Làng là đơn vị đặc thù trong xã hội, làng nghề chính là nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa của cộng đồng, là nơi sản sinh và lưu giữ những kinh nghiệm, tri thức dân gian, những bí quyết g
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM
Trang 2BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHÓM
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.2 Giới thiệu về tỉnh Bắc Ninh 4
CHƯƠNG2: TÌM HIỂU VỀCÁC NGÀNH NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở TỈNHBẮCNINH.5 2.1 Làng tranh dân gian Đông Hồ 5
Trang 6MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với bối cảnh của thị trường, Việt Nam có rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức lớn phải đối mặt Hiện nay, trong bối cảnh thị trường đang đi theo xu hướng hiện đại hóa, Việt Nam có nhiều cơ hội khác nhau nhưng bên cạnh đó còn rất nhiều thử thách lớn nhỏ mặt Nhiều ngành nghề truyền thống bị coi là mai một và rơi vào lãng quên Trong văn kiện của Đại hội X đã khẳng định nhiệm vụ giai đoạn này là: “Tiếp tục đẩy mạnh quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, cần chú trọng đến kinh tế nông thôn, đặc biệt là các ngành nghề và làng nghề truyền thống ” Làng là đơn vị đặc thù trong xã hội, làng nghề chính là nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa của cộng đồng, là nơi sản sinh và lưu giữ những kinh nghiệm, tri thức dân gian, những bí quyết gia truyền về nghề và những giá trị văn hóa, lịch sử tinh thần đặc sắc của dân tộc Việt Nam Mỗi làng nghề có những bí quyết riêng để tạo ra những sản phẩm vô cùng độc đáo và tinh tế mang bản sắc riêng của vùng miền đó.
Trong thời đại ngày nay, việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa làng nghề truyền thống có tầm đặc biệt quan trọng và ảnh hưởng sâu sắc tới mọi lĩnh vực từ kinh tế - văn hóa – xã hội của cộng đồng Đại hội cũng nhấn mạnh: “Mở mang các làng nghề, phát triển các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất các hàng thủ công mỹ nghệ, đưa công nghiệp sơ chế và chế biến về nông thôn và vùng nguyên liệu, phát triển dịch vụ cung ứng vật tư kỹ thuật, trao đổi nông sản hàng hoá ở nông thôn… tăng nhanh việc làm cho khu vực phi nông nghiệp” Do đó, việc quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa làng nghề truyền thống đang là vấn đề cấp thiết được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và chỉ đạo sát xao.
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với những đặc trưng về phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng tạo nên một bức tranh tổng thể về văn hóa Từ lâu Việt Nam đã nổi tiếng là nước có nhiều làng nghề truyền thống và xuất hiện ở rất nhiều tỉnh thành trong cả nước.Trong đó Bắc Ninh là địa phương có diện tích nhỏ nhất, nhưng Bắc Ninh lại là một trong những tỉnh có nhiều làng nghề nhất cả nước Làng nghề Bắc Ninh phong phú và đa dạng, từ chế biến nông sản, thực phẩm, sản xuất các vật dụng
Trang 7gia đình đến các mặt hàng mỹ nghệ, các sản phẩm nghệ thuật giàu sáng tạo, thể hiện sự khéo léo, tài tình của người thợ, nghệ nhân làng nghề Qua đây nhóm em chọn đề tài “TÌM HIỂU VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH BẮC NINH” để hiểu rõ hơn về làng nghề truyền thống của tỉnh Bắc Ninh.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu về làng nghề truyên thống của tỉnh Bắc Ninh và đề ra các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá làng nghề truyền thống của tỉnh Bắc Ninh 3 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài tiểu luận, nhóm em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau:
- Phương pháp thu thập thông tin, tổng hợp, phân tích tài liệu - Phương pháp so sánh và đối chiếu.
- Phương pháp điền dã.
- Phương pháp tiếp cận liên ngành 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các ngành nghề truyên thống - Phạm vi nghiên cứu: Ở địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Trang 8NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm cơ bản
1.1.1Kháiniệm làng,vănhóalàng
Làng là một đơn vị cư trú và một hình thức tổ chức xã hội quan trọng của nông thôn ở Việt Nam.
Văn hóa làng là toàn bộ nét đặc trưng của làng vùng nông thôn mang những biểu trưng vô cùng gần gũi như cây đa, bến nước, sân đình… và những phong tục tập quán, tín ngưỡng của cộng đồng được hình thành thông qua quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng dân cư ở các làng quê sáng tạo ra.
Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là một nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng có hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương.
Văn hóa làng nghề bị tác động từ đặc trưng cơ bản của nghề đó tạo ra nên ngay cả cùng là làng nghề nhưng mỗi làng có nghề lại mang những nét văn hóa riêng mang dấu ấn của nghề, ảnh hưởng tới tâm tư,suy nghĩ, hành động của cộng đồng làng nghề đó.
Giá trị văn hóa là những nguyên tắc, quan niệm, tín ngưỡng, thói quen và các truyền thống được chấp nhận và truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác của một cộng đồng nhất định Nó là một phần không thể thiếu của văn hóa của một quốc gia hoặc một cộng đồng nhỏ hơn, nhưng cũng có thể được tìm thấy trong các nhóm và tập thể khác nhau trên khắp thế giới.
Giá trị văn hóa làng nghề là tổ hợp các thành tố, trong đó có không gian văn hóa làng xóm, di tích, nhà ở, lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, thờ tổ nghề, mối quan hệ của
Trang 9người dân làng nghề, bí quyết nghề nghiệp, kỹ thuật truyền nghề, biểu tượng văn hoá trong các sản phẩm của làng nghề…
1.2 Giới thiệu về tỉnh Bắc Ninh
Vùng đất Bắc Ninh xưa với tên gọi Kinh Bắc đã có từ rất lâu đời và được mang tên Bắc Ninh vào thời nhà Nguyễn (năm 1823) Theo dòng lịch sử với các tên gọi khác nhau như: Bộ, Lộ, Trấn… đến năm 1831, trấn Bắc Ninh đổi thành tỉnh Bắc Ninh Kể từ đây, Bắc Ninh chính thức có tên trên bản đồ theo đơn vị hành chính là một tỉnh của nước Việt Nam Năm 1963, tỉnh Bắc Ninh được sáp nhập với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc, từ ngày 01 tháng 01 năm 1997 tỉnh Bắc Ninh được tái lập Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh có diện tích 822,7 km2, nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội, trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Theo niên giám thống kê năm 2022, dân số Bắc Ninh là 1.488.250 người, trong đó nam giới chiếm 49,2 %, nữ giới 50,8% Tỉnh có 8 đơn vị hành chính, bao gồm: Thành phố Bắc Ninh, thành phố Từ Sơn, thị xã Thuận Thành, thị xã Quế Võ và 4 huyện: Tiên Du, Yên Phong, Gia Bình và Lương Tài với 126 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 70 xã, 52 phường và 4 thị trấn.
( Bản đồ tỉnh Bắc Ninh )
Bắc Ninh là tỉnh có các đường giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, thương mại và văn hoá của miền Bắc Quốc lộ 1A nối Hà Nội -Bắc Ninh - Lạng Sơn; đường cao tốc Quốc lộ 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài - -Bắc Ninh - Hạ Long; Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng; trục đường sắt xuyên Việt đi Lạng Sơn và Trung Quốc Mạng lưới đường thuỷ sông Cầu, sông Đuống,
Trang 10sông Thái Bình chảy ra biển Đông Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội và giao lưu với bên ngoài.
Là vùng đất địa linh nhân kiệt, nổi tiếng với bề dày lịch sử văn hóa, Bắc Ninh được biết đến là quê hương của những lễ hội truyền thống Nơi đây, mỗi năm có khoảng 500 lễ hội lớn, nhỏ được tổ chức vào tất cả các mùa trong năm… Nét văn hóa đặc sắc nhất của Bắc Ninh không thể không nhắc đến, đó là Dân ca Quan họ và những văn hóa gắn liền với loại hình nghệ thuật – nguồn tài sản văn hóa phi vật thể vô giá của nước ta.
Những thành quả đạt được sau hơn 20 năm xây dựng, đổi mới và phát triển của Bắc Ninh không những là niềm vui, niềm tự hào của mỗi người dân trong tỉnh mà còn là động lực, là tiền đề để toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tiếp tục phấn đấu, nỗ lực quyết tâm đưa Bắc Ninh vươn lên tầm cao mới, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào những năm 20 của thế kỷ XXI theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.
Chương 2: Tìm hiểu về Các ngành nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh 2.1 Làng tranh dân gian Đông Hồ
Tranh Đông Hồ có xuất xứ từ thế kỷ 17 ở làng Đông Hồ, xã Song Hồ huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh Khoảng năm 1945, làng Đông Hồ có 17 dòng họ thì tất cả đều làm tranh Trải qua thăng trầm của thời gian đến nay làng Đông Hồ còn 2 gia đình làm tranh là gia đình nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam và Nguyễn Đăng Chế Họ đã bảo tồn được hơn 1000 bản khắc gỗ và phục chế 500 bản mẫu cổ.
- Nguyên liệu sản xuất: Tranh Đông Hồ được làm hoàn toàn thủ công theo phương pháp truyền thống từ nguyên liệu giấy Dó Màu sắc từ thiên nhiên như: màu đỏ từ sỏi non, vàng từ hoa hòe, đen từ than lá tre, xanh từ lá chàm và màu trắng từ vỏ sò điệp ở biển được nghiền nát trộn với bột nếp.
Trang 11(Một số nguyên liệu chính tạo nên màu sắc của tranh Đông Hồ) - Quy trình sản xuất: Bao gồm 4 quy trình
+ Quy trình thứ nhất: Sáng tác và tạo ván khắc gỗ
Mỗi bức tranh Đông Hồ có 2- 5 bản khắc gỗ khác nhau tùy theo màu sắc của từng mẫu (mỗi ván khắc tương ứng với 1 màu) Đây là công đoạn khó nhất đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật cao.
(Khắc trên gỗ để tạo thành bản in tranh Đông Hồ) + Quy trình thứ hai: Chuẩn bị giấy dó/ giấy điệp
Để có được tờ giấy dó/điệp hoàn chỉnh, người ta phải chọn lựa từng loại vỏ Dó được lấy từ trên rừng về, rồi trải qua nhiều công đoạn phơi, ngâm, giã nhuyễn, hòa bột vào bể seo, seo giấy, ép kiệt nước, phơi khô, đóng xén thành phẩm Cuối cùng là quét hồ điệp để giấy bóng đẹp và bền.
Trang 12(Chuẩn bị giấy) + Quy trình thứ ba: In tranh
Màu sắc trong tranh Đông Hồ có 5 màu chủ đạo hoàn toàn tự nhiên: màu đỏ lấy từ gạch non, vàng từ hoa hòe, đen từ than lá tre, xanh từ lá tràm, trắng từ vỏ sò điệp Thường để in một tranh cần từ 2 - 5 ván khắc, mỗi ván tương ứng với 1 màu Màu đậm in trước, tiếp đó là màu nhạt, cuối cùng là in màu đen để hoàn thành bức tranh.
(In tranh) + Quy trình thứ tư: Phơi Tranh
Sau khi tranh đã in xong sẽ được phơi cho khô.
Trang 13(Phơi tranh) 2.1.3SảnphẩmcủaLàngtranh dângianĐông Hồ
Các sản phẩm trang dân gian Đông Hồ: Thường đa dạng các đề tài: phong cảnh, người, cây cỏ, động vật, đền chùa Nhiều loại hình: tranh treo tường, tranh thờ, lịch, quạt, bình phong Nổi tiếng với nét vẽ tinh tế, màu sắc tươi tắn, họa tiết mang đậm bản sắc dân tộc.
(Đám cưới chuột) (Đàn lợn âm dương)
(Gà đại cát) (Cá chép bên đài sen)
Trang 142.2 Làng làm đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ 2.2.1Lịchsửhìnhthànhvàpháttriển
Đồng Kỵ vốn được gọi là làng Cời, nơi đây có nghề mộc là nghề truyền thống của người dân từ rất lâu Trước năm 1975, dân làng Cời chủ yếu là đi đóng thuê giường, tủ, bàn, ghế… cho các vùng Tuy nhiên, sau năm 1975, khi hai miền Nam Bắc thống nhất, tiếp cận với thị trường miền Nam, người dân làng Cời nhận thấy nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ nơi đây rất lớn Sẵn có nghề trong tay, rất nhiều người dân Đồng Kỵ đã trở về quê hương, dùng đôi tay khéo léo của mình để tạo ra những sản phẩm mỹ nghệ gỗ cao cấp, tinh tế và cung cấp đến khắp các tỉnh, thành trong nước đặc biệt là miền Nam.
Làng có hơn 3.000 hộ gia đình thì trong đó có đến 85% số hộ tham gia nghề gỗ từ các khâu: buôn bán, vận chuyển, chế biến và cung ứng gỗ nguyên liệu Vì thế nghề gỗ đã đóng góp 90% tổng thu nhập của Đồng Kỵ, góp phần vào phát triển kinh tế chung của tỉnh.
Đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ được làm hết sức khéo léo, cầu kỳ từ khâu chọn nguyên liệu, làm đồ ngang đến khâu chạm khắc và hoàn thiện Người thợ với đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ chạm khắc những nét hoa văn độc đáo hay hình những con rồng, con phượng…, tạo thành những sản phẩm gỗ mỹ nghệ có đường nét tinh xảo Để làm được một sản phẩm tốt thì các nghệ nhân rất chú ý đến việc lựa chọn chất liệu Những loại gỗ được sử dụng trong đồ gỗ nội thất Đồng Kỵ thường là những loại gỗ quý như gỗ trắc, gỗ cẩm lai, gỗ hương… Nhờ vào độ bền của những loại gỗ này, người nghệ nhân dễ dàng chế tác hơn, những loại gỗ này còn có thể mang mùi gỗ đặc trưng mà rất nhiều người yêu thích.
Những người thợ trong làng, lớp thế hệ trước truyền lại kinh nghiệm cho lớp thế hệ đi sau lưu giữ những tinh hoa của nghề truyền thống Các sản phẩm của làng nghề là đứa con tinh thần, là niềm đam mê của người thợ nên được chăm chút tỉ mỉ, chính xác đến từng chi tiết trang trí, chạm khắc.
Với lợi thế đó nên các sản phẩm mỹ nghệ của làng nghề Đồng Kỵ được xuất sang nước ngoài với số lượng ngày càng gia tăng, nhất là ở các thị trường lớn như thị trường Âu, Mỹ Nghề gỗ mỹ nghệ đã mang lại cho người dân làng nghề Đồng Kỵ một
Trang 15cuộc sống ổn định, giàu có hơn Vì thế, việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống là rất quan trọng Để thích ứng với cơ chế thị trường hiện nay, người thợ mộc Đồng Kỵ đã từng bước hiện đại hóa trang thiết bị nhằm giảm lao động cơ bắp, rút ngắn quy trình sản xuất, tạo ra các sản phẩm thủ công chất lượng, phù hợp với điều kiện, nhu cầu của toàn khu vực, của từng nước trên thế giới.
Ngày nay, hoạt động giao thương ở Đồng Kỵ là điểm đến hấp dẫn của quý khách trong và ngoài nước bởi đây là một điển hình thành công của sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, giữa bản sắc và tiên tiến trong sự phát triển của một làng quê Bắc Ninh – Kinh Bắc trong công cuộc đổi mới đất nước.
- Nguyên liệu: Các loại gỗ thông thường được sử dụng để chế tác đồ gỗ mỹ nghệ bao gồm: gỗ hương , gỗ gụ, gổ cẩm lai, gỗ trắc , gỗ hồng mộc và gỗ mun.
- Quy trình sản xuất: Bao gồm 4 quy trình sau.
+ Quy trình thứ nhất: Lựa chọn nguyên liệu và chuẩn bị.
Bước đầu tiên trong quy trình sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ là lựa chọn các loại gỗ tốt nhất cho từng sản phẩm Những loại gỗ thường được sử dụng trong đồ gỗ mỹ nghệ bao gồm gỗ hương, gỗ gụ, gổ cẩm lai, gổ trắc và nhiều loại gỗ quý hiếm khác Sau khi lựa chọn nguyên liệu, khối gỗ được cắt và làm sạch để chuẩn bị cho giai đoạn chế tác.
(Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu) + Quy trình thứ hai: Chế tác và điêu khắc.
Trang 22(Chum) (Tác phẩm phong cảnh bằng gốm) 2.4 Làng nghề giấy dó Dương Ổ
Nghề làm giấy dó ở Đống Cao có thể đã xuất hiện từ thế kỷ thứ II sau Công nguyên (SCN) Khi đó, Thái Luân - người sáng chế ra giấy ở nước Đông Hán (Trung Quốc), trong một lần cùng 13 người bạn vi hành tới phương Nam Đến thành Đại La, mỗi vị đã dạy cho dân một nghề thủ công khác nhau Vốn giỏi nghề làm giấy nên Thái Luân đã dạy cho dân làng Yên Thái (ven Hồ Tây) và Đống Cao (xứ Kinh Bắc) nghề làm giấy dó Sau khi ông mất, dân làng 2 thôn: Yên Thái, Đống Cao tôn ông làm Tổ nghề Ngày 16 tháng 8 âm lịch hàng năm, 2 làng đều tổ chức giỗ Tổ nghề để tưởng nhớ bậc tiền nhân có công truyền nghề thuở sơ khai.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của thị trường giấy công nghiệp, việc sản xuất giấy dó dần bị thu hẹp hoặc chuyển đổi nghề khác Thế nhưng, tại làng Dương Ổ vẫn còn có những gia đình, người thợ làm giấy dó truyền thống đang từng ngày cần mẫn với nghề mà cha ông để lại.
- Nguyên liệu làm giấy dó: Là cây dó mọc trên rừng được khai thác chuyển về - Quy trình sản suất giấy dó: Là cây dó mọc trên rừng được khai thác chuyển về, bóc lấy vỏ phơi khô cho vào bể ngâm nước 48 giờ đồng hồ, sau đó ngâm với nước vôi đặc rồi cho vào thùng phi đun liên tục trong 24 giờ, đem vớt ra rửa sạch, giã nhuyễn tạo bột, kết hợp với chất nhầy từ nhựa cây mò tạo hỗn hợp kết dính Hỗn hợp này gọi là "huyền phù" mà người thợ sẽ pha với nước loãng hay đặc tùy theo loại giấy Công
Trang 23đoạn tiếp theo là xeo giấy Người thợ dùng "liềm seo" - liềm là một mành nứa hoặc giang chẻ nhỏ như sợi tăm rồi dùng sợi tơ xe lại mua ở làng Triều Khúc về đan lại -công đoạn đan liềm này do các thợ thủ -công ở làng Cáo Đỉnh đảm nhận Thợ seo chao đi chao lại trong bể bột dó, lớp bột dó trên liềm chính là tờ giấy dó sau khi kết thúc công đoạn ép, bóc, can, phơi (sấy), lột giấy Xơ dó kết lại với nhau, như cái mạng nhện nhiều lớp, tạo nên tờ giấy dó Sự kết mạng như vậy đã làm cho tờ giấy xố, nên giấy rất nhẹ Các công cụ sản xuất hầu như bằng tre, gỗ và dùng ánh sáng tự nhiên để làm khô giấy Giấy dó được sản xuất theo quy trình này không có độ axít dẫn đến tuổi thọ cao Một số tài liệu cho rằng giấy dó có độ tuổi thọ tới 500 năm Xeo giấy là khâu quan trọng của nghề làm giấy Nó thể hiện bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, quyết định chất lượng sản phẩm giấy.
(Công đoạn ép giấy)
(Liềm seo) 2.4.3SảnphẩmcủalàngnghềgiấydóDươngỔ
Một tờ giấy dó đúng tiêu chuẩn dai, bền phải trải qua gần 10 công đoạn Tuân thủ đúng theo các công đoạn đó, giấy dó có thể lưu giữ cả trăm năm.