1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ HỌC PHẦN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM ĐỀ TÀI: GIAO LƯU VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

15 14 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giao lưu văn hóa ở Việt Nam hiện nay
Tác giả Lê Thị Yến Nhi
Người hướng dẫn Hoàng Thị Mai Sa
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Cơ sở văn hóa Việt Nam
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 291,62 KB

Nội dung

Mục lục 1. LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................................ 3 2. NỘI DUNG.................................................................................................................................................... 4 2.1.LÝ THUYẾT...........................................................................................................................................................4 2.1.1. Văn hóa là gì ?.............................................................................................................................................4 2.1.2. Văn hóa Việt Nam là gì ?.............................................................................................................................4 2.1.3. Giao lưu văn hóa là gì ?..............................................................................................................................4 2.1.4. Sự hình thành và phát triển của giao lưu văn hóa......................................................................................5 2.2. NỘI DUNG.........................................................................................................................................................6 2.2.1. Giao lưu văn hóa về nghệ thuật...................................................................................................................8 2.2.2. Giao lưu văn hóa về ẩm thực.......................................................................................................................9 2.2.3. Lễ hội.........................................................................................................................................................11 3. KẾT LUẬN.................................................................................................................................................. 12 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................................ 13

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

ĐỀ TÀI:

GIAO LƯU VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện : Lê Thị Yến Nhi

Lớp : 22CTL

Giảng viên hướng dẫn: Hoàng Thị Mai Sa

Đà Nẵng, tháng 12 năm 2022

Trang 2

Mục lục

1 LỜI MỞ ĐẦU 3

2 NỘI DUNG 4

2.1.L Ý THUYẾT 4

2.1.1 Văn hóa là gì ? 4

2.1.2 Văn hóa Việt Nam là gì ? 4

2.1.3 Giao lưu văn hóa là gì ? 4

2.1.4 Sự hình thành và phát triển của giao lưu văn hóa 5

2.2 N ỘI DUNG 6

2.2.1 Giao lưu văn hóa về nghệ thuật 8

2.2.2 Giao lưu văn hóa về ẩm thực 9

2.2.3 Lễ hội 11

3 KẾT LUẬN 12

4 TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 3

1 LỜI MỞ ĐẦU

Trải qua hàng nghìn năm đô hộ, hai cuộc kháng chiến khốc liệt, đất nước

và nhân dân ta không những không bị đồng hóa mà còn tích lũy và phát triển những sức mạnh khủng khiếp để vùng lên giành lại độc lập, tự do Đó là nhờ nhân dân ta đã giữ gìn được nền văn hóa của dân tộc qua mưa bom bão đạn, qua những chính sách đồng hóa của bọn đô hộ Phương châm kháng chiến hoá văn hoá và văn hoá hoá kháng chiến thực sự đã đưa văn hoá vào trận và trở thành một bộ phận quan trọng của cuộc kháng chiến như tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh: văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy

Lịch sử đã cho thấy sức sống mãnh liệt của văn hóa Việt Nam, thể hiện ở năng lực tiếp biến văn hóa tài tình dù trong hoàn cảnh bị áp đặt hay tự nguyện tiếp nhận văn hóa ngoại lai, đến mức tiếp biến văn hóa trở thành phương tiện để người Việt chống lại đồng hóa văn hóa, làm giàu và phát triển mạnh mẽ nền văn hóa với bản sắc riêng của mình, tạo ra sức mạnh giải phóng và bảo vệ nền độc lập tự chủ của đất nước trước những thế lực xâm lược bành trướng to lớn

Văn hóa Việt Nam từ xưa đến nay rất đồ sộ, phong phú, có nhiều công trình kiến trúc được xây dựng từ xưa, xưa đến mức nó cũng đã trở thành một trong những truyền thống, văn hóa của nước ta Nó bao trùm toàn bộ khía cạnh của mỗi dân tộc mỗi quốc gia, phản ánh tình trạng văn hóa, xã hội của từng lãnh thổ Văn hóa luôn biểu hiện những nét đẹp, tinh hoa riêng những điều đó đã khắc họa sâu sắc trong tính cách, tâm hồn của con người trong xã hội

Văn hóa biểu hiện ở rất nhiều khía cạnh như: Ẩm thực, ca nhạc, nghi thức… Tất cả những nét đẹp đó đều được xét vào truyền thống văn hóa của cả dân tộc Việt Nam

Cùng với sự phát triển của kinh tế, với xu hướng toàn cầu hóa, văn hóa nước ta cũng có sự phát triển đáng kể, hệ giá trị văn hóa Việt Nam đã không còn lạc lõng, thu hẹp khoảng cách lạc hậu so với bên ngoài, việc giao lưu văn hóa được đặc biệt mở rộng Chúng ta dần tiếp nhận những tinh túy của văn hóa quốc gia khác, cũng như truyền bá được những văn hóa truyền thống của chúng ta ra thế giới Hãy cùng tìm hiểu về giao lưu văn hóa của nước ta hiện nay

Trang 4

2 Nội dung

2.1.Lý thuyết

2.1.1 Văn hóa là gì ?

Từ "văn hóa" có rất nhiều nghĩa Trong tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa); theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn (văn hóa Đông Sơn) Trong khi theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từnhững sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống, lao động Tuy nhiên, ngay cả với cách hiểu rộng này trên thế giới cũng có hàng trăm định nghĩa khác nhau Để định nghĩa một khái niệm, trước hết cần xác định được những đặc trưng cơ bản của nó Đó là những nét riêng biệt và tiêu biểu, cần và đủ để phân biệt khái niệm (sự vật) ấy với khái niệm (sự vật) khác Phân tích các cách tiếp cận văn hóa phổ biến hiện nay (coi văn hóa như tập hợp, như

hệ thống, như giá trị, như hoạt động, như kí hiệu, như thuộc tính nhân cách, như thuộc tính xã hội )

Qua những điều trên ta có thể hiểu “ văn hóa ” là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội

2.1.2 Văn hóa Việt Nam là gì ?

Văn hóa Việt Nam như đang tồn tại là nền văn hóa của một quốc gia đa tộc người Hiện nay Việt Nam gồm có tất cả 54 tộc người, trong đó tộc người Việt/ Kinh là tộc người chủ thể Chỉnh thể văn hóa Việt Nam được thể hiện bởi một nền văn hóa thống nhất của một quốc gia dân tộc bao gồm 54 sắc thái văn hóa của 54 tộc người, với đặc điểm là một nền văn hóa đa tộc người vừa có tính thống nhất, vừa có tính đa dạng Tiếp cận văn hóa Việt Nam cần phải hiểu và phản ánh được tính thống nhất trong sự đa dạng ấy

Hiện trạng văn hóa Việt Nam là kết quả của một quá trình phát triển lịch sử lâu dài, bắt đầu từ khi hình thành những nền tảng văn hóa thời Tiền sử và Sơ sử cho đến nay, đã hình thành những hằng số văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam Hằng số và bản sắc văn hóa luôn được gìn giữ và phát huy, và nó đang là nền tảng cho việc xây dựng một “nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”

Trang 5

2.1.3 Giao lưu văn hóa là gì ?

Giao lưu văn hóa là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người có văn hóa khác nhau, tiếp xúc lâu dài và trực tiếp, gây ra sự biến đổi mô thức văn hóa ban đầu của một hay cả hai nhóm Sự giao lưu văn hóa cũng là sự vận động thường xuyên của xã hội gắn với sự tiến hóa xã hội và cả sự phát triển của văn hóa Thuật ngữ giao lưu văn hóa được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều ngành khoa học xã hội như khảo cổ học, dân tộc học, xã hội học, văn hóa học,… tức là những ngành học có đối tượng nghiên cứu là con người và xã hội, nhân văn

Để diễn ra sự giao lưu văn hóa thì hai bên phải có sự tương đồng về trình

độ phát triển trong quá trình phát triển và giao lưu Giao lưu văn hóa thường diễn ra theo hướng một chiều, nền văn minh nào phát triển hơn sẽ tạo ra sức ảnh hưởng mạnh hơn lên những nền văn minh ít phát triển hơn Nhưng muốn có sự giao lưu văn hóa thì hai bên nhất định phải có sự tiếp xúc

2.1.4 Sự hình thành và phát triển của giao lưu văn hóa

Con người chúng ta là loài động vật có tính bầy đàn sống theo cộng đồng

và đã là con người thì bất cứ ai cũng có những nhu cầu trong cuộc sống gần như nhau Để đáp ứng và thỏa mãn những như cầu đó họ đã bắt đầu chế tạo những công cụ cần thiết vào thời sơ khai Trải qua hàng ngàn năm, sống trong những hoàn cảnh địa lý và lịch sư khác nhau, từng nhóm dân cư đã tạo nên những nền văn hóa riêng biệt, mang dấu ấn riêng của họ "Một hoạt động có ý nghĩa đặc biệt đối với giao lưu văn hóa là trao đổi kinh tế Giữa các cộng đông sống trên các địa bàn khác nhau thường có sự trao đổi nguyên liệu hoặc sản phẩm với nhau mà sau này là sự trao đổi hàng hóa"(Sự trao đổi kinh tế thường được tiến hành bàng những cuộc tiếp xúc tập thể hay cá nhân tại các địa điểm quy định trên đường biên giới giừa lành thổ của các cộng đống (bộ lạc hay một nhóm bộ lạc )

Trên tiến trình phát triển của xã hội loài người, cơ sở kinh tế là nhân tố quyết định Sự biến đổi này được nhanh nhờ vào giao lưu văn hóa, từ ban đầu là các tộc người gần gũi nhau, cùng trình độ và về sau là giữa các tộc người hay dân tộc có trình độ phát triển xã hội khác nhau Sự biến đổi hàn sắc của văn hóa dân tộc chịu sự chi phối của nhiều nhân tố Những nét lạc hậu, lỗi thời sẽ dần mất đi thay vào đó là những điều được khẳng định là văn minh, hiện đại

Ngoài những hoạt động trao đổi kinh tế thì còn có những hoạt đọng trao đổi “ phi kinh tế ” mà ảnh hưởng của chúng đế sự giao lưu văn hóa là không hề nhỏ ( sự trao đổi vặt phẩm, vật phẩm tôn giáo,…) Sự tiếp xúc văn hóa còn có thể

có được nhờ những sự tiếp xúc như quan hệ hôn nhân, quan hệ ngoại giao…

Trang 6

Các cuộc thiên di lớn nhỏ xảy ra trong thời nguyên thủy và cổ trung đại đã làm cho các tộc người có văn hóa khác nhau đã tiến đến bên nhau hoặc sống xen kẽ vào nhau Đó cũng là nhân tố quan trọng tạo ra sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa Quá trình tiếp nhận văn hóa nước ngoài bở dân tộc chủ thể ( giao lưu và tiếp biến văn hóa ) luôn đặt mỗi tộc người phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh Hai yếu tố này luôn có khả năng chuyển hóa cho nhau và rất khó tách biệt Kết quả của sự tương tác giữa hai yếu tố này thường diễn ra theo hai hướng:

-Yếu tố ngoại sinh lấn át, triệt tiêu yếu tố nội sinh

-Có sự cộng hưởng lẫn nhau, yếu tố ngoại sinh dần dần trở thành nội sinh hoặc

bị phai nhạt căn tính của yếu tố ngoại sinh

Nhìn ở phương diện thái độ của tộc người chủ thể thì sự tiếp nhận các yếu

tố ngoại sinh cũng có hai dạng thể hiện: một là tự nguyện tiếp nhận; hai là cưỡng bức tiếp nhận Mức độ của sự tiếp nhận trong giao lưu văn hóa cũng khác nhau: Sự tiếp nhận đơn thuần và sự tiếp nhận sáng tạo Sự tiếp nhận đơn thuần khi nhìn ở ý nghĩa tương đối là phổ biến trong mọi người ở tộc người chủ thể Còn sự tiếp nhận sang tạo là sự tiếp nhận có sự kiểm soát của lí trí Và, sự tiếp nhận sáng tạo này cũng có ba mức:

-Thứ nhất là không tiếp nhận toàn bộ mà chỉ chọn lọc lấy những giá trị thích hợp cho tộc người mình

-Thứ hai là tiếp nhận cả hệ thống nhưng đâ có sự sáp xếp lại theo quan niệm giá trị của tộc người chủ thể

-Thứ ba là mô phỏng và biển thể một số thành tựu của văn hóa tộc người khác bời tộc người chủ thể

Lợi ích to lớn trước mắt mà giao lưu văn hóa đem lại là mỗi nước thông qua xuất nhập khẩu vật chất, năng lượng và thông tin với bên ngoài có thể đáp ứng rất nhanh nhiều nhu cầu bức thiết của mình, giải quyết thuận lợi những khó khăn bức xúc mà nhiều nước đang gặp phải Lợi ích căn bản và lâu dài mà giao lưu văn hóa đem lại là thúc đẩy sự phát triển của mỗi nền văn hóa

2.2 Nội dung

Để nghiên cứu về giao lưu văn hóa Việt Nam cần hiểu được nền tảng tạo ra những yếu tố nội sinh của văn hóa Việt Nam Đó là cơ tầng văn hóa Đông Nam Á

Dựa vào các chứng cứ và tài liệu của các ngành nhân loại học, dân tộc học, ngành khoa học nhân văn đã xác định được vùng Đông Nam Á có một cơ tầng văn hóa riêng biệt, phi Hoa, phi Ấn, không hề giống như nhà học giả người Anh

Trang 7

Anthony Christie đã nói trong Dawn of Civilisation rằng: “Đông Nam Á chẳng

có sáng tạo gì đáng kể… ngoài trống đồng và có thể kể thêm cái nơm úp cá”! Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm Đông Nam Á là vùng đất nơi đại chủng Oxtralôit cư trú Những cư dân này đã xây dựng nên nền văn hóa của mình

"Nền văn hóa đó có cội nguồn và bản sắc riêng, đã phát triển liên tục trong lịch

sử Đó là phức thể văn hóa lúa nước với ba yếu tố: văn hóa núi, văn hóa đồng bằng và văn hóa biến, trong đó yếu tố đồng bằng tuy có sau nhưng dóng vai trò chủ đạo.”

Tùy theo địa bàn định cư mà người ta trổng lúa nước hay lúa cạn Trâu

bò, nhất là trâu đã được thuần hóa và được dùng để làm sức kéo Kim khí, chủ yếu là đồng và sát đã được dùng để chế tạo công cụ, vũ khí, dụng cụ nghi lễ Cư dân thành thạo trong nghé đi biển Người phụ nữ có vai trò quvết định trong mọi hoạt động của gia đình, một cộng đồng xã hội nhỏ Đời sống tinh thần của cư dân vần ở dạng bái vật giáo với việc thờ các thẩn; thấn đất, thần nước, thần lúa Ngoài ra là tục thờ mặt trôi, thờ cây, thờ đá, thờ hổ, thô cá sáu v.v Tổ tiên được thờ phụng, dáng lưu ý là quan niệm vể tỉnh chất lường phân, lưỡng hợp của thế giới của cư dân thời kỉ này ; đồng thời là việc sử dụng các ngôn ngữ đơn tố có khả năng phát sinh phong phú bàng tiến tố, hậu tố và trung tố

Văn hóa Việt Nam mang những đặc điểm chung của cơ tầng văn hóa Đông Nam Á như vậy, trong một phần nào đó, ý kiến của GS Phạm Đức Dương

là chính xác với khía cạnh này "Việt Nam là một Đông Nam Á thu nhỏ có đủ ba yếu tố văn hóa núi, đồng bàng và biển, có đủ các sác tộc thuộc các ngữ hệ Autroasiatique, Tibeto-birman Cùng như các nước Đông Nam Ấ, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc., nhưng ở đây, người Việt đóng vai trò chủ thể Đó là một cộng đồng tộc người làm ruộng nước được hinh thành trong quá trình khai phá vùng châu thổ sông Hồng"

Do hoàn cảnh lịch sử, việc giao lưu văn hóa với thế giới của Việt Nam

bị chậm trễ cả về không gian và thời gian so với nhiều nước Nhưng bù lại, chúng ta có kinh nghiệm hội nhập văn hóa mà không bị đồng hóa Trong quá trình tiếp xúc với văn hóa Pháp, khoảng từ năm 1919 trở đi, một phong trào canh tân các loại hình văn hóa - nghệ thuật được dấy lên: từ văn tự, ngôn ngữ, báo chí, giáo dục, văn thơ, hội họa, âm nhạc đến sân khấu, điện ảnh nhằm chuyển tải những giá trị dân tộc, nói lên tâm hồn, lối sống, tập quán, tâm lý, thị hiếu của người Việt Nam vào những thập niên đầu thế kỷ Trong hàng ngàn năm dưới ách đô hộ của phong kiến Trung Hoa, khi tiếp xúc với văn hóa phương Bắc, các văn nhân, trí sĩ của ta luôn sáng tạo với phương châm “dĩ bất biến ứng

Trang 8

vạn biến” để hôm nay chúng ta có được một nền văn hóa riêng, độc lập mà không biệt lập, hội nhập mà không hòa tan

2.2.1 Giao lưu văn hóa về nghệ thuật

Với vị trí, vai trò là lĩnh vực rất quan trọng, nhạy cảm và tinh tế, văn hoá, văn học và nghệ thuật đã hun đúc, nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách, khí phách của biết bao thế hệ người Việt Nam Các phương tiện, phương thức sản xuất, trình diễn, sử dụng, truyền bá sản phẩm văn học, nghệ thuật có những bước phát triển mạnh mẽ, ngày càng hiện đại, góp phần đưa văn học, nghệ thuật đến nhanh hơn, gần hơn với người dân, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo

và các nước bạn bè

Về âm nhạc: Âm nhạc nước ta dần vươn ra thế giới, rất nhiều du khách các nước đến với nước ta để thưởng thức nhã nhạc cung đình Huế hay dân ca Quan họ,

… Có những người nước ngoài học cách chơi nhạc cụ truyền thống của đất nước ta như sáo trúc, đàn bầu, đàn T’ rưng, bộ gõ dân tộc,…Mang những âm điệu truyền thống tới gần hơn với con người hiện đại Những người trẻ ở Việt Nam cũng có thể tiếp xúc với các loại nhạc cụ nước ngoài như dương cầm, violin,…

Về văn học: Thơ ca Việt Nam đang hòa nhập với không khí của văn hóa hiện đại thế giới Trong không khí đó, lớp trẻ đang đem đến một giọng điệu và sắc màu mới lạ cho thơ ca Việt Nam Đọc thơ họ ta thấy rất rõ nét một không khí thời đại mới Họ chịu ảnh hưởng của cái không khí văn hóa thế giới nói chung, chứ không chịu ảnh hưởng trực tiếp của một nhà văn, nhà thơ cụ thể nào của thế giới Những nhà thơ trẻ đổi mới là đến với cái mới một cách trực tiếp Họ không có gì phải đổi mới với chính mình mà là mang sứ mạng đổi mới của thời đại, bởi lẽ họ sinh ra ngay trong thời đại đã và đang đổi mới Họ được tiếp xúc trực tiếp với những cái mới của thời đại, tiếp thu trực tiếp những cái mới của thời đại Thơ của họ đầy ắp những sự kiện mới và những suy tư mới Chúng ta vẫn đang ở vào giai đoạn tiếp nhận lý luận - phê bình văn học nước ngoài có phần nào lựa chọn nhưng chưa triệt

để, mà chưa bước sang giai đoạn đối thoại với bên ngoài, một khâu tất yếu của quá trình giao lưu

Về hội họa: Những năm gần đây, nền hội họa Việt Nam có nhiều thay đổi, đặc biệt ở nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm, cùng với tư duy, cá tính đa dạng của người nghệ sĩ đã tạo nên sự biến đổi mạnh mẽ cho nền hội họa Việt Nam giai đoạn hội nhập Với mỗi tác giả mỗi người đều có cách tiếp cận khác nhau, văn hóa đô thị, nhiên nhiên làng quê, hình tượng người thiếu nữ, khung cảnh, dãy phố Các tác giả vẫn luôn truyền tải tới công chúng được văn hoá bản địa Việt

Trang 9

Nam với ngôn ngữ nghệ thuât hiện đại trong cách thức đặt vấn đề, thông điệp về thời gian, về cuộc sống mang tính thời đại

Về điện ảnh: Cũng như văn học, các nhà làm phim nước ta học hỏi những kỹ thuật làm phim của nước ngoài nhưng vẫn giữ trong đó nét Việt Nam Như tác phẩm “ Mùi đu đủ xanh ”, tác phẩm đã đạt giải tại Liên Hoan Phim Cannes 1993

bộ phim với bối cảnh Việt Nam những năm 1950 khai thác giá trị của người phụ nữ Việt về sự sắt son, thủy chung đã khiến cho thế giới ấn tượng và còn rất nhiều tác phẩm khác nữa Hay việc mua bán các bản quyền phim nước ngoài và chiếu tại Việt Nam cũng là một sự giao lưu về điện ảnh

Văn học, nghệ thuật là những lĩnh vực có tác dụng truyền thông, quảng bá văn hóa rõ nét, phổ rộng, lan tỏa và tính kết nối cao, vì vậy cần thông qua việc giao lưu, hợp tác văn học, nghệ thuật để giới thiệu, quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam đến với các quốc gia khác

2.2.2 Giao lưu văn hóa về ẩm thực

Khi nói về ngoại giao toàn diện, các cán bộ làm công tác ngoại giao nhất trí rằng ngoại giao văn hóa là một trụ cột quan trọng Trong đó, tinh hoa văn hóa được kết tinh đậm nét trong ẩm thực “Thông qua ẩm thực, hình ảnh về đất nước văn hóa, lịch sử, con người được quảng bá và lan tỏa, giúp nhân dân thế giới tăng cường hiểu biết và yêu mến lẫn nhau” - Chủ tịch Danh dự nhóm phụ nữ Cộng đồng ASEAN Nguyễn Nguyệt Nga nhấn mạnh và cho rằng sự kiện này nhằm giao lưu, giới thiệu về văn hoá ẩm thực các nước, đồng thời gửi gắm thông điệp về sự giao lưu các nền văn hóa và gắn kết các dân tộc vì tương lai hòa bình, thịnh vượng trong khu vực và thế giới

Văn hóa ẩm thực là một nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống Đối với nhiều dân tộc, văn hóa ẩm thực không đơn thuần là một nét văn hóa vật chất mà còn là văn hóa về tinh thần Qua ẩm thực ta có thể hiểu về nét văn hóa, phong tục, địa lý, phẩm giá con người, trình độ văn hóa,… của người dân ở một vùng nào đó

Về văn hóa ẩm thực của Việt Nam Tổng Lãnh sự Hà Lan tại TPHCM Carel Richter đã khẳng định: Việt Nam là quốc gia nổi bật về ẩm thực và là nguồn cung cấp rất nhiều thực phẩm, trong đó TP Đà Lạt với các loại rau và trái cây, những vùng ven biển có hải sản… Những món ăn dân tộc và các sản phẩm đặc trưng về ẩm thực ở đất nước được trải nghiệm và giao lưu giúp các quốc gia đến gần với nhau hơn

Trang 10

Thực tế, nhiều người có thể nhận thấy được sự khác biệt đặc trưng văn hóa ẩm thực Việt Nam so với các nước khác trên thế giới: Món Trung thiên về

bổ dưỡng, món Nhật thích mắt, món Việt thiên về sự ngon miệng,… Tuy nhiên đặc điểm này ngày càng phai nhạt trong thời đại hội nhập

Một ví dụ về sự giao lưu ẩm thực này thì ta sẽ nói đến Trung Quốc, một quốc gia không hề xa lạ với chúng ta Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng có khoảng 1406 km đường biên giới đất liền, là một điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu giữa hai nền văn hóa, tiêu biểu là ẩm thực vì đều là niềm tự hào và hãnh diện về nền ẩm thực lâu đời của người dân hai nước Hai quốc gia

có hai nền chủ quyền riêng biệt, khí hậu, bề dày lịch sử, phong tục tập quán khác nhau nên cũng có những nét riêng biệt, từ đó dẫn đến việc giao lưu và tiếp nhận không toàn bộ mà chỉ chọn lọc những điểm tiêu biểu, những giá trị phù hợp đối với dân tộc của mỗi quốc gia Như là:

+ Thịt lợn kho, món ăn mặn truyền thống của Việt Nam với cơm trắng có nguồn gốc từ Trung Quốc do kết quả của 1000 năm bị đặt dưới ách đô hộ của nhà Hán Trong thời gian này, nét giao thoa ẩm thực của hai nền văn hóa đã có

cơ hội tiếp xúc với nhau, người Trung Quốc đã đem những món thịt kho hay cá kho vào Việt Nam Cho đến hiện nay, thịt kho hay cá kho trở nên rất phổ biến trong bữa ăn thường ngày của người dân Việt Nam từ Bắc vào Nam Đối với Trung Quốc, thịt kho tuyệt đối phải kho với xì dầu chứ không dùng nước mắm hay cả cốt dừa như người Việt Nam

+ Bánh bao là một món ăn bình dân có thể thấy trên khắp các đường phố ở Việt Nam, thường được dùng làm bữa sáng hoặc bữa ăn nhẹ Ít ai biết rằng, bánh bao cónguồn gốc từ Trung Quốc với rất nhiều loại nhân đa dạng, tiêu biểu có thể

kể đến là Momo ( loại bánh bao có nhân gồm hỗn hợp khoai tây và rau băm nhỏ, thịt gà, gừng và tỏi ), Manti ( loại bánh bao có nhân là hỗn hợp thịt bò hoặc cừu, được bọc trong một lớp vỏ bột mì ), Về đến Việt Nam, bánh bao phổ biến nhất

là loại nhân gồm trứng cút, hỗn hợp gồm thịt lợn băm nhỏ và miến Gần đây, do nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đa dạng, một số loại bánh bao khác ra đời có thể kể đến như bánh bao chay, bánh bao gà nấm, bánh bao trứng muối, + Mì vằn thắn (hay còn được gọi là hoành thánh ) cũng là một món ăn ngon ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc Ở Trung Quốc, mì vằn thắn được phục

vụ trongmột món súp nóng hổi với tôm và trang trí bằng các loại rau Về đến Việt Nam, món ăn này có thể được phục vụ cùng với súp hoặc để súp riêng Thành phần phổ biến trong món mì vằn thắn của Việt Nam là mì lúa mì vàng, thịt lợn, thịt lợn xay, hẹ cùng với các loại sủi cảo và mọc bên trên

Ngày đăng: 16/12/2023, 18:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w