1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập lớn học phần đại cương văn hóa việt nam tín ngưỡng thờ mẫu

23 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tín ngưỡng thờ Mẫu (Đạo Mẫu) của Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Vân Anh
Người hướng dẫn Th.S Phan Thị Phương
Trường học Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Đại cương Văn hóa Việt Nam
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,57 MB

Nội dung

“Tín ngưỡng thờ Mẫu” thể hiện sự tin tưởng, ngưỡngmộ, tôn vinh và thờ phụng những vị nữ thần gắn liền với các hiện tượng tự nhiêntrong vũ trụ, được người đời cho rằng có chức năng sáng t

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA CÔNG NGHỆ MAY & THIẾT KẾ THỜI TRANG



BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: ĐẠI CƯƠNG VĂN HÓA VIỆT NAM

TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU

Giảng viên hướng dẫn : Th.S PHAN THỊ PHƯƠNG

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ VÂN ANH

Hà Nội, 2023

MỤC LỤC

Trang 2

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3

2 ĐẠO MẪU LÀ GÌ? 3

3 NGUỒN GỐC CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM 4

4 CÁC DẠNG THỨC THỜ MẪU 7

4.1 Thờ Mẫu ở miền Bắc 7

4.2 Thờ Mẫu ở miền Trung 10

4.3 Thờ Mẫu ở miền Nam 12

5 NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA ĐẠO MẪU VIỆT NAM 13

5.1 Giá trị nhận thức thế giới 13

5.2 Giá trị nhân sinh: Đạo Mẫu hướng niềm tin của con người vào đời sống trần thế 14

5.3 Đạo mẫu gắn bó với dân tộc, là thứ chủ nghĩa yêu nước đã được tâm linh hóa 15 5.4 Hầu đồng – một di sản văn hóa nghệ thuật độc đáo 16

5.4.1 Hầu đồng là gì? 16

5.4.2 Trang phục Hầu đồng 18

6 TỔNG KẾT 20

LỜI CẢM ƠN 21

PHỤ LỤC 22

LỜI MỞ ĐẦU

Đại cương văn hóa Việt Nam là học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về văn hóa và văn hóa Việt Nam; văn hóa đặc trưng một số vùng, miền; sự ảnh hưởng

Trang 3

của văn hóa các khu vực: Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây với Việt Nam Bên cạnh

đó, học phần cũng phân tích được những ảnh hưởng của văn hóa mặc vào trang phụcqua một số thời kỳ lịch sử Từ đó có ý thức tôn trọng, phát huy bảo tồn bản sắc vănhóa dân tộc

Dưới đây là bài tập lớn của em sau khi học xong học phần “Đại cương văn hóaViệt Nam” Bài tập lớn với chủ đề nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu (Đạo Mẫu) củaViệt Nam

Trong quá trình học tập và làm bài tập lớn, em rất may mắn khi được cô Thạc sĩPhan Thị Phương giảng dạy, hướng dẫn tận tâm Em mong bài tập lớn sẽ đạt yêu cầu

mà cô đề ra Em cũng mong nhận được ý kiến đóng góp, đánh giá của cô để em rút rakinh nghiệm và hoàn thành bài tập được hoàn thiện hơn

Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2023

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Tín ngưỡng thờ Mẫu (Đạo Mẫu) xuất phát từ khát vọng của con người về cuộc

Trang 4

mỗi người dân Việt Nam Vì vậy, tôi chọn đề tài này để tìm hiểu, nghiên cứu rõhơn về nguồn gốc, đặc trưng cũng như ý nghĩa của tín ngưỡng thờ Mẫu - một tậptục phổ biến mang đậm chất bản địa tồn tại cùng chiều dài lịch sự dân tộc.

Hình 2.1 Tín ngưỡng thờ Mẫu_Nguồn: Internet

Đây là một tín ngưỡng có nguồn gốc thực sự nguyên thủy, mặc dù trong quátrình phát triển, nó đã hấp thụ những ảnh hưởng của Đạo giáo, Phật giáo và thậmchí cả Nho giáo Thánh Mẫu được tôn thờ là Mẫu (Mẹ) là đấng sáng tạo, duy trì vũtrụ và con người, là nơi con người gửi gắm những ước vọng, nguyện vọng về cuộcsống trần thế và đạt được sức khỏe, hạnh phúc (Phúc Lộc Thọ)

Hệ thống đền thờ tuy đa thần (khoảng 60 ngôi trở xuống) nhưng đứng đầu vàbao trùm là Thánh Mẫu, tuy Thánh Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện trong đền vào thờigian muộn (từ thế kỷ XV – XVI), nhưng lại chiếm vị trí chủ đề trong điện thờ Mẫu.Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã trần thế hóa đạo Mẫu Trong điều kiện của xã hội Nhogiáo cuối thời phong kiến, Thánh Mẫu đã đi vào đời sống nhân dân, ăn sâu vào xãhội và đời sống tâm linh của mỗi con người Việt Nam

Trang 5

Hình 2.3 Thánh Mẫu Liễu Hạnh_Nguồn:Internet

3 NGUỒN GỐC CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM

Từ nguồn gốc lịch sử và xã hội xa xưa thì tín ngưỡng thờ Mẫu (hiện nay thườnggọi là Đạo Mẫu, thờ Thánh Mẫu, thờ Mẫu tam phủ - tứ phủ) đã xuất hiện khá phổ biến.Mặc dù đều cùng một hệ thống thần điện, cùng một nguyên tắc là tôn sùng thần linh

nữ tính song cách thức thờ Mẫu, thờ Thánh Mẫu, thờ Thánh Cô, Mẫu tam phủ - tứ phủđược thực hiện không hoàn toàn giống nhau

Tín ngưỡng thờ Mẫu là việc tôn thờ Mẫu - Mẹ làm đấng tối cao quyền năng đểđảm bảo cho sự sinh sôi, chở che cho con người và vạn vật Tín ngưỡng là sự thầnthánh hóa của một vị thần mang hình hài của một người Mẹ - một hình mẫu cho sựbao dung, ấm áp, bảo trợ Được hình thành ở thời kỳ phong kiến hà khắc nên ở đó,người phụ nữ Việt Nam được giải tỏa hết những thành kiến, sự ràng buộc, nhữngxiềng xích của chế độ phong kiến Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, tại hệ thống thần điệncòn có Thánh Bản mệnh, đây là vị thần đứng đầu dẫn dắt người tu đạo đến với Mẫu

Trang 6

Hình 3.1 Tượng thờ Thánh Bản Mệnh_Nguồn: Internet

Trong kho tàng thần thoại về sự hình thành và lập quốc thì vai trò của các vị nữthần luôn được nêu cao Có thể kể đến như thần thoại từ lúc Việt Nam chỉ toàn là bùn

và nước thì nữ thần Mặt Trời và nữ thần Mặt Trăng đã soi sáng cho muôn loài, xóa tan

đi sự tối tăm, lạnh giá Hay truyền thuyết về "Đội đá vá trời" của bà Nữ Oa và ông TứTượng Chính bà Nữ Oa đã tạo ra những vị nữ thần khác đại diện cho các thế lực tựnhiên Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ Những vị thần nữ còn được coi là tổ sư củanhiều ngành nghề thủ công có vai trò quan trọng trong đời sống nông nghiệp tại vùngchâu thổ sông Hồng như mẹ Âu Cơ Cây lúa chính là thực phẩm chính, đã nuôi sốnghàng nghìn đời dân Việt Nam Vì thế, cây lúa - đất - nước đã trở thành một dạng thầnlinh, gắn với tính Âm

Hình 3.2 Tượng thờ Mẫu Âu Cơ_Nguồn: Internet

Như vậy, nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam được xuất phát từniềm tin và sự kính trọng của nhân dân Việt dành cho tính nữ, với khả năng sinh sản,nuôi dưỡng và phát triển Điều này có lẽ do ảnh hưởng của tín ngưỡng phồn thực Dùcho trong chế độ phong kiến vốn trọng nam khinh nữ thì tư tưởng của người nông dân

về quan hệ mẫu hệ - nữ quyền vẫn bao phủ lên tư tưởng cổ hủ ấy Dưới sự phát triểncủa Nho giáo, sự ảnh hưởng của tư tưởng nam quyền thì có thể phái nữ đã bị xem nhẹ.Dẫu vậy, "phép vua còn thua lệ làng", dù không ra trận mạc chinh chiến, dù chỉ đượcgắn với trách nhiệm làm mẹ, làm vợ, thì tư tưởng mẫu hệ vẫn tồn tại bền bỉ trongtâm thức của người Việt Và bởi không có phụ nữ thì sẽ chẳng có người chèo chốngbếp núc, quán xuyến gia đình, quản lý tiền bạc, Hay nói cách khác, tín ngưỡng thờMẫu ở Việt Nam chính là sự tôn sùng, là sức mạnh để bảo vệ đời sống tâm hồn của

Trang 7

người phụ nữ trong gia đình Người phụ nữ Việt Nam luôn là người nuôi nấng, giáodục con cái, quản lý các công việc gia đình Mọi công việc trong gia đình hầu như domột tay người phụ nữ xây dựng nên.

Hình 3.3 Người phụ nữ Việt Nam_Nguồn: Internet

Khi dân tộc Việt Nam còn theo chế độ mẫu hệ thì tín ngưỡng thờ Mẫu đã đượchình thành, nhưng để tín ngưỡng thờ Mẫu chính thức trở thành Quốc đạo thì phải kểđến khi sự ra đời của Thánh Mẫu Liễu Để hình thành nên điện thờ Thánh Mẫu phải kểđến công lao rất lớn của các vua Lê khi đã có công kết hợp tục thờ Mẫu của ngườimiền xuôi và tục Sơn Trang của người miền núi Trong đó, Thánh Mẫu Liễu Hạnh làthần chủ của đạo mẫu của người đồng bằng và Mẫu Thượng Ngàn là chủ sơn trang củangười miền núi

Hình 3.4 Thờ Sơn Trang_Nguồn: Internet

Trang 8

Từ thế kỷ XV, Đạo Mẫu Việt Nam được ra đời Và ngày giáng thế đầu tiên củaThánh mẫu Liễu Hạnh là năm 1434, tính đến nay đã hơn 600 năm trôi qua Như vậy,

có thể thấy Đạo Mẫu ra đời sau đạo Phật giáo, song tín ngưỡng thờ Mẫu lại được rađời từ hàng nghìn năm trước đó, có thể trước khi Đức Phật nhập niết bàn

4 CÁC DẠNG THỨC THỜ MẪU

4.1 Thờ Mẫu ở miền Bắc

 Nhóm thờ mẫu gắn liền với quan niệm về vũ trụ, những vị thần mang lại cuộcsống của nhân loại như : Mẫu Tam phủ/ Tứ Phủ (Tam Tòa Thánh Mẫu), baogồm Đệ Nhất Thượng Thiên, Đệ Nhị Thượng Ngàn, Đệ Tam Thoải Phủ, MẫuLiễu Hạnh Nhóm nữ thần này thực chất được nhân dân coi còn lớn hơn nữthần, vì họ có quyền năng lớn tạo ra sự sống cho muôn loài Họ là những vịThánh đại diện cho những nhân tố/ yếu tố của hệ thống vũ trụ, và được chiathành 4 miền chính như miền trời đại diện hóa thân Mẫu Thiên, miền đất đạidiện hóa thân thành Mẫu Địa, miền sông, biển/ nước đại diện hóa thân MẫuThoải, miền núi rừng đại diện hóa thân thành Mẫu Thượng Ngàn

Hình 4.1.1 Tam Toà Thánh Mẫu_Nguồn: Internet

 Nhóm tôn xưng như Quốc Mẫu, Vương Mẫu và Thánh Mẫu Những vị tônxưng này gắn với những hình tượng phụ nữ có thân phận cao quý như ở trongcung đình, hay người có công lớn điển hình là Quốc Mẫu, Vương Mẫu NguyênPhi Ỷ Lan, 8 vợ Vua Hùng Định Vương cũng được Phong là Tây Thiên QuốcMẫu có đền thờ ở đỉnh núi Tam Đảo, hay mẹ Thánh Gióng được tôn là QuốcMẫu …

Trang 9

Hình 4.1.2 Tây Thiên Quốc Mẫu_Nguồn: Internet

Hình 4.1.3 Đền Mẫu thờ mẹ Thánh Gióng làng Phù Đổng_Nguồn: Internet

Đạo Mẫu và tục thờ cúng tổ tiên có nhiều điểm chung, hoặc có sự ảnh hưởnglẫn nhau Như trong hệ thống thờ Đạo Mẫu cũng đều có sự phân cấp thứ tự theo hìnhthức vai vế như gia tộc, thể hiện trong các ngày “ tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗMẹ” Đặc biệt trong cách sắp đặt trong nghi thức thờ, sự phân cấp này ngày càng thểhiện về từng vị trí của người đứng đầu Tam tòa Thánh Mẫu (Tam phủ, Tứ phủ) – đượcđặt ở vị trí cao nhất, tiếp đến là các vị trí của các Quốc Mẫu, và đến Nữ thần

Trang 10

Hình 4.1.4 Tranh thờ Tam Phủ_Nguồn: ĐCBG ĐCVHVN

Trong hệ thống thờ Đạo Mẫu không thể không nhắc đến các vị Nam thần, họ lànhững vị Thánh là những người có công mang lại cuộc sống bình yên cho con người.Đặc biệt những vị Thánh nam cũng được gắn đại diện các miền như Ngọc HoàngThượng Đế - Thiên Phủ, Bát Hải Long Vương – Thoải Phủ, Tản viên Sơn Thánh –Nhạc Phủ, Thập điện Minh Vương – Địa Phủ Do đó trong hệ thống cách bày trí thờđều có sự đan xen theo thứ bậc, điển hình như trong cách sắp xếp thờ các vị Thánh của

hệ thống Tứ Phủ Hệ thống thờ thánh của Đạo Mẫu còn có khái niệm Tứ Phủ Cộngđồng, tức là bao gồm các vị Thánh từ cao nhất là Phật Mẫu cho đến các hàng Cô vàCậu, sắp xếp các vị Thánh trong đó có các vị: Thứ nhất là Phật Mẫu/ Phật Bà Quán

Âm Bồ Tát, thứ hai là Vua Cha, thứ ba là Thánh Mẫu, thứ tư là Quan Lớn, thứ năm làChầu Bà, thứ sáu là ông Hoàng, thứ bảy là Thánh Cô, thứ tám là Thánh Cậu

Trang 11

Hình 4.1.5 Tranh thờ Cộng Đồng Tứ Phủ_Nguồn: ĐCBG ĐCVHVN

Hình 4.1.6 Ban thờ Tứ Phủ_Nguồn: ĐCBG ĐCVHVN

4.2 Thờ Mẫu ở miền Trung

Ở Miền Trung Bộ, tục thờ nữ thần có nhiều điểm giống với Bắc Bộ, tuy nhiên

hệ thống thờ Đạo Mẫu Giáo sư Ngô Đức Thịnh viết: “Tục thờ Mẫu ở Trung Bộ tuy thiếu bóng Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ, nhưng lại hết sức phức tạp, nhưng với các tiêu chuẩn nêu trên, chúng ta có thể phân thờ Mẫu ở đây thành hai lớp chính, đó là thờ Nữ thần mà tiêu biểu là Tứ vị Nương nương, Bà Ngũ Hành… và các lớp thờ Mẫu thần mà tiêu biểu hơn cả là thờ Thiên Ya Na, Pô Inư Nưgar.”

Có thể thấy, hệ thống thờ nữ thần ở miền Trung Bộ được phát triển từ các

Trang 12

Thứ nhất là các vị Nữ thần có gốc từ sùng bái tự nhiên, và được dân gian nhân

cách hóa Bà Ngũ Hành (Ngũ Hành Thượng giới) được gọi thành Bà Kim, BàMộc, Bà Thủy, Bà Thổ, Bà Hỏa Những tên gọi được nhân cách hóa từ 5 yếu tốcủa vũ trụ như: Kim khí/ kim loại, gỗ, nước, đất và lửa Những yếu tố này đượcnuôi dưỡng từ đất trời, có vai trò to lớn đối với cuộc sống của nhân loại Mỗi bà

sẽ được hiện diện theo hình ảnh tượng trưng như Bà Kim mặc áo màu trắng, BàMộc mặc áo màu xanh, Bà Thủy mặc áo màu đen, Bà Thổ mặc áo màu vàng

Hình 4.2.1 Thờ Bà Ngũ hành_Nguồn:Internet

Điểm đặc biệt trong thờ Bà Ngũ hành không chỉ dừng lại ở tín ngưỡng cầu xinnhững điều tốt đẹp trong công việc làm nông nghiệp, mà còn mở rộng ra đó làcác nghề khác nhau trong xã hội như ngư nghiệp, thủ công nghiệp, buôn bán.Các đền thờ/ miếu thờ Bà Ngũ hành có ở khắp nơi, nhưng nhiều nhất vẫn là ởcác vùng ven biển, cửa sông…

Thứ hai là những Nữ thần có nguồn gốc ngoại lai nhưng lại được Việt hóa,

nguyên nhân có thể là do chiến tranh, hay trong quá trình di cư của người dân,nên họ mang theo tín ngưỡng Điển hình có Nữ thần Pô I nư Nư gar hay nữ thầnThiên Ya Na – là nữ thần tiêu biểu của người Chăm, được thờ phụng như Mẫuthần

Trang 13

Hình 4.2.2 Thờ Nữ thần Thiên Ya Na_Nguồn:Internet

4.3 Thờ Mẫu ở miền Nam

Tín ngưỡng thờ nữ thần ở Miền Nam có nhiều điểm khác so với miềnBắc, cũng bởi miền Nam là vùng đất mới của người Việt, nên có nhiều ảnhhưởng của việc giao lưu văn hóa Do đó các vị thần được nhân cách hóa có tínhchất ảnh hưởng của các nền văn hóa Khơ me, Việt, Chăm, Hoa Điển hình cócác vị Thánh Mẫu như: Bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Xứ, Bà Đen - Linh Sơn ThánhMẫu, Bà Thiên Hậu, Cửu Thiên Huyền Nữ… Và các vị thần như Bà Ngũ Hành,

Bà Thủy Long, Bà Hồng, Tứ Vị Nương Nương, Trinh Nữ Nương Nương …Ngoài ra ở Nam Bộ cũng rất phát triển thờ Mẫu gắn với thờ Phật Mẫu

Hình 4.3.1 Thờ Bà chúa Xứ_Nguồn:Internet

Trang 14

Hình 4.3.2 Dinh Bà Thủy Long_Nguồn:Internet

5 NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA ĐẠO MẪU VIỆT NAM

5.1 Giá trị nhận thức thế giới

Việc tôn thờ Mẫu không chỉ với tư cách là hiện thân của bản thể tự nhiên

mà còn là lực lượng lượng cai quản tự nhiên Chính vì vậy, Mẫu, người mẹ tựnhiên ấy có thể che chở, mang lại những điều tốt lành cho con người

Cách nhận thức thế giới theo kiểu “nhất thể hóa” này có mặt tích cực,giúp cho con người hòa đồng với tự nhiên, cảm nhận tự nhiên, lắng nghe tựnhiên, mà cuối cùng bảo vệ tự nhiên một cách hữu hiệu hơn Điều này càng trởnên quan trọng khi mà hành tinh chúng ta đang đứng trước thực tế bị tàn phá,dẫn đến sự biến đổi khí hậu, đe dọa chính bản thân con người và nền văn minhnhân loại

Qua Đạo Mẫu, chúng ta hiểu cách con người xưa thiêng hóa tự nhiên,sùng bái tự nhiên chính là để bảo vệ tự nhiên Và đến một lúc nào đó sự sùngbái ấy đã được chuyển sang sùng bái nữ thần, mà suy cho cùng thì đó cũng làcái cách nhân thần hóa tự nhiên mà thôi Bởi vì, giữa tự nhiên và tính nữ đều có

chung những đặc tính, đó là sự sản sinh, bảo trữ và che chở.

Trang 15

Hình 5.1.1 Mẫu Thượng Ngàn_Nguồn:Internet

5.2 Giá trị nhân sinh: Đạo Mẫu hướng niềm tin của con người

vào đời sống trần thế

Khác với nhiều tôn giáo tín ngưỡng, dù đó là Phật giáo, Kitô giáo… ĐạoMẫu không hướng con người và niềm tin của con người về thế giới sau khichết, mà là thế giới hiện tại, thế giới mà con người cần phải có sức khỏe, có tiềntài và quan lộc Đó là một nhân sinh quan mang tính tích cực, phù hợp với quanniệm “hiện sinh” của con người trong thế giới hiện đại

Trong nghiên cứu hiện nay, các nhà khoa học đã bắt đầu lý giải đượcviệc những người có căn sè, tức là những người có những đặc tính tâm sinh lýđặc biệt, lại phải chịu những dồn nén xã hội nên dễ dẫn đến tình trạng rối loạn

về tâm lý và hành vi, thì thường sau khi ra trình đồng đều khỏi bệnh, trở vềtrạng thái tâm sinh lý bình thường Thậm chí, ngay cả với những người dùkhông có “căn đồng” mà chỉ để giải tỏa, giải trí trước những sức ép của nhịpsống xã hội đô thị hiện đại (dân gian gọi là đồng đua, đồng đú), thì khi lên đồngcũng giúp họ giải tỏa được những tress

Trang 16

Hình 5.2.1 Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên_Nguồn:Internet

Ngoài chữa bệnh, những tín đồ của đạo Mẫu, nhất là những người làmnghề kinh doanh buôn bán có một niềm tin mãnh liệt vào Thánh Mẫu, người cóthể phù hộ cho họ buôn bán phát đạt Ở đây, chúng ta khó có thể khẳng địnhđược thực sự có hay không một lực lượng siêu nhiên nào đã hỗ trợ cho họ trongviệc kinh doanh buôn bán, có lẽ lúc này, niềm tin của con người giữ vai tròquyết định, nó có thể tạo nên sức mạnh vật chất thực sự

5.3 Đạo mẫu gắn bó với dân tộc, là thứ chủ nghĩa yêu nước đã

được tâm linh hóa

Đạo Mẫu, thông qua các ký ức, các truyền thuyết và huyền thoại, qua cácnghi lễ và lễ hội đã thể hiện rõ ý thức lịch sử và ý thức xã hội của mình

Trong điện thần của đạo Mẫu, hầu hết các vị Thánh đã được lịch sử hóa,tức là đều hóa thân thành những con người có danh tiếng, có công trạng trong

sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc

Trên thực tế có không ít những vị Thánh thần vốn thoát thai từ các nhânvật có thật trong lịch sử, sau này được người đời tô vẽ, thần tượng lên thành các

vị thần thánh, tức là các vị thần thánh có “nguyên mẫu” trong lịch sử (TrầnHưng Đạo – Đức Thánh Trần, Mẹ Âu Cơ – Mẫu Thượng Ngàn, Lê Khôi hayNguyễn Xí – Ông Hoàng Mười, Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan- Ông Hoàng

Bơ, Bà Lê Chân – Thánh Mẫu Bát Nàn…) Tuy nhiên, cũng không hiếm các vị

Ngày đăng: 21/03/2024, 17:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w