1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích cơ sở khách quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và chỉ ra tiền đề lý luận giữ vai trò quyết định trong việc hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

39 75 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 251 KB

Nội dung

Phân tích cơ sở khách quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và chỉ ra tiền đề lý luận giữ vai trò quyết định trong việc hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh Phân tích cơ sở khách quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và chỉ ra tiền đề lý luận giữ vai trò quyết định trong việc hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh Phân tích cơ sở khách quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và chỉ ra tiền đề lý luận giữ vai trò quyết định trong việc hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh Phân tích cơ sở khách quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và chỉ ra tiền đề lý luận giữ vai trò quyết định trong việc hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh Phân tích cơ sở khách quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và chỉ ra tiền đề lý luận giữ vai trò quyết định trong việc hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh Phân tích cơ sở khách quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và chỉ ra tiền đề lý luận giữ vai trò quyết định trong việc hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh Phân tích cơ sở khách quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và chỉ ra tiền đề lý luận giữ vai trò quyết định trong việc hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.

Giảng viên hướng dẫn : Vũ Thị Thu Hà Lớp học phần: 2113HCMI0111

Nhóm: 1

Hà Nội, 4/202

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

(A) GIỚI THIỆU CHUNG 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

3 Mục tiêu nghiên cứu 2

(B) NỘI DUNG 3

I Khái niệm TTHCM và Cơ sở hình thành 3

1.1 Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh 3

1.2 Nhân tố khách quan 3

1.2.1 Bối cảnh lịch sử 3

1.3 Nhân tố chủ quan 11

1.3.1 Phẩm chất của Hồ Chí Minh 11

1.3.2 Tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn phát triển lý luận 12

II Ý NGHĨA VÀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO TÌNH HÌNH HIỆN NAY 12

2.1 Ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay 12

2.2 Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh 13

III TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN ĐÓNG VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH TRONG VIỆC HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 14

3.1 Hoàn cảnh đất nước và quá trình tiếp cận với chủ nghĩa Mác Lênin của Hồ Chí Minh 14

3.2 Chủ nghĩa Mác Lênin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận, nguồn gốc lý luận trực tiếp của tư tưởng Hồ Chí Minh 16

3.3 Hồ Chí minh đã tiếp thu được những gì từ chủ nghĩa Mác Lê nin? 3.4 Bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác Lênin là nhân tố quyết định tới bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh 3.5 Kết luận IV NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ 14

4.1 Nhận xét 35

4.2 Đánh giá 36

(C) KẾT LUẬN 37

Trang 3

xã hội xã hội chủ nghĩa.

Việc học tập, nghiên cứu và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ ChíMinh đã góp phần tác động tích cực đến nhận thức của sinh viên trong học tập và cuộcsống hằng ngày Những giá trị này không bao giờ lỗi thời mà nó gắn liền với thời đại,trường tồn bất diệt với sự phát triển vững mạnh của dân tộc Việt Nam

(A) GIỚI THIỆU CHUNG

1 Lý do chọn đề tài

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộcViệt Nam, được Người kế thừa và phát triển, kết hợp với những tinh hoa văn hoá, đạođức của nhân loại, cả phương Đông và phương Tây, mà Người đã tiếp thu được trongquá trình hoạt động cách mạng đầy gian lao, thử thách và vô cùng phong phú củamình Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng mà tư tưởng Hồ Chí Minh mang lại đốivới cách mạng, đời sống và dân tộc Việt Nam, cùng với mong muốn giúp các bạn sinhviên nhận thức rõ được về quá trình hình thành và phát triển giá trị tư tưởng củaNgười, nhóm quyết định nghiên cứu đề tài:

“Phân tích cơ sở khách quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và chỉ ra tiền đề lý luậngiữ vai trò quyết định trong việc hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.”

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng NC: Tư tưởng Hồ Chính Minh

Trang 4

 Phạm vi NC: Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và tiền đề lý luận giữ vai tròquyết định trong việc hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

3 Mục tiêu nghiên cứu

 Mục tiêu chung: Phân tích cơ sở khách quan hình thành tư tưởng Hồ ChíMinh và chỉ ra tiền đề lý luận giữ vai trò quyết định trong việc hình thành,phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

 Mục tiêu cụ thể:

o Nêu được ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh

o Chỉ ra được nhân tố chủ quan và khách quan trong việc hình thành tưtưởng Hồ Chí Minh

o Khẳng định và chứng minh Chủ nghĩa Mác là nguồn gốc lý luận trực tiếp,quyết định đến bản chất Tư Tưởng Hồ Chí Minh

o Đưa các kết luận và nhận xét về giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh đem lại

Trang 5

(B) NỘI DUNG

I Khái niệm TTHCM và Cơ sở hình thành

1.1 Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh

“Tư tưởng Hồ Chí Minh” là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc vềnhững vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và pháttriển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và pháttriển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

1.2 Nhân tố khách quan

- Chị gái Nguyễn Thị Thanh và anh trai Nguyễn Sinh Khiêm

=> Giàu lòng yêu nước, tham gia nhiệt tình vào các phong trào Cách mạng; đều hysinh hạnh phúc cá nhân vì lo cho độc lập dân tộc

b Đất nước, dân tộc

 Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỷ XX:

+ 1858: Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, sự xâm lược của thực dân Pháp đãgây ra nhiều hậu quả cho xã hội Việt Nam Triều đình nhà Nguyễn đã từng bước khuấtphục đầu hàng Pháp

+ Sau các hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862), Giáp Tuất (15/3/1874), cùng vớihiệp ước Hác - măng (25/8/1883), và cuối cùng năm 1884 với Hòa ước Patonot, triềuđình nhà Nguyễn đã chính thức công nhận sự bảo hộ của Pháp trên toàn lãnh thổ Việt

Trang 6

Nam Các phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta nổ ra, dângcao, lan rộng trong cả nước và lần lượt bị thất bại do các phong trào chủ yếu tự phát,thiếu đường lối tổ chức và phương hướng hoạt động.

 Đầu thế kỉ XX:

+ Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp đã làm cho xã hội ViệtNam có sự chuyển biến về cơ cấu giai cấp và tầng lớp trong xã hội (xã hội phong kiếnchuyển sang xã hội thực dân nửa phong kiến, xuất hiện nhiều giai cấp tầng lớp xã hộimới: công nhân, tư sản, tiểu tư sản) Công cuộc khai thác thuộc địa là sự bóc lột vềkinh tế, áp bức về chính trị và nô dịch về văn hóa ngày càng gay gắt

+ Dưới sự áp bức, bóc lột nặng nề, nhân dân Việt Nam đã đứng lên đấu tranhgiành chủ quyền Cùng với các phong trào theo khuynh hướng phong kiến (Bãi Sậy,Hương Khê, ) là sự ảnh hưởng của các “tân văn”, “tân thư” và ảnh hưởng của các tràolưu cải cách ở Nhật Bản, Trung Quốc tràn vào Việt Nam làm cho các phong trào yêunước ở nước ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản

=> Tất cả các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đều khôngtránh khỏi sự đàn áp, khủng bố dã man của thực dân Pháp và thiếu đường lối, kinhnghiệm nên dẫn đến thất bại, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng về đường lốicứu nước Bối cảnh đó đặt ra một yêu cầu bức thiết về việc phải tìm ra con đường cứunước

c Thế giới

 Tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX

- Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc và xác lập sựthống trị của chúng trên phạm vi thế giới, trở thành kẻ thù chung của nhân dân các dântộc thuộc địa, khiến cho các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra ngày càngmạnh mẽ

- Ở các nước tư bản là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản Ởcác nước thuộc địa, ngoài mâu thuẫn vốn có là giai cấp nông dân và địa chủ còn xuấthiện mâu thuẫn mới: giữa nhân dân các thuộc địa và chủ nghĩa đế quốc Xã hội phânhóa: xuất hiện giai cấp, tầng lớp xã hội mới là công nhân và tư sản

Trang 7

- Chủ nghĩa Mác ra đời và cách mạng tháng 10 Nga thành công đã mở ra thờiđại mới trong lịch sử loài người Chính cuộc cách mạng vĩ đại này đã làm “thức tỉnhcác dân tộc châu Á” Chủ nghĩa Mác đã cung cấp cho Hồ Chí Minh thế giới quan khoahọc, nhân sinh quan cách mạng và phương pháp luận biện chứng.

- Sự ra đời của Quốc tế cộng sản (03/1919) đã đề cập tới vấn đề thuộc địa, bênhvực các dân tộc thuộc địa, ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, giúp đỡ đàotạo cách mạng, vạch ra con đường giải phóng các dân tộc thuộc địa

=> Hồ Chí Minh sau khi bắt gặp chủ nghĩa Mác và trở thành một Đảng viên trongQuốc tế cộng sản đã tìm thấy vũ khí tư tưởng của giai cấp và con đường đấu tranh chodân tộc mình Trong bối cánh lịch sử chung của dân tộc và thời đại, Hồ Chí Minh và tưtưởng Hồ Chí Minh đã xuất hiện, đáp ứng đòi hỏi bức thiết của dân tộc và thời đại

d Tiền đề tư tưởng - lý luận

 Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam:

Dân tộc Việt Nam trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã tạolập cho mình một nền văn hóa riêng, phong phú và bền vững với những truyền thốngtốt đẹp và cao quý

- Thứ nhất, đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí kiên cường trong đấu tranh dựngnước và giữ nước Chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu chảy xuyên suốt trường kỳ lịch

sử Việt Nam, là chuẩn mực cao nhất trong bảng giá trị văn hóa – tinh thần việt Nam.Mọi học thuyết đạo đức, tôn giáo từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam đều được tiếpnhận khúc xạ qua lăng kính của tư tưởng yêu nước đó Chính chủ nghĩa yêu nước lànền tảng tư tưởng, điểm xuất phát và động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh ra đi tìm đườngcứu nước, và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin con đường cứu nước, cứu dân

- Thứ hai, là tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái.Truyền thống này cũng hình thành cùng với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh vànhu cầu đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và với giặc ngoại xâm Bước sang thế kỷ

21, mặc dù xã hội Việt Nam đã có sự biến đổi sâu sắc về cơ cấu giai cấp – xã hội,nhưng truyền thống này vẫn bền vững Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát huy sức mạnhcủa truyền thống nhân nghĩa, đoàn kết, tương thân tương ái thể hiện tập trung trong

Trang 8

bốn chữ “đồng” (đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh) Trong tư tưởng của Bác,con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định thành công của cách mạng.

- Thứ ba, dân tộc Việt Nam là dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo,ham học hỏi và mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa của nhân loại Trong truyềnthống dân tộc Việt Nam thường trực một niềm tự hào về lịch sử, trân trọng nền vănhóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán và những giá trị tốt đẹp khác của dân tộc Trên cơ

sở giữ vững bản sắc của dân tộc, nhân dân ta đã biết chọn lọc, tiếp thu, cải biến nhữngcái hay, cái tốt, cái đẹp của người thành những giá trị riêng của mình

- Thứ tư, dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống lạc quan, yêu đời, có

ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn thử thách Tinh thần lạc quan đó có cơ sở từniềm tin vào sức mạnh của bản thân mình, tin vào sự tất thắng của chân lý, chínhnghĩa

 Tinh hoa văn hoá nhân loại

Cùng với chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh còn chịu ảnh hưởng của văn hoáphương Đông Người cũng đã tiếp thu và kế thừa có phê phán tư tưởng dân chủ, nhânvăn của văn hoá Phục hưng, thế kỷ Ánh sáng, của cách mạng tư sản phương Tây vàcách mạng Trung Quốc

 Tư tưởng văn hóa phương Đông

+ Nho giáo: Nho giáo có những yếu tố duy tâm, lạc hậu, nhưng nho giáo cũng

có nhiều yếu tố tích cực, nên có ảnh hưởng khá lâu dài trong lịch sử Đó là triết lýhành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời; (lý tưởng về một xã hội bình trị;triết lý nhân sinh: tu thân dưỡng tính góp phần đề cao văn hóa, lễ giáo, đề cao tinh thầnhiếu học.) Nho giáo mang tư tưởng “thế giới đại đồng”, triết lý nhân sinh-đạo đức: tuthân dưỡng tính; đề cao tinh thần hiếu học, việc học, người có học - tư tưởng tiến bộvượt bậc so với quan điểm ngu dân Tuy nhiên Nho giáo vẫn mang nặng tư tưởng đẳngcấp, coi khinh lao động chân tay, coi thường phụ nữ

=> Hồ Chí Minh đã khai thác nho giáo, lựa chọn những yếu tố tích cực, phùhợp để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng Người dẫn lời của Lênin: “Chỉ có nhữngngười cách mạng chân chính mới thu hái được những điều hiểu biết quý báu của cácđời trước để lại”

Trang 9

+ Phật giáo Phật giáo là một trong những tôn giáo du nhập vào Việt Nam khásớm Những mặt tích cực của Phật giáo đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tư duy,hành động, cách ứng xử của con người Việt Nam.

Hồ Chí Minh chú ý kế thừa, phát triển tư tưởng từ bi, vị tha, yêu thương conngười, khuyến khích làm việc thiện, chống lại điều ác; đề cao quyền bình đẳng của conngười và châm lý; khuyên con người sống hòa đồng, gắn bó với đất nước của ĐạoPhật

Phật giáo vào Việt Nam, gặp chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ đã hìnhthành nên Thiền phái trúc lâm Việt Nam, chủ trương không xa đời mà sống gắn bóvới nhân dân, với đất nước, tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dânchống kẻ thù dân tộc Phật giáo Việt Nam đã đi vào đời sống tinh thần dân tộc và nhândân lao động, để lại dấu ấn sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh

+ Hồ Chí Minh cũng nghiên cứu và thấu hiểu tư tưởng của các nhà tư tưởngphương Đông như Lão tử (thuyết vô vi), thuyết pháp trị (Hàn Phi Tử), Mặc tử, Quảntử Khi đã trở thành người Mácxít, Hồ Chí Minh vẫn tìm hiểu thêm về chủ nghĩa Tamdân của Tôn Trung Sơn Hồ Chí Minh đã biết khai thác những yếu tố tích cực của tưtưởng và văn hóa phương Đông để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Người.Người khuyên cán bộ, đảng viên ít lòng tham muốn về vật chất; thực hiện cần kiệmliêm chính, chí công vô tư; hành động theo đạo lý với ý nghĩa là hành động đúng vớiquy luật tự nhiên, xã hội

 Tư tưởng và văn hóa phương Tây:

Khi nói về văn hóa phương Tây thường có ba thái độ về vấn đề này: Thứ nhất là

cự tuyệt hoàn toàn văn hóa phương Tây; Thứ hai là vong bản (quá đề cao nó, đánh mấtbản sắc văn hóa dân tộc); Thứ ba chính là thái độ của Hồ Chí Minh về văn hóa phươngTây - dung hòa (lựa chọn những thứ tốt đẹp, bỏ qua những điều xấu xí)

+ Ngay từ khi còn học ở Trường tiểu học Đông Ba rồi vào Trường Quốc họcHuế, Hồ Chí Minh đã làm quen với văn hóa Pháp Đặc biệt, Người rất ham mê mônlịch sử, và say sưa tìm hiểu cuộc Đại cách mạng Pháp 1789

+ Trong hành trình ra đi tìm đường cứu nước, Người đã từng sang Mỹ, đếnsống ở New York, làm thuê ở Brooklyn và thường đến thăm khu Harlem của người da

Trang 10

đen Người thường suy nghĩ về tự do, độc lập, quyền sống của con người được ghitrong Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ.

+ Đến Pháp, Hồ Chí Minh được tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm của các nhà tưtưởng khai sáng như tinh thần pháp luật của Môngtétxkiơ, khế ước xã hội của Rútxô,tìm hiểu chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, Trung Quốc… Tư tưởng dân chủ củacác nhà khai sáng đã có ảnh hưởng lớn tới tư tưởng của Người

Hồ Chí Minh hình thành phong cách dân chủ của mình từ trong cuộc sống thựctiễn Nhờ sự thông minh, óc quan sát, ham học hỏi và được rèn luyện trong phong tràocông nhân Pháp, trên hành trình cứu nước Hồ Chí Minh đã biết làm giàu trí tuệ củamình bằng vốn trí tuệ của thời đại, của văn hóa Đông, Tây, từ tầm cao của tri thứcnhân loại mà suy nghĩ và lựa chọn, kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát triển (HồChí Minh đã tiếp thu tư tưởng tự do - bình đẳng - bác ái, tư tưởng và phong cách dânchủ, đánh giá về các cuộc cách mạng phương Tây, cách làm việc khoa học và hợp lý,

tư duy duy lý, tư tưởng đề cao con người, lòng yêu thương con người của Thiên Chúagiáo, trân trọng các giá trị văn hóa phương Tây)

 Chủ nghĩa Mác- Lênin

Tác động của mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân với dân tộc và thời đại đãđưa Hồ Chí Minh đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin, từ người yêu nước trở thành ngườicộng sản Nhờ có thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, HồChí Minh đã hấp thụ và chuyển hóa được những nhân tố tích cực và tiến bộ của truyềnthống dân tộc cũng như của tư tưởng – văn hóa nhân loại để tạo nên hệ thống tư tưởngcủa mình Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Mác – Lênin, những phạmtrù cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong những phạm trù cơ bản của lý luậnMác – Lênin

Từ khi rời Tổ quốc (1911) cho đến năm 1917, Hồ Chí Minh đã đến nhiều nướcthuộc địa và nhiều nước tư bản đế quốc Trong khoảng thời gian đó, Hồ Chí Minhđược bổ sung thêm những nhận thức mới về những gì ẩn dấu đằng sau các từ Tự do,Bình đẳng, Bác ái mà vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên Người đã nghe Khoảng cuối năm

1917, khi trở lại Pari, Hồ Chí Minh đã làm quen với nhiều nhà hoạt động chính trị, xã

Trang 11

hội của nước Pháp và nhiều nước trên thế giới Năm 1919, Hồ Chí Minh tham giaĐảng Xã hội Pháp (SFIO), một đảng tiến bộ lúc bấy giờ thuộc Quốc tế II.

+ Tháng 7/1920, Hồ Chí Minh đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương vềvấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin đăng trên báo Nhân đạo, từ đó ngườixác định được con đường đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam là con đườngCách mạng vô sản

+ Tháng 12/1920, tại đại hội lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp tại thành phốTours, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lậpĐảng Cộng Sản Pháp Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đờihoạt động cách mạng của Người, từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến chủ nghĩacộng sản

+ Ngày 30/6/1923, Người đến Liên Xô và bắt đầu một thời kỳ hoạt động, họctập và nghiên cứu về chủ nghĩa Mác – Lênin, về chế độ xã hội chủ nghĩa ngay trên đấtnước Lênin vĩ đại Tại Đại hội lần thứ I Quốc tế Nông dân (10/1923), Người được bầuvào Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân

+ Năm 1924, Người dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được cử làmcán bộ Ban phương Đông của Quốc tế Cộng sản, đồng thời là Ủy viên Đoàn chủ tịchQuốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc được giao theo dõi và chỉ đạo phong trào cáchmạng ở một số nước Châu Á

+ Năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người tham gia thành lập HộiLiên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông, sáng lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạngThanh niên - tiền thân của Đảng Cộng Sản Việt Nam, ra báo Thanh niên để truyền báchủ nghĩa Mác – Lênin về trong nước, đồng thời mở lớp đào tạo cán bộ cho cách mạngViệt Nam

+ Năm 1930, phong trào cách mạng Việt Nam nổ ra mạnh mẽ tuy nhiên đềuthất bại do bị khủng hoảng về đường lối và vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam.Dưới tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập và chủ trì hội nghị hợp nhất

ba tổ chức cộng sản (Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng và ĐôngDương cộng sản liên đoàn) thành một đảng duy nhất - Đảng cộng sản Việt Nam tạiCửu Long, Hương Cảng, Trung Quốc

Trang 12

=> Chủ nghĩa Mác - Lênin đã cung cấp thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cáchmạng, phương pháp luận biện chứng cho Nguyễn Ái Quốc Từ đó tạo ra bước ngoặttrong lòng chàng trai trẻ mong muốn giải phóng dân tộc: từ người yêu nước trở thànhngười cộng sản chân chính, tìm ra con đường cứu nước; chấm dứt thời kỳ bế tắc,khủng hoảng cách mạng Việt Nam Nhờ chủ nghĩa Mác - Lênin, Nguyễn Ái Quốc đãkết hợp chủ nghĩa dân tộc với chủ nghĩa quốc tế, từ cách mạng dân tộc đến cách mạng

vô sản cũng như chuyển hóa và nâng cao những yếu tố tích cực của văn hóa dân tộc,nhân loại

Khi đi tìm đường cứu nước, ở tuổi 20, Hồ Chí Minh đã có một vốn học vấnchắc chắn, một năng lực trí tuệ sắc sảo Nhờ vậy Người quan sát, phân tích, tổngkết một cách độc lập tự chủ và sáng tạo; không rơi vào sao chép, giáo điều, rậpkhuôn; tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin một cách sáng tạo, phù hợp vớihoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Việt Nam

+ Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin là để tìm đường cứu nước, giảiphóng dân tộc, tức là từ nhu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam Chính Người đãviết: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưatôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế III” Nhờ Lênin, người đã tìm thấy “Con đường giảiphóng chúng ta” và từ Lênin, Người đã trở lại nghiên cứu Mác sâu sắc hơn

=> Việc Hồ Chí Minh tiếp thu bản Luận cương của Lênin tháng 7-1920 và trở thànhngười cộng sản vào cuối năm đó đã tạo nên bước ngoặt căn bản trong tư tưởng củaNgười Thế giới quan và phương pháp luận Mác - Lênin đã giúp Hồ Chí Minh nhìnnhận, đánh giá phân tích tổng kết các học thuyết, tư tưởng, đường lối các cuộc cáchmạng một cách khoa học; cùng với kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của mình để đề racon đường cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn

=> Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc lý luận cơ sở chủ yếu nhất của sự hình thànhphát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 13

1.3 Nhân tố chủ quan

1.3.1 Phẩm chất của Hồ Chí Minh

- Hồ Chí Minh có lý tưởng cao cả và hoài bão lớn cứu dân, cứu nước thoát khỏicảnh lầm than, cơ cực để đuổi kịp các nước tiên tiến trên thế giới Người có ý chí, nghịlực to lớn, một mình dám đi ra nước ngoài khảo sát thực tế các nước đế quốc giàu cócũng như các dân tộc thuộc địa nghèo nàn, lạc hậu, mà chỉ với hai bàn tay trắng.Người đã làm nhiều nghề nghiệp khác nhau để kiếm sống, biết rất nhiều ngoại ngữ, tựhọc hỏi và hoạt động cách mạng Kết hợp học ở nhà trường, học trong sách vở, họctrong thực tế hoạt động cách mạng, học ở nhân dân khắp những nơi Người đã đến, và

đã có vốn học thức văn hoá sâu rộng Đông Tây kim cổ để vận dụng vào hoạt độngcách mạng

- Đặc biệt là Hồ Chí Minh là người có bản lĩnh tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo,giàu tính phê phán, đổi mới và cách mạng, đã vận dụng đúng quy luật chung của xãhội loài người, của cách mạng thế giới vào hoàn cảnh riêng, cụ thể của Việt Nam, đềxuất tư tưởng, đường lối cách mạng mới đáp ứng đúng đòi hỏi thực tiễn; có năng lực

tổ chức biến tư tưởng, đường lối thành hiện thực

- Hồ Chí Minh là người có tầm nhìn chiến lược, bao quát thời đại, đã đưa cáchmạng Việt Nam vào dòng chảy chung của cách mạng thế giới Hồ Chí Minh là người

có năng lực tổng kết thực tiễn, năng lực tiên tri, dự báo tương lai chính xác và kỳ diệu

để dẫn dắt toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đi tới bến bờ thắng lợi vinh quang

- Hồ Chí Minh là người suốt đời tận trung với nước, tận hiếu với dân, Lệ ngườisuốt đời đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam và của cáchmạng thế giới Những phẩm chất cá nhân đó là một nhân tố quyết định những thànhcông sáng tạo của Hồ Chí Minh trong hoạt động lý luận và thực tiễn không vì cho sựnghiệp riêng mình mà vì cả dân tộc Việt Nam và nhân loại

1.3.2 Tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn phát triển lý luận

- Hồ Chí Minh là người có vốn sống và thực tiễn cách mạng phong phủ, phithường Trước khi trở thành Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh đã sống, học tập, hoạt độngcông tác ở khoảng 30 nước trên thế giới Người hiểu sâu sắc chủ nghĩa đế quốc, chủnghĩa thực dân và chế độ thực dân không chỉ qua tìm hiểu trên các loại tài liệu, sách,

Trang 14

báo, radio mà còn hiểu biết sâu sắc về chúng qua cuộc sống và hoạt động thực tiễn tạicác cường quốc đế quốc Người đặc biệt xác định rõ bản chất, thủ đoạn của chủ nghĩa

đế quốc, thực dân; thấu hiểu tình cảnh người dân ở nhiều nước thuộc hệ thống thuộcđịa của chủ nghĩa đế quốc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh

- Người thấu hiểu về phong trào giải phóng dân tộc, về xây dựng chủ nghĩa xãhội, về xây dựng đảng cộng sản, v,v, không chỉ qua nghiên cứu lý luận mà còn quaviệc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, qua hoạt động trong Đảng Cộng sảnTrung Quốc, qua tham gia phong trào cộng sản quốc tế ở nhiều nước, qua nghiên cứuđời sống xã hội ở Liên Xô – nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, v.v

- Hồ Chí Minh là nhà tổ chức vĩ đại của cách mạng Việt Nam Người đã hiệnthực hóa tư tưởng, lý luận cách mạng thành hiện thực sinh động, đồng thời tổng kếtthực tiễn cách mạng, bổ sung, phát triển lý luận, tư tưởng cách mạng Cùng với việctìm thấy mục tiêu, phương hướng cách mạng Việt Nam ở chủ nghĩa Mác - Lênin,Người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp; chuẩn bị về nhiều mặt cho sự ra đờicủa Đảng Cộng sản Việt Nam - tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam theo chủ nghĩaMác - Lênin Người sáng lập Mặt trận dân tộc thống nhất; sáng lập Quân đội nhân dânViệt Nam; khai sinh Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam Những phẩm chất cả nhân cùngnhững hoạt động thực tiễn phong phú trên nhiều lĩnh vực khác nhau ở trong nước vàtrên thế giới là nhân tố chủ quan hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh

II Ý NGHĨA VÀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO TÌNH HÌNH HIỆN NAY

2.1 Ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

- Từ khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh, thấy được nội dung cốt lõi về nội dung, vị trí,vai trò, sức sống trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh:

+ Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm lý luận, phản ánh nhữngvấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam

+ Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin trongđiều kiện mới, kết hợp với các giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại

Trang 15

Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng

và cách mạng Việt Nam

+ Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi soi đường cho thắng lợi của cách mạng ViệtNam; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc trong thựchiện nhiệm vụ đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc, và ngày nay là xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

- Tư tưởng Hồ Chí Minh cần được nghiên cứu, quán triệt trong hoạch định đường lối,chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ở tất cả mỗi giai đoạn phát triển củacách mạng

2.2 Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, hết sức tránh giáođiều, rập khuôn, máy móc, làm mất đi tính sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh

- Trong sự vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh phải tuân theo thế giớiquan, phương pháp luận khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; tuyệt đốitrung thành với những nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định: "Tư tưởng Hồ Chí Minh là linh hồn,ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong suốt hơn nửa thế kỷ qua Cùng vớichủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam chohành động của Đảng ta, nhân dân ta Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi soi sáng conđường cách mạng Việt Nam, con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của toàn dân tộc tadưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam"

- Là nền tảng tư tưởng của Đảng và cách mạng Việt Nam, tư tưởng Hồ ChíMinh cần được nghiên cứu, quán triệt trong hoạch định đường lối, chủ trương, chínhsách của Đảng và Nhà nước ở các giai đoạn phát triển của cách mạng Học tập và làmtheo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là yêu cầu, nhiệm vụ của tất cả cáccấp, các ngành trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước hiện nay

- Cũng như chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ra đời từ yêu cầu củathực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân

Trang 16

tộc bị áp bức Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn luôn vận động và phát triển,phải vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, hết sức tránh giáo điều,rập khuôn, máy móc, làm mất đi tính sáng tạo của tư tưởng của Người.

- Trong sự vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, phải tuân theo thế giớiquan, phương pháp luận khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; tuyệt đốitrung thành với những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh; đề phòng những tư tưởng cơ hội, xét lại, thực chất là phản bội lại chủ nghĩa Mác

- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

III TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN ĐÓNG VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH TRONG VIỆC HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩaMác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc

lý luận trực tiếp, quyết định bản chất của khoa học và cách mạng của tư tưởng Hồ ChíMinh Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo, bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin ởnhiều vấn đề lý luận quan trọng, nhất là lý luận về giai cấp - dân tộc và lý luận về chủnghĩa xã hội

3.1 Hoàn cảnh đất nước và quá trình đến với chủ nghĩa Mác Lênin của Hồ Chí Minh theo từng giai đoạn

a Giai đoạn trước tháng 7/1920

Sau Điều ước Pa-tơ-nốt (1884), thực dân Pháp đã hoàn thành về cơ bản quá trình bìnhđịnh và chính thức xác lập ách thống trị trên đất nước Việt Nam Nước ta trở thành

“một xứ thuộc địa, dân ta là vong quốc nô, Tổ quốc bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thùhung ác” Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược vàchế độ thuộc địa ngày một gay gắt, trở thành mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủ yếu Bêncạnh đó, mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ càng gay gắt Đây là trở lực lớn, kìmhãm sự phát triển của xã hội Việt Nam Chỉ có giải quyết thành công những mâu thuẫn

Trang 17

trên đây - đồng nghĩa tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, thì xã hội Việt Nam mớitiếp tục phát triển.

Các nhà yêu nước đương thời đã dự lập nhiều con đường, cách thức hành động khácnhau để cứu nước và giải phóng dân tộc Khi cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt NamQuốc dân Đảng tiến hành thất bại, đã đánh dấu sự kết thúc cho những nỗ lực kiểu cũcủa phong trào yêu nước Việt Nam Từ đó đòi hỏi phải có sự tìm tòi mới và một trongnhững hướng tìm đường cứu nước mới chính là vận động thanh niên xuất dương ra cácnước Đương thời, Nhật Bản dưới triều đại Minh Trị thiên hoàng, cùng với tiếng vangcủa cách mạng Tân Hợi (Trung Hoa dân quốc) có sức hút lớn đối với các chí sĩ ViệtNam yêu nước Nhà cách mạng Phan Bội Châu chủ trương dựa vào viện trợ từ bênngoài để mong thực hiện cuộc cải cách ở trong nước và đã chủ xướng phong tràoĐông Du Nhà chí sĩ Phan Chu Trinh thì chủ trương dựa vào Pháp, tiến hành đấu tranhnghị trường theo phương châm “Pháp - Việt đề huề” để cải thiện dân sinh, tiến tới đòilại quyền tự chủ cho dân tộc… Tất cả các cuộc khảo nghiệm tìm con đường cứu nước,giải phóng dân tộc của các nhà yêu nước tiền bối đều không thành công Cách mạngViệt Nam bước vào giai đoạn khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước Yêu cầukhách quan, cấp bách của cách mạng Việt Nam là phải tìm được con đường giải phóngdân tộc đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại để mở đường cho dân tộcViệt Nam phát triển đi lên

Mặc dù rất khâm phục lòng yêu nước và đánh giá cao những cống hiến của các bậccách mạng tiền bối cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, nhưng bằng dự cảm chính trịthiên tài, Nguyễn Tất Thành đã nhận thấy những hạn chế và bế tắc về mục tiêu và

phương pháp cách mạng của các nhà yêu nước đương thời nên khó đi đến thành công.

Người quyết định đi tìm con đường cứu nước mới Nhưng đi đâu, làm gì để cứu nước,

Trang 18

cứu dân thoát khỏi ách nô lệ, lầm than của chủ nghĩa thực dân, đế quốc? Khác hẳn vớicác nhà yêu nước tiền bối, Người đã chọn hướng con đường cứu nước của mình sangphương Tây với bến đỗ đầu tiên trong hành trình là nước Pháp Đây không phải làhành động ngẫu nhiên, tự phát của Người, mà là sự lựa chọn, trăn trở; một quyết tâmlớn, nhằm đáp ứng đòi hỏi khách quan của cách mạng Việt Nam.

Ngày 5 tháng 6 năm 1911, trên con tàu Amiran Latusơ Tơrêvin (Amiral LatoucheTréville) của hãng Năm sao, từ bến cảng Nhà Rồng (thành phố Sài Gòn), người thanhniên yêu nước Nguyễn Tất Thành (bí danh Văn Ba) rời Tổ quốc bắt đầu cuộc hànhtrình lịch sử đi tìm đường cứu nước

Vì sao trong hành trình đầu tiên đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành lại chọnhướng sang phương Tây mà không chọn sang Nhật Bản hay Trung Hoa dân quốc nhưmột chí sĩ yêu nước đương thời? Chính từ những nhận thức về bối cảnh đất nước, vềvăn minh phương Tây, văn hóa Pháp khi Người còn ở độ tuổi niên thiếu và thời gianhọc ở Trường Quốc học Huế, đã thôi thúc Người muốn tìm hiểu về nước Pháp để xemđằng sau những từ “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” là cái gì Người cho rằng: “Muốnđánh hổ thì phải vào hang hổ!” Mặt khác, chính chủ nghĩa thực dân Pháp đang thốngtrị Việt Nam, cho nên Người quyết chí đến Pháp để trực tiếp xem xét, nghiên cứu.Năm 1923, Người kể lại cho một nhà báo Nga Xô-viết: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lầnđầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái Và từ thuở ấy, tôi rấtmuốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn náu sau những chữấy” Lần khác, Người trả lời một nhà văn Mỹ: “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụthân sinh ra tôi, lúc này thường hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thốngtrị của Pháp Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ Tôi thấy phải đi ra nướcngoài xem cho rõ Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”

Trang 19

Như vậy, việc chọn hướng đi đúng trong hành trình tìm đường cứu nước là sự đột phámới trong tư duy chính trị, thể hiện bản lĩnh độc lập, sáng tạo của Chủ tịch Hồ ChíMinh, mở ra cơ hội lớn cho dân tộc Việt Nam với việc tích hợp tinh hoa văn hóa nhânloại, mở đường cho dân tộc phát triển đi lên.

Mục đích sang phương Tây của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng thể hiện tầm nhìn vượttrội so với các nhà yêu nước đương thời Trong khoảng 10 năm (1911 - 1920), Người

đã đi qua hàng chục quốc gia, từ các nước tư bản phát triển đến các nước thuộc địa ởchâu Phi, châu Mỹ La-tinh Người vừa phải tìm việc làm để kiếm sống, vừa tự học tập,tìm hiểu tình hình chính trị - xã hội của nước sở tại và các nước tư bản chủ nghĩa khác

và tham gia hoạt động yêu nước ở nước ngoài Đến đâu Người cũng quan sát kỹ lưỡng,

so sánh, nhận xét, đi sâu tìm hiểu cuộc sống của các tầng lớp nhân dân, nhất là nhândân lao động, để tìm hiểu sâu về nền văn hóa của các nước tư bản phát triển thời đó vàthực chất của nền văn minh dựa trên chế độ người bóc lột người, chứ không phải đicầu ngoại viện theo con đường “ỷ Pháp cầu tiến” của nhà chí sĩ yêu nước Phan ChuTrinh Người hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân, đế quốc và rút ra những nhậnxét rất sâu sắc: Ở đâu, chủ nghĩa tư bản cũng tàn ác vô nhân đạo, ở đâu, giai cấp côngnhân và nhân dân lao động cũng bị bóc lột dã man Vì thế, chủ nghĩa đế quốc ở đâucũng là thù, giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở đâu cũng là bạn Người viết:

“Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột vàgiống người bị bóc lột Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái

vô sản” Từ kết luận này đã đặt cơ sở cho phát triển quan điểm đúng đắn của Người vềbạn, thù và sớm hình thành tư tưởng kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế

vô sản, về sự đoàn kết cách mạng ở chính quốc với cách mạng thuộc địa

Ngày đăng: 17/05/2021, 11:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w