1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề cương ôn tập học phần cơ sở văn hóa việt nam học kỳ i năm học 2021 2022

41 74 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Cương Ôn Tập Học Phần Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam Học Kỳ I Năm Học 2021-2022
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam
Thể loại đề cương
Năm xuất bản 2021-2022
Thành phố Việt Nam
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 7,26 MB

Nội dung

Nhưng đồng thời những giá trị văn hóa lại phục vụ cho mục đích nâng cao giá trị cuộc sống của con người, khi đó con người là khách thể của văn hóa.- Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021- 2022

Câu 1: Vì sao nói “Văn hóa là nền tảng, là mục tiêu của sự phát triển” ? Ý nghĩa của nhận định trên trong bối cảnh Việt Nam hiện nay? Văn hóa tác động như thế nào tới sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường? Phân tích và lấy ví dụ minh họa.

Văn hóa là nền tảng, là mục tiêu của sự phát triển

Trước hết chúng ta cần hiểu văn hóa là gì? Theo UNESSCO đưa ra định nghĩa:

“Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con ngườisáng tạo ra Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển” Trong Nghị quyết Trungương 5 khóa VIII, Đảng ta khẳng định: Văn hóa Việt Nam là tổng thể nhữnggiá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ratrong quá trình dựng nước và giữ nước…, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinhhoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình Văn hóaViệt Nam dã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡlịch sử vẻ vang của dân tộc

- Mục tiêu của xã hội Việt Nam là: dân giàu nước manh, xã hội côngbằng,

- Mục tiêu của xã hội Việt Nam là: dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng,dân chủ văn minh chính là mục tiêu của văn hóa

- - Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, docon

- Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do conngười, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội,phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường Phát triển hướng tới mục tiêu vănhóa – xã hội mới đảm bảo sự bền vững và trường tồn

- Mọi sự phát triển đều do con người quyết định mà văn hóa thể hiệntrìđộ vun trồng ngày càng cao, càng toàn diện con người và xã hội, làm cho con người và xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ; điều đó nghĩa là

- Mọi sự phát triển đều do con người quyết định mà văn hóa thể hiệntrình độ vun trồng ngày càng cao, càng toàn diện con người và xã hội,làm cho con người và xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ; điều đónghĩa là ngày một xa rời trạng thái nguyên sơ, mông muội để tiến tớimột cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và văn minh Trong đó, bảnchất nhân văn, nhân đạo của mỗi cá nhân cũng như của cả cộng đồngđược bồi dưỡng; phát huy trở thành giá trị cao quý và chuẩn mực tốtđẹp của toàn xã hội Mục tiêu này phù hợp với khát vọng lâu đời củanhân loại và là mục đích phát triển bền vững, tiến bộ của các quốc

Trang 2

gia, dân tộc Đây là một nội dung quan trọng của Chủ nghĩa xã hội

mà chúng ta đang xây dựng

- Xác định văn hóa là mục tiêu của sự phát triển xuất phát từ nhận thức

- Xác định văn hóa là mục tiêu của sự phát triển xuất phát từ nhận thứcđúng bản chất của văn hóa và quan niệm đúng về sự phát triển, bởimục tiêu cuối cùng của một xã hội có một nền văn hóa tiên tiến chính

là phát triển con người, đó cũng chính là quy luật phát triển của lịch

sử Con người đó phải là con người thật sự có hạnh phúc, đó là conngười toàn diện theo chuẩn mực giá trị văn hóa Con người là yếu tốquyết định nhất của sự phát triển kinh tế xã hội, mà nguồn lực này lạinằm trong văn hóa bởi văn hóa là sản phẩm sáng tạo của con người.cho nên xây dựng nền văn hóa VN cũng chính là xây dựng và pháthuy nguồn lực con người, đó là nguồn lực quan trọng nhất của sự pháttriển tiềm năng sángtạo của con người chính là tiềm lực văn hóa xãhội, nên khi xây dựng đường lối chiến lược phát triển kinh tế xã hội,phải lấy việc phục vụ con người là mục đích, lấy văn hóa là mục tiêu

và động lực con người đã sáng tạo văn hóa thông qua hoạt động thựctiễn có ý thức của chính mình, khi đó con người là chủ thể của vănhóa Nhưng đồng thời những giá trị văn hóa lại phục vụ cho mục đíchnâng cao giá trị cuộc sống của con người, khi đó con người là kháchthể của văn hóa

- Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với giữ gìn bản sắc văn hóadân tộc, gắn liền với bảo vệ môi trường tự nhiên, hoàn thiện môitrường xã hội nhằm giữ vững ổn định chính trị Bản sắc văn hóa củaViệt Nam là tổng hợp bản sắc văn hóa của 54 dân tộc anh em sốngtrên lãnh thổ VN, thể hiện qua những biểu hiện ở phương thức sinhhoạt vật chất, ở những giá trị văn hóa tinh thần, qua thế ứng xử trongquan hệ với tự nhiện và xã hội Cái chung của văn hóa VN để làm nênbản sắc dân tộc, làm nên tính thống nhất của văn hóa chính là các dântộc cùng một cội nguồn từ nền văn hóa bản địa, có mẫu số chung lànền văn hóa lúa nước Cùng sinh tụ lâu đời trên một khu vực địa lý,cùng chịu sự tác động của những điều kiện tự nhiên, nhưng với sựphát triển trong những không gian văn hóa khác nhau, văn hóa dântộc vừa có sự tiếp thi các yếu tố văn hóa của các dân tộc khác, vừalưu trữ yếu tố nội sinh đã trở thành truyền thống, bản sắc

- Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với giữ gìn bản sắc văn hóadân Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với giữ gìn bản sắc dân tộc, gắnliền với bảo vệ môi trường tự nhiên, hoàn thiện mội trường xã hội nhằm giữvững ổn định chính trị Bản sắc văn hóa của VN là tổng hợp bản sắc vănhóa của 54 dân tộc anh em sống trên lãnh thổ VN, thể hiện qua những biểuhiện ở phương thức sinh hoạt vật chất, ở những giá

Văn hóa tác động tới sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường

Đối với phát triển kinh tế:

Trang 3

Thứ nhất, văn hóa và kinh tế có mối quan hệ biện chứng với nhau Kinh tế làkết quả của văn hóa và văn hóa cũng là kết quả của kinh tế Thực tiễn ngàycàng cho thấy văn hóa không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chínhtrị Văn hóa không chỉ là mục tiêu, động lực mà nằm ngay trong quá trình pháttriển kinh tế Mỗi nấc thang của tăng trưởng kinh tế, tạo ra bước phát triển mới

về văn hóa; văn hóa phát triển lại thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Thứ hai, văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, là động lực, mục tiêu phát triểnkinh tế Văn hóa là mục tiêu của kinh tế, vì phát triển kinh tế để phát triển conngười Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu xây dựng một xã hộidân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, con người được hạnhphúc và phát triển toàn diện Vì vậy, văn hóa đóng vai trò là mục tiêu trước mắt

và lâu dài của sự phát triển kinh tế Văn hóa ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tếtrước hết vì nó là nền tảng tinh thần, động lực và thông qua mục tiêu cứu cánh

mà nó đặt ra cho tất cả chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế: Mọi kế hoạchphát triển kinh tế đều phải hướng đến mục tiêu cao nhất là đảm bảo yêu cầu cơbản nhất là bảo vệ con người, phục vụ con người, nâng cao chất lượng cuộcsống con người Bất cứ chính sách, biện pháp kinh tế nào về sản xuất, luuthông hay phân phối, về giá, lương, sản phẩm hàng hóa đều phải thực hiện mụctiêu cao nhất đó yêu cầu cơ bản đó, tức là vì chính lợi ích của con người Đểkinh tế bền vững phải có một mô hình tăng trưởng xuất phát từ văn hóa vàbằng tố chất văn hóa, đó là nguồn nhân lực chất lượng cao Bằng nguồn tàinguyên quý nhất, vốn quý nhất là con người, chúng ta có thể làm chủ đượckhoa học và công nghệ, tạo ra sức mạnh tác động vào hoạt động kinh tế theochiều sức mạnh thúc đẩy

Thứ ba, văn hóa thúc đẩy kinh tế tăng trưởng ổn định Văn hóa phát triểntương xứng là cơ sở cho phát triển kinh tế một cách toàn diện Văn hóa và tăngtrưởng kinh tế là mối quan hệ đa chiều mật thiết với nhau, cùng lúc phát huynhiều năng lực khác nhau Với luận điểm này, văn hóa thể hiện trước hết thôngqua chức năng xây dựng con người, bồi dưỡng nguồn lực con người về trí tuệ

và tâm hồn, năng lực, sự thành thạo, tài năng, đạo đức, nhân cách, lối sống của

cá nhân và cộng đồng Chính vì thế mà văn hóa sẽ là điều kiện không thể thiếu

để thúc đẩy kinh tế phát triển ổn định Thiếu một nền tảng tinh thần tiến bộ,lành mạnh sẽ không có sự phát triển kinh tế bền vững

Đối với phát triển xã hội:

Thứ nhất, hệ giá trị văn hóa điều tiết, cải biến sự phát triển của xã hội.Điều tiết xã hội: Với hệ giá trị tốt đẹp chân thiện mỹ của mình, văn hóa luônlàm tròn trách nhiệm của mình đối với việc điều tiết sự vận hành của xã hội Văn hóa góp phần giữ ổn định xã hội trong giai đoạn phát triển bền vững hiệnnay Điều quan trọng nhất khi nói văn hóa là nền tảng tinh thần bởi văn hóa cóchức năng định hình các giá trị, chuẩn mực trong đời sống xã hội, chi phối các

Trang 4

hành vi của mỗi người và toàn xã hội Với tính lịch sử, các giá trị, chuẩn mực

đó được truyền bá, lưu giữ, chắt lọc và phát triển trong tiến trình lịch sử củadân tộc, trở thành hệ thống các giá trị đặc trưng cho một dân tộc, bao gồmchính trị, đạo đức, luật pháp, khoa học, văn học, nghệ thuật, các thể chế, thiếtchế văn hóa, tập quán, lối sống, tạo nên cái cốt, cái hồn, bản sắc văn hóa củamỗi dân tộc Chẳng hạn, khi nói bản sắc văn hóa của con người Việt Nam,chúng ta đặt lên hàng đầu lòng yêu nước với những khía cạnh như yêu quêhương, xứ sở; lấy dân làm gốc; trân trọng lịch sử, văn hóa dân tộc; bảo vệ chủquyền, lãnh thổ; chiến đấu vì độc lập, tự do Những giá trị đó là truyền thốngvăn hóa tốt đẹp được truyền bá, kế thừa và phát triển từ thế hệ này sang thế hệkhác trong tiến trình lịch sử của dân tộc

Thứ hai: Văn hóa là nguồn lực mạnh mẽ cho sự phát triển xã hội Chìa khóacủa sự phát triển, cũng như phát triển bền vững bao gồm những nhân tố như:Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, nguồn khoa học công nghệ,nguồn lực con người, trong đó nguồn lực con người đóng vai trò chủ chốt.Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam đã nêu lên 8 nguyên tắc chính cầnthực hiện trong quá trình phát triển, thì quy nguyên tắc đầu tiên được nêu rađầu tiên là con người, nguồn lực con người có vai trò quyết định, đây là chìakhoá của mọi chìa khoá

Con người là trung tâm của phát triển bền vững Đáp ứng ngày càng đầy đủhơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng đấtnước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh là nguyên tắc quántriệt nhất quán trong mọi giai đoạn phát triển

Vì vậy có thể nhận thấy việc xây dựng con người mới, có đủ phẩm chất, nănglực đạo đức, vừa hồng vừa chuyên là rất cần thiết trong quá trình phát triển bềnvững

Thứ ba, hệ Giá trị văn hóa tốt đẹp của văn hóa tác động mạnh đến quá trìnhphát triển xã hội trong giai đoạn phát triển bền vững Sức mạnh đại đoàn kếtdân tộc để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng,văn minh Tinh thần nhân văn nhân đạo xây dựng một xã hội toàn diện hơn

Đối với bảo bệ môi trường:

Thứ nhất, văn hóa xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên

là vấn đề chính cần quan tâm để đảm bảo tốt nhất môi trường sống của conngười Nam đã có mối liên hệ đặc biệt , phụ thuộc vào tự nhiên Vì vậy, conngười có mối quan hệ gắn bó vô cùng mật thiết với tự nhiên Tự nhiên chính làmôi trường sống của con người Môi trường sống không chỉ cung cấp nhữngđiều kiện cơ bản cho con người sinh hoạt như: ăn, mặc, ở… Như vậy, có thểnhìn nhận thấy tầm quan trọng của môi trường tự nhiên đối với con người.Trong quá trình phát triển bền vững, vô tình sự phát triển kinh tế xã hội đã làmtổn hại đến môi trường tự nhiên Điều này sẽ đe dọa đến sự sống của con

Trang 5

người Con người luôn nhận thức rõ mối quan hệ hài hòa của mình với tựnhiên Cần phải giữ gìn và bảo vệ tài nguyên là vấn đề cấp bách để có thể pháttriển bền vững

Thứ hai, xây dựng con người tự ý thức, tự giác đối với việc bảo vệ môi trường

là vai trò quan trọng của văn hóa đang trở thành thách thức bảo vệ môi trườngđang trở thành những rào cản lớn đối với sự phát triển của chính con ngườiViệt Nam- được hiểu như quá trình không ngừng mở rộng cơ hội và nâng caonăng lực lựa chọn cho con người Thứ nhất, sức khỏe, tính mạng người dân bị

đe dọa trực tiếp do tình trạng nhiễm khuẩn không khí, đất, nước, thực phẩm,bùng phát dịch bệnh Thứ hai, suy thoái môi trường làm cạn kiệt các nguồn tàinguyên tái sinh nuôi sống con người như biển, sông, hồ, đất màu, rừng, Thứ

ba, bất bình đẳng xã hội gia tăng do những doanh nghiệp gây ô nhiễm tạo rachi phí kéo theo về bệnh tật, giảm thu nhập lên những người khác, đặc biệt lànhóm yếu thế như người nghèo, dân cư các vùng sâu, vùng xa, người dân tộcthiểu số… Thứ tư, khủng hoảng môi trường, thiên tai bùng phát, biến đổi khíhậu đe dọa an ninh, tính mạng và tài sản của con người Chính vì vậy xây dựng

ý thức tự giác của con người đối với việc bảo vệ môi trường chiếm vị trí quantrọng hàng đầu đến sự sống còn của con người Văn hóa xây dựng ý thức tựgiác của con người, trước hết bởi chức năng nhận thức của nó Con người làtrung tâm của văn hóa, tất cả hành vi, hoạt động của con người đều liên quanđến văn hóa Văn hóa tạo dựng cho con cách ứng xử thân thiện với môi trườngtrên cơ sở đổi mới tư duy, cách làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm vớithiên nhiên, môi trường trong xã hội và của mỗi người dân Đẩy mạnh tuyêntruyền, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết, xây dựng các chuẩn mực, hìnhthành ý thức, lối nghĩ, cách làm, hành vi ứng xử thân thiện với thiên nhiên, môitrường

Câu 2: Phân tích sự khác nhau cơ bản giữa văn hóa du mục và văn hóa nông nghiệp qua một số đặc trưng văn hóa Hiện nay, dịch Covid đang bùng phát mạnh mẽ ở các quốc gia trên thế giới Phân tích sự tác động của văn hóa tới cách ứng phó với Covid khác nhau tại một số quốc gia trên thế giới.

nghiệp

Văn hóa du mục Đặc trưng

Coi thường, tham vọngchế ngự thiên nhiên

Trang 6

tự nhiên

Lối nhận

thức tư duy Thiên về tổng hợp vàbiện chứng (trọng

quan hệ); chủ quan,cảm tính và kinhnghiệm

Thiên về phân tích và siêuhình (trọng yếu tố); kháchquan, lý tính và thựcnghiệm

Tổ chức cộng

đồng Nguyên tắc tổ chức

Trọng tình, trọngđức, trọng văn, trọngnữ

Trọng sức mạnh, trọng tài,trọng võ, trọng nam

Độc tôn trong tiếp nhận;cứng rắn, hiếu thắng trongđối phó

mỡ nông nghiệptrồng trọt phát triển

=> Văn hóa nôngnghiệp trồng trọt

Khí hậu lạnh khô, địa hìnhchủ yếu là thảo nguyênthích hợp cho chăn nuôiphát triển

=> Văn hóa chăn nuôi dumục

không thích dichuyển

=> Trọng tĩnh– Tôn thờ sùng bái tựnhiên mong muốnhòa hợp với thiênnhiên

– Cuộc sống định cưtạo nên tính cộngđồng cao

=>Hình thành lốisống trọng tình,trọngvăn trọng phụ nữ

-Phương thức sảnxuất phụ thuộc vào

-Sống du cư nên có thóiquen thích di chuyển

=>trọng động

– Tham vọng chinh phục,chế ngự tự nhiên

– Yếu tố cá nhân được coitrọng

=> Hình thành lối sốngthích ganh đua, cạnhtranh,ứng xử độc đoántrong giao tiếp

– Chăng nuôi du mục hìnhthành kiểu tư duy phântích chú trọng vào từngyếu tố

– Do kiểu tư duy này nên

Trang 7

nhiều yếu tố tự nhiênnên hình thành kiểu

tư duy tổng hợp biệnchứng

-Do tư duy tổng hợpbiện chứng nên hìnhthành thái độ ứng xửlinh hoạt mềm dẻo

hình thành lối sống trọng

lý, ứng xử theo nguyêntắc

=> Thói quen tôn trọngpháp luật vì vậy mà hìnhthành rất sớm ở phươngtây

Phân tích :

Như ta biết Ấn Độ là một quốc gia đa tôn giáo và có rất nhiều tín ngưỡng lạđược người dân sung bái và tin tưởng Trong khi dịch covid 19 ở Ấn độ đang

có diễn biến rất căng thẳng và phức tạp, mỗi ngày nước này lên đến 100 nghìn

ca nhiễm covid thì có rất nhiều người dân vẫn chủ quan tổ chức những lệ hội

có sự tham gia của đám đông bất chất sự ngăn cản của chính phủ Khi màchính phủ kêu gọi người dân hãy ở nhà và chỉ ra ngoài khi cần thiết thì lại cóhàng nghìn người theo các tôn giáo khác nhau đã đổ ra sông Hằng tham gianghi lễ tắm sông bất chấp sự lây lan dịch bệnh Ấy vậy ở một nghi lễ đông đúc

và chen lấn như thế họ lại không đeo khẩu trang, không giãn cách, điều này đãlàm cho một làn sóng dịch covid tăng cao ở đất nước bắt nguồn từ dòng sông

Ấn này Một người Ấn đã chia sẻ họ không sợ trận đại dịch này vì họ tin rằngcác nghi lễ tắm sông sẽ giúp họ được các vị thần bảo vệ, che chở, nước sôngHằng sẽ giúp họ thanh tẩy đi những bụi bẩn, vi khuẩn và có thể khiến họ chốnglại covid 19 Khi người dân trên thế giới đều không đồng tình với nghi lễ nàythì người Ấn vẫn tin vào niềm tin và tín ngưỡng của mình, cũng vì thế mà Ấn

độ đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Mĩ về số người mắc covid

Hay như ở các nước châu Âu cũng vậy, vốn từ đầu người châu Âu đã có tưtưởng thoáng hơn châu Á rất nhiều, họ luôn thích tự do, ghét những việc bị bắt

ép và hay chống đối chính phủ Chính tư tưởng thoáng này mà số người nhiễmcovid ở nước châu Âu đã tăng cao một cách chóng mặt, chỉ trong một tuầnngắn ngủi, khi mà Việt Nam chưa đến 1000 ca trên cả nước thì ở các quốc gia ởtrời Âu đã có trăm nghìn ca mắc mỗi ngày Nguyên nhân của sự khác biệt nàynằm ở chỗ WHO công bố đại dịch trên toàn cầu quá muộn khiến chính phủ củacác nước châu Âu có sự chủ quan không hề nhẹ, chính việc này đã làm lỡ mấtthời điểm vàng để ngăn chặn dịch bệnh Còn tại Việt Nam thì ngay từ khi biếtTrung Quốc có ca nhiễm và Việt Nam có ca mắc đầu tiên, nhà nước đã ngaylập tức cho dừng tất cả hoạt động và giãn cách toàn xã hội, học sinh thì họconline và người lớn cũng làm việc ở nhà Thời điểm đầu của dịch chính phủ

Trang 8

Anh đã từng từ chối các hoạt động chống dịch, thậm chí tổng thống DonaldTrump còn phát ngôn rằng mình sẽ không đeo khẩu trang vì xung quanh không

có ai nhiễm covid, từ sợ lơ là này đã làm cho người dân có nhận thức sai lệch

về bệnh dịch, rất nhiều người dân Anh đã coi thường, chỉ nghĩ nó là một bệnhcúm mùa, có thể chữa khỏi Mọi người đã không đeo khẩu trang và vẫn thamgia các hoạt động cộng đồng chỉ đến khi chính phủ nước Anh phong tỏa 4 tuầnthì người dân mới dần ý thức được tính nghiêm trọng của sự việc

Khi mà người dân Việt Nam chấp hành giãn cách xã hội và nghe theo các chỉthị của nhà nước thì ở một số nước châu Âu như Pháp, Đức, Itali một bộ phậnngười dân lại đi biểu tình phản đối các lệnh cấm của chính phủ cũng như khôngđồng ý với việc tiêm vaccine làm dấy lên một làn sóng mạnh mẽ phản đốichính phủ và là nguyên nhân của số ca nhiễm tăng cao đột ngột

Mặc dù mỗi người đã được tiêm 2 mũi vaccine nhưng dường như người Việt

ta vẫn còn rất e dè với dịch bệnh và ngại đi đến những nơi đông người có thể là

vì những tổn thất và mất mát quá lớn của nước ta khi bắt đầu đại dịch đã khiếnnhiều người sợ hãi và trở thành nỗi ám ảnh hoặc do chủ chương cứng rắncương quyết của chính phủ ta như ín sâu vào tâm trí mỗi người Ngược lại với

đó, các nước ở châu Âu quay lại với cuộc sống bỉnh thường mới rất sớm, mặc

kệ số ca nhiễm có tăng mỗi ngày cũng không cản trở họ tham gia các hoạt động

xã hội Họ tin rằng covid đã trở thành một bệnh cúm mùa và không gây nguyhiểm đến tính mạng

Câu 3: Tại sao “làng” ở Việt Nam được gọi là “quốc gia thu nhỏ”? Phân tích những nét đặc sắc của “văn hóa làng” Việt Nam Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, những đặc trưng văn hóa làng có sự biến đổi như thế nào? Cần phải làm gì để giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế?

“làng” ở Việt Nam được gọi là “quốc gia thu nhỏ” vì

 Làng xã Việt Nam xuất hiện từ cuối thời Nguyên Thủy, đầu thời dựngnước Chính vì thế làng là sản phẩm của nền nông nghiệp lúa nước

- Làng tồn tại tính cộng đồng, chủ nghĩa trọng lão và trọng nữ

- Dưới các vương triều phong kiến, làng là đơn vị hành chính quốc gia,

Trang 9

 Làng có tính tự quản, tính cộng đồng có cơ sở làm nền móng cho truyềnthống

- Địa giới về mặt hành chính: các làng ngăn cách nhau bởi cổng làng,các con sông, đê…như tạo thành một quốc gia thu nhỏ

- Kinh tế ở những làng thuần nông là kinh tế bán tự túc

- Chính trị: tồn tại song song 2 hình thức chính quyền

- Làng cũng có thủ lĩnh, bộ máy tổ chức, nơi làm việc của lãnh đạo nhưmột quốc gia Người đứng đầu của làng là ông lý trưởng, kì mục, giàlàng trưởng bản Các cuộc họp làng thường được diễn ra ở đình làng

 Làng xã còn là cộng đồng cố kết và tự quản về văn hóa truyền thống

- Tôn giáo: mỗi làng sẽ có một Thành Hoàng Làng riêng – vị thần chechở và bảo vệ cho ngôi làng, người dân sẽ thờ cúng Thành HoàngLàng

- Không gian linh thiêng của làng là đình, chùa, miếu, nghĩa trang

- Trong làng người dân thường sống theo phong tục tập quán cổ truyềnmềm dẻo đối trọng với pháp nước cứng rắn

- Nếu như mỗi quốc gia đều có một biểu tượng riêng thì làng cũng vậy.Mỗi làng có một biểu tượng riêng gắn với hình ảnh làng, ví dụ nhưcây tre, bến nước, sân đình là nơi mọi người truyện trò, sinh hoạt tậpthể

- Trong năm làng tổ chức nhiều đám rước, đám tế, lễ hội, có những bữa

cỗ tập thể đình đám như tục hương ẩm, dịp khao vọng, cheo cưới đềuthu hút đông đảo mọi tầng lớp trong làng tham gia, nghiêm trang, vui

vẻ nhưng lãng phí, hình thức thì hủ tục

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, những đặc trưng văn hóa làng có sự biến đổi

- Biến đổi không gian làng:

Từ xa xưa, làng ở các vùng châu thổ Bắc Bộ có đặc trưng không gian tương đốikhép kín, lũy tre bao quanh được xem như ranh giới giữa không gian cư trú vàkhông gian sản xuất của làng Trong thời đại ngày nay, quá trình công nghiệphóa hiện đại hóa diễn ra liên tục, cùng với sự thu hẹp đáng kể của diện tích đấtnông nghiệp đã làm không gian cảnh quan ở các làng quê biến đổi rõ rệt Bêncạnh không gian cư trú truyền thống được định vị theo các xóm, ngõ là những

Trang 10

những hình thức tập trung dân cư mới theo nghề nghiệp: những xóm mới, phố làng mới… khiến cho không gian cư trú và không gian sản xuất ở các làng hiệnnay gắn bó chặt chẽ với nhau, không phân biệt rõ ràng như trước kia Những

-ao, hồ, mương máng có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và sinhhoạt của người nông dân xưa hiện cũng bị san lấp, thu hẹp đáng kể do sức épcủa sự gia tăng dân số cũng như nhu cầu sản xuất, kinh doanh Các công trìnhnhư trường học, nhà văn hóa, sân chơi, thư viện, chợ… được xây dựng, mởmang cùng hệ thống đường giao thông quy hoạch rộng rãi khiến cho làng quêmang dáng dấp của các đô thị Ta có thể thấy, không gian cảnh quan ở các làngquê hiện đại đã không còn khép kín mà ngày càng trở nên mở, linh hoạt hơn…

- Biến đổi quan hệ gia đình, họ hàng, làng xã

Cùng với những tác động và ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, thiết chế gia đình, họ hàng, làng xã và những mối quan hệ xã hội liênquan ở các làng quê hiện nay cũng đang chứng kiến những thay đổi rõ nét Sự

đa dạng hóa và khác biệt về lao động, việc làm cùng những mối quan tâm, ưutiên riêng của các thành viên khiến cho những hoạt động chung của các thànhviên trong gia đình ngày càng ít đi Sự gắn bó, tương trợ lẫn nhau giữa cácthành viên, gia đình trong họ tộc, hàng xóm láng giềng, nhất là mỗi khi có côngviệc quan trọng như tang ma, cưới xin tuy vẫn được coi trọng, duy trì nhưngkhông còn đóng vai trò là nhân tố thiết yếu như trước đây

Trong bối cảnh kinh tế - xã hội chuyển đổi, sự đa dạng của các hoạt động nghềnghiệp, việc làm khiến cho ai cũng bận rộn với công việc riêng của mình, mọingười ít thời gian rảnh rỗi để qua lại, thăm hỏi nhau như trước kia Bên cạnh đóđời sống vật chất ngày càng được nâng lên, những ngôi nhà kín cổng cao tườngngày càng phổ biến, khiến cho hoạt động, gặp gỡ, trò chuyện giữa những ngườihàng xóm với nhau bị hạn chế, dẫn đến nhiều người dân, hộ gia đình vốn gầngũi thân tình thì nay trở nên xa cách hơn Ngày nay mạng lưới dịch vụ ngàycàng được mở rộng, phát triển ở các làng quê khiến cho nhiều người có thóiquen sử dụng các dịch vụ, tiện ích có sẵn mỗi khi có công việc thay vì tìmkiếm sự giúp đỡ từ họ hàng, láng giềng như trước kia Điều đó khiến cho mức

độ phụ thuộc, ràng buộc của các thành viên, gia đình trong họ tộc cũng nhưgiữa những người hàng xóm có xu hướng suy giảm

- Biến đổi di tích, tín ngưỡng, lễ hội và các phong tục tập quán

Đời sống kinh tế của người dân ngày càng khởi sắc vì thế mà người dân ở cáclàng quê có điều kiện quan tâm hơn đến việc bảo tồn giữ gìn các di tích cũngnhư phục dựng các lễ tiết, lễ hội của làng Các di tích được đầu tư nhiều tiềncủa, công sức tu bổ, làm mới, được đưa trở lại với ý nghĩa quan trọng trong đờisống tâm linh của cộng đồng Các sinh hoạt văn hóa truyền thống, nhất là lễ hội

cổ truyền được tiếp nối, duy trì, ngày càng trở nên đặc sắc hơn với nguồn kinhphí tổ chức và nhân lực tham gia không ngừng được tăng cường, xã hội hóa.Bên cạnh các nghi lễ, trò vui truyền thống, lễ hội làng cũng được bổ sung nhiều

Trang 11

hoạt động mới mang hơi thở cuộc sống đương đại, các trò chơi giải trí, hoạtđộng thể dục thể thao, văn nghệ đặc sắc.

Phong tục tập quán, lối sống của người dân ở làng quê có sự biến đổi rõ nét khingày càng ít người làm lĩnh vực nông nghiệp, cùng với đó là xu hướng đa dạnghóa trong cơ cấu nghề nghiệp, việc làm Dường như nhịp sống, lối sống củadân làng cũng trở nên sôi động, khẩn trương hơn, việc tuân thủ giờ giấc đượcchú trọng với tác phong nhanh nhẹn, năng động vì một bộ phận dân cư đãchuyển hẳn sang các hoạt động kinh doanh, buôn bán, làm dịch vụ, làm côngnhân trong các khu công nghiệp Người dân ở các làng quê ngày nay cũng quenvới tư duy cần gì là có thể mua được chứ không cần chạy sang làng xóm vay,mượn như trước kia Chính vì lẽ đó mà xuất hiện lối ứng xử, lối sống theo kiểudịch vụ, thị trường, coi trọng sự minh bạch, song phẳng song lối sống nghĩatình vẫn không hề bị mất đi

Các phong tục tập quán truyền thống như ma chay, cưới xin, giỗ chạp… vẫnđược coi trọng, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác nhưng đã có sự giảnlược và cải biến theo hướng hiện đại, giản tiện hơn về thời gian cũng nhưnhững nghi lễ phức tạp, rườm rà để phù hợp với nhịp sống, lối sống côngnghiệp, đô thị

- Biến đổi trong hoạt động tiếp cận thông tin và giải trí

Hiện nay hệ thống đài truyền thanh cũng được phủ sóng đến từng thôn xóm, hệthống thư viện, phòng đọc đáp ứng nhu cầu thông tin, tri thức đa dạng củangười dân, các gia đình ngày càng sử dụng phương tiện nghe nhìn hiện đại nhưtivi, radio, điện thoại máy tính có kết nối internet…Xuất hiện nhiều hoạt động,loại hình câu lạc bộ, hội nhóm văn nghệ, thể dục thể thao phục vụ cho việcchăm sóc sức khỏe, hưởng thụ cuộc sống của người dân Bên cạnh đó nhữnghình thức giải trí, sử dụng thời gian nhàn rỗi vốn thường thấy ở các dân cư đôthị như mua sắm, tham quan, du lịch cũng dần phổ biến trong đời sống cộngđồng dân cư ở các làng quê

Tuy nhiên bên cạnh những biến đổi tích cực, quá trình công nghiệp, hiện đạihóa cũng cho thấy những ảnh hưởng tiêu cực trong đời sốn dân cư ở làng quêhiện nay: việc sử dụng đất nông nghiệp tùy tiện, lãng phí ở nhiều nơi dẫn tớitình trạng dư thừa lao động, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống của một bộphận người dân; tình trạng san lấp, lấn chiếm các ao, hồ, mương máng cùng sựyếu kém trong xử lý nước thải, rác thải đang làm cạn kiệt tài nguyên thiênnhiên, gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến cảnh quan nông thôn và đời sống, sức khỏecủa nông dân Ngoài ra, có thể thấy, ở nhiều làng quê, mặc dù bắt nhịp đượcvới quá trình chuyển đổi, nhưng với sự xuất hiện của nhiều thành phần, tầnglớp dân cư trong làng đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến an ninhtrật tự, an toàn xã hội

Một số những giải pháp cụ thể sau đây:

Trang 12

- Một là, chúng ta phải tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền đểnâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc hiểu biết

về bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó hình thành ý thức giữ gìn bản sắc vănhóa dân tộc một cách chủ động, tích cực và tự giác trong mỗi người

- Hai là, bản thân chúng ta phải thích nghi dần với văn hóa công nghiệp,phải có những thay đổi phù hợp, không chạy theo lối sống hưởng thụ, xahoa phù phiếm

- Ba là, phải biết tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa, văn minh củanhân loại, đồng thời phải bảo vệ, bảo toàn các giá trị tốt đẹp, cao quý,bản sắc dân tộc của nền văn hóa Việt Nam Phải bảo tồn giữ gìn cáctruyền thống tốt đẹp của người Việt như: lòng yêu nước, đoàn kết, tự tôndân tộc, thương người,…

- Bốn là, mỗi người nên không ngừng học tập để nâng cao nhận thức củabản thân trong quá trình hội nhập quốc tế Chúng ta càng hiểu biết, nộilực của ta càng mạnh thì ta càng có nhiều cơ hội và khả năng để tiếpnhận, chọn lọc và hợp tác với các nền văn hóa khác nhau mà vẫn giữđược bản sắc văn hóa truyền thống

- Năm là, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa cần gắn với giữ gìnkhông gian văn hóa - nơi duy trì đời sống của cộng đồng dân tộc

Câu 4: Khái quát những thành tựu của quá trình giao lưu và tiếp xúc văn hóa Việt Nam với các nền văn hóa khác nhau trên thế giới? Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước chủ trương đẩy mạnh giao lưu quốc tế trên nhiều lĩnh vực, văn hóa Việt Nam đang đặt ra những vấn đề gì? Vì sao?

Những thành tựu của quá trình giao lưu và tiếp xúc văn hóa Việt Nam với các nền văn hóa khác nhau trên thế giới

- Thành tựu văn hóa Việt – Hán

Trung quốc đã đô hộ nhân dân ta trong 1000 năm, trong khoảng thời gian đóvăn hóa Trung Hoa đã có nhiều ảnh hưởng không hề nhỏ đến đất nước ta Sựgiao lưu văn hóa đã diễn ra thông qua hai con đường đó là cưỡng bức và phicưỡng bức Điều này được thể hiện qua nhiều bình diện khác nhau trong đờisống của người Việt Người Việt đã có sự kế thừa chọn lọc các văn hóa tốt đẹpcủa người Trung và chuyển hóa nó để phù hợp văn hóa mình:

+ Về tôn giáo và đời sống tâm linh: Trung Quốc cũng có rất nhiềunhững giáo lý và tư tưởng nổi tiếng Rất nhiều trong số đó đã ảnhhưởng đến Việt Nam như Phật giáo đại thừa, các hệ tư tưởng Nhogiáo, Đạo giáo… và cho đến nay những điều này vẫn còn ý nghĩaquan trọng trong học tập, đời sống, nghiên cứu hay quản lý nhà nước.+ Về thế giới quan:

Trang 13

 Thuyết Âm Dương Ngũ Hành có nguồn gốc từ Trung Quốc cổxưa, bắt đầu từ thời Hoàng Đế (2897-253 trước công nguyên),tương đương thời 18 đời vua Hùng tại Việt Nam Không một nhà

sử học nào có thể chắc chắn về thời điểm thuyết âm dương dunhập vào Việt Nam nhưng tất cả tài liệu đều cho rằng người ViệtNam đã nhận thức được về Âm dương từ rất sớm và đã biết vậndụng vào đời sống hàng ngày

 Không những vậy trong thời kì Bắc thuộc chúng ta còn bị ảnhhưởng từ Trung quốc bởi cách dùng lịch âm Âm lịch là loại lịch

có nguồn gốc tại Trung Quốc cổ xưa Qua các thời đại nhà Lý, nhàTrần, nhà Hồ và nhà Lê, có nhiều giai đoạn người Việt ta vẫn sửdụng lịch của Trung Quốc nhưng cũng có nhiều thời kì chúng ta tựtính âm lịch của mình cho đúng Tuy dựa vào các nguyên tắcchung nhưng vì cách áp dụng nguyên tắc tính lịch khác nhau nên

âm lịch Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm khác biệt

 Học thuyết tam tài hình thành từ thời cổ đại Trung Quốc và chiphối đến tư tưởng quan điểm của đại bộ phận cư dân nông nghiệpnguyên thủy Học thuyết này đề cao mối quan hệ hài hòa giữa trời-người-đất., con người vừa chịu ảnh hưởng của trời đất vừa tácđộng ngược trở lại trời đất tạo thành một thế rất vững vàng Dầndần thuyết tam tài này đã du nhập vào Việt Nam và nó cũng ảnhhưởng rất lớn đến văn hóa Việt Nam như: muốn năm đó mùamàng bội thu, mưa thuận gió hòa thì người dân ta thường hay làmcác các lễ cúng trời đất, dâng lên trời đất như lễ vật như lợn, trâu

để tỏ lòng biết ơn của mình với thiên địa

+ Về chuẩn mực đạo đức

 Một trong những ảnh hưởng nổi bật của văn hóa Trung Hoa vào vănhóa Việt Nam là chuẩn mực đạo đức với quan điểm của Nho giáo nhưTam cương (đạo đức xã hội gồm ba mối quan hệ cơ bản là vua-tôi,cha-con, chồng-vợ), ngũ thường (gồm năm chuẩn mực đạo đức cánhân bất di bất dịch là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) Với việc đề cao tuthân, coi đây là cái gốc trong rèn luyện nhân cách, Nho giáo đã tạonên một lớp người sống có đạo đức Và cho đến ngày nay nhữngchuẩn mức đạo đức này vẫn được người Việt Nam đề cao, lấy đó làmgốc rễ để dạy bảo con cháu qua các thế hệ, góp phần giúp nước ta cónhiều người tài đức, giúp đất nước ngày càng hưng thịnh

 Nho giáo cũng cho ra nội dung giáo dục đối với người phụ nữ thôngqua thuyết Tam tòng, Tứ đức Học thuyết này được truyền vào nước

ta thời kì Bắc thuộc Khi vào Việt Nam nó đã được cải biến đi chophù hợp với tính chất ôn hòa của người việt Tư tưởng này đã có ảnhhưởng rất sâu sắc đến vai trò, vị trí, cuộc sống của người phụ nữ ViệtNam, nó giúp giá trị của người phụ nữ được nâng cao, giúp người

Trang 14

phụ nữ hoàn thiện vẻ đẹp hình thức và nội dung đáp ứng được yêucầu phát triển của xã hội.

+ Về ngôn ngữ: Ngay từ khi xâm lược nước ta và trong suốt một ngàn nămphương Bắc đô hộ, Trung Quốc đã thực hiện kế hoạch đồng hóa, áp đặtchúng ta sử dụng chữ Hán với ý nghĩa như chữ quốc ngữ Tuy nhiênmưu đồ này đã bất thành vì ngươi Việt dùng chữ Hán nhưng đã sáng tạo

ra ngôn ngữ riêng của mình đó là chữ Nôm Sự ra đời của chữ Nôm trên

cơ sở cải biến từ chữ Hán được xem là một thành tựu quan trọng của vănminh Đại Việt Bởi chữ Nôm vừa mang đậm tính dân tộc nhưng cũngchứa đựng văn hóa dân gian ở trong đó Do đó, chữ Nôm cũng được xem

là Quốc ngữ, quốc âm của VN thời đó Mặc dù vậy ta cũng không thểphủ nhận sự chi phối, ảnh hưởng của chữ Hán tới hệ thống văn học nghệthuật Từ chữ Hán, tiếng Hán mà ở Việt Nam biết tới thể thơ Đường Cổtrong văn học Trung Hoa

+ Về ăn, mặc, ở:

 Sự đa dạng trong văn hóa ẩm thực của Trung Quốc đã ảnh hưởng rấtlớn tới nền ẩm thực Việt Nam Trong đó có nhiều món của người Việtđược biến tấu từ ẩm thực Trung Hoa như vịt quay, bún nước, lẩu, Cónhiều gia vị của ta cũng bắt nguồn từ Trung Quôc như dầu hào, xìdầu, dấm trắng, cam thảo, dầu mè…

 Sau 1000 năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, trang phục cổ ViệtNam có nhiều nét tương đồng với Han Fu – một loại quần áo cổ trangcủa Trung Quốc từ thời cổ đại hoàng đế cách đây 21 thế kỷ đến thờinhà Minh, là một trong những trang phục lâu đời nhất thế giới

 Trung Quốc vốn nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng thếgiới như Vạn Lý trường thành, các lăng tẩm của vua chúa, cungđiện, Khi du nhập vào Việt Nam, các hình thức nghệ thuật nàykhông chỉ là sự kế thừa mà nó còn là sự phát triển, giao thoa cùng vớiđặc trưng nghệ thuật của chính người Việt, từ đó tạo nên những thànhtựu độc đáo như: trong Kiến trúc chúng ta có những công trình nổitiếng với vẻ đẹp độc đáo như Văn Miếu – Quốc Tử Giám, hoàngthành Thăng Long, thành nhà Hồ và một số công trình đền đài, tượngđiêu khắc, tứ linh (long, ly, quy, phượng)…

- Thành tựu văn hóa Việt - Ấn

Không như văn hóa Trung Quốc, văn hóa Ấn Độ thẩm thấu rất sâu vào trongtâm thức người Việt vì bản tính hòa bình, giá trị nhân đạo và con đường dunhập tự nhiên, phi cưỡng chế của nó

+ Phật giáo không chỉ du nhập vào nước ta từ Trung Quốc mà nó còn cónguồn gốc từ Ấn Độ Từ xa xưa các nhà Ấn Độ đã đến Việt Nam bằng conđường biển vào đầu Công nguyên và thành lập trung tâm Phật giáo lớn nhất

Trang 15

thời bấy giờ là Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).Những tư tưởng từ bi, hỉ xả… trong giáo lý của nhà Phật khá gần gũi vớitinh thần vị tha, bao dung, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau trong đạo lýtruyền thống của người Việt Chính vì có sự tương đồng đó mà ngay từ buổiđầu mới du nhập, Phật giáo đã nhanh được nhân dân ta tiếp nhận và cải biến

đi rất nhiều để phù hợp với cư dân bản địa, khiến Đạo Phật mang đậm bảnsắc văn hóa dân tộc

+ Hệ thống tín ngưỡng thờ Tứ pháp là hiện tượng tín ngưỡng bản địa củanước ta mang đậm bản sắc của nền văn minh lúa nước kết hợp với Phật giáo– tôn giáo du nhập từ Ấn Độ, tồn tại khá phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ.Hình thái thờ thần Tứ pháp là một trong những hình thái tín ngưỡng thờthần nông nghiệp cổ sơ khi mà đời sống nông nghiệp lệ thuộc hoàn toàn vàothiên nhiên Hệ thống chùa Tứ pháp hiện chỉ thấy trong vùng đồng bằngBắc Bộ

+ Phật giáo dạy chủ trương diệt dục không có nghĩa là diệt tất cả những hammuốn mà chỉ là diệt cái đam mê ngũ dục (tiền của, sắc đẹp, danh vọng, ănuống, ngủ nghỉ) Đặt vào thời điểm lịch sử thì chủ trương này đã góp phầnđấu tranh giải phóng đất nước

+ Việt Nam tiếp thu Phật giáo từ Ấn Độ nhưng lại đọc kinh phật qua bản dịchbằng chữ Hán => Muốn giỏi kinh phật phải học chữ Hán qua nho giáo.+ Văn hóa kiến trúc Ấn Độ đã ảnh hưởng không nhỏ đến lối kiến trúc củangười Việt Nam, điều này được thể hiện qua các công trình có tính chất tôngiáo như đền, tháp, điêu khắc trên phù điêu Nền kiến trúc Ấn Độ đã dunghòa, biến đổi phù hợp với nền văn hóa của từng nước khác nhau và trởthành điểm nổi bật của chính nước đó như thánh địa Mỹ Sơn ở Việt Nam.+ Ở Việt Nam người Chăm là dân tộc chịu ảnh hưởng nhiều nhất của văn hóa

Ấn Vì vậy những lễ hội của họ cũng bắt nguồn từ Ấn Độ được thể hiện quacác lễ hội đền tháp như: lễ hội tháp bà Po Nagar vào tháng tư hằng năm+ Còn với ẩm thực, đặc biệt là món cà ri Ấn Độ sau khi du nhập vào ViệtNam thì đã được người Việt biến tấu bằng cách nấu nhiều nước hơn và đượcdùng với nhiều hình thức đa dạng

- Giao lưu văn hóa Việt – phương Tây

Trong mấy thế kỉ tiếp xúc, văn hóa phương Tây đã ảnh hưởng một cách sâurộng vào nhiều lĩnh vực của văn hóa Việt Nam Tuy tùy lúc tùy nơi, người ViệtNam có thể chấp nhận hay chống đối, nhưng cuối cùng bao giờ cũng là sự thâuhóa tiếp nhận những gì có ích và biến đổi cho phù hợp

+ Trên lĩnh vực đô thị, từ cuối thế kỉ 19, đô thị Việt Nam từ mô hình cổtruyền với chức năng trung tâm chính trị đã chuyển sang phát triển

Trang 16

theo mô hình đô thị công nghiệp – thương nghiệp chú trọng chứcnăng kinh tế Ở các đô thị lớn dần hình thành một tầng lớp tư sản dântộc, nhiều ngành công nghiệp khác nhau ra đời như khai mỏ, chế biếnnông lâm sản…) Các đô thị và thị trấn nhỏ cũng dần phát triển.+ Xuất hiện các kiến trúc đô thị kết hợp khá tài tình phong cách phươngTây với tính cách dân tộc, phù hợp với điều kiện thiên nhiên ViệtNam Ví dụ như các tòa nhà của trường ĐH Đông Dương (nay là ĐHQuốc Gia Hà Nội) đã sử dụng hệ thống mái ngói, bố cục kiểu tamquan, lầu hình bát giác…làm nổi bật tính dân tộc.

+ Khi truyền đạo cho người Việt Nam, khó khăn đầu tiên mà các giáo sĩgặp phải là sự khác biệt về ngôn ngữ và văn tự Bởi vậy, họ đã dùng

bộ chữ cái Latinh thêm các dấu phụ để ghi âm tiếng Việt, tạo nên chữQuốc ngữ Chữ Quốc ngữ là thành quả tập thể của nhiều giáo sĩ BồĐào Nha, Ý, Pháp… và những người Việt Nam đã giúp họ học tiếngViệt Tuy chữ Quốc ngữ ban đầu chỉ là công cụ truyền đạo của cácgiáo sĩ, nhưng do có ưu điểm là dễ học, nên đã được các nhà Nho tiến

bộ tích cực truyền bá để phổ cập giáo dục và nâng cao dân trí chongười dân

+ Sự ảnh hưởng tiếp theo từ văn hóa phương Tây vào Việt Nam đó là

sự ra đời của báo chí Việc này trước hết để nhằm phục vụ cho nhucầu thông tin cai trị của thực dân Pháp Gia định báo là tờ báo đầutiên được phát hành bằng chữ quốc ngữ Sau đó ở Sài Gòn và Hà Nộilần lượt xuất hiện nhiều tờ báo khác bằng chữ quốc ngữ, chữ Hán.Báo chí đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, thức tỉnh

ý thức dân tộc và tăng cường tính năng động của người Việt Nam.+ Tiếp xúc với văn hóa phương Tây đã khiến cho Tiếng Việt có nhiềucác từ ngữ vay mượn để diễn tả những khái niệm trong cuộc sốngthường ngày như xà phòng, kem, ga, tivi, radio,…

+ Giao thoa với phương Tây đã làm nảy sinh trong lĩnh vực văn học thểloại tiểu thuyết hiện đại – vốn là cái truyền thống VN ko có, khởi đầu

là tiểu thuyết của Nguyễn Trọng Quản viết bằng chữ Quốc Ngữ, tiếp

đó là hàng loạt tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh….Chất văn xuôi, tínhcách cá nhân phương Tây còn ảnh hưởng vào cả một lĩnh vực cótruyền thống lâu đời như thể dẫn đến sự bùng nổ của dòng thơ mớivới những tên tuổi như Thế Lữ, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận…vào nhữn năm 30

Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước chủ trương đẩy mạnh giao lưu quốc tế trên nhiều lĩnh vực, văn hóa Việt Nam đang đặt ra những vấn đề là

Trang 17

- Thứ nhất, trong quá trình phát triển, mối quan hệ biện chứng giữa

phát triển kinh tế và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chưa thực sựđược tôn trọng Phát triển kinh tế còn có biểu hiện coi trọng lợi íchtrước mắt; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc có xu hướng chạy theophong trào, hình thức, khuôn mẫu mà chưa tính hết tính đa dạng, làmnghèo nàn bản sắc văn hóa vốn có của các dân tộc Từ đó dẫn đếntrong đời sống xã hội, kinh tế có bước phát triển nhưng bản sắc vănhóa dân tộc lại bị mai một, mất dần hoặc lai căng một cách tự phát.Mặt khác, trong quá trình phát triển kinh tế chúng ta vẫn còn tư duyphát triển những ngành công nghiệp dựa trên khai thác tiềm năngthiên nhiên mà chưa chú trọng thích đáng đến phát triển ngành côngnghiệp văn hóa Sự trì trệ của công nghiệp văn hóa đã dẫn đến hệ quả

"kép" về cả hiệu quả kinh tế và việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.Tất yếu hình thành thứ văn hóa "ăn theo", "bắt chước" văn hóaphương Tây một cách thiếu chọn lọc, tạo điều kiện cho chúng thâmnhập vào đời sống của dân ta Đó là một nguy cơ làm nghèo nàn đibản sắc văn hóa dân tộc, làm mất đi sức sáng tạo của dân tộc thờihiện đại

- Thứ hai, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chưa được thể hiện rõ nét

trong quá trình phát triển dẫn đến “sức khỏe” của nền văn hóa dân tộcchưa đủ mạnh Mà khi chưa đủ mạnh thì đời sống tinh thần của dântộc dễ bị cái mới lạ từ bên ngoài mê hoặc một cách mù quáng, từ đócon người dễ có thái độ tự ti, xa rời những giá trị văn hóa dân tộctruyền thống Đây là nguy cơ khiến chúng ta bị "hòa tan", tự đánhmất mình, mất bản sắc dân tộc trong phát triển kinh tế cũng như xâydựng nền văn hóa dân tộc Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là docông tác giáo dục, tuyên truyền và nhiều biện pháp giữ gìn bản sắcvăn hóa dân tộc chưa thật sự đi vào chiều sâu một cách có hệ thống,nhiều khi chỉ mới là những giải pháp tình thế trước mắt

- Thứ ba, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc còn mang tính

"bao cấp", dựa trên sự hỗ trợ của Nhà nước là chính mà chưa khơidậy, phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác của các chủ thể văn hóadân tộc Trong khi đó giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc luôn gắn vớivai trò của các chủ thể sinh ra và lưu giữ chúng

- Thứ tư, đầu tư cho phát triển tập trung nhiều ở phát triển kinh tế mà

chưa có điều kiện đầu tư cho phát triển văn hóa nói chung, giữ gìn vàphát huy bản sắc văn hóa dân tộc nói riêng Đầu tư còn thấp dẫn đếnviệc nghiên cứu, bảo tồn những giá trị thuộc bản sắc văn hóa dân tộccòn thiếu tính toàn diện, hoặc không kịp thời Một thực tế nữa tronggiữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là từ nhận thức chưa thấuđáo về những giá trị văn hóa dân tộc, dẫn đến việc xuất hiện nhữngsản phẩm văn hóa "không giống ai", không rõ bản sắc văn hóa dântộc

Trang 18

Câu 5: Phân tích và giải thích những khác biệt cơ bản trong văn hóa ẩm thực phương Đông và phương Tây? Anh/chị hãy giới thiệu những nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam?

Khác biệt cơ bản trong văn hóa ẩm thực phương Đông và phương Tây:

Thức ăn chính Một bữa ăn truyền thống

sẽ bao gồm cơm – canh –rau – cá – thịt

Gồm thịt và nước sốt,bánh mì hoặc bánh ngọt

Thành phần kết hợp và gia vị -Đa dạng trong sự kết hợp

các thành phần nguyênliệu phổ biến, có sự tươngđồng về vị

-Hạt nêm, muối, đường,nước mắm,… là nhữnggia vị được sử dụng nhiềunhất

-Bữa ăn thường kèm theonước mắm/ nước tương đểchấm, có thể dùng chungcho tất cả món ăn

-Luôn luôn kết hợp cácthành phần nguyên liệu cóhơi hướng mâu thuẫn vàtránh ghép nối những thứ

có hương vị tương tự-Bơ, sữa, trứng là nhữngthành phần kết hợp được

sử dụng nhiều nhất-Ăn kèm theo nước sốt,mỗi món ăn sẽ có một loạinước sốt riêng biệt

Quan niệm ẩm thực “Quan niệm ẩm thực

thẩm mỹ”: đánh giá món

ăn bằng màu sắc, hương

vị, hình thức, bát đĩa, ưutiên tính ngon miệng, ítquan tâm đến chất lượngdinh dưỡng

Một bữa ăn phải có đầy

đủ các màu sắc, các vịnhư cay, ngọt, mặn… đểcân bằng âm dương củabữa ăn

Quan niệm ẩm thực lýtính”: ít quan tâm đếnmùi vị, màu sắc, hình thức

ra sao, chỉ chú trọng hàmlượng dinh dưỡng trong

đó cung cấp cho một bữaăn

Văn hóa ăn uống -Dùng đũa là chủ yếu

-Ăn chung theo mâm, tức

là món ăn được đựngchung trong một tô/ âu/

nồi lớn, những ngườitrong bàn sẽ dùng vá/ thìa

để lấy thức ăn vào chéncủa mình

-Chỉ dùng dao-thìa-nĩa-Ăn riêng theo từng phần-Tuyệt đối không nóichuyện trong khi ăn, tránhgây mất lịch sự, khiếmnhã

Trang 19

-Thường nói chuyện trongbữa ăn, tạo sự gần gũi, vui

vẻ và thân mật-Ăn nhẹ nhàng, từ tốn,tránh phát ra tiếng động;

tuy nhiên, với một số món

ăn tại một số quốc gia,việc bạn ăn và phát ratiếng động càng lớn thểhiện món ăn đó càng ngon

và hành động này thể hiện

sự biết ơn đầu bếp

-Một bộ dụng cụ gồm đôiđũa-cái thìa có thể được

sử dụng cho toàn bộ bữa

ăn (trừ món tráng miệng)

-Ăn thật khéo léo, gọngàng, không phát ra tiếngđộng, tuân thủ nghiêmngặt những quy tắc vềcách dùng dao-nĩa-thìa,khăn ăn, đồ uống,…-Mỗi món ăn sẽ yêu cầumột bộ dụng cụ ăn khácnhau và đảm bảo phù hợpvới món ăn đó

- Dùng bữa theo thứ tự:khai vị nhẹ - món chính –tráng miệng

Hình thức bày biện -Đa dạng nhiều hình thức:

nhỏ nhất như sợi bún,mỏng như tờ giấy, cómiếng vuông, tròn,…

ngoài ra, còn kết hợpthêm nhiều nguyên liệucho một món ăn

-Đa dạng các món ăntrong các bữa tiệc, cúng,giỗ

-Thường để nguyên miếng

to, và người dùng phảidùng dao, nĩa để cắt nhỏkhi ăn

-Đơn giản hóa các món ăn

Xu hướng ăn uống -Tự chế biến

-Thức ăn tươi sống

-Mua sẵn về nhà ăn-Đồ hộp, thức ăn nhanh

Đặc trưng ẩm thực VN:

Tính hoà đồng hay đa dạng

Bắt đầu từ tính cách dễ dàng tiếp thu văn hóa, đặc biệt là văn hóa ẩm thực từcác dân tộc khác của người Việt, để từ đó chế biến thành của mình Đây cũng làđiểm nổi bật của ẩm thực của nước ta từ Bắc chí Nam Người Việt ta đã cónhiều món chế biến đặc sắc như: dưa, cà, nem, gỏi…

Tính ít mỡ

Các món ăn Việt Nam chủ yếu làm từ rau, quả, củ nên ít mỡ (khá ít món ăn nấungập dầu), không dùng nhiều thịt như các nước phương Tây, cũng không dùngnhiều dầu mỡ như món của người Hoa

Trang 20

Tính đậm đà hương vị

Khi chế biến thức ăn người Việt Nam thường dùng nước mắm để nêm, lại kếthợp với rất nhiều gia vị khác,… nên món ăn rất đậm đà Mỗi món khác nhauđều có nước chấm tương ứng phù hợp với hương vị

Tính tổng hoà nhiều chất, nhiều vị

Các món ăn Việt Nam thường bao gồm nhiều lọai thực phẩm như thịt, tôm, cuacùng với các loại rau, đậu, gạo Ngoài ra còn có sự tổng hợp của nhiều vị nhưchua, cay, mặn, ngọt, bùi béo…

Tính ngon và lành

Ẩm thực Việt Nam là sự kết hợp giữa các món, các vị lại để tạo nên nét đặctrưng riêng Những thực phẩm mát như thịt vịt, ốc thường được chế biến kèmvới các gia vị ấm nóng như gừng, rau răm… Đó là cách cân bằng âm dương rấtthú vị, chỉ có người Việt Nam mới có…Một điều đặc biệt trong ẩm thực củangười Việt là các món “non” đang giữa quá trình chuyển hóa và giàu dinhdưỡng, ví dụ như vịt lôn, măng, giá, cốm, dồi, tràng, heo sữa, nhộng…

Dùng đũa

Giống một vài nước châu Á khác thì việc sử dụng đũa là một nét đặc trưng rấtthú vị của ẩm thực Việt, bạn có thể sử dụng đũa trong hầu hết các món ăn, từkho, xào, chiên, hay thậm chí là cả canh Đôi đũa Việt có mặt trong mọi bữacơm gia đình, ngay cả khi quay nướng, người Việt cũng ít dùng nĩa để xiênthức ăn như người phương Tây Kèm với đó thì gắp là một nghệ thuật, gắp saocho khéo, cho chặt đừng để rơi thức ăn…

Tính cộng đồng hay tính tập thể

Tính cộng đồng thể hiện rất rõ trong ẩm thực Việt Nam, bao giờ trong bữa cơmcũng có bát nước mắm chấm chung, hoặc múc riêng ra từng bát nhỏ từ bátchung ấy

Ẩm thực thể hiện văn hóa tinh thần người Việt

Văn hóa tinh thần của người Việt trong ẩm thực chính là sự thể hiện nét đẹptrong văn hóa giao tiếp, là sự cư xử giữa người với người trong bữa ăn, làm vuilòng nhau qua thái độ ứng xử lịch lãm, có giáo dục Việc ăn uống đều có những

Ngày đăng: 04/04/2024, 15:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN