Đó chính là nhờ công lao to lớncủa chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta, Người đã vạch racon đường cứu nước đúng đắn, Người không chỉ khai thông bế tắc trong
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA MARKETING
-BÀI THẢO LUẬN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài 1: Phân tích cơ sở khách quan hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh và chỉ ra tiền đề lý luận giữ vai trò quyết định trong việc hình thành, phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trang 2Nhómđánhgiá(0 –10)
Kếtluận
81 Phạm Văn Sơn Nhóm trưởng Phần mở đầu
+ Cơ sở thựctiễn + Tổnghợp và chỉnhsửa Word
87 Phạm Thị Thu Thành viên Thuyết trình
88 Trần Thị Thu Thành viên I: 2.3 + II:
1.1
89 Nguyễn Thị Thùy Thành viên II: 2.1 + II:
2.2
90 Trần Thiên Thủy Thành viên Powerpoint
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA MARKETING
-BÀI THẢO LUẬN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài 1: Phân tích cơ sở khách quan hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh và chỉ ra tiền đề lý luận giữ vai trò quyết định trong việc hình
thành, phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN II: NỘI DUNG 2
I Cơ sở khách quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 2
1 Cơ sở thực tiễn 2
1.1 Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 2
1.2 Thực tiễn thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 3
2 Cơ sở lý luận 4
2.1 Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam 4
2.2 Tinh hoa văn hóa nhân loại 5
2.3 Chủ nghĩa Mác-Lênin 7
II Tiền đề đóng vai trò quyết định trong việc hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh 8
1 Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh 8
1.1 Thời kì trước 5/6/1911 8
1.2 Thời kì giữa năm 1911 đến cuối năm 1920 10
1.3 Thời kì cuối năm 1920 đến đầu năm 1930 11
1.4 Thời kì đầu năm 1930 đến đầu năm 1941 12
1.5 Thời kì đầu năm 1941 đến tháng 9/1969 13
2 Chủ nghĩa Mác-Lênin là tiền đề lý luận quan trọng nhất, giữ vai trò quyết định trong việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 16
2.1 Chủ nghĩa Mác-Lênin là thế giới quan và phương pháp luận của Tư tưởng Hồ Chí Minh 16
2.2 Chủ nghĩa Mác-Lênin quyết định bản chất cách mạng và khoa học của Tư tưởng Hồ Chí Minh 17
2.3 Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện Việt Nam 18
PHẦN III: TỔNG KẾT 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 4PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta, con người Việt Nam đang được sống dưới mái nhà bình yên, đượcđộc lập tự do, từ đâu mà chúng ta có được điều đó? Đó chính là nhờ công lao to lớncủa chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta, Người đã vạch racon đường cứu nước đúng đắn, Người không chỉ khai thông bế tắc trong đường lối giảiphóng dân tộc mà còn giải quyết đúng đắn, sáng tạo và lãnh đạo thực hiện thắng lợicác vấn đề trọng yếu nhất của cách mạng nước ta,chính đường lối cách mạng độc lậpdân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Người đã tạo nên sức mạnh tổng hợp và pháthuy tác dụng, đưa tới những thắng lợi rực rỡ của cách mạng nước ta Cuộc đời hoạtđộng cách mạng của Người đã để lại cho chúng ta và các thế hệ mai sau một di sảntinh thần vô giá, đó chính là tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh đến nay vẫn luôn là ánh sáng soi sáng con đường pháttriển của dân tộc Việt Nam , là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và nhân dân
ta Để thấy rõ hơn, hiểu sâu sắc hơn, thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh thì ta nên có
sự hiểu biết rõ về cơ sở hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
Trang 6PHẦN II: NỘI DUNG
1 Cơ sở thực tiễn
I.1. Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Trước khi Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam vẫn là một xã hội phong kiến, nôngnghiệp lạc hậu, trì trệ Từ năm 1858, đế quốc Pháp bắt đầu tiến hành xâm lược ViệtNam Từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX, các phong trào yêu nước chống Pháp củanhân dân ta liên tục nổ ra, rầm rộ bùng lên, dâng cao và lan rộng trong cả nước: ở miềnNam có các cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Nguyễn Trung Trực ở miền Trung cócác cuộc khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Như Mai, Phan Đình Phùng ở miền Bắc cócác cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Thiện Thuật, Phạm Bành và Đinh Công Tráng,Nguyễn Quang Bích, Hoàng Hoa Thám Các cuộc khởi nghĩa, trong đó có nhữngcuộc dưới ngọn cờ “Cần Vương” tức giúp vua cứu nước, tuy tất cả đều rất anh dũngnhưng cuối cùng đều thất bại Điều đó chứng tỏ nhân dân ta rất yêu nước, song giaicấp phong kiến và hệ tư tưởng của nó đã suy tàn, bất lực trước nhiệm vụ bảo vệ độclập dân tộc
Bước sang đầu thế kỷ XX, sau khi đã hoàn thành căn bản việc bình định ViệtNam về mặt quân sự, thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa Việt Nam mộtcách mạnh mẽ và từng bước biến nước ta từ một nước phong kiến thành nước thuộcđịa và phong kiến dẫn đến có sự biến đổi về cơ cấu giai cấp, tầng lớp trong xã hội.Thực dân Pháp vẫn duy trì nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với khoảng 95% dân số lànông dân; giai cấp địa chủ được bổ sung, củng cố, tăng cường thêm các điền chủngười Pháp và nước ngoài Xã hội Việt Nam xuất hiện những giai tầng mới, đó là giaicấp công nhân, giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản ở thành thị Từ đó, không chỉ cómâu thuẫn cơ bản trong xã hội phong kiến là nông dân với địa chủ phong kiến mà cònxuất hiện thêm mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân Việt Nam với giai cấp tư sản, mẫuthuẫn toàn thể nhân dân Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc Pháp
Cùng với những biến đổi trên, trước ảnh hưởng của cuộc vận động cải cách củacách mạng dân chủ tư sản ở Trung Quốc và tấm gương Duy Tân Nhật Bản, ở ViệtNam xuất hiện các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản với sự dẫn
Trang 7dắt của các sĩ phu yêu nước có tinh thần cải cách như: phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng, phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh phát động, phong trào
Đông Kinh Nghĩa Thục do Lương Văn Can, Nguyễn Quyền và một số nhân sĩ khác
phát động Nhưng tất cả các phong trào ấy đều thất bại Nguyên nhân sâu xa là giaicấp tư sản Việt Nam còn non yếu, nguyên nhân trực tiếp là các tổ chức và người lãnhđạo của các phong trào đó chưa có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn.Tinh thần yêu nước vẫn sục sôi trong lòng nhân dân, song cuộc khủng hoảng về đường
lối cứu nước diễn ra sâu sắc Xuất hiện câu hỏi từ thực tiễn đặt ra là: Cứu nước bằng
con đường nào để có thể đi đến thắng lợi?
Trong bối cảnh đó, sự ra đời giai cấp công nhân và phong trào đấu tranh của giaicấp công nhân Việt Nam đã làm cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Namxuất hiện dấu hiệu mới của một thời đại mới sắp ra đời Công nhân Việt Nam chịu batầng áp bức bóc lột: thực dân, tư bản, phong kiến; chính vì thế họ sớm vùng dậy đấutranh chống lại giới chủ từ hình thức đấu tranh thô sơ như đốt lán trại, bỏ trốn tập thể
họ đã nhanh chóng tiến tới đình công, bãi công Phong trào công nhân và các phongtrào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX là điều kiện thuận lợi để chủ nghĩa Mác –Lênin xâm nhập, truyền bá vào đất nước ta Chính Hồ Chí Minh là một người đã dàycông truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêunước Việt Nam, chuẩn bị về lý luận chính trị tư tưởng và tổ chức, sáng lập Đảng Cộngsản Việt Nam, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cách mạng Việt Nam, đánh dấubước hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam Sau đó, chínhthực tiễn Đảng lãnh đạo cách mạng Tháng Tám thành công, lãnh đạo cuộc kháng chiếnchống Pháp thắng lợi; lãnh đạo vừa xây dựng chủ nghãi xã hội, vừa kháng chiến chống
Mỹ cứu nước là nhân tố góp phần bổ sung, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trên tất cảcác phương diện
I.2. Thực tiễn thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản trên thế giới đã phát triển
từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Một số nước đế quốcAnh, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, Đức, Nga, Nhật Bản, Bỉ, Bồ Đào Nha, đã chi phốitoàn bộ tình hình thế giới; phần lướn các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh
đã trở thành thuộc địa và phụ thuộc vào các nước đế quốc
Trang 8Tình hình đó đã làm sâu sắc thêm vốn có trong lòng chủ nghĩa tư bản là mâuthuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản ở các nước tư sản; xuất hiện thêm mâuthuẫn giữa các nước đế quốc với nhau do sự phát triển không đồng đều, do tranh giànhthuộc địa, thị trường; mâu thuẫn giữa dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc nảy sinh
và ngày càng gay gắt
Chiến tranh đế quốc xảy ra (1914 – 1918) làm cho chủ nghĩa đế quốc suy yếu tạođiều kiện cho cách mạng tháng Mười Nga Cách mạng tháng Mười Nga thành công làthắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác – Lênin ở một nước lớn rộng một phần sáu thếgiới Cách mạng tháng Mười Nga đã đánh đổ giai cấp tư sản và giai cấp địa chủ phongkiến, lập nên một xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa
Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã mở ra một thời đại mới trong lịch sửloài người – thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toànthế giới, mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới
Ngày 2-3-1919, Quốc tế Cộng sản ra đời ở Mát-xcơ-va trở thành Bộ tham mưu,lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới Dưới sự lãnh đạo của Lênin, Quốc tế Cộngsản đẩy mạnh việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và kinh nghiệm cách mạng thángMười Nga ra khắp thế giới, thúc đẩy sự ra đời và hoạt động ngày càng mạnh mẽ củacác Đảng Cộng sản ở nhiều nước
Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, sự ra đời của nhà nước Xô viết, Quốc tếCộng sản và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô cùng với sự phát triểnmạnh mẽ phong trào cộng sản, công nhân và phong trào giải phóng dân tộc trên thếgiới ảnh hưởng sâu sắc tới Hồ Chí Minh trên hành trình đi ra thế giới tìm mục tiêu vàcon đường cứu nước
2 Cơ sở lý luận
2.1. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống cần cù lao động, anh dũngchiến đấu trong dựng nước và giữ nước, truyền thống đoàn kết, sống có tình, có nghĩa,nhân ái Việt Nam Trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam thì chủnghĩa yêu nước là dòng chủ lưu xuyên suốt lịch sử dân tộc
Chủ nghĩa yêu nước là động lực, sức mạnh giúp cho dân tộc Việt Nam tồn tạivượt qua mọi khó khăn trong dựng nước và giữ nước mà phát triển; là đạo lý làmngười, niềm tự hào và là nhân tố hàng đầu trong bảng giá trị tinh thần của con ngườiViệt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó
Trang 9là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thìtinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướtqua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.Chính chủ nghĩa yêu nước là nền tảng tư tưởng, điểm xuất phát và động lực thúc đẩyNguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân Đó là động lựcchi phối mọi suy nghĩ, hành động của Người trong suốt cả cuộc đời hoạt động cáchmạng.
Trong lãnh đạo nhân dân Việt Nam xây dựng và bảo vệ đất nước, Hồ Chí Minhhết sức chú trọng kế thừa, phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộcViệt Nam là yêu nước gắn liền với yêu dân, có tinh thần đoàn kết, dân chủ, nhân ái,khoan dung trong cộng đồng; tinh thần cần cù, dũng cảm, sáng tạo, lạc quan, vì nghĩa,thương người của dân tộc Việt Nam Trong tư tưởng Hồ Chí Minh con người là vốnquý nhất, là nhân tố quyết định thành công của cách mạng
Trong truyền thống dân tộc Việt Nam thường trực một niềm tự hào về lịch sử,trân trọng nền văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán và những giá trị tốt đẹp khác củadân tộc Đó chính là một cơ sở hình thành nên tư tưởng, phẩm chất của nhà văn hóakiệt xuất Hồ Chí Minh với chủ trương văn hóa là mục tiêu, động lực của cách mạng
2.2. Tinh hoa văn hóa nhân loại
Văn hoá phương Đông
Về Nho giáo
Hồ Chí Minh sinh ra trong gia đình nhà Nho yêu nước, từ rất sớm đã chịu ảnhhưởng của Nho học từ người cha và nhiều nhà Nho yêu nước ở quê hương Người tiếpthu những mặt tích cực của Nho giáo như: Triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hànhđạo giúp đời, là khát vọng về một xã hội đại đồng, là hòa mục, hòa đồng, là triết lýnhân sinh tu thân dưỡng tính, đề cao văn hóa, lễ giáo, hiếu học và Người đã phê phánloại bỏ những yếu tố tiêu cực và thủ cựu của nó.Tuy vậy, trong Nho giáo còn có nhữngyếu tố duy tâm, lạc hậu, phản động như tư tưởng đẳng cấp, khinh lao động chân tay,khinh phụ nữ, nói chung là khinh thường thực nghiệp, doanh lợi Những luận điểm đóhoàn toàn xa lạ với tư tưởng Hồ Chí Minh: tôn trọng lao động - cả lao động trí óc vàlao động chân tay; tôn trọng phụ nữ, chủ trương nam nữ bình quyền Chính vì vậy,một mặt Hồ Chí Minh khẳng định, “những người An Nam chúng ta hãy tự hoàn thiệnmình, về mặt tinh thần bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử”; mặt khác Ngườichỉ rõ, “trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng, song những điềuhay trong đó thì chúng ta nên học”
Hồ Chí Minh chú ý kế thừa và đổi mới tư tưởng dùng nhân trị, đức trị để quản
lí xã hội Kế thừa và phát triển quan niệm của Nho giáo về việc xây dựng một xã hội lý
Trang 10tưởng trong đó công bằng, bác ái, nhân nghĩa, trí, dũng, tín, liêm được coi trọng để cóthể đi đến một thế giới đại đồng với hòa bình, không có chiến tranh Đặc biệt, Hồ ChíMinh chú ý kể thừa, đổi mới, phát triển tinh thần trọng đạo đức của Nho giáo trongviệc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của con người; trong công tác xây dựng Đảng về đạođức.
Về Lão giáo
Hồ Chí Minh chú ý kế thừa, phát triển tư tưởng của Lão Tử khuyên con ngườinên sống gắn bó với thiên nhiên, hòa đồng với thiên nhiên, hơn nữa phải biết bảo vệmôi trường sống Hồ Chí Minh chú ý kế thừa tư tưởng thoát mọi ràng buộc của vòngdanh lợi trong Lão giáo Người khuyên cán bộ, đảng viên ít lòng tham muốn về vậtchất; thực hiện cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; hành động theo đạo lý với ý nghĩa
là hành động đúng với quy luật tự nhiên, xã hội
Về chủ nghĩa Tam Dân
Hồ Chí Minh đã tìm thấy, tiếp thu những điều thích hợp với điều kiện củanước ta trong chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn, đó là, dân tộc độc lập, dânquyền tự do, dân sinh hạnh phúc Tuy nhiên, theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Tam Dâncủa Tôn Trung Sơn về bản chất thuộc hệ tư tưởng tư sản, nên có nhiều hạn chế Vìvậy, khi vận dụng tư tưởng của Tôn Trung Sơn vào thực tiễn cách mạng Việt Nam,Người đã phát triển khái niệm “ độc lập - tự do - hạnh phúc” lên một trình độ mới,mang tính giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc và tính cách mạng triệt để
Ngoài ra, để hình thành, phát triển tư tưởng của mình, Hồ Chí Minh cònnghiên cứu và tiếp thu những tinh hoa trong các học thuyết, quan điểm, tư tưởng củacác nhà tư tưởng phương Đông khác như Lão tử, Mặc tử, Tôn tử
Văn hoá phương Tây
Cùng với tư tưởng triết học phương Đông, Hồ Chí Minh còn tiếp thu nền văn hóadân chủ và cách mạng của phương Tây Người chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng tự do,
Trang 11bình đẳng trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, năm 1776 và Tuyên ngôn nhânquyền và dân quyền của Đại Cách mạng Pháp, năm 1791.
Về tư tưởng và văn hóa Pháp
Hồ Chí Minh đã tiếp thu chủ nghĩa nhân văn, những tư tưởng tiến bộ, mới mẻtrong các tác phẩm của thời kỳ văn hóa Phục hưng, của thế kỷ ánh sáng, của các nhàvăn, nhà tư tưởng nổi tiếng như Voonte, Điđơrô, Môngtétxkiơ, Rútxô; trong bảnTuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1791 của nước Pháp Đặc biệt, tư tưởng Tự do –Bình đẳng – Bác ái trong văn hóa Pháp có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng Hồ ChíMinh
Về tư tưởng và văn hóa Mỹ
Hồ Chí Minh đã tiếp thu một cách sáng tạo những tư tưởng về “quyền bìnhđẳng”, “quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc” của con người, về quyềncủa nhân dân kiểm soát chính phủ và về ý chí đấu tranh giành độc lập, tự do của nhândân được ghi trong bản Tuyên ngôn Độc lập 1776 của nước Mỹ Hồ Chí Minh cònnghiên cứu tư tưởng, tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của một số nhà tư tưởng ở Mỹnhư Oasinhtơn, Giépphecsơn, Lyncôn
Tuy nhiên, trong khi khẳng định những giá trị chân chính, những nhân tố tiến
bộ của các cuộc cách mạng dân chủ tư sản phương Tây, Hồ Chí Minh cũng đồng thờiđánh giá đúng những hạn chế của nó Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cách mệnh Pháp cũng nhưcách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộnghòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộcđịa ” Người kết luận: “ Cách mệnh An Nam nên nhớ những điều ấy”…
2.3. Chủ nghĩa Mác-Lênin
Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 và thời đại mới cũng như chủ nghĩa Lênin là cơ sở lý luận quyết định bước phát triển mới về chất trong tư tưởng Hồ ChíMinh, khiến người vượt hẳn lên phía trước so với những người yêu nước cùng thời.Ngay từ cuối những năm 20 của thế kỉ XX, Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng:
Mác-“Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất,
chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”.
Tư tưởng Hồ Chi Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam có cơ sở từ lý luận từ chủnghĩa Mác - Lênin về Đảng Cộng sản, đặc biệt là học thuyết về Đảng kiểu mới củaV.I Lênin
Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, vấn đề dân tộc và thuộc địa được đặt ra nhưmột vấn đề bức thiết, Lênin phát triển nhiều luận điểm của C Mác về cách mạng trong
Trang 12điều kiện các nước thuộc địa Luận điểm về Đảng kiểu mới của Lênin không chỉ nhằmxóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, giải phóng giai cấp vô sản rồi giải phóng quần chúnglao động, giải phóng con người mà còn nhằm trước hết giải phóng dân tộc rồi giảiphóng giai cấp, giải phóng con người Lênin nhấn mạnh vai trò của Đảng Cộng sản ởcác nước thuộc địa trong việc giải quyết quyền lợi giai cấp gắn liền với quyền lợi dântộc: giải quyết vấn đề dân tộc và vấn đề dân chủ trên lập trường cách mạng triệt để củagiai cấp vô sản.
Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ tìm thấy ở đây con đườngcứu nước đúng đắn, mà còn nhận thức được sự cần thiết phải có một đảng cách mạngchân chính lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản.Cuối tháng 12-1920, Người đã tán thành Quốc tế III và là người dân thuộc địa duynhất tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp Đây là sự phát triển logic tất yếu của tưduy Nguyễn Ái Quốc từ khi ra đi tìm đường cứu nước và đến với Cách mạng ThángMười và chủ nghĩa Mác - Lênin
Tiếp thu Mác-Lênin, Hồ Chí Minh trở thành người cộng sản với tầm vóc trí tuệ
lớn như Lênin mong muốn: “Người ta chỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết làm
giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại tạo ra” Tổng kết kinh nghiệm thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng
định: “Chúng tôi giành được thắng lợi đó là do nhiều nhân tố, nhưng cần phải nhấnmạnh rằng-mà không phải chỉ nhân dịp kỉ niệm lần thứ 100 ngày sinh Lênin-chúng tôigiành được những thắng lợi đó trước hết là nhờ cái vũ khí không gì thay thế được làchủ nghĩa Mác-Lênin”
II Tiền đề đóng vai trò quyết định trong việc hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
1 Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
Trang 13khổ để đạt được mục tiêu, đặc biệt là tư tưởng thân dân, lấy dân làm hậu thuẫn cho cáccải cách chính trị - xã hội của cụ Phó bảng đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với quá trìnhhình thành nhân cách của Nguyễn Tất Thành.
Sau này, những kiến thức học được từ người cha, những tư tưởng mới của thờiđại đã được Hồ Chí Minh nâng lên thành tư tưởng cốt lõi trong đường lối chính trị củamình Cuộc sống của người-mẹ - bà Hoàng Thị Loan - cũng ảnh hưởng đến tư tưởng,tình cảm của Nguyễn Sinh Cung về đức tính nhân hậu, đảm đang, sống chan hòa vớimọi người Còn phải kể tới mối quan hệ và tác động qua lại giữa ba chị em NguyễnThị Thanh (Nguyễn Thị Bạch Liên), Nguyễn Sinh Khiêm (Nguyễn Tất Đạt) vàNguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành) về lòng yêu nước, thương nòi
Nghệ Tĩnh là vùng đất vừa giàu truyền thống văn hóa, vừa giàu truyền thốnglao động, đấu tranh chống ngoại xâm Nơi đây đã sản sinh ra biết bao anh hùng nổitiếng trong lịch sử Việt Nam như Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, các lãnh
tụ yêu nước thời cận đại như Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu những liệt sĩ trongthời kỳ chống thực dân Pháp ngay trên mảnh đất Kim Liên như Vương Thúc Mậu,Nguyễn Sinh Quyến
Từ thuở thiếu thời, Nguyễn Tất Thành đã tận mất chứng kiến cuộc sống nghèokhổ, bị áp bức, bóc lột đến cùng cực của đồng bào mình Khi vào Huế, Anh lại tận mắtnhìn thấy tội ác của thực dân Pháp và thái độ ươn hèn của bọn phong kiến Nam triều.Thêm vào đó là những bài học thất bại của các nhà yêu nước tiền bối và đương thời.Tất cả đã thôi thúc Anh ra đi tìm một con đường mới đề cứu dân, cứu nước Quêhương, gia đình, truyền thống dân tộc đã chuẩn bị cho Anh nhiều điều Quê hương,đất nước cũng đặt niềm tin lớn ở Anh trên bước đường tìm đến trào lưu mới của thờiđại Phát huy truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc, truyền thống tốt đẹp củagia đình, quê hương, với sự nhạy cảm đặc biệt về chính trị, Hồ Chí Minh đã sớm nhận
ra hạn chế của những người đi trước Người nhận ra rằng không thể cứu nước theo conđường của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám Người từ chối Đông
Du không phải vì đã hiểu bản chất của đế quốc Nhật, mà chỉ cảm thấy rằng: không thểdựa vào nước ngoài để giải phóng Tổ quốc
Điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận thức được và nó dẫn Người đi đúng
hướng là: nguồn gốc những đau khổ và áp bức dân tộc là ở ngay tại “chính quốc”, ở
nước đế quốc đang thống trị dân tộc mình