1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(TIỂU LUẬN) TIỂU LUẬN kết THÚC học PHẦN cơ sở văn hóa VIỆT NAM triết lí âm dương và ảnh hưởng của triết lí âm dương trong đời sống văn hóa của việt nam

15 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 194,64 KB

Nội dung

Lý thuyết về Âm và Dương là hệ tư tưởng chỉ đạo của phong thủy, sự phân chia mọi thứ trong thế giới vũ trụ thành hai loại chính, âm và dương, rằng sự hình thành, phát triển và biến đổi c

Trang 1

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

Trang 2

Đề tài tiểu luận cá nhân cuối kì môn Cơ sở văn hóa Việt Nam.

Đề tài: Triết lí âm dương và ảnh hưởng của triết lí âm dương trong đời sống văn hóa của Việt Nam.

LỜI MỞ ĐẦU

Con người từ cổ xưa đã đã nhận thức được thế giới và bắt đầu đi tìm hiểu để giải thích thế giới Lịch sử phát triển của Triết học là lịch sử đấu tranh giữa thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm, giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình Hình thức đầu tiên của chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật cổ đại, điển hình là trường phái Âm Dương- Ngũ Hành Thuyết Âm-Dương, Ngũ hành ra đời đánh dấu bước tiến bộ tư duy khoa học đầu tiên nhằm thoát khỏi sự khống chế về tư tưởng

do các khái niệm Thượng đế, Quỷ thần truyền thống mang lại Và học thuyết này đã

có ảnh hưởng đến thế giới quan của triết học sau này không những của người Trung Hoa mà cả người Việt Nam

Từ xưa đến nay, hai thái cực âm dương đã trở thành cái hồn, cái thiêng trong văn hóa đời sống Việt Nó không đơn thuần chỉ là quan niệm mà cao hơn còn là triết

lý của người Á Đông

Việt Nam nền văn hóa được kết tinh với bao thăng trầm của lịch sử, một nền văn hóa có nguồn gốc cổ xưa và chịu nhiều ảnh hưởng của các nền văn hóa khác, như nền văn hóa phương Đông, Phương Tây, nền văn hóa của các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Trong đó bị ảnh hưởng sâu đậm nhất là văn hóa phương Đông, là những sản phẩm đặc thù của lối tư duy tổng hợp và trong quan hệ biện chứng, để lại dấu ấn sâu đậm hơn cả là những tri thức về vũ trụ quan và nhân sinh quan

Theo thời gian, những biểu hiện sinh động của tư tưởng âm dương vẫn hằn sâu trong nếp nghĩ truyền thống và hiện đại Điều dó minh chứng sức ảnh hưởng không cùng của triết lý này cả trên chiều rộng và chiều sâu của một nền văn hóa Người ta nói đến yếu tố âm dương với nhiều bình diện ý nghĩa Có khi nó là quan niệm trong tư duy, có khi là triết lý trong đời sống và cũng có khi là quy luật trong xã hội Dù được nhìn nhận từ góc độ nào thì âm dương vẫn được coi là lối tư duy đẹp và giá trị Nó luôn gắn liền với thực tế đời sống để thông qua đó mà khẳng định mình Nhiều nhà

Trang 3

nghiên cứu đã tốn không ít bút lực để giải mã triết lý âm dương Vậy, âm dương là gì,

nó từ đâu mà có…?

Tìm hiểu nguồn gốc, học thuyết Âm Dương, Ngũ hành là một việc cần thiết để

lý giải những đặc trưng của triết học phương Đông và văn hóa Việt Nam

Trang 4

CƠ SỞ LÍ LUẬN

I HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG.

1 Triết học âm dương: Khái niệm – Nguồn gốc – Bản chất.

a Âm dương theo dịch học.

Lý thuyết về Âm và Dương là hệ tư tưởng chỉ đạo của phong thủy, sự phân chia mọi thứ trong thế giới vũ trụ thành hai loại chính, âm và dương, rằng sự hình thành, phát triển và biến đổi của tất cả mọi thứ được nắm bắt, bắt nguồn từ sự chuyển động và trao đổi chất của hai khí âm dương

Theo truyền thuyết Trung Hoa, Bàn Cổ lập ra trời đất khi vũ trụ là mớ hốn độn

Trời đất vạn vật nói chung là một đại vũ trụ và con người là một tiểu vũ trụ và cũng hàm chứa Âm Dương và Ngũ Hành Khởi đầu là Thái Cực, chưa có sự biến hóa.Thái Cực này vận động biến thành hai khí Âm và Dương Hai khí Âm Dương luôn luôn chuyển hóa làm cho vũ trụ vận động và vạn vật sinh tồn Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái, Bát Quái biết hoá

vô cùng Thái (quá lớn, quá cao xa), Cực (tận cùng, chấm dứt, quá nhiều) Âm – Dương là khí vô hình, có hai phần khác nhau là Âm và Dương để bù đắp cho nhau và sinh động lực Âm – Dương tương sinh tương khắc sinh vạn vật

b Khái niệm âm dương

Theo quan điểm khoa học hiện đại (phương Tây) thì đơn vị cơ bản của vật chất

là nguyên tử bao gồm ion âm và ion dương

Theo quan điểm cổ xưa (thời nhà Chu – Trung Quốc), Khí bao gồm Âm và Dương tạo nên sự sống, Khí là mẹ của vạn vật

Âm Dương là hai khái niệm để chỉ hai thực thể đối lập ban đầu tạo nên toàn bộ

vũ trụ Theo khái niệm cổ thì Âm Dương không phải vật chất hay không gian mà để chỉ tính chất của sự vật, vũ trụ Trong âm có dương mà trong dương có âm, khi âm dương không điều hoà thì sẽ bị mất cân bằng

Âm thể hiện cho những gì yếu đuối nhỏ bé, tối tăm, thụ động, nữ tính, mềm mại đối lập nó là Dương thể hiện sự mạnh mẽ, ánh sáng, chủ động, nam tính, cứng rắn Triết lí giải thích vũ trụ dựa trên âm và dương được gọi là triết lí âm dương

c Nguồn gốc âm dương.

Nhà Chu – Thời Xuân Thu Chiến Quốc (775 TCN – 475 TCN) có Bách gia (100 nhà tư tưởng triết học) gồm Nho gia, Đạo gia và Âm Dương gia

Trang 5

Âm Dương gia với quan điểm triết học duy vật, lấy chính tự nhiên để giả thích các hiện tượng tự nhiên

Âm dương là hai khái niệm được hình thành cách đây rất lâu Về nguồn gốc của âm dương và triết lý âm dương, rất nhiều người theo Khổng An Quốc và Lưu Hâm (nhà Hán) mà cho rằng Phục Hy là người có công sáng tạo và được ghi chép trong kinh dịch (2800 TCN) Một số người khác thì cho rằng đó là công lao của "âm dương gia", một giáo phái của Trung Quốc Cả hai giả thuyết trên đều không có cơ sở khoa học vì Phục Hy là một nhân vật thần thoại, không có thực còn âm dương gia chỉ

có công áp dụng âm dương để giải thích địa lý-lịch sử mà thôi Phái này hình thành vào thế kỷ thứ 3 nên không thể sáng tạo âm dương được

Các nghiên cứu khoa học liên ngành của Việt Nam và Trung Quốc đã kết luận rằng "khái niệm âm dương có nguồn gốc phương Nam".(“ phương nam” ở đây bao gồm vùng nam Trung Hoa từ sông Dương Tử trở xuống và vùng Việt Nam)

Theo truyền thuyết Trung Quốc, Lão Tử là người viết kinh dịch, sáng tạo ra Đạo giáo Nhiều học giả hiện đại cho rằng ông sống khoảng giữa thời kỳ Xuân Thu và đầu thời kỳ Chiến Quốc Ông đã từng đề cập đến âm dương “Trong vạn vật, không có vật nào mà không cõng âm và bồng dương”

Sự sinh sản của con người chính là minh chứng cho triết học âm dương, sự giao hoà giữa Mẹ - Cha, Đất – Trời sinh ra thế hệ các cặp tiếp theo, luân chuyển âm dương

Âm dương liên tục chuyển hoá, sự sống liên tục phát triển, sinh – lão – bệnh –

tử rồi lại luân chuyển tiếp tục như vậy Vô thường, không có sự bất biến, vĩnh hằng

2 Trừu tượng âm dương.

Ngày xưa cũng như ngày nay, thuyết tương đối âm dương vẫn gắn bó mật thiết

và sâu sắc với văn hóa phương Đông, trong đó có Việt Nam Nó được biểu hiện cụ thể, chân phương từ nhiều góc độ trong đời sống Thứ nhất, âm dương là bản chất của giới tự nhiên Trong đời sống, dân tộc nào cũng va chạm với các cặp đối lập “đực – cái”, “nóng – lạnh”, “cao – thấp”…Với người nông dân, họ chú trọng sự sinh sôi, nảy

nở của hoa màu và con người với hai cặp đối lập Mẹ - Cha và Đất – Trời Như vậy, Đất được đồng nhất với Mẹ, còn trời được đồng nhất với Cha Việc hợp nhất của hai cặp “Mẹ - Cha” và “Đất – Trời” chính là sự khái quát đầu tiên trên con đường dẫn tới triết lý âm dương Đây là yếu tố nền tảng góp phần thiết lập nên các cặp đối lập mới trong giới tự nhiên Từ cặp “Lạnh – Nóng” có thể suy ra: Về thời tiết thì mùa đông lạnh thuộc âm, mùa hè nóng thuộc dương Về phương hướng, phương Bắc lạnh thuộc

âm, phương Nam nóng thuộc dương Về thời gian, ban đêm lạnh thuộc âm, ban ngày nóng thuộc dương Hay là, đêm thì tối nên màu đêm thuộc âm, ngày thì đỏ nên màu

đỏ thuộc dương

Trang 6

Âm đại diện cho: Đất – Mẹ (nữ) – Khôn; Mềm (nhu), tĩnh lặng, đêm, đen, bị động, dưới, che lấp, số chẵn, mặt trăng, âm trạch, tình cảm…

Dương đại diện cho: Trời – Cha (nam) – Càn; Cứng, động, chủ động, ngày, trên, sự sống, số lẻ, mặt trời, dương trạch, lí trí…

Tuy vậy các cặp đối lặp đó không phải nội dung chính, mà điều quan trọng của triết lí âm dương là bản chất và quan hệ của hai khái niệm âm dương

3 Các quy luật của triết lí âm dương.

a Quy luật về thành tố.

Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương

Trong âm có dương, trong dương có âm

Ví dụ trong âm có dương: Đất lạnh thuộc âm nhưng sâu trong lòng đất thì nóng

có địa tâm hoả thuộc dương; Người nữ có hoocmon estrogen thuộc âm nhưng cũng đồng thời có testosterone thuộc dương vì không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương

Xác định tính âm dương ở vật đơn lẻ khó hơn so với các cặp đối lập

Ví dụ như so sánh giữa trắng với đỏ thì trắng thuộc âm, nhưng so sánh với đen thì trắng thuộc dương,…

định được đối tượng so sánh còn phải xác định được cơ sở so sánh.Muốn xác định được tính chất âm dương của một đối tượng thì sau khi xác

b Quy luật quan hệ.

Âm dương luôn gắn bó mật thiết với nhau và chuyển hoá cho nhau: âm cực sinh dương, dương cực sinh âm

Chẳng hạn ngày – đêm, mưa – nắng, nóng – lạnh… luôn luân chuyển và đổi chỗ cho nhau Nước là âm, nắng nóng nước bốc hơi là dương và sau đó lại thành mưa là âm… cũng như vòng đời của một vật sinh – tử

Âm và Dương không chỉ phản ánh hai loại yếu tố (lực lượng) mà còn phản ánh hai loại khuynh hướng đối lập, không tách rời nhau, ôm lấy nhau xoắn vào nhau; trong

âm có dương và trong dương có âm Đó cũng là sự thống nhất giữa cái động và cái tĩnh; trong động có tĩnh, trong tĩnh có động… nghĩa là trong âm và dương đều có tĩnh

và có động, chỉ khác ở chỗ, bản tính của âm thì hiếu tĩnh, còn bản tính của dương thì hiếu động…

Trang 7

Do thống nhất, giao cảm với nhau mà âm và dương có động, mà động thì sinh

ra biến; biến tới cùng thì hóa để được thông; có thông thì mới tồn vĩnh cữu được Chính sự thống nhất và tác động của hai lực lượng , khuynh hướng đối lập âm và dương tạo ra sự sinh thành biến hóa của vạn vật; khi vạn vật biến hóa tới cùng thì quay trở lại cái ban đầu

Biểu tượng Thái cực (hình thành trong đạo giáo vào đầu công nguyên) phản ánh đầy đủ hai qui luật về bản chất hòa quyện và quan hệ chuyển hóa của triết lí âm dương

Vòng tròn khép kín: trong đó được chia thành nửa đen nửa trắng, âm màu đen nặng hướng xuống, dương màu sáng nhẹ nổi lên, trong nửa đen có chấm trắng, trong nửa trắng có chấm đen; phần trắng là dương, phần đen là âm, chúng nói lên âm và dương thống nhất: trong âm có dương và trong dương có âm, trong thái âm có thiếu dương, trong thái dương có thiếu âm Thiếu dương trong thái âm phát triển đến cùng thì có sự chuyển hóa thành thiếu âm trong thái dương và ngược lai Cứ vậy vạn vật thay đổi, biến hóa không ngừng

Từ quy luật thành tố và quy luật quan hệ đã ăn sâu vào lối tư duy âm dương của con người Việt Nam mà sinh ra triết lí sống quân bình, những quan niệm của dân gian về hoạ – phúc tương xứng, luật về nhân quả (gieo – gặt)

4 Hai hướng phát triển của triết lí âm dương.

Triết lí âm dương là cơ sở để xây dựng lên hai hệ thống triết lý khác đó là hệ thống "tam tài, ngũ hành" và "tứ tượng, bát quái"

Ở phương Nam, với lối tư duy mạnh về tổng hợp, người Bách Việt đã tạo ra

mô hình vũ trụ với số lượng thành tố lẻ (dương): hai sinh ba (tam tài), ba sinh năm (ngũ hành) Chính vì thế mà Lão Tử, một nhà triết học của nước Sở (thuộc phương Nam) lại cho rằng: "nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật" Tư duy số lẻ là một trong những nét đặc thù của phương Nam Trong rất nhiều thành ngữ, tục ngữ Việt

Trang 8

Nam, các số lẻ như 1, 3, 5, 7, 9 xuất hiện rất nhiều Ví dụ: "ba mặt một lời"; "ba vợ, bảy nàng hầu"; "tam sao, thất bản"

Ở phương Bắc, với lối tư duy mạnh về phân tích, người Hán đã gọi âm dương

là lưỡng nghi, và bằng cách phân đôi thuần túy mà sinh ra mô hình vũ trụ chặt chẽ với

số lượng thành tố chẵn (âm) Chính vì vậy Kinh Dịch trình bày sự hình thành vũ trụ như sau: "lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái biến hóa vô cùng" (hai sinh bốn, bốn sinh tám) Người phương Bắc thích dùng số chẵn; ví dụ, "tứ đại",

"tứ mã", "tứ trụ", Lối tư duy như vậy, hoàn toàn không có chỗ cho ngũ hành - điều này cho thấy, quan niệm cho rằng "âm dương - ngũ hành - bát quái" chỉ là sản phẩm của người Hán có lẽ là một sai lầm

II TAM TÀI.

Tam tài là một khái niệm bộ ba: Thiên – Địa – Nhân Đây có lẻ là một tên gọi xuất hiện về sau dùng để gọi sự vận dụng cụ thể một quan niệm triết lí cổ xưa về cấu trúc không gian của vũ trụ dưới dạng một mô hình ba yếu tố

Với lối tư duy tổng hợp và biện chứng quen thuộc, người xưa sớm nhận ra các cặp

âm dương tưởng chừng riêng rẽ như trời- đất, trời- người, đất- người thực ra có mối liên hệ chặc chẽ với nhau, tạo nên một loại mô hình hệ thống gổm ba thành tố; đây có

lẻ là con đường dẫn đến tam tài từ triết lí âm dương

Trời dương – Đất âm – Người ở giữa, Thiên thời – Địa lợi – Nhân hoà

III TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC NGŨ HÀNH

1 Khái niệm ngũ hành.

Theo thuyết duy vật cổ đại thì tất cả vật chất cụ thể được tạo thành trong vũ trụ đều do năm nguyên tố cơ bản ban đầu tạo thành và luôn trải qua năm trạng thái gọi là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ ( tức là Kim loại, Cây, Nước, Lửa, Đất) Năm trạng thái

này gọi là Ngũ hành, không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen theo tên gọi của chúng mà đúng hơn là cách quy ước từ xưa để xem xét mối tương tác quan hệ của vạn vật

Năm nguyên tố này đại diện cho năm đặc tính của khí thay đổi theo thời gian

đó là 5 mùa và 5 phương

Trang 9

Hoả (Ly) khí sinh nhiệt: lửa, đỏ, bếp, hướng nam, mùa hạ…

Thổ (Khôn, Cấn): ngôi nhà, nền móng, trung tâm, giao mùa…

Kim (Càn, Đoài): kim loại, hướng tây, mùa thu…

Thuỷ (Khảm): mưa rơi xuống, nước, hướng bắc, mùa đông…

Mộc (Tốn, Chấn): cây vươn lên, sinh trưởng, hướng đông, mùa xuân…

2 Cơ sở ngũ hành Hà Đồ – Lạc Thư.

a Hà Đồ.

Hà Đồ là một hệ thống gồm những chấm đen hoặc trắng được sắp xếp theo những cách thức nhất định Hình Hà Đồ Những nhóm chấm- vạch ấy chính là những kí hiệu biểu thị 10 số tự nhiên từ 1 đến 10 ở thời kì chưa có chữ viết, nhưng đã xuất hiện triết lí âm dương, bởi các chấm trắng là các số dương (số lẻ), và các chấm đen biểu thị các số âm (số chẵn) Đây là sản phẩm mang tính triết lí sâu sắc của lối tư duy tổng hợp:

Thứ nhất, đó là sự tổng hợp giữa số học và hình học (người làm nông vừa tính đếm, vừa đo đạt ruộng đất): 10 con số được chia thành 5 nhóm, mỗi nhóm có 1 số âm (chẵn) và một số dương (lẻ), gắn với một phương Băc- Nam- Đông- Tây và trung ương ( nơi con người đứng- không có trung ương thì không thể nào xác định bắc- nam- đông- tây được)

Thứ hai, đây là sự tổng hợp cuộc đời của các con số với cuộc sống của con người: Các số nhỏ (từ 1 đến 5) gọi là số sinh, nằm ở vòng trong, các số lớn (từ 6 đến 10) gọi là số thành, nằm ở vòng ngoài (ngay cả ở trung ương số 5 cũng nằm trong số 10), cũng như con người khi mới sinh ra còn quanh quẩn trong nhà, trưởng thành lên mới đi ra ngoài xã hội Hà đồ thực sự là một triết lí uyên thâm về các con số: mỗi nhóm có một chẵn một lẻ (một âm, một dương); một nhỏ một lớn (một sinh một thành)

Người nông nghiệp chú trọng nhiều đến các quan hệ, cho nên đặc biệt quan tâm đến chỗ giữa- con số 5 ở giữa của chính giữa, trung tâm của trung tâm được gọi là số “ tham thiên lưỡng địa” (3 trời 2 đất = ba dương hai âm)

Trang 10

b Ngũ hành theo Hà Đồ.

Trong sự tồn tại và phát triển Hà Đồ đã trở thành cơ sở cho việc tạo nên Ngũ Hành

Đông: Mộc, màu lá cây xanh, mùa xuân (tháng 1,2,3 – âm lịch), Thanh Long Nam: Hoả, màu đỏ, mùa hạ (tháng 4,5,6), Chu Tước

Tây: Kim, màu trắng, mùa thu (tháng 7,8,9), Bạch Hổ

Bắc: Thuỷ, màu đen, mùa đông (tháng 10,11,12), Huyền Vũ

Trung tâm: Thổ, màu vàng, giao mùa

Đông tứ trạch và Tây tứ trạch

Hướng nhà:

Đông tứ trạch: 1,3,4,9, hướng Đông, Đông Nam, Bắc, Nam

Tây tứ trạch: 2,5,6,7,8, hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc

IV VĂN HOÁ.

1 Khái niệm văn hoá.

Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội

2 Các đặc trưng của văn hoá.

Văn hóa là một sự phản ánh một cách tổng quát những mối quan hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiến của một quốc gia Đồng thời chính tính hệ thống của văn hóa sẽ là phương tiện cần thiết để chúng ta có ứng phó với môi trường tự nhiên và xã hội của mình nhằm điều chỉnh tích cực tạo điều kiện cho con người và môi trường được hòa hợp Văn hóa có tính giá trị: bao gồm giá trị vật chất và giá trị tinh thần Giá trị vật chất là toàn bộ những giá trị sáng tạo của con người được thể hiện ở giá trị của

Ngày đăng: 08/12/2022, 09:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w