1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn cơ sở văn hóa việt nam tục bày mâm ngũ quả của người việtnam vào dịp tết nguyên đán

18 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 4 -Đối tượng nghiên cứu: Phong tục bày mâm ngũ quả của người Việt Nam bao gồm nguồn gốc xuất xứ, hình thức trưng bày, ý nghĩa và giá trị của mâm ngũ quả đối với người Việt Nam.-Phạ

lOMoARcPSD|39150642 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ NAM TIỂU LUẬN MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT Tên đề tài: Tục bày mâm ngũ quả của người Việt Nam vào dịp Tết Nguyên Đán Sinh viên thực hiện: Võ Huỳnh Khánh Đoan MSSV: 2257061025 Lớp: A Email: 2257061025@hcmussh.edu.vn GV hướng dẫn: Nguyễn Văn Hiệu Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 TP HỒ CHÍ MINH – 2023 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài……………………………………………………………………… 2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu……………………………………… 3 Ý nghĩa của đề tài…………………………………………………………………… NỘI DUNG I Khái niệm văn hóa và cách tiếp cận văn hóa… …………………………………… II Vài nét về văn hóa Việt Nam và vị trí của Ngày Tết cổ truyền trong văn hóa Việt Nam…………………………………………………………………………………… III Văn hóa bày mâm ngũ quả vào dịp Tết Nguyên Đán………… ………………… 1 Vài nét về mâm ngũ quả……………………………………………………………… 1.1 Nguồn gốc xuất xứ và ý nghĩa của một số loại quả………… …………………… 1.2 Hình thức trưng bày mâm ngũ quả…………………………………………………  Miền Bắc  Miền Trung  Miền Nam  Cặp dưa hấu đỏ ở miền Nam 2 Ý nghĩa của mâm ngũ quả…………………………………………………………… Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 2.1 “Ngũ” là gì ? ………………………………………………………………………… 2.2 “Quả” là gì ? 2.3 Màu sắc……………………………………………………………………………… 2.4 Hình dáng, cấu tạo, hương vị……………………………………………………… 2.5 Cách đọc tên………………………………………………………………………… KẾT LUẬN 1 Giá trị của mâm ngũ quả đối với người Việt Nam………………………………… 2 Cảm nhận của bản thân về mâm ngũ quả trong dịp Tết Quý Mão……………… PHỤ LỤC Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………………… Mở đầu: 1 Lý do chọn đề tài: Trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam bên cạnh bánh chưng xanh và câu đối đỏ thì không thể nào thiếu được hình ảnh mâm ngũ quả trên bàn thờ của mỗi gia đình Nét đặc trưng này đã có từ rất lâu về trước và đã tạo niềm cảm hứng to lớn cho bài tiểu luận của em Ngoài ra, đề tài về mâm ngũ quả cũng chưa được khai thác quá nhiều, sẽ trở nên hấp dẫn hơn nếu ta nghiên cứu về nó Đặc biệt việc nói về mâm ngũ quả là thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, không những vậy còn giới thiệu phong tục truyền thống của đất nước ta đến bạn bè quốc tế 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 -Đối tượng nghiên cứu: Phong tục bày mâm ngũ quả của người Việt Nam bao gồm nguồn gốc xuất xứ, hình thức trưng bày, ý nghĩa và giá trị của mâm ngũ quả đối với người Việt Nam -Phạm vi nghiên cứu: Các miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam 3 Ý nghĩa đề tài: Đề tài giúp chúng ta hiểu thêm về phong tục bày mâm ngũ quả, cung cấp thêm một số kiến thức trưng bày của ba miền Bắc, Trung, Nam Đồng thời còn học hỏi thêm được một số ý nghĩa của các loại trái cây trên khắp vùng miền đất nước Ngoài ra, việc giới thiệu phong tục bày mâm ngũ quả còn nâng cao giá trị của Tết Việt, quảng bá văn hóa và hình ảnh một đất nước đoàn kết, sẻ chia đến các quốc gia khác trên thế giới Từ đó cũng thúc đẩy du lịch của nước ta tạo tiền đề cho một nền kinh tế phát triển vượt bậc Nội dung: I Khái niệm văn hóa và cách tiếp cận văn hóa: *Văn hóa: -“Văn hóa” trong tiếng Việt được dịch từ khái niệm “culture” trong tiếng Anh, đến đầu thế kỷ 20 mới phổ biến rỗng rãi ở nước ta -Trong cuốn Primitive Culture (Văn hóa nguyên thủy) xuất bản lần đầu năm 1871, nhà nhân học người Anh Edward Bernett Tylor (1832 – 1917) đã đưa ra định nghĩa: Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, là một chỉnh thể phức hợp gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác con người đạt được với tư cách là thành viên của xã hội Định nghĩa của E.B Tylor đã nêu được khá nhiều đặc trưng cơ bản của văn hóa, nhất là việc xem văn hóa như một chỉnh thể phức hợp, nhưng do phạm vi văn hóa rất rộng nên sau E.B Tylor nhiều nhà nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau đã góp thêm nhiều định nghĩa về văn hóa với phạm vi rộng hẹp khác nhau Chẳng hạn định nghĩa của hai nhà khoa nhân học Kroeber và Kluckhohn, xem văn hóa là đặc trưng chung của một cộng đồng nhất định: Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Thuật ngữ “văn hóa” quy chiếu đến toàn bộ những đặc trưng chung mà một cộng đồng người có được do học hỏi chứ không phải do tự nhiên mà có Tương tự như vậy là định nghĩa của UNESCO năm 1982: Văn hóa là một phức hợp chỉnh thể gồm những đặc trưng cảm xúc và trí tuệ, vật chất và tinh thần làm nên đặc trưng của một xã hội hoặc một nhóm xã hội Ở Việt Nam bên cạnh định nghĩa được coi là của Hồ Chí Minh được nhiều người biết đến, xem văn hóa là “sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với những biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”, cũng có những định nghĩa được nhiều người biết đến, trong đó đáng chú ý có định nghĩa của Trần Quốc Vượng và định nghĩa của Trần Ngọc Thêm Định nghĩa của Trần Quốc Vượng: Văn hóa là lối sống (way of life) của một cộng đồng người, là thế ứng xử tập thể (hay công thể) (comporment collectif) của một cộng đồng người, của một xã hội, là tổng số những đồng nhất thể (identités) của các thành viên về các phương diện nhận thức, quan niệm, chuẩn mực, biểu tượng và hệ thống các giá trị… Định nghĩa của Trần Ngọc Thêm: VĂN HÓA là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội *Cách tiếp cận văn hóa: Để nghiên cứu, tìm hiểu một đối tượng, cần có cách tiếp cận phù hợp với đặc trưng, đặc điểm của đối tượng đó Hiện nay có rất nhiều quan điểm tiếp cận và lý thuyết nghiên cứu về văn hóa Tuy nhiên, về mặt tổng quát, văn hóa là một hệ thống nên cần có cách tiếp cận hệ thống đối với một nền hay một hiện tượng văn hóa Hệ thống văn hóa vận hành trong không gian, thời gian và đặc điểm của hệ thống văn hóa đó được hình thành trong mối quan hệ tương tác với các điều kiện tự nhiên và môi trường xã hội nhất định Do đó, nghiên cứu một nền văn hóa trước hết cần có cách tiếp cận địa – văn hóa, sử = văn hóa, giao lưu tiếp biến văn hóa với quan điểm lịch sử - cụ thể và trên cơ sở đó chọn lý thuyết nghiên cứu phù hợp Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Có những cách tiếp cận như sau: -Tiếp cận hệ thống -Tiếp cận địa - văn hóa và từ góc độ tiếp cận văn minh -Tiếp cận sử - văn hóa và quan hệ văn hóa -Tiếp cận lịch đại và tiếp cận đồng đại -Tiếp cận liên ngành II Vài nét về văn hóa Việt Nam và vị trí của ngày Tết cổ truyền trong văn hóa Việt Nam 1 Vài nét về văn hóa Việt Nam: Văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa đa sắc màu với 54 dân tộc anh em chủ yếu là người Kinh sống tập trung ở đồng bằng sông Hồng Các nhóm dân tộc khác sống rải rác ở khắp các miền núi, mỗi nhóm dân tộc có một nền ẩm thực, niềm tin và tín ngưỡng khác nhau Tuy có nhiều sự khác biệt nhưng 54 dân tộc vẫn sống rất chan hòa, đoàn kết và sẻ chia với nhau về nhiều mặt Ngoài ra, sự phong phú trong khu vực Bắc – Trung - Nam cũng tạo nên nét đặc trưng to lớn trong nền ẩm thực Việt Mỗi miền sẽ có cách chế biến, hương vị nêm nếm và cách thưởng thức món ăn khác nhau Song tất cả đều mang đến những giá trị to lớn cho nền văn hóa nước ta Bên cạnh sự phong phú và đa dạng thì văn hóa Việt Nam còn có những nét đặc trưng về tín ngưỡng và tôn giáo đáng ngưỡng mộ Chịu ảnh hưởng chủ yếu của Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo nên ở Việt Nam tồn tại nhiều công trình kiến trúc tâm linh dùng để thờ cúng thánh thần Không chỉ thờ cúng thần linh mà việc thờ cúng tổ tiên cũng đặc biệt được coi trọng Vào dịp Tết đến xuân về, mỗi gia đình sẽ thường dâng hương và thờ cúng một số loại hoa quả làm lễ vật Việc này thể hiện sự tôn trọng và nhớ ơn đến những người đã khuất 2 Vị trí của ngày Tết cổ truyền trong văn hóa Việt Nam: Tết Nguyên Đán (hay Tết cổ truyền, Tết ta) là tên gọi của ngày đầu tiên trong năm, dùng để chỉ sự kết thúc của một năm cũ đã qua và chào đón một năm mới tốt đẹp đang đến Đối với văn hóa Việt Nam, Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng và ý nghĩa nhất đỗi với mỗi người dân Vì Tết là khoảnh khắc mà gia đình sum họp, là khoảng thời gian mà những người xa xứ trở về quê hương tận hưởng niềm vui đoàn tụ, là những bữa cơm gia đình ấm cúng, đồng thời cũng là dịp mà con cháu thắp một nén Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 hương để tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà của mình Đón Tết, vui Tết đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa tinh thần của người Việt ở mọi vùng miền trên đất nước Đối với văn hóa Việt ngày Tết có vị trí đặc biệt quan trọng Vì lẽ đó những phong tục truyền thống đẹp đẽ cũng trở thành một phần không thể thiếu trong bản hòa ca sắc xuân của dân tộc ta III Văn hóa bày mâm ngũ quả vào dịp Tết Nguyên Đán: 1 Vài nét về mâm ngũ quả: Người Việt Nam có một phong tục truyền thống tốt đẹp là vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán, bất cứ gia đình nào dù giàu hay nghèo, dù xuất thân từ tầng lớp xã hội hay giai cấp nào thì luôn chuẩn bị trên bàn thờ tổ tiên một mâm đầy đủ năm loại quả gọi là “mâm ngũ quả” Đó là cách mà con cháu thể hiện lòng biết ơn, tưởng nhớ đến những gì ông bà đã cho đồng thời cũng là cách gửi gắm lời nguyện cầu cho một năm mới suôn sẻ và tràn đầy may mắn sẽ đến Từ lâu, cùng với tục khắc chữ Hán, câu đối viết trên giấy đỏ, quất cảnh, đào cảnh và tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ được ưa chuộng thì mâm ngũ quả chuẩn bị Tết đã vượt lên trên giá trị vật chất, trở thành một biểu tượng tinh thần, một sản vật dân tộc trong đời sống của người Việt Nam Hiện nay, trong khi nhiều giá trị tinh thần cổ xưa đã bị mai một thì phong tục bày biện mâm ngũ quả trên bàn thờ trong những ngày Tết Nguyên đán vẫn được gìn giữ như một di sản tốt đẹp của văn hóa truyền thống Việt Nam 1.1 Nguồn gốc, xuất xứ và ý nghĩa của một số loại quả: Nguồn gốc, xuất xứ: Ngũ (五): là năm, là biểu tượng chung của sự sống Số 5 cũng là một số lẻ tượng trưng cho sự phát triển và sinh sôi nảy nở Người phương Đông tin vào học thuyết duy vật cổ đại của người xưa cho rằng mọi loại vật chất đều được cấu tạo thành bởi 5 yếu tố: Kim - Thủy - Mộc - Hỏa - Thổ gọi là ngũ hành Nên việc bày mâm ngũ quả cũng được dựa theo học thuyết này, con số 5 thể hiện sự đầy đủ và ước muốn đạt được ngũ phúc lâm môn: Phú (giàu có, nhiều của cải) – Quý (phẩm chất sang trọng) – Thọ (sống lâu trăm tuổi) – Khang (có nhiều sức khỏe) – Ninh (cuộc sống bình yên) Ngoài ra trong sách chiêm thư, dựa vào việc nhìn mâm ngũ quả, người ta có thể dự đoán được mùa màng năm nay được hay mất, dần dần Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 mâm ngũ quã đã trở thành hình ảnh tượng trưng cho sự cầu thị của người nông dân đất Việt Nhưng theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ (Đại học quốc gia Hà Nội) cho biết: “Ngũ quả không tượng trưng cho âm dương – ngũ hành Trong các từ thư phương đông cổ đại, chỉ có kinh sách Phật giáo là giải thích về ngũ quả mà thôi Đó là 5 loại trái cây mà các tì khưu phải nấu chín hoặc gọt vỏ mới được ăn Thứ nhất là loại quả có hạt như táo, hạnh, đào, mận Thứ hai là loại quả có da như dưa, lê, dâu Thứ ba là loại quả có vỏ như dừa, hồ đào, thạch lựu Thứ tư là loại quả có vỏ sần sùi như tùng, bách Thứ năm là loại quả có góc cạnh như ấu, các loại đậu lớn nhỏ Năm loại trái cây trên đây vốn được dùng để cúng dâng trong pháp hội Vu lan bồn, sau dùng để cúng trong nghi lễ thờ Phật, rộng ra, trong lễ tiết cúng tế nói chung” Ông cũng cho biết rằng nguồn gốc thật sự của mâm ngũ quả là từ trong Kinh Vu lan bồn (Ullambana Sutra) do Đức Phật lúc còn tại thế thuyết cho Mục Kiền Liên Câu chuyện Mục Kiền Liên vì muốn cứu khổ cứu nạn cho vong hồn người mẹ bị treo ngược chốn âm ti thoát khỏi kiếp ngạ quỷ đọa đày đã đến cầu cứu Đức Phật và được Ngài dạy rằng rằm tháng 7 là ngày chư tăng tự tứ nghĩa là hết mùa đi Hạ (đó là thời điểm chư tăng ni kết thúc thời gian cho việc tu học, thúc liễm thân tâm, trau giồi Giới - Định - Tuệ), hãy đem thức ăn, hoa quả cúng dường (chính là đem ngũ quả này dâng lên cho Phật tăng 10 phương) thì sẽ được vô lượng công đức và có thể cứu khổ được cho mẹ Theo quan niệm nhà Phật thì trái cây 5 màu tượng trưng cho “ngũ thiện căn” gồm: tín căn (lòng tin), tấn căn (ý chí kiên trì), niệm căn (ghi nhớ), định căn (tâm không loạn), huệ căn (sáng suốt) Ý nghĩa của một số loại quả: Bưởi: mang lại sự viên mãn, hạnh phúc và tài lộc Chuối: luôn đi theo nải tạo cảm giác được bảo bọc xum quầy giữa các thành viên trong gia đình, những quả chuối xếp hàng thành nải như bàn tay đang vươn ra hứng được đủ đầy tài lộc, may mắn vào năm mới Dưa hấu: Đỏ tươi căng mọng đầy sức sống mang lại may mắn Dừa: gần âm với từ “vừa”, vừa đủ và không bị thiếu thốn trong cả năm Đu đủ: luôn đầy đủ và thịnh vượng Hồng: hồng hào tươi tốt mang lại sự thành đạt Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Lựu: nhiều hạt và đi thành chùm luôn gắn kết với nhau, thể hiện sự sinh sôi nảy nở và con cháu sum vầy Mãng cầu: cầu được ước thấy, mang lại bình an sức khỏe Phật thủ: có hình như một bàn tay Phật luôn che chở bảo vệ cho gia đình Quýt: màu cam đẹp mắt và với hương thơm dễ chịu, tinh khiết sẽ mang lại sự may mắn cát tường, phú quý Sung: mang lại sự sung sướng, sung túc, sung mãn cho cả gia đình về sức khỏe, tiền bạc và sự nghiệp Thanh long: được ví như là rồng bay bởi hình dáng giống những chiếc vẩy rồng uốn lượn, mang lại sự thăng tiến trong công việc và sự nghiệp Thơm: mang đến hương thơm cho gia chủ cùng với những điều may mắn, tài lộc Xoài: gần âm với từ “xài”, cả năm viên mãn tiêu xài không thiếu thốn, cát tường 1.2 Hình thức trưng bày mâm ngũ quả:  Miền Bắc: Người miền Bắc nổi tiếng là những người sống nguyên tắc và có lối suy nghĩ rất chu toàn Chính vì vậy đối với họ từng công đoạn chuẩn bị nhỏ đều vô cùng quan trọng, việc bày trí mâm ngũ quả ngày tết ở miền Bắc cũng không ngoại lệ Đối với người dân miền Bắc, mâm ngũ quả chính là lời tạm biệt cho một năm cũ đã qua và đồng thời là những ước vọng cho một năm mới khởi sắc hơn Người miền Bắc coi trọng chuối và thứ quả này được xem là loại quả không thể thiếu trong mâm hoa quả cúng tết Tiếp theo phải kể đến chính là phật thủ (loại quả tượng trưng cho bàn tay phật) hoặc bưởi – hai loại trái cây này có thể sử dụng thay thế cho nhau Bên cạnh đó sẽ điểm xuýt các loại quả nhỏ còn lại có màu đỏ, hồng hoặc các màu sắc khác như cam quýt, mận, táo, nho,… để xung quanh các loại quả chính trên Đặc biệt hơn hết người miền Bắc quan trọng đến dĩa đựng hoa quả Tất cả dĩa đựng hoa quả đều phải có hình tròn mà không phải bất kì hình dạng nào khác Bởi lẽ với họ hình tròn tượng trưng cho sự tròn đầy, sung Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 túc và no đủ, thể hiện mong muốn của người dân được ấm no và đầy đủ tốt lành hơn vào năm mới Theo phong tục truyền thống xưa của người miền Bắc, chuối sẽ được đặt dưới cùng của mâm ngũ quả Hình ảnh nải chuối như bàn tay 5 ngón xòe ra để nâng lấy hết những gì tinh túy nhất của mùa Xuân còn đọng lại Tầng tiếp theo sẽ là quả Phật thủ màu vàng – tượng trưng cho hành thổ nên được đặt ở giữa mâm ngũ quả và nằm gọn trong lòng nải chuối Phật thủ hay phật thủ phiến, phật thủ cam (Citrus medica var sarcodactylis) là giống cây ăn quả thuộc chi cam chanh, có mười cánh múi chụm lên như 10 ngón tay nên dân gian gọi là tay Phật Phật thủ mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng đối với người dân miền Bắc Hương thơm và màu sắc bắt mắt của Phật thủ sẽ giúp cho Phật cùng với ông bà tổ tiên sẽ ở lại trong nhà mình được lâu hơn Song Phật thủ cũng được bày lên bàn thờ ngày Tết với niềm hi vọng được bàn tay Phật ban phúc lộc, được ông bà phù hộ cho nhiều phước lành, nhiều sức khỏe và cầu bình an cho gia chủ Nếu không tìm được Phật thủ, có thể bày quả bưởi lên mâm ngũ quả cũng mang ý nghĩa tương tự Ngoài ra, Phật thủ cũng có hương thơm dịu không quá nồng làm cho khứu giác dễ chịu như hương vị của trà lipton chanh thoang thoảng trong gió, phù hợp với không gian thờ cúng vào mỗi dịp Tết Tiếp theo là ba loại quả khác theo thuyết ngũ hành, có các màu đỏ (ứng với mùa Hạ – hành hỏa) như ớt sừng, cam quýt chín, trứng gà, hồng… màu trắng (ứng với mùa Thu – hành kim) như roi, đào… màu đen (ứng với mùa Đông – hành thủy) như mận, hồng xiêm… Tất cả những loại quả này được bày trí đan xen nhau lên mâm ngũ quả tạo thành hình tháp đứng Ngày nay xuất hiện nhiều loại trái cây phong phú hơn nên người ta có thể bày đến bát, cửu, hay thập quả Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642  Miền Trung: Khác với miền Bắc và miền Nam, miền Trung vốn là mảnh đất cằn cõi, khí hậu khắc nghiệt nên trái cây không mấy đa dạng như hai miền còn lại Chủ yếu họ sẽ dâng những loại quả có sẵn trong vùng và không quá câu nệ hình thức miễn là tất cả còn tươi mới để bày tỏ tấm lòng thành kính của mình đến tổ tiên, ông bà Chính vì thế mà mỗi gia đình sẽ có một mâm ngũ quả riêng biệt Các loại trái cây chủ yếu sẽ là mãng cầu, nho, bưởi, chuối, dứa, táo, quýt và cam,…Được xếp thành hình long phụng hoặc hình tháp đứng, ở một số tỉnh của miền Trung còn dựng hai cây mía hai bên tượng trưng cho hình ảnh cây gậy để ông bà trở về ăn Tết cùng con cháu Hình thức trưng bày của người miền Trung sẽ là từ dưới lên, trái cây to sẽ đặt dưới cùng các loại trái nhỏ hơn sẽ xếp chồng lên sao cho đẹp mắt là được Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642  Miền Nam: Nếu như mâm ngũ quả của người miền Bắc được bày theo thuyết ngũ hành, miền Trung đơn giản thì mâm ngũ quả ở miền Nam sẽ bày theo sự kiêng chữ vô cùng khắt khe Họ sẽ tránh không bày những trái có tên gọi không may mắn, chẳng hạn như quả chuối Bởi vì với họ quả chuối phiên âm theo tiếng Hán - Việt có nghĩa là “chúi nhủi” (đi xuống) làm cho công việc làm ăn không thuận lợi, gặp nhiều chuyện xui rủi Họ cũng sẽ không bao giờ bày các loại trái có vị chua cay như ớt, cam, quýt, lê trên mâm ngũ quả Bởi người miền Nam quan niệm rằng bày ớt sẽ gây nóng bứt, khó chịu dễ gây đổ vỡ Cam là cam chịu và lê nghĩa là lê lết Tất cả đều mang đến điềm xấu cho gia chủ Thay vào đó họ sẽ bày các quả như mãng cầu, đu đủ, dừa, dung, xoài ý nghĩa là cầu – dừa – đủ - xài – sung kèm theo cặp dưa hấu đỏ hay khóm (thơm) đặt cạnh hai bên Thể hiện mong ước cuộc sống no ấm, đầy đủ và sung túc hơn Cách sắp xếp mâm ngũ quả ở miền Nam cũng giống với miền Trung, sắp xếp các loại trái to và xanh ở phía bên dưới còn các loại trái nhỏ và chín sẽ được xếp lên trên tạo thành hình tháp đẹp mắt  Cặp dưa hấu đỏ ở miền Nam Mâm ngũ quả miền Nam có đôi chút khác biệt so với miền Bắc Dứa được cắt thành hình con phượng hoàng có mỏ bằng ớt đỏ và đôi cánh bằng chuối xoăn Đặc biệt, mâm ngũ quả của người miền Nam thường có một cặp dưa hấu to bằng cái thúng chè được dán một dải giấy đỏ có ghi mấy chữ Hán… Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Ngày nay, tháng giáp Tết, các chợ ở Sài Gòn thực tế tràn ngập núi dưa, lều sạp dựng tạm bên ngoài… Dưa hấu miền Nam có những đặc điểm riêng tùy từng vùng miền Ở miền Đông Nam Bộ, dưa hấu có vỏ ngoài mỏng màu trắng, cùi màu đỏ và béo ngậy, lấp lánh như đường tinh luyện Ở Nam Trung Bộ, dưa hấu có màu đỏ như cùi… Trên cửa ngõ miền Trung, cách Thanh Hóa chừng ba mươi cây số theo đường chim bay, có loại dưa Nga Sơn từng được coi là loại của An Tiêm nên thường được nhắc đến trong truyền thuyết Việt Nam Là kẻ tha hương sống trên hoang đảo, vợ chồng An Tiêm đã trồng thành công giống dưa hấu đó để mang về đất liền báo đáp lòng tốt của bộ tộc Ở miền Bắc Việt Nam, dưa hấu mọc "trái mùa" - tức là không thể bày trên mâm ngũ quả ngày Tết vì nó mọc vào mùa hè Bởi vậy, Tết đến, người miền Bắc phải đợi “hương vị” miền Nam mới có thể bày trí loại trái cây thủy chung, trinh nguyên “lõi đỏ vỏ xanh” này Tuy nhiên, vào những năm 80, một số nơi người dân đã sáng tạo ra loại dưa đông để ăn Tết Do đó trái thu được cũng có vỏ xanh đen, cùi đỏ tươi nhưng vẫn chưa thể to bằng trái của miền Nam Hình ảnh người bán dưa hấu 2 Ý nghĩa mâm ngũ quả: Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 2.1 “Ngũ” là gì ? Văn hoá Việt chịu nhiều ảnh hưởng của Tam Giáo: Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo Tinh thần Tam giáo đồng nguyên trở thành môt nét bản sắc văn hóa truyền thống của người Việt trong nhiều thế kỷ Và trong mỗi loại văn hoá đó thì luôn có chữ Ngũ "Ngũ” (chữ Nho: 五) nghĩa là số 5, là con số trung tâm Người xưa tìm thấy chữ ngũ ở ngăn giữa của Lạc thư Tự dạng chữ "ngũ" nguyên thể có hình chữ thập của bốn nguyên tố, cộng với điểm trung tâm Sau này, hai vạch song song được chêm vào đấy, tức trời và đất mà giữa chúng âm và dương tạo nên năm nguyên tố tương tác sinh khắc của vạn vật, gọi là ngũ hành Theo quan niệm cổ đại phổ biến trong khu vực chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, thường cho rằng các quy luật phổ biến đều gộp vào con số 5 Trong Đại từ điển, "ngũ" có đến mười hai nghĩa và một ngàn một trăm bốn mươi tám từ kép ghép với nó Phổ biến, chúng ta có ngũ phương (Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung ương), ngũ sắc, ngũ vị, ngũ âm, ngũ tạng, ngũ kim, ngũ quan, ngũ luân, ngũ cốc,… Số 5 cũng là một con số lẻ tượng trưng cho sự phát triển và sinh sôi nảy nở 2.2 “Quả” là gì ? Trong thực vật học, quả (miền Bắc) hoặc trái (miền Nam) là cấu trúc mang hạt trong những loại thực vật có hoa, được hình thành trong bầu nhụy sau khi nở hoa Theo ngôn ngữ chung, bình thường thì "quả" có nghĩa là một cấu trúc nhiều thịt có hạt của các loại thực vật, có vị chua hay ngọt và có thể ăn sống được, chẳng hạn như các loại táo, cam, nho, dâu, chuối và chanh Quả (trái) còn là biểu tượng của sự sung túc Trái cây nói chung là biểu tượng của sự sung túc, dồi dào Vì quả thường chứa nhiều hạt được đồng nhất với quả trứng vũ trụ, biểu tượng cho mọi nguồn gốc, mọi sự khởi nguyên; biểu trưng quả (với hạt bên trong của nó) biểu thị cho sự phồn thực, sinh sôi và khao khát sự bất tử - hiểu theo nghĩa là sự nối truyền dòng giống miên viễn Theo chiều hướng này, quả bao gồm cả ý nghĩa biểu trưng vượt lên trên nhịp điệu sinh tồn của vạn vật: là sự xen kẽ luân hồi của sự sống và cái chết; giữa cuộc sống dưới đất (của hạt giống) và cuộc sống dương thế 2.3 Màu sắc: Màu sắc của mâm ngũ quả sẽ tuân theo quy luật ngũ hành bao gồm các màu như: trắng (tượng trưng cho Kim) (thường là quả lê), xanh (tượng Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 trung cho Mộc) (chuối – dừa), đen (tượng trung cho Thủy) (măng cụt – hồng xiêm), đỏ (tượng trưng cho Hỏa) (hồng – táo), vàng (tượng trưng cho Thổ) (đu đủ - cam – xoài) Màu đỏ thể hiện cho sự may mắn, sắc vàng biểu tượng sự an khang, thịnh vượng, màu xanh mang ý nghĩa bình yên và sum họp, màu đen tượng trưng cho sức khỏe và cuối cùng màu trắng biểu tượng cho sự thăng tiến Quan niệm chọn quả theo màu sắc của ngũ hành mang đến nhiều may mắn cho gia chủ , nhưng vẫn có thể chọn những quả theo ý nghĩa riêng, thể hiện mong muốn của gia chủ chẳng hạn như “Cầu dừa đủ xài sung” hay “Cầu dư đủ xài sung”,… 2.4 Hình dáng, cấu tạo, hương vị: Hình dáng/cấu tạo mâm ngũ quả thường có tính chất gợi tả những điều tốt lành Có thể là hình tháp đứng hoặc với những gia đình nào có điều kiện sẽ bày trí mâm ngũ quả theo hình long phụng sum vầy thể hiện sự phát triển, mong cầu sung túc đến với gia chủ Bên cạnh đó việc chọn hình dáng cấu tạo của loại quả được bày trên mâm ngũ quả cũng rất quan trọng Người ta sẽ thường chọn các quả có nhiều hạt nhiều múi ví dụ như lựu, tượng trưng cho con cháu đầy đàn, bưởi và dưa hấu căng tròn, mát lạnh trong ruột, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn trong cuộc sống Hơn thế, hương vị trái cây được chọn thường phải ngọt, thơm và không có vị đắng, cay Ngoài ra mâm ngũ quả miền Bắc, Trung hay Nam đều phải trưng bày trên bàn thờ khá lâu vì thế không phải loại trái cây nào cũng có thể đặt lên mâm cúng Thông thường người ta sẽ tránh các loại quả mang nhiều gai nhọn và nặng mùi như sầu riêng, mít, chôm chôm, ớt cay, me chua hay thanh trà… Vì những loại quả ấy sẽ khiến mâm ngũ quả mất đi giá trị thực sự 2.5 Cách đọc tên: Cách gọi tên này thường được áp dụng ở miền Nam là chủ yếu Người ta sẽ chọn các loại quả đọc âm gần giống với những gì mình mong cầu như: “dừa” hay “dưa” sẽ gần âm với “vừa”, “đu đủ” sẽ bằng với từ “đủ”, còn “mãng cầu” sẽ là “cầu”, “xoài” sẽ gần âm với từ “xài” (miền Nam gọi là “dùng”), hay “quả sung” sẽ mang nghĩa là “sung túc” Họ sẽ tránh bày các quả như chuối vì quan niệm rằng “chuối” là “chúi nhủi” mang đến điềm xui xẻo, làm điều gì cũng thất bại hay “lê” nghĩa là “lê lết”, “cam” nghĩa là “cam chịu” đều không tốt cho gia chủ Kết luận: Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 1 Giá trị của mâm ngũ quả đối với người Việt Nam: Từ xa xưa đối với người Việt Nam hoa quả đã là một phần không thể thiếu trong các lễ vật thờ cúng thần linh, tổ tiên ông bà Vì vậy việc bày mâm ngũ quả có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với dân tộc ta Thể hiện tấm lòng hiếu thảo “uống nước nhớ nguồn” đồng thời cũng là lễ vật dâng đến thánh thần, Phật để cầu mong những điều tốt lành, gia đạo bình an Bên cạnh đó mâm ngũ quả còn là mô típ phổ biến, vừa thể hiện nội dung hiện thực sâu sắc, vừa mang giá trị nghệ thuật dân gian Mâm ngũ quả không chỉ là hiện vật làm tôn vinh vẻ đẹp nơi thờ tự, mà còn góp phần tạo ra không khí những ngày Tết Ngoài ra, hình ảnh mâm ngũ quả đẹp đầy đủ màu sắc phong phú, đa dạng sẽ mang đến nhiều niềm vui lan tỏa cho tất cả mọi người không khí háo hức cùng nhau dọn dẹp và chuẩn bị đón tết đủ đầy, no ấm và hạnh phúc Hiện nay đời sống con người ngày càng phát triển theo hướng hội nhập hóa, nhiều loại hình văn hóa khác nhau đã và đang được du nhập vào Việt Nam ngày một nhiều hơn, nhưng tục bày mâm ngũ quả vẫn không mất đi chỗ đứng vốn có của nó mà vẫn được giữ gìn và phát huy Từ đó mới thấy được giá trị của mâm ngũ quả là vô cùng to lớn đối với mỗi người dân đất Việt Hơn thế nữa còn thể hiện được tinh thần tự hào dân tộc mạnh mẽ, trách nhiệm của mỗi công dân trong công cuộc đưa truyền thống văn hóa dân tộc vươn tầm đến quốc tế 2 Cảm nhận của bản thân về mâm ngũ quả trong dịp Tết Quý Mão: Hòa cùng không khí tươi vui của năm mới, cũng giống như bao gia đình khác, gia đình em cũng háo hức chuẩn bị mọi thứ để chào đón một năm tràn đầy may mắn và hi vọng Và dĩ nhiên tục bày mâm ngũ quả là một tục lệ không thể thiếu đối với một gia đình miền Nam Từ công đoạn đi chợ lựa chọn trái cây cho đến trưng bày lên mâm ngũ quả đều được mẹ và em đảm nhận chu toàn tất cả Đầu tiên vẫn như truyền thống vốn có, việc lựa chọn sẽ dựa theo tên gọi các loại quả phù hợp với mong ước của gia chủ Năm nay gia đình em lựa chọn các quả mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài và một cặp dưa hấu đỏ với ước mong: “Cầu vừa đủ xài sung” Được sắp xếp gọn gàng từ dưới lên, trái to sẽ để dưới cùng của mâm rồi lần lượt đến các trái nhỏ hơn xen kẻ nhau về màu sắc nhìn rất đẹp mắt Việc bày mâm ngũ quả khiến cho không khí đón Tết trở nên ý nghĩa hơn, ngoài ra còn giúp tình cảm gia đình trở nên gắn bó Với cá nhân em được tự tay sắp xếp bày trí mâm ngũ quả làm bản thân thấy tự hào, tự hào vì là một đứa con Việt Nam, được trải nghiệm một phong tục truyền thông lâu đời đã gắn bó với dân tộc ta suốt bao nhiêu thế kỉ Tự hào hơn nữa là chính điều Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 đó đã tạo niềm cảm hứng to lớn để em viết bài tiểu luận này, giới thiệu một phong tục của ta đến các bạn trẻ nói chung và các bạn trên thế giới nói riêng Tóm lại Món ăn Việt Nam là một bộ phận của văn hóa, tinh túy của ẩm thực cũng chính là linh hồn văn hóa của một đất nước Việc bảo tồn văn hóa của một quốc gia không chỉ bao gồm việc bảo tồn ngôn ngữ, tôn giáo và âm nhạc mà còn bao gồm cả việc bảo vệ ẩm thực Như vậy, bảo vệ ẩm thực của đất nước là góp phần bảo vệ các giá trị văn hóa của chúng ta Phụ lục: Tài liệu tham khảo Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Cơ sở văn hóa Việt Nam (Nguyễn Văn Hiệu – Đinh Thị Dung) Đi tìm nguồn gốc và ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết Mâm ngũ quả – Wikipedia tiếng Việt Mâm ngũ quả ngày Tết ở 3 miền khác nhau như thế nào? (onhome.asia) The TRAY of FIVE FRUITS - The Holy Land of Vietnam Studies (holylandvietnamstudies.com) Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com)

Ngày đăng: 21/03/2024, 17:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w