Triết học là gì phân tích những nội dung cơ bản của triết học từ đó, xác định vai trò của triết học mác – lênin trong đời sống xã hội

26 0 0
Triết học là gì phân tích những nội dung cơ bản của triết học từ đó, xác định vai trò của triết học mác – lênin trong đời sống xã hội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

1 Triết học là gì? Phân tích những nội dung cơ bản của triết học? Từ đó,xác định vai trò của triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội?

 Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về bản thân con người, về vị trí vai trò của con người trong thế giới đó

 Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề có vai trò nền tảng và là điểm xuất phát để giải quyết những vấn đề còn lại

 Vấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tư duy và tồn tại, giữa con người và thế giới

- Thứ nhất, đây chính là vấn đề mà các trường phái triết học đều đề cập tới và hướng giải quyết

- Thứ hai, việc giải quyết vấn đề qua hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa vật chất và ý thức chính là cơ sở để giải quyết mọi vấn đề khác của triết học

 Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt

Trang 2

- Mặt thứ nhất: Giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?

- Từ việc giải quyết mặt thức nhất đã hình thành hai trường phái triết học lớn

+ Chủ nghĩa duy vật là trường phái triết học coi trọng vật chất, tự nhiên có trước và quyết đinh ý thức con người

Gồm: + Chủ Nghĩa duy vật chất phác + Chủ nghĩa duy vật siêu hình + Chủ nghĩa duy vật biện chứng

+ Chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học coi ý thức tinh thần có trước vật chất

Gồm: + Chủ nghĩa duy tâm khách quan + Chủ nghĩa duy tâm chủ quan

- Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không

Trang 3

 Đối tượng và chứng năng của triết học Mác – Lênin

Triết học Mác – Lênnin là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội và tư duy

Đối tượng nghiên cứu của Triết học Mác – Lênin là giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng và nghiên cứu những quy luật chung nhất chi phối sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy

 Vai trò của triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay

- Triết học Mác – Lênin trang bị thế giới quan duy vật, phương pháp luận biện chứng để con người nhận thức và thực tiễn

- Triết học Mác – Lênin là cơ sở để phân tích xu hướng phát triển của xã hội

- Triết học Mác – Lênin là cơ sở lý luận của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới và trong việc đề ra đường lối đổi mới của Đảng ta hiẹn nay

Trang 4

Trong điều kiện quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện nay, triết học Mác -Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng để phân tích xu hướng vận động, phát triển chứa đựng tính phong phú và phức tạp của xã hội hiện đại.

- - Triết học Mác -Lênin là cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên thế giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

- Triết học Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho đổi mới tư duy lý luận, là cơ sở cho việc nhận thức, xác định bối cảnh thế giới và đất nước, xác định mô hình CNXH, con đường, bước đi lên CNXH ở nước ta.

2 Hãy phân tích nội dung định nghĩa vật chất của V.I Lênin? Từ đó, rútra ý nghĩa phương pháp luận của định nghĩa này?

Trang 5

 Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác

 Nội dung định nghĩa:

- Với tư cách là phạm trù triết học dùng để chỉ vật chất nói chung: vô hạn là không giới hạn cuối; vô tận là không tận cùng; vô sinh không sinh ra; vô diệt là không mất đi

- Thuộc tính đặc trưng quan trọng nhất để nhận biết vật chất là thuộc tính khách quan

- Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức

- Vật chất tồn tại khách quan nhưng không phải tồn tại trừu tượng mà tồn tại hiện thực qua các sự vật cụ thể khi tác động vào các giác quan, gây nên cảm giác

- Như vậy cảm giác tư duy, ý thức là sự phản ánh vật chất

Trang 6

 Ý nghĩa phương pháp luận

 Định nghĩa vật chất của ông đã bác bỏ quan điểm của chủ nghĩa duy tâm, đã khắc phục được những mặc hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước mác, bác bỏ thuyết bất khả tri cũng như thuyết hoài nghi  Định nghĩa này còn đem lại niềm tin cho con người trong việc

nhận thức rồi cải tạo thể giới

 Trong nhận thức thế giới con người cần phải tôn trọng cái khách quan không được chủ quan

  Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất :

- Trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn, phải xuất pháttừ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan, đồng thời, phảiphát huy tính năng động chủ quan.

+ Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan làxuất phát từ tính khách quan của vật chất, có thái độ tôn trọngđối với hiện thực khách quan mà căn bản là tôn trọng quy luật,nhận thức và hành động theo quy luật; tôn trọng vai trò quyết

Trang 7

định của đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần của conngười, của xã hội.

+ Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trò tíchcực, năng động, sáng tạo của ý thức và phát huy vai trò củanhân tố con người trong việc vật chất hóa tính tích cực, năngđộng, sáng tạo ấy.

- Thực hiện nguyên tắc tôn trọng khách quan, phát huy tínhnăng động chủ quan trong nhận thức và thực tiễn đòi hỏi phảiphòng, chống và khắc phục bệnh chủ quan, duy ý chí và chủnghĩa kinh nghiệm.

3 Hãy phân tích nội dung cơ bản của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trongphép biện chứng duy vật? Từ đó, rút ra ý nghĩa phương pháp luận củanguyên lý này và liên hệ với thực tiễn của bản thân?

Trang 8

 Mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc các sự vật với nhau

 Mối liên hệ phổ biến là phạm trù triết học dùng để chỉ các mối liên hệ xảy ra một cách phổ biến ở tất cả mọi sự vật, hiện tượng, ở mọi lĩnh vực của thế giới : tự nhiên, xã hội và tư duy con người

 Cách tính chất của mối liên hệ

- Tính khách quan: các mối liên hệ là cái vốn có của sự vật, nó không phụ thuộc vào ý thức của con người

- Tính phổ biến: bất kì sự vật nào đều có các mối liên hệ cũng

Trang 9

 Cần phải có quan điểm toàn diện khi xem xét một sự vật nào cần phải tìm hiểu tất cả các mối quan hệ của nó rồi mới suy ra bản chất của nó

 Cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể là khi xem xét 1 sự vật nào đó, ta cần tìm hiểu không gian và thời gian của nó

 Nguyên lý này còn chống lại quan điểm phiến diện xem xét qua loa một vài mối liên hệ đã vội đánh giá sự vật

 Nguyên lý chiết trung nghĩa là san bằng vai trò của các mối liên hệ, xem chúng có ý nghĩa như sau

 Chống lại quan điểm ngụy biện nghĩa là bám vào một vài mối liên hệ không cơ bản để biện minh cho một tư tưởng nào đó

 Liên hệ thực tiễn bản thân

Mỗi ngày luôn phải làm mới bản thân, học tập thêm nhiều thứ mới mẻ từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau để không bị tụt hậu Và khi học tập thêm nhiều thứ mới, tư duy mở thì mới không bị bảo thủ, cố chấp giữ nguyên ý nghĩ ban đầu về một thứ.

Trang 10

4 Hãy phân tích nội dung cặp phạm trù bản chất và hiện tượng trongphép biện chứng duy vật? Từ đó, rút ra ý nghĩa phương pháp luận củacặp phạm trù này và liên hệ với thực tiễn của bản thân?

 Bản chất là mối liên hệ tất nhiên ổn định ở bên trong sự vật quy định sự vận động phát triển của sự vật đó

 Hiện tượng là cái thể hiện ra bên ngoài của bản chất 

Ví dụ: Màu da cụ thể của một người nào đó là trắng, vàng hay đen… chỉ

là hiện tượng, là vẻ bề ngoài.

 Mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng

 Bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau thể hiện ở bản chất thể hiện ra bên ngoài thành hiện tượng , còn hiện tượng thì phản ánh bản chất

Trang 11

 Bản chất và hiện tượng mâu thuẩn với nhau thể hiện ở bản chất là cái bên trong, hiện tượng là cái bên ngoài, bản chất là cái tương đối ổn định, còn tuyệt đối là cái thường xuyên biến đổi  Bản chất là cái sâu sắc còn hiện tượng là cái đa dạng, phong

phú

 Ý nghĩa phương pháp luận:

Khi xem xét sự vật, ta cần phải xác định bản chất của sự vật thông qua hiện tượng, là trong thực tiễn ta cần phải dựa vào bản chất của sự vật để xác định phương hướng cải tạo sự vật

 Liên hệ thực tiễn bản thân

Ví dụ: Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội trong

cuộc sống Nếu ai đó không có bất cứ mối quan hệ xã hội nào, dù nhỏ nhất, thì người đó chưa phải là con người theo đúng nghĩa.

5 Hãy phân tích nội dung quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượngdẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại trong phép biện chứng duy

Trang 12

vật? Từ đó, rút ra ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này và liên hệvới thực tiễn của bản thân?

Khái niện

Chất dùng chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện

tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tỉnh cấu thành nó, làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác.

Lượng là phạm trù triết học dùng để chi tính quy định khách quan vốn

có của sự vật về mặt số lượng nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật

Nội dung quy luật

 Từ sự thay đổi về lượng dẫn tới sự biến đổi về chất

 Bất kì sự nào cũng có hai mặt lượng và chất chúng tác động lẫn nhau, trong 1 giới hạn nhất định lượng đổi những chưa làm chất đổi khoảng thời gian đó được là độ.

 Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn mà trong đó lượng đổi nhưng chưa làm chất đổi

Trang 13

 Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó lượng đổi đã đủ làm chi chất đổi

 Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự biến đổi về chất của sự vật do sự tích lũy về lượng trước đó gây ra

 Từ sự thay đổi về chất dẫn đến sự thay đổi về lượng thể hiện là chất mới

 Nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật

Ý nghĩa phương pháp luận

 Trong nhận thức và thực tiễn con người phải từng bước tích lũy về lượng Thực hiện theo nguyên tắc này giúp ta tránh được tư tưởng nôn nóng, đốt cháy giai đoạn

 Khi ta tích lũy đủ về lượng thì phải có quyết tâm để tiến hành bước nhảy Thực hiện theo nguyên tắc này giúp ta tránh được tư tưởng bảo thủ

Trang 14

 Trong đời sống xã hội, cần phải nâng cao tính tích cực, chủ động của chủ thể để thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ lượng đến chất một cách có hiệu quả nhất.

6 Hãy phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức trong chủ nghĩaduy vật biện chứng? Từ đó, rút ra ý nghĩa phương pháp luận của nó?

Khái niệm

Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất- cảm tính, có tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ.

Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

 Thực tiễn là cơ sở động lực của nhận thức: bằng hoạt động thực tiễn con người tác động vào thế giới khách quan, buộc chúng phải bộc lộ những thuộc tính, những quy luật để con người nhận thức, rèn luyện các giác quan của con người

 Thực tiễn là mục đích của nhận thức: nhận thức của con người xét cho cùng là để phục vự thực tiễn, chỉ đạo cho thực tiễn Nếu không vì thực

Trang 15

tiễn nhận thức sẽ mất phương hướng bế tắc Vậy kết của của nhận thức có ý nghĩa khi nó được áp dụng vào đời sống thực tiễn để phục vụ con người

 Thực tiển là tiêu chuẩn kiểm tra của chân lý: không thể lấy tri thức để kiểm tra tri thức, mà chỉ có thực tiễn mới có thể hiện thực hóa (vật chất hóa) được tư tưởng, qua đó chứng minh hoặc bác bỏ một lý thuyết khoa học nào đó.

Ý nghĩa phương pháp luận

Từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, cần phải quán triệt quan điểm thực tiễn trong nhận thức và hoạt động Quan điểm thực tiễn yêu cầu:

- Nhận thức sự vật phải gắn với nhu cầu thực tiễn;

- Phải lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn kiểm tra sự đúng sai của kết quả nhận thức;

- Phải tăng cường tổng kết thực tiễn để rút ra những kết luận góp phần bổ sung, hòan thiện, phát triển nhận thức, lý luận.

Trang 16

7 Hãy phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúcthượng tầng? Từ đó, trình bày đặc điểm của cơ sở hạ tầng và kiến trúcthượng tầng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiệnnay?

Khái niệm

 Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những qua hệ sản xuất họp thành cơ cấu kinh tế của 1 xã hội nhất định

 Kiến trúc thượng tầng dùng để chỉ toàn bộ hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội cùng với các thiết chế chĩnh trị xã hội được hình thành trên cơ sở hạ tầng

Mối quan hệ

Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng còn kiến trúc

thượng tầng là sự phản ánh đối với cơ sở hạ tầng, phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng.

 Mỗi cơ sở hạn tầng hình thành nê 1 kiến trúc hạ tầng

Trang 17

 Giai cấp nào thống trị về kinh tế thì thì giai cấp đó thống trị về chính trị và thống trị đời sống tinh thần của xã hội

 Cơ sở hạ tầng thay đổi làm cho kiến trúc thượng tầng thay đổi theo  Trong khi đó cơ sở hạ tầng thay đổi là do lực lượng sản xuất phát triển  Cơ sở hạ tầng là cơ sở kinh tế khách quan, tất yếu đối với toàn bộ các

lĩnh vực của kiến trúc thượng tầng, từ lĩnh vực thực tiễn chính trị, pháp luật, đến lĩnh vực sinh hoạt tinh thần của xã hội.

 Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng  Nếu kiến trúc thượng tầng tác động phù hợp với các quy luật kinh tế

khách quan thì sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển

 Nếu kiến trúc thượng tầng tác động không phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan thì sẽ kìm hãm kinh tế phát triển Tuy nhiên để kinh tế phát triển đòi hỏi kiến trúc thượng tầng phải thay đổi

(Với tư cách là các hình thức phản ánh và được xác lập do nhu cầu phát triển của kinh tế, các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng có vị trí độc lập tương đối của nó và thường xuyên có vai trò tác động trở lại cơ sở hạ tầng của xã hội.

Trang 18

- Sự tác động của các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng có thể thông qua nhiều phương thức, hình thức (tùy thuộc vào bản chất, vị trí, vai trò của mỗi nhân tố trong kiến trúc thượng tầng) song phải thông qua nhân tố nhà nước và pháp luật mới thực sự phát huy mạnh mẽ vai trò thực tế của nó Nhà nước là nhân tố có tác động trực tiếp nhất và mạnh mẽ nhất tới cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội.

- Sự tác động của các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng có thể diễn ra theo nhiều xu hướng và mục tiêu khác nhau thậm chí có thể đối lập nhau Điều đó phản ánh sự mâu thuẫn lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp khác nhau thậm chí đối lập nhau trong xã hội.

- Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng có thể diễn ra theo xu hướng tích cực hoặc tiêu cực, điều đó phụ thuộc vào sự phù hợp hay không phù hợp của các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng đối với nhu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế Nếu phù hợp nó sẽ có tác động tích cực, ngược lại sẽ

Trang 19

có tác động tiêu cực, kìm hãm và phá hoại sự phát triển kinh tế trong một phạm

vi và mức độ nhất định)

Đặc điểm của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

+ Đặc điểm của cơ sở hạ tầng ở nước ta hiện nay đó là nền kinh tế nhiều thành phần như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

+ Đặc điểm của kiến trúc thượng tầng ở nước ta hiện nay đó là: Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc…

Trang 20

8 Hãy phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xãhội Từ đó, rút ra ý nghĩa phương pháp luận của nó?

Khái niệm

Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và các điều kiện sinh hoạt vật

chất của xã hội,

Ý thức xã hội là toàn bộ sinh hoạt tinh thần của đời sống xã hội, là bộ phận

phợp thành của văn hóa xã hội

Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

 Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội

Tồn tại xã hội nào thì sinh ra ý thức xã hội ấy Tức là người ta không thể tìm nguồn gốc tư tưởng ấy trong đầu óc con người, mà phải tìm nó trong chính tồn tại xã hội Do đó, tồn tại xã hội để lý giải cho ý thức xã hội

Ngày đăng: 03/04/2024, 17:29

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan