đẩy hoạt động giao dịch và vận chuyển hàng hóa qua biên giới quốc gia

Đặc biệt, sự lan rộng của các công nghệ thông tin và cuộc cách mạng công nghệ đã gây ra những biến động nhất định trong cơ cấu và hoạt động của thị trường tài chính Các hệ thống thanh toán điện tử, giao dịch trực tuyến, và công nghệ blockchain đang mở ra những cơ hội mới và thách thức cho ngành tài chính

Tuy nhiên, không chỉ là sự phát triển tích cực, tư bản tài chính cũng đem lại những thách thức và nguy cơ, như tăng cường sự tập trung quyền lực và tạo ranhững kỳ lạ bất công trong phân phối tài nguyên và cơ hội Ngoài ra, các vấn

đề liên quan đến tài chính toàn cầu cũng đặt ra những thách thức mới cho việcquản lý rủi ro và ổn định hệ thống tài chính toàn cầu

Bài tiểu luận này sẽ đi sâu vào tìm hiểu và phân tích các ảnh hưởng của tư bảntài chính trong nền kinh tế và xã hội hiện nay, từ các khía cạnh tích cực đến những thách thức và nguy cơ mà nó mang lại

Qua khoảng thời gian làm tiểu luận vừa rồi, chúng tôi đã tiếp thu được thêm nhiều kiến thức bổ ích, góp phần to lớn trong việc hình thành kiến thức sơ bộ

để chuẩn bị cho công việc tương lai Trong quá trình làm tiểu luận, với những kiến thức còn hạn chế, nên không tránh khỏi những khiếm khuyết, sai sót Vì vậy, rất mong nhận được sự cảm thông và đóng góp của quý thầy cô để bài

Trang 6

tiểu luận được hoàn thiện tốt hơn.

Trân trọng cảm ơn!

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Trang 7

1 Lê Trần Hương Giang 31231024741

Trang 8

“Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao” Với học thuyết tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản, C MÁc và Ăngghen cho rằng sự tồn tại và phát triển của tự do cạnh tranh đến một mức độ nhất định sẽ dẫn đến tích tụ

và tập trung sản xuất, quá trình này phát triển đến một hình thái mới, chính là

độc quyền “Độc quyền được sinh ra từ cạnh tranh nhưng không thủ tiêu

cạnh tranh mà còn kế thừa và khiến cho cạnh tranh trở nên đa dạng và gay gắt hơn”.

Một số loại hình độc quyền phổ biến trong đời sống hiện nay, bao gồm:

a) Độc quyền ngành công nghệ

Đối với lĩnh vực công nghiệp AI, đang phát triển mạnh mẽ với nhiều ứng dụng đa dạng, từ tự động hóa, dự đoán và phân tích dữ liệu đến hỗ trợ y

tế, tự lái xe và dịch vụ khách hàng Có thể nói, công nghiệp trí tuệ nhân tạo

AI đang nhận được đông đảo sự quan tâm và đang có tiềm năng phát triển Trong lĩnh vực này không thể không nhắc đến ông vua trò chơi điện tử

Nvidia, với sự ra đời của dòng GPU RTX 20 series, sự xuất hiện của GPU không chỉ phát triển hóa đồ họa cũng như tính năng của các trò chơi điện tử

mà còn đẩy nhanh quá trình đào tạo AI hay ChatGPT Và với rào cản gia nhậpquá cao, những sản phẩm AI khác không thể thu hợp khoảng cách thế hệ so với kẻ độc quyền duy nhất, Nvidia

b) Độc quyền ngành truyền thông

Là tình trạng một hoặc một số ít doanh nghiệp kiểm soát phần lớn thị trường truyền thông Điều này có thể xảy ra ở nhiều lĩnh vực vực khác nhau như báo chí, phát thanh, truyền hình, internet Ví dụ như tập đoàn News Corporation làtập đoàn truyền thông đa quốc gia do Rupert Murdoch sở hữu

Trang 9

Tập đoàn này sở hữu nhiều tờ báo, kênh truyền hình, hãng phim và website tin tức trên toàn thế giới, điển hình như là: Fox News, Sky News, 20th

Century Fox, The Time of London,

c) Độc quyền ngành công nghiệp ô tô

Là tình trạng một số ít doanh nghiệp kiểm soát phần lớn thị trường, sở hữu nhiều bằng sáng chế cho các công nghệ quan trọng, hạn chế sự cạnh tranh và tăng chi phí cho các nhà sản xuất khác khi muốn sử dụng loại công nghệ đã được đăng ký bản quyền, một số nhà sản xuất có mạng lưới phân phối độc quyền, khiến việc tiếp cận thị trường trở nên khó khăn cho các nhà sản xuất khác

Điển hình như Tesla là công ty tiên phong trong xe điện, sở hữu nhiều bằng sáng chế về pin và hệ thống truyền động Một số tập đoàn lớn như Toyota, Volkswagen chiếm thị phần lớn, ảnh hưởng đến giá cả và sự đa dạng của sản phẩm

d) Độc quyền lĩnh vực dược phẩm

Là tình trạng một hoặc một số ít doanh nghiệp kiểm soát phần lớn thị trường cho một loại thuốc hoặc một nhóm thuốc cụ thể Điều này có thể dẫn đến một số hậu quả tiêu cực như: giá thuốc cao; hạn chế sự lựa chọn; giảm đổi mới Điển hình là thuốc Insulin (một loại thuốc thiết yếu cho người bệnh tiểu đường), ba công ty là Sanofi, Novo Nordisk và Eli Lilly, kiểm soát hơn 90% thị trường insulin trên toàn cầu và đã khiến giá insulin tăng tới 600% kể

từ khi ra mắt vào năm 1996

Sự độc quyền của ba công ty này đã dẫn đến việc thiếu sự cạnh tranh vàgiá cao cho Insulin Vì vậy mà chính phủ và các tổ chức y tế toàn cầu đang kêu gọi các biện pháp để giải quyết vấn đề này, bao gồm tăng cường cạnh

Trang 10

tranh và hỗ trợ người bệnh chi trả cho thuốc.

“Chủ nghĩa tư bản, một hình thức sản xuất được coi là tiến bộ và mang

lại nhiều lợi ích, đã thay thế hệ thống phong kiến trước đó” Chủ nghĩa tư bản trở nên cần thiết khi các ngành công nghiệp lớn, đặc biệt là ngành cơ khí, bắt đầu xuất hiện từ cuối thế kỷ XVIII ở Anh, đánh dấu sự bắt đầu của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

“Chủ nghĩa TBĐQ là một hệ thống kinh tế trong đó các phương tiện

sản xuất như nhà máy, máy móc, và tài nguyên đất đai được sở hữu và kiểm soát bởi một nhóm nhỏ các cá nhân hoặc công ty tư bản” Tại hầu hết các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế tồn tại các tổ chức TBĐQ và chúng chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế

Phương thức sản xuất của Chủ Nghĩa Tư Bản trải qua qua hai giai đoạn:

+ Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh (từ giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đến khoảng đầu thế kỷ XIX) Trong thời gian này, các nhà tư bản đảm nhận cả vaitrò chủ sở hữu và vai trò người điều hành Một cuộc chiến gay gắt giữa các nhà tư bản đang diễn ra nhằm giành được những điều kiện có lợi nhất cho sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm tối đa hóa lợi nhuận

+ Chủ nghĩa TBĐQ (cuối thế kỷ XIX) Đây là cả hai thời kỳ có phương thức sản xuất giống nhau, dựa trên các nguyên tắc sản xuất tư bản chủ nghĩa,

những khác biệt về mức độ xã hội hóa lực lượng sản xuất

Trong thời gian này, các công ty thuộc sở hữu của nhiều bên, mỗi bên có tập thể các nhà tư bản khác nhau, chiếm ưu thế

Trang 11

Tư bản độc quyền tư nhân

+ Trong giai đoạn ban đầu của chủ nghĩa tư bản, sự cạnh tranh tự do đã tạo ra một môi trường cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp lớn, đặt các xí nghiệp nhỏ trong tình trạng nguy cơ phá sản hoặc bị sát nhập Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp nhỏ đã phải tự nguyện hợp nhất thành các tập đoàn lớn

+ Vào cuối thế kỷ XIX, sự tiến bộ trong Cách mạng khoa học kỹ thuật đã diễn

ra mạnh mẽ, mang lại nhiều đổi mới kỹ thuật và ứng dụng chúng vào quy trình sản xuất Điều này đã dẫn đến mở rộng và phát triển nhanh chóng của quy mô sản xuất

+ Chế độ tín dụng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của chủ nghĩa tưbản, cung cấp nguồn vốn cho các nhà tư bản đầu tư, mở rộng sản xuất và kinhdoanh Là tiền đề cho sự ra đời của tổ chức độc quyền

+ Khủng hoảng kinh tế năm 1873 gây ảnh hưởng nặng nề, khiến nhiều xí nghiệp phá sản Số lượng xí nghiệp còn lại phải đổi mới tư bản cố định để tồntại trong môi trường kinh tế khó khăn

+ Sự phát triển mạnh mẽ của quá trình tích tụ và tập trung sản xuất đã tạo điềukiện cho sự xuất hiện của các doanh nghiệp lớn, có công nghệ cao Tuy nhiên,cạnh tranh giữa các doanh nghiệp này trở nên khốc liệt, gây tổn thất cho cả hai bên Với số lượng doanh nghiệp lớn còn hạn chế, chúng có thể dễ dàng đạt được sự thỏa thuận, điều mà không thể xảy ra trong giai đoạn chủ nghĩa tưbản tự do và cạnh tranh Sự thỏa hiệp này đã dẫn đến sự hình thành của các tổchức độc quyền, đánh dấu bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa TBĐQ

Trang 12

Về bản chất, chủ nghĩa TBĐQ được coi là một bước tiến mới trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản.

“Chủ nghĩa tư bản độc quyền là chủ nghĩa tư bản trong đó ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế tồn tại các tổ chức TBĐQ và chúng chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế".

Trong thời kỳ cạnh tranh tự do, sự phân biệt giữa các nhà tư bản chưa thực sự

rõ ràng, và quy luật chủ yếu là quy luật lợi nhuận bình quân Tuy nhiên, trong chủ nghĩa TBĐQ, quy luật lợi nhuận độc quyền là kết quả quy luật của quyền lực Nhưng sự xuất hiện của quyền lực độc quyền không làm bản chất của chủnghĩa tư bản thay đổi Mặc khác, quy luật lợi nhuận độc quyền chỉ là một quan niệm sai lầm của quy luật giá trị thặng dư

Tỷ suất lợi nhuận bình quân là “con số trung bình” của tất cả các tỷ suấtlợi nhuận khác nhau hay tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số theo phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư và tổng tư bản xã hội

Trang 13

Lợi nhuận bình quân là lợi nhuận bằng nhau của tư bản bằng nhau đầu

tư vào các ngành sản xuất khác nhau Nó chính là lợi nhuận mà các nhà tư bảnthu được căn cứ vào tổng tư bản đầu tư, nhân với tỷ suất lợi nhuận bình quân, không kể cấu thành hữu cơ của nó như thế nào

3 Nguyên nhân hình thành

Theo Lênin “tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền” (Câu này ám chỉ rằng trong một môi trường kinh doanh tự do và cạnh tranh, các doanh nghiệp sẽ cạnh tranh với nhau để có được lợi thế và tăng sản lượng sản xuất của họ

Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, cạnh tranh và độc quyền luôn cùng đi đôi với nhau Độc quyền được sinh ra từ cạnh tranh nhưng không làm cho cạnh tranh bị triệt tiêu, ngược lại còn làm cho cạnh tranh trở nên gay gắt

và đa dạng hơn Mức độ khốc liệt sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi nền kinh tế thị trường Để hiểu rõ được nguồn gốc sâu xa của độc quyền, ta cần nhìn vào nhiều loại cạnh tranh khác nhau để tìm hiểu được bản chất:

Khi một số doanh nghiệp thành công hơn và có thể tăng sản xuất một cách hiệu quả hơn, họ có thể thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị trường Khi

Trang 14

đó, họ có khả năng kiểm soát một phần lớn hoặc toàn bộ thị trường, dẫn đến

sự tập trung sản xuất trong tay một số ít các công ty lớn Khi sự tập trung này đạt đến mức độ nhất định, các công ty lớn có thể tận dụng quyền lực và tài nguyên của họ để đạt được độc quyền trong ngành công nghiệp, giảm sự cạnhtranh và tăng giá cả, từ đó dẫn đến sự độc quyền trong sản xuất

Sự độc quyền hoặc sự thống trị của TBĐQ là nền tảng của chủ nghĩa TBĐQ Cuối thế kỷ XIX - Đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền do một vài nguyên nhân sau:

Một là, với sự tiến bộ trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, lực lượng sản xuất phát triển và tạo ra những ngành sản xuất mới với trình độ công nghệcao từ đầu Những ngành này thường là những doanh nghiệp lớn, yêu cầu các hình thức tổ chức kinh tế mới

Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cuối thế kỷ XIX như một vài sự ra đời và cải tiến của:

+ Lò luyện kim mới: cải tiến với việc sử dụng lò Bét-xme và lò Mác-tanh đã đẩy nhanh quá trình sản xuất thép Nhờ đó, thép được sử dụng phổ biến trong sản xuất như chế tạo máy, làm đường ray, đóng tàu và xây dựng

+ Động cơ Diezen đã dẫn đến sự ra đời và sử dụng xe ô tô

+ Máy phát điện: những tuốc bin chạy bằng sức nước, những tuốc bin liên hợp với đinamô thành máy tuốc bin phát điện, cung cấp nguồn điện năng mạnh mẽ và rẻ tiền

+ Và nhiều thành tựu khoa học khác

Nguyên nhân thứ hai, cạnh tranh tự do, trước hết, ép buộc các doanh

Trang 15

nhân phải cải tiến công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất; mặt khác, dẫn đến sựchiếm ưu thế của các doanh nghiệp lớn trong ngành hoặc trường hợp phải hợptác với nhau để tồn tại trong môi trường cạnh tranh Điều này dẫn đến sự xuất hiện của một số doanh nghiệp tư bản lớn kiểm soát một ngành hoặc một phần của các ngành công nghiệp Các doanh nghiệp và tập đoàn lớn với tài chính mạnh mẽ tiếp tục chịu sức ép cạnh tranh gay gắt với nhau, làm cho việc phân định người thắng cuộc trở nên khó khăn Do đó, xuất hiện xu hướng hợp tác

và thỏa thuận, góp phần hình thành các tổ chức độc quyền

Nguyên nhân thứ ba là thời điểm khủng hoảng kinh tế năm 1873 xuất phát từ các nguyên nhân:

5 Thiệt hại lớn về tài sản từ cuộc đại hỏa hoạn ở Chicago và

Boston khiến dự trữ ngân hàng ở thành phố New York lao dốc từ

50 triệu đô xuống còn 17 triệu từ tháng 9 đến tháng 10 năm 1873

Và chính cuộc khủng hoảng kinh tế nay đã làm cho nhiều doanh nghiệp nhỏ

và trung bình phá sản; một số còn tồn tại phải thực hiện các cải tiến kỹ thuật

để vượt qua khủng hoảng, từ đó thúc đẩy quá trình tập trung sản xuất Sự mở rộng của tín dụng từ phía các nhà tư bản đã giáng xuống một đòn bẩy mạnh

mẽ để đẩy mạnh quá trình tập trung tăng gia sản xuất

Nguyên nhân cuối cùng chính là sự tác động qua lại của các quy luật kinh tế sau:

Trang 16

- “Quy luật giá trị: là quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất hàng hóa, chi

phối hoạt động sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng hàng hóa” Theo

đó, việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải căn cứ vào hao phí lao động xã hộicần thiết cũng như trao đổi theo nguyên tắc ngang giá Trong nền kinh tế thị trường, quy luật giá trị được biểu hiện thông qua giá cả hàng hóa, đó là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa

- “Quy luật cạnh tranh: là quy luật khách quan chi phối hoạt động của các

chủ thể kinh doanh trên thị trường” Quy luật này thể hiện mối quan hệ tương

tác, tác động lẫn nhau giữa các chủ thể kinh doanh trong quá trình sản xuất, kinh doanh nhằm giành thị trường, thu lợi nhuận

- “Quy luật giá trị thặng dư: là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản,

chi phối quá trình sản xuất và thu lợi nhuận của nhà tư bản” Quy luật này

thể hiện mối quan hệ bóc lột giữa nhà tư bản và người lao động trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa

- “Quy luật tích lũy tư bản: là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản,

chi phối quá trình tích lũy và tập trung tư bản trong xã hội tư bản chủ

nghĩa” Quy luật này thể hiện mâu thuẫn xã hội gay gắt trong xã hội Tư bản

chủ nghĩa

Chính sự tác động này đã tạo một động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn

4 Đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền

4.1 Tập trung sản xuất và sự hình thành các tổ chức độc quyền

Trang 17

Sự xuất hiện của một số ít doanh nghiệp nhưng chiếm vai trò chủ đạo tập trung sản xuất, sở hữu đa số tài nguyên quan trọng như vốn, máy móc và nhân công, góp phần lớn vào sản xuất chính của nền kinh tế Các doanh

nghiệp này liên kết để giảm cạnh tranh xuống mức thấp nhất, kiểm soát thị trường và tối đa hóa lợi nhuận, dẫn đến tổ chức độc quyền xuất hiện trong hình thái xã hội đương thời

Tổ chức độc quyền: “Là liên minh giữa những nhà tư bản lớn để tập trung vào trong tay một phần lớn (thậm chí toàn bộ) sản phẩm của một

ngành, cho phép liên minh này phát huy ảnh hưởng quyết định đến quá trình sản xuất và lưu thông của ngành đó".

Lợi nhuận độc quyền, hay còn được biết đến là lợi nhuận vượt trội so với lợi nhuận bình quân, là kết quả của sự thống trị của các tổ chức độc quyền.

Giá cả độc quyền là giá cả do các tổ chức độc quyền áp đặt trong mua bán hàng hóa Các tổ chức này sẽ áp đặt giá độc quyền cao (khi bán) và giá độc quyền thấp (khi mua).

“Giá cả độc quyền = chi phí sản xuất + lợi nhuận độc quyền”

Ví dụ: Microsoft là nhà cung cấp hệ điều hành máy tính lớn nhất thế giới với

hơn 70% thị phần, do vị trí độc quyền này, Microsoft có thể đặt giá cao cho

hệ điều hành Windows của mình Theo một số ước tính, chi phí sản xuất hệ điều hành Windows chỉ chiếm một phần nhỏ giá bán Phần còn lại là lợi nhuận độc quyền mà Microsoft thu được…

Ngoài ra, các tổ chức độc quyền có quy mô lớn tích tụ và tập trung tư

Trang 18

bản, điều này đã dẫn đến việc hình thành các tổ chức độc quyền Các doanh nghiệp và xí nghiệp lớn cạnh tranh gay gắt và thường thỏa hiệp để tạo liên minh nắm độc quyền, ban đầu chỉ trong cùng một ngành (liên kết ngang), sau

đó mở rộng sang nhiều ngành khác nhau (liên kết dọc)

Những liên kết ngang được định nghĩa là quá trình hợp tác giữa các liênminh doanh nghiệp cùng ngành trong quá trình độc quyền hóa Sau đây là mộtvài hình thức liên kết ngang:

● Cartel là liên minh độc quyền giữa các doanh nghiệp thành viên hợp pháp thông qua ký kết để thống nhất về giá cả, quy mô sản lượng, thị trường tiêu thụ, kỳ hạn thanh toán, nhưng đối với việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thì các thành viên trong khối liên minh vẫn độc lập thực hiện

● Syndicate là hình thức mà ban quản trị chung sẽ quản lý việc tiêuthụ sản phẩm, nhưng các thành viên phải độc lập sản xuất Khi tương quan lực lượng giữa các liên minh không đồng đều có khả năng cao sẽ dẫn đến sự phá vỡ liên kết; vì vậy dẫn đến sự xuất hiện của Trust

● Trust là tổ chức độc quyền dạng công ty cổ phần Các nhà tư bảntham gia tổ chức này trở thành những cổ đông để thu lợi nhuận theo số lượng cổ phần

Kế tiếp là sự xuất hiện của sự liên kết dọc, tức là sự liên kết không chỉ của những xí nghiệp cùng một ngành mà nó đã mở rộng sự liên kết ra nhiều ngành nghề khác nhau, ví dụ như Consortium Đây là một dạng độc quyền điển hình về liên kết dọc, liên kết giữa các ngành nghề khác nhau nhưng đều

có điểm chung rằng liên quan đến kỹ thuật và kinh tế; Consortium cao cấp

Trang 19

hơn Cartel, Syndicate và Trust.

Đến giữa thế kỷ XX, nhờ sự phát triển của lực lượng sản xuất, công nghệ và khoa học đã dẫn đến một kiểu liên kết mới xuất hiện và phát triển - liên kết đa ngành Những tổ chức liên kết đa ngành như Conglomerat hay Concern ra đời, thâu tóm nhiều công ty, xí nghiệp thuộc những ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm thương mại, ngân hàng, vận tải và các dịch vụ khác,

● Conglomerat là tổ chức độc quyền kết hợp nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không liên quan trực tiếp về sản xuất hoặc dịch vụ cho sản xuất, hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực kinh doanh chứng khoán và kinh doanh tài chính

● Concern: là tổ chức độc quyền đa ngành, đa quốc gia, đối tượng tham gia của tổ chức này là hàng trăm công ty, xí nghiệp hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau, được phân bổ ở nhiều quốc gia nhằm khắc phục tính rủi ro cao của chuyên môn hóa hẹp và đối phó với luật chống độc quyền

4.2 Tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt tác động sâu sắc đến nền kinh

tế thị trường

Đối với tác động qua lại của độc quyền ngân hàng và độc quyền công nghiệp được thể hiện rõ qua việc các khoản đầu tư cổ phần tại các ngân hàng lớn được mua lại bởi các doanh nghiệp độc quyền công nghiệp còn độc quyềnngân hàng sẽ đầu tư vào các hoạt động của độc quyền công nghiệp Kết quả của quá trình này dẫn đến sự xuất hiện của một loại hình tư bản mới là tư bản tài chính

Trang 20

Điều này buộc họ phải chấm dứt hoạt động hoặc sáp nhập vào các ngânhàng lớn để tồn tại Như vậy, ngân hàng trở thành nhà cầm quyền chi phối hoạt động kinh tế - xã hội, nắm giữ phần lớn tư bản tiền tệ trong xã hội và điều này dẫn đến sự hình thành của các tổ chức độc quyền ngân hàng Các tổ chức độc quyền này cho phép các doanh nghiệp trong ngành vay và gửi số tiền lớn trong thời gian dài, tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa họ

Về mặt kinh tế, bọn đầu sỏ tài chính thiết lập sự thống trị bằng cách nắm giữ số lượng cổ phiếu (chế độ tham dự) tại “công ty mẹ”, rồi qua công ty

mẹ chi phối các “công ty con”, “công ty cháu”,

Về mặt chính trị, hệ thống tài phiệt chi phối các chính sách nội lẫn ngoại giao của nhà nước, biến nhà nước trở thành công cụ phục vụ cho quyền lợi của các tài phiệt

4.3 Mở rộng xuất khẩu tư bản

Trang 21

“Xuất khẩu tư bản là mang tư bản ra nước ngoài để đầu tư nhằm thu giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác ở các nước nhập khẩu tư bản"

Xuất khẩu tư bản có hai hình thức cơ bản: Thứ nhất là đầu tư trực tiếp, thông qua việc cải tạo hoặc mua các doanh nghiệp hoạt động ở nước nhận đầu

tư để quản lý và kinh doanh trực tiếp Thứ hai là đầu tư gián tiếp, bằng việc thu lợi nhuận từ việc cho vay , mua chứng khoán, thông qua các tổ chức trunggian

Ngoài ra, xuất khẩu tư bản cũng có hai chủ thể xuất khẩu: Đầu tiên là xuất khẩu tư bản tư nhân do các tổ chức hoặc cá nhân thực hiện, thường đầu

tư vào các ngành có vòng quay vốn ngắn và lợi nhuận cao; và xuất khẩu tư bản nhà nước, do chính phủ hoặc các tổ chức quốc doanh thực hiện, thông qua việc đầu tư vào hạ tầng, viện trợ, nhằm mục tiêu kinh tế, chính trị và quânsự

4.4 Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tập đoàn tư bản độc quyền

Sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức độc quyền đã thúc đẩy họ đạt được thỏa hiệp nhằm tăng cường vị thế độc quyền trong các lĩnh vực và thị trường quan trọng Điều này đã dẫn đến sự phân chia thị trường thế giới, cũngnhư sự hình thành các liên minh độc quyền quốc tế

+ Quá trình tích tụ và tập trung tư bản phát triển, việc xuất khẩu tư bản tăng lên cả về quy mô và phạm vi tất yếu dẫn tới sự phân chia thế giới về mặt kinh

tế giữa các tập đoàn tư bản độc quyền và hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế

+ Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, thị trường ngoài nước có ý

Trang 22

nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước đế quốc Một mặt, do lực lượng sản xuất phát triển cao đòi hỏi ngày càng phải có nhiều nguồn nguyên liệu và nơi tiêu thụ Mặt khác, do thèm khát lợi nhuận siêu ngạch thúc đẩy tư bản độcquyền tăng cường bành trướng ra nước ngoài, cần có thị trường ổn định

thường xuyên

+ Do cạnh tranh khốc liệt nhằm mở rộng thị trường ngoài nước giữa các tổ chức độc quyền lớn của các quốc gia, tất yếu dẫn đến sự thỏa hiệp và hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế dưới dạng Cartel, Syndicate, Trust quốc tế

4.5 Thúc đẩy chính phủ can dự vào việc phân định khu vực lãnh thổ ảnh hưởng là cách thức để các tổ chức độc quyền bảo vệ lợi ích độc quyền

Sự phân chia thế giới về mặt lãnh thổ giữa các cường quốc và đế quốc được mở rộng, củng cố và tăng cường bằng việc phân chia thuộc địa trên thế

giới V.I Lênin đã chỉ ra rằng: “Chủ nghĩa tư bản phát triển càng cao,

nguyên liệu càng khan hiếm, sự cạnh tranh càng ác liệt và việc tìm kiếm nguồn lực trên toàn thế giới càng cấp thiết, thì cuộc đua để chiếm giữ lãnh thổ càng trở nên khốc liệt hơn”

Các cường quốc và đế quốc tăng cường việc xâm chiếm lãnh thổ vì những lãnh thổ này đảm bảo nguồn nguyên liệu và thị trường ổn định, đảm bảo đạt được các mục tiêu kinh tế, quân sự và chính trị Đầu thế kỷ XX, các cường quốc tư bản đã hoàn tất quá trình phân chia thuộc địa Tuy nhiên, sự không cân đối trong phát triển kinh tế và phân chia lãnh thổ đã dẫn đến các cuộc đấu tranh đòi lại quyền kiểm soát lãnh thổ Đây cũng là nguyên nhân chủ

Trang 23

yếu của hai cuộc Chiến tranh Thế giới.

Những đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa TBĐQ có mối liên hệ mật thiết với nhau, thể hiện được bản chất thống trị của TBĐQ và cách thực thi lợi ích của các tập đoàn độc quyền

II Độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản

1 Định nghĩa

Là hình thức độc quyền do nhà nước nắm giữ vị trí độc quyền trong một số lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế Mục đích của việc này để tạo ra sức mạnh vật chất cho sự ổn định chính trị xã hội, phù hợp với các thời kỳ phát triển của lịch sử Mặt khác, sức mạnh của độc quyền tư nhân và của nhà nước đã tạo nên một khối liên kết chặt chẽ và sự phụ thuộc của quyền lực nhà nước bởi các tổ chức độc quyền

2 Nguyên nhân hình thành:

2.1 Nhu cầu điều tiết các cơ cấu kinh tế to lớn

Tích tụ và tập trung vốn dẫn đến sự xuất hiện của những cơ cấu kinh tế với quy mô khổng lồ Vì vậy, điều tiết sản xuất và phân phối thì nhà nước là lựa chọn phù hợp nhất

2.2 Phát triển các ngành kinh tế quan trọng

Sự ra đời của một số lĩnh vực mới đóng vai trò quan trọng trong sự pháttriển kinh tế xã hội, nhưng yêu cầu vốn đầu tư lớn, lợi nhuận thấp và thời gianthu hồi vốn kéo dài, doanh nghiệp tư nhân không có ý định đầu tư vào các ngành này Vì vậy, chính phủ phải tiếp quản các lĩnh vực này

2.3 Giảm thiểu bất bình đẳng xã hội

Sự thống trị của độc quyền tư nhân đã dẫn đến sự mâu thuẫn giai cấp rõ

Ngày đăng: 05/11/2024, 10:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w