1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài đặc điểm kinh tế cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

30 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc điểm kinh tế cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Tác giả Nhom
Trường học Khoa K62
Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mác - Lê-nin
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 2,02 MB

Nội dung

Trong quá trình phần đấu đê đạt mục đích cao cả đó, giai cấp công nhân, chính Đảng cộng sản phải hoàn thành nhiệm vụ của các giai đoạn khác nhau, trong đó có mục đích, nhiệm vụ cụ thê củ

Trang 1

TIEU LUAN Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin (ML228) Đề tài: Đặc điểm kinh tế cơ bản của thời kỳ quá độ lên

chủ nghĩa xã hội

Nhom: 8 Lop: ML 228

Khoa: K62 TP.HCM, ngay 15 thang 3 nam 2024

Trang 2

TABLE OF CONTENTS PHAN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ

I Chu nghĩa xã hội

2 Bản chất của chủ nghĩa xã hội 55 St TH TH 12g te ryu 2 3 Các trường phái của chủ nghĩa xã hội - - 2 2012201921321 1 1121318225 281111122 1x2 3 4, Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam hiện nay G12 1201211221112 23 2x rrr 5 II Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 6 1 Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội lồ GÌ? HH HH 111 1xx key 6 2 Tính tất yếu khách quan của thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội 6

TH Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội - 7 2, Trén lirth var CHUAN VG n6 6 6AAAA 8

K1, 06.186 nan 1p 756 ốốốốốeốe.ee Ả.Ả 8

A BEE WAG oe cccccccccssssssssssssessessssvsssescessesssssussesssessnsnnesisseessssuummmseeeesnnansseseesstssnnnenesees 8

PHÂN 2: PHẦN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC QUAN ĐIÊ'M 5< 5ss©cs+cescresrvee 9 IL Quan điểm của V.I.Lênin về đặc điểm kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã

LTinh chất nhiều thành phân, đặc diém cơ bản của thời ki quá độ lên CNXH 9 2 Mắi quan hệ giữa quy luật chung và tính đặc thù của nền kinh tế nhiều thành

phần trong thời kỳ quá độ lên chú nghĩa xã hội 52 SH ren 10

II Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 13

1 Khái niệm về thời kỳ quá độ - nh nh HH 22g re re, 14

2 Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: 14

2.1 Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác — LênÌH: à cnnnnnnHe neo 14

2.2 Theo tw twong Hồ Chí Mình: THEnH t1211 rau 14

a/ Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội: - 52 2S re 14

b/ Khả năng về quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt

NAME 16

c/ Nguyên tắc, bước đi, biện pháp thực hiện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã

' .À.À ằ 18 d/ Phương châm thực hiện bước đi trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam |9 e/ Các bước đi nông nghiệp của Hồ Chí Minh - 0 2122 HH nhờ 19 f/ Các bước đi công nghiệp của Hồ ã cece 20 g/ Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra hai điều kiện để công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi: - 5 - c nTHnHHHnHn HH2 H122 1211 re 20 THỊ Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đặc điểm kinh tế của thời kỳ quá độ lên CÍHH HgÌHlA XÃ lHỘI << SH TH TH TH II TH TH TH TH TH TH ch ctgvớ 20

1 Quan điểm của Đảng về đặc điểm kinh tế qua từng thời kỳ sóc 21 1.1 Đại hội dai biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986) - + s+ 21 1.2 Đại hội đại biểu toàn quộc lần thứ VII của Đảng (năm 1991) c2 22 1.3 Đại hội đại biểu toàn quoc lần thứ VIII của Đảng (năm 1996) 22 1.4 Đại hội đại biểu toàn quộc lần thứ IX của Đảng (năm 201) - + cà: 23 1.5 Đại hội đại biểu toàn quộc lần thứ X của Đảng (năm 2006) ee 23 1.6 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (năm 2011) - s- se 23

Trang 3

1.7 Dai hội đại biéu toan quéc ln thir XII cia Dang (nim 2016) 24

1.8 Dai hội đại biéu toan quéc lan thr XIII cua Dang (nam 2021) 24

2 Đảng ta xác định mục tiêu, nội dung và phương hướng di lên chủ nghĩa xã hội của thời kỳ quá độ ở nước ta trong công cuộc đôi mới - - 2c 2c sex ssssz vs 24 2.1 Mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội của thời kỳ quá độ ở nước ta trong công cuộc OD GB ee 24 2.2 Nội dung di lên chủ nghĩa xã hội của thời kỳ quá độ ở nước ta trong công cuộc «00000 D0 QMMMMMMMMMMu ggđ1111111.1111,, 25 KSMV')›::-ð ‹.<ŨÚÚÚ 26

PHẢÂN 3: QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN VÀ KẾT LUẬIN e-ccce<ceecrersreerreexeerrerrs 26

I Quan điểm cá nhân 26

Trang 4

PHAN 1: GIOL THIEU CHUNG VE THOI KY QUA DQ LEN CHU

NGHIA XA HOI VA CAC QUAN DIEM CHINH

1 Chủ nghĩa xã hội 1 Khái niệm về chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa xã hội là một trong ba ý thức hệ chính trị lớn hình thành trong thế kỷ 19 bên cạnh chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo thủ Không có định nghĩa rõ ràng về chủ nghĩa xã hội mà nó bao gôm một loạt các khuynh hướng chính trị từ các phong trào đầu tranh chính trị và các đảng công nhân có tinh thần cách mạng, những người muốn lật đô chủ nghĩa tư bản nhanh chóng và bằng bạo lực cho tới các dòng cải cách chấp nhận Thẻ chế đại nghị và dân chủ như

chủ nghĩa xã hội dân chủ, thậm chí phát xít Đức cũng tự nhận mình là những người theo chủ

nghĩa xã hội Theo đó, có sự phân biệt giữa những khuynh hướng chủ nghĩa cộng sản, dân

chủ xã hội và vô chính phủ Những người theo chủ nghĩa xã hội thường nhắn mạnh gia tri co

bản như bình đẳng, công bằng và đoàn kết và đề cao mối quan hệ chặt chẽ giữa những phong

trào xã hội và lý thuyết phê phán xã hội Họ theo đuổi mục tiêu tạo ra một trật tự xã hội hòa

hợp và hướng đến công bằng xã hội

Trong lịch sử, tại nhiều quốc gia đã và đang tôn tại những hệ thống chủ nghĩa xã hội nhà nước thường được gọi là nhà nước cộng sản như Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, Đông Đức và Cuba

2 Bản chất của chủ nghĩa xã hội s Chủ nghĩa xã hội giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải

phóng con người, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện

Mục đích cao cả của chủ nghĩa xã hội cần đạt đến là xóa bỏ sự phân chia xã hội thành giai

cấp, biến tất cả thành viên trong xã hội thành người lao động, tiêu điệt cơ sở của mọi tình

trạng người bóc lột người Trong quá trình phần đấu đê đạt mục đích cao cả đó, giai cấp công

nhân, chính Đảng cộng sản phải hoàn thành nhiệm vụ của các giai đoạn khác nhau, trong đó

có mục đích, nhiệm vụ cụ thê của thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội - tạo ra các điều kiện về

cơ sở vật chất - kỹ thuật và đời sống tính than dé thiết lập xã hội cộng sản

© Chu nghia xa héi cé nén kinh té phat triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại

và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu Đặc trưng về phương diện kinh tế của chủ nghĩa xã hội Là mục tiêu cao cả nhất của chủ nghĩa xã hội lả giải phóng con người trên cơ sở điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, ma xét đến cùng là trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất Chủ nghĩa xã hội là xã hội có nền

kinh tế phát triển cao, với lực lượng sản xuất hiện đại, quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, được tổ chức quản lý hiệu quả, năng suất lao động cao và phân phối

chủ yếu theo lao động s Chủ nghĩa xã hội có nhà nước kiểu mới mang bản chất giai cấp công nhân, đại biểu

cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động

Trang 5

Các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội đã khẳng định trong chủ nghĩa xã hội phải thiết lập nha nước chuyên chính vô sản, nhà nước kiểu mới mang bản chất của giai cấp công nhân, đại

biéu cho lợi ích, quyền lực và ý chi của nhân dân lao động

© - Chủ nghĩa xã hội có nên văn hóa phái triển cao, kế thừa và phát huy những giá trị

của văn hóa dân lộc và tỉnh hóa văn hóa nhân loại

Tính ưu việt, sự ôn định và phát triển của chế độ xã hội chủ nghĩa không chỉ thê hiện ở lĩnh

vực kinh tế, chính trị mà còn ở lĩnh vực văn hóa - tinh thần của xã hội Trong chủ nghĩa xã

hội, văn hóa là nền tảng tinh than của xã hội, mục tiêu, động lực của phát triển xã hội, trọng tâm là phát triên kinh tế; văn hóa đã hun đúc nên tâm hôn, khí phách, bản lĩnh con người,

biến con người thành con người chân, thiện, mỹ s Chủ nghĩa xã hội bảo đảm bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và có quan hệ hữu

nghị, hợp tác với nhân dân các nước trên thể giới

Vấn đề giai cap và dân tộc, xây dựng một cộng đồng dân tộc, giai cấp bình đẳng, đoàn kết,

hợp tác, hữu nghị với nhân dân các nước trên thế giới luôn có vị trí đặc biệt quan trọng trong

hoạch định và thực thi chiên lược phát triên của môi dân tộc và môi quôc gia

Bảo đảm bình đăng, đoàn kết giữa các dân tộc và có quan hệ hợp tác, hữu nghị với nhân dân tất cả các nước trên thế giới, chủ nghĩa xã hội mở rộng được ảnh hưởng và góp phần tích cực

vào cuộc đầu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lap dan toc, dân chủ và tiễn

bộ xã hội 3 Các trường phái của chủ nghĩa xã hội Mục tiêu của tất cả các phong trào theo chủ nghĩa xã hội là xây dựng một xã hội công bằng hơn chủ nghĩa tư bản nhưng họ thường bất đồng trong các quan điểm về chủ nghĩa xã hội,

cách thức cải tạo chủ nghĩa tư bản thành chủ nghĩa xã hội, mô hình nhà nước, vai trò nhà

nước trong nền kinh tế, mô hình quản lý sản xuất Khác với những người theo chủ nghĩa công đoàn vô chính phủ hay vô chính phủ, chủ nghĩa xã hội tự do cá nhân, hầu hết các trường phái chủ nghĩa xã hội đều đề cao vai trò của nhà nước Hai trường phái chủ nghĩa xã hội co bản là trường phái chủ nghĩa xã hội dân chủ và chủ nghĩa cộng sản Mục tiêu của những người cộng

sản không chỉ đề cao vai trò của nhà nước, sở hữu nhà nước mà tiễn tới một xã hội cộng sản

Theo lý luận của những người cộng sản, nhất thiết cần tiền hành cách mạng vô sản đề xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, tuy nhiên không phải là nhất thiết trong mọi hoàn cảnh Thực tế là những

người cộng sản cũng tham gia đầu tranh nghị trường nều tự do tư tưởng và tự do chính trị

duoc bao dam

Chấp thuận kinh tế thị trường hoặc kinh tế phi thị trường cũng là một tranh cãi trong nội bộ những người xã hội chủ nghĩa Một số trường phái cho rằng cần xóa bỏ kinh tế thị trường, vì nó dẫn đến bát bình đẳng xã hội và khủng hoảng kinh tế Các trường phái ủng hộ kinh tế thị trường cho rằng chỉ cần có bản tay nhà nước hoặc thê chẻ khác đề điều chỉnh thị trường theo

mục tiêu xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên có một số đặc điểm chung phô quát trên lý thuyết: ủng hộ sự can thiệp của nhà nước vào nèn kinh tế và đời sống xã hội, công bằng xã hội (dù lý giải 4

Trang 6

khác nhau), dân chủ cho đa số, để cao sự hòa hợp xã hội, chống chủ nghĩa dân tộc ich ky va

chủ nghĩa cá nhân ích ky Sự thích ứng của chủ nghĩa tư bản đặc biệt là sự đa dang hóa trong sở hữu và quản lý gây khó khăn và làm phân hóa thêm những người theo chủ nghĩa xã hội

© Chủ nghĩa Mác Lê-nm: Theo quan điểm của chủ nghĩa Marx - Lenin, chủ nghĩa xã hội là giai đoạn thấp của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa Từ những luận điêm mang tính dự báo của Marx, Engels về chủ nghĩa xã hội vả quan điêm của Lenin từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có thê thấy được những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội

Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người, tạo điều kiện đề con người phát triển toàn diện Tính nhân đạo, nhân văn của chủ

nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng san thể hiện bản chất ưu việt, quan tâm hàng đầu đến con nƯỜI

Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Marx và Engels đã khẳng định: "Thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó

sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”

Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản đã phản ánh tính nhân văn cao cả của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản Dây cũng chính là giá trị khoa học

- thực tiễn bền vững của học thuyết Marx Lenin, từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, đã nêu rõ mục tiêu lâu dài mà những người cộng sản phải hướng tới: "thiết lập một xã hội cộng sản, đáp ứng thỏa mãn nhu

cầu của người lao động" Ông cũng chỉ rõ: "Khi bắt đầu những cải tạo xã hội chủ nghĩa,

chúng ta phải đặt rõ cái mục đích mà những cải tạo xã hội chủ nghĩa đó rút cục nhằm tới, cụ thể là thiết lập một xã hội cộng sản chủ nghĩa, một xã hội không chỉ hạn chế ở việc tước đoạt các công xưởng, nhà máy, ruộng đất và tư liệu sản xuất, không chỉ hạn chế ở việc kiểm kê,

kiêm soát một cách chặt chẽ việc sản xuất và phân phối sản phâm, mà còn đi xa hơn nữa, đi tới việc thực hiện nguyên tắc: làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu Vì thế cái tên gọi

“Đảng Cộng sản” là duy nhất chính xác về mặt khoa học” Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải dựa trên lực lượng sản xuất phát triển cao; chế độ công hữu

về tư liệu sản xuất chủ yếu từng bước được xác lập; tô chức quản lý có hiệu quả, năng suất lao động cao; phân phối theo lao động là chủ yếu Khi phân tích mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, Marx và Engels

đã chỉ ra: sự tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa là lực cản lớn nhất, kìm hãm sự phát triên của tiến bộ xã hội Chính vì vậy, cuộc cách mạng cộng sản phải xoá bỏ chế

độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Hai ông đã khẳng định: "Đặc trưng của chủ nghĩa

xã hội không phải là xoá bỏ chế độ sở hữu nói chung, mà là xoá bỏ chế độ sở hữu tư sản" Chế độ tư hữu tư sản hiện thời, lại là biêu hiện cuối cùng và đầy đủ nhất của phương thức sản

xuất và chiếm hữu sản phâm dựa trên những đối kháng giai cấp, trên cơ sở những người này bóc lột của những người kia Theo ý nghĩa đó, những người cộng sản có thê tóm tắt lý luận

của mình thành một luận điểm duy nhất là: xoá bỏ chế độ tư hữu Xóa bỏ chế độ tư hữu, xác lập từng bước chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu là bản chất ưu việt của xã hội xã

Trang 7

hội chủ nghĩa Đó là cơ sở kinh tế đê xây dựng một xã hội công bằng, bình đắng, tiến bộ,

quan hệ tốt đẹp giữa người và người Tuy nhiên, đây là quá trình khó khăn, phức tạp, lâu dải, không thê thực hiện chóng vánh, ngay lập tức được Trong hoàn cảnh của Việt Nam, theo Hồ

Chí Minh, “Muốn cho chủ nghĩa cộng sản thực hiện được, cần phải có kỹ nghệ, nông nghiệp

va tat cả mọi người đều được phát triển hết khả năng của mình Ở nước chúng tôi những điều kiện ấy chưa có đủ”

Về chính trị - xã hội, xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội dân chủ, Nhà nước xã hội chủ

nghĩa vừa mang bản chất của giai cấp công nhân vừa mang tính nhân dân rộng rãi Xã hội xã

hội chủ nghĩa là một chế độ dân chủ, quyền lực cao nhất thuộc vẻ nhân dân Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước thê hiện trước hết nó là một công cụ đề bảo vệ lợi ích của giai cap công nhân Song lợi ích của giai cấp công nhân về cơ bản là thống nhất với lợi ích của nhân

dân lao động, do vậy, Nhà nước xã hội chủ nghĩa còn mang tính nhân dân rộng rãi

Về văn hóa — tư tưởng, trong xã hội xã hội chủ nghĩa phải có nền văn hoá phát triển cao; kế thừa và phát huy những giá trị của văn hoá dân tộc va tinh hoa van hoa của nhân loại Trong

các chế độ dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân sẽ dẫn đến tình trạng tha hóa con người, tha

hoá của người lao động Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, con người có đầy đủ điều kiện tiến từ "vương quốc tất yếu" sang "vương quốc tự do" Phat trién văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho người lao động trở thành một nhiệm vụ cấp bách và có ý nghĩa đột phá đề xây dựng chủ nghĩa xã hội

Về quan hệ dân tộc, xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội bảo đảm công bằng, bình đẳng,

đoàn kết giữa các dân tộc Trong "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản", Marx và Engels đã nêu luận điểm giá trị: xoá bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xoá bỏ Lenin đã bố sung, phát triển những quan điểm của Marx và Engels về quan hệ giữa các dân tộc trong điều kiện mới, đồng thời đi sâu giải quyết những

vấn đề vẻ '“dân tộc thuộc địa”, các “dân tộc bị áp bức” trên thế giới, khuyến khích các phong

trào giành độc lập, chủ quyền gắn với cuộc đâu tranh giải phóng dân tộc Về quan hệ quốc tế, quan hệ giữa dân tộc và quốc tế được giải quyết trên cơ sở kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân Marx và Engels, Lenin đều

thống nhất trong luận điểm: chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội là có tính chất quốc tế Chủ

nghĩa yêu nước phải kết hợp với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân trong các phong trào cách mạng, hướng đến chủ nghĩa xã hội Lenin khẳng định: "Khong có sự có gắng tự nguyện tiến tới sự liên minh và sự thống nhất của giai cấp vô sản, rồi sau nữa, của toàn thê

quân chúng cần lao thuộc tất cả các nước và các dân tộc trên toàn thề giới, thì không thé

chiến thắng hoàn toàn chủ nghĩa tư bản được" 4 Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam hiện nay Lựa chọn con đường chủ nghĩa xã hội là sự nhất quán của Đảng cộng sản Việt Nam Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng cộng sản Việt Nam luôn luôn khăng định: "Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân

Trang 8

Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, con đường tất yêu của cách mạng

Việt Nam" Xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là chế độ xã hội ưu việt và vì nhân dân Xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là đem lại tự do, hạnh phúc của nhân dân: “Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vỉ con người, chứ không phải vì lợi

nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phâm giá con người Chúng ta cần sự phát trién về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công băng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu, nghèo và bất bình đăng xã hội, với phương châm - dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát,

1 Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì?

Thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội về phương diện chính trị là việc thiết

lập, tăng cường chuyên chính vô sản mà thực chất của nó là việc giai cấp công nhân nắm và sử dụng quyền lực nhà nước trấn áp giai cấp tư sản, tiễn hành xây dựng một xã hội không giai cấp

Về mặt lí luận và thực tiễn, thời ky quá độ từ củ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội được hiểu

theo hai nghĩa: thứ nhất, đối với các nước chưa trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển, cần thiết phải có thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội; thứ hai, đối với những nước đã trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển, giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản có một thời kỳ quá độ nhất định - quá độ chính trị, thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nay sang xã hội kia, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản

2 Tính tất yếu khách quan của thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội

© Mot la, bat ky qua trinh chuyên biến từ một xã hội nay lên một xã hội khác đều nhất

định phải trải qua một hời ky gọi là thời kỳ quả độ Đó là thời kỹ còn có sự đan xen lẫn nhau giữa các yêu tố mới và cũ trong cuộc đầu tranh với nhau Có thê nói đây là thời kỳ của cuộc đầu tranh “ai thắng ai” giữa cái cũ và cái mới mà nói chung theo tính

tat yêu phát triên lịch sử thì cái mới thường chiến thắng cái cũ, cái lạc hậu Từ chủ

nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội không là ngoại lệ lịch sử Hơn nữa, từ chủ nghĩa tư

bản lên chủ nghĩa xã hội là một bước nhảy lớn và căn bản về chất so với các quá trình thay thế từ xã hội cũ lên xã hội mới đã từng diễn ra trong lịch sử thì thời kỳ quá độ lại

càng là một tat yêu, thậm chí có thể kéo dài Nhất là đối với những nước còn ở trình

độ tiên tư bản thực hiện thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì “những cơn đau để” này còn có thê rất dài với nhiều bước quanh co

Trang 9

© Hai là, sự ra đời của một xã hội mới bao giờ cũng có những sự kế thừa nhất định từ những nhân tố do xã hội cũ tạo ra Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội là sự kề thừa đối với

chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là trên phương diện kế thừa cơ sở vật chất kỹ thuật đã được

tạo ra bởi sự phát triển của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa Tuy nhiên, cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội mặc dù cũng là nên sản xuất đại công nghiệp nhưng đó

là nền sản xuất đại công nghiệp xã hội chủ nghĩa chứ không phải là nền đại công

nghiệp tư bản chủ nghĩa Do đó nó cũng cần phải có thời kỳ quá độ của bước cải tạo, kế thừa và tái cầu trúc nên công nghiệp tư bản chủ nghĩa Đối với những nước chưa từng trải qua quá trình công nghiệp hóa tiến lên chủ nghĩa xã hội, thời kỳ quá độ cho

việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội cảng có thể kéo đài với nhiệm vụ trọng tâm của nó là tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa Đó là một

nhiệm vụ vô cùng to lớn và đầy khó khăn, không thê “đốt cháy giai đoạn” được

® - Ba là, các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự phát nảy sinh trong long chủ

nghĩa tư bản, chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa Sự

phát triên của chủ nghĩa tư bản, dù đã ở trình độ cao cũng chỉ có thê tạo ra những điều

kiện, tiền đề cho sự hình thành các quan hệ xã hội mới xã hội chủ nghĩa, đo vậy cũng

cần phải có thời gian nhất định đề xây dựng và phát triển những quan hệ đó

¢ Bốn là, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công việc mới mẻ, khó khan và

phức tạp Với tư cách là người chủ của xã hội mới, giai cấp công nhân và nhân dân lao động không thê ngay lập tức có thê đảm đương được công việc ấy, nó cần phải có

thời gian nhất định Do kết cầu kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đa

dạng, phức tạp, nên kết cầu giai cấp của xã hội trong thời kỳ này cũng đa dạng phức tạp Nói chung, thời kỳ này thường bao gồm: giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp

trí thức, những người sản xuất nhỏ, tầng lớp tư sản và một số tầng lớp xã hội khác tuỳ

theo từng điều kiện cụ thê của mỗi nước Các giai cấp, tầng lớp này vừa hợp tác, vừa đầu tranh với nhau

HI Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên Chú nghĩa xã hội Đặc điểm nôi bật của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là sự tồn tại

những yếu tố của xã hội cũ bên cạnh những nhân tố mới của chủ nghĩa xã hội trong mối quan hệ vừa thống nhất vừa đầu tranh với nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã

hội

1 Trên lĩnh vực kinh tế: Thời kỳ quá độ là thời ky tất yếu còn tổn tại một nền kinh tế nhiều thành phan trong một hệ

thống kinh tế quốc dân thông nhất Đây là bước quá độ trung gian tất yếu trong quá trình xây

dựng chủ nghĩa xã hội, không thê dùng ý chí đê xóa bỏ ngay kết cầu nhiều thành phần của nên kinh tế, nhất là đối với những nước còn ở trình độ chưa trải qua sự phát triên của phương

thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được xác lập trên cơ

sở khách quan của sự tôn tại nhiều loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất với những hình thức tô

chức kinh tế đa dạng, đan xen hỗn hợp và tương ứng với nó là những hình thức phân phối

Trang 10

khác nhau, trong đó hình thức phân phối theo lao động tất yêu ngày cảng giữ vai trò là hình thức phân phối chủ đạo

Trong thời ky quá độ lên chủ nghĩa xã hội cân phải sắp xếp, bô trí lại lực lượng sản xuât hiện

có của xã hội, cải tạo quan hệ sản xuât cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới theo hướng tạo ra

sự phát triển cân đôi của nên kinh tê, đáp ứng ngày càng tôt hơn nhu câu của nhân dân

2 Trên lĩnh vực chính trị

Do kết cầu kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đa dạng, phức tạp, nên kết cấu giai

cấp của xã hội trong thời kỳ này cũng đa dạng phức tạp Nói chung, thời kỳ này thường bao gồm: giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức, những người sản xuất nhỏ, tầng lớp tư

sản và một số tầng lớp xã hội khác tuỳ theo từng điều kiện cụ thê của mỗi nước Các giai cấp,

tang lớp này vừa hợp tác, vừa đầu tranh với nhau 3 Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều yếu tố tư tưởng và văn hoá khác

nhau Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa còn tồn tại tư tưởng tư sản, tiểu tư sản, tâm lý tiểu

nông, V.V Theo V.I Lênin, tính tự phát tiêu tư sản là “kẻ thù giấu mặt hết sức nguy hiểm,

nguy hiểm hơn so với nhiều bọn phản cách mạng công khai” Trên lĩnh vực văn hoá cũng tồn tại các yếu tô văn hoá cũ và mới, chúng thường xuyên đầu tranh với nhau Do đó cần phải

từng bước khắc phục những tệ nạn do xã hội cũ đề lại, từng bước khắc phục sự chênh lệch

phát triên giữa các vùng miền, các tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu bình đăng xã hội Đồng thời xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người theo mục tiêu lý

tưởng là tự do của người này là điều kiện, tiền đề cho sự tự do của người khác

Như vậy, thực chất của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ diễn ra cuộc đầu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản đã bị đánh bại không còn là giai cấp thống trị và những thế lực chống phá chủ nghĩa xã hội với giai cấp công nhân và quân chúng nhân dân lao động Theo quan điêm của Mác-Lenin, xã hội nảo rồi cũng trải qua thời kì này, sự

hiện diện của chúng trong lịch sử và tương lai của mỗi xã hội có thể được xem là tất yếu

Cuộc đầu tranh giai cấp diễn ra trong điều kiện mới là giai cấp công nhân đã nắm được chính quyên nhà nước, quản ly tat cả các lĩnh vực đời sống xã hội Cuộc đầu tranh giai cấp với

những nội dung, hình thức mới, diễn ra trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, tư tưởng - văn hóa,

bằng tuyên truyền vận động là chủ yếu, bằng hành chính và luật pháp

4 Kết luận

Như vậy, thực chất của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ diễn ra cuộc đầu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản đã bị đánh bại không còn là giai cấp thống trị và những thế lực chống phá chủ nghĩa xã hội với giai cấp công nhân và quân chúng nhân

dân lao động Theo quan điểm của Mác-Lenin, xã hội nào rỗi cũng trải qua thời kì này, sự hiện diện của chúng trong lịch sử và tương lai của mỗi xã hội có thể được xem là tất yếu

Cuộc đầu tranh giai cấp diễn ra trong điều kiện mới là giai cấp công nhân đã nắm được chính quyên nhà nước, quản ly tat cả các lĩnh vực đời sống xã hội Cuộc đầu tranh giai cấp với

9

Trang 11

những nội dung, hình thức mới, diễn ra trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, tư tưởng - văn hóa,

bằng tuyên truyền vận động là chủ yếu, bằng hành chính và luật pháp PHAN 2: PHAN TICH VA DANH GIA CAC QUAN DIEM

I Quan diém cia V.I.Lénin vé dic diém kinh té cia thoi ky qua d6 lén chu nghia x4 hdi

1 Tinh chat nhiều thành phần, đặc điểm cơ bản của thời kì quá độ lên CNXH Mác nghiên cứu về Chủ nghĩa Cộng sản mà tất nhiên đê có được chủ nghĩa cộng sản thì phải có thời kỳ quá độ dé chuyên biến từ Chủ nghĩa Tư Bản lên Chủ nghĩa Cộng Sản Quá trình

nghiên cứu về Chủ nghĩa Tư bản, nó đang ở trong quá trình phát triển và ông đã chứng minh

được những thành tựu rực rỡ của mình Nghiên cứu đó của ông có những cái tiễn bộ nhiều

hơn so với các chế độ xã hội trước đó, tuy nhiên ông vẫn nhìn ra cái hạn chế của nó rằng sự

nghiên cứu của ông đều mang tính lí luận Mà lúc này thắng lợi của Cách mạng Tháng 10 Nga, nước Nga Xô Viết bắt đầu bước vào thời kì Chủ nghĩa Xã hội, một mô hình mả Mác và

Ăngghen có nói đến và bây giờ đã được cụ thê hóa thông qua nghiên cứu thực tiễn của Lê-

nin Khi bước vào tổ chức một nước Nga-Xô Viết, Chủ nghĩa xã hội thì Lênin đã gặp phải những vấn đề thực tế Điều đó đã đòi hỏi ông phải phát triên lí luận của Mác-Ăngghen Quan điểm của Lê-nin không phải chỉ đề bảo vệ lí luận của Mác Anghen, Lenin còn phát triển lí

luận của Mác Angghen Quan điểm của Lênin là hệ thống lí luận mở vì nó đặt ra nền tảng, bé

sung nghiên cứu nhưng nó vẫn cân dé có sự phát triển

Quan điêm Lê-nin về đặc điểm kinh tế: '“Tính chất nhiều thành phân - đặc điểm cơ bản của thời kì quá độ lên CNXH.” Lê-nin nói rằng đặc điêm kinh tế cơ bản nhất của thời kì quá độ lên CNXH là tồn tại khách quan nên kinh tế nhiều thành phân Lênin không chỉ nhân mạnh đó là đặc điểm của thời kì quá độ mà đó còn là đặc điêm tôn tại khách quan, đó là sự tồn tại

tat yêu, mang tính tự nhiên mà con người phải chấp nhận Tính tất yêu đó bắt nguồn từ chính

đặc điểm của thời kỳ quá độ Từ Chủ nghĩa Tư Bản phát triển lên Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa Xã hội lại chính là giai đoạn thấp của Chủ nghĩa Cộng Sản, Mác và Ăngghen đã đề cập

đến Chủ nghĩa Cộng Sản nhưng Lénin cho rang Chu nghĩa Cộng sản ở một trình độ quá cao

nên phải trải qua một giai đoạn thấp hơn Giai đoạn đó gọi là Chủ nghĩa Xã hội Nói đến Chủ

nghĩa Cộng Sản là lí luận của Mác và Ăngghen thi lí luận Chủ nghĩa Xã hội lại chính là lí

luận của Lê-nin Tuy nhiên, lí luận nay nó không đối lập nhau, tách biệt nhau mà chỉ là sự

phát triển của Lê-nin đề rõ hơn

Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn thấp của Chủ nghĩa cộng sản cho nên nó phải mang những đặc trưng cần thiết cho sự ra đời và phát triên của Chủ nghĩa cộng sản Ở Chủ nghĩa cộng sản,

Mắc nói rằng chế độ tư hữu ở đây là toàn xã hội về tư liệu sản xuất Chủ nghĩa xã hội với

quan điêm của Lê-nin chỉ là cuộc đầu tranh giành chính quyền của giai cấp vô sản tại một

quốc gia VÌ vậy, sau khi thắng lợi thì nó chỉ đạt được một nền tảng của một chế độ tại quốc

gia đó trên cơ sở nó huy động toàn bộ giai cấp lao động của quốc gia đó Vì vậy, Chủ nghĩa

xã hội chỉ thiết lập đến phạm vi sở hữu toàn dân Các quốc gia, dân tộc này sẽ liên kết lại với

nhau thì sở hữu toàn dân sẽ trở thành sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất Đó là lí do vì sao Chủ

nghĩa xã hội được gọi là cấp thấp của Chủ nghĩa cộng sản

10

Trang 12

Như vậy, chúng ta thấy răng từ Chủ nghĩa thì nhất định phải trải qua một thời kì quá độ Thời

kỳ quá độ xóa bỏ nên tảng dựa trên sự sở hữu tư bản cá nhân về tư liệu sản xuất đê xây dựng

một nền tảng công hữu xã hội về tư liệu sản xuất Nhưng khi thời kỳ quá độ diễn ra, nó không phải là sự tách biệt hoàn toàn mà nó là sự chuyển giao Quan điểm của Mác và Lê-nin đều

khẳng định rằng thời kỳ quá độ là thời kì đầu tranh giữa Chủ nghĩa tư bản đang dở chết và Chủ nghĩa cộng sản đang phát sinh cho nên nó mang tất cả những đặc điểm của 2 thê chế xã hội này Thời kỳ quá độ vẫn mang những đặc điểm, hình thức kinh tế của chủ nghĩa tư bản còn tàn dư gắn với sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Tuy nhiên nó vẫn đang sở hữu những

mam mong, những hình thức hoạt động mới của xã hội mới đang bắt đầu hình thành Đó là sự

công hữu của một quốc gia về tư liệu sản xuất Vì vậy thời kì này nó không chỉ có I hình

thức hoạt động kinh tế mả còn có 2 hình thức hoạt động kinh tế, một hình thức tư hữu và hai

hình thức công hữu Vì vậy, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tồn tại kinh tế nhiều thành

phân Chúng ta đang nghiên cứu thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của một nền kinh tế lạc hậu

mà trong nền kinh tế lạc hậu, tư hữu sẽ tổn tại tư hữu nhỏ lẻ nhưng tất nhiên sẽ tồn tại một tư hữu cao hơn với một tỉ trọng ít hơn Đó là sở hữu tư bản tư nhân về tư liệu sản xuất Khi nó còn tản dư thì nó sẽ còn tàn dư về kinh tế chủ nghĩa tư bản, tiểu sản xuất hàng hóa nhưng đồng thời nó cũng đang hình thành mầm mồng của xã hội mới Thời kỳ quá độ sẽ mang những hình thức kinh tế của chủ nghĩa cộng sản Trong kinh tế nhiều thành phần của thời kỳ quá độ đi lên xây dựng của chủ nghĩa xã hội mà xuất phát điểm là nước có trình độ kinh tế lạc hậu, nó phải tồn tại ít nhất 3 thành phân kinh tế: Chủ nghĩa tư bản, tiểu sản xuất hàng hóa,

chủ nghĩa cộng sản Tóm lại, quy luật chung về kinh tế của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã

hội đối với mọi dân tộc là sự tồn tại và phát trién nền kinh tế nhiều thành phân

2 Mối quan hệ giữa quy luật chung và tính đặc thù của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Lê-nin nói rằng quy luật chung là nhất định phải trải qua thời kỳ quá độ với đặc điểm cơ bản

là kinh tế nhiều thành phần Nhưng quy luật chung đó sẽ được xem xét trong cái đặc thù riêng của từng quốc gia Mỗi quốc gia sẽ có những đặc điêm riêng vẻ chính trị - kinh tế - xã hội Khi vận dụng quy luật khách quan này, không nên máy móc mà cần phải sáng tạo cho phù hợp hoàn cảnh đặc thù của từng dân tộc trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội Có thê các

quốc gia đều có xuất phát điểm là một nên kinh tế lạc hậu gắn với sự tư hữu về tư liệu sản xuất Nhưng biểu hiện kinh tế này vẫn có sự khác biệt về tỉ trọng của các sở hữu tư nhân với các cấp độ khác nhau

Ví dụ, khi mà nước Nga xô viết đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội thì khi bước vảo thời kỳ

quá độ, họ là một nước tiền tư ban chủ nghĩa Họ đã trải qua 10 năm phát triển chủ nghĩa tư

bản, vì vậy những cơ sở kinh tế của họ đã mang hình đáng tư bản chủ nghĩa, có những đặc trưng của chủ nghĩa tư bản

Bắt đầu từ năm 1954 khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Việt Nam

có xuất phát điểm là một nước thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp Đất nước trải qua nhiêu thập ky chiên tranh, hậu quả đề lại còn nặng nê với tản dư thực dân, 11

Trang 13

phong kiến còn nhiều Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại chế độ xã hội chủ

nghĩa và nên độc lập dân tộc của nhân dân ta

Nhưng lực lượng cách mạng 2 nước trong thời kỳ quá độ là có những điểm khác nhau Nước Nga là 1 nước tiền tư bản nên giai cấp vô sản đã kha chin mudi về những đặc điểm của một giai cấp vô sản nhờ có độ trưởng thành của các phong trào cách mạng, chịu sự ảnh hướng của

V.LLênïn và các nhà lãnh đạo khác, sẵn sàng đảm nhiệm vai trò lãnh đạo cách mạng Ngược

lại, Việt Nam có giai cấp vô sản rất ít, tỷ lệ nông dân tham gia rất đông, cho nên giai cấp vô sản tập trung chủ yếu ở bộ máy lãnh đạo

Nước Nga liên kết với nhiều quốc gia lân cận đề phát triển thành một liên bang Xô Viết, trở thành một khối chính trị rất mạnh, bành trướng ở châu Âu và ở thế đối trọng rất mạnh với chủ nghĩa tư bản, trở thành quốc gia xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới sau thời kỳ quá độ (1917-1991)

Khi Trung Quốc ngỏ lời giúp Việt Nam, Việt Nam không thê nhận lời mả phải sử dụng nhiều

phương pháp đấu tranh cách mạng đề vừa tranh thủ sự ủng hộ của TQ mà không ảnh hưởng

đến thê chế chính trị của nước ta Việt Nam vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống chiến

tranh bảo vệ Tổ quốc, tiễn hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng vẻ quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật và cách mạng văn hóa - tư tưởng Việt Nam trải qua thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là sự lựa chọn duy nhất đúng, khoa học, phản ánh đúng quy luật phát triển khách quan của cách mạng Việt Nam trong thời đại ngày nay

Cụ thê với thời kỳ quá độ của nước Nga Xô Viết, gồm những thành phần kinh tế:

s Kinh tẾ nông dân gia trưởng: mang nặng tính chất tự cung, tự cấp chủ yếu hướng vào giá trị sử dụng, chỉ có sản phâm thừa ra mới mang đi trao đôi Nhưng dần dân lưu thông hàng hóa thúc đây phân công lao động xã

hội, tác động vào sản xuất làm cho sản xuất từng bước hướng vào trao đối hơn là tiêu dùng trực tiếp, khiến cho thành phần kinh tế này tan rã, chuyên thành sản xuất hàng hóa nhỏ Đây là thành phần kinh tế được Lênin đề cập đầu tiên vì khi nghiên cứu bối cảnh của nước Nga Xô Viết lúc bay giờ, tỉ lệ nông dân chiếm một tỉ trọng khá đông, một nước tiền tư bản chủ

nghĩa thì vẫn mang những đặc trưng của kinh tế phong kiến còn tàn dư Vì vậy, quy mô thách

thức tổ chức của hoạt động kinh tế của một nông dân gắn với sản xuất nông nghiệp vấn còn

tồn tại phô biến ở nước Nga Nó gắn với sản phẩm nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu con người, tập trung huy động toản bộ lực lượng lao động trong gia đình và có một người dẫn đầu

làm trụ cột, gọi là “gia trưởng”

s_ Sản xuất hàng hóa nhỏ:

Sản xuất hàng hóa nhỏ vận động theo công thức H-T-H, mục đích cuối cùng vấn là giá trị sử

dụng Thành phần này bao gồm nông dân, thợ thủ công và những người làm dịch vụ cá thê,

nhưng ở một nước tiêu nông thì nông dân chiếm đại đa số

12

Trang 14

chiếm ti trọng đông, sản xuất hàng hóa tiêu dùng, giúp cho tô chức hoạt động kinh tế ở một mức độ cao hơn so với kinh tế nông dân gia trưởng Lênin tập trung vào những người sản

xuất bột mì Chính vì thế, đầu ra của những người làm kinh tế nông dân gia trưởng sẽ được

giải quyết, bột mì là loại lương thực cơ bản nuôi sống con người, đồng thời tiêu thụ bột mì tốt

tạo ra một nguôn lao động ôn định cho xã hội Từ đó, có thê tái sản xuất kinh tế trong thời kỳ

quá độ (từ mùa xuân 1921 ở nước Nga sau nội chiến (sau cách mạng tháng Mười 1917)) © Chi nghia tw ban tw nhan:

Van dong theo céng thie T-H-T’, nhằm mục đích thu lợi nhuận Toàn bộ các yếu tố đầu vào

và đầu ra của sản xuất đều phải thông qua thị trường Thành phân kinh tế này dựa trên quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và sử dụng sức lao động làm thuê Nhà

tư bản, với tư cách là chủ sở hữu tư bản, sẽ chiếm đoạt giá trị thông dư, còn công nhân làm thuê, với tư cách là chủ sở hữu sức lao động, chỉ nhận được tiền công

Tưởng chừng như là rào cản nhưng Lê nin lại cho răng đây là một giải pháp phù hợp, hiệu

quả Bởi vì đây là yếu tố sản xuất tích cực, vì thời kỳ quá độ không thê xóa sạch tàn dư của

xã hội cũ, nó khai thác những yếu tổ tan dư có lợi Đó chính là chủ nghĩa tư bản tư nhân Tuy nhiên việc này cũng tiềm ân được những yếu tố rủi ro, bởi vì nêu những người theo chủ nghĩa

tư bản tư nhân nắm bắt và khai thác được lợi ích cho họ, thì sẽ đối nghịch với lợi ích nhân

dân lao động Nga, làm chệch hướng phát triển xã hội, do đó Lênin đưa ra một giải pháp mới là phat trién chu nghĩa tư bản nhà nước (dưới)

s - Chủ nghĩa tư bún nhà nước Chủ nghĩa tư bản nhà nước là kết hợp chủ nghĩa tư bản tư nhân với nhà nước Nga - Xô Viết Chủ nghĩa tư bản nhà nước là chế tải, giám sát và khai thác được những lợi ích phù hợp với

nhà nước mới được đặt ra, buộc chủ nghĩa tư bản tư nhân chỉ phát huy được những mặt có lợi

cho nhà nước và nhân dân lao động Sự phát huy nảy còn giúp cho nhà nước tiếp cận được với những kỹ năng quản lý kinh tế mà chủ nghĩa tư bản tư nhân đã áp dụng hiệu quả, giúp nhà nước tiếp cận được với những công nghệ, kỹ thuật mới, giúp nhà nước hoàn thiện hơn năng lực tô chức quản lý của mình, từ đó giúp xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản kiêu mới

® - Chủ nghĩa xã hội Thời kỳ quá độ là để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, nên phải có thành phân kinh tế

của xã hội mới Lênin lấy luôn tên của xã hội mới đề đặt tên cho thành phần kinh tế này dé

khẳng định quan điểm và thái độ, lập trường chính trị của mình là luôn kiên định với mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội

Trong quá trình thực hiện chính sách kinh tế mới, Lênin luôn đánh giá cao vị trí, vai trò của

thành phần kinh tế chủ nghĩa tư bản nhà nước, sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước dưới hình

thức tô nhượng, hợp tác xã, tư nhân đại lý, cho tư nhân thuê cơ sở sản xuất, được xem là

“chiếc cầu nhỏ vững chắc xuyên qua” chủ nghĩa tư bản để đi vào chủ nghĩa xã hội Phát triển

13

Trang 15

chủ nghĩa tư ban nhà nước không chỉ là biện pháp “quá độ đặc biệt” mà còn là khâu “trung

gian” để chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội

Theo Lénin, dé quá độ lên CNXH ở một nước tiểu nông lạc hậu như nước Nga thì phải trải

qua “nhiều mắt xích trung gian”, phải qua “những chiếc cầu nhỏ vững chắc ”, phải di “xuyên qua chủ nghĩa tư bản nhà nước, tiễn lên CNXH” Kinh tê tư bản Nhà nước là “Sự chuẩn bị

vật chất đầy đủ nhất” cho CNXH, là “Phòng chờ di vào CNXH” Theo Lênin, đề quá độ lên

CNXH ở một nước tiêu nông lạc hậu như nước Nga, thì phải trải qua “‘nhiéu mat xich trung gian”, phải qua “những chiếc cầu nhỏ vững chắc ” (những bước đi trước phải là tiền dé cho những bước đi sau, phải liên tục, vững chắc) phải đi “xuyên qua chủ nghĩa tư bản nhà

nước(là sự khai thác thời kỳ quá độ một cách có hiệu quả nhấU), tiễn lên CNXH” Kinh tế tư bản Nhà nước là “Sự chuẩn bị vật chất đây đủ nhất” cho CNXH, là “Phòng chờ đi vào

CNXH” Thời kỳ quá độ là một thời kỳ độc lập nhưng đồng thời cũng cực kỳ quan trọng, nếu thiếu thì không thê có sự chuyên biến cách mạng được

Lênin viết: “7rong một nước tiểu nông, trước hết các dong chỉ phải bắc những chiếc cầu nhỏ vững chắc, đi xuyên qua chủ nghĩa tư bản nhà nước tiễn lên CNXH không phải bằng cách

trực tiếp dua vào nhiệt tình do cuộc cách mạng vĩ đại sinh ra mà bằng cách khuyến khích lợi

ích cá nhân, bằng sự quan tâm thiết thân của cá nhân, bằng cách áp dụng chế độ hạch toán

kinh tế” Nêu chỉ dựa vào nhiệt tình cách mạng mà không có kiến thức, kinh nghiệm tô chức về mặt kinh tế “nhiệt tình cộng với ngu dốt thành phá hoại”

Vì vậy, Lenin muốn thuyết phục giai cấp tư sản Nga tham gia cách mạng, nhưng đây là cuộc cách mạng của giai cấp vô sản, lam sao dé thuyết phục được giai cap tư sản tham gia để có

thê khai thác tối đa kiến thức, kinh nghiệm tô chức kinh tế từ họ và tối ưu chế độ xã hội mới

Lé nin cho rang con người luôn luôn hoạt động vì lợi ích của bản thân, và trong lợi ích của

bản thân, lợi ích cơ bản dẫn dắt, chỉ phối con người là lợi ích kinh tế, vì vậy khi khuyến khích

được lợi ích cá nhân từ giai cấp tư sản Nga sẽ thuyết phục họ tham gia với vai trò là các chuyên gia tư sản Do đó, nếu có lợi ích cho mình, giai cấp tư sản và nhân dân lao động Nga sẽ tham gia

Theo Lénin, hình thức kinh tế trong giai đoạn đầu của chính sách kinh tế mới lả hợp tác xã:

“Các hợp tác xã cũng là mội hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước nhưng Ít đơn giản hơn, có hình thù í! rõ rệt hơn, phức tạp hon va vi thé, trong thực tế, nó đặt Chính quyền Xô-

- _ Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa: xí nghiệp HTX khác xí nghiệp tư bản tư nhân

H Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

14

Ngày đăng: 13/09/2024, 10:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w