Năm 2018 đánh dấu tròn một trăm năm loại hình nghệ thuật sân khấu cải lương hình thành và phát triển, cũng như với sự yêu mến dành cho bộ môn nghệ thuật này của nước nhà, để cải lương kh
TÌM HIỂU VỀ NGHỆ THUẬT CẢI LƯƠNG
Cải lương là gì?
Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long, nhạc xưa cổ và nhạc tế lễ
Từ xưa ở Việt Nam không có lối diễn tuồng nào khác hơn là hát chèo hay hát tuồng ở miền Bắc và hát Bội ở miền Trung và miền Nam Đến năm 1917, khi cải lương ra đời, người ta nhận thấy điệu hát này có vẻ tân tiến hơn điệu hát bội, đó là một việc cải thiện điệu hát xưa cho tốt đẹp hơn Vì lẽ ấy người mình dùng hai tiếng “Cải lương” để đặt tên cho điệu hát mới mẻ này Tiếng Cải lương gốc ở câu “Cải lương phong tục”, hoặc “Cải biến kỳ sự, sử ích tự thiên lương” mà ra.
Cải lương có sự tổng hợp của hát bội và chịu ảnh hưởng của kịch nghệ phương Tây Trải qua cả thế kỷ hình thành và phát triển, Cải lương đã có những biến cải để tạo được cảm tình trong lòng người hâm mộ, từ nội dung tuồng tích, điệu ca, lời hát cho đến bày trí sân khấu Dù thay đổi như thế nào, những giá trị cốt lõi của nghệ thuật cải lương Nam bộ vẫn thể hiện hết những nét bi, sự khôi hài, tính trữ tình, chất anh hùng ca vẫn tồn tại trong từng vở diễn.
Nguồn gốc – Lịch sử hình thành Cải lương
Nghệ thuật sân khấu Cải lương ra đời trên mảnh đất Nam Bộ - cụ thể hơn là miền đồng bằng sông Cửu Long, trong vài thập kỷ đầu của thế kỷ 20 Cách đây khoảng 3 thế kỷ, Nam Bộ là một vùng đất mới, các lưu dân Việt trong quá trình Nam tiến đã tới khai phá và định cư ở vùng đất màu mỡ này, truyền thồng văn hoá cũng theo chân họ tới đây, tiếp tục phát triển trong hoàn cảnh mới đã tạo nên những nét văn hoá đặc sắc Đời sống âm nhạc của người dân Nam Bộ cũng phát triển trên cơ sở ấy, do vậy sinh hoạt ca hát của cư dân ở đây rất phong phú, đa dạng
Về thời gian ra đời, theo Vương Hồng Sển: tuy "có người cho rằng Cải lương đã manh nha từ năm 1916, hoặc là 1918", nhưng theo ông thì kể từ ngày 16 tháng 11 năm 1918, khi tuồng Gia Long tẩu quốc được công diễn tại Nhà hát Tây Sài Gòn, cách hát mới lạ này mới "bành trướng không thôi, mở đầu cho nghề mới, lấy đờn ca và ca ra bộ ra chỉnh đốn, thêm thắt mãi, vừa canh tân, vừa cải cách nên cải lương hình thành lúc nào cũng không ai biết rõ "
Theo phần đông đa số giới nghiên cứu học thuật và nghệ sĩ thì Cải lương ra đời vào năm 1918, hoặc có thể tạm chấp nhận một khoảng thời gian chung rằng Cải lương được xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
2 Lịch sử hình thành Cải lương
Cải lương được cho là có nguồn gốc từ Dân ca và Nhạc tế lễ (nhạc cung đình Huế) Sau đó, dần dần được cải biên theo Đờn ca tài tử, hình thành lối Ca ra bộ, cuối cùng là Cải lương.
– Nhạc cung đình và nhạc tế lễ:
Ngược dòng lịch sử, triều đại nhà Nguyễn đặt kinh đô ở Huế nên gọi là Cung đình Huế Năm 1802, nhà Nguyễn thống nhất được Sơn hà xã tắc và trị vì thiên hạ, nhưng chỉ cũng cố địa vị thống trị của chế độ phong kiến theo kiểu Quân chủ Cho nên trong nội triều được tổ chức Nhạc cung đình nhằm phục vụ cho Vua chúa, do đó mà hình thành dòng Nhạc lễ cung đình
Vùng đất Nam bộ vốn là nơi gặp gỡ của nhiều nền văn hóa khác nhau Người Hoa Minh Hương ủng hộ nhà Minh chống nhà Thanh, chạy lánh nạn vào Nam, người Khmer chống vương quyền Nam Vang, người Chăm rời miền Trung vào Châu Đốc - Long Xuyên, các lính thú, tội đồ bị đày đoạ vào Nam khai khẩn đất hoang Nhiều nghệ sĩ nhã nhạc cung đình Huế cũng đã phải rời quê nhà để định cư ở miền Nam, mang theo nỗi buồn tha hương sâu sắc và nỗi đau lớn nhất Đó chính là họ không thể tiếp tục theo đuổi cái gọi là đam mê - những vở tuồng tái hiện đời sống bấy giờ và không thể biểu diễn những tiết mục cho vua chúa Nhưng không gì có thể ngăn cản được sự yêu nghề mãnh liệt
Họ bắt đầu thành lập những nhóm hát và phục vụ cho nhân dân trong các dịp tế lễ, ma chay Qua nhiều năm, nhạc lễ được biến hóa nhiều hơn, kết hợp với các làn điệu dân ca miền Nam, gần như thoát ly khỏi các âm luật của nhạc lễ cung đình Khi sinh hoạt, âm nhạc này càng được phổ biến rộng rãi, nhạc lễ dần thay đổi đối tượng sang quần chúng lao động và con người bình dân để phù hợp với nhu cầu nhân dân miền Nam Từ đó, nghệ thuật Đờn ca tài tử đã ra đời.
– Đờn ca tài tử: Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật giản dị phục vụ cho người Nam Bộ bình dân Các nghệ sĩ nhạc lễ ở Nam Bộ có nhiều thời gian rãnh rỗi, từ đó họ lấy nhạc để làm vui, họ chơi nhạc với nhau và truyền nghề cho những ai có tâm hồn về nhạc, từ đó tạo nên phong trào Đờn ca tài tử Nam bộ Buổi đầu, khoảng cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, các nhóm đờn ca được thành lập để tiêu khiển, phục vụ trong các buổi lễ tại tư gia, như đám tang, lễ giỗ, đám cưới nhưng chưa được biểu diễn trên sân khấu hay trước công chúng
Và nếu trước kia "cầm" (trong "cầm, kỳ thi, họa") là của tầng lớp thượng lưu thì đến giai đoạn này nó không còn bị bó buộc trong phạm vi đó nữa, mà đã phổ biến rộng ra ngoài Chính vì thế nhạc tài tử ở các tỉnh phía Nam, về nội dung lẫn hình thức, dần dà thoát ly khỏi nhạc truyền thống có gốc từ Trung, Bắc.
Khi ấy, Đờn ca tài tử có rất nhiều nghệ sĩ nổi danh được chia thành hai nhóm:
- Nhóm tài tử miền Tây Nam Bộ: Bầu An, Lê Tài Khị (Nhạc Khị), Nguyễn Quan Đại (Ba Đợi), Trần Quang Diệm, Tống Hữu Định, Kinh Lịch Qườn, Phạm Đăng Đàn
- Nhóm tài tử Sài Gòn: Nguyễn Liên Phong, Phan Hiển Đạo, Nguyễn Tùng Bá
– Ca ra bộ: Để một loại hình nghệ thuật ra đời và trở thành một bộ môn nghệ thuật phát triển rộng lớn cần có bốn yếu tố là: tác phẩm, lực lượng biểu diễn, phong cách riêng và các tổ chức sinh hoạt Đờn ca tài tử Nam Bộ dần hội tụ đủ bốn yếu tố đó Bện cạnh đó, nhu cầu thưởng thức âm nhạc của người dân rất cao, không chỉ phù hợp với bản tín mà còn phù hợp với cuộc sống phóng khoáng của họ Đờn ca tài tử ban đầu chỉ là những buổi gặp gỡ, tụ họp mang tính chất nhỏ và gần như không có sự di chuyển Dần dần để minh họa sắc nét hơn, phản ánh thực tế hơn, hay nội dung tưởng tượng hơn Đờn ca tài tử đã có bước chuyển mình sang sân khấu biểu diễn để đáp ứng những thay đổi về nhu cầu thẩm mỹ và giải trí của người dân.
Khi lên sân khấu rộng lớn, để không khiến sân khấu bị đơ và trống vắng các
“giai nhân tài tử” không đơn thuần là hát theo lời nhạc và dòng nhạc, mà nghệ thuật đã được nâng cao hơn một bật là vừa ca vừa ra động tác để biểu diễn (ra bộ), để chuyền tải ý nghĩa của các bài, bản Các động tác này là tay, chân, ánh mắt, nụ cười… Từ đây, hình thành loại hình nghệ thuật Ca Ra Bộ, tức là ca hát Ảnh 1: Ban nhạc Đờn ca tài tử Sài Gòn năm 1911 và có diễn tả ra điệu bộ Chính là nguồn gốc loại hình nghệ thuật biểu diễn Cải Lương để phân biệt với phong cách Đờn ca tài tử.
Khi hình thức Ca ra bộ chín muồi cũng là lúc khai sinh ra Cải lương Cải lương khác với Đờn ca tài tử và Ca ra bộ ở chỗ có sân khấu biểu diễn, đề tài kịch bản, nghệ thuật biểu diễn, dàn nhạc và bài bản có sự sắp xếp thêm các lớp nhân vật hẳn hoi.
Năm 1917, là năm đánh dấu sự ra đời của vở cải lương đầu tiên trên trên khấu của Thầy Andre Thận ở Sa Đéc Đó là vở Cải lương “Lục Vân Tiên” của soạn giả Trương Duy Toản Nhân cơ hội đó, ông Andre Thận và Châu Văn Tú đã đưa Cải lương lên sân khấu với vở “Gia Long tẩu quốc” diễn ở Rạp hát Tây Sài Gòn, lúc này hát cải lương mới thành hình thật sự.
3 Phát triển và hưng thịnh tại miền Nam Việt Nam
Cải lương ra đời từ những năm 1920 và nhanh chóng phát triển, trở thành bộ môn nghệ thuật được nhiều người yêu thích Đến những năm 1960 thì Cải lương trở nên rực rỡ và đỉnh cao trong suốt thời gian khoảng 3 thập kỷ.
Đặc điểm của nghệ thuật Cải lương
Khởi sự, các vở Cải lương viết về các tích xưa, như Trảm Trịnh Ân, Vợ Ngũ Vân Thiệu, Cao Lũng vít thiết xa, Ngưu Cao tảo mộ, Thoại Khanh – Châu
Tuấn còn giữ mang hơi hướng theo kiểu hát bội, do các soạn giả lớp Cải lương đầu tiên vốn là soạn giả của sân khấu hát bội Sau này, các vở về đề tài xã hội mới (gọi là tuồng xã hội), như Tội của ai, Khúc oan vô lượng, Tứ đổ tường thì Ảnh 2: Đoàn Cải Lương Thanh Minh
– Thanh Nga (Ảnh: Báo Thanh Niên) hoàn toàn theo cách bố cục của kịch nói, nghĩa là vở kịch được phân thành hồi, màn, lớp, có mở màn, hạ màn, theo sự tiến triển của hành động kịch
Ban đầu, các vở viết về các tích xưa mà người ta quen gọi là tuồng Tàu, có khi còn giữ ít nhiều kiểu bố cục phảng phất hát bội Càng về sau thì bố cục của các vở Cải lương, kể cả các vở viết về đề tài xưa cũng theo kiểu bố cục của kịch nói, đã gần với cuộc sống, đậm chất trữ tình, kết hợp được nhuần nhuyễn, chặt chẽ giữa tính dân tộc và tính phổ biến thế giới, do vậy cải lương dễ dàng đi vào các đề tài hiện đại.
2 Đề tài và cốt truyện
Sân khấu Cải lương rất đa dạng về đề tài và phong cách biểu diễn Nó có thể miêu tả được tất cả các loại đề tài của cuộc sống mà không bị các điều kiện của thể loại gò bó, kết hợp được chặt chẽ giữa tính hiện thực và tính ước lệ, cách điệu Kết cấu của một vở Cải lương bao giờ cũng gọn gàng, trọn vẹn, liên tục, hình ảnh nhân vật rõ ràng, chú ý nêu bật trọng điểm.
Buổi đầu, kịch bản Cải lương lấy cốt truyện từ các truyện thơ Nôm như Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên hoặc các vở tuồng hát bội, hay phỏng theo truyện phim, kịch bản Pháp, như Bằng hữu binh nhung (frères d’arme), Sắc giết người (Atlantide), Giá trị và danh dự (Le Cid) …
Vào thập niên 1930, đã xuất hiện những vở mới viết về đề tài xã hội Việt Nam như: Đời cô Lựu, Tô Ánh Nguyệt Sau đó, lại có thêm các kịch bản dựa vào các truyện cổ Ấn Độ, Ai Cập, La Mã, Nhật Bản, Mông Cổ (Nàng Xê-đa, Hoa Sơn thần nữ ) Thế là cải lương có đủ loại tuồng ta, tuồng Tàu, tuồng Tây sau có thêm dạng tuồng kiếm hiệp, tuồng Hồ Quảng chứng tỏ khả năng phong phú, biết đáp ứng sở thích của Cải lương.
Sự dung nạp không thành kiến của Cải lương có thể coi là sự lai tạp, nhưng cũng là khía cạnh có tính chất chung đối với văn hóa của vùng đất Nam Bộ khi tiếp nhận và cải cách những cái mới, cái hay theo sự tiến bộ của xã hội.
Cải lương có một đặc điểm nổi bật được xem là “loại hình nghệ thuật tình cảm” Kịch bản Cải lương thường có cốt truyện xúc động, xen lẫn đó vẫn có những vở Cải Lương mang ý nghĩa phản ánh hiện thực xã hội Tác phẩm Cải Lương thường được xây dựng trên những xúc cảm cơ bản như: bi, hài, anh hùng ca và trữ tình.
Dù thể hiện theo đề tài nào, sân khấu cải lương thường nói về số phận con người, trong đó chủ đề nổi bật là tình yêu Nhiều vở có lối dẫn dắt câu chuyện: tử biệt - sinh ly - chia lìa - gặp lại, từ đó đi sâu khai thác những xung đột tình cảm, tạo cái bi.
Xúc cảm bi được xem là cảm xúc chủ đạo trong các vở Cải lương nhằm hướng khán giả xúc động, có thể thấu hiểu với những câu chuyện tình nhân thế
Tử biệt là nút thắt trong câu chuyện và mọi xung đột mâu thuẫn đều khiến người xem xúc động Ví dụ cảnh Thúy Kiều gặp Từ Hải trong vở Cải lương “Thúy Kiều” Rất nhiều vở tuồng kinh điển Cải lương dùng tử biệt để đẩy xung đột lên đến đỉnh điểm, như cái chết của Thi Sách trong “Tiếng trống Mê Linh” Nhiều soạn giả khai thác triệt để cái bi, tạo nên sự bi hùng cho dòng cải lương cách mạng như: “Người con gái đất đỏ”, “Tìm lại cuộc đời”, “Tình yêu và tội phạm”
Tuy kịch bản Cải lương chứa đựng cả hai xúc cảm bi và hài nhưng cảm xúc bi đó không phải là những bi kịch không lối thoát Con người vượt qua cái bi như vượt qua số phận, những khó khăn của cuộc đời để hướng đến hạnh phúc
Vì vậy, tính bi mà vẫn trữ tình chỉ có ở sân khấu Cải lương giúp người xem đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật Qua cái bi, khán giả nhận ra những giá trị nhân bản trong mỗi con người Mỗi nhân vật có một cuộc đời, một số phận đầy bi ai, nhưng kết cục thì mọi nỗi oan đều minh bạch Kết có hậu là đặc điểm sân khấu Cải lương và sân khấu phương Đông, cũng là nét thẩm mỹ tích cực của sân khấu, phù hợp với văn hóa truyền thống Việt Nam.
Hài là đặc tính chung của sân khấu truyền thống Việt Nam, nhưng sân khấu Cải lương có nét hài khác lạ Nếu cảm xúc bi trong Cải lương được tập trung khai thác ở diễn xuất, tình tiết, âm nhạc, lời ca thì cảm xúc hài lại tập trung trong lối diễn xuất của diễn viên, có tính ngoại hình nhiều hơn là nội tâm nhân vật Ảnh 3: Nỗi đau của người mẹ khi con hy sinh trong trích đoạn Cải Lương “Hoa đất” do nghệ sĩ Hồng Thủy diễn
Vai trò của nhân vật hài xuất hiện nhằm giúp giảm tính bi của cảnh diễn hay tiết chế tính xung đột của kịch
Đặc điểm của sân khấu và đạo cụ Cải lương
Khác với sân khấu hát bội mang tính hình thức, không gian và thời gian của vở tuồng được khán giả hình dung qua lời thoại và điệu bộ của người diễn viên Cải lương thiên về tả thực, vì lẽ đó sân khấu Cải lương là sự tái hiện cảnh thật, thiết kế sân khấu và đạo cụ mang ý nghĩa của cái đẹp thật trong chiêu kích thẩm mỹ nghệ thuật.
1 Thiết kế sân khấu Cải lương
Về thiết kế sân khấu Cải lương thường phân thành hai công đoạn:
– Thứ nhất : vẽ phông màn
– Thứ hai : bài trí sân khấu
Hai công đoạn này đều phải tuân thủ nguyên tắc tả thực của sân khấu Nếu là một gian phòng thì phải có cửa ra vào, cửa sổ đóng mở được, có giường, bàn, tủ như thật Nếu là núi rừng thì có cây, cối, đất, đá Nếu là đêm trăng thì có ánh trăng trên trời, vì sao lấp lánh, mây bay lơ lửng
Ta có thể thấy tùy vào hoàn cảnh mà sân khấu sẽ được bài trí phù hợp và thật nhất Hơn hết khi nhắc đến sân khấu Cải Lương, trong mỗi chúng ta không chỉ được xem, nghe và trình diễn mà còn có những bài học vô cùng giá trị sau tấm màn của sân khấu Cải lương.
2 Đạo cụ sân khấu Cải lương
Khác với đạo cụ trên sân khấu hát bội hoàn toàn mang tính chất ước lệ Trong các vở hát bội, nhân vật đi đường trường thường dùng ngựa, nhưng không có con ngựa nào được đưa lên sân khấu, chỉ có chiếc roi ngựa do người diễn cầm trong tay, vừa tượng trưng cho con ngựa, vừa tượng trưng cho việc đi ngựa.
Còn đạo cụ của sân khấu Cải lương thì ngược lại, nó mang tính hiện thực, nhằm tái hiện sinh động những cảnh vật thật, những con người thật Có thể nói, cách thiết kế sân khấu và đạo cụ của Cải lương nhằm mang đến cho khán giả cảm giác chứng kiến cảnh thật một cách sống động và tinh tế.
Âm nhạc
Âm nhạc Cải lương chịu ảnh hưởng của hai nền nhạc lớn, đó là nền ca hát dân gian và nền nhạc khí dân gian Hai nền nhạc này tạo cho Cải lương một phong cách đặc biệt, do đó âm nhạc Cải lương, yếu tố ca hát và yếu tố nhạc khí cùng thúc đẩy nhau phát triển, tạo ra một hình thức đối lập trong nhiều bè, mở đường cho tính chất sân khấu của Cải lương
Sân khấu Cải lương sử dụng cái vốn dân ca nhạc cổ rất phong phú của Nam
Bộ Nó cũng gồm một số điệu ca vốn là nhạc Trung Hoa nhưng đã được Việt Nam hóa Ngoài trừ bản Vọng cổ, dưới đây là một số bài bản được sử dụng khá phổ biến trong các vở Cải lương:
Thường là văn vần, diễn trong tình tiết vui, ca Bắc được dùng để tả cảnh vật, bày tỏ chí khí của đấng nam nhi, cái tiết tháo của kẻ sĩ, hoặc nói lên chí hướng của mình Đôi khi ca Bắc cũng tả cảnh sinh ly tử biệt, nhưng đượm vẻ hào hùng.
Ca Nam là giọng buồn thảm nhất trong các điệu Cải lương Ca Nam thường dùng văn vần để có thanh bằng trắc, giọng trầm bổng Tùy theo mức độ bi ai, điệu ca này chia làm 5 loại:
– Nam xuân: có 8 lớp, mỗi lớp gieo một vần cho cả 8 câu Giọng Nam xuân buồn nhẹ, dịu hòa, điệu nhạc thanh thản lâng lâng, sảng khoái, nghiêm trang, nhẹ nhàng, có người còn cho là “tiên phong đạo cốt” Bài này được dùng để mở đầu các chương trình ca nhạc Cải lương ở Sài Gòn.
– Nam ai: gồm 14 lớp, mỗi lớp có 8 câu và gieo một vần, ca nhịp lơi nên giọng buồn thảm, thê lương, não nùng nhất. Ảnh 5: Tái hiện sân khấu Cải Lương
– Nam bình (còn gọi là Trường tương tư): chữ cuối câu gieo một vần và đều thanh bằng, giọng buồn miên man Điệu ca này gốc ở miền Trung, mới gia nhập vào Cải lương khoảng đầu thập niên 1930.
– Nam chạy: dùng khi bị rượt đuổi, vừa chạy, vừa ca nhịp thúc để phù hợp với điệu bộ chạy giặc Bài Nam chạy cũng gồm nhiều lớp, mỗi lớp có 8 câu, và thường xen nói lối giữa hai lớp.
– Nam Đảo ngũ cung: gồm 8 lớp, mỗi lớp có tám câu một vần Thường mang thanh trắc, nghe chói tai xóc dựng, tạo âm điệu độc đáo trong cổ nhạc Việt Nam Nam Đảo ngũ cung tôn nghiêm, hùng tráng Hai câu cuối được chuyển sang hơi Hò ba âm điệu buồn, để chấm dứt, gọi là “song cước”.
3 Ca Bắc biến thể giọng Nam
– Hành vân hơi Nam: nguyên Hành vân là bản ca Bắc, được biến thể chuyển qua ca Nam, nhịp lơi và ngân nga, để diễn tả tâm sự buồn của nhân vật.
– Chuồn chuồn hơi Nam: nguyên Chuồn chuồn là bản ca Bắc, biến thể chuyển qua ca Nam và vô Vọng cổ, khi vai tuồng diễn cảnh gặp cơn hoạn nạn.
– Vọng cổ : là bản Bắc chuyển sang giọng Nam, nhưng là một điệu ca quan trọng nên có chỗ đứng riêng, nổi tiếng với bài "Dạ cổ hoài lang" của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu (tức Sáu Lầu).
Nói lối trong Cải lương thường là những câu văn vần, mỗi câu từ 4 đến 9 chữ, có thể dài hơn, đôi khi có văn xuôi, và chia làm ba loại:
– Lối Bắc: nói chậm từng tiếng, rõ ràng và nghiêm trang, không có đàn đưa hơi Diễn viên nói lối Bắc xong, thì tiếp đến ca Bắc.
– Lối Ai (tức lối Nam): nói chậm, giọng buồn não ruột, có đàn đưa hơi qua bản Xuân Nữ; và xong lối Ai thì tiếp đến ca Nam.
– Lối dặm: khi diễn viên ca vọng cổ, vừa dứt một câu, đờn nổi lên, trong thời gian chờ diễn viên ca tiếp, nhân vật đối thoại xen vào câu Lối dặm, không nhất thiết là văn vần để tránh khoảng trống
Dùng để xen giữa các câu nói lối, diễn viên phát ngôn bình thường, tự nhiên như kịch nói.
Giọng oán thể hiện nỗi đau khổ buồn giận, nhưng mang tính bi hùng, chứ không ủy mị thê lương Các tính chất cũng gia giảm tùy theo từng bài
Có bốn bài oán chính:
Biểu diễn cải lương
Diễn viên Cải lương diễn xuất như kịch nói, khác là diễn viên ca chứ không nói, cử chỉ điệu bộ phù hợp theo lời ca, chứ không cường điệu như hát bội Diễn viên Cải lương, thường cần phải hội đủ bốn yếu tố “thanh, sắc, tài, duyên”.
“Thanh, sắc” tức là sở hữu một chất giọng hay, người đẹp; “tài, duyên” mang ý nghĩa diễn xuất phải thu hút được khán giả Đối với Tuồng, Chèo, hành động của nhân vật được chi phối rất nhiều bởi các thủ pháp ước lệ và cách điệu Trong khi đó, Cải lương, diễn viên diễn xuất một cách tự nhiên, nhất là khi diễn về đề tài xã hội, diễn xuất như kịch nói Tuy nhiên, khác với kịch nói, diễn viên phải có cử chỉ, điệu bộ uyển chuyển, mềm mại theo lời ca Những điệu bộ này không cường điệu như hát bội Khoảng những năm 60, Cải lương pha thêm những cảnh múa, đu bay, diễn võ chỉ để thêm sinh động.
Trong khi giọng kể của Tuồng mang tính sử thi, nghiêm trang và hào hùng, hay giọng kể của Chèo thường là ngôn ngữ dân gian xen kẽ bác học, thì giọng kể của Cải lương mang tính chất thương cảm, mượt mà, giàu tính trữ tình
Người nghệ sĩ Cải Lương biết xây dựng cho mình một hệ thống kí hiệu của động tác diễn xuất Đó là những động tác mô tả nhân vật, thể hiện mọi trạng thái tâm lí, tình cảm của nhân vật, kể cả động tác vũ đạo cá nhân và tập thể:
– Khi vui: nét mặt hân hoan, hai mắt sáng long lanh, giọng cười giòn giã. – Khi buồn: nước mắt rưng rưng, dáng vẻ thẫn thờ.
– Khi tức giận: lời nói và điệu bộ căng thẳng, động tác vùng vằng.
– Khi sợ: cúi rạp mình, mắt đảo liên láo, mặt biến sắc, bước đi nhẹ, lấm lét – Khi ghen ghét: chau mày, nghiến răng, mặt hầm hầm, tay run lên.
– Khi yêu thương: lời nói âu yếm, cử chỉ nhẹ nhàng, biểu hiện sự quấn quýt.
Tính ước lệ trong vũ đạo Cải lương thừa hưởng, tiếp thu từ những loại hình nghệ thuật sân khấu khác, chủ yếu là hát Bội Đặc trưng của hát Bội là sự cường điệu hóa trong động tác vũ đạo Tuy nhiên, khi đưa vào Cải lương, các vũ đạo đã được tiết chế, cải tiến để động tác mềm mại, nhẹ nhàng phù hợp với chất trữ tình, lãng mạn của Cải lương.
Nếu hát Bội có xuất phát điểm mang tính phủ rộng về địa lý khắp cả nước thì Cải lương lại có xuất phát điểm và phát triển mạnh ở khu vực miền Nam Các động tác vũ đạo trong hát Bội thì cả Bắc, Trung, Nam đều thống nhất Tuy nhiên, Cải lương miền Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của vũ đạo trong Tuồng, còn Cải lương miền Bắc lại gần như không chú trọng vũ đạo vì hiếm khi diễn tuồng cổ, phần lớn chỉ diễn các tuồng cách mạng nên các động tác ước lệ, cường điệu không được sử dụng nhiều.
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ về kỹ thuật dàn dựng, âm thanh, ánh sáng, cho phép vũ đạo Cải lương được thỏa sức sáng tạo Một trong những đổi mới nhất chính là Cải lương đã kết hợp những bài múa minh họa mang hơi hướng tân thời hơn Tuy nhiên, điều này đã gây ra một số tranh cãi
Về ưu điểm, việc kết hợp những bài múa sẽ khiến sân khấu bớt trống hơn, những phân cảnh cần sự hoành tráng, đông đúc, lộng lẫy cũng sẽ dễ dàng tạo hiệu ứng tốt hơn Nhưng nhược điểm, nếu bài múa được biên đạo không phù hợp với nội dung, tâm lý nhân vật cũng như không khí sân khấu sẽ dẫn đến sự gượng ép, làm giảm sức hấp dẫn của màn biểu diễn Bởi phần lớn khán giả đến với Cải lương vì muốn nghe hát, nghe cách xử lý nhấn nhá của giọng ca, vì thế, vũ đạo chỉ nên được sử dụng như một yếu tố phụ.
Dàn nhạc Cải lương
Một đoàn Cải lương không chỉ có các diễn viên diễn xuất trên sân khấu, mà luôn phải có dàn nhạc đi kèm Vì thế, khi trình bày về âm nhạc trong nghệ thuật Cải lương, chúng ta phải nhắc tới dàn nhạc
Dàn nhạc Cải lương có một vai trò đặc biệt “không có dàn nhạc thì không thể thành một tuồng diễn”, dàn nhạc không chỉ có nhiệm vụ nâng đỡ, phụ họa cho giọng hát, mà còn tô điểm cho từng giai điệu làm nổi bật chiều sâu tâm lý nhân vật, tạo kịch tính cho kịch bản, góp phần cho sự thành công của tuồng diễn.
Một điều đặc biệt cần chú ý là ngay từ buổi đầu, nghệ thuật Cải lương đã có sự tồn tại song song của hai dàn nhạc: dàn nhạc cổ và dàn nhạc tân Vai trò và sự tham gia của hai dàn nhạc trong vở diễn tuy có khác nhau nhưng không hề có sự lấn át lẫn nhau, mà luôn bổ túc cho nhau Đó là sự phối hợp độc đáo giữa nét truyền thống và hiện đại trong nền âm nhạc Cải lương.
Dàn nhạc cổ luôn giữ vai trò chủ chốt, được cho là linh hồn của tuồng Cải lương Dàn nhạc cổ cũng mang đậm nét truyền thống, góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Một số nhạc cụ hay dùng trong dàn nhạc cổ Cải lương gồm:
– Đàn kìm (đàn nguyệt): có 2 dây tơ, 8 phím Nghệ nhân đàn kìm thường ngồi trông ngay ra sân khấu, giữ nhịp song lang, là người điều khiển dàn nhạc Ảnh 6: Một dàn nhạc Cải lương Ảnh 7: Phòng trưng bày nghệ thuật Cải lương trong Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh Đàn kìm hòa cùng đàn tranh tạo âm hưởng hay Tùy theo làn hơi cao hay thấp của người diễn viên, đàn kìm có thể đàn 5 dây hò khác nhau.
– Song loan (Song Lang): một nhạc cụ gõ, có hình dáng đơn giản, nhỏ bé nhất trong các loại nhạc cụ xưa Song loan khi gõ tạo tiếng “Cách” hoặc “Cốp” thanh thuý, vừa cao, vừa vang, rõ ràng một cách tự nhiên, nên được dùng để bắt nhịp, giữ nhịp và báo hiệu kết thúc giai điệu Chính vì giữ vai trò giữ nhịp nên tuy nhỏ bé nhưng không thể thiếu và đòi hỏi người giữ Song Loan phải toàn tâm toàn ý cho màn trình diễn Trước năm 1975, người chơi đàn Nguyệt sẽ đánh song loan, sau 1975, nhạc công chính – người chơi guitar lõm lại thường được giao trọng trách này.
– Đàn tranh (đàn thập lục): có 16 dây kim khí với 3 khoảng âm: thượng, trung, hạ và tiếng song thinh nghe êm dịu Âm sắc Đàn Tranh trong trẻo, sáng sủa, thanh tao thể hiện tốt các điệu vui tươi, trong sáng nhờ dùng dây kim và những kỹ thuật nhấn, rung, vuốt Đàn Tranh ít phù hợp với tính cách trầm hùng, khoẻ mạnh Tần âm Đàn Tranh rộng 3 quãng 8, từ Đô lên Đô 3 Cũng như đàn kìm, đàn Tranh có thể đổi bậc dây Hò tùy theo hơi cao thấp của người ca. Ảnh 8: Hình ảnh Đàn kìm (đàn nguyệt) Ảnh 9: Hình ảnh Song Loan Ảnh 10: Hình ảnh Đàn tranh (đàn thập lục)
– Đàn cò (đàn nhị): loại đàn dây kéo, có 2 dây tơ và một vĩ kéo, không có phím và dùng dây cung để kéo ra tiếng, thường được ví với violin của phương Tây Âm vực khoảng 3 quãng tám Âm lượng có thể điều chỉnh bằng cách dùng đầu gối bịt một phần ở miệng bát nhị (khi ngồi ghế cao) hay dùng ngón cái bàn chân tác động lên đầu bịt da rắn của bát nhị (khi ngồi dưới chiếu) Âm sắc có tính linh hoạt để lột tả nhiều tâm trạng, mượt mà như một chất keo kết dính cho cả dàn nhạc Ðàn Cò là đàn đặc trưng có mặt trong nhiều dàn nhạc.
– Đàn sến: là loại đàn gảy, có 2 dây tơ, đàn có đủ bậc nên khi đàn ít nhấn; dùng riêng cho dàn nhạc Cải lương Âm thanh trong trẻo, tươi sáng gần giống đàn Nguyệt nhưng ít vang hơn.
– Sáo hoặc tiêu: sử dụng trong Cải lương với một bậc hò.
– Cây củn (quản): dùng trong Cải lương hát giọng Hồ Quảng.
Dàn nhạc tân tuy chỉ đóng vai phụ, nhưng rất tích cực, đồng thời cũng đa dạng về nhạc cụ Như đã trình bày, ngay từ lúc Cải lương hình thành, thì đã có sự góp mặt của dàn nhạc tân, quá trình phát triển được chia thành ba giai đoạn:
– Ở giai đoạn đầu (1920-1940): dàn nhạc tân không tham gia vở diễn mà chỉ đóng vai trò như một tiết mục quảng cáo, tức là biểu diễn trước lúc tuồng Cải lương bắt đầu; hoặc chỉ sử dụng để “lấp vào chỗ trống” khi chuyển màn, chuyển Ảnh 11: Hình ảnh Đàn cò (đàn nhị) Ảnh 12: Hình ảnh Đàn sến cảnh… Giai đoạn này, cấu trúc của dàn nhạc tân chỉ có bộ hơi (các loại kèn đồng) kèm với một dàn trống.
– Ở giai đoạn thứ hai (1940-1960): khi nghệ thuật Cải lương dung nạp thêm một số bài tân nhạc, thì dàn nhạc tân cũng bắt đầu được tham gia vở diễn
Nhưng sự tham gia còn rất hạn chế, chỉ đệm cho diễn viên hát những đoạn tân nhạc Đến lúc này dàn nhạc tân có thêm hai cây guitar solo và guitar bass.
– Ở giai đoạn thứ ba (1960-19750): dàn nhạc tân coi như có vai trò ngang hàng với dàn nhạc cổ Ngoài chức năng đệm cho tân nhạc, còn phụ họa, điểm xuyết cho vai diễn Dàn nhạc tân dung nạp thêm cây piano và cây organ.
Ngày nay, dàn nhạc tân còn dung nạp thêm nhiều loại nhạc cụ hiện đại khác, đặc biệt là cây organ điện tử với chức năng ngày càng đa dạng Cây Organ điện tử hiện đại đang "thao túng trên sân khấu cải lương, quá lạm dụng, nhiều lúc làm cái hồn và chất âm nhạc truyền thống của Cải lương bị sai lệch".
Trang phục
Các vở diễn về đề tài lịch sử dân tộc, về các truyện cũ Trung Quốc, hay các vở kịch từ nước ngoài thì y phục của diễn viên và tranh cảnh trên sân khấu được chọn lựa để gợi ra xuất xứ của cốt truyện và của nhân vật chỉ mang tính ước lệ chứ chưa đúng với hiện thực Còn các vở về đề tài xã hội, diễn viên ăn mặc như ngoài đời Diễn viên thường mặc trang phục truyền thống tùy vào bối cảnh của vở đó như áo dài, áo bà ba
Với đặc thù riêng của sân khấu Cải lương, các vở diễn thường về đêm, nên người nghệ sĩ khi lên sân khấu phải rất lộng lẫy từ điểm trang đến xiêm y, đặc biệt là các vai vua chúa, cung tần phi tử Do đó, phục trang phải kết rất nhiều cườm, kim sa, châu ngọc, lông vũ nhằm thu hút ánh nhìn của khán giả
NS Bảo Ly tâm sự: muốn có bộ trang phục đẹp, người thợ phải có sự phối hợp giữa nhiều yếu tố Quan trọng nhất là giữ được tính đặc trưng, tránh bị nhầm lẫn giữa Cải lương với hát Hồ Quảng hay hát bội Chẳng hạn, mão cửu long của vua Việt Nam có thêu chín con rồng, mão vua của Trung Hoa thì có chi tiết chín xâu chuỗi ngọc treo rủ trên đỉnh mão.
Qua đó, ta thấy được sự mạnh mẽ của nghệ sĩ Cải lương vì không chỉ làm trọn nhiệm vụ tái hiện lại một vở tuồng mà còn phải khoác trên mình những bộ trang phục rất nặng và gồ ghề Bên cạnh đó, những người thợ làm nên những bộ trang phục cũng rất tài năng vì để tạo một trang phục thể hiện được khí chất của một vở diễn thực sự mà nói đó không phải là một vấn đề mà người thợ nào cũng có thể thực hiện được. Ảnh 13: Trang phục hoàng hậu trong vở “Xử án Phi Giao”
(Ảnh: Tiền Phong) Ảnh 14: Trang phục của Kim Trọng – Thúy Kiều trong vở “Kim Vân Kiều”
THỰC TRẠNG CẢI LƯƠNG NGÀY NAY
Thực trạng
Hiện nay, các loại hình nghệ thuật hiện đại đang chiếm lĩnh nhiều tầng lớp, khán giả có những bước tiến vượt bậc do “bắt kịp” thị hiếu của công chúng Nghệ thuật sân khấu nói chung, Cải lương nói riêng, dường như đang bị bỏ lại phía sau Vài năm gần đây, các đêm diễn Cải lương ngày càng thưa thớt dần Các sô diễn thường nở rộ khi có sự kiện hoặc mùa hội diễn Đó là hệ lụy của cả một thời gian dài, tổng lực cho các hoạt động của Cải lương đều đi xuống.
Nguyên nhân
Nguyên nhân thì nhiều, song có lẽ một phần vì trang thiết bị, cơ sở vật chất, rạp hát lạc hậu, nội dung và chất lượng vở diễn thiếu sức hút, lực lượng sáng tạo thiếu trầm trọng, đặc biệt, cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, đời sống nghệ sĩ chưa được quan tâm đúng mức so với sức lao động nghệ thuật bỏ ra.
Chúng ta đang chứng kiến thực trạng về lực lượng sáng tạo thiếu hụt như: tác giả, nhạc sĩ, họa sĩ, đặc biệt là các thế hệ diễn viên trẻ, tài năng Dàn nhạc Cải lương vẫn được xem như linh hồn của vở diễn hiện thiếu và yếu về chuyên môn.
Tương lai gần, nhiều đơn vị nghệ thuật Cải lương sẽ thiếu trầm trọng lực lượng nhạc công có chuyên môn đạt chuẩn Lực lượng diễn viên biểu diễn hiện tại ngày một cao tuổi, dần không đáp ứng được đòi hỏi công việc cũng như ảnh hưởng lớn đến chất lượng và sức hút của các vở diễn Lực lượng đạo diễn trẻ gần đây đã bật lên vài gương mặt nhưng cơ hội cho họ thể hiện không nhiều, có một số tác phẩm rơi vào tình trạng kiểu kịch nói "đâm bài ca", không đảm bảo được độ mượt mà, chất trữ tình, sâu lắng của Cải lương.
Nhiều năm qua, sân khấu Cải lương không tìm ra nhiều khán giả mới Khi làm chương trình “Tôi yêu cải lương” tại Nhà hát Bến Thành năm 2016 với vở diễn “Trung thần”, ông bầu Huỳnh Anh Tuấn lắc đầu ngao ngán vì bán vé quá cực Dù “Trung thần” là vở diễn hay, được đầu tư tốt nhưng chỉ diễn được 2 suất. Đạo diễn Lê Nguyên Đạt, trưởng khoa kịch hát dân tộc Trường ĐH Sân khấu
- điện ảnh TP.HCM, cho biết, mới đây một chuyên viên âm thanh giỏi nghề gắn bó mấy chục năm với một nhà hát đã ra đi làm việc bên ngoài, vì nhà hát không thể “nuôi” anh
Nhạc sĩ Hồ Văn Thành từng chia sẻ: “Tôi viết nhạc cho Cải lương vì yêu mến, chứ thù lao nhận được chỉ đủ chi cho tiền thu âm chưa tính đến công sức của người sáng tác Tìm nhạc công giỏi, chịu đánh nhạc cũng rất khó Vì vậy, người ta hay chọn nhạc thu sẵn để đỡ mất công, đỡ tốn tiền ”
NSND, đạo diễn Huỳnh Nga: “Cải lương rơi vào tình cảnh hiện nay cho thấy nghệ sĩ Cải lương có lỗi rất lớn Nhiều nghệ sĩ không còn tâm huyết với nghề, lười biếng tập tuồng Trước đây, nếu nghệ sĩ diễn sai thì hôm sau họ có thể diễn đúng Không những thế, không ít người mải mê chạy show kiếm sống, ít học tuồng, khi ra sân khấu một tai nghe nhắc tuồng, một tai nghe nhạc, thử hỏi, ca diễn như thế làm sao hay được”.
– Nghệ sĩ bỏ Cài lương chuyển qua chơi tài tử, hát salon
Một số đơn vị may mắn là một năm được dựng 1, 2 vở Thế nhưng cũng không mấy khả quan, bởi nhiều vở diễn nghệ sĩ bỏ công ra tập nhưng chỉ diễn được 1, 2 suất Thậm chí có vở tập xong, công diễn xong rồi thôi vì không thể bán vé.
Nghệ sĩ Kim Tử Long cho hay nhiều giọng ca trẻ rất hay nhưng đâu có đất dụng võ, vậy là các bạn phải chạy hát đám tiệc
Không có sàn diễn, không có suất diễn, nghệ sĩ cải lương làm gì? NSƯT Lê
Tứ buồn rầu cho biết để sống được anh em nghệ sĩ cũng phải xoay xở Nghệ sĩ giờ đa phần quay trở lại chơi đờn ca tài tử, hát salon, hát quán, đám tiệc Lê Tứ cũng cho biết có gia chủ rất đàng hoàng Họ mê cải lương, khoái nghe hát nhưng không có thời gian đến rạp hát, họ có thể bỏ cả trăm triệu mời nghệ sĩ tới nhà, cùng ăn uống, đàn hát rồi ra về gia chủ gửi phong bì cátsê Ảnh 15: Vở cải lương Trung thần dù được đầu tư tốt nhưng cũng chỉ diễn được hai suất tại Nhà hát Bến Thành (Ảnh: Linh Đoan) Đạo diễn Lê Trung Thảo thở dài khi kể có nhiều bạn làm clip cái gì cũng lồng lộn, phục trang màu mè, không đúng với nhân vật, muốn đội mũ mão gì thì đội Chất giọng yếu, diễn xuất tùy tiện, lại còn chế tuồng làm hư những tuồng tích hay Thế nhưng khi tung clip lên mạng luôn giật gân với những danh xưng
"giọng ca tài năng", "hotboy làng cải lương" Những sự bát nháo đó cũng làm ảnh hưởng đến sân khấu cải lương, khiến khán giả trẻ hiểu sai về cải lương.
– Vấn đề kinh tế cá nhân
Người làm nghệ thuật cứ loay hoay tìm cách giải quyết vấn đề về kinh tế cho dù họ luôn nuôi dưỡng đam mê và hoài bão với bộ môn mà họ theo đuổi Đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công làm việc tại các nhà hát, đoàn Cải lương đang hằng ngày oằn mình giữ nghề trước biến đổi của xã hội hiện đại Do đó, nếu không sớm có những biện pháp, chính sách nuôi dưỡng và phát triển phù hợp, chắc chắn nghệ thuật sân khấu Cải lương có nguy cơ ngủ yên bởi điều kiện kinh tế khiến các nghệ sĩ, diễn viên phải tìm lối đi khác cho bản thân.
– Sở thích của khán giả thay đổi
Trong một hội thảo chuyên đề “Những tinh hoa sân khấu Cải lương thể hiện qua các vai diễn về đề tài lịch sử” do Khoa Kịch hát dân tộc, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM tổ chức vào tháng 4-2018, NSƯT Đinh Minh Mẫn - Trưởng đoàn Văn công Đồng Tháp chia sẻ: “Dù Cải lương vẫn đang tồn tại nhưng nó ngày càng mất vị thế trong lòng công chúng so với những loại hình giải trí khác Có những suất diễn ở vùng sâu, vùng xa, khi kết thúc chương trình dưới sân khấu chỉ còn lại những khán giả là trẻ con đang say ngủ” Theo ông, không phải vở không hấp dẫn, diễn viên diễn không hay mà do bà con phải tranh thủ về nhà xem bộ phim dài tập nào đó trên truyền hình
Có thể thấy, xã hội càng phát triển, con người lại càng được thuần hóa hơn và chịu nhiều ảnh hưởng từ nước ngoài Ngày nay, mọi người thường có xu hướng nghe nhạc ngoại, nhạc trẻ remix, vinahouse và lãng quên mất loại hình nghệ thuật có phần hay không kém đó là Cải lương Nhưng có lẽ, phần đông người thay đổi về sở thích lại là giới trẻ, họ thích cái gì đó gọi là mới, là chất nên vì thếCải lương - một bộ môn nghệ thuật đang dần bị lãng quên một cách đáng tiếc.
Giải pháp
– Có các chế độ đãi ngộ xứng đáng
Từ tình hình hoạt động thực tiễn hiện nay, hầu hết các đơn vị nghệ thuật công lập cho thấy, các loại hình sân khấu nghệ thuật truyền thống đang đứng trước những thách thức mang tính khủng hoảng lớn Để vượt qua, cần tìm kiếm cơ hội phát triển trong tương lai, nên lúc này cần có hai nguồn lực đó là từ ngân sách Nhà nước và nguồn xã hội hóa Đặc biệt chú ý tới việc xây dựng chính sách ưu đãi, khuyến khích, kêu gọi các cộng đồng doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế hỗ trợ cho các đơn vị nghệ thuật như hỗ trợ kinh phí xây dựng, thử nghiệm các tác phẩm nghệ thuật; hỗ trợ kinh phí để quảng bá, tổ chức biểu diễn phục vụ, nuôi dưỡng và xây dựng các tầng lớp khán giả mới.
– Tạo cơ hội cho Cải lương tiếp cận với giới trẻ Để việc tiếp cận nghệ thuật sân khấu Cải lương trở nên hoàn thiện hơn, việc xây dựng nội dung liên quan trong giảng dạy học tập ở trường học nói chung và bộ môn Ngữ văn nói riêng là cần thiết Điều này đưa các em học sinh, sinh viên có cơ hội tiếp cận Cải lương ngay trong nhà trường, tạo sự yêu mến, hiểu biết về Cải lương Đây là việc đặt nền móng cho quá trình phục hưng của nghệ thuật sân khấu Cải lương Đối với việc dạy học, đặc biệt là các môn xã hội như Ngữ văn, Lịch sử , giáo viên có thể lồng ghép việc giới thiệu Cải lương thông qua việc xây dựng các hoạt động ngoài giờ lên lớp như cho học sinh sưu tầm các kiến thức về Cải lương, tham quan nhà hát hay lồng ghép Cải lương vào việc trình bày các tác phẩm văn học nhằm tạo sự say mê, hứng thú trong việc Cải lương, thể hiện sự sáng tạo của bản thân Đặc biệt trong việc dạy học dự án, việc đưa người học tìm tòi, học hỏi thế giới sân khấu Cải lương là một giải pháp cần thiết để học sinh tiếp cận Cải lương không còn nhàm chán, xa lạ Mặt khác, ở trường học nên đề xuất các cuộc thi tìm kiếm tài năng Cải lương để các em có cơ hội thỏa sức thể hiện đam mê của mình Việc làm này xóa bỏ ranh giới giữa Cải lương và giới trẻ, tạo nên sự kết nối liền mạch trong quá trình nhận thức và thông tin đến công chúng.
– Mỗi cá nhân xem xét về sở thích của cá nhân
Thật ra, đây là một vấn đề khó vì mỗi người là một cá thể độc lập, sẽ có những sở thích, quan điểm khác nhau Tuy nhiên, cần xem xét lại, Cải lương thực sự không “chán” như ta nghĩ Nếu chịu dành thời gian để tìm hiểu, Cải lương thực sự rất hay và ý nghĩa Mỗi một loại hình nghệ thuật đều mang một nét đẹp riêng và một ý nghĩa cốt lõi riêng Cải lương cũng vậy, khi hiểu rõ bản chất và lợi ít của chúng đem lại, bạn có thể bị nghiện đấy Hãy là một người nghe nhạc am hiểu, đừng chạy theo phần đông mà bỏ lỡ mất những vở tuồng độc nhất của đất nước Việt Nam.
– Tổ chức, đầu tư thêm về các cuộc thi về Cải Lương
Nhà nước nên tổ chức nhiều cuộc thi liên quan đến Cải lương hơn, đồng thời chắt lọc kĩ các tiềm năng của thí sinh, tạo cơ hội để họ có thể thử sức với cái gọi là đam mê mang tên Cải lương Hiện nay, Cải lương được sự quan tâm rất lớn của các cơ quan truyền thông, từ báo chí đến Phát thanh và Truyền hình Hiện có nhiều đài truyền hình, đài phát thanh đã và đang phát hình, phát thanh chương trình đờn ca tài tử, ca cổ, cải lương Chẳng hạn, Đài Truyền hình
TP.HCM (HTV) với Chuông vàng vọng cổ, Vầng trăng cổ nhạc Đây là những chương trình hay, có số lượng rating cao, thu hút được nhiều thí sinh tham gia.
– Có những tiếp thu để đổi mới Cải Lương
Nếu như ở giai đoạn mới hình thành, sáng tạo là đổi mới tuồng tích, đổi mới nghệ thuật hát ca thì trong xã hội hiện đại, yêu cầu đầu tiên là đổi mới đề tài, đổi mới thi pháp, đổi mới nội dung và hình thức nghệ thuật sao cho đáp ứng được nhu cầu tinh thần, thẩm mỹ ngày càng cao, đa dạng của khán giả Giải pháp nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp, chuyên môn trong môi trường nghệ thuật đó là cải thiện cơ chế, chính sách đối với nghệ thuật Cải lương, xây dựng môi trường hoạt động văn hóa nghệ thuật, chú trọng trang bị cơ sở vật chất phù hợp đáp ứng hoạt động sáng tạo, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực trong ngành đạo diễn Cải lương.
– Tổ chức lễ hội nhằm tuyên truyền Cải lương Để bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Cải lương, từ ngày 5/9 đến 19/9 năm 2018, Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với Sở VH-TT tỉnh Long An đã tổ chức Liên hoan Cải lương toàn quốc Liên hoan có sự tham gia của 25 nhà hát, đoàn nghệ thuật công lập chuyên nghiệp và các đơn vị nghệ thuật xã hội hóa, cùng thi diễn 32 vở Cải lương với nhiều phong cách, từ tuồng cổ, lịch sử đến xã hội đương đại Ngoài diễn chính tại Đoàn Nghệ thuật cải lương Long An, ban tổ chức còn sắp xếp các đơn vị nghệ thuật xã hội hóa của TP.HCM thi diễn tại Nhà hát Hòa Bình, Nhà hát Trần Hữu Trang và rạp Công Nhân tại TP.HCM.
Liên hoan đã tạo một sân chơi nghệ thuật đúng nghĩa, có giá trị cao về tư tưởng, nghệ thuật; khẳng định giá trị và vai trò của nghệ thuật Cải lương trong đời sống xã hội, đồng thời tìm kiếm những nét mới cho sân khấu Cải lương Trong đó, khá nhiều đơn vị xã hội hóa dựng vở được đầu tư lớn về công sức và tiền bạc (có vở được đầu tư tiền tỉ) và gây dấu ấn như “Thai Hậu Dương Vân Nga” (sân khấu Lê Hoàng) khá công phu và cũng khá hấp dẫn, “Rạng ngọc Côn Sơn” (Công ty TNHH giải trí Kim Tử Long), “Tổ quốc nơi cuối con đường” (Nhà hát Thế giới trẻ).
– Phản ánh những hiện tượng chế Cải Lương
Hiện nay, có rất hiện tượng mạng diễn sai về cơ bản của Cải Lương nhưng rất được tung hô và đồng tình ủng hộ Thực ra, việc làm này đang gián tiếp làm mất đi cái truyền thống của nghệ thuật Cải lương và nét đẹp riêng của chúng Chúng ta có thể hiện đại hóa nhưng đừng mất đi cái gọi là đặc trưng của Cải lương