1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội liên hê thực tiễn xây dựng gia đình viêt nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

29 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ Sở Xây Dựng Gia Đình Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Liên Hệ Thực Tiễn Xây Dựng Gia Đình Việt Nam Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội
Tác giả Hoàng Long Bá, Hoàng Hồ Sỹ Kim, Huỳnh Nguyễn Trọng Phúc, Nguyễn Nhật Nguyên, Trần Thế Khải
Người hướng dẫn TS. Đặng Thị Minh Tuấn
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023-2024
Thành phố TP.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 2,74 MB

Nội dung

Con người Việt Nam chỉ có thể có những phẩm chất tốt đẹp khi họ sống trong một xã hội tốt, môi trường đầu tiên mà họ tiếp xúc chính là gia đình, gia đình không chỉ giữ vai trò nền tảng,

Trang 1

CƠ SỞ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH TRONG

THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI LIÊN HÊ& THỰC TIỄN XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIÊ&T NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA

XÃ HỘITiểu Luận Cuối Kỳ Môn Học: Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học

MÃ SỐ LỚP HP: LLCT120405_13 GVHD: TS Đặng Thị Minh Tuấn NHÓM THỰC HIỆN: Nhóm 8 HỌC KỲ: 1 – NĂM HỌC: 2023-2024

TP.HỒ CHÍ MINH – THÁNG 12/NĂM 2023

Trang 2

1 Hoàng Long Bá - 21127054

2 Hoàng Hồ Sỹ Kim - 21144207

3 Huỳnh Nguyễn Trọng Phúc - 22161304

4. Nguyễn Nhật Nguyên - 22110384

5 Trần Thế Khải - 22142332

ĐIỂM:

NHẬN XÉT CỦA GV:

GV ký tên

Trang 3

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Đối tượng nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

PHẦN B: NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 3

1.1 Khái niệm, vị trí và các chức năng của gia đình 3

1.1.1 Khái niệm về gia đình 3

1.1.2 Vị trí gia đình trong xã hội 3

1.1.3 Chức năng cơ bản của gia đình 6

1.2 Những cơ sở để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 8

1.2.1 Cơ sở kinh tế - xã hội 8

1.2.2 Cơ sở chính trị - xã hội 9

1.2.3 Cơ sở văn hóa 9

1.2.4 Chế độ hôn nhân tiến bộ 10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 12

2.1 Nhận thức của giới trẻ về vấn đê xây dựng gia đình ở nước ta hiện nay 12

2.2 Những thành tựu và thách thức trong xây dựng gia đình ở nước ta 13

2.3 Các giải pháp và chính sách xây dựng gia đình ở nước ta thời gian tới 16

KẾT LUẬN 20 PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

Lời đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn, lời tri ân sâu sắc đến cô Đặng ThịMinh Tuấn Trong quá trình học tập và nghiên cứu bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoahọc, chúng em nhận được sự giảng dạy và hướng dẫn rất tận tình và tâm huyết của

cô Cô đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích Từ nhữngkiến thức mà cô đã truyền đạt, chúng em xin trình bày lại những gì mình đã tìmhiểu về vấn đề: “Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội Liên hê l thực tiễn xây dựng gia đình Viê lt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội.”

Tuy nhiên, về kiến thức của bộ môn của chúng em vẫn còn những hạn chếnhất định Do đó, không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thành bàitiểu luận Mong cô xem và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.Kính chúc cô hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp “trồng người”.Kính chúc cô luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ học trò đếnnhững bến bờ tri thức

Nhóm em xin chân thành cảm ơn ạ!

Trang 5

PHẦN A: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Gia đình là “tế bào của xã hội”, điều này chúng ta luôn luôn khẳng định

và dù trong hoàn cảnh nào, xã hội nào thì nó vẫn luôn đúng Nó nói lên mốiquan hệ mật thiết giữa gia đình và xã hội, quan hệ đó giống như sự tương táchữu cơ của quá trình trao đổi chất, duy trì sự sống của cơ thể

Xã hội (cơ thể) lành mạnh tạo điều kiện cho các gia đình tiến bộ, gia đình(tế bào) hạnh phúc góp phần cho sự phát triển hài hòa của xã hội Con ngườiViệt Nam chỉ có thể có những phẩm chất tốt đẹp khi họ sống trong một xã hộitốt, môi trường đầu tiên mà họ tiếp xúc chính là gia đình, gia đình không chỉ giữvai trò nền tảng, tế bào của xã hội mà còn là môi trường quan trọng, trực tiếp tácđộng đến nhận thức của con người, hình thành nếp sống và nhân cách của họ

Có thể thấy rằng, trong sự phát triển chung của xã hội hiện nay, gia đìnhluôn đóng một vai trò quan trọng Không thể có một xã hội giàu mạnh, văn minhnếu như không dựa trên cơ sở xây dựng những gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến

bộ Đây là vấn đề không thể thiếu trong toàn bộ học thuyết về sự phát sinh vàphát triển của xã hội mới – Xã hội chủ nghĩa.Vì vậy, Nhóm chọn đề tài “Cơ sởxây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội liên hê l thực tiễn xâydựng gia đình viê lt nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.” để hiểu nhiềuhơn về các vấn đề gia đình, cơ sở để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội Để tìm hiểu xem tình hình kinh tế, chính trị, xã hội sẽ cónhững tác động như thế nào đối với công cuộc xây dựng và phát triển gia đìnhtrong thời kỳ này

Trang 6

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chính của đề tài này là tìm hiểu và phân tích về cơ sở xây dựnggia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và áp dụng nó vào xây dựnggia đình ở Việt Nam hiện nay

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu sâu về lý thuyết gia đình (khái niệm, vị trí, vai trò) và cơ sở đểxây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Tìm hiểu về nhận thức của giới trẻ hiện nay về vấn đề xây dựng gia đình

và các giải pháp và chính sách xây dựng gia đình ở nước ta thời gian tới

4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nguyên cứu bao gồm các gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá

độ lên chủ nghĩa xã hội, các cơ quan, tổ chức liên quan đến công tác xây dựnggia đình trong thời kỳ đó, và những nhà nghiên cứu, nhà quản lý, chuyên gia cóliên quan đến vấn đề này

5 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết để tìm hiểu và phân tích vềgia đình và cơ sở để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội

Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực tiễn để thu thập thông tin về nhậnthức của giới trẻ hiện nay

Sử dụng phương pháp phân tích và so sánh để tìm ra các giải pháp vàchính sách xây dựng gia đình ở nước ta thời gian tới

Trang 7

PHẦN B: NỘI DUNG CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG THỜI

KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

1.1 Khái niệm, vị trí và các chức năng của gia đình

1.1.1 Khái niệm về gia đình

Gia đình là một cộng đồng người đặc biệt, có vai trò quyết định đến sựtồn tại và phát triển của xã hội C.Mác và Ph Ăngghen, khi đề cập đến gia đình

đã cho rằng: “Quan hệ thứ ba tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịchsử: hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ranhững người khác, sinh sôi, nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ vàcon cái, đó là “gia đình” Cơ sở hình thành gia đình là hai mối quan hệ cơ bản,quan hệ hôn nhân (vợ và chồng) và quan hệ huyết thống (cha mẹ và con cái ).Những mối quan hệ này tồn tại trong sự gắn bó, liên kết, ràng buộc và phụ thuộclẫn nhau, bởi nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người, được quy địnhbằng pháp lý hoặc đạo lý

Như vậy, gia đình là tập hợp những người quen thuộc, thân thương gầngũi với chúng ta, gia đình chính là một cách thức tổ chức sống nhỏ nhất trong xãhội, trong gia đình có mối liên kết với nhau từ quan hệ huyết thống hoặc nuôidưỡng

1.1.2 Vị trí gia đình trong xã hội

* Gia đình là tế bào của xã hội

Gia đình là “tế bào của xã hội” Điều này luôn được khẳng định và khôngbao giờ thay đổi, dù ở bất kỳ hoàn cảnh hay xã hội nào Gia đình là biểu tượngcho mối quan hệ chặt chẽ giữa con người và xã hội, tương tự như sự tương tác tựnhiên trong quá trình trao đổi chất, duy trì sự sống của cơ thể

Trang 8

Với việc sản xuất các vật dụng, tài liệu và tái sinh con người, gia đìnhđược coi như một tế bào tự nhiên, là nền tảng quan trọng để hình thành xã hội.Nếu không có gia đình để tái tạo con người, thì xã hội sẽ không thể tồn tại vàphát triển.

Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của gia đình đối với xã hội phụ thuộc vàobản chất của từng chế độ xã hội, vào con đường và chính sách của các tầng lớpcầm quyền, cũng như phụ thuộc vào sự tồn tại của mô hình gia đình, cấu trúc vàđặc điểm của từng hình thức gia đình trong lịch sử Do đó, ở mỗi giai đoạn lịch

sử, tác động của gia đình đối với xã hội không hoàn toàn giống nhau

Vì vậy, việc quan tâm và xây dựng quan hệ xã hội và gia đình bình đẳng

và hạnh phúc là rất quan trọng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa Chỉ khi mọingười sống trong một môi trường xã hội công bằng và gia đình hạnh phúc, mới

có thể đạt được mục tiêu cao nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa

*Gia đình là t‡ ấm, mang lˆi các giá trị hˆnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên

Trong mỗi gia đình, chúng ta được hưởng thụ niềm vui và hạnh phúc từnhững người thân yêu Đó là nơi mà mỗi thành viên được chăm sóc và dạy dỗkhông chỉ về vật chất mà còn về tinh thần Trẻ thơ có một môi trường an toàn vàđầy đủ điều kiện để lớn lên khôn ngoan, người già có một nơi ấm áp để nươngtựa, người lao động có thể nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe sau những ngày làmviệc vất vả

Từ khi còn trong lòng mẹ, cho đến khi trưởng thành, mỗi người đều gắn

bó chặt chẽ với gia đình Gia đình là nơi tốt nhất để chúng ta được yêu thương,nuôi dưỡng, chăm sóc và phát triển Sự ổn định và hạnh phúc của gia đình làđiều kiện quan trọng để chúng ta trở thành những công dân tốt cho xã hội Chỉ

có trong môi trường ấm áp của gia đình, chúng ta mới cảm thấy yên bình, hạnhphúc và có động lực để phấn đấu trở thành những con người tốt cho xã hội

Trang 9

* Gia đình là cầu nối gi•a cá nhân với xã hội

Gia đình là một cộng đồng xã hội đặc biệt, có sức ảnh hưởng lớn đến sựhình thành và phát triển của từng cá nhân Chỉ trong gia đình mới có thể thấyđược tình cảm thiêng liêng và sâu đậm giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái, anhchị em Đó là một mối quan hệ đặc biệt mà không có bất kỳ cộng đồng nào cóthể thay thế được

Tuy nhiên, mỗi người không thể chỉ sống trong mối quan hệ gia đình màcòn cần có những mối quan hệ xã hội với những người khác, bên ngoài thànhviên trong gia đình Mỗi cá nhân không chỉ là thành viên của gia đình mà còn làthành viên của xã hội Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cũng đồngthời là quan hệ giữa các thành viên trong xã hội Không có cá nhân nào tồn tạihoàn toàn bên ngoài gia đình, cũng như không thể tồn tại hoàn toàn bên ngoài xãhội Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên để đáp ứng nhu cầu quan hệ xã hộicủa mỗi người Ngoài ra, gia đình cũng là môi trường đầu tiên mà mỗi ngườihọc hỏi và thực hiện những mối quan hệ xã hội

Trong xã hội cổ đại, để duy trì chế độ phân biệt đối xử, với quan hệ giatrưởng, độc đoán và chuyên quyền đã có những quy định nghiêm ngặt đối vớiphụ nữ, yêu cầu họ phải tận tụy với chồng và cha - những người đàn ông tronggia đình

Trong quá trình xây dựng xã hội công bằng, để tạo nên một cộng đồngtương đồng và giải phóng con người, giai cấp công nhân đã lựa chọn bảo vệ hônnhân theo nguyên tắc một vợ một chồng Điều này thể hiện sự bình đẳng tronggia đình và giải phóng cho phụ nữ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằngviệc giải phóng phụ nữ là điều cần thiết để xây dựng một xã hội công bằng Nếukhông có sự giải phóng cho phụ nữ, thì xã hội chỉ có thể được xem là "nửa vòngtròn" của chủ nghĩa xã hội Vì vậy, quan hệ gia đình trong chủ nghĩa xã hội cónhững đặc điểm riêng biệt so với các chế độ xã hội trước đây

Trang 10

1.1.3 Chức năng cơ bản của gia đình

* Chức năng kinh tế

Điều quan trọng nhất trong gia đình chính là tạo ra sự giàu có và tiệnnghi, đảm bảo cho sự sống còn của gia đình Đây là một chức năng cơ bảnkhông thể thiếu, giúp gia đình ấm no và phát triển, góp phần làm cho dân giàu,nước mạnh như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói Nó bao gồm các nhu cầu về

ăn uống, sinh hoạt và tiện nghi, được thỏa mãn thông qua sự hợp tác kinh tế giữacác thành viên trong gia đình

Để gia đình mỗi ngày càng phát triển và tiến bộ về kinh tế, không chỉ trẻ

em mà cả những thành viên lao động cần có một công việc ổn định và thu nhậpđáng tin cậy Ngoài ra, cũng cần có thêm một nguồn thu nhập để đáp ứng nhữngchi phí nhỏ trong cuộc sống hàng ngày

* Chức năng sinh đẻ

Đây là chức năng đặc thù của gia đình, không có cộng đồng nào có thểthay thế Tính năng này không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý tự nhiên của conngười, mà còn đáp ứng nhu cầu bảo tồn dòng họ và gia truyền của gia đình.Ngoài ra, nó còn đáp ứng nhu cầu về lao động và duy trì sự tồn tại của xã hội.Nhiệm vụ tái sinh con người không chỉ diễn ra trong từng gia đình, màcòn là một vấn đề quan trọng của xã hội Điều này bởi vì việc thực hiện nhiệm

vụ này ảnh hưởng đến số lượng dân cư và nguồn nhân lực của một quốc gia và

cả thế giới, là yếu tố quan trọng trong sự tồn tại của xã hội Thực hiện nhiệm vụnày liên quan chặt chẽ đến sự phát triển toàn diện của cuộc sống xã hội Tùythuộc vào nhu cầu của xã hội, nhiệm vụ này có thể được thực hiện theo hướnghạn chế hoặc khuyến khích Trình độ phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội cũngảnh hưởng đến chất lượng của nguồn nhân lực mà gia đình cung cấp

Trang 11

* Chức năng giáo dục

Đây là chức năng hết sức quan trọng của gia đình, ảnh hưởng đến tínhcách của con người, giúp nuôi dưỡng những đứa trẻ hiếu thảo, trở thành nhữngcông dân có ích cho xã hội Gia đình là trường học đầu tiên và cha mẹ là nhữngngười thầy đầu tiên trong cuộc đời của mỗi người Cha mẹ có trách nhiệm vàquyền lợi để yêu thương, chăm sóc, bảo vệ và đảm bảo quyền lợi hợp pháp củacon cái, luôn tôn trọng ý kiến của chúng và chăm lo cho việc học tập và giáo dục

để giúp con phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và đạo đức Họ là nhữngngười dạy con trở thành những người hiếu thảo trong gia đình và những côngdân có ích cho xã hội

Do đó, giáo dục gia đình liên kết chặt chẽ với giáo dục xã hội Nếu giáodục gia đình không liên kết với giáo dục xã hội, mỗi cá nhân sẽ gặp khó khănkhi hòa nhập vào xã hội Ngược lại, giáo dục xã hội cũng không đạt được hiệuquả cao nếu không kết hợp với giáo dục gia đình, bởi vì giáo dục gia đình là nềntảng quan trọng

Vì vậy, cần tránh tình trạng coi trọng giáo dục gia đình mà bỏ qua giáodục xã hội hoặc ngược lại Vì cả hai tình trạng đều sẽ khiến cho mỗi cá nhânkhông phát triển toàn diện

* Chức năng th•a mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình

Đây là chức năng thường xuyên của gia đình, việc quan tâm và chăm sócnhau là một chức năng thường xuyên vô cùng quan trọng Đó là cách để đáp ứngnhu cầu về tình cảm, văn hóa và tinh thần cho mỗi thành viên trong gia đình.Chúng ta cũng phải đảm bảo sự cân bằng tâm lý và chăm sóc sức khỏe chonhững người già, trẻ em và những người đang gặp khó khăn Việc quan tâm vàchăm sóc lẫn nhau không chỉ là nhu cầu tình cảm mà còn là trách nhiệm, đạođức và lòng tự trọng của mỗi cá nhân

Trang 12

Vì thế, gia đình là nơi để mỗi người tìm thấy sự ấm áp và yêu thương,không chỉ là nơi cung cấp vật chất cho con người Bằng cách duy trì những mốiquan hệ tình cảm trong gia đình, chúng ta có thể đóng góp vào sự ổn định vàphát triển của xã hội Nếu như những mối quan hệ này bị đứt gãy, thì cũng cónguy cơ làm đổ vỡ các mối quan hệ trong xã hội.

Ngoài những chức năng trên, gia đình còn có vai trò văn hóa và chính trị.Với vai trò văn hóa, gia đình là nơi lưu giữ những truyền thống văn hóa của dântộc và con người Các phong tục, tập quán và hoạt động văn hóa của cộng đồngđược thực hiện trong gia đình Gia đình không chỉ là nơi lưu giữ mà còn là nơisáng tạo và truyền bá những giá trị văn hóa của xã hội Với vai trò chính trị, giađình còn là cầu nối giữa nhà nước và công dân trong mối quan hệ

1.2 Nh•ng cơ sở để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

1.2.1 Cơ sở kinh tế - xã hội

Đó là việc xoá bỏ chế độ tư hữu, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sảnxuất, phát triển và hoàn thiện dần phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa Xóa

bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là xóa bỏ nguồn gốc gây nên tình trạngthống trị của người đàn ông trong gia đình, sự bất bình đẳng giữa nam và nữ,giữa vợ và chồng, sự nô dịch đối với phụ nữ Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệusản xuất cũng là cơ sở làm cho hôn nhân được thực hiện dựa trên cơ sở tình yêuchứ không phải vì lý do kinh tế, địa vị xã hội hay một sự tính toán nào khác.1.2.2 Cơ sở chính trị - xã hội

Sự xác lập và hoàn thiện dần của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa công cụ quan trọng để xây dựng và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình mới.Cùng với nhà nước, các bộ phận hợp thành của hệ thống chính trị xã hội chủnghĩa như: Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản, liên Đoàn laođộng,… Ngày càng có vai trò quan trọng đối với việc xây dựng quan hệ hôn

Trang 13

-nhân gia đình xã hội chủ nghĩa Nhà nước xã hội chủ nghĩa với tính cách là cơ

sở của việc xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thểhiện rõ nét nhất ở vai trò của hệ thống pháp luật, trong đó có Luật Hôn nhân vàGia đình cùng với hệ thống chính sách xã hội đảm bảo lợi ích của công dân, cácthành viên trong gia đình, đảm bảo sự bình đẳng giới, chính sách dân số, việclàm, y tế, bảo hiểm xã hội… Hệ thống pháp luật và chính sách xã hội đó vừađịnh hướng vừa thúc đẩy quá trình hình thành gia đình mới trong thời kỳ quá độ

đi lên chủ nghĩa xã hội

1.2.3 Cơ sở văn hóa

Những cải biến cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa nhằm phê phán,loại bỏ những tư tưởng và lối sống lạc hậu, xây dựng tư tưởng và lối sống mớitiến bộ, nâng cao dân trí, ý thức đạo đức và ý thức pháp luật của công dân,… làtiền đề quan trọng để xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc Sự pháttriển hệ thống giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ góp phần nâng cao trình

độ dân trí, kiến thức khoa học và công nghệ của xã hội, đồng thời cũng cung cấpcho các thành viên trong gia đình kiến thức, nhận thức mới, làm nền tảng cho sựhình thành những giá trị, chuẩn mực mới, điều chỉnh các mối quan hệ gia đìnhtrong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Thiếu đi cơ sở văn hóa, hoặc cơ sởvăn hóa không đi liền với cơ sở kinh tế, chính trị, thì việc xây dựng gia đình sẽlệch lạc, không đạt hiệu quả cao

1.2.4 Chế độ hôn nhân tiến bộ

Hôn nhân tự nguyện (hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu giữa nam và nữ).Tình yêu chân chính là cơ sở cho hôn nhân tự do Hôn nhân dựa trên cơ sở tìnhyêu chân chính có nghĩa là tình yêu là lí do, là động cơ duy nhất của việc kếthôn Sự chi phối của yếu tố kinh tế, sự tính toán về lợi ích kinh tế, về địa vị danhvọng trong hôn nhân sẻ mất đi Theo Ph Ăngghen tình yêu chân chính có đặcđiểm là: “Một là, nó giả định phải có tình yêu đáp lại của người mình yêu; và về

Trang 14

mặt này người đàn bà là người ngang hàng với người đàn ông; hai là, tình yêunam nữ có một sức mạnh và sự bền bĩ đến mức khiến cho hai bên thấy khônglấy được nhau và phải xa nhau là một đau khổ lớn nhất”; ba là “ không thể chiasẻ” Hôn nhân một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng Bản chất của tình yêu làkhông thể chia sẻ được, nên hôn nhân một vợ một chồng là kết quả tất yếu củahôn nhân xuất phát từ tình yêu Thực hiện hôn nhân một vợ một chồng là điềukiện đảm bảo hạnh phúc gia đình, đồng thời cũng phù hợp với quy luật tự nhiên,phù hợp với tâm lý, tình cảm, đạo đức con người

Hôn nhân một vợ một chồng đã xuất hiện từ sớm trong lịch sử xã hội loàingười, khi có sự thắng lợi của chế độ tư hữu đối với chế độ công hữu nguyênthủy Tuy nhiên, trong các xã hội trước, hôn nhân một vợ một chồng thực chấtchỉ đối với người phụ nữ Vì vậy trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thựchiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng là thực hiện sự giải phóng đối với phụ

nữ, thực hiện sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa vợ và chồng Trong đó vợ vàchồng đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau về mọi vấn đề của cuộc sốnggia đình Vợ và chồng được tự do lựa chọn những vấn đề riêng, chính đáng nhưnghề nghiệp, công tác xã hội, học tập và một số nhu cầu khác v.v Đồng thờicũng có sự thống nhất trong việc giải quyết những vấn đề chung của gia đìnhnhư ăn, ở, nuôi dạy con cái… nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc Quan hệ vợchồng bình đẳng là cơ sở cho sự bình đẳng trong quan hệ giữa cha mẹ với concái và quan hệ giữa anh chị em với nhau Nếu như cha mẹ có nghĩa vụ yêuthương con cái, ngược lại, con cái cũng có nghĩa vụ biết ơn, kính trọng, nghe lờidạy bảo của cha mẹ Tuy nhiên, quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị

em sẽ có những mâu thuẫn không thể tránh khỏi do sự chênh lệch tuổi tác, nhucầu, sở thích, sắc riêng của mỗi người

Do vậy, giải quyết mâu thuẫn trong gia đình là vấn đề cần được quan tâmcủa mọi người Cách mạng XHCN với việc xoá bỏ QHSX chiếm hữu tư nhânTBCN tất yếu sẽ làm cho chế độ cộng thê do QHSX đó đẻ ra, tức chế độ mãi

Ngày đăng: 08/04/2024, 19:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w