1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lý luận của mác lênin về Độc quyền trong nền kinh tế thị trường, hình thức biểu hiện của chủ nghĩa tư bản Độc quyền nhà nước

20 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý luận của Mác-Lênin về độc quyền trong nền kinh tế thị trường, hình thức biểu hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mác-Lênin
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 48,16 KB

Nội dung

Vì vậy trên cơ sở vận dụng lý thuyết của độc quyền, độc quyền nhà nước và những tác động của nó, đề tài chúng em lựa chọn làm tiểu luận trong cho môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin là “Lý

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN 1:PHẦN MỞ ĐẦU 2

1.1 Lý do chọn đề tài 2

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 3

1.3 Phương pháp nghiên cứu 3

1.4 Bố cục của đề tài 3

PHẦN 2: PHẦN KIẾN THỨC CƠ BẢN: LÝ LUẬN CỦA MÁC- LÊNIN VỀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG, HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC 5

2.1 Lý luận của V.I.LêNin về độc quyền trong nền kinh tế thị trường 5

2.1.1 Khái niệm độc quyền 5

2.1.2 Nguyên nhân hình thành độc quyền trong chủ nghĩa tư bản 5

2.1.3 Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước 6

2.2 Nội dung của độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thị trường của chủ nghĩa tư bản 7

2.2.1 Tác động tích cực của độc quyền 7

2.2.2 Tác động tiêu cực của độc quyền 8

2.2.3 Sự dung hợp giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước tư sản 9

PHẦN 3: NHỮNG BIỂU HIỆN MỚI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG 4.0 HIỆN NAY, THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG ĐỘC QUYỀN 10

3.1 Lý thuyết về cách mạng công nghiệp, cách mạng công nghiệp 4.0 10

3.1.1 Khái niệm cách mạng công nghiệp, công nghiệp 4.0 10

3.1.2 Lịch sử các cuộc cách mạng trong lịch sử 10

3.2 Nội dung của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 11

3.2.1 Những đặc điểm của độc quyền trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 11

3.2.2 Những nhân tố tác động đến sự điều chỉnh của CNTB ngày nay 13

3.2.3 Những biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước trong thời đại ngày nay14 3.3 Thực trạng của quá trình độc quyền ở Việt Nam hiện nay 15

3.3.1 Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng độc quyền ở Việt Nam 15

3.3.2 Vai trò của nhà nước trong quá trình kiểm soát tình trạng độc quyền 16

3.3.3 Giải pháp cơ bản nhằm khắc phục những hạn chế của độc quyền ở Việt Nam hiện nay .17 PHẦN 4:PHẦN KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

1

Trang 2

PHẦN 1:PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với những phát triển vượt bậc về công nghệ, thiết bị kỹ thuật số, công nghệ máy tính, internet đang kết nối thế giới số với thế giới vật chất và sinh học tạo ra những đột phá cho ngành công nghiệp các hệ thống sản xuất, phân phối, tiêu thụ và sự biến đổi sâu sắc mọi hoạt động của con người Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng và mọi mặt của đời sống với mức độ khác nhau Về mặt kinh tế, Cách mạng công nghiệp 4.0 dẫn đến những tiến bộ vượt bậc về năng suất lao động, thay đổi căn bản toàn bộ hệ thống kinh tế, nhiều ngành có thể tàn lụi, nhiều ngành mới nảy sinh và phát triển, các ngành hiện có khác sẽ có nhiều thay đổi về chất, tạo ra và phát triển nhiều sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao, cơ cấu kinh tế mỗi quốc gia và toàn cầu sẽ có nhiều thay đổi Tạo ra sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế thế giới với tốc độ tăng trưởng cao,trong đó cơ cấu kinh tế có nhiều sự thay đổi phù hợp với thời đại Cũng giống như các quốc gia trên toàn thế giới, Việt Nam đang chịu những tác động có sức ảnh hưởng toàn diện của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 Việt Nam đang đẩy mạnh hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mà khi thực hiện Việt Nam phải chấp nhận những quy luật của nền kinh tế thị trường trong đó cạnh tranh và độc quyền chính là một phần của quy luật của nền kinh tế thị trường Chính phủ Việt Nam đã áp dụng thành công những lý luận

về chủ nghĩa 4 bản độc quyền, độc quyền nhà nước vào công cuộc xây dựng kinh tế hiện nay Tuy nhiên quá trình đó không tránh khỏi những mặt hạn chế, thiếu sót Vì vậy trên

cơ sở vận dụng lý thuyết của độc quyền, độc quyền nhà nước và những tác động của nó,

đề tài chúng em lựa chọn làm tiểu luận trong cho môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin là

“Lý luận của kinh tế chính trị Mác-Lênin về độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản

và những độc quyền nhà nước trong bối cảnh cách mạng 4.0 hiện nay” Thông qua đề tài này, chúng em không chỉ muốn phân tích tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

2

Trang 3

đến nền kinh tế mà còn đưa ra một số kiến nghị để giải quyết các hạn chế độc quyền ở Việt Nam

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

Mục tiêu chính của đề tài này là nghiên cứu và phân tích lý luận của V.I.Lênin về độc quyền trong nền kinh tế thị trường Để đạt được mục tiêu đặt ra trong chủ đề này, bạn phải thực hiện các nhiệm vụ sau: Tập trung tìm hiểu, nghiên cứu và tổng hợp các tài liệu liên quan đến lý luận về độc quyền của V.I.Lênin trong nền kinh tế thị trường Đồng thời, cũng cần phân tích, đánh giá những biểu hiện của độc quyền trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay để hiểu rõ hơn vấn đề này Ngoài ra, một mục đích quan trọng khác của đề tài này là đưa ra các giải pháp phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của độc quyền, Và cuối cùng, đưa ra những nhận xét, khuyến nghị liên quan đến vấn đề độc quyền trong tình hình hiện nay

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng em sẽ sử dụng một loạt các phương pháp nghiên cứu khác nhau Trước hết, chúng em sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu và tổng hợp các tài liệu liên quan đến lý luận của V.I.Lênin về độc quyền trong nền kinh tế thị trường Sau đó, chúng em sẽ sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp để phân tích

và đánh giá các biểu hiện của độc quyền trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay Cuối cùng, chúng em sẽ sử dụng phương pháp so sánh và đối chiếu để so sánh và đối chiếu các kết quả nghiên cứu với thực tiễn và đưa ra những nhận xét và kiến nghị về vấn

đề độc quyền trong bối cảnh hiện nay

1.4 Bố cục của đề tài

Đề tài tiểu luận được cấu thành 4 phần:

Phần 1: Phần mở đầu

3

Trang 4

Phần 2: Lý luận của Mác- Lênin về độc quyền trong nền kinh tế thị trường, hình thức biểu hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

Phần 3: Những biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước trong bối cảnh cách mạng 4.0 hiện nay, thực trạng độc quyền ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục tình trạng độc quyền

Phần 4: Kết luận

4

Trang 5

PHẦN 2: PHẦN KIẾN THỨC CƠ BẢN: LÝ LUẬN CỦA MÁC- LÊNIN VỀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG, HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC

2.1 Lý luận của V.I.LêNin về độc quyền trong nền kinh tế thị trường

2.1.1 Khái niệm độc quyền

Độc quyền là sự liên minh gia các doanh nghiệp lớn, có khả năng thâu tóm việc phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc quyền,nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao

Về nguồn gốc, thuật ngữ “độc quyền” – “monopoly” bắt nguồn t tiếng Hy Lạp cổ đại.Menos (nghĩa là duy nhất) và Polein (nghĩa là bán) Có thể hiểu theo một cách đơn giản,“độc quyền” đề cập đến bất kỳ cá nhân hoặc doanh nghiệp nào là người bán duy nhất trên thị trường Theo nghiên cứu của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, C.Mác cho rằng:

“tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền”1

Trong nền kinh tế thị trường, độc quyền có thể được hình thành một cách tự nhiên, cũng có thể được hình thành bởi ý chí của nhà nước tạo ra một tổ chức độc quyền

2.1.2 Nguyên nhân hình thành độc quyền trong chủ nghĩa tư bản

Từ cuối TK XIX đầu TK XX, trong nền kinh tế thị trường các nước tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện các tổ chức độc quyền Những nguyên nhân tác động dẫn tới hình thành độc quyền:

-Thứ nhất, do sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tiến bộ của khoa học kỹ thuật, làm xuất hiện những ngành mới Do tính chất đặc biệt của ngành có lợi tức tăng dần theo quy mô đã khiến việc có nhiều hàng cùng cung cấp một dịch vụ trở nên không hiệu quả và hãng nào đã có mặt trong thị trường trước thì có thể liên tục giảm giá khi mở rộng sản xuất biến đó thành một hàng rào hữu hiệu ngăn cản sự xâm nhập thị trường ca những hãng mới

1 Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, Matsxcova, 1980, t.27, tr.402

5

Trang 6

-Thứ hai, do cạnh tranh Quá trình cạnh tranh sẽ làm cho những doanh nghiệp nào kém hiệu quả, có những quyết định kinh doanh sai lầm sẽ bị những doanh nghiệp khác làm ăn hiệu quả hơn thôn tính, chiếm lĩnh thị phần và rốt cuộc sẽ bị đào thải ra khỏi cuộc chơi Trong trường hợp cực đoan nhất, nếu tất cả các doanh nghiệp khác đều bị một doanh nghiệp duy nhất đánh bại thì rốt cuộc, cạnh tranh tự do đã để lại một doanh nghiệp duy nhất trên thương trường và doanh nghiệp đó đương nhiên có được vị thế độc quyền

-Thứ ba, do khủng hoảng kinh tế.Cuộc khủng hoảng kinh tế 1873 trong toàn thế giới tư bản chủ nghĩa làm phá sản doanh nghiệp vừa và nhỏ; các doanh nghiệp lớn còn tồn tại dẫn tới hình thành các doanh nghiệp độc quyền

-Thứ 4, Tín dụng phát triển, công ty cổ phần ra đời.Sự phát triển của hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành các công ty cổ phần,tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền IBM, P&G và General Electric là ba ông lớn đã sinh trưởng mạnh mẽ sau khủng hoảng kinh tế năm 1873

- Thứ 5, do tác động của quy luật kinh tế

2.1.3 Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư sản thành một thiết chế về thể chế thống nhất, trong đó nhà nước tư sản bị phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền và can thiệp vào các quá trình kinh tế nhằm bảo vệ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền - là sự thống nhất của ba quá trình gắn bó chặt chẽ với nhau: Tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền, tăng vai trò can thiệp của nhà nước vào kinh tế, kết hợp sức mạnh kinh tế của độc quyền tư nhân với sức mạnh chính trị của nhà nước trong một thể thống nhất và bộ máy nhà nước phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền

6

Trang 7

Bản chất của CNTB độc quyền nhà nước thể hiện ở việc: Là sự can thiệp trực tiếp của nhà nước tư sản vào quá trình kinh tế Nó là sự kết hợp hay dung hợp giữa các tổ chức độc quyền và bộ máy nhà nước tư sản, là sự phụ thuộc của cơ quan NN TS đối với các tổ chức độc quyền Và hơn hết nó là một hình thức mới của quan hệ sản xuất Tư Bản Chủ Nghĩa

Như vậy, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội chứ không phải là một chính sách trong giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản

2.2 Nội dung của độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thị trường của chủ nghĩa tư bản.

2.2.1 Tác động tích cực của độc quyền

Độc quyền có những tác động tích cực tới nền kinh tế như:

+ Độc quyền tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt

động khoa học kỹ thuật, thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật

- Độc quyền là kết quả của quá trình tích tụ, tập trung sản xuất ở mức độ cao các

tổ chức độc quyền có khả năng tập trung được các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực về tài chính trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học kỹ thuật, thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật

- Tuy nhiên, khả năng ấy có trở thành hiện thực hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là phụ thuộc vào mục đích kinh tế của các tổ chức độc quyền trong nền kinh tế thị trường

+ Độc quyền có thể làm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân tổ chức độc quyền

- Là kết quả của tập trung sản xuất và sự liên minh các doanh nghiệp lớn, độc quyền tạo ra được ưu thế về vốn trong việc ứng dụng những thành tựu kỹ thuật, công nghệ sản xuất mới, hiện đại, áp dụng những phương pháp sản xuất tiên tiến, làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất

7

Trang 8

=> Nâng cao được năng lực cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Độc quyền tạo được sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng sản xuất lớn hiện đại

- Với ưu thế được sức mạnh kinh tế to lớn vào mình, nhất là sức mạnh về tài chính, tạo cho độc quyền có điều kiện đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế trọng tâm, mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển theo hướng sản xuất tập trung, quy mô lớn, hiện đại

- V.I.Lênin viết: “Nhưng trước mắt chúng ta cạnh tranh tự do biến thành độc quyền và tạo ra nền sản xuất lớn, loại bỏ nền sản xuất nhỏ, hay thể nền sản xuất lớn bằng một nền sản xuất lớn hơn nữa”2

2.2.2 Tác động tiêu cực của độc quyền

Bên cạnh mặt tích cực thì độc quyền có những mặt tiêu cực:

+ Độc quyền xuất hiện làm cho cạnh tranh không hoàn hảo gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội

- Với sự thống trị của độc quyền và vì mục đích lợi nhuận độc quyền cao, mặc dù như đã phân tích ở trên, độc quyền tạo ra sản xuất lớn, có thể giảm chi phí sản xuất và do

đó giảm giá cả hàng hóa, nhưng độc quyền không giảm giá, mà họ luôn áp đặt giá bán hàng hóa cao và giá mua thấp, thực hiện sự trao đổi không ngang giá, hạn chế khối lượng hàng hóa tạo ra sự cung cầu giả tạo về hàng hóa, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội

+ Độc quyền có thể kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật, theo đó kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội

- Độc quyền tập trung được các nguồn lực lớn, tạo ra khả năng nghiên cứu, phát minh các sáng chế khoa học, kỹ thuật Nhưng vì lợi ích độc quyền, hoạt động nghiên cứu,

2 V.I Lenin: Toàn tập Sđd, t.27, tr.488

8

Trang 9

phát minh, sáng chế chỉ được thực hiện khi vị thế độc quyền của chúng không có nguy cơ

bị lung lay

- Mặc dù có khả năng nghiên cứu, phát minh các sáng chế khoa học, kỹ thuật, nhưng các tổ chức độc quyền không thích thực hiện các công việc đó độc quyền đã ít nhiều kìm hãm thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật, theo đó kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội

+ Độc quyền chi phối các quan hệ kinh tế, xã hội, làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo

- Với địa vị thống trị kinh tế của mình và mục đích lợi nhuận độc quyền cao, độc quyền có khả năng và không ngừng bành trướng sang các lĩnh vực chính trị, xã hội, kết hợp với các nhân viên chính phủ để thực hiện mục đích lợi ích nhóm, kết hợp với sức mạnh nhà nước hình thành độc quyền nhà nước, chi phối cả quan hệ, đường lối đối nội, đối ngoại của quốc gia, vì lợi ích của các tổ chức độc quyền, không vì lợi ích của đại đa

số nhân dân lao động

2.2.3 Sự dung hợp giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước tư sản

- Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước Sự kết hợp về nhân

sự thực hiện thông qua các đảng phái tư sản Chính các đảng phái này đã tạo ra cho tư bản độc quyền một cơ sở xã hội để thực hiện thống trị và trực tiếp xây dựng đội ngũ công chức cho bộ máy nhà nước

- Cùng với các đảng phái tư sản, sự kết hợp về nhân sự còn được thực hiện thông qua các hội chủ xí nghiệp mang những tên khác nhau Các hội chủ xí nghiệp này trở thành lực lượng chính trị, kinh tế to lớn, là chỗ dựa cho chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước Các hội chủ này hoạt động như là các cơ quan tham mưu cho nhà nước, chi phối đường lối kinh tế - chính trị của nhà nước tư sản nhằm "lái" hoạt động của nhà nước theo hướng

có lợi cho tầng lớp tư bản độc quyền Thông qua các hội chủ, một mặt các đại biểu của các tổ chức độc quyền tham gia vào bộ máy nhà nước với những cương vị khác nhau Mặt khác, các quan chức và nhân viên chính phủ được cài vào các ban quản trị của các tổ chức độc quyền, giữ những chức vụ trọng yếu chính thức hoặc danh dự, hoặc trở thành những

9

Trang 10

người đỡ đầu các tổ chức độc quyền Sự thâm nhập lẫn nhau này (còn gọi là sự kết hợp)

đã tạo ra những biểu hiện mới trong mối quan hệ giữa các tổ chức độc quyền và cơ quan nhà nước

PHẦN 3: NHỮNG BIỂU HIỆN MỚI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG 4.0 HIỆN NAY, THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG ĐỘC QUYỀN

3.1 Lý thuyết về cách mạng công nghiệp, cách mạng công nghiệp 4.0

3.1.1 Khái niệm cách mạng công nghiệp, công nghiệp 4.0

trung vào công nghệ kỹ thuật số từ những thập kỷ gần đây lên một cấp độ hoàn toàn mới với sự trợ giúp của kết nối thông qua Internet vạn vật, truy cập dữ liệu thời gian thực và giới thiệu các hệ thống vật lý không gian mạng

3.1.2 Lịch sử các cuộc cách mạng trong lịch sử

+ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:

- Bắt đầu vào khoảng năm 1784 Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất này là việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất Cuộc cách mạng công nghiệp này được đánh dấu bởi dấu mốc quan trọng là việc James Watt phát minh ra động cơ hơi nước năm 1784 Phát minh vĩ đại này đã châm ngòi cho sự bùng nổ của công nghiệp thế kỷ 19 lan rộng từ Anh đến châu Âu và Hoa Kỳ

+ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2:

- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra từ khoảng năm 1870 đến khi Thế Chiến I

nổ ra Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần này là việc sử dụng năng lượng điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra khi có sự phát triển của ngành điện, vận tải, hóa học, sản xuất thép, và (đặc biệt) là sản xuất và tiêu dùng hàng loạt Cuộc CMCN lần thứ 2 đã tạo nên những tiền đề mới và cơ sở vững chắc để phát triển nền công nghiệp ở mức cao hơn nữa

10

Ngày đăng: 03/11/2024, 22:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w