1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lý luận của chủ nghĩa mác lênin về vai trò hạn chế và xu hướng phát triển của chủ nghĩa tư bản liên hệ thực tiễn

31 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò, hạn chế và xu hướng phát triển của chủ nghĩa tư bản liên hệ thực tiễn
Tác giả Nguyễn Phúc Hậu, Nguyễn Thị Thuý Ngân, Dương Tâm Như, Nguyễn Thị Như Ý, Chu Tú Trinh, Huỳnh Quang Huy, Nguyễn Ngọc Huy
Người hướng dẫn ThS. Trần Ngọc Chung
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Thể loại Tiểu luận cuối kì
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp.HCM
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 265 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (7)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (7)
  • 3. Phương pháp nghiên cứu (8)
  • 4. Bố cục các chương (8)
  • CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN (9)
    • 1.1. Khái niệm (9)
    • 1.2. Các giai đoạn của Chủ nghĩa tư bản (9)
  • CHƯƠNG 2: VAI TRÒ TÍCH CỰC CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN (12)
    • 2.1. Tạo ra lượng của cải vật chất khổng lồ (12)
    • 2.2. Phát triển lực lượng sản xuất (12)
    • 2.3. Thực hiện xã hội hoá sản xuất (0)
  • CHƯƠNG 3: NHỮNG GIỚI HẠN PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN (17)
    • 3.1. Chỉ tập trung tối đa vào việc tìm kiếm siêu lợi nhuận để đem lại quyền lợi của (17)
    • 3.2. Chủ nghĩa tư bản là một trong những nguyên nhân châm ngòi lửa của hầu hết các cuộc chiến tranh trên thế giới (0)
    • 3.3. Sự bất bình đẳng kinh tế ngày càng rõ rệt và có xu hướng mở rộng một cách (20)
    • 3.4. Góp phần tạo nên sự nóng lên toàn cầu, phá hủy hệ sinh thái khí quyển (21)
  • CHƯƠNG 4: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN (22)
    • 4.1. Thực trạng nền chủ nghĩa tư bản hiện nay (22)
    • 4.2. Những điều chỉnh mới của chủ nghĩa tư bản (23)
    • 4.3. Sự chuyển hóa tất yếu của chủ nghĩa tư bản (24)
    • 5.1. Sự liên kết giữa chủ nghĩa tư bản và các lĩnh vực khác của xã hội bao gồm văn hoá, giáo dục, y tế (25)
      • 5.1.1. Về văn hoá (25)
      • 5.1.2. Về giáo dục (26)
      • 5.1.3. Về y tế (27)
    • 5.2. Các hệ quả của sự phát triển chủ nghĩa tư bản đối với cuộc sống của con người (28)
    • 5.3. Những giải pháp để đảm bảo sự bền vững của sự phát triển chủ nghĩa tư bản (giáo dục, bảo vệ môi trường, giải quyết bất bình đẳng của xã hội) (29)
  • KẾT LUẬN (30)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (31)

Nội dung

Lý do chọn đề tàiNgay từ khi xuất hiện cho đến ngày nay chủ nghĩa tư bản luôn là đối tượng nghiên cứu và đành giá môn xã hội học của thế giới và đến tận hôm nay vẫn chưa thể đánh giá nhấ

Mục tiêu nghiên cứu

Từ các kiến thức đã học và tham khảo, tìm hiểu những vai trò tích cực mang lại, ngoài ra phải đưa ra những giới hạn phát triển và xu hướng vận động của Chủ nghĩa tư bản Qua đó liên hệ thực tiễn về sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản Để từ những bài học thất bại và những kinh nghiệm thành công mà CNTB mang lại, hình thành lên một xã hội loài người phát triển hơn.

Phương pháp nghiên cứu

Vận dụng thành thạo phép biện chứng duy vật để thấy được các hiện tượng và quá trình kinh tế chuyển hóa không ngừng giữa chúng có mối quan hệ tác động biện chứng với nhau.

Ngoài ra sử dụng các phương pháp như: trừu tượng hóa khoa học, logic kết hợp với lịch sự, thống kê, tổng hợp và phân tích thông tin, hệ thống hóa, nghiên cứu và tổng kết thực tiễn để khái quát những khái niệm, phạm trù khoa học kinh tế chính trị và đưa ra các nhận xét và đánh giá.

Bố cục các chương

Tiểu luận được trình bày với nội dung gồm 5 chương chính:

Chương 1: Khái quát chung về Chủ nghĩa tư bản

Chương 2: Vai trò tích cực của Chủ nghĩa tư bản

Chương 3: Những giới hạn phát triển của Chủ nghĩa tư bản

Chương 4: Xu hướng vận động của Chủ nghĩa tư bản

Chương 5: Liên hệ thực tiễn về sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

Khái niệm

Chủ nghĩa tư bản là một hệ thống kinh tế dựa trên quyền sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất và hoạt động sản xuất vì lợi nhuận.

Các đặc điểm đặc trưng của chủ nghĩa tư bản bao gồm: tài sản tư nhân, tích lũy tư bản, lao động tiền lương, trao đổi tự nguyện, một hệ thống giá cả và thị trường cạnh tranh Trong nền kinh tế thị trường tư bản, việc điều hành và đầu tư được quyết định bởi chủ sở hữu tài sản, tư liệu sản xuất hoặc khả năng sản xuất trong thị trường tài chính,trong khi giá cả, phân phối hàng hóa và dịch vụ chủ yếu được quyết định bởi sự cạnh tranh trong thị trường hàng hóa và dịch vụ.

Các giai đoạn của Chủ nghĩa tư bản

Chủ nghĩa tư bản là một trong những phương thức kinh tế thống trị hiện đại nhất của con người Nó ra đời vào thế kỷ 16 và 17 tại châu Âu, trong bối cảnh sự phát triển của các nền công nghiệp và thương mại.

Giai đoạn đầu tiên của chủ nghĩa tư bản là thời kỳ thương mại hóa, diễn ra từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18 Trong thời kỳ này, các quốc gia châu Âu bắt đầu thực hiện các chính sách mở rộng thương mại, tạo ra sự thịnh vượng kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp mới Đồng thời, những cơ sở vật chất và công nghệ sản xuất mới cũng được phát triển.

Giai đoạn tiếp theo của chủ nghĩa tư bản là thời kỳ cách mạng công nghiệp, bắt đầu từ cuối thế kỷ 18 và kéo dài đến giữa thế kỷ 19 Đây là giai đoạn quan trọng nhất của sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, vì nó đã đánh dấu sự chuyển mình từ nền kinh tế thủ công sang nền kinh tế công nghiệp Cách mạng công nghiệp đã tạo ra những thay đổi đáng kể trong cách sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa, đồng thời cũng thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế mới như cơ khí, dầu khí và điện.

Giai đoạn tiếp theo của chủ nghĩa tư bản là thời kỳ đế quốc, diễn ra từ giữa thế kỷ

19 đến giữa thế kỷ 20 Đây là giai đoạn mà các quốc gia châu Âu đã xâm lược và thôn tính các khu vực khác trên thế giới, tạo ra sự mở rộng địa lý cho chủ nghĩa tư bản Giai đoạn này cũng chứng kiến sự phát triển của các ngành công nghiệp mới như ngành điện tử và thông tin, đánh dấu sự chuyển mình từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế thông tin.

Giai đoạn cuối cùng của sự phát triển chủ nghĩa tư bản được xác định là giai đoạn hiện đại, bao gồm thế kỷ 20 và 21 Trong giai đoạn này, chủ nghĩa tư bản đã trải qua nhiều biến động và phát triển mạnh mẽ, đồng thời cũng đối mặt với nhiều thách thức và vấn đề khó khăn.

Một trong những thách thức lớn nhất đối với sự phát triển chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn hiện đại là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nước và các tập đoàn kinh tế Sự cạnh tranh này đẩy mạnh các quốc gia và các công ty tìm kiếm các phương thức mới để cải thiện hiệu quả sản xuất và giảm chi phí Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của công nghệ và đổi mới trong sản xuất, nhưng đồng thời cũng đẩy mạnh sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Ngoài ra, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn hiện đại cũng gặp phải nhiều thách thức liên quan đến bảo vệ môi trường, bất bình đẳng xã hội và quyền lợi lao động Sự tập trung quá mức vào lợi nhuận và tăng trưởng kinh tế đã gây ra những hệ lụy nghiêm trọng như thay đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng.

Trong bối cảnh đó, các nhà lãnh đạo và chính phủ trên khắp thế giới đang cố gắng tìm ra các giải pháp để đảm bảo sự bền vững của sự phát triển chủ nghĩa tư bản Các giải pháp này có thể bao gồm việc thúc đẩy giáo dục và đổi mới trong kinh doanh để tăng cường sự cạnh tranh và phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động của chủ nghĩa tư bản lên môi trường, và giải quyết các vấn đề bất bình đẳng xã hội để tạo ra một xã hội công bằng hơn.

Tổng kết lại, giai đoạn cuối cùng của chủ nghĩa tư bản được đánh giá là giai đoạn của sự toàn cầu hóa và công nghệ hóa Các tập đoàn đa quốc gia và các đối tác kinh tế đã phát triển khối lượng sản xuất và tiêu thụ hàng hóa trên phạm vi toàn cầu Sự phát triển của công nghệ đã cho phép sản xuất hàng hóa trên quy mô lớn và tối ưu hóa hiệu quả sản xuất, tuy nhiên cũng gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho môi trường và xã hội.

Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của con người, tạo ra những thành tựu vượt bậc trong nền kinh tế và văn hóa nhưng cũng đồng thời gây ra những vấn đề và thách thức lớn cho xã hội Việc đảm bảo sự bền vững của chủ nghĩa tư bản đòi hỏi sự cân bằng giữa phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và giải quyết bất bình đẳng xã hội Tuy nhiên, đó là một nhiệm vụ khó khăn và đòi hỏi sự hợp tác, cộng tác giữa các quốc gia và các bên liên quan.

VAI TRÒ TÍCH CỰC CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

Tạo ra lượng của cải vật chất khổng lồ

Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã giải phóng loài người khỏi "đêm trường trung cổ" của xã hội phong kiến, đoạn tuyệt với nền kinh tế tự nhiên, tự túc, tự cấp chuyển sang phát triển kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa, chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn hiện đại Dưới sự tác động của quy luật giá trị thặng dư và các quy luật kinh tế khác của cơ chế thị trường Một mặt, giai cấp tư sản tăng cường bóc lột, làm giàu nhanh chóng, mặt khác, những nhân tố đó có tác động mạnh mẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, tiến bộ khoa học – công nghệ, cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao, những nhu cầu về vật chất cũng như tinh thần được đáp ứng tốt hơn: Con người được thoát khỏi nạn mù chữ, được nâng cao trình độ kiến thức qua việc xây dựng nền giáo dục ngày càng vững mạnh; Sức khỏe của con người cũng được quan tâm hàng đầu Nhiều bệnh viện và dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã được xây dựng, … ; Đặc biệt là người công nhân được quan tâm nhiều hơn như hàng loạt các loại bảo hiểm, trợ cấp, … được áp dụng, dẫn tới:

 Tăng năng suất lao động xã hội, kéo theo đó là tạo ra lượng của cải vật chất khổng lồ Điều này đã được C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định “Chủ nghĩa tư bản ra đời chưa đầy 100 năm mà đã tạo ra được đóng của cải vật chất khổng lồ bằng tất cả các thế hệ trước đây cộng lại” (trích trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản năm 1848)

Phát triển lực lượng sản xuất

Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao: từ kỹ thuật thủ công lên kỹ thuật cơ khí, từ giai đoạn cơ khí hóa sang tự động hóa, tin học hóa và công nghệ hiện đại Cùng với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ là quá trình giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người Nguyên nhân là do:

- Thứ nhất, thế giới đã trải qua hai cuộc cách mạng kỹ thuật Cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất diễn ra đầu tiên ở nước Anh vào 30 năm cuối của thế kỷ XVIII và hoàn thành vào những năm 50 đầu của thế kỷ XX và cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ hai còn gọi là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, xuất hiện vào những năm 50 của thế kỷ XX.

 Khoa học kỹ thuật thành nhân tố chủ đạo của sự phát triển nền sản xuất xã hội, thành lực lượng sản xuất trực tiếp, dẫn đến sự biến đổi cách mạng trong cơ sở vật chất kỹ thuật của xã hội, trong tính chất và phân công lao động xã hội.

- Thứ hai, chú trọng đến giáo dục nâng cao tri thức, sự hiểu biết cho người lao động.

- Cuối cùng, kinh tế phát triển nhảy vọt, năng suất lao động tăng cao.

+ Về tự động hóa: Sử dụng ngày càng nhiều máy tự động, máy điều khiển, robot

… (Máy móc thay thế cơ bắp).

+ Về năng lượng: Ngoài những dạng năng lượng truyền thống (nhiệt, thủy điện) còn sử dụng năng lượng “sạch” của mặt trời, gió, thủy triều….

+ Về vật liệu: Đã xuất hiện với nhiều chủng loại rất phong phú và có nhiều tính chất đặc biệt mà vật liệu tự nhiên không có được Ví dụ: vật liệu tổ hợp (composite), gốm zincôn hoặc cacbon silic chịu nhiệt cao…

+ Về sinh học: Được ứng dụng nhiều trong công nghiệp, nông nghiệp, y tế, hóa chất, bảo vệ môi trường…như công nghệ vi sinh, kỹ thuật cuzin, kỹ thuật gen và nuôi cấy tế bào.

+ Về tin học, điện tử: Với sự ra đời của máy tính điện tử thế hệ mới được sử dụng lượng mới và công nghệ sinh học, về phát triển tin học Máy tính diễn ra theo bốn hướng: nhanh (máy siêu tính), nhỏ (vi tính), máy tính có xử lý kiến thức (trí tuệ nhân tạo), máy tính nói từ xa (viễn tin học)

+ Về giáo dục: năm 1999 có tỉ lệ trên đại học của người dân trên 25 tuổi từ 14% đã tăng lên 50%.

+ Về kinh tế: Tăng trưởng GDP: 1820-1898 đạt 2.21%.

 Giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng cường khả năng chinh phục thiên nhiên của con người, đưa nền kinh tế nhân loại bước vào thời kỳ mới: nền kinh tế tri thức.

2.3 Thực hiện xã hội hóa sản xuất.

Quá trình xã hội hóa biểu hiện ở sự phát triển phân công lao động xã hội, hợp tác lao động, tập trung hóa, liên hiệp hóa sản xuất…làm cho các quá trình sản xuất phân tán được liên kết vào một hệ thống sản xuất, một quá trình sản xuất xã hội Chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển mạnh và đạt tới mức điển hình nhất trong lịch sử, cùng với nó là quá trình xã hội hóa sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu Đó là sự phát triển của phân công lao động xã hội, sản xuất tập trung với quy mô hợp lý, chuyên môn hóa sản xuất và hợp tác lao động sâu sắc, mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị, các ngành, các lĩnh vực ngày càng chặt chẽ làm cho các quá trình sản xuất phân tán được liên kết với nhau và phụ thuộc lẫn nhau thành một hệ thống, thành một quá trình sản xuất xã hội.

→ Quá trình sản xuất được liên kết với nhau thành một hệ thống, thành một quá trình sản xuất xã hội.

Sự phát triển của các loại xí nghiệp, công ty cổ phần, công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia làm cho hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất phát triển đa dạng, phong phú Bên cạnh đó còn xuất hiện hình thức sở hữu mới: sở hữu trí tuệ Hình thức sở hữu này cũng tham gia và có vai trò ngày càng lớn trong quan hệ phân phối, tương ứng với tính chất quyết định của nó đối với sự phát triển, thắng lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng sự tăng trưởng kinh tế nói chung.

Ví dụ: Sự ra đời của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC), Tổ chức Liên Hợp Quốc (WTO), Tổ chức ASEAN,…Sản xuất máy bay Boeing: là hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới có tổng hành dinh tại Chicago, Illinois, Hoa kỳ…Việc sản xuất ra một chiếc boeing là sự liên doanh của nhiều công ty, mỗi linh kiện được sản xuất ra ở nhiều quốc gia khác nhau, việc sản xuất trải qua nhiều công đoạn khác nhau, nếu như chỉ một nhà tư bản đảm nhận cả thì đầu tư về vốn, thiết bị, con người là rất lớn, thay vào đó một nhà tư bản chỉ tập trung vào một hoặc một vài công đoạn và sản xuất tập trung, mức độ chuyên môn hóa cao và tuần hoàn tư bản nhanh hơn.

- Xây dựng tác phong công nghiệp cho người lao động: Lần đầu tiên tổ chức lao động theo kiểu công xưởng:

Tác phong công nghiệp là một yêu cầu quan trọng đối với người lao động trong nền sx hàng hóa phát triển cao, đặc biệt là trong chế độ Chủ Nghĩa Xã Hội “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” Chủ nghĩa tư bản thông qua cuộc cách mạng công nghiệp, lần đầu tiên tổ chức lao động theo kiểu công xưởng, do đó xây dựng được tác phong công nghiệp cho người lao động, làm thay đổi nề nếp thói quen của người lao động sản xuất nhỏ trong xã hội phong kiến.

+ Trong xã hội Phong Kiến: Người lao động quen sản xuất nhỏ lẻ, tự phát.

+ Trong xã hội Tư Bản: Người lao động có tác phong công nghiệp, làm việc đúng giờ, đúng việc, có hiệu quả cao.

- Lần đầu tiên trong lịch sử nền dân chủ tư sản được thiết lập: Nền dân chủ tuy chưa phải là hoàn hảo, song vẫn tiến bộ hơn xã hội phong kiến.

+ Trong xã hội Phong Kiến: Người nô lệ không có quyền tự do, bị áp bức, bóc lột thậm chí đánh đập.

+ Trong xã hội Tư Bản: Tất cả mọi người đều đã có quyền tự do.

Vì con người bao giờ cũng là chủ thể tác động vào tự nhiên và xã hội nên chính lực lượng lao động này cũng đang đấu tranh loại bỏ bộ mặt xấu xa của Chủ nghĩa tư bản động trên còn dẫn đến thời kỳ quá độ từ một xã hội lạc hậu lên xã hội văn minh ngày càng rút ngắn Nếu nước Anh cần 120 năm, Tây Âu và Hoa Kỳ cần 80 năm, Nhật Bản 60 năm thì các nước công nghiệp mới (NICs) chỉ cần 20 năm Những nước đi sau sẽ còn ít hơn nữa.

Tóm lại, chủ nghĩa tư bản ngày nay với những thành tựu và đóng góp của nó đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, đã đưa loài người từ xã hội thuần dân sang xã hội công dân là một bước tiến của lịch sử, là sự chuẩn bị tốt nhất những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới Nhưng bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội vẫn phải thông qua các cuộc cách mạng xã hội Dĩ nhiên, cuộc cách mạng xã hội sẽ diễn ra bằng phương pháp nào - hòa bình hay bạo lực, điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào những hoàn cảnh lịch sử - cụ thể của từng nước và bối cảnh quốc tế chung từng thời điểm, vào sự lựa chọn của các lực lượng cách mạng.

Thực hiện xã hội hoá sản xuất

Chủ nghĩa tư bản đã quá thành công với những giá trị tích cực vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản đối với nhân loại mà nó mang lại Nhưng cũng chính vì sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã mang lại khá nhiều hạn chế cho nhân loại Những hạn chế này đã được Mác và Lê-Nin đề cập ngay từ lịch sử ra đời tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản Và sau đây là khái quát về những hạn chế phát triển mang tính lịch sử của chủ nghĩa tư bản.

3.1 Chỉ tập trung tối đa vào việc tìm kiếm siêu lợi nhuận để đem lại quyền lợi của giai cấp tư sản

Ta có thể thấy rằng, trước hết về mặt lịch sử ra đời của chủ nghĩa tư bản Mác đã phân tích chủ nghĩa tư bản ra đời gắn liền với quá trình tích lũy nguyên thủy thực chất đó là quá trình tích lũy tiền tệ nhờ những biện pháp cướp đoạt đối với những công nhân,người sản xuất hàng hóa nhỏ, nông dân tự do nhờ vào hoạt động buôn bán trao đổi sản phẩm không ngang giá qua đó thực hiện sự nô dịch bóc lột đối với những nước lạc hậu hơn Rõ ràng bản chất của chủ nghĩa tư bản ngay từ khi nó ra đời là bóc lột, theo sự phân tích của Mác và Lênin thì chừng nào chủ nghĩa tư bản còn tồn tại thì quan hệ bóc lột vẫn

NHỮNG GIỚI HẠN PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

Chỉ tập trung tối đa vào việc tìm kiếm siêu lợi nhuận để đem lại quyền lợi của

Ta có thể thấy rằng, trước hết về mặt lịch sử ra đời của chủ nghĩa tư bản Mác đã phân tích chủ nghĩa tư bản ra đời gắn liền với quá trình tích lũy nguyên thủy thực chất đó là quá trình tích lũy tiền tệ nhờ những biện pháp cướp đoạt đối với những công nhân,người sản xuất hàng hóa nhỏ, nông dân tự do nhờ vào hoạt động buôn bán trao đổi sản phẩm không ngang giá qua đó thực hiện sự nô dịch bóc lột đối với những nước lạc hậu hơn Rõ ràng bản chất của chủ nghĩa tư bản ngay từ khi nó ra đời là bóc lột, theo sự phân tích của Mác và Lênin thì chừng nào chủ nghĩa tư bản còn tồn tại thì quan hệ bóc lột vẫn

Mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ tập trung vào lợi ích của giai cấp tư sản của bọn tư bản độc quyền nhất là tư bản tài chính Mục đích này không phù hợp với thời đại của cách mạng công nghiệp hiện đại, càng không phù hợp với yêu cầu của trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất với quy luật phát triển của xã hội loài người. Điều này là do cơ sở kinh tế của chủ nghĩa tư bản dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân của tư bản chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất, đối tượng là công nhân, tức là công nhân không có sở hữu về tư liệu sản xuất họ phải bán mình cho tư bản và bị bóc lột sức lao động để tạo ra giá trị thặng dư Trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, tư liệu sản xuất vẫn tập trung trong tay các nhà tư bản chủ yếu là trong tay các tập đoàn tư bản độc quyền do đó họ vẫn là thành phần chi phối việc phân phối sản phẩm ra thị trường để đem lại lợi ích cho giai cấp tư sản, của một bộ phận nhỏ tư bản độc quyền Tư bản độc quyền sẽ luôn hướng tới mục tiêu là đem lại lợi nhuận tối đa nhất có thể, nên các tập đoàn độc quyền sẽ không giảm giá hàng hóa họ sản xuất ra mà ngược lại họ luôn áp đặt giá bán cao và giá mua thấp, hạn chế sản lượng hàng hóa được tạo ra, các hoạt động nghiên cứu phát minh sáng chế chỉ được thực hiện khi vị thế độc quyền của họ được đảm bảo, hạn chế tối đa rủi ro. Chính vì vậy, tư bản độc quyền cũng đã ít nhiều kìm hãm cơ hội phát triển của nhân loại, mặc dù nên kinh tế của các nước tư bản vẫn đang phát triển ở một mức độ nhất định

3.2 Là một trong những nguyên nhân châm ngòi lửa của hầu hết các cuộc chiến tranh trên thế giới

Nếu chúng ta nhìn vào lịch sử thế giới với các cuộc chiến tranh đã nổ ra, cũng như việc nghiên cứu bản chất của chủ nghĩa tư bản chúng ta sẽ nhận ra những điều thú vị Mác đã khẳng định mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa tư bản là lợi nhuận và để đạt được mục đích siêu lợi nhuận thì chủ nghĩa tư bản sẽ không từ mọi thủ đoạn kể cả phải treo lên giá treo cổ, đây là chân lý mà các nhà kinh tế học và các nhà triết học ở những nước tư bản cũng phải thừa nhận.

Sự phân chia thị trường dựa trên sức mạnh của các cường quốc, hơn thế nữa còn phụ thuộc vào sự phát triển về kinh tế, chính trị của các quốc gia tư bản nhưng do sự phát phân chia thuộc địa không đồng đều và đó là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn tới việc chiến tranh nổ ra Mục tiêu của chiến tranh là để tranh giành thị trường vơ vét tài nguyên buôn bán vũ khí, phương tiện của các tập đoàn lớn.Và cứ như thế nguồn tiền lại chảy vào túi các tập đoàn công nghiệp lớn thế mạnh của các nước lớn cứ thế tiếp tục được cũng cố. Điều đáng chú ý ở đây là các tập đoàn công nghiệp lớn là của các ông lớn là của các ông lớn tư bản như Mỹ, Đức, Anh, Pháp

Karl Kautsky - một thành viên hàng đầu của đảng dân chủ Đức quốc xã đã lập luận rằng chỉ một bộ phận của chủ nghĩa tư bản được hưởng lợi từ chiến tranh như là các nhà tài trợ cho tư bản, những người có lợi nhuận dựa vào xuất khẩu tư bản và do đó họ đòi hỏi các đế quốc, các nhà sản xuất vũ khí ngày càng mở rộng Theo Kautsky bộ phận nhỏ của giai cấp tư bản này đã thuyết phục thành công được phần lớn các nhà tư bản công nghiệp rằng họ chỉ có thể bảo vệ và nâng tầm lợi ích của bản thân ở các thuộc địa, họ sẽ có được nguồn nguyên liệu và lao động thông qua chiến tranh và xây dựng đế chế Kautsky là người ủng hộ hòa bình, ông tin rằng có thể có một nền hòa bình tư bản chủ nghĩa, chủ nghĩa đế quốc chỉ là một trong những sự lựa chọn của tư bản chủ nghĩa Những người cùng thời với ông, Lê-Nin và Bukharin, đã phản đối mạnh mẽ ý tưởng này Họ đã phát triển thuyết cổ điển của ông Mác, họ cho rằng cạnh tranh quân sự để tranh giành thị trường giữa các nước tư bản chủ nghĩa là sự phát triển tất yếu của việc cạnh tranh Khi mà hệ thống này cũ đi nó sẽ được thay thế bằng các đơn vị tư bản nhỏ nuốt chửng lẫn nhau để tạo nên các công ty độc quyền Ở giai đoạn phát triển này, Bukharin lập luận, kinh tế được hợp nhất về mặt tổ chức với chính trị Quy mô sản xuất tuyệt đối ở các quốc gia công nghiệp hóa không còn có thể bị giới hạn trong ranh giới địa lý của nhà nước và phải vươn ra ngoài những giới hạn đó Lợi ích của các công ty lớn này ngày càng được hợp nhất với nhà nước - và nó hỗ trợ họ về mặt chính trị và quân sự nhân danh lợi ích quốc gia Nó xây dựng quân đội và vũ khí, xâm chiếm các quốc gia khi cần thiết để lấy tài nguyên hoặc để bảo vệ các tuyến đường và thị trường thương mại, thiết lập các phạm vi ảnh hưởng và liên minh - và nó sẽ tiến hành chiến tranh chống lại các cường quốc khác để bảo vệ bất kỳ thứ gì đem lại lợi nhuận cho họ.

Có một thực tế không thể phủ nhận, đó là tầm ảnh hưởng số một của nước Mỹ đối với an ninh trên toàn thế giới Nước Mỹ trở thành siêu cường thế giới về kinh tế, quân sự là kết quả của các cuộc chiến tranh mà họ đã trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần gây nên. Chiến tranh Thế giới 2, chiến tranh xâm lược Việt Nam, chiến tranh Triều Tiên, cuộc chiến ở Kosovo, Iraq hay bất cứ nơi nào trên thế giới đều có sự hiện diện của nước Mỹ hoặc các nước tư bản Có chiến tranh xảy ra mới có quá trình buôn bán vũ khí, phương tiện chiến tranh, những thứ mà các tập đoàn tư bản độc quyền của các nước tư bản hoặc một số quốc gia có quyền lợi đang hàng ngày sản xuất ra bị dư thừa hoặc chưa có người sử dụng Nước Mỹ và chủ nghĩa tư bản luôn luôn đặt nền hòa bình trên thế giới vào một tình trạng luôn cảm thấy bất ổn Châu Phi, châu Á hay châu lục nào cũng cảm thấy bất ổn, cũng cảm thấy cần phải phòng ngừa, cũng cần dự trữ vũ khí, đạn dược, phương tiện cho quốc phòng.

3.3 Sự bất bình đẳng kinh tế ngày càng rõ rệt và có xu hướng mở rộng một cách nhanh chóng ở chính các nước tư bản

Sự phân hóa giàu nghèo đã xuất hiện từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời bằng quá trình tích lũy nguyên thủy của tư bản - giai cấp tư sản sẽ tước đoạt những nhà sản xuất nhỏ đặc biệt là những người nông dân Chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển thì sự tích lũy tư bản ngày càng cao làm cho khoảng cách thu nhập giữa công nhân và giai cấp tư sản ngày càng to lớn tạo ra hố đen ngăn cách giữa giàu và nghèo Chủ nghĩa tư bản phải chịu trách nhiệm trong chính việc tạo ra hố đen bất bình đẳng kinh tế này

Các cường quốc tư bản độc quyền hàng mấy thế kỷ nay đã tăng cường vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công các nước nghèo và tìm cách khống chế họ trong vòng phụ thuộc thông qua các con đường xuất khẩu tư bản, viện trợ, cho vay Kết quả là các nước nghèo không những bị cạn kiệt về tài nguyên mà còn mắc nợ không thể trả được, điển hình là các quốc gia ở châu Phi, Mỹ La-tinh Tại Brazil, người ta tính ra riêng số lãi màBrazil phải trả trong năm 1988 bằng 288 triệu suất lương tôi thiểu hay bằng khoản xây nhà cho 30 triệu người, khi đó ước tính khoảng 2/3 dân Brazil thiếu án.

Vì mục đích giá trị thặng dư, mục đích làm giàu và thống trị thế giới, trước đây các tập đoàn tư bản độc quyền và các cường quốc tư bản đã không ngừng tăng cường xâm chiếm thuộc địa Nhưng đến nửa cuối thế kỷ XX, hệ thống thuộc địa kiểu cũ tan rã làm cho chủ nghĩa thực dân cũ bị sụp đổ hoàn toàn Các cường quốc tư bản chuyển sang thi hành chính sách thực dân mới, mà nội dung chủ yếu của nó là dùng viện trợ kinh tế, kỹ thuật, quân sự, thực hiện "chiến lược biên giới mềm", để duy trì sự lệ thuộc của các nước đang phát triển Đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho sự phân cực giàu - nghèo giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng cao Tóm lại, Sự chênh lệch giàu nghèo và bất công xã hội ngày càng gia tăng cho thấy tính chất bóc lột giá trị thặng dư vẫn còn tồn tại, tuy tinh vi hơn Phần lớn trí thức và công nhân lành nghề đã tìm được việc làm, cải thiện mức sống và gia nhập tầng lớp trung lưu, nhưng khoảng cách giàu nghèo vẫn còn tồn tại.

3.4 Góp phần tạo nên sự nóng lên toàn cầu, phá hủy hệ sinh thái khí quyển

Khi mà sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc ngày càng xuất hiện nhiều các nhà máy, xí nghiệp, phân xưởng dẫn tới việc lượng khí thải công nghiệp ngày càng gia tăng, chủ yếu là từ việc đốt cháy nhiên liệu phục vụ cho mục đích sản xuất Hậu quả đáng sợ nhất của sự nóng lên toàn cầu là làm giảm sự phát triển của của thực vật phù du, thực vật phù du là nền tảng của chuỗi thức ăn biển, là nguồn sản xuất oxy lớn cho bầu khí quyển của trái đất Các nghiên cứu chỉ ra rằng khối thực vật phù du đã giảm hơn 40% từ năm 1950 và tiếp tục giảm với với tốc độ ngày càng nhanh chóng do nhiệt độ nước biển nóng lên và phải mất đến tận 1000 năm để phục hồi được tất cả các thiệt hại.

Bên cạnh đó xung đột dẫn đến chiến tranh cũng góp phần tạo nên khủng hoảng khí hậu toàn cầu Các phương tiện chiến tranh như máy bay phản lực, xe tăng, các đoàn xe vận tải không ngừng tiêu hao nhiên liệu hóa thạch trong khi nhiều nước không ngừng tăng cường chi tiêu cho quân sự Chiến tranh là tác nhân tiêu tốn cực kì nhiều năng lượng Từ

Sự bất bình đẳng kinh tế ngày càng rõ rệt và có xu hướng mở rộng một cách

Sự phân hóa giàu nghèo đã xuất hiện từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời bằng quá trình tích lũy nguyên thủy của tư bản - giai cấp tư sản sẽ tước đoạt những nhà sản xuất nhỏ đặc biệt là những người nông dân Chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển thì sự tích lũy tư bản ngày càng cao làm cho khoảng cách thu nhập giữa công nhân và giai cấp tư sản ngày càng to lớn tạo ra hố đen ngăn cách giữa giàu và nghèo Chủ nghĩa tư bản phải chịu trách nhiệm trong chính việc tạo ra hố đen bất bình đẳng kinh tế này

Các cường quốc tư bản độc quyền hàng mấy thế kỷ nay đã tăng cường vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công các nước nghèo và tìm cách khống chế họ trong vòng phụ thuộc thông qua các con đường xuất khẩu tư bản, viện trợ, cho vay Kết quả là các nước nghèo không những bị cạn kiệt về tài nguyên mà còn mắc nợ không thể trả được, điển hình là các quốc gia ở châu Phi, Mỹ La-tinh Tại Brazil, người ta tính ra riêng số lãi màBrazil phải trả trong năm 1988 bằng 288 triệu suất lương tôi thiểu hay bằng khoản xây nhà cho 30 triệu người, khi đó ước tính khoảng 2/3 dân Brazil thiếu án.

Vì mục đích giá trị thặng dư, mục đích làm giàu và thống trị thế giới, trước đây các tập đoàn tư bản độc quyền và các cường quốc tư bản đã không ngừng tăng cường xâm chiếm thuộc địa Nhưng đến nửa cuối thế kỷ XX, hệ thống thuộc địa kiểu cũ tan rã làm cho chủ nghĩa thực dân cũ bị sụp đổ hoàn toàn Các cường quốc tư bản chuyển sang thi hành chính sách thực dân mới, mà nội dung chủ yếu của nó là dùng viện trợ kinh tế, kỹ thuật, quân sự, thực hiện "chiến lược biên giới mềm", để duy trì sự lệ thuộc của các nước đang phát triển Đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho sự phân cực giàu - nghèo giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng cao Tóm lại, Sự chênh lệch giàu nghèo và bất công xã hội ngày càng gia tăng cho thấy tính chất bóc lột giá trị thặng dư vẫn còn tồn tại, tuy tinh vi hơn Phần lớn trí thức và công nhân lành nghề đã tìm được việc làm, cải thiện mức sống và gia nhập tầng lớp trung lưu, nhưng khoảng cách giàu nghèo vẫn còn tồn tại.

Góp phần tạo nên sự nóng lên toàn cầu, phá hủy hệ sinh thái khí quyển

Khi mà sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc ngày càng xuất hiện nhiều các nhà máy, xí nghiệp, phân xưởng dẫn tới việc lượng khí thải công nghiệp ngày càng gia tăng, chủ yếu là từ việc đốt cháy nhiên liệu phục vụ cho mục đích sản xuất Hậu quả đáng sợ nhất của sự nóng lên toàn cầu là làm giảm sự phát triển của của thực vật phù du, thực vật phù du là nền tảng của chuỗi thức ăn biển, là nguồn sản xuất oxy lớn cho bầu khí quyển của trái đất Các nghiên cứu chỉ ra rằng khối thực vật phù du đã giảm hơn 40% từ năm 1950 và tiếp tục giảm với với tốc độ ngày càng nhanh chóng do nhiệt độ nước biển nóng lên và phải mất đến tận 1000 năm để phục hồi được tất cả các thiệt hại.

Bên cạnh đó xung đột dẫn đến chiến tranh cũng góp phần tạo nên khủng hoảng khí hậu toàn cầu Các phương tiện chiến tranh như máy bay phản lực, xe tăng, các đoàn xe vận tải không ngừng tiêu hao nhiên liệu hóa thạch trong khi nhiều nước không ngừng tăng cường chi tiêu cho quân sự Chiến tranh là tác nhân tiêu tốn cực kì nhiều năng lượng Từ hệ thống máy phát điện chạy liên tục trên các căn cứ, các cơ sở hạ tầng bị bốc cháy, tất cả đều tiêu tốn rất nhiều năng lượng và thải các đám mây carbon vào bầu khí quyển.Năm

2017, quân đội Mỹ đã mua 270.000 thùng dầu mỗi ngày, khiến nước này trở thành đơn vị tiêu thụ hydrocacbon lớn nhất thế giới Chỉ riêng không quân Mỹ đã phải chịu trách nhiệm cho hơn một nửa lượng khí thải đó, bởi vì máy bay thường di chuyển quãng đường dài và thải ra khí carbon ở độ cao lớn, làm gia tăng sự nóng lên toàn cầu gấp 4 lần so với lượng khí thải trên mặt đất Những cuộc di cư trong thời chiến cũng tiêu tốn rất nhiều năng lượng Gần đây nhất điển hình là cuộc chiến giữa Nga và Ukraina, khoảng 2 triệu người đã sơ tán khỏi Ukraine bằng xe lửa và xe buýt Khí thải cũng đến từ môi trường xây dựng: từ việc các khu chung cư bị bốc cháy, các đường dây dẫn khí bị hỏng, các kho nhiên liệu và đạn dược bốc khói nghi ngút, cho đến việc người dân chuyển sang sử dụng máy phát điện diesel mỗi khi bị cúp điện Và khi chiến tranh kết thúc, các đội xây dựng sẽ phải bắt đầu công việc dọn dẹp bằng máy móc hạng nặng và việc tái xây dựng sẽ cần đến xi măng và bê tông – những thứ cần sử dụng nhiều carbon để sản xuất.

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

Thực trạng nền chủ nghĩa tư bản hiện nay

Chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển, trình độ xã hội hóa của lực lượng sản xuất sẽ ngày càng cao dẫn đến quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất ngày càng trở nên chật hẹp so với nội dung vật chất ngày càng lớn lên của nó Theo sự phân tích của C.Mác và V.I.Lênin đến một mức nhất định nào đó, quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa sẽ bị phá vỡ và thay thế bằng một quan hệ sở hữu mới đó chính là quan hệ sở hữu xã hội (sở hữu công cộng) về tư liệu sản xuất được xác lập để đáp ứng yêu cầu chủ nghĩa sẽ bị loại bỏ và một phương pháp sản xuất mới - phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa sẽ ra đời và phủ định phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Những điều chỉnh mới của chủ nghĩa tư bản

Tuy nhiên, hiện nay những điều chỉnh mới của chủ nghĩa tư bản đã nói lên rằng, chủ nghĩa tư bản vẫn đang tiếp tục thay đổi linh hoạt để thích ứng trước những biến động, những mâu thuẫn bên trong và bên ngoài nước Những chuyển biến mới của chủ nghĩa tư bản thể hiện ở nhiều phương diện cụ thể là:

- Về quan hệ sở hữu: Ngoài đối tượng sở hữu đã có những thay đổi lớn (từ sở hữu hiện vật sang giá trị), với việc chia nhỏ cổ phần, phát hành cổ phiếu mệnh giá thấp, chủ nghĩa tư bản đã huy động được hàng triệu nguồn vốn nhỏ lẻ, nhàn rỗi trong các tầng lớp nhân dân tập trung thành nguồn lực to lớn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, phần nào làm cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa còn phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tạo “không gian” cho chủ nghĩa tư bản tiếp tục phát triển Sự điều chỉnh về quan hệ sở hữu phần nào “xóa đi” ranh giới giữa nhà tư bản với người lao động, tạm thời dung hòa mâu thuẫn giữa ông chủ và người làm thuê Bởi về mặt hình thức, cả nhà tư bản và người lao động đều có cổ phần và trở thành cổ đông của nhà máy, xí nghiệp nên đều là “ông chủ” - đồng sở hữu, đều “bình đẳng” trước phương án tổ chức quản lý và kết quả sản xuất kinh doanh.

- Về quan hệ tổ chức quản lý sản xuất: Trong chủ nghĩa tư bản đương đại, ta thấy dường như các nhà tư bản tách rời và đứng ngoài quá trình tổ chức quản lý sản xuất.Bằng việc áp dụng những thành tựu khoa học, công nghệ và sử dụng những người lao động có trình độ cao về tổ chức quản lý sản xuất, các nhà tư bản đã từng bước hoàn thiện quy trình sản xuất, đồng thời chọn lựa đưa ra được những phương án kinh doanh tối ưu.Các nhà tư bản không còn trực tiếp hiện diện trong các dây chuyền sản xuất như vai trò của những người “đốc công” Quan hệ trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh dường như chỉ còn lại là quan hệ giữa những người lao động với nhau Có chăng chỉ là sự khác biệt về “sắc áo, lợi ích và thẩm quyền” Mâu thuẫn, xung đột trực diện giữa các nhà tư

- Về quan hệ phân phối: Bên cạnh các hình thức phân phối thông qua giá cả sức lao động, trong chủ nghĩa tư bản đương đại cũng xuất hiện nhiều hình thức phân phối khác đa dạng, phong phú hơn Bao gồm: Điều tiết phân phối giá trị thặng dư thông qua thuế; phân phối thông qua lợi tức cổ phần; trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp xã hội; các hình thức đầu tư cho giáo dục đào tạo; chăm sóc sức khỏe; tăng mức “thưởng và đãi ngộ cho người lao động”… phần nào tạo ra nguồn thu nhập thêm cho người lao động Sự bóc lột của nhà tư bản không còn “đậm nét” như những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX mà thay vào đó là hình ảnh của các nhà tư bản “quan tâm, chăm sóc và sẻ chia” cùng người lao động.

Những điều chỉnh mới này cho chúng ta thấy, trước mắt chủ nghĩa tư bản vẫn sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển mặc dù sự phát triển này không phải vĩnh hằng cũng không phải là vô hạn Vì vậy, phải vững tin rằng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản cuối cùng sẽ thay thế chủ nghĩa tư bản đó là điều tất yếu nhưng cũng đồng thời phải nhận thức đầy đủ về tính lâu dài của quá trình này, cần phải chuẩn bị kỹ càng cho khả năng cùng chung sống, vừa hợp tác vừa có đấu tranh với chủ nghĩa tư bản, phối hợp tham khảo những kinh nghiệm của chủ nghĩa tư bản để xây dựng thành công nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Sự chuyển hóa tất yếu của chủ nghĩa tư bản

Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải nhận thức rằng chủ nghĩa tư bản trong quá trình phát triển của nó vẫn luôn luôn hàm chứa một nhân tố đó là tự hạn chế và tự phủ định do chính mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sinh ra Mặc dù chủ nghĩa tư bản ngày nay đã có sự điều chỉnh nhất định trong quan hệ sở hữu, quản lí và phân phối ở một mức tương đối và sự điều chỉnh này đã một phần nào giảm bớt tính gay gắt của mâu thuẫn, tuy nhiên sau tất cả những điều chỉnh đó vẫn chưa vượt ra khỏi khuôn khổ của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Do đó, mâu thuẫn vẫn không bị thủ tiêu, đối kháng về lợi ích trong quá trình sản xuất vẫn còn đó, mâu thuẫn giai cấp vẫn tồn tại… Không những thế, trong khi mâu thuẫn cơ bản vốn chưa giải quyết được thì lại xuất hiện khăn mới về kinh tế, chính trị, xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau Đặc biệt vào những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, những mâu thuẫn giữa năng lực sản xuất vô hạn với tiêu dùng và khả năng thanh toán hạn chế; mâu thuẫn giữa khả năng sản xuất vô hạn với nguồn tài nguyên hạn chế; mâu thuẫn giữa nhu cầu nhất thể hóa kinh tế quốc tế và lợi ích quốc gia; mâu thuẫn giữa các nước chủ nghĩa tư bản trung tâm với các nước ngoại vi sẽ đồng thời diễn ra tạo ra những khó khăn và thách thức rất lớn đe dọa đến sự tồn vong của chủ nghĩa tư bản.

Tuy có thể đối mặt với nhiều nguy cơ diệt vong nhưng theo như nhận định của C.Mác và V.I.Lênin thì phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ không tự tiêu vong và phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa cũng không tự phát hình thành mà phải được thực hiện thông qua cuộc cách mạng xã hội, trong đó giai cấp có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cuộc cách mạng xã hội này chính là giai cấp công nhân.

CHƯƠNG 5: LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA

Sự liên kết giữa chủ nghĩa tư bản và các lĩnh vực khác của xã hội bao gồm văn hoá, giáo dục, y tế

Sự liên kết giữa chủ nghĩa tư bản và lĩnh vực văn hoá là rất sâu sắc và phức tạp. Chủ nghĩa tư bản là một hệ thống kinh tế dựa trên sự sở hữu tư nhân và hoạt động sản xuất vì mục đích lợi nhuận, do đó nó đã ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng văn hoá của con người.

Một trong những sự ảnh hưởng đáng kể nhất của chủ nghĩa tư bản đến lĩnh vực văn hoá là sự phát triển của công nghiệp giải trí và tiêu dùng văn hoá Các sản phẩm văn hoá rộng rãi để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của đại chúng Tuy nhiên, văn hoá tiêu dùng này thường bị chi phối bởi các công ty đa quốc gia và sự cạnh tranh giữa các công ty này thường dẫn đến việc phân chia và phân tán các sản phẩm văn hóa đến từ các quốc gia khác nhau.

Các công ty sản xuất phim, âm nhạc, truyền thông và xuất bản sách thường đặt nặng vào khía cạnh thương mại và lợi nhuận Điều này dẫn đến việc họ tập trung vào việc sản xuất các sản phẩm văn hoá có tính thương mại cao và không quan tâm đến việc đưa ra các sản phẩm có giá trị nghệ thuật hoặc văn hóa thực sự Sự cạnh tranh trong ngành công nghiệp giải trí cũng dẫn đến sự bị chi phối bởi những sản phẩm "an toàn" và "được xác định trước" hơn là đầu tư vào những sản phẩm có tính sáng tạo và đột phá.

Ngoài ra, sự phát triển của công nghiệp văn hoá cũng dẫn đến sự thay đổi của nền văn hóa và giá trị xã hội Những sản phẩm văn hoá được sản xuất và tiêu dùng trong xã hội ảnh hưởng đến quan điểm của con người về thế giới xung quanh họ Nếu các sản phẩm văn hoá đang được sản xuất và tiêu thụ chủ yếu tập trung vào việc giúp người tiêu dùng Tuy nhiên, văn hoá tiêu dùng này thường bị chi phối bởi các công ty đa quốc gia và sự cạnh tranh giữa các công ty này thường dẫn đến việc phân chia và phân tán các sản phẩm văn hóa đến từ các quốc gia khác nhau.

Một trong những ảnh hưởng đáng kể nhất của chủ nghĩa tư bản đến giáo dục là việc biến giáo dục trở thành một mặt hàng thương mại Giáo dục trở thành một ngành công nghiệp lớn, với sự cạnh tranh giữa các trường học và các tổ chức giáo dục để thu hút học sinh và sinh viên Do đó, giáo dục bị áp đặt các giá trị thương mại, điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và sự tiếp cận của học sinh và sinh viên đối với nó.

Ngoài ra, chủ nghĩa tư bản cũng ảnh hưởng đến nội dung và phương pháp giảng dạy trong giáo dục Các học sinh và sinh viên được đào tạo để trở thành những công dân cần thiết cho việc tiếp tục phát triển kinh tế của xã hội, thay vì được trang bị kiến thức và kỹ năng để phát triển bản thân và đóng góp cho cộng đồng Nhiều lần, giáo dục được coi là công cụ để đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp và công ty, và không phải để thúc

Sự liên kết giữa chủ nghĩa tư bản và giáo dục cũng có thể dẫn đến sự chênh lệch xã hội trong việc tiếp cận giáo dục Giáo dục tư nhân thường yêu cầu một khoản phí đáng kể, và do đó nó có thể gây ra sự chênh lệch giữa các gia đình giàu và nghèo trong việc tiếp cận giáo dục Những gia đình giàu có có thể đưa con em mình đi học ở các trường tư nhân tốt nhất và đắt nhất, trong khi những gia đình nghèo có thể không có đủ tiền để đưa con em mình đi học.

Tuy giáo dục bị ảnh hưởng sâu sắc bởi chủ nghĩa tư bản Hệ thống giáo dục phổ thông hiện nay phụ thuộc vào sự đầu tư của các doanh nghiệp và công ty Ngoài ra, các trường đại học cũng phụ thuộc vào việc hợp tác với các doanh nghiệp để cung cấp các khóa học và nghiên cứu Tuy nhiên, sự phụ thuộc này cũng dẫn đến những bất cập như hạn chế sự đa dạng và tự do trong giáo dục.

Y tế trở thành một ngành công nghiệp lớn, với sự cạnh tranh giữa các bệnh viện, phòng khám và các tổ chức y tế khác để thu hút khách hàng Điều này có thể dẫn đến tình trạng các dịch vụ y tế chỉ được cung cấp cho những người có đủ khả năng tài chính, trong khi những người nghèo không thể tiếp cận được.

Chủ nghĩa tư bản cũng ảnh hưởng đến nội dung và chất lượng của dịch vụ y tế. Doanh nghiệp y tế tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ y tế có lợi nhuận cao, thay vì việc cung cấp các dịch vụ y tế cần thiết cho cộng đồng Điều này có thể dẫn đến sự thiếu hụt các dịch vụ y tế cơ bản cho những người nghèo và những người sống ở các khu vực xa xôi.

Ngoài ra, chủ nghĩa tư bản cũng ảnh hưởng đến quyết định chính sách y tế Chính sách y tế thường được quyết định bởi chính phủ, và các chính sách này thường được ảnh hưởng bởi các doanh nghiệp y tế và những người giàu có Các doanh nghiệp y tế có thể áp đặt ý kiến của mình lên chính phủ để đảm bảo rằng chính sách y tế đưa ra sẽ có lợi cho doanh nghiệp của họ, thay vì lợi ích chung của cộng đồng.

Tóm lại, sự liên kết giữa chủ nghĩa tư bản và lĩnh vực y tế có thể dẫn đến sự chênh lệch trong việc tiếp cận dịch vụ y tế, ảnh hưởng đến chất lượng và nội dung của dịch vụ.

Các hệ quả của sự phát triển chủ nghĩa tư bản đối với cuộc sống của con người

Sự phát triển chủ nghĩa tư bản đã có những hệ quả lớn đối với cuộc sống của con người, bao gồm những khía cạnh kinh tế, xã hội, văn hoá và môi trường Dưới đây là một số hệ quả chính của sự phát triển chủ nghĩa tư bản đối với cuộc sống của con người:

- Sự chênh lệch giàu nghèo: Sự phát triển chủ nghĩa tư bản đã tạo ra sự chênh lệch giàu nghèo giữa các quốc gia và bên trong các quốc gia Các nước giàu có có thể tận dụng tốt hơn các cơ hội kinh doanh và đầu tư, trong khi các nước nghèo hơn thường bị bỏ lại phía sau và khó có thể phát triển Các khoảng cách giàu nghèo cũng tồn tại trong nội bộ các quốc gia, khiến cho những người giàu có trở nên giàu hơn và những người nghèo khó trở nên nghèo hơn.

- Sự tăng trưởng kinh tế: Sự phát triển chủ nghĩa tư bản đã tạo ra sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu, giúp cho nhiều quốc gia phát triển và cải thiện đời sống của người dân Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng cường sự cạnh tranh giữa các quốc gia và các doanh nghiệp, dẫn đến áp lực lớn đối với những người lao động và tình trạng thất nghiệp.

- Thay đổi về văn hoá: Sự phát triển chủ nghĩa tư bản đã góp phần thay đổi về văn hoá của các quốc gia trên toàn thế giới Các giá trị về tiền bạc, thành công và sự tiến bộ đã trở thành mục tiêu quan trọng hơn là những giá trị về gia đình, cộng đồng và truyền thống Sự thay đổi về văn hoá này có thể góp phần định hình lại nhận thức và hành vi của con người, gây ra những tác động tích cực và tiêu cực đối với cuộc sống.

- Ảnh hưởng đến môi trường: Sự phát triển chủ nghĩa tư bản đã góp phần vào quá trình độc chiếm tài nguyên, ô nhiễm môi trường và sự suy thoái của hệ sinh thái Việc sản xuất hàng hóa, tiêu thụ năng lượng và sử dụng tài nguyên thiên nhiên đã gây ra sự tiêu thụ và lãng phí tài nguyên, tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người.

- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Sự phát triển chủ nghĩa tư bản cũng đã góp phần đến các vấn đề về sức khỏe của con người Sự cạnh tranh gay gắt trong kinh doanh đã dẫn đến sự tăng cường áp lực và căng thẳng trong công việc, góp phần gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm lý Ngoài ra, việc sản xuất hàng hóa và sử dụng hóa chất đã gây ra các vấn đề về ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

- Sự biến đổi xã hội: Sự phát triển chủ nghĩa tư bản đã góp phần đến sự biến đổi xã hội, thay đổi cách mà con người tương tác với nhau Sự phát triển của công nghệ thông tin đã mở ra cánh cửa cho các loại hình kinh doanh mới và cách thức tương tác xã hội mới Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc con người càng xa cách và cô đơn hơn trong thế giới hiện đại.

Tóm lại, sự phát triển chủ nghĩa tư bản đã có những hệ quả lớn đối với cuộc sống của con người, bao gồm sự chênh lệch giàu nghèo, tăng trưởng kinh tế, thay đổi về văn hoá, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người, cũng như sự biến đổi xã hội Việc hiểu rõ những hệ quả này có thể giúp chúng ta đối mặt và giải quyết những thách thức đang đối diện trong thế giới hiện đại.

Những giải pháp để đảm bảo sự bền vững của sự phát triển chủ nghĩa tư bản (giáo dục, bảo vệ môi trường, giải quyết bất bình đẳng của xã hội)

- Giáo dục: được coi là một trong những cách quan trọng nhất để đảm bảo sự bền vững của sự phát triển chủ nghĩa tư bản Giáo dục không chỉ giúp con người có kiến thức và kỹ năng cần thiết để tham gia vào nền kinh tế hiện đại mà còn giúp họ hiểu rõ hơn về những hệ quả của sự phát triển không bền vững, những vấn đề xã hội và môi trường hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp hợp lý cho các vấn đề này Vì vậy, nên đầu tư vào giáo dục để cải thiện chất lượng giáo dục, nâng cao trình độ, kiến thức và kỹ năng của người dân.

- Bảo vệ môi trường: là một trong những giải pháp quan trọng nhất để đảm bảo sự bền vững của sự phát triển chủ nghĩa tư bản Chúng ta cần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu khí thải, tạo ra sản phẩm đồng thời tiết kiệm năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo và các công nghệ xanh khác Chính phủ cần đầu tư vào các dự án có

- Giải quyết bất bình đẳng xã hội: Bất bình đẳng xã hội là một trong những thách thức lớn nhất đối với sự phát triển bền vững của chủ nghĩa tư bản Việc giải quyết bất bình đẳng xã hội đòi hỏi sự hợp tác giữa chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và người dân Để giải quyết vấn đề này, cần tăng cường sự công bằng xã hội, đưa ra chính sách đầu tư vào các khu vực có hoàn cảnh khó khăn và đưa ra các chương trình hỗ trợ cho các đối tượng như trẻ em, phụ nữ và người già.

Những giải pháp trên không chỉ giúp đảm bảo sự phát triển bền vững của chủ nghĩa tư bản mà còn giúp đưa con người đến một cuộc sống tốt hơn

Ngày đăng: 28/04/2024, 17:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w