1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập lớn môn phân tích chính sách kinh tế xã hội phân tích chính sách tiền tệ nhằm ứng phó dịch covid 19

31 20 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 880,95 KB

Nội dung

Khái niệm chính sách kinh tế xã hộiTheo quan niệm phổ biến, chính sách là phương thức hành động được một chủ thể khẳng định và thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại.Chính

lOMoARcPSD|39222806 BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC - BÀI TẬP LỚN MÔN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH KINH TẾ XÃ HỘI Giảng viên: TS Đào Văn Thi Họ và tên Học viên: Phạm Thị Bích Ngọc Mã Học viên: CH21326 Lớp: QLKT 2021.2 – lớp 3 Hải Phòng, tháng 5 năm 2022 Downloaded by MON HOANG (monmon3@gmail.com) lOMoARcPSD|39222806 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC - BÀI TẬP LỚN Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Học phần: Phân tích chính sách kinh tế xã hội Căn cứ vào nội dung môn học, công việc chuyên môn và nhu cầu của học viên Nay giao cho: Họ tên học viên: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: QLKT 2021.2 – lớp 3 Mã học viên: CH21326 Chủ đề: “ Phân tích chính sách tiền tệ nhằm ứng phó dịch Covid-19” Nội dung và hình thức theo hướng dẫn đính kèm Ngày giao BTL: 13/04/2022 Ngày hoàn thành: 28/05/2022 Điểm đánh giá (điểm số, điểm chữ): Hải phòng, Ngày 28 tháng 5 năm 2022 Họ tên giảng viên TS Đào Văn Thi 2 Downloaded by MON HOANG (monmon3@gmail.com) lOMoARcPSD|39222806 MỤC LỤC NỘI DUNG TRAN G I Chương 1: Tổng quan về phân tích chính sách kinh tế xã hội 1.1 Chính sách kinh tế - xã hội 4 1.2 Phân tích chính sách kinh tế - xã hội 7 1.3 Sự cần thiết của Phân tích chính sách kinh tế - xã hội 9 II Chương 2: Phân tích chính sách chính sách tiền tệ nhằm đối phó dịch 11 Covid-19 11 1 Ảnh hưởng của dịch Covid-19 12 1.1 Tăng trưởng kinh tế 13 1.2 Các ngành sản xuất 14 1.3 Cơ cấu chi tiêu 16 1.4 Tác động của Covid-19 đến doanh nghiệp 17 1.5 Khu vực đối ngoại 19 1.6 Khu vực tài chính 20 1.7 Khu vực ngân sách 20 2 Chính sách tiền tệ 21 2.1 Chính sách lãi suất 2.2 Chính sách cơ cấu lại thời hạn nợ, miễn/giảm lãi vay hỗ trợ doanh 22 24 nghiệp 30 2.3 Chính sách hỗ trợ tín dụng từ ngành ngân hàng 31 3 Đánh giá 4 Kết luận III Tài liệu tham khảo CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH KINH TẾ XÃ HỘI 1.1 Chính sách kinh tế xã hội 3 Downloaded by MON HOANG (monmon3@gmail.com) lOMoARcPSD|39222806 1.1.1 Khái niệm chính sách kinh tế xã hội Theo quan niệm phổ biến, chính sách là phương thức hành động được một chủ thể khẳng định và thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại Chính sách xác định những chỉ dẫn chung cho quá trình ra quyết định Chúng vạch ra phạm vi hay giới hạn cho phép của các quyết định, nhắc nhở các nhà quản lý quyết định nào là có thể và những quyết định nào là không thể Bằng cách đó, các chính sách hướng suy nghĩ và hành động của mọi thành viên trong tổ chức vào việc thực hiện mục tiêu chung của tổ chức Chính sách kinh tế xã hội, xét theo nghĩa rộng, là tổng thể các quan điểm tư tưởng, phát triển, những mục tiêu tổng quát và những phương thức cơ bản để thực hiện mục tiêu phát triển đất nước Chính sách theo quan niệm trên là đường lối phát triển kinh tế xã hội của đất nước Ở Việt Nam, đường lối do Đảng Cộng Sản Việt Nam – lực lượng chính trị lãnh đạo Nhà nước và xã hội xây dựng Xét theo nghĩa hẹp, có rất nhiều khái niệm về chính sách kinh tế xã hội (chính sách công) 1 “Định nghĩa một cách đơn giản, chính sách kinh tế xã hội là một hành động nào đó mà Nhà nước lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện.” (SĐD) 2 “ Chính sách công là phương thức hành động được Nhà nước tuyên bố và thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại.” (SĐD) 3 “ Chính sách là những hành động của Nhà nước nhằm hướng tới mục tiêu của đất nước” (SĐD) Với quan niệm này, chính sách công là một bộ phận của chiến lược, bao gồm những giải pháp và công cụ để thực hiện mục tiêu chiến lược 4 “ Chính sách kinh tế xã hội (chính sách công) là quyết sách của Nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề chín muồi đặt ra trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước, thông qua hoạt động thực thi của các ngành, các cấp có liên quan trong bộ máy Nhà nước” (SĐD) 5 “ Chính sách là phương thức hành động của Nhà nước để tác động tới kết quả của các sự kiện kinh tế - xã hội, bao gồm một tập hợp, mục tiêu của Nhà nước và các phương pháp được lựa chọn để theo đuổi các mục tiêu đó.” (SĐD) 6 “ Chính sách kinh tế - xã hội là tổng thể các quan điểm, các chuẩn mực, các biện pháp và các thủ thuật mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các đối tượng và khách thể quản lý nhằm đạt đến các mục tiêu trong số những mục tiêu chiến 4 Downloaded by MON HOANG (monmon3@gmail.com) lOMoARcPSD|39222806 lược chung của đất nước” (SĐD) Từ những khái niệm trên đây, có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản của chính sách kinh tế - xã hội” - Chính sách là tư tưởng điển hình về các kiểu can thiệp của Nhà nước vào kinh tế thị trường - Chính sách kinh tế - xã hội là hành động can thiệp của Nhà nước nhằm giải quyết một hoặc một số vấn đề chính sách chín muồi Đó là những vấn đề lớn, có tầm ảnh hưởng rộng, mang tính bức xúc trong đời sống xã hội - Chính sách kinh tế - xã hội giải quyết những mục tiêu bộ phận, có thể mang tính dài hạn, trung hạn hoặc ngắn hạn, nhưng phải hướng vào việc thực hiện những mục tiêu chung, mang tính tối cao của đất nước - Chính sách kinh tế - xã hội không chỉ thể hiện kế hoạch của các nhà hoạch định chính sách, mà còn bao gồm những hành vi thực hiện những kế hoạch trên Chính sách kinh tế - xã hội trước hết thể hiện kế hoạch của Nhà nước nhằm thay đổi và phát triển một lĩnh vực nhất định Song, nếu chính sách chỉ là những kế hoạch, dù được ghi thành văn bản và được các cấp có thẩm quyền thông qua thì nó vẫn chưa phải là một chính sách Chính sách kinh tế - xã hội còn phải bao gồm các hành vi thực hiện những kế hoạch nói trên và đưa lại những kết quả thực tế Chính sách là kế hoạch của những hành động thực tiễn Chính sách kinh tế - xã hội được Nhà nước đề ra nhằm phục vụ lợi ích chúng của nhiều người hoặc của xã hội Thước đo chính để đánh giá, so sánh và lựa chọn chính sách phù hợp là lợi ích mang tính xã hội mà chính sách đem lại Đây cũng chính là lý do để các chính sách kinh tế - xã hội được gọi là các chính sách công Trong thực tế có tình trạng một chính sách đem lại lợi ích cho nhóm xã hội này nhiều hơn nhóm xã hội khác, thậm chí có nhóm còn bị thiệt thòi Khi đó chính sách kinh tế - xã hội phải đứng trên lợi ích của đa số, của xã hội để giải quyết vấn đề Chính sách kinh tế - xã hội có phạm bi tác động rộng lớn Chính sách có thể tác dộng đến nọi lĩnh vực của đời sống xã họi, thể hiện sự cần thiết của can thiệp Nhà nước trong các lĩnh vực đó Tóm lại, chính sách kinh tế - xã hội là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ của Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế - xã hội nhằm giải quyết vấn đề chính sách, thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu tổng thể của đất nước 5 Downloaded by MON HOANG (monmon3@gmail.com) lOMoARcPSD|39222806 1.2.2 Hệ thống các chính sách kinh tế - xã hội Các chính sách kinh tế - xã hội rất đa dạng Có thể phân loại các chính sach kinh tế xã hội theo nhiều tiêu chí khác nhau Căn cứ vào lĩnh vực tác động, các chính sách kinh tế - xã hội có thể được chia thành những nhóm chính sách sau: - Các chính sách kinh tế: là những chính sách điều tiết các mối quan hệ kinh tế nhằm tạo động lực phát triển kinh tế, có tầm quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của đất nước vì đóng vai trò tạo ra cơ sở để thực hiện các chính sách công khác, bao gồm: + Chính sách tài chính + Chính sách tiền tệ, tín dụng + Chính sách phân phối + Chính sách kinh tế đối ngoại + Các chính sách cơ cấu kinh tế + Chính sách phát triển các ngành kinh tế + Chính sách cạnh tranh + Chính sách phát triển các loại thị trường v.v - Các chính sách xã hội: là những chính sách điều tiết các mối quan hệ xã hội , làm cho xã hội phát triển theo hướng công bằng và văn minh, bao gồm: + Chính sách lao động và việc làm + Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình + Chính sách đảm bảo xã hội + Chính sách bảo vệ sức khỏe toàn dân + Chính sách xóa đói giảm nghèo + Chính sách xây dựng nền dân chủ xã hội + Chính sách bảo vệ môi trường v.v - Các chính sách văn hoá: là những chính sách nhằm phát triển nền văn hóa với tư cách là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực phát triển xã hội Các chính sách văn hóa cơ bản là: + Chính sách giáo dục và đào tạo + Chính sách phát triển khoa học, kỹ thuật và công nghệ + Chính sách văn hóa thông tin 6 Downloaded by MON HOANG (monmon3@gmail.com) lOMoARcPSD|39222806 + Chính sách bảo tồn và phát huy di sản và truyền thống dân tộc v.v - Chính sách dối ngoại: là những chính sách điều tiết các mối quan hệ đối ngoại của một đất nước với các quốc gia trên thế giới Đây là bộ phận chính sách rất quan trọng vì trong điều kiện kinh tế thế giới đang ở thế tăng cường mở cửa và hội nhập, nếu một quốc gia không có những quyết sách đối ngoiạ đúng đắn thì sẽ bị cô lập và tụt hậu - Chính sách an ninh, quốc phòng: bao gồm các chính sách an ninh và các chính sách quốc phòng Đó là những chính sách hướng vào việc tăng cường tiệm lực quốc phòng, an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tạo điều kiện cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước 1.2 Phân tích chính sách kinh tế xã hội 1.2.1 Khái niệm Có nhiều khái niệm khác nhau về phân tích chính sách xã hội: - “Phân tích chính sách là việc phối hợp các phân tích riêng lẻ về hiệu lực và hiệu quả chính sách để đưa ra kết quả tổng hợp về chính sách” (SĐD) Ở đây, phân tích chính sách được gắn liền với quá trình đánh giá kết quả của chính sách - “ Phân tích chính sách là công cụ tổng hợp thông tin nhằm tạo ra các phương án cho quyết định chính sách, đồng thời cũng là công cụ để xác định thông tin cần thiết cho chính sách trong tương lai” (SĐD) - “ Phân tích chính sách là ngành khoa học xã hội ứng dụng, sử dụng một tập hợp các phương pháp điều tra và biện luận nhằm tạo ra và truyền đạt những thông tin liên quan đến chính sách có thể sử dụng được trong các quá trình chính trị để giải quyết những vấn đề chính sách” (SĐD) Như vậy, phân tích chính sách được định nghĩa như là quá trình xem xét, so sánh, đánh giá mục tiêu, nội dung và các ảnh hưởng của chính sách để đưa ra những lời khuyên (kiến nghị) về chính sách trên cơ sở lợi ích xã hội Trong thực tế, phân tích chính sách là hoạt động được tiến hành ở tất cả các giai đoạn của quá trình chính sách Phân tích chính sách tạo cơ sở về mặt thông tin cho quyết định chính sách và tổ chức thực thi chính sách 1.2.2 Nhiệm vụ của phân tích chính sách Nhằm mục đích nâng cao năng lực ra quyết định chính sách và năng lực chuyển hóa chính sách thành kết quả thực tế trong hoạt động quản lý Nhà nước, phân tích chính sách cần thực hiện được những nhiệm vụ cơ bản sau đây: 7 Downloaded by MON HOANG (monmon3@gmail.com) lOMoARcPSD|39222806 - Hình thành cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đề ra các chính sách để thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế - xa hội của đất nước như: nghiêm cứu các quy luật của nền kinh tế thị trường, những ưu điểm cũng như những nhược điểm của thị trường, những thành công và thất bại của Nhà nước trong việc phát huy những ưu điểm và khách phục những nhược điểm của thị trường, - Xem xét, đánh giá, so sánh các mục tiêu và giải pháp, công cụ chính sách nhằm lựa chọn phương án chính sách thích hợp cho sự can thiệp của Nhf nước vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội - Đánh giá các ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của chính sách đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cũng như hoạt động của các chủ thể kinh tế xã hội - Đề ra khuyến nghị để điều chỉnh, hoàn thiện, đổi mới các chính sách Như vậy, phân tích chính sách kinh tế - xã hội không phải là tranh luận triết lý về chính sách Đó chính là việc sử dụng những nguyên tắc, phương pháp và kỹ thuật nghiệp vụ để phục vụ quá trình ra quyết định chính sách và nâng cao năng lực chuyển hóa chính sách ở đầu ra trong hoạt động quản lý Nhà nước 1.2.3 Cơ sở thông tin của phân tích chính sách kinh tế - xã hội Phân tích chính sách, về thực chất chính là quá trình thu thập, xử lý và phân tích thông tin Những nguồn thông tin quan trọng nhất bao gồm: - Theo nội dung của thông tin: + Thông tin kinh tế - xã hội: là số liệu phản ánh những diễn biến và thực trạng diễn ra trong đời sống kinh tế - xã hội, có ánh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới tiến trình chính sách + Thông tin chính trị: Chính sách là sản phẩm của các đường lối chính trị nên những sự kiện, những diễn biến về chính trị có thể dẫn đến những thay đổi về chính sách + Thông tin quy phạm: là hệ thống những văn bản pháp luật có hiệu lực đang điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế - xã hội Những văn bản đó là công cụ để thực hiện các chính sách và là cơ sở cho quá trình phân tích chính sách + Thông tin khoa học, kỹ thuật, công nghệ, trong đó bao gồm cả những tiến bộ về khoa học chính sách, - Theo mối quan hệ với hành động chính sách: + Thông tin phản hồi: trên thông tin phản hồi, các nhà phân tích chính sách sẽ đưa ra các kiến nghị để các nhà quan rlý, lãnh đạo và các nhà chính trị điều chỉnh, đổi mới chính sách cho phù hợp với điều kiện thực tế 8 Downloaded by MON HOANG (monmon3@gmail.com) lOMoARcPSD|39222806 + Thông tin dự báo: khai thác được nguồn thông tin này và biết xử lý nó có nghĩa là đã đi trước được thời gian, tăng nhanh tốc độ phát triển, tạo được thế mạnh trong cạnh tranh và phát triển trong cơ chế thị trường - Theo nguồn gốc xuất xứ của thông tin: + Thông tin bên trong + Thông tin bên ngoài - Theo kênh thu nhận: + Thông tin chính thức + Thông tin không chính thức Thu thập, xử lý các nguồn thông tin phục vụ cho tiến trình chính sách nói chung và phân tích chính sách nói riêng là khâu rất quan trọng, quyết định chất lượng, hiệu quả của các chính sách Để thực hiện được vai trò là chất liệu để phân tích, hoạch định chính sách, các dòng thông tin phải được đảm bảo các yêu cầu sau: - Thông tin phải đầy đủ, nếu không đủ lượng thông tin thì quá trình phân tích, đánh giá sẽ méo mó, sai lệch, kết quả không đúng với thực tế - Thông tin phải chính xác, trung thực, khách quan - Thông tin phải kịp thời - Thông tin phải đảm bảo tính thiết thực 1.3 Sự cần thiết của Phân tích chính sách kinh tế - xã hội Chính sách là một trong những sản phẩm của quá trình quản lý, nên khi quyết định chính sách, chủ thể quản ly cũng phải phân tích đầy đủ những dữ liệu liên quan đến chính sách Việc giảm sát các hoạt động xây dựng chính sách, thực thi chính sách và đánh giá chính sách là rất quan trọng trong việc đưa ra các khuyến nghị, giải pháp thúc đẩy sự hình thành và phát triển Về mặt khái quát, thông qua quá trình phân tích mà chủ sở hữu thể quản lý có đầy đủ thông tin để ra quyết định quản lý Mặt khác, do mục tiêu của chính sách hướng tới nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội và có ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động của tổ chức nên chủ thể quản lý cần xem xét, cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định Cụ thể, phân tích chính sách giúp: - Chính sách phân tích để được thấy những chính sách mà chủ có thể dự kiến theo đuổi có thiết bị thực thi, khả thi hay phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức không 9 Downloaded by MON HOANG (monmon3@gmail.com) lOMoARcPSD|39222806 - Chính sách phân tích để có được hệ thống tính toán của chính sách Chính sách hệ thống là các tập hợp các chính sách có các đặc tính giống nhau về mục tiêu hoặc tính chất được sắp xếp theo một định định thứ nhất và theo yêu cầu của chủ thể Thông qua quá trình phân tích, các nhà phân tích xem hệ thống tính toán của chính sách thông qua các mặt: Thứ nhất, mới ban hành chính sách có đúng là một chính sách hay chỉ là biện pháp thực thi chính sách Thứ hai, mới ban hành chính sách có phù hợp với hệ thống có hay không, có xung đột gì với sách chính có hay không Thứ ba, mới ban hành chính sách có trợ giúp gì cho hệ thống như phục hồi những thứ tồn tại của hệ thống hay thúc đẩy hệ thống vận hành tốt hơn - Phân tích chính sách để thấy được sự phù hợp giữa chính sách và môi trường Môi trường cho tổ chức hoạt động bao gồm môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, tự nhiên Để cho tổ chức có thể dứng vững được trước những thách thức của môi trường, chủ thể quản lý cần có những chính sách kịp thời tạo động lực trực tiếp cho tổ chức, bên cạnh đó cũng phải có sự điều chỉnh đối với tổ chức một cách phù hợp để thích ứng với sự biến đổi của môi trường - Chính sách phân tích để người sử dụng được vui lòng thực hiện với chủ thể ban hành Khi có được sự tin tưởng của người thực hiện, các chính sách do chủ thể ban hành sẽ phát huy hết tác dụng của nó và đạt được mục tiêu mong đợi CHƯƠNG II PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19 1 Ảnh hưởng của dịch Covid-19 1.1 Tăng trưởng kinh tế Các diễn biến của Covid-19 đều có ảnh hưởng mạnh đến triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cả trong ngắn hạn và trung hạn Với riêng Việt Nam, năm 2020 còn là một năm phải đối mặt với nhiều thiên tai nghiêm trọng như bão và lũ lụt ở khu vuẹc 10 Downloaded by MON HOANG (monmon3@gmail.com) lOMoARcPSD|39222806 Về tình hình vốn đầu tư nước ngoài, FDI thực hiện năm 2020 đạt gần 20 tỷ USD, giảm 2% so với năm 2019 Tính đến 20/12/2020 có 2523 dự án cấp phép mới, giảm 35% với số vốn đăng ký cấp mới là 14,6 tỷ USD, giảm 12,5% Nguyên nhân chủ yếu là tình hình kinh tế ảm đạm ở phía các nước đầu tư Dòng FDI toàn cầu đã giảm đi đánh kể ảnh hưởng không nhỏ đến dòng FDI vào Việt Nam Về dự trữ ngoại hối, do thặng dư thương mại khiến nguồn cung ngoại tệ dồi dào, trong 9 tháng đầu năm 2020, Ngân hàng Nhà nước mua vào 14 tỷ USD tương đương với cung ứng ra thị trường hơn 300 nghìn tỷ đồng và nâng dự trũ ngoại hối của Việt Nam từ 78 tỷ USD cuối năm 2019 lên đến mức kỷ lục 92 tỷ USD vào cuối tháng 8/2020 1.6 Khu vực tài chính Về diễn biến lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2020 tăng 3,23% so với năm 2019 Lạm phát cơ bản bình quân năm 2020 tăng 2,31% so với bình quân năm 2019 Hình: Tình hình lạm phát, lạm phát cơ bản trong nền kinh tế, so với các tháng cùng kỳ năm trước (%) Nguồn: Tổng cục thống kê Đối với ngân hàng, các ưu đãi của Ngân hàng Nhà nước và hỗ trợ của chính phủ đối với doanh nghiệp và các nhân, tính đến thời điểm cuối năm 2020, đã hạn chế thiệt hại tới bảng cân đối kế toán và lợi nhuận của các ngân hàng (PwC, 2020) Tăng trưởng tín dụng năm 2020 ở mức thấp tạo áp lực tăng trưởng tín dụng trong những tháng cuối năm 2020 Lợi nhuận của các ngân hàng thương mại vẫn duy trì ở mức khá, tuy nhiên rủi ro nợ xấu gia tăng Theo Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng của năm 2020 của hệ thống ngân hàng chỉ đạt 10,14%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019 (12,14%) và là mức thấp nhất trong 7 năm trước Tăng trưởng huy động vốn đạt 12,87%, cao hơn tăng trưởng tín dụng, thanh khoản hệ thống ngân hàng dư thừa khiến các ngân 17 Downloaded by MON HOANG (monmon3@gmail.com) lOMoARcPSD|39222806 hàng thương mại chịu sức ép giảm lãi suất huy động Tổng phương tiện thanh toán tăng 12,56% so với cuối năm 2019 Chính sách tiền tệ mở rộng tiếp tục được duy trì nên thanh khoản hệ thống ngân hàng dư thừa, lãi suất liên ngân hàng ở mức thấp nhất trong 15 năm trở lại Nhà nước đã liên tiếp điều chỉnh giảm 3 lần các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm 1,5%- 2%/năm Phần lớn các ngân hàng thương mại duy trì được hệ số NIM trong Quý 2/2020 ở mức từ 2% đến 4,7% Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) quý 2/2020 giảm về mức 36,7% Tỷ lệ nợ xấu cuối tháng 6/2020 của các ngân hàng đều có xu hướng tăng so với cuối 2019, tuy nhiên vẫn chưa phản ánh đúng chất lượng tài sản của các ngân hàng do một số các khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 chưa bị chuyển nhóm Hình: Một số chỉ tiêu của ngành ngân hàng Việt Nam Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại Theo PwC (2020), ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng chịu tác động nặng nề nhất từ các hiệu ứng bậc hai Cụ thể là chất lượng tín dụng của khách hàng ngày càng suy giảm, cùng với môi trường lãi suất thấp tiếp tục được duy trì – khi hậu quả của đại dịch dần bộc lộ trong toàn bộ nền kinh tế Đại dịch Covid ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng tài chính của cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp Ngành ngân hàng phải đối mặt với các thách thức gômg: i) suy giảm chất lượng tài sản hệ thống ngân hàng, ii) mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp do chính sách tiền tệ nới lỏng của Nhà nước, thanh khoản dư thừa của hệ thống ngân hàng và iii) khả năng hấp thụ 18 Downloaded by MON HOANG (monmon3@gmail.com) lOMoARcPSD|39222806 vốn của nền kinh tế tiếp tục ở mức thấp Tính đến 21/12/2020, tăng trưởng tin dụng của nền kinh tế chỉ đạt 10,14% (so với mức tăng 12,14% cùng thời điểm năm 2019) 1.7 Khu vực ngân sách - Thu ngân sách nhà nước Dự toán thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2020 là 1.512,3 tỷ đồng Theo bộ tài chính, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tâm lý tiêu dùng của xã hội, từ đó tác động đến thu ngân sách nhà nước năm 2020 Bảng: Tổng hợp tình hình thực hiện thu ngân sách nhà nước qua các năm Nguồn: Bộ Tài chính, Báo cáo Dự toán và Quyết toán qua các năm - Chi ngân sách nhà nước Dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước năm 2020 là 1.747,1 tỷ đồng Bảng: Tổng hợp tình hình thực hiện chi ngân sách nhà nước qua các năm Nguồn: Bộ Tài chính, Báo cáo Dự toán và Quyết toán qua các năm - Về thâm hụt ngân sách nhà nước Bộ Tài chính dự đoán bội chi ngân sách nhà nước năm 2020 là 234,8 nghìn tỷ đồng, bằng 3,44% GDP 19 Downloaded by MON HOANG (monmon3@gmail.com) lOMoARcPSD|39222806 Bảng: Tổng hợp tình hình thực hiện cân đối ngân sách nhà nước qua các năm Nguồn: Bộ Tài chính, Báo cáo Dự toán và Quyết toán qua các năm 2 Chính sách tiền tệ 2.1 Chính sách lãi suất Để phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính quốc tế, đồng thời đối phó với tác động tiêu cực của dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động, liên tục giảm các mức lãi suất điều hành nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp và người dân Tính đến 20/10/2020, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm lãi suất điều hành bốn lần tính từ tháng 12/2019 và là lần thứ ba giảm lãi suất điều hành trong năm 2020 (2 lần điều chỉnh trước đó là vào tháng 3 và tháng 5 năm 2020), lần lượt giảm 0,5 điểm phần trăm các loại lãi suất điều hành Lãi suất tái chiết khấu ở mức 2,5%/năm, lãi suất tái cấp vốn là 4,0%/năm Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm do Tổng cục Thống kê công bố, lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam phổ biến ở mức 0,1%-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng Lãi suất đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng cũng giảm còn 3,7%-4,1%/năm; kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng là 4,4%-6,4%/năm Đối với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, lãi suất tiền gửi cũng giảm còn 6,0%- 7,1%/năm Một số ngân hàng có vốn Nhà nước còn áp mức lãi suất huy động cao nhất chỉ 5,5% - 6%/năm Mặt bằng lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt 20 Downloaded by MON HOANG (monmon3@gmail.com)

Ngày đăng: 22/03/2024, 22:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN