Bài tập lớn học phần triết học mác lênin đề 15 phân tích luận điểm triết học mác –lênin về quá trình nhận thức

13 1 0
Bài tập lớn học phần triết học mác lênin  đề 15  phân tích luận điểm triết học mác –lênin về quá trình nhận thức

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lý luận nhận thức là một bộ phận của triết học, nghiên cứu bản chất của nhận thức, những hình thức, các giai đoạn của nhận thức, con đường để đạt chân lý, tiêu chuẩn của chân lý....Lý lu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAAKHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

Đề 15: Phân tích luận điểm triết học Mác –Lênin về quá trình nhận thức

Giảng viên hướng dẫn : Đồng Thị Tuyền

Trang 2

Họ và tên sinh viên

Nguyễn Thu Trang :22013213 (nhóm trưởng ) Trần Thị Thúy Vân: 22013834 (nhóm phó ) Nguyễn Thị Thảo Vân: 22012206 Dương Ngọc Uyên: 22014549 Lê Thị Vân: 22013487 Lê Thị Thanh Xuân: 22013447 Nguyễn Thuỳ Trang: 22012592

Nguyễn Vũ Xuân Việt: 22010629 Trương Anh Tú :22010667

Phạm Phương Uyên: 22013926 Nguyễn Xuân Trường: 22010791

Trang 3

MỤC LỤC

1 LỜI MỞ ĐẦU 3

2 NỘI DUNG 4

2.1 Luận điểm “Từ trực quan sinh động đến…hiện thực khách quan” 4

2.2 Khái niệm :thực tiễn, nhận thức 5

2.3 Hai giai đoạn của quá trình nhận thức: cảm tính, lí tính 6

2.3.1 Giai đoạn nhận thức cảm tính 6

2.3.2 Giai đoạn nhận thức lý tính 7

2.4 Ý nghĩa phương pháp luận: nhận thức phải bắt đầu từ thực tiễn và kiểm nghiệm từ thực tiễn 9

2.4.1 Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức 9

2.4.2 Ý nghĩa phương pháp luận 10

3.KẾT LUẬN 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Trang 4

1 LỜI MỞ ĐẦU

Lý luận nhận thức có nguồn gốc Hy lạp cổ được ghép từ hai từ “Gnosis” là

tri thức và“Logos” là lời nói, học thuyết Lý luận nhận thức là một bộ phận của triết học, nghiên cứu bản chất của nhận thức, những hình thức, các giai đoạn của nhận thức, con đường để đạt chân lý, tiêu chuẩn của chân lý Lý luận nhận thức là khía cạnh thứ 2 của vấn đề cơ bản của triết học, tức là, lý luận nhận thức phải giải quyết mối quan hệ của tri thức, của tư duy con người đối với hiện thực xung quanh, trả lời câu hỏi con người có thể nhận thức được thế giới hay không? (Giáo trình-tr257)

Lý luận nhận thức duy vật biện chứng gồm 3 nguyên tắc : Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan bên ngoài và độc lập với ý thức con người Hai là, công nhận cảm giác, tri giác, ý thức nói chung là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Ba là, lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để kiểm tra hình ảnh đúng, hình ảnh sai của cảm giác, ý thức nói chung.” Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức” (Giáo trình-tr260,261,262)

Các nhà triết học dù thuộc trường phái nào cũng đều thừa nhận quá trình nhận thức bao gồm 2 giai đoạn: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính Nhận thức cảm tính: Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức, gắn liền với thực tiễn Ở giai đoạn này, nhận thức của con người phản ánh trực tiếp khách thể thông qua các giác quan, được diễn ra dưới ba hình thức: cảm giác, tri giác và biểu tượng.

Nhận thức lý tính: Bắt nguồn từ trực quan sinh động, thông qua tư duy trừu tượng, con người phản ánh sự vật một cách gián tiếp, khái quát hơn, đầy đủ hơn dưới các hình thức: khái niệm, suy đoán và suy lý [GT-THML 274]

Trang 5

2 NỘI DUNG

2.1 Luận điểm “Từ trực quan sinh động đến…hiện thực khách quan”

V.I Lênin đã khái quát con đường biện chứng của quá trình nhận thức như sau: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức tại khách quan” .Tuy nhiên, việc xác định vai trò, vị trí, mối quan hệ lẫn nhau giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính rất khác nhau Nhận thức không phải là một sự phản ánh nguyên xi, sao chép máy móc hiện thực mà là một quá trình phát triển theo từng giai đoạn, những giai đoạn này liên hệ với nhau và giai đoạn này là tiền đề của giai đoạn kia (T274 Giáo trình Triết học Mác Lênin 1)

Trực quan sinh động hay nhận thức cảm tính là giai đoạn mở đầu của quá trình nhận thức, gắn liền với thực tiễn Đây mới là giai đoạn nhận thức bề ngoài, chưa đi sâu vào bản chất Tư duy trừu tượng hay nhận thức lý tính được đặt nền móng từ nhận thức cảm tính, nhưng phản ánh hiện thực sâu sắc hơn, rõ nét hơn, tức là có thể phản ánh được những thuộc tính và mối quan hệ bản chất, mang tính quy luật của sự vật trên cơ sở trừu tượng hoá và khái quát hoá những tài liệu do nhận thức cảm tính cung cấp Từ những phán đoán tiền đề dựa theo những quy luật của logic hình thức để tạo ra những phán đoán mới mang tính chân lí Có các loại suy lí: suy lí trực tiếp và suy lí gián tiếp (T276-279 Giáo trình Triết học Mác

Trang 6

Tóm lại, sự thống nhất giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, trong việc khắc phục chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa giáo điều.

2.2 Khái niệm: thực tiễn, nhận thức

Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất – cảm tính, có tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ (Trích giáo trình – tr267) Thực tiễn gồm những đặc trưng sau:

Thứ nhất, thực tiễn không phải là toàn bộ hoạt động của con người mà chỉ là những hoạt động vật chất – cảm tính, như lời của C Mác, đó là những hoạt động vật chất của con người cảm giác được; nghĩa là con người có thể quan sát trực quan được các hoạt động vật chất này.

Thứ hai, hoạt động thực tiễn là những hoạt động mang tính lịch sử - xã hội của con người; nghĩa là, thực tiễn là hoạt động chỉ diễn ra trong xã hội Trong hoạt động thực tiễn, con người truyền lại cho nhau những kinh nghiệm từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Thứ ba, thực tiễn là hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ con người Khác với hoạt động có tính bản năng, tự phát của động vật nhằm thích nghi thụ động với thế giới, con người bằng và thông qua thực tiễn, chủ động tác động cải tạo thế giới để thoả mãn nhu cầu của mình, thích nghi một cách chủ động, tích cực với thế giới.

Ví dụ: Người nông dân dùng máy gặt để thu hoạch lúa trên đồng; người ngư dân dùng lưới để đánh bắt cá trên biển Thực tiễn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, ở những lĩnh vực khác nhau, nhưng gồm những hình thức cơ bản sau: hoạt động sản xuất vật chất; hoạt động chính trị - xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học; trong đó, hoạt động sản xuất vật chất là hình thức thực

Trang 7

tiễn có sớm nhất, cơ bản nhất, quan trọng nhất, vì ngay từ khi con người mới xuất hiện trên trái đất đã phải tiến hành sản xuất vật chất dù là đơn giản để tồn tại Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.

Trực quan sinh động và tư duy trừu tượng là hai giai đoạn nhận thức có những thuộc tính khác nhau, kế tiếp nhau, bổ sung cho nhau trong quá trình nhận thức giống nhất của con người về thế giới Thực tiễn ở đây vừa là cơ sở, động lực, mục đích của quá trình nhận thức, vừa là mắt khâu kiểm tra chân lý khách quan; vừa là yếu tố kết thúc một vòng khâu của sự nhận thức, vừa là điểm bắt đầu của vòng khâu mới của nhận thức

Ví dụ: Quá trình quang hợp của cây xanh giúp tạo ra khí oxi cần thiết cho con người và các sinh vật khác trên Trái Đất Nhận thức được điều đó, chúng ta đã trồng nhiều cây xanh hơn, phủ xanh đất trống đồi trọc.

2.3 Hai giai đoạn của quá trình nhận thức: cảm tính, lí tính.

2.3.1 Giai đoạn nhận thức cảm tính

Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức, gắn liền với thực tiễn Ở giai đoạn này, nhận thức của con người phản ánh trực tiếp khách thể thông qua các giác quan, được diễn tả dưới ba hình thức sau:

Cảm giác: Hình thức đầu tiên, giản đơn nhất của quá trình nhận thức ở giai đoạn cảm tính (GT-275 ) Phản ánh các thuộc tính riêng lẻ của các sự vật khi sự vật tác động trực tiếp vào các giác quan của con người.(BG-39) Tri giác: Là hình ảnh tương đối toàn vẹn về sự vật khi sự vật trực tiếp tác động vào các giác quan của con người (BG-39) Tri giác là sự tổng hợp của

Trang 8

nhiều cảm giác (BG-39).Vì vậy tri giác cho ta hình ảnh về sự vật trọn vẹn hơn cảm giác (GT-275)

Biểu tượng: Là hình thức cao nhất và phức tạp nhất của nhận thức cảm tính (GT-275) Là sự tái hiện lại trong đầu óc con người hình ảnh về sự vật khi con người không còn tiếp xúc với sự vật nữa (BG-39) Biểu tượng như là khâu trung gian chuyển từ nhận thức cảm tính lên nhận thức lý tính (GT-276) Nhìn chung, nhận thức cảm tính sẽ phản ánh trực tiếp đối tượng thông qua các giác quan của con người, bao gồm vẻ bề ngoài, cái tất nhiên, ngẫu nhiên, cái bản chất và không bản chất Nó chưa thể khẳng định được những mối liên hệ trong bản chất và tất yếu bên trong của sự vật

Nhận thức cảm tính hầu hết có trong tâm lý động vật Tuy nhiên, con người là động vật cấp cao hơn nên nhận thức không chỉ dừng lại ở đó mà còn cần phải vươn cao hơn nữa Giai đoạn đó được gọi là giai đoạn nhận thức lý tính 2.3.2 Giai đoạn nhận thức lý tính

Nhận thức lý tính còn được gọi là tư duy trừu tượng, phản ánh bản chất của sự việc

Khái niệm: Đây là kết quả của sự khái quát, tổng hợp các thuộc tính, đặc điểm của sự vật Khái niệm sẽ phản ánh những đặc tính về bản chất của sự vật, vừa có tính khách quan lại có tính chủ quan Khái niệm thường xuyên vận động và phát triển, là cơ sở để hình thành nên các phán đoán và tư duy khoa học (GT-tr.276)

Phán đoán: Thông qua các khái niệm, phán đoán sẽ được hình thành để khẳng định hoặc phủ định về một đặc điểm nào đó của đối tượng (GT-tr.277) Phán đoán được chia thành 3 loại sau: phán đoán đơn nhất (bạc có khả năng dẫn điện) Phán đoán đặc thù (bạc là kim loại) Phán đoán phổ biến (kim loại có khả năng dẫn điện).Trong đó, phán đoán phổ biến được xem là cách thức phản ánh sự vật một cách bao quát và rộng lớn nhất Tuy nhiên, phán đoán chỉ

Trang 9

giúp con người nhận thức được mối liên quan giữa cái đơn giản với phổ biến nhưng không thể biết được mối liên hệ giữa cái đơn giản nhất trong các phán đoán khác nhau,… Điều này chưa đáp ứng đủ yêu cầu nhận thức của con người

Ví dụ: chúng ta có thể biết được giữa bạc và các kim loại khác có khả năng dẫn điện Nhưng liệu giữa chúng còn có thuộc tính nào giống nhau hay không thì điều đó chưa được chắc chắn

Suy luận: Suy luận được hình thành thông qua việc liên kết các phán đoán lại với nhau để đưa ra kết luận và tìm ra tri thức mới Tùy theo các kết hợp cách phán đoán theo trật từ nào thì chúng ta sẽ có hình thức suy luận khác nhau, phổ biến nhất vẫn là suy luận diễn dịch và suy luận quy nạp Ngoài suy luận, trực giác lý tính cũng giúp con người phát hiện ra tri thức mới đúng đắn và nhanh chóng (GT-tr.278)

Nhận thức lý tính là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật và đi sâu vào tìm hiểu bản chất của sự vật Nhận thức lý tính và cảm tính có mối quan hệ khá chặt chẽ với nhau Cảm tính là cơ sở cung cấp dữ liệu cho lý tính Thông qua những thông tin mà nhận thức cảm tính truyền đạt, lý tính sẽ phán đoán, suy luận và đưa ra kết luận Ngược lại, nhờ có lý tính chi phối mà nhận thức cảm nhận sẽ nhạy bén và tinh vi hơn

Ví dụ: khi chúng ta đến nhà hàng ăn uống, nhân viên phục vụ bê lên một đĩa thức ăn Trông rất hấp dẫn, ngon miệng và khiến bạn có cảm giác muốn ăn ngay lập tức => Nhận thức lý tính: Đây là một nhà hàng nhỏ, món ăn lại rẻ, nhưng món ăn xào nấu rất đẹp mắt Không biết ăn có ngon hay không nữa.

Trang 10

2.4 Ý nghĩa phương pháp luận: nhận thức phải bắt đầu từ thực tiễn và kiểm nghiệm từ thực tiễn.

2.4.1 Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức Thực tiễn là nguồn gốc, cơ sở của nhận thức:

Thông qua hoạt động thực tiễn, con người nhận biết được cấu trúc; tính chất và các mối quan hệ giữa các đối tượng để hình thành tri thức về đối tượng Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức Chính sự tác động đó đã làm cho các đối tượng bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ và các quan hệ khác nhau giữa chúng đem lại cho con người những tri thức, giúp cho con người nhận thức được các quy luật vận động và phát triển của thế giới Trên cơ sở đó hình thành các lý thuyết khoa học Do đó, nếu xa rời thực tiễn, không dựa vào thực tiễn thì nhận thức sẽ xa rời cơ sở hiện thực nuôi dưỡng sự phát sinh, tồn tại và phát triển của mình Cũng vì thế, chủ thể nhận thức không thể có được những tri thức đúng đắn và sâu sắc về thế giới.

Thực tiễn là động lực của nhận thức:

Hoạt động thực tiễn góp phần hoàn thiện các giác quan, tạo ra khả năng phản ánh nhạy bén, chính xác, nhanh hơn; tạo ra các công cụ, phương tiện để tăng năng lực phản ánh của con người đối với tự nhiên Những tri thức được áp dụng vào thực tiễn đem lại động lực kích thích quá trình nhận thức tiếp theo Thực tiễn là mục đích của nhận thức:

Mục đích cuối cùng của nhận thức là giúp con người hoạt động thực tiễn nhằm cải biến thế giới Nhấn mạnh vai trò này của thực tiễn Lênin đã cho rằng: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức” Nhận thức không chỉ thoả mãn nhu cầu hiểu biết mà còn đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực hoạt động để đưa lại hiệu quả cao hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người Thực tiễn luôn vận

Trang 11

động, phát triển nhờ đó, thực tiễn thúc đẩy nhận thức vận động, phát triển theo Thực tiễn đặt ra những vấn đề mà lý luận cần giải quyết.

Chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn, thì tri thức con người mới thể hiện được sức mạnh của mình, sự hiểu biết của con người mới có ý nghĩa Bằng thực tiễn mà kiểm chứng nhận thức đúng hay sai, khi nhận thức đúng thì nó phục vụ thực tiễn phát triển và ngược lại.

Thực tiễn là tiêu chuẩn tiêu chuẩn của chân lý:

Bằng thực tiễn mà kiểm chứng nhận thức đúng hay sai Khi nhận thức đúng thì nó phục vụ thực tiễn phát triển và ngược lại Như vậy, thực tiễn là thước đo chính xác nhất để kiểm tra tính đúng đắn của tri thức, xác nhận tri thức đó có phải là chân lý hay không Mác đã từng khẳng định: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý”.

(Giáo trình Triết học Mác Lê-nin 1 T 271- T 274) 2.4.2 Ý nghĩa phương pháp luận

Từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi chúng ta phải luôn quán triệt quan điểm thực tiễn.Việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn Nghiên cứu lý luận phải đi đôi với thực tiễn; học phải đi đôi với hành Xa rời thực tiễn dẫn đến bệnh chủ quan, giáo điều, máy móc, quan liêu Nhưng không được tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn, tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng.

Trang 12

3.KẾT LUẬN

Trong thời đại ngày nay, cùng với sự bùng nổ của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, thế giới cũng có sự thay đổi vô cùng sâu sắc Để có thể đạt được mục tiêu tiến bộ xã hội do thời đại đặt ra, đòi hỏi con người phải được trang bị một thế giới quan khoa học vững chắc và năng lực tư duy sáng tạo V.I Lênin đã khái quát con đường biện chứng của quá trình nhận thức như sau: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhân thức tại khách quan” Nhận thức phải bắt đầu từ thực tiễn và kiểm nghiệm từ thực tiễn.

Nhận thức giúp con người hiểu được cái riêng, cái chung cũng như hiểu được hiện tượng, bản chất của sự vật, sự việc Nhờ có nhận thức mà con người mới biết được đúng đắn, đầy đủ và chính xác về bản chất của sự vật hay hiện tượng Nhận thức cung cấp cho con người một lượng lớn tri thức cũng như tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống Con người có thể dần hiểu được các nguyên lý, định nghĩa cũng như khái niệm trong thế giới quan của mình.

Trong môi trường đại học ,việc nâng cao năng lực tư duy cho sinh viên là vấn đề quan trọng trong tình hình hiện nay, giúp sinh viên có tư duy khoa học trong quá trình học tập và làm việc sau này Cần xác định, hiểu rõ nội dung phương pháp ,quá trình nhận thức ; xác định vấn đề cần giải quyết để chọn đúng phương pháp, gắn kết chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn; là cơ sở quan trọng để xây dựng năng lực tư duy, nhận thức và giải quyết các vấn đề thực

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:02

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan