1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

triết học mác lênin là gì nêu đối tượng và chức năng cơ bản của triết học mác lênin

18 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Triết học Mác - Lênin là gì? Nêu đối tượng và chức năng cơ bản của Triết học Mác - Lênin?
Tác giả Đoàn Phương Linh, Lê Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thị Mận, Nguyễn Thị Thanh Loan, Nguyễn Phương Loan, Trần Ngọc Ly, Phạm Thị Thùy Linh, Sầm Bảo Long, Đỗ Vũ Hùng Mạnh
Người hướng dẫn Đồng Thị Tuyền
Trường học Trường Đại học Phenikaa
Chuyên ngành Triết học Mác - Lênin
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 363,54 KB

Nội dung

Nói cách khác Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, là học thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại và nhận thức, của thái độ con người đối với thế giới; là khoa

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI TẬP LỚN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

Đề bài: “Triết học Mác - Lênin là gì? Nêu đối tượng và chức năng cơ bản của

Triết học Mác - Lênin?”

Giảng viên hướng dẫn: Đồng Thị Tuyền Lớp học: Triết học Mác - Lê-nin_1_2(15CHUNG).3_LT Nhóm số: 08

HÀ NỘI, THÁNG 04/2022

Trang 2

1

Thành viên nhóm:

1 Đoàn Phương Linh 21011483

2 Lê Thị Ngọc Lan 21010537

3 Nguyễn Thị Mận 21011485

4 Nguyễn Thị Thanh Loan 21011936

5 Nguyễn Phương Loan 21013080

6 Trần Ngọc Ly 21011948

7 Phạm Thị Thùy Linh 21011484

8 Sầm Bảo Long 21011937

9 Đỗ Vũ Hùng Mạnh 21010526

Trang 3

2

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 3

B NỘI DUNG 6

1 Khái niệm triết học Mác Lênin 6

2 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng và nghiên cứu những quy luật vận động , phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội, tư duy 6

2.1 Vật chất quyết định ý thức 7

2.2 Ý thức tác động trở lại vật chất 9

3 Chức năng cơ bản của triết học 12

3.1 Chức năng thế giới quan của Triết học 12

3.2 Chức năng phương pháp luận của Triết học 13

C KẾT LUẬN 14

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 4

3

A MỞ ĐẦU Khái quát nguồn gốc hình thành triết học

Nguồn gốc hình thành triết học ( nói chung ):

Triết học ra đời khoảng thế kỷ VIII – VI (TCN) Trong tiếng Anh, từ

“Philosophy” (triết học) xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ, được ghép từ hai từ “Philos – Tình yêu” và “Sophia – Sự thông thái” Theo nghĩa đen: Triết học (philosophia)

là tình yêu đối với sự thông thái Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất

của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy; những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ Triết học phản ánh thế giới một cách chỉnh thể, nghiên cứu những vấn đề chung nhất, những quy luật chung nhất của chỉnh thể này và thể hiện chúng một cách có hệ

thống dưới dạng lý luận Nói cách khác Triết học là một trong những hình thái ý

thức xã hội, là học thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại và nhận thức, của thái độ con người đối với thế giới; là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy

Nguồn gốc của triết học: Là một loại hình nhận thức đặc thù của con người, triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây (phương Đông: Ấn độ và Trung hoa, phương Tây: Hy lạp) gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước CN) tại các trung tâm văn minh lớn của nhân loại thời Cổ đại Ý thức triết học xuất hiện không ngẫu nhiên, mà có nguồn gốc thực tế từ tồn tại xã hội với một trình độ nhất định của sự phát triển văn minh, văn hóa và khoa học Con người, với kỳ vọng được đáp ứng nhu cầu về nhận thức và hoạt động thực tiễn của mình đã sáng tạo ra những luật thuyết chung nhất, có tính hệ thống, phản ánh thế giới xung quanh và thế giới của chính con người Triết học là dạng tri thức lý luận xuất hiện sớm nhất trong lịch sử các loại hình lý luận của nhân loại

Trang 5

4

Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, triết học có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội

- Nguồn gốc nhận thức:

+ Trước khi triết học xuất hiện thế giới quan thần thoại đã chi phối hoạt động nhận thức của con người

+ Triết học là hình thức tư duy lý luận đầu tiên và thể hiện khả năng tư duy trừu tượng, năng lực khái quát của con người để giải quyết tất cả các vấn đề nhận thức chung về tự nhiên, xã hội, tư duy

- Nguồn gốc của xã hội:

+ Phân công lao động xã hội dẫn đến sự phân chia lao động là nguồn gốc dẫn đến chế độ tư hữu

+ Khi xã hội có sự phân chia giai cấp, triết học ra đời bản thân nó đã mang “tính đảng” (nhiệm vụ của nó là luận chứng và bảo vệ lợi ích của một giai cấp xác định)

Nguồn gốc hình thành triết học ( nói riêng ):

Triết học Marx-Lenin là một trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa

các nhà macxit khác phát triển thêm Triết học Marx-Lenin ra đời vào những năm

40 thế kỉ XIX và được phát triển gắn chặt với những thành tựu khoa học và thực tiễn trong phong trào cách mạng công nhân Sự ra đời của triết học Marx-Lenin là một cuộc cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng loài người, trong lịch sử triết học Triết học Marx-Lenin hình thành dựa trên hệ thống quan điểm của Marx, Engels và được Lenin bổ sung sau này Trong đó Engels đã phát triển triết học Marx, thông qua việc khái quát các thành tựu khoa học và phê phán các lý thuyết triết học duy tâm, siêu hình và cả những quan niệm duy vật tầm thường ở những người muốn trở

thành những người Mác-xít Với những tác phẩm chủ yếu của mình như: Chống Duyring, Biện chứng của tự nhiên, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và

Trang 6

5

nhà nước, Lut vich Phoi bách và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức, Engels đã

trình bày học thuyết Mác nói chung và triết học Mác nói riêng dưới dạng một hệ thống lý luận Ngoài ra những ý kiến bổ sung, giải thích của Engels sau khi Mác qua đời đối với một số luận điểm của ông trước đây cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển học thuyết Mác

Cấu trúc của triết học Mác-Lênin- đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng và cùng với nó, trong sự thống nhất gắn bó không tách rời là chủ nghĩa duy vật lịch sử Trong thành phần của triết học Mác-Lênin còn có những vấn đề triết học trong khoa học tự nhiên, tâm lý học, lôgíc học, đạo đức học, mỹ học, chủ nghĩa vô thần khoa học và lịch sử triết học Triết học- đó không chỉ là lý luận của biện chứng khách quan và lôgíc của nhận thức khoa học, mà còn là lý luận của học thuyết xã hội học chung, của học thuyết đạo đức học và mỹ học

Trang 7

6

B NỘI DUNG

1 Khái niệm triết học Mác Lênin :

Triết học Mác Lênin là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên,xã hội và tư duy-thế giới quan và phương pháp luận khoa học cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động để nhận thức và cải tạo thế giới

Triết học Mác-Lênin, định hướng vào sự phản ánh tương ứng, chân thực các qui luật của tự nhiên và trên cơ sở đó, thấy trước những sự kiện, biến cố của tương lai Khi áp dụng các phương pháp của phép biện chứng duy vật và dựa vào sự nhận thức các qui luật của sự phát triển của xã hội, C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã tiên đoán được thời đại của những sự thay đổi xã hội sâu sắc rất lâu trước khi điều đó xảy ra

Cùng với những vấn đề trên, triết học Mác-Lênin có sự khác biệt sâu sắc với bất

kỳ một khoa học chuyên ngành nào, trước hết ở chỗ, triết học là thế giới quan của giai cấp công nhân- đó là đặc thù chính của triết học Mác-Lênin Đưa ra và phát triển thế giới quan khoa học là sứ mạng lịch sử của triết học Mác-Lênin Hệ thống triết học đó không chỉ gắn trong mình học thuyết về bản chất và các qui luật của sự vận động và phát triển của thế giới, mà còn đưa ra những tư tưởng và các quan điểm về đạo đức, luân lý, nghĩa là triết học Mác-Lênin không chỉ phản ánh những qui luật của hiện thực, mà còn thể hiện mối quan hệ của con người và của các nhóm người với hiện thực đó

2 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng và nghiên cứu những quy luật vận động , phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội, tư duy :

* Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức

Trang 8

7

2.1 Vật chất quyết định ý thức

Trước tiên chúng ta phải đi tìm hiểu vật chất là gì? Theo Lênin thì “Vật chất

là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác và được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh lại và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác’’ như vậy định nghĩa vật chất của Lê- nin nổi lên một số nội dung cơ bản sau:

- Thứ nhất, vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức

- Thứ hai, vật chất là cái gây lên cảm giác ở con người khi bằng cách nào đó (trực tiếp hay gián tiếp) tác động lên các giác quan của con người

- Thứ ba, vật chất cái mà cảm giác, tư duy, ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của

Qua đó, Lênin muốn khẳng định rằng, trong nhận thức luận, vật chất luôn mang tính thứ nhất, là cái quyết định: vật chất quyết định sự hình thành ý thức, quyết định nội dung phản ánh, quyết định sự biến đổi của ý thức và nó còn là điều kiện để hiện thực hoá ý thức

Dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên nhất là sinh lý học thần kinh, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng ý thức là một thuộc tính của vật chất nhưng không phải của mọi dạng vật chất mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người Bộ óc người là cơ quan vật chất của ý thức Khoa học cũng đã chứng minh được rằng, thế giới vật chất nói chung và trái đất nói riêng đã từng tồn tại rất lâu trước khi xuất hiện con người và bộ óc người, rằng ý thức ra đời là kết quả của sự phát triển lâu dài của giới tự nhiên cho tới khi xuất hiện con người và bộ óc người Hoạt động ý thức của con người diễn ra trên

cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não người Bộ não người bao gồm

khoảng 15 đến 17 tỉ tế bào thần kinh, các tế bào này tạo nên vô số các mối liên hệ nhằm thu nhận, xử lý, truyền dẫn và điều khiển toàn bộ các hoạt động của cơ thể

Trang 9

8

trong quan hệ đối với thế giới bên ngoài qua cơ chế phản xạ không điều kiện và có điều kiện

Không chỉ có thế, vận động của ý thức, tư duy trên thực tế cũng là sản phẩm của sự vận động của vật chất Điều đó được chứng minh một cách khá rõ ràng ở hình thức vận động xã hội của vật chất Đó là sự thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế- xã hội, từ đó sớm hay muộn cũng dẫn đến sự thay đổi của ý thức, của cách nghĩ, bởi tồn tại xã hội bao giờ cũng quyết định ý thức xã hội Vai trò cơ sở, quyết định của vật chất còn được thể hiện ở chỗ nó quyết định nội dung phản ánh, quyết định sự biến đổi của ý thức

Từ nội dung thứ hai trong định nghĩa vật chất của Lênin rằng: Vật chất mà cái cảm giác, tư duy, ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó, mà ta thấy rằng nội dung phản ánh của ý thức là thế giới bên ngoài, là hiện thực khách quan Hay nói như chủ nghĩa duy vật macxit: Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong

bộ óc của con người Chính vì vậy mà thế giới khách quan như thế nào thì ý thức phản ánh như thế ấy, không nên phản ánh một cách xuyên tạc, hư ảo, bóp méo sự thật về thế giới khách quan như việc tô vẽ hình tượng các vị thần linh Nói cách khác, nội dung phản ánh của ý thức phải lấy cái khách quan làm tiền đề và bị cái khách quan quy định

Vật chất quyết định sự biến đổi của ý thức Do ý thức là chức năng của bộ não người Hoạt động ý thức không diễn ra ở đâu ngoài những hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não ý thức phụ thuộc vào hoạt động của bộ não, do đó khi bộ não bị tổn thương thì hoạt động ý thức sẽ không được bình thường hoặc bị rối loạn Mặt khác, trong hoạt động của con người, nhu cầu vật chất bao giờ cũng giữ vai trò quyết định, chi phối và quy định mục đích hoạt động bởi vì con người trước hết phải được thoả mãn nhu cầu vật chất tối thiểu: ăn, ở, mặc… rồi mới nghĩ đến vui chơi, giải trí, các hoạt động tinh thần.Tức là, hoạt động nhận thức của con người trước hết hướng tới mục tiêu cải biến tự nhiên để thoả mãn nhu cầu sống

Trang 10

9

Cuộc sống tinh thần của con người phụ thuộc và bị chi phối bởi nhu cầu vật chất và những điều kiện vật chất hiện có ý thức con người không thể tạo ra các đối tượng vật chất, cũng không thay đổi được quy luật vận động của nó Do đó, mọi mục tiêu ước muốn của con người không dựa trên điều kiện vật chất hiện có, trên mảnh đất hiện thực đều là ước mơ chủ quan, không tưởng

Ví dụ: Vận dụng trong sự nghiệp công nhiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta Trước kia do không nhận thức được rằng mọi chủ trương đường lối…đều phải dựa trên điều kiện vật chát hiện có mà chúng ta đã chủ trương phát triển công nghiệp nặng trong khi mọi tiền đề vật chất thì chưa có Do đó, chúng ta đã bị thất bại Không chỉ có thế, tính thứ nhất của vật chất so với tính thứ hai của ý thức còn được thể hiện ở chỗ vật chất là điều kiện để hiện thực hoá ý thức Nó quy định khả năng các nhân tố tinh thân có thể tham gia vào hoạt động của con người Nó tạo điều kiện cho nhân tố tinh thần này hoặc nhân tố tinh thần khác biến thành hiện thực và qua đó quy định mục đích, chủ trương, biện pháp mà con người đề ra cho hoạt động của mình bằng cách chọn lọc, sửa chữa, bổ sung, cụ thể hoá các mục đích, chủ trương biện pháp đó

Khi khẳng định vai trò cơ sở, quyết định trực tiếp của vật chất đối với ý thức, chủ nghĩa duy vật macxit đồng thời cũng vạch rõ sự tác dộng trở lại vô cùng quan trọng của ý thức đối với vật chất

2.2 Ý thức tác động trở lại vật chất

Ý thức do vật chất sinh ra song sau khi ra đời, ý thức có tính độc lập tương đối nên

có sự tác động trở lại to lớn đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người

Ý thức đúng đắn là ý thức dựa trên quy luật khách quan của con người Do đó nó có tác động tích cực, làm biến đổi hiện thực, vật chất khách quan theo nhu cầu của mình

Trang 11

10

Ý thức sai lầm, trái quy luật khách quan của con người có tác động tiêu cực thậm chí phá hoại các điều kiện khách quan, hoàn cảnh khách quan, kéo lùi lịch sử Bởi mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ tác động qua lại Không nhận thức được điều này sẽ rơi vào quan niệm duy vật tầm thường và bệnh nảo thủ trì trệ trong nhận thức và hành động

Nói tới vai trò của ý thức về thực cất là nói tới vai trò của con người bởi ý thức là ý thức của con người

Trái với các nhà triết học duy tâm muốn biến ý thức của con người thành động lực của lịch sử, Các mac và Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Xưa nay, tư tưởng không thể đưa người ta vượt ra ngoài trật tự thế giới cũ được, trong bất cứ tình huống nào,

tư tưởng cũng chỉ có thể đưa người ta vượt ra ngoài phạm vi tư tưởng của trật tự thế giới cũ mà thôi” Thật vậy, tư tưởng căn bản không thể thực hiện được cái gì hết Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn Điều đó cũng có nghĩa là con người muốn thực hiện các quy luật khách quan thì phải nhận thức, vận dụng đúng đắn các quy luật đó, phải có ý chí và phương pháp để tổ chức hành động Như vậy vai trò của ý thức là ở chỗ nó giúp con người đề ra chủ trương, đường lối, chính sách, những mục đích, kế hoạch, biện pháp, phương hướng phù hợp với thực tế khách quan Nói như vậy có nghĩa là cũng có những ý thức khoa họcvà những ý thức không khoa học so với hiện thực khách quan, tương ứng với nó

là hai tác động trái ngược nhau tích cực và tiêu cực của ý thức đối với vật chất Vai trò tích cực của ý thức, tư tưởng không phải ở chỗ nó trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất mà là nhận thức thế khách quan từ đó hình thành được mục đích, phương hướng, biện pháp đúng đắn đồng thời có ý chí, quyết tâm cần thiết cho hoạt dộng của mình Sức mạnh cuả ý thức con người không phải ở chỗ tách rời điều kiện vật chất, thoát ly hiện thực khách quan, mà là biết dựa vào điều kiện vật chất

đã có, phản ánh đúng quy luật khách quan để cải tạo thế giới khách quan một cách chủ động, sáng tạo với ý chí và quyết tâm cao nhằm phục vụ lợi ích của con người

Ngày đăng: 02/05/2024, 06:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w