1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU PHÂN TÍCH cơ sở lý LUẬN HÌNH THÀNH tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH CHỈ RA TIỀN đề lý LUẬN GIỮ VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH TRONG VIỆC HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH

22 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 418,12 KB

Nội dung

Đó chính là nhờ công lao to lớncủa chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta, Người đã vạch ra con đường cứu nước đúng đắn, Người không chỉ khai thông bể tắc trong

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH

-

-HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN : : PHÂN TÍCH CƠ SỞ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHỈ RA TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN GIỮ VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH TRONG VIỆC HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 7

Tốt Tinh hoa văn

hóa Phương Tây

của dân tộc ViệtNam

hóa Phương Đông

7 Hoàng Đức Tâm

(nhóm trưởng) Tốt Tổng hợp word

8 Nguyễn Phương Thảo Tốt Tiền đề lý luận

giữ vai trò quyếtđịnh

Trang 3

PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU 5

PHẦN 2: NỘI DUNG 6

I Cơ sở lý luận 6

1 Giá trị cốt lõi của dân tộc Việt Nam 6

1.1 Tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh kiên cường,bất khuất để dựng nước và giữ nước: 6

1.2 Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống lạc quan, yêu đời 7

1.3 Dân tộc Việt Nam là dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi và mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa của nhân loại 8

1.4 Tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết,tương thân,tương ái 8

2 Tinh hoa của nhân loại 9

2.1 Tinh hoa văn hóa Phương Đông: 9

2.1.1 Nho giáo 9

2.1.2 Phật giáo 11

2.1.3 Lão giáo 13

2.2 Tinh hoa văn hóa phương Tây 13

3 Chủ nghĩa Mác-Lênin 14

II Tiền đề lý luận giữ vai trò quyết định trong việc hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh 16

1 Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận trong nhận thức và hành động cách mạng của Hồ Chí Minh 17

2 Tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã trờ thành ngươi cộng sản với tầm vóc trí tuệ lớn 17

3 Chủ tịch Hồ Chí Minh không những đã vận dụng sáng tạo, mà còn bổ sung, phát triển và làm phong phú chủ nghĩa Mác – Lênin trong thời đại mới 18

PHẦN 3: KẾT LUẬN 20

3

Trang 4

PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU

Đất nước ta, con người Việt Nam đang được sống dưới mái nhà bình yên, đượcđộc lập tự do, từ đâu mà chúng ta có được điều đó? Đó chính là nhờ công lao to lớncủa chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta, Người đã vạch

ra con đường cứu nước đúng đắn, Người không chỉ khai thông bể tắc trong đườnglối giải phóng dân tộc mà còn giải quyết đúng đắn , sáng tạo và lãnh đạo thực hiệnthắng lợi các vấn đề trong yếu nhất của cách mạng nước ta, chính đường lối cáchmạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Người đã tạo nên sức mạnhtổng hợp và phát huy tác dụng, đưa tới những thắng lợi rực rỡ của cách mạng nước

ta Cuộc đời hoạt động cách mạng của Người đã để lại cho chúng ta và các thể hệmai sau một di sản tinh thần vô giá, đó chính là tư tưởng Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh đến nay vẫn luôn là ánh sáng soi sáng con đường pháttriển của dân tộc Việt Nam, là kim chi nam cho mọi hành động của Đảng và nhândân ta Để thấy rõ hơn, hiểu sâu sắc hơn, thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh thì tanên có sự hiểu biết rõ về các cơ sở lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Từ đónắm được tiền đề lý luận quyết định trong việc hình thành, phát triển tư tưởng HồChí Minh

4

Trang 5

PHẦN 2: NỘI DUNG

I Cơ sở lý luận

1 Giá trị cốt lõi của dân tộc Việt Nam

Là quốc gia nằm ở phía Đông, thuộc bán đảo Đông Dương, khu vực Đông Nam

Á, châu Á; có diện tích 331.698 km2, bao gồm khoảng 327.480 km2 đất liền và 4.500 km2 biển nội thủy Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới và một phần xích đạo nên có những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, nhất là sản xuất nông nghiệp; là nơi giao thoa của nhiều nền văn minh trên thế giới, điển hình là văn minh Trung Quốc và Ấn Độ với cốt lõi là hệ tư tưởng Nho giáo, Phật giáo Quy mô dân sốgần 92,5 triệu người (năm 2016), đứng thứ 13 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, gồm 54 dân tộc, trong đó, dân tộc Kinh (Việt) chiếm đa số, 53 dân tộc còn lại là các dân tộc thiểu số Mỗi dân tộc đều

có những nét văn hóa riêng mang đậm bản sắc địa phương, nhưng 54 dân tộc anh

em cùng gắn bó chặt chẽ với nhau trong vận mệnh chung của cuộc đấu tranh, hòa hợp lâu dài, lấy tộc người Việt làm trung tâm Điều này đã tạo nên văn hóa dân tộc Việt Nam thống nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái văn hóa của các dân tộc với những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp

1.1 Tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh kiên cường,bất khuất để dựng nước và giữ nước:

Đây là một trong những tài sản có giá trị nhất trong hành trang của Hồ Chí Minhlúc ra đi tìm đường cứu nước năm 1911 Nó là cơ sở xuất phát, là động lực, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã có quá trình lịch sử hàng ngàn năm với nội dung phong phú và sâu sắc như: yêu nước gắn liền với yêu quê hương, yêu con người Việt Nam, yêu truyền thống văn hóa quý giá Thời kỳ phong kiến, yêu nước có nội dung trung quân ái quốc, lợi ích giai cấp thống trị phù hợp với lợi ích của nhân dân lao động trong sự nghiệp chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc

Hồ Chí Minh đã làm phong phú nội dung của chủ nghĩa yêu nước Yêu nước đốivới Người là gắn liền với yêu nhân dân Người nói, lòng thương yêu nhân dân và nhân loại của Người không bao giờ thay đổi…Người có một ham muốn tột bậc là làm sao nước ta được độc lập, dân ta có cơm ăn, áo mặc và được học hành Người

đã nêu ra chuẩn mực “trung với nước, hiếu với dân” và phát triển những nội dung mới của chủ nghĩa yêu nước Đó là yêu nước dựa trên quan điểm giai cấp công nhân, yêu nước mở rộng ra thành tình yêu vô cùng rộng lớn đối với nhân dân lao

5

Trang 6

động, những người cùng khổ, đối với giai cấp công nhân các nước trên thế giới Trên cơ sở tư tưởng của giai cấp công nhân, Người đã nêu ra nội dung mới: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì chỉ có chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mới ngày một ấm no thêm, Tổ quốc ngày một giàu mạnh thêm.

1.2 Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống lạc quan, yêu đời.

Đây là giá trị đạo đức nhân văn sâu sắc được sinh dưỡng trong chính đau thương, mất mát qua các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và cuộc sống lam lũ hàng ngày từ nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước của dân tộc Việt Nam Điều dễ nhận thấy

về biểu hiện lòng nhân ái của dân tộc ta được bắt nguồn từ một chữ “tình” - Trong gia đình đó là tình cảm đối với đấng sinh thành “Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa

mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, tình anh em “như thể tay chân”, tình nghĩa vợ chồng “đầu gối, tay ấp”; rộng hơn là tình làng xóm láng giềng và bao trùm hơn cả làtình yêu thương đồng loại “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”… Lòng yêu thương và sống có nghĩa tình còn được biểu hiện trong sự tương trợ, giúp đỡ nhau; sự khoan dung, vị tha dành cho cả những người đã từng lầm đường lạc lối biết lấy công chuộc tội Không chỉ biểu hiện trong đời sống hàng ngày, tình yêu thương, sự khoan dung, độ lượng với con người của dân tộc Việt Nam còn được nâng lên thành những chuẩn tắc trong các bộ luật của Nhà nước; đồng thời là cơ sở của tinh thần yêu chuộng hoà bình và tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới Trong lịch sử, nhân dân ta luôn đề cao và coi trọng việcgiữ tình hoà hiếu với các nước, tận dụng mọi cơ hội có thể để giải quyết hoà bình các xung đột, cho dù nguyên nhân từ phía kẻ thù Ngày nay, truyền thống nhân nghĩa đó không bị mai một hay mất đi, ngược lại tiếp tục được khẳng định và củng

cố khi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta thực hiện đường lối nhất quán “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độclập và phát triển” Ý thức đầu tiên về sự cố kết cộng đồng của người Việt Nam đã được dân gian thần thánh hóa bằng thiên truyền thuyết đẹp với hình ảnh “bọc trăm trứng” để lý giải cùng chung nguồn cội con cháu Rồng Tiên - Truyền thuyết Lạc Long Quân và u Cơ Trải qua thực tiễn trong cuộc sống lao động cũng như chiến đấu, tinh thần đoàn kết dân tộc bền chặt càng được đề cao và đã trở thành một triết

lý nhân sinh sâu sắc “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/Thành công, thành công, đại thành công” Trong 86 năm qua kể từ khi có Đảng lãnh đạo, thực tiễn cách mạng Việt Nam thêm một lần nữa đã thể hiện sức sống kỳ diệu và chứng minh chân lý đúng đắn về sức mạnh vĩ đại của tinh thần đại đoàn kết dân tộc Sức mạnh đó chính

là mạch nguồn của các thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám (1945), kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) và chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) Trong bối cảnh

6

Trang 7

hội nhập quốc tế, tinh thần đoàn kết dân tộc càng có ý nghĩa hơn đối với sự nghiệp đổi mới đất nước, do đó tư tưởng chỉ đạo chiến lược xuyên suốt của cách mạng Việt Nam luôn được Đảng ta nhấn mạnh “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế… phát huy cao độ nội lực, đồng thời phải tranh thủ ngoại lực, kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại” Như vậy, biểu hiện về tinh thần đại đoàn kết cộng đồng đã trở thành một truyền thống tốt đẹp, có giá trị lý luận và thực tiễn cách mạng sâu sắc Phát huy đại đoàn kết dân tộc

là đoàn kết rộng rãi và lâu dài, đó là cội nguồn sức mạnh của dân tộc Việt Nam -

“Một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của nhân dân ta”

1.3 Dân tộc Việt Nam là dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi và mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa của nhân loại.

Người việt Nam từ xưa đã rất xa lạ với đầu óc hẹp hòi, thủ cựu, thói bài ngoại cực đoan Trên cơ sở giữ vững bản sắc của dân tộc, nhân dân ta đã biết chọn lọc, tiếp thu, cải biến những cái hay, cái tốt, cái đẹp của người thành những giá trị riêng của mình Hồ Chí Minh là hình ảnh sinh động và trọn vẹn của truyền thống đó

Trong những giá trị truyền thống cao đẹp của dân tộc, Hồ Chí Minh đã kế thừa tinh thần cộng đồng, một lối sống thành thực, thân ái, những thuần phong mỹ tục, trở thành những yếu tố đậm nét trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Ngay từ năm 1947, trong khi cuộc chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra quyết liệt, người đã nói đến đời sống mới của một người, một nhà, một làng và khắp

cả nước Xoay quanh hạt nhân của đời sống mới là cần, kiệm, liêm, chính Hồ Chí Minh đã nói đến thuần phong mỹ tục, không có cờ bạc, hút xách, bợm bài, trộm cắp.Người nhắc đến tục ngữ “lá lành đùm lá rách”, “đói cho sạch rách cho thơm”

Và, nếu một mình no ấm mà nỡ để đồng bào xung quanh đói rét…, thì dù giàu cũng không hưởng được Người nói: Cách cư xử đối với đồng bào thì nên thành thực, thân ái, sẵn lòng giúp đỡ…Nhiều lần, Người nhấn mạnh đến việc xây dựng và phát triển thuần phong mỹ tục, tức là phát triển một trong những giá trị truyền thống Mặtkhác, khi trân trọng giữ gìn thuần phong mỹ tục, Hồ Chí Minh luôn gắn với việc phêphán, bài trừ đồi phong, bại tục

Người đã nói đến việc “khôi phục vốn cũ” với một tinh thần trân trọng các giá trị của người xưa để lại như: tương thân tương ái, tận trung với nước, tận hiếu với dân…Song, Người yêu cầu xóa bỏ cái xấu (tính lười biếng, tham lam…), sửa đổi các phiền phức (cúng bái, cưới hỏi quá xa xỉ…)

7

Trang 8

1.4 Tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết,tương thân,tương ái

Trong các giá trị truyền thống Việt Nam, tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái là những nét hết sức đặc sắc Truyền thống này hình thành một lúc với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và giặc ngoại xâm

Người Việt Nam gắn bó với nhau trong tình làng, nghĩa xóm Hồ Chí Minh đã

kế thừa, phát huy sức mạnh bốn chữ “đồng” (đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh) Người thường nhấn mạnh, nhân dân ta đã từ lâu sống với nhau có tình có nghĩa Tình nghĩa ấy được Người nâng lên cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà Ngay cả khi tiếp thu lý luận Mác-Lênin-đỉnh cao của trí tuệ nhân loại-cũng phải trên nền tảng của giá trị truyền thống Người nhấn mạnh: Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống với nhau có tình,

có nghĩa Nếu thuộc bao nhiêu kinh sách mà sống không có tình nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin được…Tư tưởng đại nhân, đại nghĩa ở Hồ Chí Minh là phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của con người, là cứu nước, độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, tạo mọi điều kiện cho con người phát triển.Trong văn hóa đạo đức Việt Nam, chữ “Nghĩa” có ý nghĩa là lẽ phải, ngay thẳng Nguyễn Trãi đã từng nói: Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên

“công to phải lấy nhân nghĩa làm đầu”, Hồ Chí Minh lấy chữ nghĩa để phân rõ bạn thù Ai làm điều gì có lợi cho nhân dân, cho Tổ quốc đều là bạn Bất kỳ ai làm điều

gì có hại cho nhân dân và Tổ quốc đều là kẻ thù

2 Tinh hoa của nhân loại

2.1 Tinh hoa văn hóa Phương Đông:

2.1.1 Nho giáo

 Nho giáo ảnh hưởng nhiều nhất đến tư tưởng Hồ Chí Minh vì:

- Bác là con một vị đại Nho: Nguyễn Sinh Sắc, Bác sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống Nho học và một vùng đất mà dù đã có cành Hán học suy tan trước sự tấn công của văn hóa phương Tây, nhưng nền Nho học vẫn được bảo tồn và không bị lép vế so với Tây học

- Bác sinh ra ở Nghệ An, một vùng đất hiếu học, đề cao truyền thống bất khuất anh dũng chống giặc ngoại xâm, cần cù, chăm chỉ, không ngại gian khổ, truyền thống hiếu học

- Lúc nhỏ Bác đã học cùng những nhà Nho yêu nước khác tinh thần yêu nước

8

Trang 9

- Tuổi thơ của Bác là ở kinh thành Huế, kinh đô triều Nguyễn (khu ngự trị của nhà Nguyễn sùng Nho giáo)

- Qua quá trình tự học của Bác, tiếp xúc, đọc sách của Khổng Tử

-Nho giáo là hay còn được gọi là đạo Nho hoặc đạo Khổng, là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, giáo dục, chính trị do Khổng Tử thành lập và được các đệ tử của ông trên khắp nơi phát triển với mục đích tạo dựng một xã hội tốt đẹp với những con người có đạo đức và lễ nghi chuẩn mực từ đó tạo thành nền móng vững chắc để phát triển đất nước Nho giáo độc tôn từ thời Hán Vũ Đế trở thành hệ tư tưởng chính thống cả về chính trị và đạo đức của Trung Hoa trong hơn 2.000 năm

Từ thế kỷ thứ IV, Nho giáo lan rộng và cũng rất phát triển ở các nước châu Á khác như Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam

Nho giáo xuất phát từ Khổng Tử, ông vốn là một người Trung Quốc vì vậy chúng ta có thể kết luận Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa hay còn gọi là TrungQuốc

 Tính tích cực của Nho giáo:

- Điểm ảnh hưởng tích cực đầu tiên của Nho giáo đến đất nước chúng ta không thể không nói đến đó chính là kho tàng văn học đồ sộ như ngày nay Rất nhiều những nha văn, nhà thơ trong lịch sử đất nước chúng ta đều là các Nho sĩ sống và suy nghĩ theo những quan điểm của Nho giáo cùng với sự chiêm nghiệm của bản thân mà đã cho ra đời không biết bao nhiêu tác phẩm mang tính thời đại

- Thứ Hai, Nho giáo đã giúp xây dựng xã hội, thiết lập các mối quan hệ trong các triều đại phong kiến khiến cho nó có thể phát triển rộng rãi Nho giáo đã dạy cho con người thời đại đó tinh thần yêu nước cũng như những lễ nghi, chuẩn mực đạo đức xã hội là nền móng cho việc phát triển những triều đại phong kiến vĩ đại trong lịch sử đất nước ta

-Thứ Ba, Nho giáo đã tạo ra ở Việt Nam hệ thống giáo dục rõ ràng với nhiều cấpbậc giúp đất nước tuyển được nhiều nhân tài góp phần xây dựng và phát triển

 Tính tiêu cực của Nho giáo:

- Không đề cao giá trị người phụ nữ

- Tiếp theo tuy tạo ra không ít những người tài giỏi cho đất nước những với lối giáo dục lấy văn chương làm chủ yếu mà coi nhẹ các lĩnh vực khác trong đời sống cũng khiến cho không ít những nhân tài trong nhiều lĩnh vực bị bỏ phí không được phát triển

9

Trang 10

- Nho giáo cũng tạo nên sự trung thành mù quáng của những đại thần, nho sĩ củamột triều đại đã suy tàn đứng lên chống lại triều đại mới khiến cho cảnh nội chiến

là dân chúng lầm vào cảnh chết chóc, đói khổ

- Tư tưởng của Nho giáo đã quá đề cao danh vọng Điều tốt có chỗ tốt là giúp cho con người biết phấn đấu, tranh giành địa vị nhưng lại khiến cho con người mù quáng chạy theo danh vọng mà quên mất luân thường đạo lý

 Ảnh hưởng của Nho giáo đến tư tưởng Hồ Chí Minh:

Hồ Chí Minh đã kế thừa, sử dụng nhiều phạm trù, mệnh đề, có giá trị và sức sống của Nho giáo, đồng thời đã bổ sung, phát triển những nội dung mới, phù hợp với thời đại Hồ Chí Minh phân tích: "Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học Hồ Chí Minh đã khai thác mặt tích cực của Nho giáo như Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm Việc Hồ Chí Minh cải tạo các phạm trù của Nho giáo thể hiện rõ nhất ở hai phạm trù Trung và Hiếu Hồ Chí Minh viết: “Đạo đức, ngày trước thì chỉ trung với vua, hiếu với cha mẹ Ngày nay, thời đại mới, đạo đức cũng phải mới Phải trung với nước Phải hiếu với toàn dân, với đồng bào” Ở Hồ Chí Minh, nếu chữ Trung mang một nội hàm hoàn toàn mới, từ Trung với vua trở thành Trung với nước, thì chữ Hiếu lại được mở rộng trên cơ sở phổ quát hoá đạo đức cá nhân, trong đó gốc của Hiếu với Dân phải là Hiếu với cha mẹ

Những mệnh đề tư tưởng của Nho giáo được Hồ Chí Minh sử dụng nhiều lần như: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”; “Phú quý bất năng dâm; Bần tiện bất năng di; Uy vũ bất năng khuất”, “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc”, v.v

Những mệnh đề trên được Hồ Chí Minh tiếp thu, và trong nhiều trường hợp, được Hồ Chí Minh khẳng định chính là những phẩm chất của những người cách mạng, những người cộng sản trong thời đại mới Điều đó cho thấy, trong quan niệm của Hồ Chí Minh, mặt giá trị, tính thời đại của Nho giáo là rất lớn

Hồ Chí Minh đã tiếp thu và thực hành một số nguyên tắc tư duy của Nho giáo Phương pháp tư duy biện chứng của Nho giáo (của Khổng Tử, Mạnh Tử, và đặc biệt là Kinh Dịch) thể hiện rất đậm nét ở Hồ Chí Minh Phương pháp tư duy triết học - chính trị của Nho giáo với các nguyên tắc: Coi trọng tính chủ thể của con người; coi trọng giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức, coi đức là gốc; từ cải tạo;

tự cải tạo con người đi đến cải tạo xã hội, v.v cũng được Hồ Chí Minh kế thừa, sử dụng một cách nhuần nhuyễn trong tư duy, trong thực tiễn cách mạng Có thể dẫn

ra một số luận điểm của Hồ Chí Minh để chứng minh cho nhận định trên: “Muôn

10

Trang 11

việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”; “Khổng Tử nói: “Mìnhphải chính tâm tu thân” nghĩa là việc gì cũng phải làm kiểu mẫu; có thế mới “trị quốc bình thiên hạ” được Trị quốc bình thiên hạ đây tức là ta kháng chiến đánh Pháp, kiến quốc xây dựng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ hòa bình thế giới Muốn cải tạo

xã hội thì lòng mình phải cải tạo Nếu lòng mình không cải tạo thì đừng nói đến cảitạo xã hội Lòng mình còn tham ô, lãng phí, muốn cải tạo xã hội làm sao được”

Hồ Chí Minh đã tiếp thu và thực hành triết lý sống của các bậc đại Nho với các nguyên tắc tư nhân, nhập thế, tự nhiệm, dĩ thân vi giáo, v.v Có thể dẫn ra một số thí dụ Hồ Chí Minh nói: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” Người nói như vậy và luôn thực hành nguyên tắc này, chẳng hạn việc Hồ Chí Minh luôn nghiêm khắc thực hiện nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”

Hồ Chí Minh khai thác di sản tư tưởng Nho giáo phải trên cơ sở quán triệt quanđiểm duy vật biện chứng về lịch sử, phải trên quan điểm với thái độ trân trọng, kế thừa, phát triển có chọn lọc, khoan dung trong xem xét, đánh giá, ứng xử với các

hệ thống tư tưởng khác nhau Không tuyệt đối hoá, không “độc quyền tư tưởng”, thì mới có thể chấp nhận những cái khác khác biệt để trân trọng và tiếp biến Kế thừa, đổi mới tư tưởng dùng nhân trị, đức trị để quản lý xã hội và phát triển quan niệm của Nho giáo về việc xây dựng một xã hội lý tưởng trong đó công bằng, bác

ái, nhân, nghĩa, trí, dũng, tín, liêm được coi trọng để có thể đi đến một thế giới đại đồng với hòa bình, không có chiến tranh, các dân tộc có quan hệ hữu nghị và hợp tác Đặc biệt, Hồ Chí Minh chú ý kế thừa, đổi mới, phát triển tinh thần trọng đạo đức của Nho giáo trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của con người; trong công tác xây dựng Đảng về đạo đức

2.1.2 Phật giáo

- Phật giáo là một tôn giáo rất cổ, có từ lâu đời, kể từ lúc nhân loại hình thành nếpsống quần tụ thành xã hội Cách đây khoảng 2600 năm,Tất Đạt Đa Cồ Đàm ra đời ở nước Ấn Độ, tu hành chuyên nhất trong hơn 6 năm, đắc đạo thành Phật Chứng ngộ được giáo lý Tứ Diệu Đế, giúp con người giải khổ, và giải thoát khỏi vòng Luân hồi sinh tử, mở ra một con đường mới thích hợp với trình độ tiến hóa của nhân sinh thời

đó, vì Đạo Bà-La-Môn lúc bấy giờ rất suy tàn, giáo lý bị sửa cải nhiều làm cho xã hội Ấn Độ có những bất bình đẳng trầm trọng, khiến con người xa vòng Thiên lương, trầm luân trong bể khổ Tất Đạt Đa Cồ Đàm đem giáo lý mà Ngài chứng ngộ được giảng giải cho chúng sinh trong suốt 45 năm, tạo thành một nền Phật giáo rất cao siêu, làm Giáo Chủ Phật giáo lưu truyền từ đó đến ngày nay

11

Ngày đăng: 05/12/2022, 06:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 7 - (TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU PHÂN TÍCH cơ sở lý LUẬN HÌNH THÀNH tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH  CHỈ RA TIỀN đề lý LUẬN GIỮ VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH TRONG VIỆC HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH
7 (Trang 2)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w