Tín ngưỡng phồn thực ở việt nam môn học cơ sở văn hóa việt nam

14 3 0
Tín ngưỡng phồn thực ở việt nam môn học cơ sở văn hóa việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khái niệm1.1 Tín ngưỡng “Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thôngqua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống đểmang lại sự bình an về tinh thần cho c

lOMoARcPSD|39150642 Đại học Quốc gia Hà Nội Khoa các Khoa học Liên ngành Tín ngưỡng Phồn thực ở Việt Nam Môn học: Cơ sở Văn hóa Việt Nam Giảng viên: Lư Thị Thanh Lê Nhóm 3 1 Dương Kiều Như (Nhóm trưởng) 2 Nguyễn Thị Hoàng Hải 3 Nguyễn Lan Phương 4 Nguyễn Hoài Linh 5 Lê Thị Hồng Vân 6 Lê Thùy Linh 7 Nguyễn Tiến Đạt Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Mục lục A Phần đặt vấn đề 1 I Mục tiêu nghiên cứu 1 II Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 III Phương pháp nghiên cứu 2 B Kết quả nghiên cứu 2 I Khái quát về Tín ngưỡng Phồn Thực .2 1 Khái niệm 2 2 Ý nghĩa và sự ra đời 3 II Hình thức của Tín ngưỡng Phồn thực 3 1 Thờ cơ quan sinh dục (còn gọi là Thờ sinh thực khí) 4 2 Thờ hành vi giao phối 4 III Biểu hiện của Tín ngưỡng Phồn thực 5 1 Kiến trúc: 5 2 Hội họa: 7 3 Văn học: 7 4 Lễ hội: .9 5 Trò chơi dân gian: 10 6 Ẩm thực và vật dụng hàng ngày: 10 C Tài liệu tham khảo 11 Đánh giá thành viên nhóm 11 A Phần đặt vấn đề I Mục tiêu nghiên cứu Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 ● Làm phong phú vốn hiểu biết của mọi người về văn hóa Việt Nam nói chung và tín ngưỡng Phồn thực nói riêng ● Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc II Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ● Đối tượng nghiên cứu: Tín ngưỡng Phồn thực ● Phạm vi nghiên cứu + Không gian: Việt Nam + Thời gian: Xuyên suốt lịch sử dân tộc III Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích văn bản - Phương pháp so sánh - Phương pháp thống kê B Kết quả nghiên cứu I Khái quát về Tín ngưỡng Phồn Thực 1 Khái niệm 1.1 Tín ngưỡng “(Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng)” ( Khoản 1 Điều 2 Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016) 1.2 Tín ngưỡng phồn thực Phồn là nhiều, thực là sự nảy nở sinh sôi Tín ngưỡng Phồn thực thể hiện qua việc thờ cơ quan sinh dục của nam và nữ hoặc thờ hành vi giao phối để nói lên ước vọng phồn sinh Đề cao sự hòa hợp giữa âm dương, đất và trời, cha và mẹ, đực và cái Tín ngưỡng phồn thực đã có mặt lâu đời, liên hệ chặt chẽ với tín ngưỡng nông nghiệp Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 2 Ý nghĩa và sự ra đời 2.1 Ý nghĩa: Tín ngưỡng Phồn Thực mang ý nghĩa quan trọng trong văn hoá Việt Nam, đặc biệt là nền văn hóa lúa nước Thể hiện ước vọng của con người về sự phát triển, hạnh phúc và thịnh vượng Đồng thời, đem lại những giá trị văn hóa về mặt vật chất như đảm bảo duy trì nòi giống, nguồn lao động và về mặt vật tinh thần như đem lại niềm tin cho con người vào sinh sôi, nảy nở Hiện nay, phồn thực đã vấp phải một số ý kiến cho rằng tín ngưỡng này có phần phản cảm Tuy nhiên, xét về mọi mặt, loại hình tín ngưỡng này lại mang một ý nghĩa thiêng liêng bởi phồn thực đã góp phần tạo nên những nét văn hóa dân gian độc đáo, mang đậm bản sắc Việt Nam 2.2 Sự ra đời Người Việt Nam từ xa xưa đã gắn liền với nền nông nghiệp, với hy vọng mùa màng được bội thu, giống nòi được phát triển, nảy nở Để sản xuất lúa gạo ta cần sự kết hợp của Trời và Đất và nguồn lực là con người Để sản xuất con người ta cần sự kết hợp của mẹ và cha (Nam và nữ) Từ đó, xuất hiện tín ngưỡng phồn thực, con người thấy đó là một sức mạnh siêu nhiên, sùng bái như thần thánh Ở Việt Nam, tín ngưỡng phồn thực có mặt từ rất sớm, ngay từ thời đại đồ đá mới, với nhiều hiện vật như những bức tượng đá mô tả cơ quan sinh dục của nam và nữ, những chiếc vòng đá có hình dáng sinh thực khí, được tìm thấy ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam II Hình thức của Tín ngưỡng Phồn thực 1 Thờ cơ quan sinh dục (còn gọi là Thờ sinh thực khí) 1.1 Tục thờ Nõ - Nường Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Xuất hiện ở nhiều làng quê miền Bắc Việt Nam (làng Trò Trám – Phú Thọ; Đồng Kỵ - Bắc Ninh; Sơn Đông – Hà Tây…) Nõ là thanh gỗ ngắn, tượng trưng cho bộ phận sinh thực khí nam giới Nường là miếng gỗ hình tam giác có đục lỗ, tượng trưng cho bộ phận sinh thực khí nữ giới Tục thờ Nõ Nường được thể hiện qua các lễ hội như Lễ hội “Linh tinh tình phộc” - làng Trò Trám (Phú Thọ): Chủ tế sẽ mang hai lễ vật là nõ và nường làm lễ tế, hai linh vật giao kết tổng cộng 3 lần trong đêm tối, ước vọng cho mùa màng bội thu Đây là là lễ hội ngoài ý nghĩa cầu cho mùa màng tốt tươi, thì còn mang ý nghĩa cầu mong cho nòi giống sinh sôi, nảy nở Hội làng Đồng Kỵ (Hà Bắc) cũng có tục rước sinh thực khí (làm bằng gỗ) vào ngày 6 tháng giêng; tan hội hai sinh thực khí được đốt đi và tro đem chia cho mọi người mang ra rắc ngoài đồng để mùa màng tốt tươi 1.2 Tục thờ Linga - Yoni Tục thờ Linga Yoni ở Việt Nam ảnh hưởng từ Ấn độ, theo thần thoại về Siva, con người coi Linga là biểu hiện đặc tính dương- nam giới, Yoni là biểu hiện đặc tính âm- nữ giới Bộ phận sinh thực khí Linga –Yoni thường được thờ trong tháp Chăm, ở Việt Nam tập trung ở Mỹ Sơn Phản ánh cả một thế giới văn hoá tín ngưỡng hết sức đặc sắc của người Chăm xưa, thể hiện sự mong ước sinh sôi nảy nở, hoà hợp âm dương, là nguồn gốc của mọi sự sáng tạo 2 Thờ hành vi giao phối Người ta cho rằng việc thờ cúng hành vi giao phối trong các lễ hội thờ thần linh có ý nghĩa “thần kỳ” và có thể kích thích cây cối, nhắc nhở chúng về “Thần” Hình thức thờ hành vi giao phối sâu xa hơn có ý nghĩa là thờ việc tiếp nối nòi giống, mong muốn đông con nhiều cháu của người Việt xưa, đã để lại nhiều dấu ấn trong các tục lệ như tục giã cối đón dâu, Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 hay hình ảnh nam nữ giao hợp xuất hiện nhiều trong kiến trúc, lễ hội, văn học… III Biểu hiện của Tín ngưỡng Phồn thực 1 Kiến trúc: 1.1 Các nét kiến trúc tượng trưng: - Chất liệu: Đá, gỗ, mo cau, tre, lá dứa, - Hình dáng: + Hàm nghĩa cho dương vật: Cột đá dựng đứng, cột trụ tròn, + Hàm nghĩa cho âm vật: Khe đá, lỗ tròn hoặc vuông… (Thu, 2019) 1.2 Dấu ấn kiến trúc phồn thực: Tượng người không mặc quần áo, các hình nam nữ với bộ phận sinh dục phóng đại được tìm thấy trên tượng đá với niên đại hàng nghìn năm trước CN Nổi bật là tượng người đàn ông ở Văn Điển tìm thấy năm 1966 bằng chất liệu đá ngọc, bãi đá cổ ở Sapa (Lào Cai) được khám phá năm 1925 Các nhà mồ Tây Nguyên, SaPa, Văn Điển: Hình nam nữ với bộ phận sinh dục phóng đại được tìm thấy trên tượng đá với niên đại hàng nghìn năm trước CN Trống đồng cũng là một biểu hiện tiêu biểu của là hiện vật điển hình của văn hoá Đông Sơn và cũng là hiện vật có nhiều ở các nước Đông Nam Á, chạm khắc rất nhiều hình ảnh tính giao của động vật và con người trên mặt trống, thân trống và cả phần đế Trống đồng được phát triển từ cối giã gạo - đồ vật tượng trưng cho hình thức thờ hành vi giao phối Bố cục bề mặt trống bao gồm các vòng tròn đồng tâm bao quanh một ngôi sao đa điểm (12 hoặc 14 điểm) Giữa các cánh có đôi hình giống con cá, bụng hướng vào nhau tượng trưng cho cặp âm dương Chính giữa mặt trống là hình ảnh mặt trời, tượng trưng cho khả năng sinh sản của nam giới; xung quanh là hình lá có khe rãnh ở giữa, tượng trưng cho khả năng sinh sản của nữ giới Mặt trước và thân Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 trống khắc họa các yếu tố phồn thực sâu đậm và phong phú như: Hươu đực cái đang chạy, bò đực cái, nam nữ giã gạo, nhảy múa, thuồng luồng giao nhau, chơi chồng nụ chồng hoa, Một số loại trống đồng đậm nét phồn thực: Loại hình trống đồng Địa điểm Trống đồng khắc các hình nam nữ Xã Đào Thịnh đang giao phối (Yên Bái) Trống đồng khắc các hình động vật Hoàng Hạ đang giao phối (Hòa Bình) Thạp đồng: Thời kỳ đồ đồng, tìm thấy ở Đào Thịnh (Yên Bái, niên đại 500 năm trước CN) Nắp thạp: Trung tâm nắp thạp là một hình ngôi sao 12 cánh biểu tượng cho mặt trời Xung quanh hình mặt trời với các tia sáng là tượng 4 đôi nam nữ đang giao hợp Thân thạp: Khắc chìm hình những con thuyền, chiếc sau nối đuôi chiếc trước khiến cho hai con cá sấu – rồng được gắn ở mũi và lái của hai chiếc thuyền chạm vào nhau trong tư thế giao hoan Kiến trúc mang hình dáng tượng trưng cho ÂM - DƯƠNG ● Chùa Một Cột (dáng tròn) nằm trên một cái hồ nhỏ (âm) ● Tháp Bút (dương) ● Đài Nghiêng (âm) ở cổng đền Ngọc Sơn ● Cửa sổ tròn (dương) trên gác Khuê Văn (tượng trưng cho sao Khuê) soi mình xuống hồ vuông (âm) Thiên Quang Tỉnh trong Văn Miếu Hình ảnh nam nữ nô đùa, chọc ghẹo, ân ái nhau được thể hiện ở hầu hết các ngôi đình Những hình chạm này sinh động, dí dỏm, thấm đượm tính phồn thực dân gian Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Một số địa điểm: Các đình đền ở Bắc Bộ như Đình Lỗ Hạnh, đình Phú Lưu, đình Diềm, đình Trà Cổ, đình Chu Quyến, đình Phú Lão, đình Hồi Quan ● Đình Đông Viên - Hà Tây: Hình ảnh trai làng chọc ghẹo các cô gái dưới đầm sen ● Đình Đệ Tam - Nam Hà: Quan binh ghẹo gái Nguồn: (123doc, 2014) 2 Hội họa: 2.1 Tranh dân gian: Tranh Đông Hồ: Nét phồn thực trong tranh dân gian Đông Hồ cần được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là biểu thị tính chất tượng trưng của quan hệ nam nữ mà đó là ước vọng, mong muốn, khao khát cuộc sống ấm no, hạnh phúc, vạn vật được sinh sôi, nảy nở, mùa màng bội thu, cây cỏ tươi tốt, hoa quả trĩu nặng cành Tranh Đông Hồ tiêu biểu: Lợn đàn, Đánh ghen, Hứng dừa 2.2 Tranh hiện đại: Họa sĩ trẻ Nini Hương Nguyễn: Tính phồn thực trong mỗi bức hoạ cũng là nét đặc trưng trong phong cách sáng tác của Nini Hương Quan niệm về một người phụ nữ đẹp của Nini Hương cũng giống với quan niệm về vẻ đẹp trong tín ngưỡng phồn thực của người Việt, nhưng được cô diễn đạt lại bằng ngôn ngữ hội hoạ hiện đại Những tác phẩm như Quý ông, Nợ duyên, Đêm tân hôn - Chàng, Sức ép hai chiều…(Lam Thu, 2012) không chỉ mang dáng dấp của tín ngưỡng phồn thực, mà còn ẩn chứa những thông điệp, xúc cảm riêng biệt Tính phồn thực trong tranh của người mẫu gốc Việt - VnExpress Giải trí (VnExpress, Lam Thu, 2012) Họa sĩ Bùi Tiến Tuấn: Trong các tác phẩm của anh, ta thấy được hình tượng người đàn bà với các nét đẹp rất phồn thực: Bụng, mông, đùi đều rất lớn Điều này tạo nên những tác phẩm giàu ám gợi Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 và đầy ma lực Từ năm 2007 đến nay, hoạ sĩ Bùi Tiến Tuấn đã có 10 cuộc triển lãm cá nhân, định vị được phong cách tranh lụa khoả thân BÙI TIẾN TUẤN: "VẼ KHỎA THÂN LÀ ĐỂ KHÁM PHÁ CÁC KHÍA CẠNH CỦA SỰ QUYẾN RŨ" - Tạp chí Mỹ thuật (Tạp chí Mỹ Thuật, Văn Đồng, 2023) 3 Văn học: 3.1 Truyền thuyết văn hóa: Văn học cổ Việt Nam có nhiều truyền thuyết thể hiện sự phong phú của đời sống tâm linh phồn thực Các truyền thuyết phản ánh tương đối đầy đủ về đời sống phồn thực có thể kể đến: “Con rồng cháu tiên”: Câu chuyện về Âu Cơ với bọc trăm trứng Huyền tích “Phật mẫu Man Nương”: Chuyện Man nương có thai ở chùa, sự biến thể của vật thể thành Phật Thạch Quang (đây là biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực đa thần) 3.2 Văn thơ thời trung đại: (*) Bối cảnh: Chế độ phong kiến khủng hoảng, Nho giáo dần sụp đổ, những lý thuyết tam cương, ngũ thường, ngũ luân bắt đầu bị đả phá Đây là tiền đề cho sự xuất hiện trào lưu tư tưởng nhân văn, đề cao con người và cuộc sống trần tục Các nhà thơ TK XVIII và XIX nói nhiều đến chủ đề tình – dục, con người là “giống hữu tình” Văn học giai đoạn này lấy hình ảnh người phụ nữ làm đối tượng phản ánh và lấy chủ đề tình yêu làm đề tài chính yếu Dấu ấn phồn thực trong văn học, thi ca ở giai đoạn này rất đậm nét (*) Biểu hiện: “Truyện Kiều” - Nguyễn Du: Cho thấy nhiều suy tư đến chủ đề tình – dục, mặc dù xã hội mà ông đang sống hình thành nên những quy tắc ứng xử rất khắc nghiệt với người phụ nữ Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du mấy lần đề cập đến cái chuyện tày đình ấy, miêu tả bước chân của Kiều trong đêm, táo bạo, không cam chịu theo giáo lý chính thống, sang nhà Kim Trọng tự tình… Nguyễn Du còn tả rất thực Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 chuyện Kiều vào lầu xanh được Tú Bà dạy cho thuật chăn gối làm thỏa mãn khách làng chơi Dấu ấn tín ngưỡng phồn thực trong thơ việt nam trung đại (VHNT.ORG.VN, Đỗ Lan Hiền, 2021) Hồ Xuân Hương có phong cách rất riêng, rất độc đáo khi bàn về đề tài phụ nữ và tình dục: Táo bạo, thách thức, nổi loạn, khát khao chia sẻ với nỗi khổ của thân phận người đàn bà cô đơn: “Chành ra ba góc da còn thiếu/ Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa” Trong cuốn “Hồ Xuân Hương - Hoài niệm phồn thực” xuất bản cách đây hơn 20 năm, nhà phê bình văn học Đỗ Lai Thúy bình về bài “Đánh đu”: “Thiên tài Hồ Xuân Hương là miêu tả cảnh đánh đu rất đẹp, đầy hình ảnh, màu sắc, động tác gợi được không khí xuân Vẻ đẹp của thân thể con người cũng được miêu tả gợi cảm Đồng thời, bằng tài nghệ của mình, nhà thơ đã dựng lên nghĩa lấp lửng, phục nguyên được ý nghĩa phồn thực của trò chơi đánh đu” Hồ Xuân Hương - Hoài niệm phồn thực (VOV5, Võ Hà, 2022) (*) Nhận định: Dấu ấn Phồn thực hiển hiện trong thi ca cuối TK XVIII - đầu TK XIX phản ánh khát vọng thoát khỏi lối mòn của sự cảm thụ quen thuộc Khát vọng tình yêu, tình dục mãnh liệt, vẻ đẹp của dục tính là không thể chối bỏ mà phải công nhận nó là nguồn gốc sinh tồn, là bản năng sống còn của con người, là vẻ đẹp không thể nào thiếu được trong đời sống Vì thế, văn học – thơ ca của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã lấy đề tài đó làm nguồn cảm hứng sáng tác và là chủ đề chính yếu 4 Lễ hội: Tín ngưỡng phồn thực tồn tại rộng khắp và phổ biến trong nhiều lễ hội tiêu biểu như: ● Lễ hội rước “của quý” ở Lạng Sơn Lễ hội Ná Nhèm (tiếng Tày có nghĩa là “bôi nhọ mặt”) đây là lễ hội phồn thực của người Tày được tổ chức hằng năm mỗi rằm tháng Giêng âm lịch tại đình Làng Mỏ, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Lễ hội Ná Nhèm diễn ra nhằm tưởng niệm cũng như tri ân vua Mạc Thái tổ – Mạc Thái Tông Trong vô số các lễ vật dâng vua thì có hai vật tế gây chú ý là mặt nguyệt và tàng thinh (sinh thực khí nam và nữ) nó tượng trưng cho mong muốn sinh con đàn cháu đống, để có thể duy trì nòi giống và dòng họ.(Theo palada.vn) ● Lễ hội Ông Đùng Bà Đà Được diễn ra tại đền thờ bà chúa Muối ở làng Quang Lang, xã Thụy Vân, huyện Thái Thụy, Thái Bình vào ngày 14 tháng 4 âm lịch hằng năm Lễ hội diễn ra nhằm giúp người dân làng Muối gửi gắm ước vọng về sự sinh sôi, phát triển ● Hòn Đỏ (Khánh Hòa) Khi nhiều ngày liên tục không đánh được cá, người ta phải tới cầu xin, lạy 3 lạy và cầm vật tượng trưng cho sinh thực khí nam đâm vào Lỗ Lường 3 lần thì sẽ đánh được nhiều cá hơn 5 Trò chơi dân gian: Trò Bắt trạch trong chum: Tín ngưỡng phồn thực không chỉ phản ánh trong các lễ hội mà nó còn được biểu hiện qua một số trò chơi Một trong những trò chơi tiêu biểu phải kể đến là trò “Bắt chạch trong chum’’, thường tổ chức vào dịp hội làng ở nhiều địa phương của vùng đồng bằng miền Bắc Đây là một trò chơi nghi lễ tiêu biểu mà ta có thể dễ dàng tìm thấy trong các lễ hội ở làng Hoa Sơn hay Đường Yên (Hà Nội), Bạch Trữ (Vĩnh Phúc), Mẫn Xá (Bắc Ninh), Phan Xá (Hà Tĩnh) Nội dung của trò chơi này là từng cặp nam nữ, người nọ ôm lưng người kia cùng nhau thọc tay vào trong chum để bắt chạch Mục đích của trò chơi này là nhằm lôi kéo nam nữ gần gũi với nhau hơn để cuộc đời có thể sinh sôi nảy nở Và trò chơi này thường được diễn ra ở sân đình, sân đền với hàm ý để thần, thánh hay thành hoàng làng chứng giám từ đó ban cho họ tình yêu đôi lứa và cầu sự sinh sôi Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Trò đấu vật: Sới vật ở luôn có hình tròn và thường được đặt trong sân hình vuông Hình tròn tượng trưng cho trời và tính dương, hình vuông tượng trưng cho đất và tính âm, hình vuông và hình tròn mang ý nghĩa âm dương kề cận nhau, một sự kết hợp hoàn hảo, hài hòa mang đến những điều tốt lành Đánh đu: Nam nữ phối hợp nhịp nhàng trong trò chơi đánh đu mỗi dịp tết đến xuân về, thể hiện cho niềm mong muốn một năm mới thuận hòa mùa màng bội thu Bên cạnh đó còn có những trò chơi tiêu biểu mang đậm yếu tố văn hoá phồn thực như trò cướp phết, trò đánh còn, … 6 Ẩm thực và vật dụng hàng ngày: 6.1 Ẩm thực Không chỉ là các lễ hội, trò chơi dân gian mà văn hoá tín ngưỡng phồn thực còn được thể hiện ngay trong những món ăn dân dã, cổ truyền của người dân Việt Nam Tiêu biểu như bánh cúng- bánh cấp của người Chăm Bánh cúng thường có hình dạng dài, tượng trưng cho Linga (bộ phận sinh dục nam), bánh cấp thì có hình chữ nhật, tượng trưng cho Yoni (bộ phận sinh dục nữ) Bánh trưng- bánh tét cũng là hai loại bánh phổ biến, không chỉ là biểu tượng của trời đất mà nó còn một phần nào đó thể hiện nét đẹp của văn hoá phồn thực.(Lược sử tộc Việt- Nguyễn Thị Cỏ Mây) 6.2 Vật dụng hằng ngày Tín ngưỡng phồn thực cũng được biểu hiện trong các vật dụng hằng ngày như chày và cối, chày và cối là những vật dụng quen thuộc Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 trong đời sống hàng ngày của người Việt Chày được coi là biểu tượng của sinh thực khí nam, còn cối được coi là biểu tượng của sinh thực khí nữ Việc giã gạo được coi là tượng trưng cho hành động giao phối, từ đó sinh ra con cái.(Hành trình trầm hương- Thanh Nhàn) Ngoài ra, Bình vôi cũng được coi là biểu tượng của âm dương hòa hợp Chìa vôi được coi là dương, còn vôi là âm Việc cắm chìa vôi vào bình vôi được coi là tượng trưng cho sự giao hòa giữa dương và âm, từ đó sinh ra vạn vật Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Bảng đánh giá thành viên nhóm STT Tên MSV Công việc Mức độ hoàn thành 1 Dương Kiều Như - Leader 100% - Phân công công việc -Tổng hợp và chỉnh sửa nội dung word - Thiết kế slide - Thuyết trình 2 Nguyễn Lan Phương - Nội dung 100% phần B.III (1,2, 3) Biểu hiện TNPT - Thiết kế slide 3 Lê Thị Hồng Vân - Nội dung 100% phần B.III (4,5,6) - Thuyết trình 4 Lê Thùy Linh -Thiết kế slide 100% - Thuyết trình 5 Nguyễn Hoài Linh - Nội dung 100% phần A, B.I 6 Nguyễn Tiến Đạt - Thiết kế slide 100% - Chỉnh sửa video 7 Nguyễn Thị Hoàng - Nội dung 100% phần B.II Hải - Thuyết trình Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com)

Ngày đăng: 21/03/2024, 17:29

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan