1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thu hoạch học phần cơ sở văn hóa việt nam chủ đề khu di tích hàm rồng

16 23 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 716,68 KB

Nội dung

Sau bao lần bị đánh phá ác liệt, cầu Hàm Rồng vẫn hiên ngang, đứng vững tựa vào sườn núi bên bờ sông Mã, trở thành biểu tượng của sức mạnh ý chí, quật cường dân tộc “Hàm Rồng – tức là mi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

KHOA: KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH……….

BÀI THU HOẠCH

HỌC PHẦN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

Trang 2

4Đoàn Thị Mai LinhTổng quan địa bàn thực tế 5Lê Thị Khánh HuyềnVị trí địa lý

6Nguyễn Thùy LinhLịch sử cầu Hàm Rồng 7Lê Thị Lan PhươngLịch sử cầu Hàm Rồng 8Nguyễn Thị Quỳnh

Lịch sử cầu Hàm Rồng

Trang 3

Ảnh thành viên nhóm 5 ở Cầu Hàm Rồng

I Tổng quan địa bàn thực tế:

Thanh Hóa - mảnh đất “Địa linh nhân kiệt” có bề dày lịch sử, truyền thống văn hóa, cách mạng lâu đời, phong phú và đa dạng Là khúc ruột miền Trung nối liền hai miền Nam Bắc Mảnh đất thanh bình, con người hiếu khách, cảnh trí lôi cuốn với những danh lam thắng cảnh nên thơ Ai đã một lần tới xứ Thanh, không thể nào không nhớ tới cầu Hàm Rồng, là di tích lịch sử đã trải qua biết bao phen thăng trầm, biến động của thời cuộc Địa danh này luôn khiến những ai tìm hiểu đều phải đau lòng về sự hy sinh, mất mát của cha ông ta cũng như cảm nhận được ý chí quật cường và tinh thần thép của người dân xứ Thanh.

Trang 4

Cầu Hàm Rồng nối đôi bờ Sông Mã, gối đầu lên núi Ngọc, núi Rồng bao quanh là dòng sông xanh uốn khúc chở nặng phù sa, nối liền hạt ngọc với miệng thần long, sông Mã Sau bao lần bị đánh phá ác liệt, cầu Hàm Rồng vẫn hiên ngang, đứng vững tựa vào sườn núi bên bờ sông Mã, trở thành biểu tượng của sức mạnh ý chí, quật cường dân tộc “Hàm Rồng – tức là miệng Rồng, nó đã chiến đấu như một thần thoại phi thường”. 

Xuất phát từ bến tàu Hoàng Long trên sông Mã nằm ngay dưới chân cầu Hàm Rồng, theo con đường tản bộ, du khách có thể lên núi Hàm Rồng ngắm động Long Quang và động Tiên Sơn với vẻ đẹp độc đáo, kỳ thú Nơi đây đã thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan.

Nơi đây được xem là “yết hầu” của “con đường huyết mạch” một thời, là niềm tự hào của dân tộc trong một giai đoạn lịch sử oanh liệt Chính vì điều đó, với mục đích ngăn chặn sự chi viện cho miền Nam ruột thịt, hàng nghìn tấn bom đạn đã được không quân Mỹ thả xuống nơi đây Cầu Hàm Rồng – sông Mã trở thành điểm bắn phá ác liệt nhất những năm kháng chiến chống Mỹ Nơi đây, từng tấc đất, cây cỏ, ngọn núi, con sông đều ghi dấu những chiến công của quân và dân Thanh Hóa Đây là cây cầu rất nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam, là trọng điểm của cuộc đấu tranh đánh phá và bảo vệ giao thông.

Nằm thanh tịnh bên bờ Sông Mã hiền hòa, thơ rộng, bao bọc xung quanh bởi rừng thông xanh ngút ngàn trải dài trên sườn đồi thoai thoải, xung quanh diễn ra sinh hoạt đời thường của người dân Nhiều khu công nghiệp, khu đô thị sầm uất đang mọc lên, cùng với đó là các con đường ngõ phố sạch đẹp hiện hữu nối giữa cầu Hàm Rồng với thành phố Thanh Hóa Các khu du lịch sinh thái cũng đã hình thành Nơi đây đang lưu giữ và bảo tồn những địa danh gắn liền với sự phát triển lịch sử, văn hóa, xã hội của cả nước.

Trang 5

II Nội dung nghiên cứu:1 Vị trí địa lý:

Di tích cầu Hàm Rồng có từ thời chiến tranh, là quần thể danh lam thắng cảnh - di tích lịch sử văn hóa gắn liền với chiến công hiển hách của quân và dân Thanh Hóa trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước Là một trong những địa điểm đã trải qua nhiều lần bị phá hủy còn đến ngày nay.

Cầu Hàm Rồng có vị trí giao thông rất quan trọng là cầu đường sắt duy nhất đi qua sông Mã Đây là cây cầu rất nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam là trọng điểm của cuộc đấu tranh đánh phá và bảo vệ giao thông Ngày xưa cầu là tuyến giao thông đắc lực của chiến tranh, tại đây bắn rơi hàng trăm máy bay của giặc Ngày nay cầu trở thành một di tích lịch sử vô giá, không những thế còn nơi đây còn đi vào bài hát củ giới trẻ "Quê tôi Thanh Hóa".

Cầu Hàm Rồng là một địa điểm nằm trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, bắc ngang đôi bờ sông Mã hai bên là núi non Cầu Hàm Rồng là cầu đường sắt duy nhất đi qua sông Mã Nằm cách thành phố Thanh Hoá 3 km về hướng Bắc theo đường thuỷ cũ hay là 7 km theo đường quốc lộ 1A.

Để đến Cầu Hàm Rồng từ trung tâm Thành phố Thanh Hóa, bạn đi dọc theo đường Lam Sơn, rẽ vào Trường Thi, sau đó rẽ sang đường Hạnh Phúc Tiếp theo, bạn sẽ đến Nam Ngạn, rẽ vào đường Hàm Long và đi thêm một đoạn là đến Cầu Hàm Rồng.

2 Quá trình xây dựng, kiến trúc cầu Hàm Rồng:

Cầu Hàm Rồng được thực dân Pháp khởi công xây dựng lần đầu tiên vào năm 1901 Họ đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng cây cầu, vì dòng sông mã có cấu tạo lòng sông vô cùng phức tạp, độ chênh nước cao ở

Trang 6

đoạn núi Rồng, núi Ngọc khiến dòng chảy như thác lũ, chính vì địa chất phức tạp, điều kiện còn thấp nên người Pháp đã xây dựng cầu Hàm Rồng giống với cầu Long Biên ở Hà Nội với kiểu thiết kế cầu vòm hình vành ngược không có trụ giữ mà dùng chốt neo Ở giữa có đường ray xe hỏa, 2 bên là đường dành cho ô tô và xe thô sơ đi lại Trong quá trình thi công do việc cắm chốt neo rất khó khăn, cộng địa hình nguy hiểm đã làm cho gần 200 công nhân Việt Nam đã phải bỏ mạng Trong khoảng thời gian này Chính viên kỹ sư thiết kế người Pháp đã vô cùng bất lực, không chịu được áp lực mà tự sát.

Sau khi thay đổi bản kiến trúc mới, dưới sự thiết kế và thi công của 2 kiến trúc sư người Đức thì cây cầu mới có thể cấm được neo Năm 1904, cầu mái vòm được xây xong rộng 9m Ngày 17/3/1905 cây cầu đã được khánh thành và cho thông xe Cầu hàm rồng chính thức xây dựng xong và bắc qua sông mã vào tháng 3 năm 1904, cây cầu dài 160 m, ở giữa có đường ray xe hỏa, 2 bên là đường dành cho ô tô và xe thô sơ đi lại, Vào lúc bấy giờ, đây là cây cầu hiện đại nhất Đông Dương.

Năm 1946, trong chiến dịch tiêu thổ kháng chiến, cây cầu đã bị phá hủy Đến năm 1962, cầu Hàm Rồng được khởi công xây dựng lại Cầu gồm 2 nhịp dầm thép, ở giữa là đường sắt, hai bên là đường ô tô và đường dành cho người đi bộ Nơi đây từng là trọng điểm của cuộc chiến tranh, hàng trăm máy bay Mỹ bỏ mạng, hàng chục giặc Mỹ bị bắt sống Sau bao lần bị đánh phá ác liệt, cầu Hàm Rồng vẫn hiên ngang, đứng vững tựa vào sườn núi bên bờ sông Mã, trở thành biểu tượng của sức mạnh ý chí, quật cường dân tộc “Hàm Rồng – tức là miệng Rồng, nó đã chiến đấu như một thần thoại phi thường”.

3 Lịch sử cầu Hàm Rồng:

Nằm ở phía Bắc Thanh Hóa, cây cầu có vị trí giao thông quan trọng và được xem là “yết hầu” của “con đường huyết mạch” một thời. Cầu Hàm Rồng là chứng nhân lịch sử gắn liền với những

Trang 7

biến cố, thăng trầm của 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc, đặc biệt là trận không chiến cầu Hàm Rồng năm 1965.

Năm 1946, cầu bị phá hủy theo chủ trương tiêu thổ kháng chiến của Việt Minh nhằm ngăn chặn bước tiến của quân xâm lược Năm 1963, cầu được các chuyên gia Liên Xô và Trung Quốc giúp đỡ thiết kế và thi công khôi phục lại, trở thành cầu có trụ như hiện nay, với chiều rộng 17m (gần gấp đôi cầu cũ là 9m), gồm 2 nhịp dầm thép, ở giữa là đường sắt, hai bên là đường ô tô và đường dành cho người đi bộ được khánh thành đúng dịp sinh nhật lần thứ 74 (19/5/1964) của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Dù nhiều lần bị đánh phá, cầu Hàm Rồng vẫn hiên ngang đứng vững, tựa vào núi Hàm Rồng, soi bóng trên dòng sông Mã, trở thành nhân chứng lịch sử quan trọng cho ý chí kiên cường, bất khuất và lòng yêu nước của quân dân xứ Thanh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ở thế kỷ XX.         

Do vị trí đặc biệt quan trọng của cầu Hàm Rồng là ở hai đầu Bắc vào Nam của cầu có hai ngọn núi, núi Ngọc và núi Rồng có thể chắn được hầu hết bom rơi xuống đây nên khi rà soát lại phương án đánh địch, đêm 1/4/1965, Quân chủng Phòng không - Không quân quyết định sử dụng lực lượng không quân tiêm kích phối hợp với lực lượng phòng không mặt đất, quyết tâm bảo vệ bằng được cầu Hàm Rồng.   

Trong chiến tranh leo thang đánh phá miền Bắc nước ta, Không quân Mỹ đã tập trung đánh phá cầu Hàm Rồng nhằm cắt đứt huyết mạch giao thông quan trọng, ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường lớn miền Nam Các máy bay do thám của Không quân Mỹ xác định: Từ Hà Nội vào đường mòn Hồ Chí Minh có 60 điểm tắc, trong đó Hàm Rồng được xem là một “điểm tắc lý tưởng”, là “đầu mút của khu vực cán xoong” Từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Lydon B.Johnson tuyên bố: “Đã đến lúc Mỹ phải đánh tan ý

Trang 8

chí của những mái đầu bạc Hà Nội và đánh gãy xương sống Quân đội Việt Nam bằng cách đánh ngay vào chiếc cầu thép mang tên Hàm Rồng cách Hà Nội 75 dặm về phía Nam” Do vậy, việc đánh phá Hàm Rồng được Nhà Trắng và Lầu Năm Góc chọn là mục tiêu quan trọng nhất trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất Trong nhiều hội nghị, giới chỉ huy quân sự Mỹ đã đưa ra kế hoạch đánh phá cầu Hàm Rồng vào chương trình nghị sự được bàn tính kỹ lưỡng, trù tính mọi thủ đoạn tàn bạo nhất và huy động tất cả các loại vũ khí hiện đại nhất để hủy diệt Hàm Rồng

Với âm mưu cắt đứt sự chi viện Bắc - Nam, cô lập Hàm Rồng và tập trung đánh dứt điểm Hàm Rồng., vào 8 giờ 45 phút ngày 3/4/1965, 16 chiếc máy bay đầu tiên của Mỹ ném bom vào địa phận Thanh Hoá 13h chiều 3/4/1965, từng tốp máy bay phản lực với đủ các loại F8-RF10, F105 dồn dập lao vào đánh phá Hàm Rồng Cả bầu trời Hàm Rồng vang lên tiếng gầm rú của máy bay địch, mặt đất rung chuyển bởi những loạt bom hạng nặng dội xuống Trước đó chỉ mấy giờ, máy bay Mỹ đã mở cuộc tấn công ồ ạt vào cầu Đò Lèn (Hà Trung) cũng trên Quốc lộ 1A, cách cầu Hàm Rồng không xa, thực hiện ý đồ phong toả lực lượng và cô lập Hàm Rồng để tấn công dứt điểm.

Với thế trận hiệp đồng giữa bộ đội phòng không- không quân và dân quân tự vệ, quân và dân Hàm Rồng bám chắc trận địa, nhả đạn vào lũ giặc trời Trong ngày 3/4/1965 – ngày đầu tiên đối đầu với sức mạnh không lực Hoa Kỳ, quân và dân ta đã bắn rơi 17 máy bay địch trên bầu trời Hàm Rồng, cổ vũ to lớn cho quân và dân ta trong cuộc kháng chiến trường kỳ.

Bị thất bại nặng nề, ngày 4/4/1965, Mỹ đã huy động hàng trăm chiếc máy bay, điên cuồng trút bom đạn xuống Hàm Rồng và vùng phụ cận như Phà Ghép, Khoa Trường, Văn Trai Trong trận này, phía ta điều động 2 tàu chiến của bộ đội Hải quân và Biên đội

Trang 9

Míc 12 của Không quân Việt Nam Sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả của các lực lượng chiến đấu đã tạo nên “trận đồ bát quái” vây chặt lũ giặc trời.

Chỉ trong 2 ngày 3, quân Mỹ đã sử dụng 174 lần tốp, 454 lần máy bay; ném xuống địa bàn tỉnh Thanh Hoá 627 quả bom phá, 58 quả bom nổ chậm (gồm các loại từ 500 đến 1.000kg), hàng trăm tên lửa, rốc-két vào các khu vực trọng điểm của Thanh Hoá Riêng khu vực Hàm Rồng - Nam Ngạn - Yên Vực, địch bổ nhào 85 lần, cắt bom bắn phá 80 lần, ném 350 quả bom, bắn 149 quả đạn rốc-két Có thể khẳng định, đây là lần đầu tiên kể từ khi mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc, đế quốc Mỹ tổ chức một trận đánh với quy mô lớn nhất và mức độ ác liệt nhất.

Đến 17h, trận chiến đấu vô cùng ác liệt kết thúc, quân và dân Hàm Rồng đã bắn rơi 30 máy bay Mỹ, nâng tổng số máy bay Mỹ bị bắn rơi trong 2 ngày 3 và 4/4/1965 lên 47 chiếc, làm nức lòng quân dân cả nước và bạn bè quốc tế Đây là kỷ lục về thành tích tiêu diệt máy bay Mỹ trên bầu trời miền Bắc.

Chiến thắng Hàm Rồng đã tiếp thêm niềm tin, ý chí và sức mạnh của cả dân tộc quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược Tuy nhiên, đây mới chỉ là chiến thắng mở đầu cho cuộc chiến suốt hàng nghìn ngày đêm để bảo vệ cầu Hàm Rồng, giữ vững huyết mạch giao thông quan trọng của đất nước.

Trong cuộc chiến đó, đường lối chiến tranh nhân dân, nghệ thuật quân sự của Đảng ta và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta đã được thể hiện một cách sinh động nhất Những địa danh như: Hàm Rồng, Nam Ngạn, Yên Vực, núi Ngọc, núi Rồng, tập thể Nhà máy Điện Hàm Rồng, Nhà máy phân lân lò cao, Đội cầu 19/5 ; những tên người như Ngô Thị Tuyển, Ngô Thị Dung, Nguyễn Thị Hằng đã đi vào lịch sử như một huyền thoại.

Trang 10

Trong mưa bom bão đạn của quân thù, cầu Hàm Rồng vẫn vững vàng, hiên ngang như thách thức sức mạnh tàn bạo của giặc Mỹ Mạch máu giao thông Bắc – Nam vẫn được giữ vững cho những đoàn quân cùng vũ khí, đạn dược thẳng tiến vào Nam, cùng với đồng bào, chiến sĩ miền Nam quyết tâm “đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào”, thống nhất nước nhà.

Với bạn bè quốc tế và lực lượng yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới, mỗi khi nhắc đến Hàm Rồng, đều dành cho mảnh đất này những tình cảm tốt đẹp và sự ngưỡng mộ sâu sắc Ông M.Da-ga-ren, Ủy viên Bộ Chính trị Ðảng Cộng sản Mỹ đã từng viết: “Hàm Rồng là chiếc cầu đẹp nhất mà trước đây chúng ta chưa từng thấy Không phải vì nó rộng, dài, nguy nga hơn các cây cầu khác, mà chính truyền thống anh hùng của chiến sĩ và nhân dân Việt Nam đã mang lại cho cầu vẻ đẹp diệu kỳ Cầu Hàm Rồng là một tượng đài kỷ niệm về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân và thanh niên Việt Nam; một biểu tượng trước toàn thế giới về sự thất bại của chính sách xâm lược và hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc Mỹ”.

Ngày 3/4/2010, Ðảng bộ, quân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 45 năm Hàm Rồng chiến thắng, để ôn lại tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của quân dân Hàm Rồng năm xưa; qua đó giáo dục lòng yêu nước, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống cách mạng, văn hóa lịch sử của vùng đất xứ Thanh anh hùng Ðây cũng chính là nén tâm nhang thành kính tưởng nhớ với lòng biết ơn vô hạn sự hy sinh cao cả của bao lớp anh hùng liệt sĩ, đồng bào trong và ngoài tỉnh đã anh dũng chiến đấu quên mình bảo vệ Hàm Rồng, bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.

Trang 11

III Liên hệ với môn học:

Nếu Mỹ coi tượng Nữ thần Tự do là một trong những biểu tượng văn hóa của mình, thì Pháp có tháp Ei昀昀el, hay Ai Cập với Kim Tự tháp… Còn Việt Nam chúng ta, không thể không nhắc đến những cái tên đáng tự hào như: Khuê Văn Các, chùa Một Cột,… Ở mảnh đất “địa linh nhân kiệt” - Thanh Hóa, Cầu Hàm Rồng chính là một biểu tượng văn hóa mang tính lịch sử vô cùng ý nghĩa, thiêng liêng, là một niềm tự hào to lớn của người con Xứ Thanh

Cầu Hàm Rồng là biểu tượng văn hóa của Thanh Hóa, nhắc đến Thanh Hóa không thể không nhắc đến Cầu Hàm Rồng Cây cầu là văn vật của Thanh Hóa, là di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng của Xứ Thanh Là nơi hội tụ những vẻ đẹp kì thú của thiên nhiên, mảnh đất có bề dày lịch sử, tiêu biểu cho nền văn hóa dân tộc và truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước, mãi mãi là niềm tự hào của người dân xứ thanh và là điểm du lịch hấp dẫn của du khách gần xa.

Cầu Hàm Rồng là địa danh nổi tiếng của tỉnh Thanh Hóa, nó đã đi vào những trang sử chói lọi trong những năm tháng gian khổ bảo vệ Tổ quốc Giờ đây, khi hòa bình cầu Hàm Rồng lại trở thành một di tích lịch sử, thắng cảnh thiên nhiên đẹp và thú vị, lôi cuốn nhiều du khách trong và ngoài nước

Chiến tranh đã lùi xa, Chiến thắng Hàm Rồng đã đi vào lịch sử như một mốc son sáng chói Những hố bom xưa nay đã liền miệng, mọc phía trên là cây trái tốt tươi Bên cạnh cầu Hàm Rồng xưa là cầu Hoàng Long bề thế, vững chãi Hàm Rồng ngày nay đã trở thành điểm nhấn về du lịch của thành phố Thanh Hóa nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung Trong không khí thanh bình, trên mảnh đất từng mang dấu tích bom đạn đã chứng kiến sự ra đời của nhiều công trình đồ sộ Cầu Hàm Rồng, Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng, núi Hàm Rồng, Đền thờ Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Tượng đài thanh niên xung phong cũng đã được xây dựng tạo nên Khu di tích văn

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN