1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU PHÂN TÍCH cơ sở lý LUẬN HÌNH THÀNH tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH CHỈ RA TIỀN đề lý LUẬN GIỮ VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH TRONG VIỆC HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TTHCM

32 16 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích cơ sở lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Chỉ ra tiền đề lý luận giữ vai trò quyết định trong việc hình thành, phát triển TTHCM
Tác giả Nguyễn Thị Huệ, Phạm Thanh, Hương Nguyễn Thị, Đào Thanh Huyền, Phạm Thị Thuyền, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Đinh Thị Lành
Người hướng dẫn TS. Ngô Thị Minh Nguyệt
Trường học Trường Đại học Thương Mại
Chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại Bài thảo luận nhóm
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 439,26 KB

Cấu trúc

  • 1. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam (5)
    • 1.1. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam (5)
    • 1.2. Tinh thần đoàn kết, nhân ái, khoan dung trong cộng đồng, hòa hiếu với các dân tộc lân bang (7)
    • 1.3. Tinh thần cần cù, dũng cảm, sáng tạo, lạc quan (9)
    • 1.4. Tự hào về lịch sử, trân trọng nền văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và những giá trị tốt đẹp khác của dân tộc (11)
  • 2. Tinh hoa văn hóa nhân loại (12)
    • 2.1. Tinh hoa văn hóa phương Đông (12)
      • 2.1.1. Nho giáo (12)
      • 2.1.2. Phật giáo (15)
      • 2.1.3. Lão giáo (16)
      • 2.1.4. Tư tưởng của Mặc Tử, Hàn Phi Tử, Quản Tử; những trào lưu tư tưởng tiến bộ thời cận hiện đại ở Ấn Độ, Trung Quốc như chủ nghĩa Găngđi, chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn (17)
    • 2.2. Tinh hoa văn hóa phương Tây (19)
      • 2.2.1. Quá trình ảnh hưởng của văn hóa phương Tây đối với Hồ Chí Minh (19)
      • 2.2.2. Vai trò của tinh hoa văn hóa phương Tây được thể hiện trong tư tưởng Hồ Chí Minh (0)
  • 3. Chủ nghĩa Mác-Lênin (0)
    • 3.1 Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh (0)
    • 3.2 Tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh trở thành người cộng sản với tầm vóc trí tuệ lớn (0)
    • 3.3. Hồ Chí Minh không những vận dụng sáng tạo mà còn bổ sung, phát triển và làm phong phú chủ nghĩa Mác-Lênin trong thời đại mới (0)
  • 4. Tiền đề lý luận giữ vai trò quyết định trong việc hình thành, phát triển TTHCM (0)
  • III. KẾT LUẬN (0)

Nội dung

Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

Chủ nghĩa yêu nước là giá trị xuyên suốt trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Đó là động lực, sức mạnh giúp cho dân tộc Việt Nam tồn tại, vượt qua mọi khó khăn trong dựng nước và giữ nước mà phát triển Được hình thành trong quá trình dựng nước, trong đấu tranh và bảo vệ nền độc lập, thoát khỏi sự đô hộ của ngoại bang,chủ nghĩa yêu nước sáng ngời với những tấm gương kiên trung, bất khuất của chủ nghĩa anh hùng cách mạng: từ Hai Bà Trưng lãnh đạo nhân dân chống hàng vạn quân NamHán, tới bà Triệu khi chống quân Ngô đã tuyên bố “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!”; Trần Bình Trọng khi bị rơi vào tay quân Nguyên - Mông đã khảng khái trả lời: “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc” hay Nguyễn Huệ “Đánh cho để dài tóc/Đánh cho để đen răng/Đánh cho nó chích luân bất phản/Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn/Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”… Có thể thấy, chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập và tự cường dân tộc đã trở thành “dòng chủ lưu của đời sống Việt Nam”, là nền tảng tinh thần to lớn, là giá trị đạo đức cao quý nhất trong thang bậc các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam, trở thành “tiêu điểm của các tiêu điểm, giá trị của các giá trị” và là nguồn sức mạnh vô địch để dân tộc ta vượt qua khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù

Sinh ra trên mảnh đất xứ Nghệ, cậu bé Nguyễn Sinh Cung (tên khai sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã được nuôi dưỡng trong truyền thống yêu nước và đấu tranh bất khuất của gia đình, của quê hương sông Lam núi Hồng “địa linh, nhân kiệt” Người được thừa hưởng trí tuệ uyên bác của người cha là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và ảnh hưởng, hấp thụ những bài học về lòng nhân ái, đức hy sinh cao cả của mẹ là bà Hoàng Thị Loan Những năm tháng thơ ấu, Người đã chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan, đời sống nhân dân lầm than, cơ cực dưới sự thống trị hà khắc và tàn bạo của thực dân Pháp. Trong bối cảnh đó, các cuộc đấu tranh do các tầng lớp sĩ phu yêu nước lãnh đạo liên tiếp nổ ra: phong trào kháng Pháp của Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Tôn Thất Thuyết

Từ đó, Người đã cảm nhận được độ “nóng” của các phong trào đấu tranh chống Pháp; Người đã thấu hiểu được thế nào là tình yêu quê hương - nơi chôn nhau cắt rốn Đó cũng là những điều kiện rất tốt sớm nuôi dưỡng, hun đúc tình cảm và tư tưởng yêu nước, thương nòi của Người…

Nhìn lại lịch sử và từ những trải nghiêm thực tế, Bác Hồ đã đúc kết lại: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” Chính chủ nghĩa yêu nước, chính sức mạnh truyền thống ấy là nền tảng tư tưởng, điểm xuất phát và động lực thúc đẩy người thanh niên Nguyễn TấtThành ra đi tìm đường cứu nước năm 1911 Đó là động lực chi phối mọi suy nghĩ, hành động của Người trong suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đặt cho mình cái tênNguyễn Ái Quốc - Nguyễn yêu nước để luôn nhắc nhở, cỗ vũ bản thân và cỗ vũ quốc dân đồng bào Đó cũng chính là cơ sở tư tưởng đã dẫn dắt Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin Hồ Chí Minh viết: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”

Như vậy, Hồ Chí Minh đã chú ý kế thừa, phát triển tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất vì độc lập, tự do của Tổ quốc, nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam Trong Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố với thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy” Không có gì quý hơn độc lập tự do - chân lý lớn của thời đại được Hồ Chí Minh khẳng định,đồng thời cũng chính là một điểm cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tinh thần đoàn kết, nhân ái, khoan dung trong cộng đồng, hòa hiếu với các dân tộc lân bang

Nước ta hình thành sớm trong điều kiện khắc nghiệt: Vừa phải đoàn kết đấu tranh chống lại các âm mưu thôn tính, xâm lược, đồng hóa của các thế lực xâm lược hùng mạnh, vừa phải đoàn kết trong sản xuất để khắc phục những thiên tai thường xuyên đe dọa nền nông nghiệp lúa nước Do đó, tính cộng đồng và tinh thần đoàn kết là một đặc trưng gốc rễ của làng xã Việt Nam, mỗi khi có khó khăn hoạn nạn nhân dân cả nước ta cùng tương trợ, đùm bọc giúp đỡ nhau vượt qua, nó được hình thành từ rất sớm qua thực tế đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm, là nét văn hóa đặc trưng của người Việt được bảo tồn từ đời này sang đời khác đã được ông cha ta lưu truyền để dạy bảo con cháu qua ca dao, tục ngữ hay các câu chuyện ngụ ngôn như câu chuyện “Bó đũa” Cùng với đó, tư tưởng khoan dung, hòa bình, hòa hiếu là truyền thống nhân văn được hun đúc từ ngàn năm lịch sử của nhân dân Việt Nam Truyền thống đó xuyên suốt từ truyền thống tới hiện đại, là hòa bình, hòa hiếu và chính nghĩa Trong Binh thư yếu lược, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã viết: “Hòa mục là đạo rất hay trong việc trị nước hành binh Hòa ở trong nước thì ít phải dùng binh, hòa ở ngoài biên thì không sợ báo động” Phan Huy Chú đã đúc kết từ trong lịch sử: “Trong việc trị nước, hòa hiếu với láng giềng là việc lớn” Đối với nhân dân: "Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc. Đó là thượng sách giữ nước" (Trần Hưng Đạo) Đối với kẻ thù đã quy hàng: "Lấy khoan hồng để bụng hiếu sinh", (Nguyễn Trãi)

Thấm nhuần đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Người nhiều lần nhấn mạnh: “Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành thắng lợi”, “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công” Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” - quyển sách được xem là cẩm nang của người làm cách mạng, từ đầu cho đến cuối tác phẩm, Hồ Chí Minh luôn khẳng định đoàn kết là nhân tố quan trọng Người viết: “Tục ngữ An Nam có những câu: “Nhóm lại thành giàu, chia nhau thành khó" và "Một cây làm chẳng nên non, nhiều cây nhóm lại thành hòn núi cao" Nếu chúng ta đứng riêng ra, thì sức nhỏ, mà làm không nên việc Thí dụ mỗi người mang một cái cột, một tấm tranh ở riêng mỗi người một nơi, thì lều chẳng ra lều, nhà chẳng ra nhà Nhóm những cột ấy, tranh ấy, sức ấy, làm ra một cái nhà rộng rãi bề thế rồi anh em ở chung với nhau” Nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của vấn đề đoàn kết trong thực tiễn phong trào yêu nước của nhân dân đầu thế kỷ 20: “Vì dân đoàn kết chưa sâu Cho nên thất bại trước sau mấy lần” cho nên khi tìm thấy con đường cách mạng vô sản là con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc,

Hồ Chí Minh đã xác định: “trở về nước đi vào dân chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do, độc lập” Người kêu gọi nhân dân: “Hỡi ai con cháu Rồng Tiên/Mau mau đoàn kết vững bền cùng nhau/…Dân ta xin nhớ chữ đồng/Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh” Xác định “Tư cách người cách mệnh” có 23 tiêu chuẩn, trong đó Hồ Chí Minh đã khẳng định tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu trong mối quan hệ đối với người là: “Với người thì khoan thứ” Thật sâu sắc,

Hồ Chí Minh đã kế thừa truyền thống đạo đức nhân ái, khoan dung của dân tộc Việt Nam

“Đánh kẻ chạy đi, không đánh người trở lại” để xây dựng và mở rộng khối đoàn kết.

Tinh thần nhân ái, khoan dung, hòa hiếu với các nước lân bang của Người được thể hiện trong chiến đấu Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn giáo dục nhân dân ta biết phân biệt bọn thực dân xâm lược Pháp với nhân dân Pháp Ngay trong hàng ngũ bọn đi xâm lược, Người cũng có sự phân biệt giữa bọn thực dân phản động Pháp với những người còn có lương tri trong hàng ngũ của họ nhằm chĩa mũi nhọn vào bọn đầu sỏ hiếu chiến nhất. Người đã làm hết sức mình để tránh không gây ra mối hận thù đối với dân tộc Pháp, một dân tộc mà Người luôn luôn yêu mến và kính trọng Với Hồ Chí Minh, dụng binh là việc nhân nghĩa, nên Người đã tìm mọi cách để hạn chế đến mức thấp nhất những thương vong trên chiến trường, cho quân ta và cho cả quân địch Người nói một cách xúc động:

"Trước lòng bác ái thì máu Pháp hay máu Việt đều là máu, người Pháp hay người Việt đều là người" Để chiến thắng địch, ta phải từng bước tiêu diệt, làm hao mòn sinh lực địch, nhưng mục tiêu của ta là đánh bại, đánh sập ý chí xâm lược của địch, đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào", chứ không coi việc đánh tiêu diệt hoàn toàn quân địch trên chiến trường là biện pháp duy nhất để kết thúc chiến tranh Ta hiểu vì sao Người không tán thành gọi một trận đánh chết nhiều người là một trận đánh "đẹp" Người từng nói:

“Đánh mà thắng là giỏi, nhưng không đánh mà thắng lại giỏi hơn" Theo tư tưởng binh pháp của cha ông, Người chủ trương "đánh vào lòng là hơn hết, đánh vào thành trì là thứ hai" Vì vậy, Người rất coi trọng binh vận và địch vận, "khéo nguỵ vận thì đó cũng là một cách tiêu diệt sinh lực địch" Đối với những tù binh và thường dân Pháp bị ta bắt trong chiến tranh, Người kêu gọi đồng bào và chiến sĩ ta phải nêu cao lý tưởng chính nghĩa, nhân đạo, phải đối xử khoan hồng đối với họ để "cho thế giới biết rằng ta là một dân tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi giết người, cướp nước".

Như vậy, trong lãnh đạo nhân dân Việt Nam xây dựng và bảo vệ đất nước, Hồ ChíMinh hết sức chú trọng kế thừa, phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộcViệt Nam là yêu nước gắn liền với yêu dân, có tinh thần đoàn kết, dân chủ, nhân ái,khoan dung trong cộng đồng và hòa hiếu với các dân tộc lân bang Trong tư tưởng HồChí Minh, con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định thành công của cách mạng;dân là gốc của nước; nước lấy dân làm gốc; gốc có vững cây mới bền; xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân; đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế là một nguyên tắc chiến lược quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Tinh thần cần cù, dũng cảm, sáng tạo, lạc quan

Đến Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã được phát triển lên một trình độ cao và mới Trong đó, độc lập dân tộc gắn liền với lý tưởng vì dân chủ, tự do, công bằng, hạnh phúc của nhân dân; gắn liền với tinh thần quốc tế chân chính của giai cấp công nhân Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã chú trọng khơi dậy và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong hoạch định đường lối, phương pháp cách mạng Việt Nam Đó là tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất và truyền thống dũng cảm, lạc quan trong chiến đấu.

Cần cù là một trong những phẩm chất đáng quý của người Việt Nam, bởi nó chính là yếu tố quan trọng giúp con người có thể đảm bảo được việc duy trì cuộc sống cá nhân.Đối với Việt Nam, một nước nông nghiệp, trước đây chủ yếu là nghề nông trồng lúa nước, một công việc vất vả và có tính thời vụ cao, vì vậy để có được hạt gạo người Việt phải cần cù, phải một nắng hai sương, phải “Siêng nhặt chặt bị” Không những thế, Việt Nam là quốc gia có khí hậu khá khắc nghiệt, không chỉ nắng lắm mưa nhiều mà còn phải hứng chịu rất nhiều thiên tai như hạn hán, bão lụt, vì vậy để chống chọi với thiên nhiên, để duy trì và ổn định cuộc sống chúng ta phải cần cù Thêm vào đó, trong lịch sử dân tộc Việt Nam chúng ta đã dành tới hơn nửa thời gian để tiến hành chiến tranh vệ quốc, mặc dù kết quả cuối cùng chúng ta giành thắng lợi nhưng hậu quả sau mỗi cuộc chiến là sự hoang tàn đổ nát vì vậy để khắc phục hậu quả, ổn định đời sống con người Việt Nam đã rèn cho mình đức tính cần cù Bác Hồ - người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã kế thừa những đức tính này của con người Việt Nam, được thể hiện cụ thể qua cả học tập, lao động Trong học tập, Người luôn cố gắng tự học, tự tìm hiểu để làm phong phú vốn kiến thức và trí tuệ của mình Trong lao động, Người luôn chăm chỉ và cần mẫn để có tiền sống, tiền học tập và tham gia hoạt động cách mạng khi còn hoạt động ở nước ngoài; khi về nước dù ở đâu Bác cũng luôn cùng bộ đội, chiến sĩ tham gia sản xuất để cải thiện đời sống Với tinh thần ham học hỏi, với tư duy thông minh, độc lập, sáng tạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm hình thành chí hướng lớn lao và quyết tâm tìm con đường đi cho cho riêng mình Người rất trân trọng và khâm phục tinh thần đấu tranh bất khuất của những chí sĩ yêu nước trước đó, nhưng Người cho rằng con đường Đông du của cụ Phan Bội Châu chẳng khác nào “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”, còn cụ Phan Chu Trinh thực hiện các biện pháp cải lương, chẳng khác nào “xin giặc rủ lòng thương” Người không theo con đường của các bậc tiền bối đã đi, mà có suy nghĩ khác, cách thức khác Trả lời một nhà văn Mỹ, Người nói: “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi” Như vậy là, chí hướng tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh hoàn toàn khác với các bậc tiền bối Rõ ràng, Người đã sớm nhận thức được “cái mà dân tộc cần trước tiên chưa phải là súng đạn, của cải, mà là cách đuổi giặc cứu nước, là làm cách mạng, hay nói cách khác là lý luận cách mạng và phương pháp cách mạng.

Tinh thần dũng cảm, lạc quan, dù khó khăn, gian khổ, dù phải hy sinh nhưng vẫn quyết giữ vững lòng trung thành với Tổ quốc, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, đã tạo nên sức mạnh to lớn giúp nhân dân Việt Nam chiến thắng kẻ thù Trong muôn nguy, ngàn khó, nhân dân Việt Nam vẫn động viên nhau "Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo" Tinh thần lạc quan đó có cơ sở từ niềm tin vào sức mạnh của bản thân mình, tin vào sự tất thắng của chân lý, chính nghĩa dù trước mắt còn đầy gian truân, khổ ải phải chịu đựng, vượt qua Điều này ảnh hưởng quan trọng đến tư tưởng HCM, Bác luôn tin vào sức mạnh của dân tộc, sự thắng lợi của cách mạng VN cho dù con đường này còn nhiều chông gai. Khi Người sang Trung Quốc, bị quân Tưởng bắt giam đày qua hàng chục nhà tù, chịu bao gian nan, vất vả, nhưng Người vẫn thể hiện tinh thần lạc quan: “Ngâm thơ ta vốn không ham/ Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây/ Ngày dài ngâm ngợi cho khuây/ Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do” (Khai quyển – Nhật ký trong tù), hay: “ ‘Ngoại cảm’ trời Hoa cơn nóng lạnh/ “Nội thương” đất Việt cảnh lầm than/ Ở tù mắc bệnh càng cay đắng/ Đáng khóc mà ta cứ hát tràn!” (Ốm nặng – Nhật ký trong tù) … Suốt thời gian bị giam, Bác vẫn giữ phong cách ung dung của một chiến sĩ cách mạng là luôn tin tưởng ngày trở về với đồng chí, đồng bào Về nước, Người phải sống trong hang Cốc Bó, thiếu thốn gian khổ đủ bề, nhưng Bác vẫn lạc quan cách mạng: “Sáng ra bờ suối tối vào hang/ Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng/ Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng/ Cuộc đời cách mạng thật là sang!” (Tức cảnh Pắc Bó).

Tự hào về lịch sử, trân trọng nền văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và những giá trị tốt đẹp khác của dân tộc

Nhân dân Việt Nam đã phải đấu tranh với kẻ thống trị để giữ vững bản sắc văn hóa, để giữ gìn tiếng nói, phong tục tập quán của mình, đồng thời tranh thủ tiếp thu những yếu tố tiến bộ, hợp lý của các nền văn hóa bên ngoài nhằm hoàn thiện và nâng cao nền văn hóa, văn minh của người Việt, củng cố tinh thần tự lực tự cường, tăng thêm ý chí đấu tranh giành độc lập tự chủ Chính vì thế, lòng tự hào về lịch sử dân tộc thấm sâu trong nhân dân như mạch nước ngầm trong lòng đất, nó bắt nguồn từ mỗi con người, từ mỗi làng xóm, lặng lẽ đổ vào biển cả tạo thành truyền thống của cả cộng đồng người Việt. Truyền thống đó lại được nuôi dưỡng bởi nền văn hóa, văn minh của người Việt qua quá trình định hình và phát triển của đất nước Do đó, trong truyền thống dân tộc Việt Nam thường trực một niềm tự hào về lịch sử, trân trọng nền văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán và những truyền thống tốt đẹp khác của dân tộc Đó chính là một cơ sở hình thành tư tưởng, phẩm chất của nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh với quan điểm văn hóa là mục tiêu, động lực của cách mạng; cần giữ gìn cốt cách văn hóa dân tộc đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng nền văn hoá mới của Việt Nam Chính Hồ Chí

Minh là một biểu tượng đẹp của sự tích hợp tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây Trong khi dành cả đời mình chiến đấu chống lại ách thống trị thực dân và đế quốc, Người vẫn là một nhà nhân văn chân chính trong tư tưởng và hành động Trong cuộc đấu tranh đó, Hồ Chí Minh không chỉ "làm khởi sắc và tăng cường truyền thống văn hoá Việt Nam", gắn nó với các nền văn hoá khác trên thế giới mà còn thành công trong việc liên kết nhiều sắc thái văn hoá vào một nền văn hoá Việt Nam duy nhất Người không chỉ chịu ảnh hưởng và mang theo mình những giá trị truyền thống của dân tộc mà còn đóng góp quan trọng vào việc sáng tạo nên một nền văn hoá Việt Nam hiện đại; và Người "đã làm được việc này nhờ sự hiểu biết sâu sắc và tôn trọng những đặc điểm văn hoá khác nhau Người đã hoàn thành được nhiệm vụ này, và trong việc làm và lời nói của Người, ta có thể nhìn thấy rõ hình ảnh, tư tưởng của nhà thơ, nhà văn, nhà nghệ sĩ dân ca, những người đem lại nguồn cảm xúc cho nhiều thế hệ nhân dân Việt Nam".

Tinh hoa văn hóa nhân loại

Tinh hoa văn hóa phương Đông

Nho giáo còn được gọi là Khổng giáo, là một hệ thống đạo đức, triết lý và tôn giáo do Khổng Tử phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị Nho giáo rất phát triển ở các nước châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, và sớm du nhập vào Việt Nam Cốt lõi của Nho giáo là Nho gia Đó là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho được người cai trị kiểu mẫu - người lý tưởng này gọi là quân tử Để trở thành người quân tử, con người ta trước hết phải "tự đào tạo", phải "tu thân" Sau khi tu thân xong, người quân tử phải có bổn phận phải "hành đạo” Sau khi tu thân, người quân tử phải hành đạo, tức là phải làm quan, làm chính trị Nội dung của công việc này được công thức hóa thành "tề gia, trị quốc, thiên hạ bình " Tức là phải hoàn thành những việc nhỏ - gia đình, cho đến lớn - trị quốc, và đạt đến mức cuối cùng là bình thiên hạ (thống nhất thiên hạ) Khổng Tử đặt ra một loạt tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội Tam cương và ngũ thường là lẽ đạo đức mà nam giới phải theo Tam tòng và Tứ đức là lẽ đạo đức mà nữ giới phải theo Khổng Tử cho rằng người trong xã hội giữ được tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức thì xã hội được an bình

Nho giáo nói chung và Khổng giáo nói riêng là khoa học về đạo đức và phép ứng xử, tư tưởng triết lý hành động, lý tưởng về một xã hội bình trị Đặc biệt Nho giáo đề cao văn hoá, lễ giáo và tạo ra truyền thống hiếu học trong dân Đây là tư tưởng tiến bộ hơn hẳn so với các học thuyết cổ đại Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng phê phán Nho giáo có tư tưởng tiêu cực như bảo vệ chế độ phong kiến, phân chia đẳng cấp – quân tử và tiểu nhân, trọng nam khinh nữ, chỉ đề cao nghề đọc sách Hồ Chí Minh đã chịu ảnh hưởng của Nho giáo rất nhiều dựa trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.

 Ảnh hưởng của Nho giáo đến tư tưởng Hồ Chí Minh

Nho giáo đã từng bén duyên với Nguyễn Ái Quốc từ thời niên thiếu và theo mãi Hồ Chí Minh cho tới trọn đời Vì thế, không khó để nhận ra những ảnh hưởng của giáo lí này đến việc hình thành nên tư tưởng của Người Thân là con một vị đại Nho: cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, sinh ra và lớn lên tại một vùng văn hoá mặc dù đã có cảnh Hán học suy tàn: “Cô hàng bán sách lim dim ngủ/ Thầy khoá tư lương nhấp nhổm ngồi” (Tú Xương) Trước sự tấn công của văn hoá phương Tây trong tình trạng “Á - Âu xáo lộn”, trong tình trạng “mưa Âu gió Mĩ” xem ra đang một ngày một dồn dập, nhưng với riêng vùng đất văn hoá này (tức vùng Nghệ - Tĩnh) thì ảnh hưởng của Nho giáo vẫn đang được cố thủ, chưa hẳn đã lép vế so với Tây học Bác còn lớn lên ở cái xứ Huế, kinh đô của triều Nguyễn, dù Tây học đã tràn đến trong chiều thắng thế dần, nhưng Nho học đâu đã chịu quy hàng hoàn toàn Chế độ Nam triều còn đó với hệ thống quan lại hầu hết xuất thân khoa bảng, ít nhiều đóng vai trò căn cứ địa của Nho giáo Những điều kiện khách quan trên đây cho phép nói đến ảnh hưởng Nho giáo đối với Hồ Chí Minh như là một điều tất yếu đầu tiên Chính lúc thiếu niên Nguyễn Tất Thành đã học chữ Hán trong đó cóNho giáo Ảnh hưởng của Nho giáo đối với Hồ Chí Minh thể hiện rõ nhất trong nhiều bài viết của Người tính từ năm 1921 đến sau này mà có người đã tính được là hơn 100 trường hợp, trong đó lời Khổng Tử, Mạnh Tử chiếm nhiều nhất Như vậy là thái độ củaNguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đối với Khổng Tử và Nho giáo có sự phát triển qua các chặng thời gian nhưng rõ ràng nhất quán một quan điểm lịch sử đúng đắn, khẳng định đúng mức với lòng tôn kính những giá trị chân chính mà người xưa đã đạt được Đương nhiên là trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã triệt để phê phán bác bỏ ý thức Nho giáo phong kiến phản tiến hoá Trong xây dựng nhà nước, Hồ Chí Minh luôn nghĩ: Thức nhất, xây dựng đất nước "thực túc, binh cường, dân tín" (Khổng Tử) tức là lương thảo nhiều, binh mạnh và lòng dân Hoặc "dân vi bang bản"

- lấy dân là gốc nước Hay tư tưởng quan hệ giữa triều đình với dân như "thuyền với nước" (nước có thể chở thuyền nhưng cũng có thể lật thuyền) của Tuân Tử Từ đó Người xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân và "độc lập - tự do - hạnh phúc" Thứ hai, người cầm quân phải thực hiện dưỡng dân, giáo dân: tức là nuôi dưỡng nhân dân như có chính sách hợp lòng dân (chính sách ruộng đất, chính sách thuế, xóa đói giảm nghèo ).

Hồ Chí Minh nói "không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng, không sợ nghèo chỉ sợ lòng dân không yên" Giáo dân tức là nâng cao dân trí, cải cách giáo dục, người cán bộ phải làm gương cho dân, phải dùng đức trị trong tư tưởng "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" của Nho giáo Về đạo đức: Hồ Chí Minh sử dụng phạm trù đạo đức của Nho giáo, loại bỏ những yếu tố không còn phù hợp và bổ sung những yếu tố tích cực cho phù hợp với thời đại mới: - "Trung - hiếu": Nho giáo cho rằng Trung với vua và hiếu với cha mẹ.

Hồ Chí Minh bổ sung là "Trung với nước hiếu với dân" để dạy cán bộ, "cần, kiệm, liêm, chính" & "chí công vô tư" để giáo dục cán bộ và người dân Hồ Chí Minh đã khai thác Nho giáo, lựa chọn những yếu tố tích cực, phù hợp để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng

Ví dụ: Hồ Chí Minh vận dựng tư tưởng nho học của Nguyễn Trãi: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân để hình thành nên tư tưởng "LẤY DÂN LÀM GỐC"; hoặc trong đường lối ngoại giao của Nhà nước ta lúc mới hình thành đó là "DĨ BẤT BIẾN, ỨNG VẠN BIẾN" Người là tượng trưng cho sự kết hợp hài hòa giữa các nền văn hóa và tỏa ra một nền văn hóa của tương lai Tiếp thu văn hóa phương Đông, trước hết là Nho giáo, Hồ Chí Minh đã đánh giá đúng đắn vai trò của Nho giáo và người sáng lập ra nó là Khổng Tử và đã đặc biệt khai thác những mặt tích cực Hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu rõ những mặt bất cập, hạn chế của Nho giáo Đó là trong Nho giáo có những yếu tố duy tâm, lạc hậu, phản động như tư tưởng đẳng cấp, khinh lao động chân tay, khinh phụ nữ, khinh thường thực nghiệm, doanh lợi…Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng thấy được những mặt tích cực của nó và khuyên chúng ta “nên học” Theo Người, mặt tích cực của Nho giáo là nó đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học với châm ngôn “Học không biết chán, dạy không biết mỏi” Về điểm này, Nho giáo hơn hẳn các học thuyết cổ đại, bởi vì nhiều học thuyết cổ đại chủ trương ngu dân để dễ cai trị Hồ Chí Minh đã khai thác Nho giáo, lựa chọn những yếu tố tích cực, phù hợp để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng Người dẫn lời của Lênin: “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại” Một lần nữa, ta thấy được rằng Hồ Chí Minh luôn biết cách tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, cụ thể ở đây là những tư tưởng tích cực trong Nho giáo: "Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, không dính líu gì tới vòng danh lợi".

 Khái quát về Phật giáo

Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới được một nhân vật lịch sử là Tất-đạt-đa Cồ-đàm sáng lập khoảng thế kỉ thứ 5 trước Công nguyên Cơ sở tư tưởng của Phật pháp là Tứ diệu đế (Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế), là cốt lõi giáo pháp của đạo Phật, và cũng là điều mà Phật đã chứng ngộ lúc đạt đạo Phật giáo Người Việt gọi đơn giản là ông Bụt, có nghĩa là "người tỉnh thức" mà “Đức Phật Tổ” có được sau khi tỉnh thức, giác ngộ được Phật pháp Ở một số ngôn ngữ, từ này có nghĩa như "nguyên lí của vạn vật"

Phật giáo có tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, thương người như thể thương thân; xây dựng nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện; đề cao tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác chống lại mọi phân biệt đẳng cấp. Phật giáo Thiền tông coi trọng lao động, chống lười biếng Phật giáo vào Việt Nam, gặp chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ đã hình thành nên Thiền phái trúc lâm Việt Nam, chủ trương không xa đời mà sống gắn bó với nhân dân, với đất nước, tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân chống kẻ thù dân tộc Phật giáo Việt Nam đã đi vào đời sống tinh thần dân tộc và nhân dân lao động, để lại dấu ấn sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

 Ảnh hưởng của Phật giáo đối với tư tưởng Hồ Chí Minh

Cũng như Nho giáo, ở Hồ Chí Minh là sự tiếp thu có chọn lọc tinh tuý của Phật giáo

- một nguồn gốc tư tưởng, triết lý, văn hóa phương Đông du nhập vào Việt Nam rất sớm.Những điểm tích cực của Phật giáo đã để lại những dấu ấn hết sức sâu sắc trong tư duy hành động, cách ứng xử của Hồ Chí Minh Người kế thừa những tư tưởng tiến bộ, tích cực của Phật giáo, đó là tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn; nếp sống giản dị,thanh liêm; đề cao tinh thần bình đẳng; không xa rời đời sống mà luôn gắn bó với dân tộc, đất nước Tiếp thu tư tưởng vị tha ở Phật giáo, Hồ Chí Minh là hiện thân của lòng nhân ái, độ lượng, khoan dung - những nét đặc trưng của giáo lý đạo Phật.

Thứ nhất là, tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân - một tình yêu bao la không chỉ dành cho con người mà dành cho cả chim muông, cây cỏ Thứ hai là, nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện Thứ ba là, tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác chống lại mọi phân biệt đẳng cấp Thứ tư là, Phật giáo Thiền tông đề ra luật “chấp tác”: “nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực” (một ngày không làm, một ngày không ăn), đề cao lao động, chống lười biếng Cuối cùng, Phật giáo vào Việt Nam, gặp chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta, đã hình thành nên Thiền phái Trúc lâm Việt Nam, chủ trương sống không xa rời, lẩn tránh mà gắn bó với đời sống của nhân dân, với đất nước, tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân, chống kẻ thù dân tộc Người đánh giá rất cao tư tưởng bình đẳng của nhà Phật: “Ta là Phật đã thành còn chúng sinh là Phật sẽ thành” Từ năm 1957, Hồ Chí Minh đã được các vị cao tăng của Ấn Độ phong tặng danh hiệu “vị Phật sống” Bản thân Người, trong các thư gửi đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Phật tín đồ Việt Nam, Người luôn coi Đức Phật là tấm gương “đại từ, đại bi, cứu khổ cứu nạn” Sự anh hưởng của tư tưởng đạo đức Phật giáo ở Hồ Chí Minh là rất tự nhiên Như thế, có thể nói, những mặt tích cực của Phật Việt Nam đã đi vào đời sống tinh thần dân tộc và nhân dân lao động Gia đình Bác Hồ là gia đình nhà nho nghèo, gần gũi với nông dân, cũng thấm nhuần tinh thần đó và để lại dấu ấn trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

 Khái quát về Lão giáo

Lão giáo hay còn gọi là Đạo giáo Đạo giáo là một tôn giáo lớn xuất phát từ Trung Quốc và có ảnh hưởng lớn tại Việt Nam từ thời Bắc thuộc Do thiếu các kiến thức về Đạo giáo hoặc chỉ nhìn nhận Đạo giáo một chiều nên chúng ta thường lầm tưởng rằng Đạo giáo không có ảnh hưởng lớn bằng Nho giáo và Phật giáo, nhưng trên thực tế, tôn giáo này có nền tảng lâu đời và cách phát triển phức tạp, đặc biệt là khi được truyền tới Việt Nam

 Ảnh hưởng của Lão giáo đối với tư tưởng Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh đã tiếp thu và kế thừa những mặt tích cực của Đạo giáo Đạo giáo khuyên con người nên gắn bó với thiên nhiên, hòa đồng với thiên nhiên, hơn nữa phải biết bảo vệ môi trường sống , tư tưởng thoát mọi sự ràng buộc của vòng danh lợi Người khuyên cán bộ, đảng viên sống cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, hành động theo đúng quy luật tự nhiên

2.1.4 Tư tưởng của Mặc Tử, Hàn Phi Tử, Quản Tử; những trào lưu tư tưởng tiến bộ thời cận hiện đại ở Ấn Độ, Trung Quốc như chủ nghĩa Găngđi, chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn

 Khái quát Tôn Trung Sơn

Tôn Trung Sơn (Tôn Dật Tiên) (1866-1925) là nhà chính trị cách mạng tiên phong của phong trào cách mạng dân chủ Trung Quốc đầu thế kỷ XX Dựa trên sự tiếp thu những tư tưởng mới của thời đại để giải quyết những vấn đề cấp thiết của Trung Quốc thời kỳ cận đại, ông đã sáng tạo ra một hệ thống lý luận chính trị cách mạng sâu sắc - chủ nghĩa Tam dân, làm tôn chỉ cách mạng dẫn đường cho Cách mạng Tân Hợi năm 1911 thành công, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế kéo dài hơn hai ngàn năm và thiết lập nên nhà nước cộng hòa đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.

 Ảnh hưởng của học thuyết Tam dân đến tư tưởng Hồ Chí Minh

Tinh hoa văn hóa phương Tây

Hồ Chí Minh tiếp cận với văn hóa phương Tây khá sớm và trên hành trình tìm đường giải phóng dân tộc, Người đã tiếp thu những giá trị tích cực, tiến bộ của văn minh phương Tây Trước tiên là chịu ảnh hưởng của văn hoá Pháp và có lẽ nó cũng để lại những dấu ấn sâu đậm trong tư tưởng và phong cách văn hoá của Người Trong buổi đầu đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành đã đi qua, dừng lại ở nhiều trung tâm của các quốc gia thuộc châu Á, châu Phi, châu Âu và Bắc Mỹ Nhưng có lẽ thời gian Người lưu lại, sống và làm việc ở Châu Âu là nhiều hơn cả, đặc biệt là ở nước Pháp, Anh, Mỹ Do vậy, tư tưởng và văn hóa phương Tây - một bộ phận quan trọng của văn hóa nhân loại là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng sâu nặng của nền văn hóa dân chủ và cách mạng phương Tây.

2.2.1 Quá trình ảnh hưởng của Văn hóa phương Tây đối với Hồ Chí Minh

Từ tháng 9/1905 đến tháng 6/1910, Hồ Chí Minh được cha xin cho theo học qua trường Tiểu học Pháp - bản xứ (Vinh), Tiểu học Pháp - Việt (Thừa Thiên), Trường Quốc học Huế, Tiểu học Pháp - Việt Quy Nhơn Qua các trường ấy, Người được tiếp xúc với sách báo Pháp, thầy giáo người Pháp, Người đã có những hiểu biết ban đầu về văn hóa phương Tây Sau này, Hồ Chí Minh từng kể rằng: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, bình đẳng, bác ái Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy”

 Thời kỳ tìm đường cứu nước trở thành người cộng sản (1911 – 1920)

5/6/1911 Hồ Chí Minh đặt chân lên con tàu Latouche-Tréville Thời gian làm công việc phụ bếp trên con tàu Pháp cho Người nhiều ấn tượng về văn hóa Tây phương Người nhận ra ngoài bọn thực dân tàn ác, coi mạng người xứ thuộc địa không đáng một xu, thì cũng có những người Pháp tốt

Hồ Chí Minh luôn tận dụng tất cả thời gian, sức trẻ và một số tiền ít ỏi để có cơ hội đi tới những miền đất mới, những nền văn hóa và chính trị khác nhau Ngoài vốn tiếngPháp, Người học thêm tiếng Anh, Đức, Ý, Nga, … để có thể hiểu được đời sống và xã hội ở nhiều đất nước (thậm chí là cả các nước Châu Phi, Trung Đông, …) Đi tới đâu

Người cũng tìm tòi, phân tích, đối chiếu đời sống nhân dân và chế độ chính trị của các quốc gia Quá trình đó đã hình thành vốn kiến thức vừa bao quát, vừa uyên thâm về các dân tộc trên thế giới, vừa tạo nên tấm lòng yêu thương, bác ái với nhân dân bị áp bức khắp năm châu bốn bể.

Năm 1912, Hồ Chí Minh đặt chân đến Mỹ Người đã có dịp tìm hiểu cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mỹ Từ năm 1913, Người làm việc và hoạt động tại Anh Tại đây, Bác đã làm rất nhiều việc, từ cào tuyết cho tới rửa bát, phụ bắp để sinh sống Mặt khác, Bác rèn luyện trong phong trào công nhân, tiếp xúc với nhiều với tác phẩm tiến bộ và tìm hiểu về bản chất của chủ nghĩa tư bản để từ đó tìm ra con đường giải phóng dân tộc Việt Nam Khoảng cuối năm 1917, từ nước Anh, Người tới Pháp, sống tại Pari đến tháng 6/1923 Thời gian này, Người có những hoạt động tích cực, sôi nổi, tham dự các cuộc diễn thuyết của những nhà chính trị và triết học để bổ sung thêm nhiều tri thức mới. Cũng từ đây, Hồ Chí Minh đã dần đi đến một giai đoạn cao hơn trong việc tìm hiểu văn hóa phương Tây Tiếp cận với nhiều sách, báo, tài liệu và qua những hoạt động chính trị, xã hội, Người đã có những hiểu biết sâu sắc về đời sống chính trị, xã hội, về sự phân chia giai cấp, giàu nghèo, về những bất công trong xã hội Pháp và các nước, về bản chất bóc lột của chủ nghĩa đế quốc, thực dân, về cuộc đấu tranh của người lao động; văn hóa, triết học Pháp có tinh thần tự do, bình đẳng, bác ái; trong tinh hoa văn hóa phương Tây có tư tưởng dân chủ, giá trị nhân đạo, có tư tưởng về quyền con người, quyền công dân Anh không theo hệ tư tưởng tư sản mà tiếp thu những giá trị tiến bộ, tích cực, làm giàu thêm trí tuệ của mình Có thể thấy rằng, Nguyễn Tất Thành đã bắt đầu vận dụng những hiểu biết về phương Tây để tham gia vào con đường đấu tranh chính trị, hoạt động cách mạng một cách vô cùng tích cực.

 Thời kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành về cơ bản (1920-1930)

Hồ Chí Minh đã hang hái tham gia vào các tổ chức chính trị như Đảng Cộng sảnPháp, Quốc tế thứ ba, và trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên Rồi tiếp tục tìm hiểu về cuộc Cách mạng tháng Mười Nga, về bản Luận cương của Lê-nin, Người cuối cùng đã tìm thấy ánh sáng cho con đường giải phóng dân tộc sau bao nhiêu ngày tháng gian nan tìm kiếm Hoạt động của Hồ Chí Minh cả trên lĩnh vực lý luận và thực tiễn ngày càng tích cực, sôi nổi và hiệu quả trong cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột, giải phóng các dân tộc thuộc địa; uy tín của Người ngày một nâng cao.

Nho giáo nói chung và Khổng giáo nói riêng là khoa học về đạo đức và phép ứng xử, tư tưởng triết lý hành động, lý tưởng về một xã hội bình trị Đặc biệt Nho giáo đề cao văn hoá, lễ giáo và tạo ra truyền thống hiếu học trong dân Đây là tư tưởng tiến bộ hơn hẳn so với các học thuyết cổ đại Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng phê phán Nho giáo có tư tưởng tiêu cực như bảo vệ chế độ phong kiến, phân chia đẳng cấp – quân tử và tiểu nhân, trọng nam khinh nữ, chỉ đề cao nghề đọc sách Hồ Chí Minh đã chịu ảnh hưởng của Nho giáo rất nhiều dựa trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.

 Ảnh hưởng của Nho giáo đến tư tưởng Hồ Chí Minh

Nho giáo đã từng bén duyên với Nguyễn Ái Quốc từ thời niên thiếu và theo mãi HồChí Minh cho tới trọn đời Vì thế không khó để nhận ra những ảnh hưởng của giáo lí này

Chí Minh cho tới trọn đời Vì thế, không khó để nhận ra những ảnh hưởng của giáo lí này đến việc hình thành nên tư tưởng của Người Thân là con một vị đại Nho: cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, sinh ra và lớn lên tại một vùng văn hoá mặc dù đã có cảnh Hán học suy tàn: “Cô hàng bán sách lim dim ngủ/ Thầy khoá tư lương nhấp nhổm ngồi” (Tú Xương) Trước sự tấn công của văn hoá phương Tây trong tình trạng “Á - Âu xáo lộn”, trong tình trạng “mưa Âu gió Mĩ” xem ra đang một ngày một dồn dập, nhưng với riêng vùng đất văn hoá này (tức vùng Nghệ - Tĩnh) thì ảnh hưởng của Nho giáo vẫn đang được cố thủ, chưa hẳn đã lép vế so với Tây học Bác còn lớn lên ở cái xứ Huế, kinh đô của triều Nguyễn, dù Tây học đã tràn đến trong chiều thắng thế dần, nhưng Nho học đâu đã chịu quy hàng hoàn toàn Chế độ Nam triều còn đó với hệ thống quan lại hầu hết xuất thân khoa bảng, ít nhiều đóng vai trò căn cứ địa của Nho giáo Những điều kiện khách quan trên đây cho phép nói đến ảnh hưởng Nho giáo đối với Hồ Chí Minh như là một điều tất yếu đầu tiên Chính lúc thiếu niên Nguyễn Tất Thành đã học chữ Hán trong đó có Nho giáo Ảnh hưởng của Nho giáo đối với Hồ Chí Minh thể hiện rõ nhất trong nhiều bài viết của Người tính từ năm 1921 đến sau này mà có người đã tính được là hơn 100 trường hợp, trong đó lời Khổng Tử, Mạnh Tử chiếm nhiều nhất Như vậy là thái độ của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đối với Khổng Tử và Nho giáo có sự phát triển qua các chặng thời gian nhưng rõ ràng nhất quán một quan điểm lịch sử đúng đắn, khẳng định đúng mức với lòng tôn kính những giá trị chân chính mà người xưa đã đạt được Đương nhiên là trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã triệt để phê phán bác bỏ ý thức Nho giáo phong kiến phản tiến hoá Trong xây dựng nhà nước, Hồ Chí Minh luôn nghĩ: Thức nhất, xây dựng đất nước "thực túc, binh cường, dân tín" (Khổng Tử) tức là lương thảo nhiều, binh mạnh và lòng dân Hoặc "dân vi bang bản"

- lấy dân là gốc nước Hay tư tưởng quan hệ giữa triều đình với dân như "thuyền với nước" (nước có thể chở thuyền nhưng cũng có thể lật thuyền) của Tuân Tử Từ đó Người xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân và "độc lập - tự do - hạnh phúc" Thứ hai, người cầm quân phải thực hiện dưỡng dân, giáo dân: tức là nuôi dưỡng nhân dân như có chính sách hợp lòng dân (chính sách ruộng đất, chính sách thuế, xóa đói giảm nghèo ).

Hồ Chí Minh nói "không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng, không sợ nghèo chỉ sợ lòng dân không yên" Giáo dân tức là nâng cao dân trí, cải cách giáo dục, người cán bộ phải làm gương cho dân, phải dùng đức trị trong tư tưởng "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" của Nho giáo Về đạo đức: Hồ Chí Minh sử dụng phạm trù đạo đức của Nho giáo, loại bỏ những yếu tố không còn phù hợp và bổ sung những yếu tố tích cực cho phù hợp với thời đại mới: - "Trung - hiếu": Nho giáo cho rằng Trung với vua và hiếu với cha mẹ.

Hồ Chí Minh bổ sung là "Trung với nước hiếu với dân" để dạy cán bộ, "cần, kiệm, liêm, chính" & "chí công vô tư" để giáo dục cán bộ và người dân Hồ Chí Minh đã khai thác Nho giáo, lựa chọn những yếu tố tích cực, phù hợp để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng

Ví dụ: Hồ Chí Minh vận dựng tư tưởng nho học của Nguyễn Trãi: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân để hình thành nên tư tưởng "LẤY DÂN LÀM GỐC"; hoặc trong đường lối ngoại giao của Nhà nước ta lúc mới hình thành đó là "DĨ BẤT BIẾN, ỨNG VẠNBIẾN" Người là tượng trưng cho sự kết hợp hài hòa giữa các nền văn hóa và tỏa ra một nền văn hóa của tương lai Tiếp thu văn hóa phương Đông, trước hết là Nho giáo, Hồ ChíMinh đã đánh giá đúng đắn vai trò của Nho giáo và người sáng lập ra nó là Khổng Tử và

Minh đã đánh giá đúng đắn vai trò của Nho giáo và người sáng lập ra nó là Khổng Tử và đã đặc biệt khai thác những mặt tích cực Hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu rõ những mặt bất cập, hạn chế của Nho giáo Đó là trong Nho giáo có những yếu tố duy tâm, lạc hậu, phản động như tư tưởng đẳng cấp, khinh lao động chân tay, khinh phụ nữ, khinh thường thực nghiệm, doanh lợi…Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng thấy được những mặt tích cực của nó và khuyên chúng ta “nên học” Theo Người, mặt tích cực của Nho giáo là nó đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học với châm ngôn “Học không biết chán, dạy không biết mỏi” Về điểm này, Nho giáo hơn hẳn các học thuyết cổ đại, bởi vì nhiều học thuyết cổ đại chủ trương ngu dân để dễ cai trị Hồ Chí Minh đã khai thác Nho giáo, lựa chọn những yếu tố tích cực, phù hợp để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng Người dẫn lời của Lênin: “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại” Một lần nữa, ta thấy được rằng Hồ Chí Minh luôn biết cách tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, cụ thể ở đây là những tư tưởng

Chủ nghĩa Mác-Lênin

Ngày đăng: 05/12/2022, 06:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CƠ SỞ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH. CHỈ RA TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN GIỮ VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH - (TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU PHÂN TÍCH cơ sở lý LUẬN HÌNH THÀNH tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH  CHỈ RA TIỀN đề lý LUẬN GIỮ VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH TRONG VIỆC HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TTHCM
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CƠ SỞ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH. CHỈ RA TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN GIỮ VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH (Trang 1)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w