Theo quan điểm của C.Mác: “ Cái xã hội mà chúng ta nói ở đây không phải là một xã hội cộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên cơ sở của chính nó, mà trái lại là một xã hội cộng sản chủ ngh
Trang 1ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA CHÍNH TRỊ - QPAN - GDTC
*****
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Câu hỏi tiểu luận: “Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về tính tất yếu và đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội? Từ đó liên hệ vấn đề này ở Việt Nam hiện nay đồng thời phân tích những phương hướng do Đảng ta đề ra trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội?”
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Khánh Duy
Mã sinh viên: 71DCOT21099 Lớp: 71DCOT25
Khóa: K71 Giảng viên:
HÀ NỘI – 2022
Trang 2Mục lục
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
I Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về tính tất yếu và đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 3
1 Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 3
2 Đặc điểm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa XH 7
II Liên hệ thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay 9
1 Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 9
2 Phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay 11 KẾT LUẬN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 3MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa xã hội được coi là một chế độ xã hội tốt đẹp, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa
Theo quan điểm của C.Mác: “ Cái xã hội mà chúng ta nói ở đây không phải là một xã hội cộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên cơ sở của chính nó, mà trái lại là một
xã hội cộng sản chủ nghĩa vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa, do đó là một xã hội về mọi phương diện - kinh tế, đạo đức, tinh thần - còn mang những dấu vết của xã hội cũ mà nó đã lọt lòng ra” Đồng thời, C.Mác cũng cho rằng “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội này sang xã hội kia Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”
Từ quan điểm trên, ta có thể thấy, thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình mang tính tất yếu và cần thiết đối với bất kì quốc gia nào đang trong quá trình phát triển Chính vì thế, việc nghiên cứu về thời ký quá độ lên chủ nghĩa xã hội
là vô cùng cần thiết và rất cần được quan tâm, chú trọng
Chính vì vậy, em xin chọn câu hỏi: “ Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về tính tất yếu và đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội? Từ đó liên hệ vấn đề này ở Việt Nam hiện nay đồng thời phân tích những phương hướng do Đảng ta đề ra trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?”
Trang 4NỘI DUNG
I Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về tính tất yếu và đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
1 Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
C Mác khẳng định: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa
là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội này sang xã hội kia Thích ứng với thời kỳ
ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”
Thứ nhất, Theo V.I Lênin tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
là do đặc điểm ra đời phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa và cách mạng vô sản quy định Chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội khác nhau về bản chất
Chủ nghĩa tư bản được xây dựng dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, trong đó hình thái kinh tế xã hội tư bản còn tồn tại áp bức bóc lột bất công, đối kháng giai cấp (mâu thuẫn cơ bản chủ yếu về mặt chính trị giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản)
Chủ nghĩa xã hội được xây dựng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, tồn tại dưới hai hình thức là nhà nước và tập thể, đã xóa bỏ tình trạng áp bức bóc lột bất công, không còn đối kháng giai cấp
Mục đích của chủ nghĩa xã hội là xóa bỏ chế độ người bóc lột bất công, không còn đối kháng giai cấp Tước quyền sở hữu của giai cấp địa chủ và giai cấp tư sản ngay lập tức là điều không thể Hơn thế nữa, chỉ riêng việc tước đoạt quyền sở hữu cũng chưa giải quyết được vấn đề, mà còn phải thay thế sự quản lý của giai cấp bóc lột bằng sự quản lý khác do giai cấp công nhân đảm nhiệm
Với những thuộc tính cơ bản trên, buộc phải trải qua thời kỳ quá độ thì những điều đó mới được xây dựng Đồng thời, thời kỳ quá độ đem lại những kết quả tích cực
từ chủ nghĩa xã hội Bởi vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, từ chủ nghĩa
tư bản lên chủ nghĩa xã hội tất yếu phải trải qua thời kỳ quá độ Thời kỳ xây dựng những tiền đề vật chất kĩ thuật, đời sống vật chất - tinh thần, kinh tế chính trị, văn hóa
tư tưởng xã hội để cho chủ nghĩa xã hội ra đời
Trang 5Thứ hai, chủ nghĩa tư bản tạo ra cơ sở vật chất – kỹ thuật nhất định cho chủ
nghĩa xã hội, nhưng để cơ sở vật chất – kỹ thuật đó phục vụ cho chủ nghĩa xã hội cần phải có thời gian tổ chức, sắp xếp lại Và thời gian đó chính là thời kỳ quá độ
Nền sản xuất đại công nghiệp với trình độ khoa học kỹ thuật cao đưa năng suất lao động lên cao, tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội, đảm bảo đáp ứng những nhu cầu vật chất và văn hóa của nhân dân, không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội cho toàn dân Nền đại công nghiệp đó phát triển trên cơ sở khoa học - công nghệ,
là hiện thân và là yếu tố tạo nên lực lượng sản xuất hiện đại
Chính sự phát triển của chủ nghĩa tư bản tạo ra cơ sở vật chất – kĩ thuật nhất định cho chủ nghĩa xã hội Nền đại công nghiệp mang lại lợi ích chủ yếu cho giai cấp nắm giữ những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội – giai cấp tư sản Để cơ sở vật chất phục vụ cho chủ nghĩa xã hội, mang lại lợi ích cho người lao động, quần chúng nhân dân thì giai cấp công nhân cần phải có thời gian tổ chức lại
Những nước chưa trải qua chủ nghĩa tư bản tiến lên xã hội chủ nghĩa cần có một thời gian dài để tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa (trong đó có Việt Nam) Bởi giai cấp công nhân , nhân dân lao động phải thực hiện những nhiệm vụ mà đáng
lẽ những nhiệm vụ đó phải thuộc về giai cấp tư sản,chủ nghĩa tư bản
Thứ ba, các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không thể tự phát ra đời trong
lòng chủ nghĩa tư bản ( quan hệ xã hội giai cấp, quan hệ dân tộc , kinh tế chính trị ,
…) Các quan hệ xã hội đó là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo chủ nghĩa xã hội Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản mới chỉ tạo ra những điều kiện, tiền đề vật chất cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội
Quan hệ xã hội của chủ nghĩa gồm có ba quan hệ: sở hữu, tổ chức, quản lý phân phối Quan hệ sở hữu dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, không thể tự sinh
ra trong chủ nghĩa tư bản Bản chất của chủ nghĩa tư bản là dựa trên chế độ chiếm hữu
tư nhân – tư hữu, chủ nghĩa xã hội dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất Quan hệ xã hội con người là quan hệ bình đẳng, công bằng, tự do Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản có sự tác động rất lớn của quần chúng nhân dân lao động trong chủ nghĩa tư bản, từ sức ép của chủ nghĩa xã hội ,buộc chủ nghĩa tư bản phải thay đổi Điều đó có lợi cho người lao động
Trang 6Chủ nghĩa tư bản dưới hình thức hiện đại nhất của nó là chủ nghĩa tự do mới, đã
bị phê phán quyết liệt ngay từ bên trong và ở quy mô toàn cầu Đảng ta từng khẳng định: “Chủ nghĩa tư bản vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản,nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc Khủng hoảng kinh
tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động các nước sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản”
Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử phát triển và thay thế các phương thức sản xuất, nhưng không phải phương thức sản xuất này kết thúc hoàn toàn rồi mới ra đời phương thức sản xuất khác Giữa phương thức sản xuất cũ và phương thức sản xuất mới sẽ thay thế nó bao giờ cũng có một thời kỳ quá độ, mà ở đó kết cấu kinh tế - xã hội cũ bị suy thoái dần, kết cấu kinh tế - xã hội mới ra đời, lớn mạnh dần
và tiến tới giữ địa vị thống trị
Sở dĩ nói thời đại ngày nay là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới là gì, thực tiễn lịch sử cho thấy, từ khi cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười thành công ở nước Nga năm 191, nhân loại đã thực sự bước vào một giai đoạn phát triển mới – giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội Hiện nay, mặc dù hệ thống chủ nghĩa xã hội thế giới đã bị sụp đổ, phong trào xã hội chủ nghĩa nhìn chung đang trong giai đoạn thoái trào " nhưng một số nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, trong đó
có Việt Nam, vẫn kiên định mục tiêu, lý tưởng, tiến hành cải cách, đổi mới, giành được những thắng lợi to lớn, tiếp tục trỗi dậy, phát triển mạnh mẽ; phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có những bước phục hồi Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển nhưng về bản chất vẫn là chế độ áp bức bóc lột và bất công Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản"
Trang 7Độ dài của thời kỳ quá độ bao giờ cũng bị quy định bởi đặc trưng văn hóa và xuất phát điểm khi bước vào thời kỳ quá độ của mỗi quốc gia cụ thể, V.I Lênin cho rằng, cần phải có một thời kỳ quá độ khá dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội Ông còn nói cụ thể hơn: " tất yếu phải có một thời kỳ quá độ lâu dài và phức tạp từ
xã hội tư bản chủ nghĩa (xã hội đó càng ít phát triển, thì thời kỳ đó càng dài) tiến lên
xã hội cộng sản chủ nghĩa" Như vậy theo V.I Lênin, bản thân những nước có điểm xuất phát khi bước vào thời kỳ quá độ là từ chủ nghĩa tư bản đã cần phải có độ dài của thời kỳ quá độ là khá lâu dài thì đối với những nước có điểm xuất phát thấp hơn chủ nghĩa tư bản - tiền tư bản chủ nghĩa, thì càng chắc chắn rằng sẽ có thời kỳ quá độ còn phải lâu dài hơn gấp nhiều lần Bởi lẽ, về mặt khách quan, chủ nghĩa xã hội ra đời trên
cơ sở của sự phát triển chủ nghĩa tư bản; hay nói cách khác, trong quá trình phát triển mạnh mẽ của mình, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra tiền đề hiện thực (cả về vật chất và tinh thần) cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội Đó không chỉ là sự phát triển của lực lượng sản xuất, của quan hệ sản xuất, nền đại công nghiệp, phương pháp quản lý, tổ chức sản xuất và xã hội mà còn cả sự phát triển toàn diện của văn hóa, xã hội và con người
Đó chính là tiền đề hiện thực của sự ra đời của xã hội mới - xã hội chủ nghĩa
Thứ tư, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công việc khó khăn, phức
tạp và mới mẻ, phải cần có thời gian để giai cấp công nhân từng bước làm quen với những công việc đó
Thời kỳ quá độ là thời kỳ lịch sử mà bất cứ một quốc gia nào đi lên chủ nghĩa xã hội cũng đều phải trải qua, ngay cả đối với những nước đã có nền kinh tế rất phát triển Bởi lẽ, ở các nước này tuy lực lượng sản xuất đã phát triển cao, nhưng vẫn còn cần phải cải tạo và xây dựng quan hệ sản xuất mới, xây dựng nền văn hóa mới Đối với những nước thuộc loại này, có nhiều thuận lợi hơn, do vậy thời kỳ quá độ có thể
sẽ diễn ra ngắn hơn
Đối với nước ta, từ một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa thì càng phải trải qua thời kỳ quá độ lâu dài.V.I Lênin từng nói “Chúng ta biết rằng việc chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là cuộc đấu tranh vô cùng khó khăn Nhưng chúng ta sẵn sàng chịu hàng nghìn khó khăn, thực hiện hàng nghìn lần thử, và, khi chúng ta đã thực hiện được một nghìn lần thử rồi, thì chúng ta sẽ thực hiện các lần thử thứ một nghìn lẻ một.”
Trang 8Chưa trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa cũng có nghĩa là chưa có đầy
đủ cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở xã hội và con người để tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách nhanh chóng và vững chắc Tuy nhiên, đối với những nước chưa trải qua quá trình phát triển chủ nghĩa tư bản thì, muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, nhất thiết phải thực hiện thời kỳ quá độ một cách lâu dài với những bước đi thích hợp và với một khối lượng công việc to lớn bao gồm trong đó không chi những nội dung cơ bản của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mà hơn thế, còn phải đồng thời đạt được cả những thành tựu căn bản mà chủ nghĩa tư bản phải mất hàng trăm năm mới có được
C Mác cho rằng thời kì này bao gồm những cơn đau đẻ kéo dài có nghĩa là tiến trình quá độ không dễ dàng, nhanh chóng và có thể phải trải qua nhiều khúc quanh; những quãng cách mới đi đến kết quả cuối cùng Điều đó cũng được Lênin khẳng định rằng: Trong thời kỳ quá độ, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội có khi phải “ làm lại nhiều lần" mới xong và trong thực tế diễn biến của tiến trình quá độ trong gần chín mươi năm qua với những thất bại thăng trầm cũng đã chứng minh điều đó Như vậy, chắc chắn thời kỳ quá độ không chỉ vô cùng khó khăn, phức tạp mà còn là một giai đoạn phát triển rất lâu dài đối với những nước theo con đường xã hội chủ nghĩa
Quán triệt và vận dụng, phát triển sáng tạo những lý của chủ nghĩa Mác- Lênin, trong thời đại ngay nay, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, chúng ta có thể khẳng định: Với lợi thế của thời đại, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, các nước lạc hậu, sau khi giành được chính quyền, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản có thể tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
2 Đặc điểm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa XH
Thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng
từ xã hội tiền tư bản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa sang xã hội xã hội chủ nghĩa Xã hội của thời kỳ quá độ là xã hội có sự đan xen của nhiều tàn dư về mọi phương diện kinh tế, đạo đức, tinh thần của chủ nghĩa tư bản và những yếu tố mới mang tính chất
xã hội chủ nghĩa của chủ nghĩa xã hội mới phát sinh chưa phải là chủ nghĩa xã hội đã phát triển trên cơ sở của chính nó
Trang 9Về nội dung, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải tạo cách mạng sâu
sắc, triệt để xã hội tư bản chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực, kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội, xây dựng từng bước cơ sở vật chất- kỹ thuật và đời sống tinh thần của chủ nghĩa xã hội Đó là thời kỳ lâu dài, gian khổ bắt đầu từ khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền đến khi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
Có thể khái quát những đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội như sau:
Trên lĩnh vực kinh tế:
Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, về phương diện kinh tế, tất yếu tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có thành phần đối lập Đề cập tới đặc trưng này, V.I.Lênin cho rằng: “Vậy thì danh từ quá độ có nghĩa là gì? Vận dụng vào kinh tế, có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành phần, những
bộ phận, những mảnh của cả chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội không? Bất cứ ai cũng thừa nhận là có Song không phải mỗi người thừa nhận điểm ấy đều suy nghĩ xem các thành phần của kết cấu kinh tế- xã hội khác nhau hiện có ở Nga, chính là như thế nào? Mà tất cả then chốt của vấn đề lại chính là ở đó”3 Tương ứng với nước Nga, V.I Lênin cho rằng thời kỳ quá độ tồn tại 5 thành phần kinh tế: Kinh tế gia trưởng; kinh tế hàng hóa nhỏ; kinh tế tư bản; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế xã hội chủ nghĩa
Trên lĩnh vực chính trị
Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội về phương diện chính trị, là việc thiết lập, tăng cường chuyên chính vô sản mà thực chất của nó là việc giai cấp công nhân nắm và sử dụng quyền lực nhà nước trấn áp giai cấp tư sản, tiến hành xây dựng một xã hội không giai cấp Đây là sự thống trị về chính trị của giai cấp công nhân với chức năng thực hiện dân chủ đối với nhân dân, tổ chức xây dựng và bảo vệ chế độ mới, chuyên chính với những phần tử thù địch, chống lại nhân dân; là tiếp tục cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản đã chiến thắng nhưng chưa phải đã toàn thắng với giai cấp tư sản đã thất bại nhưng chưa phải thất bại hoàn toàn Cuộc đấu tranh diễn ra trong điều kiện mới- giai cấp công nhân đã trở thành giai cấp cầm quyền, với nội dung mới- xây dựng toàn diện xã hội mới, trọng tâm là xây dựng nhà nước có tính kinh tế, và hình thức mới- cơ bản là hòa bình tổ chức xây dựng
Trang 10Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa
Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều tư tưởng khác nhau, chủ yếu là tư tưởng vô sản và tư tưởng tư sản Giai cấp công nhân thông qua đội tiền phong của mình là Đảng Cộng sản từng bước xây dựng văn hóa vô sản, nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa, tiếp thu giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, bảo đảm đáp ứng nhu cầu văn hóa- tinh thần ngày càng tăng của nhân dân
Trên lĩnh vực xã hội
Do kết cấu của nền kinh tế nhiều thành phần qui định nên trong thời kỳ quá độ còn tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp và sự khác biệt giữa các giai cấp tầng lớp xã hội, các giai cấp, tầng lớp vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau Trong xã hội của thời kỳ quá độ còn tồn tại sự khác biệt giữa nông thôn, thành thị, giữa lao động trí óc và lao động chân tay Bởi vậy, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, về phương diện xã hội là thời kỳ đấu tranh giai cấp chống áp bức, bất công, xóa bỏ tệ nạn
xã hội và những tàn dư của xã hội cũ để lại, thiết lập công bằng xã hội trên cơ sở thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động là chủ đạo
II Liên hệ thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
1 Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1954 ở miền Bắc và từ sau năm 1975 - khi đất nước đã hoàn toàn độc lập và thống nhất, thì cả nước cùng tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, cùng quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một thời kỳ lịch sử mà: "nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hoá và khoa học tiên tiến Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài" (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.10, tr 13)