PHẦN: MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của nghiên cứu: Trước thế kỉ XIX, khi chưa ra đời chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhiều khái niệm về chân lý xuất phát từ triết học duy tâm đã xuất hiện trong
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE
BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN
ĐỀ 8: PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ CHÂN LÝ MỘT NỬA SỰ THẬT CÓ PHẢI LÀ SỰ THẬT KHÔNG? LIÊN HỆ THỰC TIỄN (QUẢNG CÁO, QUẢN TRỊ, KINH DOANH, )
Họ và tên sinh viên: Phạm Vũ Linh Hoa
Mã sinh viên: 11234630 Lớp: Quản trị nhân lực CLC K65
Hà Nội, 2023
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
PHẦN: MỞ ĐẦU 3
Tính cấp thiết của nghiên cứu: 3
Mục đích nghiên cứu: 4
PHẦN: NỘI DUNG 5
QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ CHÂN LÝ MỘT NỬA SỰ THẬT CÓ PHẢI LÀ SỰ THẬT KHÔNG? 5
A Những kiến thức liên quan 5
1 Quan niệm của triết học Mác – Lênin về chân lý 5
2 Chân lý và vai trò của chân lý đối với thực tiễn 7
2.1 Các tính chất của chân lý 7
a Tính khách quan 7
b Tính tương đối và tính tuyệt đối 8
c Tính cụ thể 11
2.2 Vai trò của chân lý đối với thực tiễn 13
3 Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý 14
B Một nửa sự thật không phải là sự thật 16
1 Trả lời cho câu hỏi “Một nửa sự thật có là sự thật hay không?” 16
2 Ý nghĩa 19
LỜI CẢM ƠN 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 3PHẦN: MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của nghiên cứu:
Trước thế kỉ XIX, khi chưa ra đời chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhiều khái niệm về chân lý xuất phát từ triết học duy tâm đã xuất hiện trong thế giới triết học, trong đó chân lý được cho là khách quan, vĩnh cửu, bất biến và tồn tại độc lập với ý thức con người
Sở dĩ quan niệm về chân lý thời kỳ trước mang tính duy tâm do phần lớn
bị ảnh hưởng bởi điều kiện lịch sử, kinh tế - xã hội Xã hội có giai cấp và bị thống trị bởi giai cấp tư sản với những tư tưởng duy tâm và siêu hình Họ bảo thủ và quan niệm rằng thế giới do một lực lượng siêu nhiên nào đó tạo ra, chứ không phải do vật chất tự nhiên sinh ra, khiến cho chân lý là tuyệt đối và không thể thay đổi vì nhận thức của con người là trực tiếp, không cần thông qua thực tiễn Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, khoa học - kĩ thuật đã có những bước nhảy vọt nhanh chóng, trong khi nhận thức của con người lại không theo kịp, dẫn đến sự trì trệ, bảo thủ trong tư tưởng của giai cấp tư sản Ngoài ra, chính bởi giai cấp tư sản đạt được lợi ích trong việc duy trì trật tự xã hội tư bản chủ nghĩa, họ luôn tìm cách hạn chế sự phát triển của tư tưởng tiến bộ, khiến cho
sự tự do của tư tưởng cũng bị hạn chế, trong đó có quan niệm về chân lý Vì những lý do trên, chân lý trước Mác mang nặng tính trực quan, siêu hình, máy móc, chưa được đặt trong mối quan hệ với thực tiễn
Những năm 40 thế kỷ XIX, cùng với xuất hiện của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quan niệm về chân lý của Mác - Lênin ra đời đã khắc phục những hạn chế của quan niệm trước đó, trở thành một trong những quan điểm triết học nổi tiếng nhất, có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của khoa học và xã hội, trong đó, chân lý là sự phù hợp giữa nhận thức với khách thể, là sự phản ánh đúng đắn khách thể trong nhận thức Việc nghiên cứu quan điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của con người về chân lý, góp phần xây dựng thế
Trang 4giới quan khoa học, cách mạng, góp phần giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội mới, xã hội cộng sản
Mục đích nghiên cứu:
Việc nghiên cứu đề tài giúp tôi củng cố thêm kiến thức của bản thân, tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về bộ môn Triết học mà chưa nắm rõ, chưa biết đến Đặc biệt, mục đích của đề tài là giúp tôi có thể nắm rõ hơn về quan điểm của Triết học
về chân lý và ý kiến một nửa sự thật của phải sự thật hay không? Từ đó trả lời được câu hỏi Một nửa sự thật có phải sự thật hay không? và Liên hệ thực tiễn đến các nhóm ngành Quảng cáo, Kinh doanh, Quản trị, Đồng thời, qua việc tìm hiểu nội dung đề tài sẽ rất giúp ích cho việc học tập và xã hội, cung cấp thêm nhiều kiến thức cần thiết cho tôi ở hiện tại cũng như tương lai sau này Chính vì vậy bài tiểu luận này sẽ tập trung vào các vấn đề chính, trình bày kiến thức về:
• Quan niệm của triết học Mác – Lênin về chân lý
• Chân lý và vai trò của chân lý đối với thực tiễn
• Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
Trang 5PHẦN: NỘI DUNG QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ CHÂN LÝ MỘT NỬA
SỰ THẬT CÓ PHẢI LÀ SỰ THẬT KHÔNG?
Trong cuốn Sein und Zeit, vấn đề chân lý được đề ra và giải quyết dưới ánhsáng những khám phá các đặc trưng bản hữu của Dasein Chân lý được “suy diễn” và từ trong những cách thể sống của con người Nếu người là dự phóng và
dự phóng là Dasein thì, trước khi nói đến ý niệm về chân lý, Dasein vốn dĩ đã ở trong chân lý rồi, Chân lý là cái gì được khám phá, hay nói cho đúng, chính là Hữu được khám phá, Hữu được phơi bày Chân lý là aletheia nghĩa là không dấu
ẩn (non-dissimulation) Như vậy chân lý là một phương diện của Hữu-đó Nói kiểu khác, Dasein là hữu khám phá ra Hữu như là chân lý Mà, như đã nói, hữu chân lý được thấy trong các bản hữu của Dasein, nên các bản hữu ấy là điều kiện của mọi chân lý
A Những kiến thức liên quan
1 Quan niệm của triết học Mác – Lênin về chân lý
Chân lý là tri thức, là sản phẩm của quá trình nhận thức của con người, là
kết quả của quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào trong tư duy của con người Tri thức có thể được chia thành nhiều loại khác nhau, như tri thức khoa học, tri thức thông thường, tri thức tôn giáo, Tuy nhiên, chỉ có tri thức khoa học mới có thể được coi là chân lý Tri thức khoa học là tri thức được xây dựng trên
cơ sở của phương pháp khoa học, được kiểm nghiệm và chứng minh bằng thực tiễn
Bên cạnh đó, chân lý là tri thức phản ánh đúng hiện thực khách quan Thực
tế khách quan là cái tồn tại độc lập với ý thức của con người, là cái không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người Tri thức chỉ có thể được coi là chân
lý khi nó phản ánh đúng bản chất, quy luật của hiện thực khách quan Tri thức phản ánh sai hiện thực khách quan thì không phải là chân lý
Trang 6Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, tức chân lý chỉ đúng khi nó được thực tiễn kiểm nghiệm và chứng minh Thực tiễn là hoạt động của con người tác động vào thế giới khách quan nhằm cải tạo thế giới Trong quá trình thực tiễn, nếu tri thức được áp dụng vào thực tế và đem lại kết quả như dự kiến thì tri thức đó là chân lý Quan niệm này có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức luận Nó đòi hỏi con người phải luôn có ý thức học hỏi, nâng cao tri thức, không ngừng khám phá thực tế khách quan
Ngoài ra, nhận thức chân lý cũng phải là một quá trình Có thể hiểu theo hai nghĩa cơ bản:
Thứ nhất, chân lý là quá trình nhận thức của con người Thực tế khách quan
là vô cùng phong phú, phức tạp và luôn vận động, biến đổi Con người không thể lĩnh hội được thực tế khách quan một cách trọn vẹn, ngay tức thì Quá trình nhận thức của con người là quá trình tìm hiểu, khám phá thực tế khách quan, là quá trình phát triển không ngừng từ nhận thức chưa đầy đủ, chưa chính xác đến nhận thức ngày càng đầy đủ, chính xác hơn
Thứ hai, chân lý là quá trình phát triển của tri thức khoa học Tri thức khoa
học là sản phẩm của quá trình nhận thức của con người Trong quá trình nhận thức, con người không ngừng phát hiện ra những cái mới, cái chưa biết, làm cho tri thức khoa học ngày càng phong phú, hoàn thiện hơn Chân lý khoa học cũng
vì vậy mà không ngừng phát triển
Tóm tắt lại, theo quan điểm triết học Mác-Lênin, chân lý là tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm Chân lý phải được hiểu như một quá trình, bởi lẽ bản thân sự vật có quá trình vận động, biến đổi, phát triển và sự nhận thức về nó cũng phải được vận động, biến đổi, phát triển
Trang 72 Chân lý và vai trò của chân lý đối với thực tiễn
2.1 Các tính chất của chân lý
a Tính khách quan
V.I Lênin nhấn mạnh: “Thừa nhận chân lý khách quan, tức là chân lý không phụ thuộc vào con người và loài người”, chỉ phụ thuộc vào thực tại khách quan
Ta cần phải hiểu rằng, chân lý là tri thức không phải hiện thực khách quan Những tri thức này phản ánh đúng hiện thực khách quan (các sự vật, vật chất tồn tại độc lập với ý thức của con người) và được thực tế kiểm nghiệm là đúng Chân
lý vốn không phụ thuộc vào con người, bởi chân lý là các sự thật hiển nhiên và đúng đắn mà con người tìm ra Do đó trên thực tế, con người đang khám phá để tìm hiểu các kiến thức chứ không sáng tạo ra chân lý
Ví dụ:
Claudius Ptolemaeus - Một nhà thiên văn học Hy Lạp sống vào thế kỷ thứ
2 sau Công nguyên cho ra đời Thuyết địa tâm của Ptolemy, cho rằng Trái đất là trung tâm của vũ trụ, và các thiên thể khác quay quanh Trái đất theo các quỹ đạo tròn Thuyết địa tâm này được chấp nhận rộng rãi trong thế giới phương Tây trong
suốt thời kỳ Trung Cổ
Tuy nhiên, năm 1543, nhà thiên văn học Ba Lan Nicolaus Copernicus đã công bố thuyết nhật tâm, cho rằng Mặt trời là trung tâm của vũ trụ, và các hành tinh, bao gồm cả Trái đất, quay quanh Mặt trời theo các quỹ đạo elip
Thuyết nhật tâm của Copernicus đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nhà khoa học theo thuyết địa tâm Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học, thuyết nhật tâm ngày càng được chấp nhận rộng rãi Cuối cùng, thuyết địa tâm đã
bị thay thế hoàn toàn bởi thuyết nhật tâm vào thế kỷ 18
Như vậy, chân lý phải phù hợp với thực tế khách quan, được chứng minh bằng các hoạt động nghiên cứu khoa học
Trang 8Việc khẳng định chân lý có tính khách quan là một trong những điểm cơ bản phân biệt quan niệm về chân lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng với chủ nghĩa duy tâm và thuyết bất khả tri – là những học thuyết phủ nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất và phủ nhận khả năng con người nhận thức được thế giới đó
b Tính tương đối và tính tuyệt đối
Con người đạt tới chân lý trong quá trình vận động vô tận của nhận thức thế giới khách quan với cả một chuỗi những sự trừu tượng, những sự hình thành các khái niệm, quy luật Những khái niệm bao quát một cách tương đối, gần đúng những quy luật phổ biến của giới tự nhiên vĩnh viễn vận động và phát triển, tạo nên một bức tranh khoa học về thế giới khách quan Tuy nhiên vấn đề đặt ra: Con người nhận thức chân lý khách quan như thế nào? Có thể nhận thức được một cách tức thời, toàn bộ, tuyệt đối, vô điều kiện hay chỉ gần đúng, có điều kiện? Vì vậy, phải xem xét quan hệ giữa tính tuyệt đối và tính tương đối của chân lý
b.1 Tính tuyệt đối
Tính tuyệt đối của chân lý thể hiện ở chỗ những tri thức của chân lý phản ánh đầy đủ, toàn diện hiện thực khách quan ở một giai đoạn lịch sử cụ thể xác định Con người ngày càng tiến gần đến chân lý tuyệt đối chứ không thể đạt chân
lý tuyệt đối một cách trọn vẹn, toàn diện theo nghĩa đen của từ
Nhận thức chân lý tuyệt đối phải thông qua một loạt các chân lý tương đối Không một tri thức cụ thể nào của con người có thể xem là chân lý tuyệt đối mà chỉ là một phần rất nhỏ của chân lý tuyệt đối
Mỗi chân lý chỉ tuyệt đối đúng trong một giới hạn nhất định, còn ngoài giới hạn đó thì nó có thể không đúng
Ví dụ:
Trang 9Những sản phẩm văn minh của nhân loại như: những chiếc ô tô đang chạy trên đường, những chiếc máy bay đang bay trên bầu trời mà bạn nhìn thấy, những chiếc điện thoại mà bạn đang cầm trên tay và những chiếc ti vi đang treo ở trên tường… Thực ra, chúng đều được hoàn thành dưới sự dẫn dắt của chân lý tuyệt đối chính xác Do đó, chân lý tuyệt đối tồn tại là có thật
b.2 Tính tương đối
Chân lý tương đối là tri thức phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan nhưng chưa đầy đủ, hoàn thiện, cần phải được bổ sung, điều chỉnh trong quá trình phát triển tiếp theo của nhận thức Ở chân lý tương đối, sự phản ánh hiện thực khách quan bị giới hạn ở những mặt, những bộ phận nhất định và bị chế ước bởi điều kiện lịch sử, chứ không phải phản ánh sai Nói cách khác, chân lý tương đối thực ra chính là những chân lý không chính xác tuyệt đối
Ví dụ:
Hai khẳng định sau đây đều là chân lý, nhưng chỉ là chân lý tương đối: (1) Bản chất của ánh sáng có đặc tính sóng; (2) Bản chất của ánh sáng có đặc tính hạt
Từ đó, trên cơ sở hai chân lý đó có thể tiến tới một khẳng định đầy đủ hơn: ánh sáng mang bản chất lưỡng tính là sóng và hạt
b.3 Mối quan hệ biện chứng giữa chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối
V.I.Lênin viết: "Chân lý tuyệt đối được cấu thành từ tổng số những chân lý tương đối đang phát triển; chân lý tương đối là những phảnảnh tương đối đúng của một khách thể tồn tại độc lập đối với nhân loại; những phản ánh ấy ngày càng trở nên chính xác hơn; mỗi chân lý khoa học, dù là có tính tương đối, vẫn chứa đựng một yếu tố của chân lý tuyệt đối"
Chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối đều là chân lý khách quan Khi thừa nhận chân lý là khách quan, là sự thống nhất giữa hai cấp độ tuyệt đối và tương
Trang 10đối, thì điều đó cũng có nghĩa chân lý là cụ thể Chân lý tương đối bao giờ cũng chứa những yếu tố là chân lý tuyệt đối Chân lý tuyệt đối được hình thành từ các chân lý tương đối, có sự bổ sung các chân lý tương đối
Sự khác biệt giữa chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối không phải ở bản chất mà là ở mức độ phù hợp của chúng với khách thể được phản ánh Mức độ hay ranh giới giữa chúng bao giờ cũng tồn tại nhưng không ngừng được xóa bỏ
và được xác lập Nói dễ hiểu, chân lý tương đối bao gồm chân lý chính xác tuyệt đối Và cũng bao gồm cả chân lý không hoàn toàn chính xác tuyệt đối Theo nghĩa
đó, chân lý tuyệt đối chính là tổng số của chân lý tương đối xét trong quá trình phát triển của nhận thức nhân loại
Ví dụ: Phát biểu định lí: “Nước sôi ở 100°C” là một chân lý tương đối
Ta cần bổ sung bằng định lý mới, sự phát triển quá trình nhận thức dần tới chân lý đầy đủ hơn: Chân lý tuyệt đối với điều kiện nước nguyên chất và áp suất
1 atmotphe
Mỗi chân lý chỉ tuyệt đối đúng trong một giới hạn nhất định, còn ngoài giới hạn đó thì chân lý đó có thể không đúng, mặt khác, mỗi chân lý, trong điều kiện xác định nó mới phản ánh được 1 phần của thực tại khách quan Do đó, mọi nhà khoa học khi phát biểu định lý đều kèm theo các điều kiện xác định nhằm đảm bảo tính chính xác của nó
b.4 Ý nghĩa tính chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối
Nhận thức một cách đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa tính tương đối
và tính tuyệt đối của chân lý có một ý nghĩa quan trọng trong việc phê phán và khắc phục những sai lầm cực đoan trong nhận thức và hành động Nếu cường điệu tính tuyệt đối của chân lý và hạ thấp tính tương đối của nó thì sẽ rơi vào quan điểm siêu hình, chủ nghĩa giáo điều, bệnh bảo thủ, trì trệ Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa tính tương đối của chân lý, hạ thấp vai trò của tính tuyệt đối sẽ rơi vào
Trang 11chủ nghĩa tương đối Từ đó dẫn đến chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa xét lại, thuật ngụy biện, thuyết hoài nghi và thuyết bất khả tri
Ví dụ: Câu chuyện thầy bói xem voi
Do các ông thầy bói mù không thống nhất được các quan điểm với nhau dẫn đến việc các ông đánh nhau xô xát, chảy máu Chính cái nhìn toàn thể con voi bằng các bộ phận khác nhau là chân lý tương đối Để biết chính xác hình thù con voi thì các ông phải tập hợp ý kiến lại mới thành hình thù chính xác của con voi, và là chân lý tuyệt đối Tuy nhiên trong tính tuyệt đối chân lý còn có thêm 1 điều cần lưu ý nữa: mỗi chân lý chỉ tuyệt đối đúng trong một giới hạn nhất định, ngoài giới hạn đó thì nó có thể không còn đúng nữa Hiện tại từ những đóng góp
ý kiến của năm ông lại với nhau thì có thể giúp các ông nhận diện được hình dạng con voi, tuy nhiên nếu như trải qua thêm trăm nghìn, trăm triệu năm nữa, thì có thể con voi lúc này không còn mang những đặc điểm bộ phận giống như con voi trong truyện nữa bởi sau khi trải qua 1 thời gian, loài voi có thể tiến hóa, sẽ có những thay đổi trên bộ phận cơ thể, điều này sẽ làm nó khác đi so với loài voi cũ Chân lý này có thể bây giờ vẫn đúng nhưng sang hôm sau nó sẽ thành sai, điều
đó có thể xảy ra
Vậy nên từ cách đánh giá mối quan hệ giữa chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối, chúng ta phải thường xuyên tự giác vận dụng chân lý vào các hoạt động thực tiễn để có thể tránh được những sai sót vì chân lý luôn thay đổi, chỉ đúng trong một giới hạn nhất định và nâng cao hiệu quả hoạt động trong tự nhiên và xã hội
c Tính cụ thể
Chân lý là tri thức phản ánh đúng hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm Do đó, chân lý luôn phản ánh sự vật, hiện tượng ở trong một điều kiện cụ thể với những hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong một không gian và thời gian xác định Thoát ly những điều kiện cụ thể này sẽ không phản ánh đúng đắn sự