Quan họ mang trong câu hát nhiều nét phong tục, tập quán tín ngưỡng đặc sắc, “đặc sắc văn hóa ấy” không chỉ thu hút bao tâm hồn thế hệ người Việt mà còn được UNESCO công nhận là một tron
lOMoARcPSD|39150642 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - ⁎⁎⁎ - TIỂU LUẬN GIỮA KỲ HỌC PHẦN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM ĐỀ TÀI: NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM- DÂN CA QUAN HỌ Nhóm thực hiện STT Họ và tên : Mã số sinh viên 1 Nguyễn Ngọc Hiền : 2257040029 2 Tạ Khiết Tâm : 2257040111 3 Nguyễn Thị Ngọc Hiếu : 2257040033 4 Võ Thị Thương : 2157040245 5 Vòng Bích Hà Nghi : 2257040069 6 Nguyễn Hoài Bích Ngọc : 2257040073 GVHD: TS Ngô Viết Hoàn TP Hồ Chí Minh, Tháng 5 năm 2023 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu .2 3 Phương pháp nghiên cứu .2 4 Phạm vi nghiên cứu .2 NỘI DUNG 3 I KHÁI QUÁT VỀ DÂN CA QUAN HỌ .3 1 Nguồn gốc 3 2 Phân loại 5 II NGHỆ THUẬT TRÌNH DIỄN DÂN CA QUAN HỌ .7 1 Nghệ sĩ biểu diễn .7 2 Nội dung biểu diễn 8 3 Trang phục biểu diễn 9 4 Làn điệu nhạc cụ và cách thức biểu diễn trong dân ca Quan họ 12 III LÀN ĐIỆU QUAN HỌ BẮC NINH .16 IV Ý NGHĨA CỦA DÂN CA QUAN HỌ ĐỐI VỚI VĂN HÓA VÀ ĐỀ RA PHƯƠNG PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN 17 1 Ýnghĩa của dân ca Quan họ trong Văn hóa Việt Nam 17 2 Đề ra phương pháp bảo tồn và phát triển .19 KẾT LUẬN 20 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 DANH MỤC HÌNH ẢNH 22 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 1 Lý do chọn đề tài LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam là một đất nước đã trải qua hơn 4000 năm lịch sử, trong suốt những năm tháng ấy cũng trải qua không biết bao nhiêu biến đổi, thăng trầm do thiên nhiên và do con người tạo ra, nhờ đó đã tạo nên, đã tích lũy biết bao giá trị, bản sắc, văn hóa riêng của Dân tộc, làm nên một nền văn hóa văn minh rực rỡ Nhận thức sâu sắc vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của văn hóa trong sự phát triển của một đất nước, cho nên ngay từ trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng năm 1930, Đảng đã đề ra những vấn đề cần thiết để phát triển văn hóa dân tộc; đến năm 1943, khi nhà nước còn chưa giành độc lập đã đề ra trong “Đề cương văn hóa Việt Nam”, nội dung chỉ rõ “Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa)” (Tâm, 2023) Những quan điểm và chỉ đạo của Đảng cho đến nay vẫn rất phù hợp với bối cảnh hiện đại, đặc biệt là trong thời điểm công nghệ và khoa học phát triển, văn hóa như sợi chỉ đỏ nối liền xuyên suốt nét đẹp văn hóa truyền thống, giúp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho văn hóa gắn chặt và thấm sâu trong toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng vững chắc, sức mạnh nội tại trong mỗi người dân của đất nước Một trong những thành tố văn hóa phát triển mạnh mẽ và có sức ảnh hưởng đến nhiều giai đoạn, thế hệ chắc chắn phải kể đến Nghệ thuật Đây là lĩnh vực có đa dạng hình thức biểu diễn phổ biến rộng rãi trong đời sống văn hóa ở nước ta, nó không chỉ là một hình thức mang tính giải trí mà còn phản ánh xã hội, chứa đựng bản sắc vùng miền và giá trị giáo dục Chính vì lẽ đó lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật truyền thống rất cần được giữ gìn, phát huy, cũng như được những thế hệ trẻ tiếp nối biết đến Trong dòng chảy văn hóa và nghệ thuật đó, âm nhạc luôn xuất hiện với dòng chảy thời gian Phủi đi lớp bụi lấp lánh của dòng thời gian, ta nghe thấy những âm thanh ngọt ngào của làn điệu quan họ kỳ diệu: “khát vọng yêu thương, vượt khó “thương người như thể thương thân”, “tứ hải giao tình” (bốn bể một nhà), “lời thì thầm giao duyên, tình thì anh em” Có thể thấy trong vô vàn những làn điệu dân ca: chèo của Thái Bình, Nam Định, chèo tàu của Hà Tây, hát dặm Nghệ An, Hà Tĩnh, ca trù, ca Huế, …dân ca Quan họ vẫn mang nét riêng biệt, đặc sắc và độc đáo Dân ca Quan họ mang khí chất trong sáng, rộn ràng, khỏe khoắn kết hợp cùng lời ca, làn điệu thu hút người nghe Quan họ thu hút như đại diện cho xứ sở của nó, cái tinh thần Kinh Bắc-Bắc Ninh hai bên bờ sông 1 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Cầu Quan họ mang trong câu hát nhiều nét phong tục, tập quán tín ngưỡng đặc sắc, “đặc sắc văn hóa ấy” không chỉ thu hút bao tâm hồn thế hệ người Việt mà còn được UNESCO công nhận là một trong những Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam Đẹp là thế, ý nghĩa là thế, tuy nhiên nhìn vào thực tế hiện nay, làn điệu Quan họ chỉ được xem là “di sản” để trưng bày, âm nhạc dân tộc nói chung và làn điệu dân ca Quan họ nói riêng phần nào bị lãng quên bởi giới trẻ do họ chuộng những dòng nhạc hiện đại Điều nay làm mai một dần đi những câu hát trữ tình Quan họ, cuốn trôi đi văn hóa Quan họ đã là điều tự hào, là nét đẹp trong tâm hồn người Việt Chính vì thế, nhóm em chọn đề tài là nghệ thuật truyền thống Việt Nam- làn điệu dân ca Quan họ với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về Dân ca Quan họ, đặc biệt là Dân ca Quan họ Bắc Ninh để cảm nhận cái hài hòa đằm thắm trong từng câu hát, làn điệu, cách thức biểu diễn mà người dân vùng Kinh Bắc gửi gắm bao nghĩa tình và lan tỏa niềm tự hào của dân tộc đối với một di sản văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Trong quá trình thực hiện tiểu luận, do còn hạn chế về mặt kiến thức, chắc chắn tiểu luận của chúng em sẽ còn nhiều thiếu sót Chúng em rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp, nhận xét của thầy để bài tiểu luận của chúng em thêm phần hoàn thiện Chúng em xin cảm ơn! 2 Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu nét đẹp lâu đời, quá trình hình thành và phát triển Từ đó rút ra ý nghĩa của nghệ thuật truyền thống này đối với văn hóa Việt Nam đồng thời đề xuất những quan điểm để bảo tồn, phát triển dân ca Quan họ Bắc Ninh nói riêng – dân ca Quan họ nói chung 3 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phương pháp nghiên cứu phân tích 4 Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về Dân ca Quan họ Tìm hiểu về nguồn gốc, xuất xứ, cách thức biểu diễn nghệ thuật và đặc biệt là làn điệu Quan họ Bắc Ninh -làn điệu Quan họ được biết đến nhiều nhất 2 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 5 Bố cục tiểu luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của đề tài gồm 4 phần: I Khái quát về dân ca Quan họ II Nghệ thuật trình diễn dân ca Quan họ III Làn điệu Quan họ Bắc Ninh IV Ý nghĩa của dân ca Quan họ trong văn hóa Việt Nam và những phương pháp bảo tồn và phát triển NỘI DUNG I KHÁI QUÁT VỀ DÂN CA QUAN HỌ 1 Nguồn gốc Dân ca quan họ là một trong những làn điệu dân ca đặc trưng của vùng đồng bằng sông Hồng- Việt Nam Quan họ được hình thành tại vùng văn hóa Kinh Bắc khi xưa và nay chính là ranh giới giữa hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và một số địa phận của Lạng Sơn, Hưng Yên, Hà Nội Đây là một trong những trung tâm của nền văn minh Việt cổ- miền văn hóa lâu đời và phát triển nhất của người Việt ở vùng đất phía Bắc Thăng Long, sông Hồng Qua thời gian, khái niệm “người Kinh Bắc” đã trở thành một thương hiệu”, một trong những “giá-trị-người” cao quý ghi dấu ấn đậm nét trong những trang sử vàng của dân tộc…Giá trị ấy không chỉ được đương thời nâng niu, gìn giữ, truyền bá mà còn trở thành biểu tượng trường tồn, bất biến trong lịch sử văn hóa Việt Nam, đáng để các thế hệ mai sau tự hào, khâm phục và khâm phục… Đó là năng động, hoạt bát trong làm ăn; văn nhã, khôn khéo trong giao tiếp ứng xử với phẩm chất nổi bật vừa ý nhị, thâm thúy của kẻ sĩ Bắc Hà, vừa đậm chất hào hoa, thanh lịch của nếp sống Thượng Kinh… Đặc biệt, còn là sự đằm thắm, tinh tế, nghĩa tình hầu như đã hội tụ đầy đủ trong những làn điệu Dân ca Quan họ Bắc Ninh mà thiên hạ vẫn tấm tắc rằng: “phải có cuộc sống sung túc, thanh nhàn, phong lưu lắm thì người dân miền này mới có thể cất lên những câu ca điệu hát yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống đến vậy ” (V.Thanh, 2022) 3 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Mạch nghệ thuật ngàn đời ấy dường như đã thấm nhuần trong văn hóa đời sống, văn hóa ứng xử, tinh thần của người Kinh Bắc Có lẽ chính vì thế mà Quan họ sau một thời gian dài phát triển đã hun đúc thành những câu hát mang khát vọng, ước mơ chung cho những khao khát của con người xứ Bắc Việc khôi phục và bảo tồn những tinh hoa nhất, bản sắc độc đáo, đậm đà nhất trong nền văn hóa quan họ là phải khôi phục và bảo tồn kho tàng bài bản quan họ, cách hát và kỹ thuật quan họ (quan họ cổ) và cuối cùng là lối chơi quan họ làng Viêm Xá (Làng Diềm), huyện Yên Phong Tương truyền rằng, “Vua Bà” chính là công chúa con vua Hùng thứ sáu Khi bà đến tuổi cập kê, vua cha mở hội “gieo cầu”, kén chồng cho con gái Vô duyên làm sao, người mà công chúa không ưa thì lại bắt được cầu! Bà xin vua cha cho bỏ cung cấm, cùng đám thị nữ lên thuyền, chấp nhận đời dân dã Đến Việm Trang, thấy sông nước hiền hòa, phong cảnh tốt đẹp, bờ bãi màu mỡ, bà ở lại khai phá đất đai, dạy dân làm ruộng, chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa, Và, kỳ diệu nhất, bà đã sáng tác các bài hát và dạy cho mọi người cùng hát Đó là những điệu hát, bài hát đầu tiên của dân ca quan họ lúc bấy giờ Chính vì vậy, “Vua Bà” chính là thủy tổ của quan họ (ALLTOURS, 2021) Cái nôi làng Diềm đó đã là nơi sản sinh văn hóa quan họ với những làn điệu trữ tình đằm thắm ; hình thức tổ chức vô cùng nghiêm ngặt, khắt khe đòi hỏi người chơi phải hiểu tinh tường tiêu chuẩn, âm luật Văn hóa Quan họ là một di sản văn hóa quý giá không của riêng vùng Kinh Bắc biểu hiện những quan niệm trong sáng, đẹp đẽ, lạc quan của người dân lao động sống ở vùng Kinh Bắc xưa và nay Tất cả hợp lại trở thành các yếu tố thuận lợi để dân ca quan họ, hay nói rộng hơn là những sinh hoạt văn hóa Quan họ ra đời và phát triển Hình 1:Làng Diềm nơi còn lưu giữ nhiều yếu tố truyền thống ( Nguồn:http://www.vista.net.vn/diem-du-lich/lang-diem-bac-ninh.html ),truy cập ngày 22/5/2023 4 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Cho đến nay, tuy có nhiều công trình nghiên cứu về Quan họ nhưng chúng ta vẫn chưa biết chính xác nguồn gốc của nó.Còn có nhiều ý kiến khác nhau về thời điểm ra đời của Quan họ, có ý kiến cho là có từ thế kỷ 11, số khác cho là từ thế kỷ 17 Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận diện chủ nhân Quan họ là những người nông dân Việt, chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước và dân ca Quan họ đã phát triển đến đỉnh cao vào giữa thế kỷ 18 Nguồn gốc vẫn chưa xác định rõ ràng nhưng làng Viêm Xá được nhắc nhiều nhất trong những truyền thuyết về sự ra đời của Quan họ Hiện nay, Viêm Xá có 4 hội làng trong một năm- điều mà cả 49 làng quan họ ở vùng Kinh Bắc không nơi nào có được- đặc biệt ngày nay Hội Vua Bà là lễ hội ngày dài nhất và thu hút đông đảo người hát Quan họ nhất nên Viêm Xá được dân Kinh Bắc như là làng Quan họ gốc và thủy tổ của các làn điệu dân ca ấy là Vua Bà (hiện được nhân dân thờ phụng tại đền thờ trên làng Viêm Xá) (Bảng, 2021) 2 Phân loại Quan họ là thể loại dân ca truyền thống rất phong phú về mặt giai điệu và góp trong kho tàng dân ca Việt Nam một số lượng lớn nhạc phổ, được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng phương thức truyền khẩu Hát quan họ là hình thức hát đối đáp giữa "bọn nam” và “bọn nữ” Một “bọn nữ” của làng này hát với một “bọn nam” của làng kia với một bài hát cùng giai điệu, khác về ca từ và đối giọng Họ hát quan họ vào mùa xuân, mùa thu khi có lễ hội hay khi có bạn bè Cặp hát phân công người hát dẫn, người hát luồng nhưng giọng hát của hai người phải hợp thành một giọng Họ hát những bài ca mà lời là thơ, ca dao có từ ngữ trong sáng, mẫu mực thể hiện tình yêu lứa đôi, không có nhạc đệm kèm theo Đến nay đã ghi nhận hơn 300 giai điệu quan họ đã được ký âm (ghi âm bằng ký hiệu âm nhạc trên giấy) ghi bằng thơ vởi chủ yếu là thể thơ lục bát do các nghê nhân truyền thống dành do các nhà sưu tầm lưu giữ Do đó, dân ca quan họ vẫn được lưu giữ và phát triển, chia thành những loại như sau: 2.1 Quan họ truyền thống Các công trình khảo sát, nghiên cứu từ trước tới nay tuy có khác nhau nhưng đều đã khẳng định giá trị to lớn của di sản văn hóa phi vật thể Quan họ, đặc biệt là dân ca Quan họ - loại hình nghệ thuật được coi là cốt lõi của văn hóa xứ Kinh Bắc ngàn năm 5 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 văn hiến Quan họ truyền thống xuất hiện chủ yếu ở các làng quan họ cổ của Kinh Bắc, chúng tồn tại như một nét đẹp trong văn hóa sinh hoạt hàng ngày của người dân Chơi quan họ thường là vào các khoảng thời gian lễ, hội hè hay du xuân Chơi quan họ không cần có khán giả, người hát cũng chính là người thưởng thức, hát theo nhóm giữa các nhóm liền anh và liền chị Ngược lại, hình thức hát nhóm liền anh đối đáp lại nhóm liền chị gọi là hát chúc, hát mừng hay hát thờ Quan họ truyền thống còn rất chú trọng tới các quy trình trong cách hát, cách biểu diễn, lời ca, đòi hỏi người biểu diễn phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt “Chơi quan họ” truyền thống không có khán giả, người trình diễn đồng thời là người thưởng thức Nhiều bài quan họ truyền thống vẫn được các liền anh, liền chị “chơi quan họ” ưa thích đến tận ngày nay như: Hừ La, La rằng, Tình tang, Ban kim lan, Cái ả, Cây gạo… Hình 2: NSUT Thu Huyền hát quan họ “Cò lả” ( Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=Rt-x6GjIAp0), truy cập ngày 22/5/2023 2.2 Quan họ mới Quan họ mới hay “hát Quan họ lời mới” là hình thức được hát theo các lời hát đã cải cách, được biểu diễn trên các hệ thống âm thanh hội trường, trong sân khấu chuyên nghiệp hoặc trong cộng đồng vào những dịp lễ tết, hội hè, tổ chức du lịch Hình thức này có thể diễn ra hàng ngày trong năm và ở bất kỳ đâu Các băng đĩa, video ngày nay đều thuộc Quan họ mới với lời cải biên Mô hình mới này luôn cần tới khán thính giả và gửi gắm tình cảm đến họ nên đôi khi không cần bên đối đáp để biểu diễn Đối tượng nghe không còn giới hạn trong làng xã mà vươn ra tầm thế giới 6 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 So với Quan họ truyền thống, hình thức biểu diễn này phong phú hơn với nhiều hình thức biểu diễn vô cùng đa dạng như : hát đơn, hát đôi, tốp ca, Hát quan họ mới thường có nhạc đệm còn Quan họ truyền thống thì không có Quan họ mới cải biên các bài bản truyền thống theo hai cách: không có ý thức và có ý thức Trong đó, hình thức hát quan họ có nhạc đệm được coi là cải biên không có ý thức, những bài cải biên cả nhạc và lời của bài quan họ truyền thống được coi là có ý thức Dù là quan họ mới hay quan họ cũ thì cũng đều là những nét đặc sắc được lưu truyền, đúc kết qua nhiều năm Nhưng hiện nay, quan họ mới được sử dụng nhiều hơn bởi không gian quan họ truyền thống đang mất dần, trong khi đó, các sân khấu biểu diễn đang ngày một nhiều hơn Sở dĩ quan họ kiểu mới được yêu thích hơn bởi lời hát vô cùng đa dạng, phong phú, lời ca có phần bắt nhịp, đi sâu vào và gắn liền với cuộc sống của người dân hơn Không chỉ vậy quan họ mới còn phục vụ cho mục đích tuyên truyền, quảng bá, lưu giữ, giữ gìn làn điệu Quan họ nói chung và dân ca Quan họ Bắc Ninh nói riêng Hình 3:Liền anh, liền chị hát đối đáp trên thuyền rồng (Nguồn:https://www.vtr.org.vn/quan-ho-bac-ninh-net-van-hoa-tieu-bieu-cua-nguoi- dan-kinh-bac.html), ngày truy cập 05/22/2023 II NGHỆ THUẬT TRÌNH DIỄN DÂN CA QUAN HỌ 1 Nghệ sĩ biểu diễn Nghệ sĩ biểu diễn Quan họ được gọi là các “liền anh”, “liền chị” Liền anh là người bên nam, người nam giới hát Quan họ và liền chị là bên nữ, người phụ nữ hát Quan họ Liền anh, liền chị còn được gọi là anh Hai, chị Hai hay anh Ba, chị Ba Liền anh, liền chị, liền em tương ứng với đàn anh, đàn chị, đàn em theo công dụng của hình vị đàn 7 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 ( chỉ thứ bậc) Sự khác nhau chỉ là ở chỗ ba danh ngữ trước còn dùng để tự xưng ( trong sinh hoạt quan họ) mà ba danh ngữ sau thì không Trong Nam bộ, người con trưởng trong gia đình được gọi là anh Hai, chị Hai chứ không gọi là anh cả, chị cả Liền anh, liền chị hát đối đáp như cách nói của người miền Bắc Đối với những người trong khi hát thì phải giới thiệu là anh Hai, chị Ba,… Cách gọi này trước khi gọi “Hát Đúm, hát hội” là ca “Quan họ” Chính vì vậy, cho đến nay chỉ có vùng Kinh Bắc ở Miền Bắc Việt Nam gọi những người ca dân ca Quan họ (Đặng Văn Lung, 1978) Hình 5:Liền anh, liền chị hát đối đáp (Nguồn:https://dulichvn.org.vn/index.php/item/bao-ton-phat-huy-di-san-van-hoa-phi- vat-the-dan-ca-quan-ho-bac-ninh-42439) , truy cập ngày 23/5/2023 Điểm chung của các liền anh, liền chị thời nay là họ rất thích “hát Quan họ”, không như thời xưa liền anh, liền chị không dám như vậy mà chỉ dám “ca Quan họ” hoặc “chơi Quan họ” Liền anh, liền chị ngày nay rất thích hát có nhạc đệm trên sân khấu, liền anh rất thích mặc quần trắng giống quan tùy tùng (Hoạn quan) và liền chị rất thích mặc và dùng vật dụng có màu vàng của vua chúa ngày xưa Ngày xưa liền anh, liền chị chỉ ca hoặc chơi Quan họ dưới thuyền khi nhàn rỗi, thuyền là thuyền chiến, thuyền chở hàng loại nhỏ đi trong sông, vùng nước cạn, nhiều lau sậy… Nhưng ngày nay, liền anh liền chị rất thích hát dưới “thuyền rồng” như của vua chúa 2 Nội dung biểu diễn 8 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Hát Quan họ là loại hát đối đáp, hát giao duyên Ðặc trưng tiêu biểu nhất của dân ca Quan họ Bắc Ninh là hát đối đáp nam, nữ, một cặp nam hát đối với một cặp nữ Mỗi cặp nam hay nữ phân công người hát dẫn, người hát luồn nhưng giọng của hai người trong một cặp hát phải hòa âm, đồng thanh để nghe như một (tuy hai mà một) Lời ca mộc mạc, đằm thắm, trữ tình gắn với không gian đồng quê, lễ hội trong làn điệu Quan họ chúng ta không nhận thấy sự phân biệt đẳng cấp, phân biệt thân phận mà ở đây là mối quan hệ bình đẳng có sự tôn trọng lần nhau, bình đẳng giữa nam và nữ, giữa các thân phận khác nhau Chỉ có đến với Quan họ, ở Quan họ ta mới bắt gặp sự bình đẳng giữa con người với con người Điều này giúp cho cộng đồng người dân vùng quan họ biết cần phải tôn trọng nhau, bình đẳng về mọi giá trị của cuộc sống… 3 Trang phục biểu diễn Trong dòng chảy văn hoá xứ Kinh Bắc - Bắc Ninh, sự sang trọng, tao nhã của phục trang Quan họ không chỉ tôn vinh sự thanh lịch của liền anh, vẻ đẹp duyên dáng của liền chị, mà còn góp phần làm đẹp thêm những giá trị đặc sắc của dân ca Quan họ – Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.Trong các lễ hội quan họ có cả những cuộc thi trang phục quan họ Quan họ không chỉ có giọng hát Quan họ, làn điệu mượt mà đằm thắm mà ngươi dân phương xa tới quê hương Bắc Ninh nghe hát còn bị ấn tượng bởi nét duyên dáng, thanh lịch trong trang phục của họ Trang phục Quan họ Bắc Ninh gồm trang phục Quan họ của liền anh và liền chị 3.1 Liền anh: Liền anh với trang phục bao gồm một cặp áo dài, trong là gấm trắng hoặc gấm vàng in hoa văn hình chữ Thọ, đặc biệt áo dài ở bên ngoài chủ yếu là màu đen, chất liệu thường được làm từ the, lương …, có người may áo hai lần, áo may bằng lương hoặc một đường may khác bằng the, đoạn, lớp trong bằng lụa mỏng màu xanh lam, xanh khối,… gọi là áo kép Bên dưới mặc quần trắng ống rộng và đường khâu dài đến mắt cá chân, có đai nhỏ thắt bên eo, trên đầu đội nhiễu quấn hoặc khăn xếp Trong quá khứ, nhiều người đàn ông búi tóc và buộc tóc bằng khăn nhưng do hầu hết họ đều cắt tóc và rẽ ngôi nên chuyển sang dùng mũ trùm đầu Bên dưới chân đi kiểu dép đen theo kiểu dép Gia Định thời xưa, trên tay cầm ô đen Lục Soạn tạo vẻ lịch lãm Các phụ kiện khác như là khăn tay, lược, bao lưng , khăn tay bằng lụa hoặc bằng vải trắng rộng, gấp nếp và gài 9 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 trong vành khăn, thắt lưng hoặc ở bên trong túi trong Những "xa xỉ phẩm" khác theo quan niệm thời xưa như: Cơi trầu , ống đựng vôi têm trầu, những chiếc đèn đầu dùng trong hát canh… 3.2 Liền chị: Trang phục liền chị thường được gọi là "áo mớ ba mớ bảy", nghĩa là liền chị có thể mặc ba áo dài lồng vào nhau (mớ ba) hoặc bảy áo dài lồng vào nhau (mớ bảy) Tuy nhiên trong thực tế, các liền chị thường mặc áo mớ ba Trang phục của liền chị về cơ bản bao gồm : trong cùng là chiếc yếm có màu sắc rực rỡ, thường là màu xanh lá mạ được làm bằng lụa truội nhuộm, lớp giữa màu đỏ hồng, màu hoa hiên hay màu cánh sen Áo ngoài là lớp the đen mỏng phủ lên màu hồng đỏ tạo thành màu nâu cánh gián, bên trong ba lớp áo thấp thoáng lộ ra cái cổ yếm đào Nhìn chung có hai loại yếm: yếm xẻ cổ (dành cho nữ giới trung niên) và yếm cổ viền (dành cho phụ nữ trẻ), hai dải yếm buộc sau gáy, vắt ngang qua vai Bên ngoài yếm là một chiếc áo cánh màu trắng, vàng và ngà Ngoài cùng là những lượt áo dài ngũ thân, cách phối màu tương tự như áo dài nam nhưng màu tươi hơn Áo năm thân nữ cài khuy trái khác với kiểu áo tứ thân hai vạt áo trước Áo dài ngoài thường mang màu nền nã như : màu nâu già, nâu non, màu đen, màu cánh gián,…trong khi áo dài trong thường nhuộm màu khác nhau như: màu cánh sen, màu hoa hiên, màu thiên thanh, màu hồ thủy,… Và để may một chiếc áo đẹp nhất ở thời đó thì chất liệu được dùng để may là từ the, lụa,… Thêm một “phụ kiện” không thể thiếu là hai cái thắt lưng thắt khéo tạo hình cánh hoa trước bụng Giải yếm to buông ngoài lưng áo và giải yếm thắt vòng quanh eo rồi thắt múi phía trước cùng với bao và thắt lưng Bao của các cô gái quan họ xưa thường sử dụng chất liệu sồi se, màu đen, có tua bện ở hai bên đầu bao, khổ rộng, cuối túi có tua, bên trong có thể đựng túi tiền mỏng rồi thắt gọn ngang eo, được luồn qua lưng áo dài, bó chặt lấy ba thân áo trước, chúng được thắt múi to để che phía trước bụng Thắt lưng thường là loại bao nhỏ chiếm khoảng 1/3 chiếc túi, dùng để thắt chặt cạp váy vào eo Thắt lưng làm bằng lụa nhuộm các màu tươi sáng như màu hoa lựu, màu hoa đào, màu hoa hiên tươi… Thắt lưng cũng được buộc phía trước cùng với túi, sọc yếm tạo nên một vùng hoa đầy màu sắc trước mặt cô gái 10 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Liền chị mặc váy váy sồi, váy lụa, đôi khi có người mặc váy kép với váy trong bằng lụa, vải màu, lương, the, … Váy có màu đen Người biết mặc váy khéo là không để váy hớt trước, không để váy quây tròn lấy người như mặc quần mà phải sao cho phía trước rủ hình lưỡi chai xuống gần tới mu bàn chân, phía sau hơi hớt lên chớm tầm đôi con khoai phía gót chân Liền chị mang dép cong được làm bằng da trâu thuộc theo phương pháp thủ công, có một vòng tròn bằng da trên mặt dép để xỏ ngón chân thứ hai, khiến khi đi lại không bị rơi dép Mũi dép uốn cong và người thợ làm dép phải biết nện, thuộc cho mũi dép cứng, như một lá chắn nhỏ, che giấu đầu các ngón chân Ngoài áo, quần, thắt lưng, dép, người liền chị còn chít khăn mỏ quạ, đội nón quai thao, và thắt lưng đeo dây xà tích Bộ trang phục cầu kỳ, được may, đo đạc một cách tinh tế và kỹ lưỡng từng chi tiết áo, váy, khăn, nón… khiến liền chị Quan họ mang một nét riêng, những chi tiết ấy làm tôn lên vẻ nền nã, tươi tắn, đoan trang, dịu dàng của người Quan họ Theo nghệ nhân Quan họ Nguyễn Thị Thềm, Viêm Xá, Hòa Long (thành phố Bắc Ninh) khi liền chị mặc trang phục Quan họ thì dù ở đâu nó vẫn toát lên được vẻ nền nã nhưng sang trọng, thanh lịch rất riêng của người con gái Quan họ, nó luôn mang trong mình những đặc điểm độc nhất vô nhị, bất kì ai trong chúng ta khi nhìn vào đểu nhận ra sự khác biệt của trang phục Quan họ so với các trang phục của các loại hình nghệ thuật Ca Quan họ mà không mặc trang phục phù hợp thì dù có hay cũng giảm đi rất nhiều nét duyên dáng và cái chất của Quan họ Ngày nay trang phục Quan họ đã được cải tiến để tôn thêm vẻ duyên dáng của các liền chị Quan họ Trên cơ sở bộ phục trang Quan họ cổ ba lớp nay cải tiến lại còn hai lớp Lớp áo trong cùng đã được thay bằng một miếng lá lật màu xanh tươi hoặc xanh đậm ở cổ như một đường viền tinh tế khiến trang phục Quan họ mang một màu sắc riêng Dù chỉ còn hai lớp nhưng khi nhìn vào vẫn cảm thấy như là ba lớp vì các lớp vải được sắp xếp chồng lên nhau một cách hết sức hài hòa và khéo léo (Wikipedia, không ngày tháng) 11 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Hình 6: Mẫu trưng bày bộ trang phục của liền anh và liền chị (Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Quan_h%E1%BB%8D),truy cập ngày 23/5/2023 4 Làn điệu nhạc cụ và cách thức biểu diễn trong dân ca Quan họ 4.1 Làn điệu Mỗi khi nghe quan họ, bản thân chúng ta, sâu thẳm trong tâm hồn của mỗi người đều dâng lên một nỗi niềm xúc động không nguôi, bởi tình cảm mặn nồng và trữ tình trong từng câu hát ấy cứ thế cứ thế đi vào trong tiềm thức của con người Lời ca đầy chất thơ, những câu hát ấy để thể hiện tình yêu thương, sự ý nhị, còn để thay cho những lời tâm sự chất chứa trong lòng, đó cũng là cái tình của người quan họ Bên cạnh lối chơi có nề nếp, có quy củ, quan họ còn có lối hát ngẫu hứng, tự do thể hiện sự phóng khoáng trong canh hát ngày xuân Lối hát quan họ giàu tính kỹ thuật như: hát ngắt, lảy hạt (hay còn gọi là nhả hột), rung giọng, ngân nga, nhiều luyến láy Ngoài ý thơ chính, lời ca của bài hát quan họ còn có nhiều từ phụ, tiếng đệm… tăng thêm vẻ ngọt ngào làm say đắm lòng người Làn điệu trong quan họ là vô cùng phong phú : la rằng, đường bạn kim loan, cây gạo, giã bạn, hừ la, la hới, tình tang, cái ả, gió mát trăng thanh, tứ quý,… Một cuộc hát quan họ hay một canh hát bao giờ cũng có ba cung đoạn rõ rệt Cung đoạn thứ nhất là những làn điệu như tưởng nhớ, đường bạn, cây gạo thuộc về giọng lề lối, hát chừng mười bài giọng lề lối họ chuyển sang giọng sổng để vào cung đoạn thứ hai, ở cung đoạn thứ hai là những bài quan họ hiện nay hay còn được gọi là giọng vặt (còn gọi là giọng vụn) cung đoạn thứ ba là hát giã bạn, những bài tạm biệt, giã từ nhau • Giọng lề lối hay giọng cổ (theo các nghệ nhân quan họ, những bài hát thuộc loại này có từ lâu đời) Trong đoạn mở đầu sẽ sử dụng giọng lề lối , giọng được diễn xướng với tốc độ chậm, nhiều luyến láy, nhiều tiếng đệm Đôi lúc nhịp phách không rõ ràng, âm điệu thường ở âm khu thấp tầm cữ hẹp, ví dụ như các bài: Hừ la, Cây gạo, Tình tang, Cái ới cái ả… 12 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Hình 7:Liền chị biểu diễn hát Quan họ (Nguồn:https://www.vtr.org.vn/quan-ho-bac-ninh-net-van-hoa-tieu-bieu-cua-nguoi- dan-kinh-bac.html) Truy cập ngày 23/5/2023 • Giọng sổng Qua đoạn đầu giọng lề lối sẽ được chuyển sang giọng vặt Ngoài chức năng nối giữa hai phần nó còn là tiêu đề cho sự phát triển khá độc đáo của hát quan họ Với tính chất khoan thai mực thước, giọng sổng có ảnh hưởng tới những giai điệu tiếp theo ở giọng vặt Thí dụ như trước khi hát các bài, bắt buộc thuộc về giọng lề lối thì hát một bài chúc theo giọng sổng, hát hết bài thuộc loại giọng lề lối rồi thì hát một hoặc hai câu giọng sổng trước khi chuyển sang loại giọng vặt • Giọng vặt Là các giọng thuộc phần chính của buổi ca hát Ở đây, tính chất nghệ thuật của giọng vặt được đẩy lên cao trào Âm nhạc thì ngắn gọn, bố cục chặt chẽ, tiết tấu vô cùng linh hoạt chứ không đơn giản như giọng lề lối Số lượng bài thì rất nhiều và những lời ca trong bài hát thì vô cùng phong phú Ví dụ như các bài: Trống cơm, Qua cầu gió bay, Tương phùng – tương ngộ, Ngồi tựa mạn thuyền, 36 thứ chim… • Giọng giã bạn Là giọng hát trước khi chia tay Tuy số lượng bài bản ở giọng giã bạn này không nhiều nhưng tính chất lượng nghệ thuật của các bài ở giọng này khá cao Chủ đề chính mà giọng giã bạn muốn hướng đến là tiễn biệt, vì vậy giai điệu thường man mác buồn nhưng rất mặn nồng đắm say như tình cảm, cảm xúc nhớ nhung da diết của những liền 13 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 anh, liền chị thể hiện với nhau, đặc biệt là một số bài như : Người ở đừng về, Chuông vàng gác cửa tam quan, Kẻ bắc người nam, Chia rẽ đôi nơi,… 4.2 Nhạc cụ Mỗi loại dân ca truyền thống thường gắn với nhạc cụ để tạo nên vẻ đẹp đặc trưng, ấn tượng như: Hát Ca Trù có đàn đáy, Châu Văn có đàn nguyệt, hát Xẩm có đàn Nhị,…Thế mà các nghệ nhân Quan họ tạo nên trong dây thanh đới của họ những tiếng sáo, tiếng nhị,… đặc sắc và khác biệt Các liền anh, liền chị dùng chính tiếng hát của mình để bộc lộ nên trạng thái, tình cảm, cảm xúc của bản thân đến đối tượng còn lại vô cùng da diết và sâu lắng Bằng “ chất thuần khiết” của giọng hát nghệ nhân kết hợp cùng với phần lời ca Quan họ đã xuất hiện những tổ hợp từ làm chức năng đàn nhạc có biểu hiện sắc thái hết sức tinh tế, gợi cảm như: Hư hồi hư, tình tính tang, í a,… hoặc một số chữ nhạc cổ: Hò, xừ, xang xê, cống, phan, thì hát Quan họ không cần nhạc đệm hay như người ta thường nói là “Quan họ đối đáp” cần một “cây đàn thanh đới” Tuy nhiên, khi hát người ta vẫn có thể phối hợp cùng các nhạc nhạc cụ truyền thống như: Nhị, Lứu, Nguyệt, Tam thập lục,…nhờ đó mà có tác dụng nâng đỡ, tạo ra sắc thái âm nhạc mới, lan tỏa giai điệu Quan họ đến cho con người hiện đại Hình 8: Một số nhạc cụ kết hợp với hát Quan họ: sáo, nhị, tam thập lục… 4.3 Cách thức biểu diễn, cách hát Quan họ Cách hát: Trong quan họ còn có màn chào hỏi , mở canh còn có thể hát những các bài như “ La Rằng “ “ Mời nước mời trầu” là vào đầu tiên rồi đến “, “Ngồi tựa mạn thuyền” đối với “ Ngồi tựa sông đào” nghe rất hay bởi ở dân ca Quan họ là những màn đối đáp nam nữ Vào những mùa lễ hội hoặc khi có bạn bè vào mùa xuân và mùa thu, họ cùng nhau 14 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 hát Một đôi nữ làng nọ hát một bài cùng điệu nhưng khác lời và đối âm với một đôi nam làng kia Ban hát cử ra một người hát chính và một người đàn, nhưng hai giọng hát phải được kết hợp thành một Khi hai người hát rồi lại có hai người khác đối lại, cứ thế mà luân phiên cho nhau Có bốn kỹ thuật hát điển hình: vang, rền, nền và nảy Chầu văn có ba hình thức chính: hát canh, hát thi lấy giải và hát hội Điệu hò đầy đủ liên quan đến tục kết bạn, tục kết bạn giữa các quan họ với nhau và tục “ngủ bọn” Tuy không còn phổ biến như xưa nhưng người dân làng Quan họ vẫn gìn giữ và truyền dạy loại hình nghệ thuật dân gian Quan họ này Khi hát họ sử dụng những vần thơ và ca dao tục ngữ phong phú của người Việt, phần lớn là thể lục bát, lục bát biến thể, bốn từ hoặc bốn từ hỗn hợp Họ thường sử dụng những câu thơ để làm nên những lời ca mang nội dung trong sáng, mẫu mực, chân thực Những bài ca quan họ được sáng tạo ngẫu hứng trong các kỳ hội làng, hoặc ứng tác ngay trong một cuộc thi trang giải của làng Nội dung các bài ca thể hiện các trạng thái tình cảm của con người: nhớ nhung, buồn bã khi phải chia xa, sự vui mừng, phấn khởi khi được gặp lại của những người yêu nhau, hay là những cặp đôi yêu nhau mà đến cuối cùng lại không được cưới nhau… Muốn đi hát quan họ phải có bọn: “bọn nam” hoặc “bọn nữ” Trong một làng quan họ thường có nhiều bọn quan họ nam, nữ, họ tự nguyện rủ nhau thành bọn Mỗi bọn quan họ thường có 4, 5, 6 người và được đặt tên theo thứ tự chị Hai, Ba, Tư, Năm hoặc anh Hai, Ba, Tư, Năm, cũng có bọn quan họ có tới anh Sáu, chị Sáu Nếu số người đông tới 7,8 người thì có thể đặt tên anh Ba, Tư (bé), chị Ba, Tư (bé) v.v…mà không đặt anh Bảy, Tám, chị Bảy, Tám Trong các sinh hoạt quan họ, các thành viên của bọn quan họ chỉ gọi theo tên đã được đặt trong bọn, tuy xưng hô theo thứ tự nhưng bọn quan họ luôn sống bình đẳng, thương yêu nhau (BBN, 2011) Cách biểu diễn: Hát quan họ đối đáp có lề lối là phải hát theo nguyên tắc hát đối giọng Trong hát đối có người hát dẫn và người hát luồn Mở đầu canh hát bao giờ cũng phải ca những bài giọng lề lối như: La rằng, Đường bạn,Tình tang, Cây gạo…sau đó mới hát đến các bài thuộc giọng vặt Cuối cùng là những bài thuộc giọng giã bạn Đây là tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hơn kém, được thua giữa các bọn quan họ Chính điều này đã kích thích, 15 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 bắt buộc trong hát đối đáp phải có bài độ, đó là những bài hát mới mà đối phương chưa biết song vẫn phải đảm bảo hội tụ đủ các tố chất âm hưởng riêng của âm nhạc quan họ Do đó, trong mỗi bọn quan họ thường có một người chuyên sáng tác ra những bài đối, giọng mới Họ chính là những “Nhạc sỹ dân gian”- tác giả của hàng trăm làn điệu quan họ được truyền khẩu từ đời này qua đời khác cho tới ngày nay (Tỉnh, 2014) III LÀN ĐIỆU QUAN HỌ BẮC NINH Nhắc đến loại hình văn hóa phi vật thể - Quan họ thì không thể không nhắc tới Quan họ Bắc Ninh Những làn điệu ấy đã góp phần làm nên tên tuổi cho Quan họ ghi dấu theo thời gian và trở thành hình thức nghệ thuật tiêu biểu cho nghệ thuật truyền thống Việt Nam Dân ca quan họ Bắc Ninh dùng để chỉ làn điệu quan họ của Bắc Ninh, phân biệt với dân ca quan họ Bắc Giang bởi từ khi chia lại tỉnh thành, không còn Kinh Bắc nữa người ta gắn làn điệu này với tên tỉnh để dễ nhận biết Dân ca quan họ tồn tại trong một môi trường văn hóa với những phong tục tập quán xã hội riêng Đầu tiên là tục cưới hỏi giữa làng các làng Quan họ Trong số 44 làng Quan Hà cổ ở Bắc Ninh, có 33 cặp lấy nhau, chiếm gần 80% tổng số làng Quan Hà Tục cưới ở làng Quan họ khác với các nơi khác ở đồng bằng Bắc Bộ Nó là một hình thức được hình thành bởi sự kết hợp của các hoạt động nghệ thuật dân gian Bắt đầu từ tục cưới hỏi, trong giới quan chức đã xuất hiện một tập tục xã hội đặc biệt, đó là tục kết bạn Mỗi quan làng này kết bạn với quan làng khác theo nguyên tắc kết bạn giữa quan nam với quan nữ và ngược lại Với các làng đã kết chạ, nam nữ trong phủ không được kết hôn nếu kết bạn Không chỉ ca hát, họ còn quan tâm giúp đỡ nhau, khi mọi thành viên trong gia đình đều hiếu thuận, hạnh phúc Đối với họ, anh Quân là một nhân tố không thể thiếu trong cuộc sống của họ Khác biệt của Dân ca quan họ Bắc Ninh so với các loại hình dân ca ở Việt Nam trong việc truyền dạy là tục ngủ bọn Sau một ngày lao động, đêm đến, bọn quan họ, nhất là thiếu niên nam, nữ từ 9 đến 16, 17 tuổi thường rủ nhau ngủ bọn nhà ông/bà Trùm để học câu, luyện giọng: phải học đủ lối, đủ câu, luyện giọng sao cho vang, rền, nền, nảy, tập nói năng, cách ứng xử, cách giao tiếp và phải biết đặt câu, bẻ giọng, ứng đối 16 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 kịp thời Yêu cầu đặt ra với tục ngủ bọn là liền anh,liền chị phải ghép và luyện sao cho từng đôi một thật hợp giọng nhau để đi hát Năm 1969, Đoàn Dân ca quan họ Bắc Ninh ra đời nhằm phổ biến quan họ một cách rộng rãi Nghệ sĩ của Đoàn áp dụng những phẩm chất về lời ca và giai điệu của quan họ nhưng lời ca được đơn giản hóa, nhịp nhanh hơn và có nhạc đệm để diễn ở sân khấu Mặt khác, ở các làng, cộng đồng vẫn lưu truyền, bảo tồn Dân ca Quan họ cổ Nói đến quan họ Bắc Ninh là nói đến ẩm thực quan họ Miếng trầu của người quan họ có hai loại: giầu têm cánh phượng và giầu têm cánh quế Cơm quan họ dung mâm đan, bát đàn, các món ăn trong bữa cơm phụ thuộc vào tập quán của từng làng, nhưng phải có một đĩa thịt gà, hai đĩa giò lụa, thịt lợn nạc, đặc biệt không dùng thức ăn nhiều mỡ để tránh hỏng giọng Trong trang phục quan họ có sự phân biệt: trang phục của người nữ quan họ gồm nón ba tầm hoặc nón thúng quai thao, khăn vấn tóc (khăn vấn và khăn mỏ quạ), yếm, áo, váy, thắt lưng; trang phục của người nam quan họ gồm khăn xếp, ô lục soạn, áo gồm hai loại: áo cánh bên trong và áo dai 5 thân bên ngoài, quần, dép Chiếc ô của liền anh, cái nón của liền chị quan họ là biểu tượng chứa đựng tín ngưỡng cổ xưa của người Việt về thế giới tự nhiên: thờ linga, yoni Năm 2009, UNESCO đã công nhận quan họ Bắc Ninh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Phạm vi công nhận chính thức gồm có 49 làng quan họ: tỉnh Bắc Giang có 5 làng; tỉnh Bắc Ninh có 44 làng (Ngọc, 2021) IV Ý NGHĨA CỦA DÂN CA QUAN HỌ ĐỐI VỚI VĂN HÓA VÀ ĐỀ RA PHƯƠNG PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN 1 Ýnghĩa của dân ca Quan họ trong Văn hóa Việt Nam • Gíá trị âm nhạc- nghệ thuật Những giai điệu trong Quan họ được xây dựng trên cơ sở âm sắc phong phú đa dạng thông qua hình thức đối đáp giữa nam và nữ từ đó tạo sự nên sự phong phú về mặt âm nhạc Những cung bậc tình cảm phong phú trong Quan họ được thể hiện thông qua giọng hát, biểu cảm và sự tương tác giữa các ca sĩ với nhau làm cho những ai khi đi nghe Quan họ không khỏi hoà cảm xúc của mình vào trong giai điệu, cùng nhau thấu hiểu , đồng cảm, chia sẻ, tạo nên một màn trình diễn nghệ thuật đầy tình cảm, sống động 17 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Chính vì thế mà Quan họ Bắc Ninh được đánh giá là đỉnh cao của nghệ thuật diễn xướng dân ca Việt Nam, hội tụ những giá trị văn hóa Bắc bộ và những chuẩn mực của nghệ thuật ca hát dân gian • Giá trị văn hóa- xã hội Theo dòng chảy của thời gian, dân ca Quan họ đã trở thành một biểu tượng văn hóa hấp dẫn tiêu biểu trong đại văn hóa dân tộc Việt Nam đồng thời có những ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ tới đời sống người dân, giúp cho đời sống tâm hồn thêm phong phú trong lao động, sản xuất và sinh hoạt Nhận thức được sự thay đổi của đời sống xã hội để có những sự tự chuyển hóa, tự thích nghi để đáp ứng những nhu cầu về văn hóa, nghệ thuật, đời sống của dân vùng Quan họ Đồng thời, họ nhận thức được giá trị của Quan họ trong đời sống của chính họ với những ngày hội được vui vẻ ca hát, là nơi được phô diễn những dồn nén mà trong cuộc sống thường nhật họ không thể hiện được • Giá trị giáo dục Dân ca Quan họ không chỉ là một loại hình nghệ thuật, một nét đẹp văn hóa mà còn đem lại những giá trị giáo dục, tri thức sâu sắc, để lại những bài học ý nghĩa về đối nhân xử thế, về mối quan hệ giữa người với người Quan họ giúp người dân Quan họ không chỉ hát mà còn sống theo lề lối của hát Quan họ, ăn sâu vào trong tiềm thức của người dân, giúp họ không chỉ trở thành những con người hòa đồng, giản dị chân thành, mà còn biết thể hiện ước mơ, khát khao một cuộc sống yên bình Dân ca Quan họ trở thành sợi dây nghĩa tình, yêu thương, của tình bạn, tình yêu nam nữ mang màu sắc Quan họ với phong tục, lề lối Quan họ đã ước định Con người có thể thoát ra khỏi những trăn trở, bộn bề cuộc sống để thấy cuộc đời tươi đẹp hơn Trong làn điệu Quan họ chúng ta không nhận thấy sự phân biệt đẳng cấp, phân biệt thân phận mà ở đây là mối quan hệ bình đẳng có sự tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng giữa nam và nữ, giữa các thân phận khác nhau Chỉ có đến với Quan họ, ở Quan họ ta mới bắt gặp sự bình đẳng giữa con người với con người Điều này giúp cho cộng đồng người dân vùng quan họ và những khán giả của quan họ biết cần phải tôn trọng nhau, bình đẳng về mọi giá trị của cuộc sống… Quan họ với những lề lối, cách giao tiếp có phần chặt chẽ đã giúp hình thành một lề lối, cách ứng xử của người hát Quan họ một cách nhân văn, thanh lịch Giá trị giáo dục hiển hiện một cách rõ nét và ở một phương diện khác đó là tục kết bạn, giao lưu 18 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com)