thời đại ngày nay chính là thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộngsản.Sở dĩ nói thời đại ngày nay là thời kỳ quá độ lên CNXH trên toàn thế giới là vì, thực tiễn lịch sử cho
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Giảng viên hướng dẫn : Đào Thu Hà
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG BÀI THẢO LUẬN 3
I Cơ sở lý luận về tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 3
1.1 Khái niệm cơ bản về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 3
1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 5
1.3 Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 6
II Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 11
2.1 Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 11
2.2 Khả năng tiến hành quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 13
2.3 Nhận thức về quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam 14
2.4 Những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 18
2.5 Phương hướng xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 19
III Thực trạng nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay 21
3.1 Những thành tựu về kinh tế đạt được 22
3.2 Những hạn chế tồn tại trong kinh tế trong thời kỳ quá độ 27
3.3 Giải pháp cho Việt Nam trên cho con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay 30
IV Liên hệ trách nhiệm của học sinh, sinh viên trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay 33
KẾT LUẬN 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
DANH SÁCH THÀNH VIÊN 37
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Với cột mốc về thời gian bắt đầu từ năm 2020, Đảng ta đã đề ra: “Mục tiêutổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng được về cơ bản nềntảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tưtưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủnghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc” Do vậy, mục tiêu cụ thể “để phát triểncao hơn trong giai đoạn sau” của TKQĐ lên CNXH hiện nay chính là: “Từ nayđến giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựngnước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủnghĩa” , như Cương lĩnh (Bổ sung, phát triển năm 2011) xác định, và Đại hộiXII, XIII tiếp tục bổ sung, cụ thể hóa rõ hơn, đó là: “phấn đấu đến giữa thế kỷXXI, Việt Nam trở thành một nước phát triển, theo định hướng xã hội chủnghĩa”
Nhận thấy tầm ảnh hưởng quan trọng của phân tích tính tất yếu của thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội và thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,nhóm chúng em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài phục vụ cho bài thảo luận: “ Phântích tính tất yếu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội Liên hệ với thời kì quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.”
NỘI DUNG BÀI THẢO LUẬN
I Cơ sở lý luận về tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
I.1 Khái niệm cơ bản về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Để hiểu được rõ thế nào là thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội trước hết tacần hiểu giai đoạn nào là thời kỳ quá độ và thế nào là chủ nghĩa xã hội
a Khái niệm về thời kì quá độ:
Trang 4Theo lý luận Mác-Lênin đã khẳng định để chuyển từ một phương thức sảnxuất thấp sang một phương thức sản xuất cao hơn thì buộc phải trải qua thời kìquá độ Mặc đã khái quát về mặt lý thuyết và nêu rõ: " Thời kỳ quá độ là thời kìcái biển Cách mạng không ngừng nghỉ, liên tục và mở rộng từ phương thức sảnxuất này sang phương thức sản xuất kia Trong thời kỳ quá độ xét về phươngdiện kinh tế, chính trị, xã hội đó là một thời kì có những âu thuẫn tạo nên câuhỏi lý cần được giải quyết triệt để ".
b Khái niệm về Chủ nghĩa xã hội:
Chủ nghĩa xã hội (CNXH) là một trong ba ý thức hệ chính trị lớn nhất củathế kỷ 19 Khi mỗi quốc gia tìm cho mình một cách thức hợp lý để bảo vệ vàxây dựng đất nước Bên cạnh chủ nghĩa tư bản là CNXH Trong tính chất quyếtđịnh đối với mức độ và tính chất quan trọng của công tác quản lý Nó bao gồmmột loạt các định hướng chính trị Chủ nghĩa xã hội ở Việt nam gắn chặt với sựlãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam
Đây được cho là phương thức và hình thái quản lý hiệu quả và tiên tiếnnhất Những hiệu quả của hoạt động quản lý được thể hiện Với vai trò lãnh đạo
và điều hành của một tầng lớp lãnh đạo Vạch ra các chiến lược, kế hoạch vàbiện pháp để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội Bên cạnh sự hợptác, phân chia quyền và thực hiện Mang lại sự bảo đảm về bình đẳng, côngbằng và tự do Các công dân được đảm bảo đầy đủ các quyền bên cạnh nhữngnghĩa vụ chính với nhà nước Trong đó, những quyền lợi vừa phải mang lại lợiích để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
c Khái niệm về thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội:
Từ khái niệm của thời kỳ quá độ và khái niệm về chủ nghĩa xã hội ở trên ta
có cơ sở để hiểu biết về thời kỳ quá độ lên CNXH Cũng trong di sản lý luậnkinh điển Mắc Xít thời kỳ quá độ lên CNXH là sự phát triển trực tiếp trên các cơ
sở thực tiễn về tính chất suy yếu lịch sử của CNXH về vai trò và sử mệnh cáchmạng của giai cấp công nhân Theo lý luận khác thì: " Quá độ lên CNXH là thời
Trang 5kỳ chuyển qua độ bằng Cách mạng nhằm thay đổi một trật tự của xã hội cũthành một trật tự xã hội mới với phương thức sản xuất mới, con người và chế độ
sở dục mới có tính xã hội chủ nghĩa, với Nhà nước kiểu mới mà ở thế quyền lực
là các cấp lãnh đạo và nhân dân lao động " Thời kỳ quá độ lên CNXH là sựbiến đổi phương thức mang căn bản, sâu sắc và toàn diện từ xã hội cũ sang xãhội mới - xã hội XHCN Nó diễn ra trong toàn hệ thống các mặt của đời sống xãhội, đặt ra nhiều điều kiện vật chất và tinh thần thiết yếu để xây dựng một xã hộimới mà trong đó những nguyên tắc cơ bản của xã hội XHCN từng bước đượchoàn thiện Thời kỳ này bắt đầu sau khi giai cấp vô sản nắm được chính quyền,bắt tay vào xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và chấm dứt khi đã xây dựng hoànthành một cách cơ bản cơ sở kinh tế - kỹ thuật của đất nước
I.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội
Trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gotha” C.Mác chỉ rõ: “Giữa xã hội
tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng
từ xã hội nọ sang xã hội kia Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độchính trị và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyênchính cách mạng của giai cấp vô sản” Cái xã hội mà C.Mác nói ở đây khôngphải là một xã hội cộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên cơ sở của chính nó màtrái lại là một xã hội cộng sản chủ nghĩa vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủnghĩa, do đó là một xã hội, về mọi phương diện kinh tế, đạo đức, tinh thần, cònmang những dấu vết của xã hội cũ mà nó đã lọt lòng ra Trong xã hội này cònthiếu sót “nhưng đó là những thiếu sót không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầucủa xã hội cộng sản chủ nghĩa, lúc nó vừa mới lọt lòng từ xã hội tư bản chủnghĩa ra, sau những cơn đau đẻ kéo dài” Như vậy từ chủ nghĩa tư bản lên chủnghĩa cộng sản bao gồm 3 giai đoạn: một thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,một giai đoạn mà ngày nay gọi là chủ nghĩa xã hội( chính là giai đoạn thấp củachủ nghĩa cộng sản) và một giai đoạn gọi là chủ nghĩa cộng sản đã đứng vữngtrên cơ sở của chính nó
Trang 6Theo dự đoán của Mác, thời kỳ quá độ sẽ xuất hiện trong tương lai gần, cácnước tư bản chủ nghĩa phát triển nhất sẽ là những nước đầu tiên bước vào thời
kỳ quá độ, nhà nước trong thời kỳ quá độ sẽ là nhà nước chuyên chính vô sản,chế độ dân chủ trong thời kỳ quá độ sẽ là chế độ dân chủ vô sản; thời kỳ quá độ
sẽ không kéo dài hàng trăm năm; khi thời kỳ quá độ kết thúc thì chế độ tư hữu
sẽ mất đi, sản xuất hàng hóa sẽ không còn, giai cấp sẽ không tồn tại, nhà nước
và chế độ dân chủ sẽ tiêu vong, sự phát triển tự do của mỗi người sẽ là điều kiệncho sự phát triển tự do của tất cả mọi người Có hai hình thức quá độ lên chủnghĩa xã hội:
Một là, quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội Đây là
hình thức quá độ vận động theo quy luật phát triển tuần tự
Hai là, quá độ gián tiếp từ xã hội trước hay tiền tư bản lên chủ nghĩa xãhội Đây là hình thức quá độ phản ánh sự phát triển nhảy vọt quá độ lên chủnghĩa xã hội không qua chế độ tư bản xã hội chủ nghĩa ở những nước có nềnkinh tế kém phát triển
I.3 Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Thứ nhất, Theo V.I Lênin tính tất yếu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xãhội là do đặc điểm ra đời phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa và cáchmạng vô sản quy định Chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội khác nhau về bảnchất Chủ nghĩa tư bản được xây dựng dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bảnchủ nghĩa về tư liệu sản xuất, Trong hình thái kinh tế xã hội tư bản còn tồn tại
áp bức bóc lột bất công , đối kháng giai cấp (mâu thuẫn cơ bản chủ yếu về mặtchính trị giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản) Chủ nghĩa xã hội được xâydựng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, tồn tại dưới hai hìnhthức là nhà nước và tập thể, đã xóa bỏ tình trạng áp bức bóc lột bất công , khôngcòn đối kháng giai cấp Mục đích của CNXH là xóa bỏ chế độ người bóc lột bấtcông , không còn đối kháng giai cấp Tước quyền sở hữu của giai cấp địa chủ vàgiai cấp tư sản ngay lập tức là điều không thể Hơn thế nữa, chỉ riêng việc tướcđoạt quyền sở hữu cũng chưa giải quyết được vấn đề, mà còn phải thay thế sự
Trang 7quản lý của giai cấp bóc lột bằng sự quản lý khác do giai cấp công nhân đảmnhiệm Với những thuộc tính cơ bản, phải trải qua thời kì quá độ thì những điều
đó mới được xây dựng Muốn đạt được những điều tích cực ở CNXH thì phảitrải qua thời kì quá độ Thời kì xây dựng những tiền đề vật chất kĩ thuật, đờisống vật chất - tinh thần, kinh tế chính trị, văn hóa tư tưởng xã hội để choCNXH ra đời
Thứ hai, CNTB tạo ra cơ sở vật chất – kỹ thuật nhất định cho CNXH,nhưng để cơ sở vật chất – kỹ thuật đó phục vụ cho CNXH cần phải có thời gian
tổ chức, sắp xếp lại Và thời gian đó chính là thời kì quá độ Nền sản xuất đạicông nghiệp với trình độ khoa học kỹ thuật cao đưa năng xuất lao động lên cao,tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội, đảm bảo đáp ứng những nhucầu vật chất và văn hóa của nhân dân, không ngừng nâng cao phúc lợi xã hộicho toàn dân Nền đại công nghiệp đó phát triển trên cơ sở khoa học - côngnghệ, là hiện thân và là yếu tố tạo nên lực lượng sản xuất hiện đại Lực lượngsản xuất hiện đại sẽ quyết định việc nâng cao năng suất của nền sản xuất - yếu tốquy định sự phát triển lên trình độ cao của phương thức sản xuất mới Trên cơ
sở đó thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa tiến bộ phù hợp để thúc đẩylực lượng sản xuất phát triển Chính sự phát triển của chủ nghĩa tư bản tạo ra cơ
sở vật chất – kĩ thuật nhất định cho chủ nghĩa xã hội Nền đại công nghiệp manglại lợi ích chủ yếu cho giai cấp nắm giữ những tư liệu sản xuất chủ yếu của xãhội – giai cấp tư sản Để cơ sở vật chất phục vụ cho CNXH, mang lại lợi ích chongười lao động, quần chúng nhân dân thì giai cấp công nhân cần phải có thờigian tổ chức lại Những nước chưa trải qua chủ nghĩa tư bản tiến lên xã hội chủnghĩa cần có một thời gian dài để tiến hành công nghiệp hóa XHCN (trong đó
có Việt Nam) Bởi giai cấp công nhân , nhân dân lao động phải thực hiện nhữngnhiệm vụ mà đáng lẽ những nhiệm vụ đó phải thuộc về giai cấp tư sản, chủnghĩa tư bản
Thứ ba, các quan hệ xã hội của CNXH không thể tự phát ra đời trong lòng
CNTB ( quan hệ xã hội giai cấp, quan hệ dân tộc , kinh tế chính trị ,…) Các
Trang 8quan hệ xã hội đó là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo CNXH Sự pháttriển của CNTB mới chỉ tạo ra những điều kiện, tiền đề vật chất cho sự ra đờicủa CNXH Quan hệ xã hội của CNXH gồm có 3 quan hệ sở hữu, tổ chức , quản
lí phân phối Quan hệ sở hữu dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất ,không thể tự sinh ra trong CNTB Bản chất của chủ nghĩa tư bản là dựa trên chế
độ chiếm hữu tư nhân – tư hữu , CNXH dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sảnxuất Quan hệ xã hội con người là quan hệ bình đẳng , công bằng, tự do Sự hìnhthành và phát triển của CNTB có sự tác động rất lớn của quần chúng nhân dânlao động trong chủ nghĩa tư bản , từ sức ép của CNXH , buộc CNTB phải thayđổi Điều đó có lợi cho người lao động CNTB dưới hình thức hiện đại nhất của
nó là chủ nghĩa tự do mới, đã bị phê phán quyết liệt ngay từ bên trong và ở quy
mô toàn cầu Đảng ta hoàn toàn có căn cứ khi khẳng định: “Chủ nghĩa tư bảnvẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công Những mâu thuẫn cơ bản vốn cócủa CNTB, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lựclượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng nhữngkhông giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc Khủng hoảng kinh tế,chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra Chính sự vận động của những mâu thuẫnnội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động các nước sẽ quyết định vậnmệnh của chủ nghĩa tư bản", đó là con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội Lịch sửphát triển của xã hội loài người là lịch sử phát triển và thay thế các phương thứcsản xuất, nhưng không phải phương thức sản xuất này kết thúc hoàn toàn rồimới ra đời phương thức sản xuất khác Giữa phương thức sản xuất cũ và phươngthức sản xuất mới sẽ thay thế nó bao giờ cũng có một thời kỳ quá độ, mà ở đókết cấu kinh tế - xã hội cũ bị suy thoái dần, kết cấu kinh tế - xã hội mới ra đời,lớn mạnh dần và tiến tới giữ địa vị thống trị Sự phát triển của xã hội loài người
là một quá trình lịch sử tự nhiên Đó là sự biến đổi và thay thế lẫn nhau của cáchình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp Nghiên cứutiến trình vận động của lịch sử, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác khẳng định,phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chắc chắn sẽ bị thay thế bằng phươngthức sản xuất cộng sản chủ nghĩa Đó là một quy luật khách quan của lịch sử và
Trang 9thời đại ngày nay chính là thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộngsản.
Sở dĩ nói thời đại ngày nay là thời kỳ quá độ lên CNXH trên toàn thế giới
là vì, thực tiễn lịch sử cho thấy, từ khi cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mườithành công ở nước Nga năm 1917, nhân loại đã thực sự bước vào một giai đoạnphát triển mới – giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội Hiện nay, mặc dù hệthống chủ nghĩa xã hội thế giới đã bị sụp đổ, phong trào xã hội chủ nghĩa nhìnchung đang trong giai đoạn thoái trào " nhưng một số nước theo con đường xãhội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam, vẫn kiên định mục tiêu, lý tưởng, tiếnhành cải cách, đổi mới, giành được những thắng lợi to lớn, tiếp tục trỗi dậy, pháttriển mạnh mẽ; phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có những bước phụchồi Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển nhưng về bản chất vẫn
là chế độ áp bức bóc lột và bất công Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủnghĩa tư bản,nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lựclượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng nhữngkhông giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc Khủng hoảng kinh tế,chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra Chính sự vận động của những mâu thuẫnnội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động quyết định vận mệnh củachủ nghĩa tư bản" Độ dài của thời kỳ quá độ bao giờ cũng bị quy định bởi đặctrưng văn hóa và xuất phát điểm khi bước vào thời kỳ quá độ của mỗi quốc gia
cụ thể,V.I Lênin cho rằng, cần phải có một thời kỳ quá độ khá dài từ chủ nghĩa
tư bản lên chủ nghĩa xã hội Như vậy theo V.I Lênin, bản thân những nước cóđiểm xuất phát khi bước vào thời kỳ quá độ là từ chủ nghĩa tư bản đã cần phải
có độ dàicủa thời kỳ quá độ là khá lâu dài thì đối với những nước có điểm xuấtphát thấp hơn chủ nghĩa tư bản - tiền tư bản chủ nghĩa, thì càng chắc chắn rằng
sẽ có thời kỳ quá độ còn phải lâu dài hơn gấp nhiều lần Bởi lẽ, về mặt kháchquan, chủ nghĩa xã hội ra đời trên cơ sở của sự phát triển chủ nghĩa tư bản; haynói cách khác, trong quá trình phát triển mạnh mẽ của mình, chủ nghĩa tư bản đãtạo ra tiền đề hiện thực (cả vật chất và tinh thần) cho sự ra đời của chủ nghĩa xã
Trang 10hội Đó không chi là sự phát triển của lực lượng sản xuất, của quan hệ sản xuất,nền đại công nghiệp, phương pháp quản lý, tổ chức sản xuất và xã hội mà còn cả
sự phát triển toàn diện của văn hóa, xã hội và con người Đó chính là tiền đểhiện thực củasự ra đời của xã hội mới - xã hội chủ nghĩa
Thứ tư, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công việc khó khăn,phức tạp và mới mẻ, phải cần có thời gian để giai cấp công nhân từng bước làmquen với những công việc đó Thời kỳ quá độ là thời kỳ lịch sử mà bất cứ mộtquốc gia nào đi lên chủ nghĩa xã hội cũng đều phải trải qua, ngay cả đối vớinhững nước đã có nền kinh tế rất phát triển Bởi lẽ, ở các nước này tuy lựclượng sản xuất đã phát triển cao, nhưng vẫn còn cần phải cải tạo và xây dựngquan hệ sản xuất mới, xây dựng nền văn hóa mới Đối với những nước thuộcloại này, có nhiều thuận lợi hơn, do vậy thời kỳ quá độ có thể sẽ diễn ra ngắnhơn Đối với nước ta, từ một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội
bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa thì càng phải trải qua thời kỳ quá độ lâu dài.V.I.Lênin từng nói “Chúng ta biết rằng việc chuyển từ chủ nghĩa tư bảnlênchủ nghĩa xã hội là cuộc đấu tranh vô cùng khó khăn Nhưng chúng ta sẵnsàng chịu hàng nghìn khó khăn, thực hiện hàng nghìn lần thử, và, khi chúng ta
đã thực hiện được một nghìn lần thử rồi, thì chúng ta sẽ thực hiện cái lần thử thứmột nghìn lė một.”Chưa trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa cũng cónghĩa là chưa có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở xã hội và con người đểtiến lên chủ nghĩa xã hội một cách nhanh chóng và vững chắc Tuy nhiên, đốivới những nước chưa trải qua quá trình phát triển chủ nghĩa tư bản thì, muốnxây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, nhất thiết phải thực hiện thời kỳquá độmột cách lâu dài với những bước đi thích hợp và với một khối lượng công việc
to lớn bao gồm trong đó không chi những nội dung cơ bản của thời kỳ quá độ
từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mà hơn thế, còn phải đồng thời đạtđược cả những thành tựu căn bản mà chủ nghĩa tư bản phải mất hàng trăm nămmới có được C Mác cho rằng thời kì này bao gồm những cơn đau đẻ kéo dài cónghĩa là tiến trình quá độ không dễ dàng, nhanh chóng và có thể phải trải qua
Trang 11nhiều khúc quanh; những quãng cách mới đi đến kết quả cuối cùng Điều đócũng được Lênin khẳng định rằng: Trong thời kì quá độ, sự nghiệp xây dựngchủ nghĩa xã hội có khi phải “ làm lại nhiều lần" mới xong và trong thực tế diễnbiển của tiến trình quá độ trong gần chín mươi năm qua với những thất bại thăngtrầm cũng đã chứng minh điều đó Như vậy, chắc chắn thời kỳ quá độ không chỉ
vô cùng khó khăn, phức tạp mà còn là một giai đoạn phát triển rất lâu dài đốivới những nước theo con đường xã hội chủ nghĩa V.I Lênin từng nói “Chúng tabiết rằng việc chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là cuộc đấu tranh
vô cùng khó khăn Nhưng chúng ta sẵn sàng chịu hàng nghìn khó khăn, thựchiện hàng nghìn lần thử, và, khi chúng ta đã thực hiện được một nghìn lần thửrồi, thì chúng ta sẽ thực hiện cái lần thử thứ một nghìn lė một.”
Bên cạnh đó Lênin khẳng định rằng: Trong thời kì quá độ, sự nghiệp xâydựng chủ nghĩa xã hội có khi phải “ làm lại nhiều lần" mới xong và trong thực tếdiễn biển của tiến trình quá độ trong gần chín mươi năm qua với những thất bạithăng trầm cũng đã chứng minh điều đó Như vậy, chắc chắn thời kỳ quá độkhông chỉ vô cùng khó khăn, phức tạp mà còn là một giai đoạn phát triển rất lâudài đối với những nước theo con đường xã hội chủ nghĩa
II Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
II.1 Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.Thời kì quá độ là thời kì lịch sử mà bất cứ một quốc gia nào đi lên Chủnghĩa xã hội cũng đều phải trải qua ngay cả đối với những nước có nền kinh tếphát triển Con đường phát triển quá độ lên Chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tưbản chủ nghĩa ở Việt Nam mà chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn làcon đường phát triển rút ngắn theo phương thức quá độ gián tiếp Đó là conđường phát triển tất yếu khách quan, hợp quy luật theo tiến trình phát triển lịch
sử tự nhiên của Cách mạng Việt Nam vì:
Thứ nhất, quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam phù hợp với quy luậtphát triển của lịch sử xã hội loài người Do bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ: thế giới
Trang 12bước vào thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên Chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa tưbản lúc đó là xã hội đã lỗi thời về mặt lịch sử, sớm hay muộn cũng phải đượcthay bằng hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là giaiđoạn xã hội chủ nghĩa Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của loài người,
nó không vượt qua những mâu thuẫn mà mâu thuẫn cơ bản nhất là mâu thuẫngiữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; mâu thuẫn này càng ngày càngphát triển gay gắt và sâu sắc hơn; Chủ nghĩa xã hội mà con người đang vươn tới
là hình thái kinh tế xã hội cao hơn Chủ nghĩa tư bản đó là xã hội vì sự nghiệpgiải phóng con người, sự phát triển tự do và toàn diện của loài người Chúng taquá độ thẳng lên Chủ nghĩa xã hội nghĩa là đi theo dòng chảy của thời đại nghĩa
là đi theo quy luật tự nhiên của lịch sử
Thứ hai, phù hợp với mục tiêu, cương lĩnh của cách mạng Việt Nam Do
sự lựa chọn con đường độc lập dân tộc của Đảng Ngay khi ra đời Đảng ta đãxác định con đường phát triển của dân tộc là quá độ lên Chủ nghĩa xã hội bỏ quachế độ Từ sau khi Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng cộng sản lãnhđạo đã thành công thì chúng ta đã cởi bỏ được hai vòng xích, đã thoát khỏi cảnhmột cổ hai tròng, Đảng và Nhà nước thêm vững mạnh, nhân dân đã thêm niềmtin vào Đảng, quyết tâm đi theo Đảng Thành quả của cuộc Cách mạng dân tộcdân chủ nhân dân cần được giữ vững, cuộc sống vật chất cũng như tinh thần củanhân dân phải được cải thiện, nâng cao nhiều so với những năm chiến đấu hysinh Có hàng loạt vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị cần được giải quyết cấpbách sau khi Cách mạng dân tộc dân chủ thành công Nhưng điều đó khôngngăn cản việc tiến lên Chủ nghĩa xã hội; hơn nữa, việc giải quyết nó chỉ có thểbằng con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội Việc đưa miền Bắc tiến lên Chủnghĩa xã hội có ý nghĩa rất lớn lao trong những năm đấu tranh giải phóng miềnNam thống nhất đất nước Chính điều đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấnmạnh trong hội nghị cán bộ văn hoá ngày 30/10/1958 “ Miền Bắc tiến lên Chủnghĩa xã hội để làm cơ sở vững chắc cho việc đấu tranh thống nhất nước nhà.Muốn đấu tranh thống nhất nước nhà thắng lợi thì nhất định phải xây dựng miền
Trang 13Bắc tiến lên Chủ nghĩa xã hội ” Trong thời đại ngày nay chỉ có độc lập dân tộcgắn liền với Chủ nghĩa xã hội mới đem lại nhiều lợi ích và hạnh phúc thực sựcho toàn thể nhân dân lao động.
Thứ ba, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam Nước
ta quá độ lên Chủ nghĩa xã hội với sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền là Đảngcộng sản Việt Nam, một Đảng giàu tinh thần cách mạng gắn bó với quần chúnglãnh đạo của Đảng nhân dân ta đã phát huy cao độ truyền thống anh hùng bấtkhuất.Tính dân tộc và nhu cầu độc lập dân tộc luôn tồn tại trong mong muốn củadân tộc ta Quyền lực phải được phản ánh thông qua ý thức dân chủ Đảng cộngsản mang những phản ánh trong đảm bảo tính dân chủ ấy Nhân dân đoàn kết tintưởng vào chế độ Chủ nghĩa xã hội Bởi sự quản lý và lãnh đạo của nhà nước chỉmang tính chất đại diện và thể hiện tiếng nói dân tộc Ngày nay, chỉ có đi lênchủ nghĩa xã hội mới giữ vững được độc lập, tự do cho dân tộc, mới thực hiệnđược mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.Thứ tư, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại ngày nay Hay nói cáchkhác đấy chính là sự phù hợp với lý luận cách mạng không ngừng của Chủnghĩa Mác Lê Nin Thời đại ngày nay cũng là thời đại quá độ từ Chủ nghĩa tưbản lên Chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, do đó Việt Nam lựa chọncon đường đi lên Chủ nghĩa xã hội là phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại.Mặt khác thế kỷ XXI là thế kỷ khoa học và công nghệ có những bước nhảy vọt,kinh tế tri thức ngày càng có vai trò nổi bật trong sự ảnh hưởng đến quá trìnhlực lượng sản xuất của các quốc gia Bên cạnh đó toàn cầu hóa kinh tế là một xuhướng khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều các nước tham gia, trong đó cónước ta Do đó các nước phải mở rộng kinh tế với bên ngoài đó là xu thế tất yếucủa thời đại trong quá trình đó cho phép chúng ta tranh thủ tận dụng được nhữnglợi thế mạnh từ bên ngoài, đặc biệt là vốn, công nghệ tiên tiến hiện đại, kinhnghiệm quản lý, mở rộng thị trường….Chính những yếu tố khách quan này đãtạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta
Trang 14II.2 Khả năng tiến hành quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Về khả năng khách quan: Yếu tố khách quan quan trọng đầu tiên giúpchúng ta tiến lên CNXH là Liên Xô lúc đó đã tiến hành thành công cuộc Cáchmạng xã hội chủ nghĩa và sẵn sàng giúp đỡ chúng ta cả về vật chất và tinh thần.Sau đó hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan rã đã đưa ra chochúng ta tấm gương khá sinh động về sự thành công và thất bại đã sâu sắc và chitiếtđến mức có thể từ đó đưa ra những giải pháp điển hình cho sự lãnh đạo vàthực hiện tiến trình cách mạng Còn đến ngày nay, xu thế quá độ lên CNXH trênphạm vi toàn thế giới đã đóng vai trò tích cực, không những làm cho quá độ bỏqua CNTB là tất yếu mà còn đem lại điều kiện và khả năng khách quan cho sựquá độ này Quá trình quốc tế hoá sản xuất, toàn cầu hoá với sự phát triển củacuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã tạo khả năng cho những nước kémphát triển đi sau tiếp thu, vận dụng đưa vào nước mình lực lượng sản xuất hiệnđại và kinh nghiệm của những nước đi trước cũng như tạo khả năng khách quancho việc khắc phục khó khăn về nguồn vốn, kĩ thuật hiện đại Điều kiện đó giúpchúng ta tranh thủ được cơ hội, tận dụng, khai thác, sử dụng có hiệu quả nhữngthành tựu mà nhân loại đã đạt được để rút ngắn thời kì quá độ lên CNXH ở nướcta
Về khả năng chủ quan: Mọi thành công của chúng ta đạt được phải kể đếnyếu tố quan trọng bậc nhất là sự lãnh đạo của Đảng và liên minh công nôngvững chắc Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac – Lênin luôn luôn nhấn mạnhvai trò của Đảng vô sản trong việc lãnh đạo cách mạng nói chung và trong việcthực hiện quá trình phát triển rút ngắn ở các nước tiền tư bản nói riêng thì ở ViệtNam, Đảng cộng sản Việt Nam là một nhân tố có vai trò quyết định đối với việcđẩy nhanh sự phát triển đất nước Và trong công cuộc đổi mới do Đảng khởixướng và lãnh đạo đã thu được những kết quả khả quan như: đã củng cố vàkhẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn Sự lựachọn con đường quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN của nước ta là phù hợp với sựlựa chọn của nhân dân ta Các tầng lớp lao động công nhân, nông dân và trí thức
Trang 15dưới sự lãnh đạo của Đảng đã cùng nhau chiến đấu, hy sinh để giành lại độc lậpdân tộc và cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc Do đó họ sẵn sàng liên minh chặtchẽ với nhau và cùng với Đảng để vượt qua mọi khó khăn, xây dựng thành côngCNXH.
II.3 Nhận thức về quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản ở ViệtNam
Nhận thức của Đảng và nhà nước về thời kỳ quá độ lên cnxh bỏ qua tư bảnthông qua quan điểm của Mác và lịch sử trên thế giới
Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng ta nhận thức vềthời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam là một thời kỳ lâu dài với nhiều chặngđường Thực tiễn xây dựng CNXH ở Việt Nam được bắt đầu từ năm 1954 khimiền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH với những đặc điểm như Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã nêu: “đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ mộtnước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh quagiai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” Sau thắng lợi của cuộc kháng chiếnchống Mỹ, cứu nước năm 1975, đất nước thống nhất, cả nước bước vào thời kỳquá độ đi lên CNXH Từ đó cho đến khi Đảng ta khởi xướng công cuộc đổi mớinăm 1986 là tròn một thập kỷ Đây là thời kỳ xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội,khắc phục hậu quả nặng nề sau chiến tranh, khó khăn chồng chất khó khăn Mặtkhác, do chưa nhận thức đầy đủ về thời kỳ quá độ lên CNXH là một quá trìnhlịch sử tương đối dài, phải trải qua nhiều chặng đường và do tư tưởng chủ quan,nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết, nên Đại hội IV (năm 1976) củaĐảng chưa xác định những mục tiêu của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá
độ Trong những năm 1976-1980, trên thực tế chúng ta chủ trương đẩy mạnhCNH trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết, mặt khác, chậm đổi mới cơ chếquản lý kinh tế đã lỗi thời Đến Đại hội V (năm 1981), cùng với việc khẳng địnhhai nhiệm vụ chiến lược, Đảng ta đã cụ thể hóa một bước đường lối kinh tếtrong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ, đề ra những mục tiêu tổng quát,các chính sách lớn về kinh tế - xã hội Tuy nhiên, trong chỉ đạo thực hiện đã
Trang 16không quán triệt những kết luận quan trọng nói trên, chưa kiên quyết khắc phục
tư tưởng nóng vội và duy ý chí, thể hiện chủ yếu trong các chủ trương về cơ cấukinh tế, cải tạo XHCN và cơ chế quản lý, nên dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xãhội
Thấu hiểu tình hình đất nước, với tư duy nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sựthật và quyết tâm đổi mới, tại Đại hội VI (năm 1986), Đảng ta xác định: “Thời
kỳ quá độ ở nước ta do tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội từ một nền sản xuất nhỏ,
bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, đương nhiên phải lâu dài và rất khókhăn Đó là một thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện, triệt để nhằm xâydựng từ đầu một chế độ xã hội mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất
và kiến trúc thượng tầng”, đồng thời nhận thức rõ, chặng đường đầu tiên là bướcquá độ nhỏ trong bước quá độ lớn Đại hội còn chỉ ra rằng, sau Đại hội này, vớitinh thần cách mạng và khoa học, tiếp tục phát triển đường lối đã được xác định,Đảng ta cần xúc tiến xây dựng một Cương lĩnh hoàn chỉnh cho toàn bộ cuộccách mạng XHCN trong thời kỳ quá độ Trên cơ sở cương lĩnh đó, sẽ xây dựngchiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển khoa học - kỹ thuật,phát triển đất nước
Năm 1991, Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, xuất hiện nhữngkhuynh hướng phủ định các thành tựu, từ đó dẫn đến phủ định con đườngXHCN Trong bối cảnh phức tạp như vậy, tại Đại hội VII (năm 1991), Đảng ta
đã đưa ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội, trong đó xác định: “Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình lâudài, trải qua nhiều chặng đường Mục tiêu của chặng đường đầu là: thông quađổi mới toàn diện, xã hội đạt tới trạng thái ổn định vững chắc, tạo thế phát triểnnhanh ở chặng sau”
Đến Đại hội IX (năm 2001), Đảng đã nhận định: “Xây dựng chủ nghĩa xãhội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất
cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, cho nên phải trải qua mộtthời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế,
Trang 17xã hội có tính chất quá độ”, trong đó, xác định chặng đường đầu tiên là chuẩn bịtiền đề cho chặng sau, tạo ra sự ổn định vững chắc của xã hội thông qua đổimới, tạo thế phát triển nhanh ở chặng sau
Thực hiện quá độ lên CNXH bỏ qua tư bản giai đoạn từ 1945-1986 cònvấp phải sai lầm và khó khăn
Sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc (1954-1975) và trên cả nước saunăm 1975 đã bước đầu tạo dựng một xã hội mới với bản chất tốt đẹp và sứcmạnh về mọi mặt bảo đảm giành thắng lợi trong đấu tranh giải phóng dân tộcthống nhất đất nước và bảo vệ Tổ quốc XHCN Đó là điều không thể phủ nhận.Tuy vậy, trong cách mạng XHCN cũng đã phạm phải sai lầm, khuyết điểm trongchính sách kinh tế, xã hội dẫn tới khủng hoảng từ năm 1979 Đảng đã kịp thời tựphê bình và chỉ ra những nguyên nhân cần phải khắc phục, đó là bệnh nóng vội,chủ quan, duy ý chí, giáo điều, chưa nắm vững hoàn cảnh, đặc điểm thực tiễnđất nước, chưa nhận thức rõ quy luật khách quan Đảng đã từng bước đổi mới tưduy lý luận, nhất là tư duy kinh tế, từng bước sửa đổi cơ chế chính sách cho phùhợp, phát huy tính tích cực của các thành phần kinh tế, của cơ chế thị trường,chú trọng lợi ích của người lao động, sửa đổi cách thức quản lý nặng về tậptrung, hành chính, bao cấp cản trở những động lực của sự phát triển
Thực hiện quá độ của nước ta giai đoạn từ 1986 đến nay đã đổi mới vàkhắc phục những sai lầm
Sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986-2011), tại Đại hội XI, Đảng
ta đưa ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội (bổ sung, phát triển năm 2011), trong đó xác định rõ hơn: “Đi lên chủ nghĩa
xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sảnViệt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử
Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Đây là một quá trình cách mạng sâu sắc,triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi vềchất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất thiết phải trải qua một thời
Trang 18kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiều hình thức kinh tế, xã hội đanxen”
Có thể nói, nếu trước đây nhận thức của Đảng ta về thời kỳ quá độ đi lênCNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam còn giản đơn, thì đến thời kỳđổi mới, nhận thức của Đảng về vấn đề này ngày càng sáng rõ hơn Đó là, quá
độ đi lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta là một tất yếu kháchquan, là một thời kỳ lâu dài với nhiều chặng đường Đồng thời, Đảng ta cũngnhấn mạnh rằng, một số vấn đề trong Cương lĩnh vẫn cần phải tiếp tục nghiêncứu, bổ sung, phát triển cùng với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ quá độlên CNXH
II.4 Những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lê Nin vào điều kiện cụthể của Việt Nam, tổng kết thực tiễn quá trình cách mạng Việt Nam, nhất là qua
35 năm đổi mới, nhận thức của Đảng và nhân dân dân ta về chủ nghĩa xã hội vàcon đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng rõ Đại hội IV (1976), nhậnthức của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường phát triển của cách mạngnước ta mới dừng ở mức độ định hướng Đến Đại hội VII, nhận thức của ĐảngCộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đãsáng tỏ hơn, không chỉ dừng ở nhận thức định hướng, định tính mà từng bướcđạt tới trình độ định hình, định lượng Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991), đã xác định mô hình chủ nghĩa xã hội ởnước ta với sáu đặc trưng: (1) Do nhân dân lao động làm chủ; (2) Có một nềnkinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu
về các tư liệu sản xuất chủ yếu; (3) Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dântộc; (4) Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theonăng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điềukiện phát triển toàn diện cá nhân; (5) Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoànkết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; (6) Có quan hệ hữu nghị và hợp tác vớinhân dân tất cả các nước trên thế giới
Trang 19Đến Đại hội XI, trên cơ sở tổng kết 26 năm đổi mới, nhận thức của Đảng ta
về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã có bước phát triểnmới Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội(bổ sung, phát triển năm 2011) đã phát triển mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Namvới tám đặc trưng cơ bản, trong đó có đặc trưng về mục tiêu, bản chất, nội dungcủa xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng, đó là: (1) Dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; (2) Do nhân dân làm chủ; (3) Có nền kinh
tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộphù hợp; (4) Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; (5) Con người cócuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; (6) Cácdân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhaucùng phát triển; (7) Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, donhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; (8) Có quan hệ hữu nghị vàhợp tác với các nước trên thế giới
II.5 Phương hướng xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội ở Việt Nam
Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh quốc tế có nhữngbiến đổi to lớn và sâu sắc Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đạiđang diễn ra mạnh mẽ, cuốn hút tất cả các nước ở mức độ khác nhau Nền sảnxuất vật chất và đời sống xã hội đang trong quá trình quốc tế hoá sâu sắc, ảnhhưởng lớn tới nhịp độ phát triển lịch sử và cuộc sống các dân tộc Những xu thế
đó vừa tạo thời cơ phát triển nhanh cho các nước, vừa đặt ra những thách thứcgay gắt, nhất là đối với những nước lạc hậu về kinh tế
Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản, từ một xã hộivốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp Đất nước trải quahàng chục năm chiến tranh, hậu quả để lại còn nặng nề Những tàn dư thực dân,phong kiến còn nhiều Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại chế
độ xã hội chủ nghĩa và nền độc lập dân tộc của nhân dân ta