1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích cơ sở khách quan hình thành tư tưởng hồ chí minh và chỉ ra tiền đề lý luận giữ vai trò quyết định trong việc hình thành, phát triển tư tưởng hồ chí minh

22 200 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 499,28 KB

Nội dung

Phân tích cơ sở khách quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và chỉ ra tiền đề lý luận giữ vai trò quyết định trong việc hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA MARKETING

ĐỀ TÀI:

Phân tích cơ sở khách quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và chỉ ra tiền đề lý luận giữ vai trò quyết định trong việc hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

Hà Nội, 4/202

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

(A) GIỚI THIỆU CHUNG 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 3

(B) NỘI DUNG 4

I Khái niệm TTHCM và Cơ sở hình thành 4

1.1 Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh 4

1.2 Nhân tố khách quan 4

1.2.1 Bối cảnh lịch sử 4

1.3 Nhân tố chủ quan 12

1.3.1 Phẩm chất của Hồ Chí Minh 12

1.3.2 Tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn phát triển lý luận 12

II Ý NGHĨA VÀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO TÌNH HÌNH HIỆN NAY 13

2.1 Ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay 13

2.2 Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh 14

III TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN ĐÓNG VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH TRONG VIỆC HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 15

3.1 Chủ nghĩa Mác Lênin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh 15

3.2 Hồ Chí Minh tiếp thu được những gì trong chủ nghĩa Mác Lênin? 17

IV NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ 18

4.1 Nhận xét 18

4.2 Đánh giá 19

(C) KẾT LUẬN 20

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xã hội hiện đại ngày nay, luôn luôn có sự thay đổi và biến động, nhưng có một giá trị cao cả vẫn còn sống mãi đó là tư tưởng Hồ Chí Minh Để nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng vô cùng to lớn của di sản tư tưởng Hồ Chí Minh là cả quá trình lâu dài, ngày càng đi đến hoàn thiện và đầy đủ hơn

Đặc biệt với bối cảnh thế giới ngày nay, tư tưởng Hồ Chí Minh giúp Đảng

ta, nhân dân ta nhận thức về những vấn đề lớn có liên quan đến việc bảo vệ nền độc lập dân tộc , phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo tự do và hạnh phúc của con người, tiến tới

xã hội xã hội chủ nghĩa

Việc học tập, nghiên cứu và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã góp phần tác động tích cực đến nhận thức của sinh viên trong học tập và cuộc sống hằng ngày Những giá trị này không bao giờ lỗi thời mà nó gắn liền với thời đại, trường tồn bất diệt với sự phát triển vững mạnh của dân tộc Việt Nam

(A) GIỚI THIỆU CHUNG

1 Lý do chọn đề tài

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, được Người kế thừa và phát triển, kết hợp với những tinh hoa văn hoá, đạo đức của nhân loại, cả phương Đông và phương Tây, mà Người đã tiếp thu được trong quá trình hoạt động cách mạng đầy gian lao, thử thách và vô cùng phong phú của mình Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng mà tư tưởng Hồ Chí Minh mang lại đối với cách mạng, đời sống và dân tộc Việt Nam, cùng với mong muốn giúp các bạn sinh viên nhận thức rõ được về quá trình hình thành và phát triển giá trị tư tưởng của Người, nhóm quyết định nghiên cứu đề tài:

“Phân tích cơ sở khách quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và chỉ ra tiền đề lý luận giữ vai trò quyết định trong việc hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.”

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

• Đối tượng NC: Tư tưởng Hồ Chính Minh

Trang 4

• Phạm vi NC: Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và tiền đề lý luận giữ vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

3 Mục tiêu nghiên cứu

• Mục tiêu chung: Phân tích cơ sở khách quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

và chỉ ra tiền đề lý luận giữ vai trò quyết định trong việc hình thành, phát triển

tư tưởng Hồ Chí Minh

• Mục tiêu cụ thể:

o Nêu được ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh

o Chỉ ra được nhân tố chủ quan và khách quan trong việc hình thành tư tưởng

Trang 5

(B) NỘI DUNG

I Khái niệm TTHCM và Cơ sở hình thành

1.1 Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh

“Tư tưởng Hồ Chí Minh” là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

- Chị gái Nguyễn Thị Thanh và anh trai Nguyễn Sinh Khiêm

=> Giàu lòng yêu nước, tham gia nhiệt tình vào các phong trào Cách mạng; đều hy sinh hạnh phúc cá nhân vì lo cho độc lập dân tộc

b Đất nước, dân tộc

• Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỷ XX:

+ 1858: Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, sự xâm lược của thực dân Pháp đã gây ra nhiều hậu quả cho xã hội Việt Nam Triều đình nhà Nguyễn đã từng bước khuất phục đầu hàng Pháp

+ Sau các hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862), Giáp Tuất (15/3/1874), cùng với hiệp ước Hác - măng (25/8/1883), và cuối cùng năm 1884 với Hòa ước Patonot, triều đình

Trang 6

nhà Nguyễn đã chính thức công nhận sự bảo hộ của Pháp trên toàn lãnh thổ Việt Nam Các phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta nổ ra, dâng cao, lan rộng trong cả nước và lần lượt bị thất bại do các phong trào chủ yếu tự phát, thiếu đường lối tổ chức và phương hướng hoạt động

• Đầu thế kỉ XX:

+ Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam

có sự chuyển biến về cơ cấu giai cấp và tầng lớp trong xã hội (xã hội phong kiến chuyển sang xã hội thực dân nửa phong kiến, xuất hiện nhiều giai cấp tầng lớp xã hội mới: công nhân, tư sản, tiểu tư sản) Công cuộc khai thác thuộc địa là sự bóc lột về kinh tế, áp bức

về chính trị và nô dịch về văn hóa ngày càng gay gắt

+ Dưới sự áp bức, bóc lột nặng nề, nhân dân Việt Nam đã đứng lên đấu tranh giành chủ quyền Cùng với các phong trào theo khuynh hướng phong kiến (Bãi Sậy, Hương Khê, ) là sự ảnh hưởng của các “tân văn”, “tân thư” và ảnh hưởng của các trào lưu cải cách ở Nhật Bản, Trung Quốc tràn vào Việt Nam làm cho các phong trào yêu nước ở nước ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản

=> Tất cả các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đều không tránh khỏi sự đàn áp, khủng bố dã man của thực dân Pháp và thiếu đường lối, kinh nghiệm nên dẫn đến thất bại, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước Bối cảnh đó đặt ra một yêu cầu bức thiết về việc phải tìm ra con đường cứu nước

c Thế giới

• Tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX

- Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc và xác lập sự thống trị của chúng trên phạm vi thế giới, trở thành kẻ thù chung của nhân dân các dân tộc thuộc địa, khiến cho các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra ngày càng mạnh

mẽ

- Ở các nước tư bản là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản Ở các nước thuộc địa, ngoài mâu thuẫn vốn có là giai cấp nông dân và địa chủ còn xuất

Trang 7

hiện mâu thuẫn mới: giữa nhân dân các thuộc địa và chủ nghĩa đế quốc Xã hội phân hóa: xuất hiện giai cấp, tầng lớp xã hội mới là công nhân và tư sản

- Chủ nghĩa Mác ra đời và cách mạng tháng 10 Nga thành công đã mở ra thời đại mới trong lịch sử loài người Chính cuộc cách mạng vĩ đại này đã làm “thức tỉnh các dân tộc châu Á” Chủ nghĩa Mác đã cung cấp cho Hồ Chí Minh thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng và phương pháp luận biện chứng

- Sự ra đời của Quốc tế cộng sản (03/1919) đã đề cập tới vấn đề thuộc địa, bênh vực các dân tộc thuộc địa, ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, giúp đỡ đào tạo cách mạng, vạch ra con đường giải phóng các dân tộc thuộc địa

=> Hồ Chí Minh sau khi bắt gặp chủ nghĩa Mác và trở thành một Đảng viên trong Quốc

tế cộng sản đã tìm thấy vũ khí tư tưởng của giai cấp và con đường đấu tranh cho dân tộc mình Trong bối cánh lịch sử chung của dân tộc và thời đại, Hồ Chí Minh và tư tưởng

Hồ Chí Minh đã xuất hiện, đáp ứng đòi hỏi bức thiết của dân tộc và thời đại

d Tiền đề tư tưởng - lý luận

• Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam:

Dân tộc Việt Nam trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã tạo lập cho mình một nền văn hóa riêng, phong phú và bền vững với những truyền thống tốt đẹp và cao quý

- Thứ nhất, đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí kiên cường trong đấu tranh dựng nước và giữ nước Chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu chảy xuyên suốt trường kỳ lịch

sử Việt Nam, là chuẩn mực cao nhất trong bảng giá trị văn hóa – tinh thần việt Nam Mọi học thuyết đạo đức, tôn giáo từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam đều được tiếp nhận khúc xạ qua lăng kính của tư tưởng yêu nước đó Chính chủ nghĩa yêu nước là nền tảng tư tưởng, điểm xuất phát và động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin con đường cứu nước, cứu dân

- Thứ hai, là tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái Truyền thống này cũng hình thành cùng với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và với giặc ngoại xâm Bước sang thế kỷ 21,

Trang 8

mặc dù xã hội Việt Nam đã có sự biến đổi sâu sắc về cơ cấu giai cấp – xã hội, nhưng truyền thống này vẫn bền vững Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát huy sức mạnh của truyền thống nhân nghĩa, đoàn kết, tương thân tương ái thể hiện tập trung trong bốn chữ “đồng” (đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh) Trong tư tưởng của Bác, con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định thành công của cách mạng

- Thứ ba, dân tộc Việt Nam là dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi và mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa của nhân loại Trong truyền thống dân tộc Việt Nam thường trực một niềm tự hào về lịch sử, trân trọng nền văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán và những giá trị tốt đẹp khác của dân tộc Trên cơ sở giữ vững bản sắc của dân tộc, nhân dân ta đã biết chọn lọc, tiếp thu, cải biến những cái hay, cái tốt, cái đẹp của người thành những giá trị riêng của mình

- Thứ tư, dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống lạc quan, yêu đời, có

ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn thử thách Tinh thần lạc quan đó có cơ sở từ niềm tin vào sức mạnh của bản thân mình, tin vào sự tất thắng của chân lý, chính nghĩa

• Tinh hoa văn hoá nhân loại

Cùng với chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh còn chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Đông Người cũng đã tiếp thu và kế thừa có phê phán tư tưởng dân chủ, nhân văn của văn hoá Phục hưng, thế kỷ Ánh sáng, của cách mạng tư sản phương Tây và cách mạng Trung Quốc

• Tư tưởng văn hóa phương Đông

+ Nho giáo: Nho giáo có những yếu tố duy tâm, lạc hậu, nhưng nho giáo cũng có nhiều yếu tố tích cực, nên có ảnh hưởng khá lâu dài trong lịch sử Đó là triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời; (lý tưởng về một xã hội bình trị; triết lý nhân sinh: tu thân dưỡng tính góp phần đề cao văn hóa, lễ giáo, đề cao tinh thần hiếu học.) Nho giáo mang tư tưởng “thế giới đại đồng”, triết lý nhân sinh-đạo đức: tu thân dưỡng tính; đề cao tinh thần hiếu học, việc học, người có học - tư tưởng tiến bộ vượt bậc so với quan điểm ngu dân Tuy nhiên Nho giáo vẫn mang nặng tư tưởng đẳng cấp, coi khinh lao động chân tay, coi thường phụ nữ

Trang 9

=> Hồ Chí Minh đã khai thác nho giáo, lựa chọn những yếu tố tích cực, phù hợp

để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng Người dẫn lời của Lênin: “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước

để lại”

+ Phật giáo Phật giáo là một trong những tôn giáo du nhập vào Việt Nam khá sớm Những mặt tích cực của Phật giáo đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tư duy, hành động, cách ứng xử của con người Việt Nam

Hồ Chí Minh chú ý kế thừa, phát triển tư tưởng từ bi, vị tha, yêu thương con người, khuyến khích làm việc thiện, chống lại điều ác; đề cao quyền bình đẳng của con người và châm lý; khuyên con người sống hòa đồng, gắn bó với đất nước của Đạo Phật

Phật giáo vào Việt Nam, gặp chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ đã hình thành nên Thiền phái trúc lâm Việt Nam, chủ trương không xa đời mà sống gắn bó với nhân dân, với đất nước, tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân chống

kẻ thù dân tộc Phật giáo Việt Nam đã đi vào đời sống tinh thần dân tộc và nhân dân lao động, để lại dấu ấn sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh

+ Hồ Chí Minh cũng nghiên cứu và thấu hiểu tư tưởng của các nhà tư tưởng phương Đông như Lão tử (thuyết vô vi), thuyết pháp trị (Hàn Phi Tử), Mặc tử, Quản tử Khi đã trở thành người Mácxít, Hồ Chí Minh vẫn tìm hiểu thêm về chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn Hồ Chí Minh đã biết khai thác những yếu tố tích cực của tư tưởng và văn hóa phương Đông để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Người Người khuyên cán bộ, đảng viên ít lòng tham muốn về vật chất; thực hiện cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; hành động theo đạo lý với ý nghĩa là hành động đúng với quy luật tự nhiên, xã hội

• Tư tưởng và văn hóa phương Tây:

Khi nói về văn hóa phương Tây thường có ba thái độ về vấn đề này: Thứ nhất là

cự tuyệt hoàn toàn văn hóa phương Tây; Thứ hai là vong bản (quá đề cao nó, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc); Thứ ba chính là thái độ của Hồ Chí Minh về văn hóa phương Tây - dung hòa (lựa chọn những thứ tốt đẹp, bỏ qua những điều xấu xí)

Trang 10

+ Ngay từ khi còn học ở Trường tiểu học Đông Ba rồi vào Trường Quốc học Huế, Hồ Chí Minh đã làm quen với văn hóa Pháp Đặc biệt, Người rất ham mê môn lịch

sử, và say sưa tìm hiểu cuộc Đại cách mạng Pháp 1789

+ Trong hành trình ra đi tìm đường cứu nước, Người đã từng sang Mỹ, đến sống

ở New York, làm thuê ở Brooklyn và thường đến thăm khu Harlem của người da đen Người thường suy nghĩ về tự do, độc lập, quyền sống của con người được ghi trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ

+ Đến Pháp, Hồ Chí Minh được tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm của các nhà tư tưởng khai sáng như tinh thần pháp luật của Môngtétxkiơ, khế ước xã hội của Rútxô, tìm hiểu chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, Trung Quốc… Tư tưởng dân chủ của các nhà khai sáng đã có ảnh hưởng lớn tới tư tưởng của Người

Hồ Chí Minh hình thành phong cách dân chủ của mình từ trong cuộc sống thực tiễn Nhờ sự thông minh, óc quan sát, ham học hỏi và được rèn luyện trong phong trào công nhân Pháp, trên hành trình cứu nước Hồ Chí Minh đã biết làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, của văn hóa Đông, Tây, từ tầm cao của tri thức nhân loại

mà suy nghĩ và lựa chọn, kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát triển (Hồ Chí Minh đã tiếp thu tư tưởng tự do - bình đẳng - bác ái, tư tưởng và phong cách dân chủ, đánh giá

về các cuộc cách mạng phương Tây, cách làm việc khoa học và hợp lý, tư duy duy lý,

tư tưởng đề cao con người, lòng yêu thương con người của Thiên Chúa giáo, trân trọng các giá trị văn hóa phương Tây)

• Chủ nghĩa Mác- Lênin

Tác động của mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân với dân tộc và thời đại đã đưa Hồ Chí Minh đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin, từ người yêu nước trở thành người cộng sản Nhờ có thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã hấp thụ và chuyển hóa được những nhân tố tích cực và tiến bộ của truyền thống dân tộc cũng như của tư tưởng – văn hóa nhân loại để tạo nên hệ thống tư tưởng của mình Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Mác – Lênin, những phạm trù cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong những phạm trù cơ bản của lý luận Mác – Lênin

Trang 11

Từ khi rời Tổ quốc (1911) cho đến năm 1917, Hồ Chí Minh đã đến nhiều nước thuộc địa và nhiều nước tư bản đế quốc Trong khoảng thời gian đó, Hồ Chí Minh được

bổ sung thêm những nhận thức mới về những gì ẩn dấu đằng sau các từ Tự do, Bình đẳng, Bác ái mà vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên Người đã nghe Khoảng cuối năm 1917, khi trở lại Pari, Hồ Chí Minh đã làm quen với nhiều nhà hoạt động chính trị, xã hội của nước Pháp và nhiều nước trên thế giới Năm 1919, Hồ Chí Minh tham gia Đảng Xã hội Pháp (SFIO), một đảng tiến bộ lúc bấy giờ thuộc Quốc tế II

+ Tháng 7/1920, Hồ Chí Minh đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin đăng trên báo Nhân đạo, từ đó người xác định được con đường đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam là con đường Cách mạng vô sản

+ Tháng 12/1920, tại đại hội lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp tại thành phố Tours, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng Sản Pháp Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến chủ nghĩa cộng sản

+ Ngày 30/6/1923, Người đến Liên Xô và bắt đầu một thời kỳ hoạt động, học tập

và nghiên cứu về chủ nghĩa Mác – Lênin, về chế độ xã hội chủ nghĩa ngay trên đất nước Lênin vĩ đại Tại Đại hội lần thứ I Quốc tế Nông dân (10/1923), Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân

+ Năm 1924, Người dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được cử làm cán bộ Ban phương Đông của Quốc tế Cộng sản, đồng thời là Ủy viên Đoàn chủ tịch Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc được giao theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng ở một số nước Châu Á

+ Năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông, sáng lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - tiền thân của Đảng Cộng Sản Việt Nam, ra báo Thanh niên để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về trong nước, đồng thời mở lớp đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam

+ Năm 1930, phong trào cách mạng Việt Nam nổ ra mạnh mẽ tuy nhiên đều thất bại do bị khủng hoảng về đường lối và vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam Dưới tình

Ngày đăng: 07/10/2021, 13:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w