1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tập Lớn Môn Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học Phân Tích Liên Minh Giai Cấp Và Tầng Lớp Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội. Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam.pdf

17 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 304,21 KB

Nội dung

lOMoARcPSD|38594337 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN *** BÀI TẬP LỚN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC ĐỀ TÀI: Phân tích liên minh giai cấp và tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Liên hệ thực tiễn Việt Nam Họ và tên SV: Nguyễn Đặng Việt Anh Lớp tín chỉ: Chủ nghĩa xã hội khoa học(222)_15 Mã SV: 11216502 GVHD: TS Lê Ngọc Thông HÀ NỘI, NĂM 2023 1 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ .03 NỘI DUNG 03 I Liên minh giai cấp và tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 1.1 Khái niệm… 03 1.2 Nội dung liên minh giai cấp và tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 04 II Liên minh giai cấp và tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 2.1 Nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 06 2.2 Phương hướng cơ bản để xây dựng cơ cấu xã hội - giai cấp và tăng cường liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 10 III Liên hệ thực tiễn Việt Nam 10 KẾT LUẬN 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 2 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 GIỚI THIỆU BẢN THÂN ĐẶT VẤN ĐỀ “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công” Chỉ trong hai câu nói ngắn gọn nhưng Bác đã đúc kết ra chân lý tạo nên thắng lợi của dân tộc gửi lại đời sau Đó là sự đồng lòng giữa các cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tổ chức và là sự đoàn kết của các giai cấp, tầng lớp trong một chỉnh thể thống nhất, nhằm giúp đỡ lẫn nhau vì một mục tiêu chung, để cùng phát triển Chính vì vậy, liên minh giai cấp và tầng lớp là yếu tố quan trọng quyết định thành bại của hành trình đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta Trong bài tiểu luận này, em xin trình bày sâu hơn về nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa ở Việt Nam đồng thời đưa ra một số thành tựu mà nước ta đã đạt được khi các giai cấp, tầng lớp cùng nhau hợp sức phát triển đất nước trên nhiều phương diện Em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Ngọc Thông đã luôn tận tình giảng bài cho chúng em và có cách dạy độc đáo, tạo cơ hội cho chúng em tự mình nghiên cứu Do kiến thức chưa đủ rộng để khai thác đầy đủ vấn đề liên quan tới đề tài nên bài tiểu luận có thể còn nhiều thiếu sót, em hy vọng có thể nhận thêm những góp ý và chỉ dạy từ thầy NỘI DUNG I Liên minh giai cấp và tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 1.1 Khái niệm Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội là sự liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau, trên cả mặt trận chính trị và kinh tế giữa các giai cấp, tầng lớp nhằm thực hiện nhu cầu và lợi ích của các chủ thể trong khối liên minh, đồng thời tạo động lực thực hiện thắng lợi mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội 1.2 Nội dung liên minh giai cấp và tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ 3 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 nghĩa xã hội 1.2.1 Xét về mặt Chính trị: 4 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 Khi nghiên cứu thực tiễn các phong trào đấu tranh giai cấp công nhân ở châu Âu, điển hình là thành công của sự kiện công nhân Anh đưa Hiến chương đến Quốc Hội hay là cuộc biểu tình của công nhân New York năm 1882 thì đều thấy sự góp mặt của cả giai cấp công nhân và những tầng lớp vô sản khác trong các cuộc biểu tình V.I.Lenin cho rằng "Nếu không liên minh với nông dân thì không thể có được chính quyền của giai cấp vô sản, không thẻ nghĩ được đến việc duy trì chính quyền đó Nguyên tắc cao nhất của chuyên chính là duy trì khối liên minh giữa giai cấp vô sản và nông dân để giai cấp vô sản có thể giữ vai trò lãnh đạo và chính quyền nhà nước." Từ đấy, ta nhận ra các cuộc đấu tranh biểu tình đơn lẻ trước đây thường không đem lại kết quả phần lớn là do sự “đơn độc” đấu tranh của giai cấp công nhân mà quên đi những tầng lớp lao động khác Chính vì thế, việc liên minh giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội là điều kiện tiên quyết trong thắng lợi của các phong trào đấu tranh trên thế giới Trong một chế độ xã hội nhất định, nếu một giai cấp muốn đấu tranh giai cấp thì yêu cầu thiết yếu là phải tìm cách liên minh với các giai cấp, tầng lớp khác có những lợi ích phù hợp Nói cách khách thì liên minh là vấn đề mang tính nguyên tắc trong đấu tranh giai cấp và điều đó cũng dẫn ta đến tính phổ biến của liên minh giai cấp, là động lực lớn cho sự phát triển của các xã hội có giai cấp Trong đó ba lực lượng công, nông và tri thức không chỉ chiếm số đông trong dân cư, mà còn là lực lượng cơ bản Song khối liên minh này phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân, điều này là do địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân quy định và cách mạng lên xã hội Chủ nghĩa xảy ra khi và chỉ khi có sự xuất hiện của Đảng Cộng sản và liên minh giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác Để xây dựng khối liên minh vững mạnh, Đảng Cộng Sản cần phải liên tục duy trì khối liên minh để duy trì chính quyền Trong bước đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, liên minh cần thực hiện chuyên chính vô sản nhằm lật đổ hoàn toàn tư bản, tiêu diệt hoàn toàn sự chống cự và mưu toan khôi phục giai cấp Từ đó, thiết lập và củng cố vĩnh viễn Chủ nghĩa xã hội Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 1.2.2 Xét về mặt Kinh tế Nội dung kinh tế là nội dung cơ bản, quyết định nhất, là cơ sở vật chất kỹ thuật vững chắc của liên minh trong thời kỳ quá độ Liên minh được hình thành xuất phát từ yêu cầu khách quan của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng chủ nghĩa xã hội Cần gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp và khoa học - công nghệ để cùng nhau hợp tác, phát triển nền kinh tế của Xã hội chủ nghĩa vì chỉ khi có cơ cấu kinh tế thống nhất, nền kinh tế mới có thể vững vàng, duy trì trong dài hạn Để xây dựng liên minh kinh tế bền chặt trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội thì việc hình thành liên minh cần xuất phát từ chính nhu cầu và lợi ích của các giai cấp, tầng lớp Các chủ thể của các lĩnh vực kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, khoa học công nghệ…) tất yếu cần gắn bó, liên minh chặt chẽ với nhau để cùng phát triển Khi thực hiện liên minh cần liên tục phát hiện ra mâu thuẫn, để ra giải pháp kịp thời đồng thời tạo sự đồng thuận thúc đẩy khối liên minh ngày càng bền chặt cùng hướng tới mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản 1.2.3 Xét về mặt Văn hóa – Xã hội Liên minh về văn hóa, xã hội thể hiện qua nhiều mặt của đời sống.Trước hết ta cần nhắc tới ảnh hưởng của kinh tế đối với văn hóa xã hội: tăng trưởng kinh tế cần gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái Liên minh công - nông - trí thức nhằm xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Trong nội dung này, trí thức giữ vai trò đặc biệt quan trọng Do nét đặc trưng của lao động trí thức nên họ có vai trò rất to lớn trong việc nghiên cứu, phát hiện, khám phá và sáng tạo ra cái mới để thúc đẩy xã hội phát triển tiến bộ Bất cứ thời đại nào hay chế độ chính trị nào đi nữa thì trí thức cũng là trụ cột chính của nền văn minh, là “đầu tàu” thúc đẩy xã hội luôn tiến về phía trước Đồng thời liên minh văn hóa – xã hội sẽ giải quyết được các vấn đề xã hội sẽ khắc phục được những Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 hạn chế của các chế độ tư hữu trước đây Bởi lẽ con người là vốn quý của xã hội, nhưng người lao động nếu thất nghiệp thì họ trở thành gánh nặng cho xã hội, một trong các nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, đổ vỡ của chế độ xã hội Để xây dựng liên minh văn hóa-xã hội bền chặt, cần gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái Nội dung xã hội mang ý nghĩa kinh tế và chính trị cấp thiết trước mắt của liên minh là tạo nhiều việc làm có hiệu quả, đồng thời kết hợp các giải pháp cứu trợ, hỗ trợ để xóa đói, giảm nghèo cho công nhân, nông dân và trí thức Cần đổi mới và thực hiện tốt các chính sách xã hội, đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ xã hội trong công nhân, nông dân, trí thức cũng là nội dung xã hội cần thiết, đồng thời còn mang ý nghĩa giáo dục truyền thống, đạo lý, lối sống… cho toàn xã hội và thế hệ mai sau.Nâng cao dân trí là nội dung cơ bản, lâu dài nên cần tập trung Bên cạnh đó cần nâng cao kiến thức về khoa học công nghệ, về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đồng thời khắc phục các tệ nạn xã hội, các hủ tục lạc hậu, các biểu hiện tiêu cực như tham nhũng, quan liêu, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc II Liên minh giai cấp và tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 2.1 Nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 2.1.1 Nội dung về chính trị Liên minh giai cấp và tầng lớp trong thời kỳ này trên lĩnh vực chính trị cần thể hiện ở ba điểm cốt lõi Một là, mục tiêu, lợi ích chính trị cơ bản nhất của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và của cả dân tộc ta là: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Nhưng để đạt được mục tiêu, lợi ích chính trị cơ bản đó khi thực hiện liên minh lại không thể dung hòa lập trường chính trị của ba giai tầng Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 mà phải trên lập trường tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân Bởi vì, chỉ có phấn đấu thực hiện mục tiêu lý tưởng của giai cấp công nhân thì mới thực hiện được đồng thời cả nhu cầu lợi ích chính trị cơ bản của công nhân, nông dân, trí thức và của dân tộc là lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Hai là, khối liên minh chiến lược này phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo thì mới có đường lối chủ trương đúng đắn để thực hiện liên minh, thực hiện quá trình giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công Do đó, Đảng Cộng sản từ trung ương đến cơ sở phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức để lãnh đạo khối liên minh và lãnh đạo xã hội là vấn đề có ý nghĩa như 1 nguyên tắc về chính trị của liên minh Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, liên minh công- nông- trí thức ở nước ta còn làm nòng cốt cho liên minh chính trị rộng lớn nhất là Mặt trận Tổ quốc, là cơ sở để xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đồng thời là nền tảng cho nhà nước xã hội chủ nghĩa ngày càng được củng cố lớn mạnh để bảo vệ tổ chức và xây dựng chủ nghĩa xã hội Ba là, nội dung chính trị của liên minh không được tách rời nội dung, phương thức đổi mới hệ thống chính trị trên phạm vi cả nước Dưới góc độ của liên minh, cần cụ thể hóa việc đổi mới về nội dung tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị trong GCCN, nông dân và trí thức Nội dung chính trị cấp thiết nhất hiện nay là triển khai thực hiện “Quy chế dân chủ ở cơ sở”, nhất là ở nông thôn 2.1.2 Nội dung về kinh tế Nội dung kinh tế là nội dung cơ bản, quyết định nhất, là cơ sở vật chất kỹ thuật vững chắc của liên minh trong thời kỳ quá độ Nội dung kinh tế của liên minh ở nước ta trong thời kỳ quá độ được cụ thể hóa ở nhiều phương diện Thứ nhất, chúng ta phải xác định đúng thực trạng, tiềm năng kinh tế của cả nước và của sự hợp tác quốc tế, từ đó mà xác định đúng cơ cấu kinh tế gắn liền với những nhu cầu kinh tế của công nhân, nông dân, trí thức và của toàn xã Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 hội Đảng ta xác định cơ cấu kinh tế chung của nước ta là “Công- nông nghiệp- dịch vụ” Trong điều kiện hiện nay, Đảng ta còn xác định “Từng bước phát triển kinh tế tri thức, từ đó ma tăng cường liên minh công- nông- trí thức” Tiếp đến, trên cơ sở kinh tế, các nhu cầu kinh tế phát triển dưới nhiều hình thức hợp tác, liên kết, giao lưu trong sản xuất, lưu thông phân phối giữa công nhân, nông dân, trí thức; giữa các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, khoa học công nghệ và các lĩnh vực khác; giữa các địa bàn, vùng, miền dân cư trong cả nước, giữa nước ta và các nước khác.Việt Nam cần từng bước hình thành quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong quá trình thực hiện liên minh Việc phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phải được thể hiện qua việc đa dạng và đổi mới các hình thức hợp tác kinh tế, hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình, trang trại, dịch vụ ở nông thôn Trong quá trình hình thành quan hệ sản xuất phải trên cơ sở công hữu hóa các tư liệu sản xuất chủ yếu, kinh tế nhà nước vươn lên giữ vai trò chủ đạo, cùng kinh tế tập thể làm nền tảng cho nền kinh tế cả nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa Hơn nữa, nội dung kinh tế của liên minh ở nước ta còn thể hiện ở vai trò của Nhà nước Nhà nước có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện liên minh Vai trò của Nhà nước đối với nông dân thể hiện qua chính sách khuyến nông, các tổ chức khuyến nông, các cơ sở kinh tế Nhà nước, Nhà nước có những chính sách hợp lý thể hiện quan hệ của mình với nông dân, tạo điều kiện cho liên minh phát triển Nông nghiệp và nông thôn không chỉ là một ngành kinh tế, một khu vực kinh tế mà còn là một lĩnh vực mang ý nghĩa sinh thái xã hội Đặc biệt, đối với tri thức, Nhà nước cần phải đổi mới và hoàn chỉnh các luật, chính sách có liên quan trực tiếp đến sở hữu trí tuệ như chính sách phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, về bản quyền tác giả, về báo chí, xuất bản, về văn học nghệ thuật… để từ đó hướng các hoạt động của trí thức vào việc phục vụ công- nông, gắn với cơ sở sản xuất và đời sống toàn xã hội Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 2.1.3 Nội dung về văn hóa – xã hội Mục đích của liên minh văn hóa xã hội là xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.Nội dung xã hội mang ý nghĩa kinh tế và chính trị cấp thiết trước mắt của liên minh là tạo nhiều việc làm có hiệu quả, đồng thời kết hợp các giải pháp cứu trợ, hỗ trợ để xóa đói, giảm nghèo cho công nhân, nông dân và trí thức Chúng ta cần đổi mới và thực hiện tốt các chính sách xã hội, đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ xã hội trong công nhân, nông dân, trí thức cũng là nội dung xã hội cần thiết, đồng thời còn mang ý nghĩa giáo dục truyền thống, đạo lý, lối sống… cho toàn xã hội và thế hệ mai sau Đặc biệt cần chú trọng tới vấn đề nâng cao dân trí cho toàn xã hội thông qua việc tập trung củng cố thành tựu xóa mù chữ, trước hết là đối với nông dân, nhất là ở miền núi đồng thời nâng cao kiến thức về khoa học công nghệ, về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Cần khắc phục các tệ nạn xã hội, các hủ tục lạc hậu, các biểu hiện tiêu cực như tham nhũng, quan liêu, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.Nhà nước cần gắn quy hoạch phát triển công nghiệp, khoa học công nghệ với quy hoạch phát triển nông thôn, đô thị hóa, công nghiệp hóa nông thôn với kết cấu hạ tầng ngày càng thuận lợi và hiện đại, Hơn hết phải xây dựng các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, các công trình phúc lợi công cộng 1 cách tương xứng, hợp lý ở các vùng nông thôn, đặc biệt là vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn Làm được những nội dung nêu trên thì nội dung liên minh mới toàn diện, chúng ta mới đạt mục tiêu của định hướng xã hội chủ nghĩa cũng như xây dựng một nhà nước hiệu quả và bền vững 2.2 Phương hướng cơ bản để xây dựng cơ cấu xã hội - giai cấp và tăng cường liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Để xây dựng cơ cấu xã hội - giai cấp và tăng cường liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, nhà nước cần Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp theo hướng tích cực Cần xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách xã hội tổng thể nhằm tác động tạo sự biến đổi tích cực cơ cấu xã hội, nhất là các chính sách liên quan đến cơ cấu xã hội - giai cấp đồng thời tạo sự đồng thuận và phát huy tinh thần đoàn kết thống nhất giữa các lực lượng trong khối liên minh và toàn xã hội Nhà nước phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò của các chủ thể trong khối liên minh, đổi mới hoạt động của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm tăng cường khối liên minh và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân III Liên hệ thực tiễn Việt Nam Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam hơn 90 năm qua, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng của của Lênin về liên minh giai cấp, tầng lớp Sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức được phát huy, góp phần làm nên những thắng lợi vĩ đại: Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế; thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử qua gần 35 năm đổi mới Khi hòa bình lập lại, liên minh giai cấp, tầng lớp vẫn được nhà nước chú trọng và điều ấy được thể hiện rõ nét trong Liên minh công nhân - nông dân - trí thức trong thực hiện Nghị quyết số 26 - NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 Nghị quyết số 26 - NQ/TW là Nghị quyết chuyên đề của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (2008) Trong Nghị quyết số 26 - NQ/TW, ghi rõ “Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” Để đạt được những điêu đó, nước ta đã: - Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn - Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với phát triển các đô thị - Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, nhất là vùng khó khăn - Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn - Phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hoá nông nghiệp, công nghiệp hoá nông thôn - Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồn lực, phát triển nhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn, nhất là hội nông dân Sau hơn mười năm thực hiện Nghị quyết, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn: 1) Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời, phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đã chuyển dịch được cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiện đại, đồng thời gắn với xây dựng nông thôn mới Tập trung tổ chức sản xuất, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi theo nhu cầu thị trường và xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, liên kết sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm, cùng với bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm; nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả cao Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, nên sản lượng lương thực tăng ổn định, sản lượng lúa tăng hằng năm (năm 2015 đã là 45,2 triệu tấn) Đầu tư công nghệ để phát triển mạnh khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản với chất lượng và hiệu quả cao hơn Công tác bảo vệ và phát triển rừng được chú trọng Xuất khẩu của khu vực nông nghiệp năm 2015 đạt 30 tỷ USD, tăng 5,6% so với năm 2010, còn năm 2017 vừa qua đã vượt qua 35 tỷ USD Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt thứ hạng cao trên thế giới như gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, hạt điều, cá tra, tôm, sản phẩm gỗ chế biến Công tác quy hoạch, đo đạc, điều tra, phân loại đất đai, thổ nhưỡng đã góp phần quan trọng để Quốc hội thông qua Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Chính phủ phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất cho các địa phương Các địa phương đã đẩy nhanh tiến độ quy hoạch sử dụng đất đến cấp huyện và xã Thủ tướng đã ra Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 2/2/2012 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Sản xuất nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại là kết quả của sự lao động tích cực từ công nghiệp và khoa học và đã đạt kết quả cao, thể hiện tập trung ở trình độ cơ giới hóa nông nghiệp tăng nhanh Riêng sản xuất lúa gạo, khâu tuốt lúa đạt 95%, xay xát lúa gạo 95%, tưới nước 85%; vận chuyển 66%; thu hoạch 30%; sấy 30%3 2) Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào rộng lớn Trên cơ sở rút kinh nghiệm từ kết quả thực hiện Chương trình thí điểm xây dựng nông thôn mới ở 11 xã, Chính phủ đã triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (19 tiêu chí) Bộ tiêu chí cho thấy, kết quả của nông thôn mới phải là trên cơ sở tác động mạnh mẽ của mọi lĩnh vực, của đầu tư mạnh mẽ cả về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn Thủ tướng Chính phủ đã phát động phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và sau này là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” Do vậy, công tác huy động nguồn lực đạt kết quả tích cực Vốn huy động của các giai cấp, tầng lớp, các cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước đạt 2,5 lần vốn từ ngân sách; vốn tín dụng chính sách xã hội đóng góp tích cực vào thực hiện giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới Tính đến 31/12/2017, cả nước có 3.069 xã (chiếm 34,4%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chỉ có 113 xã dưới 5 tiêu chí, 43 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn giai đoạn 2016-20204 3) Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, nhất là ở vùng khó khăn Thành tựu lớn là đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, của nông dân nói riêng, được nâng cao, cải thiện rõ rệt Kết quả này cũng chỉ có thể đạt được trong sự liên minh chặt chẽ giữa công nhân, nông dân, trí thức và với toàn xã hội Tổng hòa những tác động nêu trên giữa công nghiệp với nông nghiệp và khoa học - công nghệ, văn hóa nghệ thuật đã tác động trực tiếp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân Tỷ lệ hộ nghèo trong nông dân, ở nông thôn giảm nhanh chóng Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo bình quân của cả nước giảm còn khoảng 6,72%, bình quân hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm khoảng 5% so với cuối năm 2016; hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các xã đặc biệt khó Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, dân tộc và miền núi giảm khoảng 3-4% so với cuối năm 20165 Công tác xóa đói giảm nghèo còn được chú trọng để đảm bảo bền vững Người nghèo được hỗ trợ bằng nhiều chương trình và chính sách mà tiếp cận được với nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp để có cơ hội vươn lên, tạo thu nhập, thoát nghèo, ổn định đời sống lâu dài 3) Phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực để hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn Về thành tựu này có đóng góp của khoa học và công nghệ, năng suất lao động bình quân tăng 4,2%/năm, cao hơn giai đoạn trước (2006 - 2015 tăng 3,9%; 2006 - 2010 tăng chỉ: 3,4%) Ngành nông nghiệp là một trong những ngành được ứng dụng khoa học và đổi mới công nghệ có bước tiến bộ rõ rệt Cũng vì vậy, riêng khu vực nông nghiệp phát triển ổn định, giá trị gia tăng bình quân 3%/năm6 Đi đôi với chuyển giao công nghệ vào nông nghiệp, thì người nông dân cũng được quan tâm nhiều hơn đến đào tạo nghề Giai đoạn 2010 - 2015 đã có trên 4,1 triệu lao động nông thôn được đào tạo nghề theo Đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn7 Liên minh công nhân, nông dân, trí thức và sự tác động mạnh mẽ của công nghiệp, khoa học và công nghệ đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26 - NQ/TW đã đem đến những kết quả quan trọng, góp phần thể hiện cô đọng và ấn tượng trong bức tranh của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng tích cực sau đây: Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng từ 79,9% trong năm 2011 lên 82,6% năm 2015; tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 20,1% xuống còn 17,4% Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội giảm, còn 44,3% Tập trung thực hiện cơ cấu lại về đầu tư công, hệ thống các tổ chức tín dụng, doanh Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 nghiệp nhà nước và cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới Trong thực tế, đang tiếp tục khẳng định và hình thành mới các mô hình liên minh công nhân, nông dân, trí thức trong sản xuất nông nghiệp Đó là kinh tế hộ tiếp tục phát triển, hình thành nhiều trang trại sản xuất hàng hóa với quy mô lớn hơn, hiệu quả hơn Nhiều hợp tác xã kiểu mới hình thành để tiếp thu nhiều hơn khoa học và công nghệ, đồng thời các xã viên hỗ trợ nhau cùng làm ăn có hiệu quả Cánh đồng lớn đang được nhiều địa phương nhân rộng để gắn nông dân với doanh nghiệp, đi vào sản xuất lớn Các nông, lâm nghiệp nhà nước đang được sắp xếp lại, tổ chức cho phù hợp hơn KẾT LUẬN Như vậy liên minh giai cấp, tầng lớp là bước đi quan trọng trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng Đó là sự cố kết của các giai cấp, tầng lớp trong một chỉnh thể thống nhất, nhằm giúp đỡ lẫn nhau phát triển Mỗi thành tố có vị trí, vai trò đặc thù do bản chất, vai trò của mỗi giai cấp và tầng lớp trong cách mạng và xã hội quy định Sức mạnh và chất lượng của khối liên minh phụ thuộc vào chất lượng của từng thành tố trong đó Vì thế, củng cố, tăng cường khối liên minh giai cấp đặc biệt là khối công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức gắn liền chặt chẽ với quá trình xây dựng, phát triển của mỗi giai cấp, tầng lớp do Đảng lãnh đạo, tạo thành nhân tố bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam và sự phát triển vững bền của dân tộc trên mọi lĩnh vực Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Dành cho bậc đại – Không chuyên lý luận chính tri) 2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về liên minh giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức Việt Nam , https://tcnn.vn/news/detail/32490/Tu_tuong_Ho_Chi_Minh_ve_lien_min h_giai_cap_cong_nhan_nong_dan_va_doi_ngu_tri_thuc_Viet_Namall.h tml 3 Liên minh công nhân – nông dân – trí thức trong thực hiện Nghị quyết số 26 – NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, http://tapchimattran.vn/nghien-cuu/lien-minh-cong-nhan-nong-dan-tri- thuc-trong-thuc-hien-nghi-quyet-so-26-nqtw-ve-nong-nghiep-nong-dan- nong-thon-14641.html 4 Nghị quyết “Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, https://thuvienphapluat.vn/van- ban/Linh-vuc-khac/Nghi-quyet-26-NQ-TW-nong-nghiep-nong-dan- nong-thon-69455.aspx Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com)

Ngày đăng: 12/03/2024, 09:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w